Chương 1 Nghị định 123/2013/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 123/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 14/10/2013 | Ngày hiệu lực: | 28/11/2013 |
Ngày công báo: | 28/10/2013 | Số công báo: | Từ số 707 đến số 708 |
Lĩnh vực: | Dịch vụ pháp lý | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Từ 28/11 tới đây, luật sư do cơ quan tố tụng chỉ định bào chữa trong một vụ án hình sự được được nâng mức thù lao lên tới 460 ngàn đồng/ngày (0.4 lần mức lương cơ sở hiện tại).
Mức trần thù lao đối với các luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo thỏa thuận với các đương sự cũng được nâng lên thành 345 ngàn đồng/giờ làm việc.
Đây là nội dung được quy định tại Nghị định số 123/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật luật sư sửa đổi 2012.
Nghị định cũng quy định một loạt các vấn đề khác như thủ tục mới trong việc hợp nhất, sáp nhập công ty luật; các trường hợp bị thu hồi giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư…
Cũng theo nghị định 123, chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài khi thành lập ở Việt Nam sẽ phải cam kết có ít nhất 2 luật sư nước ngoài làm việc và phải có dự kiến kế hoạch hoạt động cụ thể.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật luật sư về cơ sở đào tạo nghề luật sư, trợ giúp pháp lý của luật sư, nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc của luật sư, quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, thù lao luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
1. Cơ sở đào tạo nghề luật sư quy định tại Khoản 3 Điều 12 của Luật luật sư bao gồm Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp và cơ sở đào tạo nghề luật sư thuộc Liên đoàn luật sư Việt Nam.
2. Liên đoàn luật sư Việt Nam được thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đội ngũ giảng viên là các luật sư có ít nhất 05 năm kinh nghiệm hành nghề, các chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật có uy tín và khả năng sư phạm;
b) Có tổ chức bộ máy phù hợp với quy mô, mô hình và chương trình đào tạo;
c) Có chương trình đào tạo, giáo trình phù hợp với Chương trình khung về đào tạo nghề luật sư do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành;
d) Đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ dạy và học, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, làm việc và học tập cho giảng viên và học viên.
3. Hồ sơ thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư thuộc Liên đoàn luật sư Việt Nam bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư;
b) Đề án thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư. Nội dung cơ bản của Đề án bao gồm sự cần thiết thành lập, địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo, quy mô và mô hình đào tạo, tổ chức bộ máy, đội ngũ giảng viên kèm theo danh sách giảng viên dự kiến và trích yếu về kinh nghiệm, kỹ năng của giảng viên, cơ sở vật chất phù hợp với quy mô và mô hình đào tạo, kế hoạch và tiến độ thực hiện Đề án, hiệu quả kinh tế - xã hội của cơ sở đào tạo nghề luật sư;
c) Dự thảo Điều lệ cơ sở đào tạo nghề luật sư.
4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư thuộc Liên đoàn luật sư Việt Nam; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.Bổ sung
1. Luật sư có nghĩa vụ trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 21, Khoản 10 Điều 65 và Điểm đ Khoản 2 Điều 67 của Luật luật sư. Luật sư không được từ chối thực hiện nghĩa vụ trợ giúp pháp lý trừ trường hợp có lý do chính đáng.
2. Liên đoàn luật sư Việt Nam hướng dẫn về thời gian, cách thức, hình thức thực hiện trợ giúp pháp lý; hình thức xử lý kỷ luật đối với luật sư vi phạm nghĩa vụ trợ giúp pháp lý; định kỳ hàng năm đánh giá về hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư, báo cáo Bộ Tư pháp.
Luật sư có nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 21 của Luật luật sư.
Bộ Tư pháp quy định đối tượng, thời gian, hình thức, nội dung bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ; hình thức xử lý đối với luật sư vi phạm nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ.
Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư tại địa phương theo quy định tại Khoản 4 Điều 83 của Luật luật sư, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Thẩm định hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cho phép thành lập Đoàn luật sư, phê chuẩn kết quả Đại hội của Đoàn luật sư, giải thể Đoàn luật sư;
2. Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, phê duyệt Đề án tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, phương án xây dựng Ban Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật nhiệm kỳ mới;
3. Cấp, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam;
4. Cung cấp thông tin về việc đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại địa phương cho cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật;
5. Đề nghị Đoàn luật sư cung cấp thông tin về tổ chức và hoạt động của luật sư, yêu cầu tổ chức hành nghề luật sư báo cáo về tình hình tổ chức và hoạt động khi cần thiết;
6. Định kỳ báo cáo Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tình hình tổ chức luật sư và hành nghề luật sư Việt Nam, tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại địa phương;
7. Tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương các biện pháp hỗ trợ phát triển nghề luật sư tại địa phương;
8. Thực hiện kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức, hoạt động của Đoàn luật sư, tổ chức hành nghề luật sư theo thẩm quyền hoặc theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; xử phạt vi phạm hành chính đối với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, Đoàn luật sư theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.
Article 1. Scope of regulation
This Decree details a number of articles and implementation measures of the Law on Lawyers regarding lawyer-training establishments, legal aid of lawyers, obligations to attend compulsory professional refresher courses of lawyers, the state management on lawyers and law practice, law-practicing organizations, remuneration for lawyers who participate in legal proceedings in criminal cases, socio-professional organizations of lawyers, law practice of foreign law-practicing organizations and foreign lawyers in Vietnam.
Article 2. Lawyer -training establishments
1. The lawyer-training establishment specified in Clause 3 of Article 12 of the Law on Lawyers includes the Judicial Academy under the Ministry of Justice and the lawyer-training establishment under the Vietnam Bar Federation.
2. The Vietnam Bar Federation may set up a lawyer-training establishment when it fully meet the following criteria:
a) Having lecturers who are lawyers having at least 05 years of experience in law practice, legal experts who have prestige and pedagogical faculties;
b) Having an organizational structure which is appropriate to scale, model and training programme;
c) Having training programme, textbooks which are appropriate to the lawyer-training framework programme promulgated by the Minister of Justice;
d) Ensuring material facilities serving teaching and studying, satisfying requirements on research, work and study of lecturers and students.
3. A dossier for setting up a lawyer-training establishment under the Vietnam Bar Federation comprises:
a) An application for setting up a lawyer-training establishment;
b) Project on setting up a lawyer-training establishment. Basic contents of the Project shall comprise the need of establishment, legal position, functions, tasks, training objectives, training scale and model, organizational structure, a team of lecturers accompanying with the list of anticipated lecturers and their backgrounds in terms of experiences and skills, material facilities which are appropriate to training scale and model, implementation plans and progress of the Project, socio-economic effects of the lawyer-training establishment;
c) The drafted Charter of the lawyer-training establishment.
4. Within 30 days from the date of receiving a valid dossier, the Minister of Justice may give a decision on setting up a lawyer-training establishment under the Vietnam Bar Federation; in case of refusal, he/ she shall issue a written notice and clearly state the reasons therefor.
Article 3. Legal aid of lawyers
1. Lawyers shall take responsibilities for providing legal aids as specified in Point d of Clause 2 of Article 21, Clause 10 of Article 65 and Point e of Clause 2 of Article 67 of the Law on Lawyers. Lawyers are not permitted to refuse performing his/ her legal aid obligations, except for cases with appropriate reasons.
2. The Vietnam Bar Federation shall provide guidance on time, method and form to provide legal aids; disciplines to lawyers who violate his/her legal aid obligation; annually periodic assessment on legal aid activities of lawyers and report to the Ministry of Justice.
Article 4. Obligation to attend compulsory professional skill refresher of lawyers
Lawyers shall be obliged to attend compulsory professional skill refresher as specified in Point e of Clause 2 Article 21 of the Law on Lawyers.
The Ministry of Justice shall provide guidance on objects, time, form, contents of compulsory professional skill refresher; disciplines towards lawyers who violate his/her obligations to attend compulsory professional skill refresher.
Article 5. Tasks, powers of Justice Services in the state management on lawyers and law practice.
The Justice Services assisting provincial-level People's Committees to perform the state management on lawyers and law practice in the localities as specified in Clause 4, Article 83 of the Law on Lawyers, shall have the following tasks and powers:
1. To assess and submit dossiers to provincial-level People's Committees for deciding to permit setting up bar associations, approving the Congress's results of bar associations and dissolving bar associations;
2. To chair and coordinate with Department of Home Affairs in assessment, submit to provincial-level People's Committees for considerations and approvals of Projects of organization of tenure Congresses, structural plans of the managing boards of bar associations and councils of commendation and discipline in new terms;
3. To grant and withdrawal the Certificate of operation registrations of Vietnamese law-practicing organizations, foreign law-practicing organizations in Vietnam;
4. To provide information on operation registrations of Vietnamese law-practicing organizations, foreign law-practicing organizations in the localities to state agencies, organizations and individuals having requirements as specified by law;
5. To request bar associations providing information on the organizations and activities of lawyers, request law-practicing organizations to provide reports on structural and operational situations when necessary;
6. To periodically report to the Ministry of Justice, provincial-level People's Committees on situations of Vietnamese lawyers and law practice, organizations and activities of foreign law-practicing organizations and foreign lawyers in the localities;
7. To act as counselor and propose supporting measures for development of the lawyer profession in the localities to provincial-level People’s Committees;
8. To carry out examination, inspection and settlement of complaints, denunciations on organizations and activities of bar associations and law-practicing organizations in accordance with their competence or authorization of Minister of Justice, Chairpersons of provincial-level People's Committees; handle administrative violations of lawyers, law-practicing organizations and bar associations in accordance with their competency and legal provisions.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 2. Cơ sở đào tạo nghề luật sư
Điều 3. Trợ giúp pháp lý của luật sư
Điều 4. Nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư
Điều 8. Đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
Điều 10. Đăng ký hoạt động của chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư
Điều 11. Thay đổi người đại diện theo pháp luật của tổ chức hành nghề luật sư
Điều 12. Hợp nhất công ty luật
Điều 13. Sáp nhập công ty luật
Điều 14. Chuyển đổi công ty luật trách nhiệm hữu hạn và công ty luật hợp danh
Điều 15. Chuyển đổi văn phòng luật sư thành công ty luật
Điều 17. Thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
Điều 18. Mức trần thù lao luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự
Điều 23. Giải thể Đoàn luật sư
Điều 32. Hợp nhất công ty luật nước ngoài
Điều 33. Sáp nhập công ty luật nước ngoài
Điều 35. Chuyển đổi công ty luật nước ngoài thành công ty luật Việt Nam
Điều 41. Thu hồi Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài
Điều 2. Cơ sở đào tạo nghề luật sư
Điều 17. Thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
Điều 21. Phê chuẩn kết quả Đại hội luật sư
Điều 22. Chế độ báo cáo, gửi các quy định, quyết định, nghị quyết của Đoàn luật sư
Điều 23. Giải thể Đoàn luật sư
MỤC 2. LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ VIỆT NAM
Điều 25. Chế độ báo cáo, gửi các quy định, quyết định, nghị quyết của Liên đoàn luật sư Việt Nam
Điều 40. Thu hồi Giấy phép thành lập của chi nhánh, công ty luật nước ngoài
Điều 41. Thu hồi Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài