Chương 1 Luật hợp tác xã 2003: Những quy định chung
Số hiệu: | 123/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 14/10/2013 | Ngày hiệu lực: | 28/11/2013 |
Ngày công báo: | 28/10/2013 | Số công báo: | Từ số 707 đến số 708 |
Lĩnh vực: | Dịch vụ pháp lý | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Từ 28/11 tới đây, luật sư do cơ quan tố tụng chỉ định bào chữa trong một vụ án hình sự được được nâng mức thù lao lên tới 460 ngàn đồng/ngày (0.4 lần mức lương cơ sở hiện tại).
Mức trần thù lao đối với các luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo thỏa thuận với các đương sự cũng được nâng lên thành 345 ngàn đồng/giờ làm việc.
Đây là nội dung được quy định tại Nghị định số 123/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật luật sư sửa đổi 2012.
Nghị định cũng quy định một loạt các vấn đề khác như thủ tục mới trong việc hợp nhất, sáp nhập công ty luật; các trường hợp bị thu hồi giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư…
Cũng theo nghị định 123, chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài khi thành lập ở Việt Nam sẽ phải cam kết có ít nhất 2 luật sư nước ngoài làm việc và phải có dự kiến kế hoạch hoạt động cụ thể.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
1. Nhà nước thực hiện các chính sách sau đây đối với hợp tác xã:
a) Ban hành và thực hiện các chính sách, các chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã về đào tạo cán bộ; phát triển nguồn nhân lực; đất đai; tài chính; tín dụng; xây dựng quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã; áp dụng khoa học và công nghệ; tiếp thị và mở rộng thị trường; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; tạo điều kiện để hợp tác xã được tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước;
b) Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để hợp tác xã phát triển;
c) Bảo đảm địa vị pháp lý và điều kiện sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác;
d) Bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của hợp tác xã theo quy định của pháp luật;
đ) Tôn trọng quyền tự chủ, tự quyết, tự chịu trách nhiệm của hợp tác xã trong sản xuất, kinh doanh;
e) Không can thiệp vào công việc quản lý nội bộ và hoạt động hợp pháp của hợp tác xã.
2. Đối với hợp tác xã nông nghiệp, Chính phủ quy định cụ thể chính sách ưu đãi phù hợp với đặc thù và trình độ phát triển trong từng thời kỳ.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vốn góp tối thiểu là số tiền hoặc giá trị tài sản, bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu các phát minh, sáng chế, bí quyết kỹ thuật và các loại giấy tờ có giá khác được quy ra tiền mà xã viên bắt buộc phải góp khi gia nhập hợp tác xã.
2. Góp sức là việc xã viên tham gia xây dựng hợp tác xã dưới các hình thức trực tiếp quản lý, lao động sản xuất, kinh doanh, tư vấn và các hình thức tham gia khác.
3. Vốn điều lệ của hợp tác xã là tổng số vốn do các xã viên đóng góp và được ghi vào Điều lệ hợp tác xã.
4. Biểu tượng của hợp tác xã là ký hiệu riêng của mỗi hợp tác xã để phản ánh đặc trưng riêng biệt của hợp tác xã và phân biệt hợp tác xã đó với các hợp tác xã và doanh nghiệp khác.
5. Dịch vụ của hợp tác xã đối với xã viên là hoạt động cung ứng cho xã viên các hàng hoá, vật tư dưới dạng vật chất hoặc phi vật chất mà xã viên có nhu cầu và phải trả tiền cho hợp tác xã.
6. Mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã là tỷ lệ giá trị dịch vụ mà từng xã viên sử dụng của hợp tác xã trong tổng số giá trị dịch vụ được cung ứng cho toàn bộ xã viên của hợp tác xã.
7. Cam kết kinh tế giữa hợp tác xã và xã viên là những ràng buộc về kinh tế giữa hợp tác xã và xã viên.
Hợp tác xã tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc sau đây:
1. Tự nguyện: mọi cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có đủ điều kiện theo quy định của Luật này, tán thành Điều lệ hợp tác xã đều có quyền gia nhập hợp tác xã; xã viên có quyền ra hợp tác xã theo quy định của Điều lệ hợp tác xã;
2. Dân chủ, bình đẳng và công khai: xã viên có quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát hợp tác xã và có quyền ngang nhau trong biểu quyết; thực hiện công khai phương hướng sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối và những vấn đề khác quy định trong Điều lệ hợp tác xã;
3. Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: hợp tác xã tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; tự quyết định về phân phối thu nhập.
Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế và trang trải các khoản lỗ của hợp tác xã, lãi được trích một phần vào các quỹ của hợp tác xã, một phần chia theo vốn góp và công sức đóng góp của xã viên, phần còn lại chia cho xã viên theo mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã;
4. Hợp tác và phát triển cộng đồng: xã viên phải có ý thức phát huy tinh thần xây dựng tập thể và hợp tác với nhau trong hợp tác xã, trong cộng đồng xã hội; hợp tác giữa các hợp tác xã trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Hợp tác xã có các quyền sau đây:
1. Lựa chọn ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm;
2. Quyết định hình thức và cơ cấu tổ chức sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã;
3. Trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu hoặc liên doanh, liên kết với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài để mở rộng sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật;
4. Thuê lao động trong trường hợp xã viên không đáp ứng được yêu cầu sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã theo quy định của pháp luật;
5. Quyết định kết nạp xã viên mới, giải quyết việc xã viên ra hợp tác xã, khai trừ xã viên theo quy định của Điều lệ hợp tác xã;
6. Quyết định việc phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ của hợp tác xã;
7. Quyết định khen thưởng những xã viên có nhiều thành tích trong việc xây dựng và phát triển hợp tác xã; thi hành kỷ luật những xã viên vi phạm Điều lệ hợp tác xã; quyết định việc xã viên phải bồi thường các thiệt hại đã gây ra cho hợp tác xã;
8. Vay vốn của tổ chức tín dụng và huy động các nguồn vốn khác; tổ chức tín dụng nội bộ theo quy định của pháp luật;
9. Được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật;
10. Từ chối yêu cầu của tổ chức, cá nhân trái với quy định của pháp luật;
11. Khiếu nại các hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của hợp tác xã;
12. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Hợp tác xã có các nghĩa vụ sau đây:
1. Sản xuất, kinh doanh đúng ngành, nghề, mặt hàng đã đăng ký;
2. Thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và kiểm toán;
3. Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
4. Bảo toàn và phát triển vốn hoạt động của hợp tác xã; quản lý và sử dụng đất được Nhà nước giao theo quy định của pháp luật;
5. Chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật;
6. Bảo vệ môi trường, môi sinh, cảnh quan, di tích lịch sử - văn hoá và các công trình quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
7. Bảo đảm các quyền của xã viên và thực hiện các cam kết kinh tế đối với xã viên;
8. Thực hiện các nghĩa vụ đối với xã viên trực tiếp lao động cho hợp tác xã và người lao động do hợp tác xã thuê theo quy định của pháp luật về lao động; khuyến khích và tạo điều kiện để người lao động trở thành xã viên;
9. Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho xã viên là cá nhân và người lao động làm việc thường xuyên cho hợp tác xã theo quy định của Điều lệ hợp tác xã phù hợp với quy định của pháp luật về bảo hiểm; tổ chức cho xã viên không thuộc đối tượng trên tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Chính phủ quy định cụ thể về việc đóng bảo hiểm xã hội đối với xã viên hợp tác xã;
10. Chăm lo giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ hiểu biết của xã viên, cung cấp thông tin để mọi xã viên tích cực tham gia xây dựng hợp tác xã;
11. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Hợp tác xã được tự chọn tên và biểu tượng của mình phù hợp với quy định của pháp luật.
Con dấu, bảng hiệu, các hình thức quảng cáo và giấy tờ giao dịch của hợp tác xã phải có ký hiệu "HTX".
Tên, biểu tượng (nếu có) của hợp tác xã phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được bảo hộ theo quy định của pháp luật.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Cooperatives
A cooperative is a collective economic organization established under the provisions of this Law by individuals, households or legal persons (hereinafter referred collectively to as cooperative members) who share common demands and interests, and volunteer to contribute capital and labor in order to bring into play the collective strength of each cooperative member, to help one another efficiently conduct production/business activities and improve the material and spiritual life, thus contributing to the national socio-economic development.
A cooperative operates as a type of enterprise, having the legal person status, enjoying autonomy and taking self-responsibility for financial obligations within the scope of its charter capital, accumulated capital and other capital sources according to law provisions.
Article 2.- Scope of regulation
This Law prescribes the setting up, organization and operation of cooperatives in all branches and domains of the national economy.
Article 3.- The State's policies towards cooperatives
1. The State shall implement the following policies towards cooperatives:
a/ To promulgate and implement policies and programs to support the development of cooperatives in terms of personnel training; human resource development; land; finance; credit; establishment of funds in support of development of cooperatives; scientific and technological application; marketing and market expansion; infrastructure development investment; and to create conditions for cooperatives to participate in the State's socio-economic development programs;
b/ To encourage and create favorable conditions for cooperatives to develop;
c/ To ensure that cooperatives' legal position and production/business conditions are equal to those of enterprises of other types;
d/ To protect cooperatives' legitimate rights and interests according to law provisions;
dd/ To respect cooperatives' rights to autonomy, self-determination and self-responsibility in production and business activities;
e/ Not to interfere in cooperatives' lawful management and operation.
2. For agricultural cooperatives, the Government shall specify preferential policies suitable to their specific characteristics and development degrees in each period.
Article 4.- Interpretation of terms
In this Law, the words and phrases below shall be construed as follows:
1. Minimum contributed capital means a sum of money or value of assets, including land-use right value, property right to inventions, technical know-hows and other valuable papers, which are monetized, to be compulsorily contributed by cooperative members when they join the cooperatives.
2. Labor contribution means the cooperative members' participation in the building of cooperatives in forms of direct management, productive labor, business, consultancy and other forms of participation.
3. The cooperative's charter capital means the total capital contributed by the cooperative members and inscribed in the cooperative's charter.
4. The cooperative's logo means the exclusive symbol of each cooperative representing particular characteristics of such cooperative and distinguishing it from other cooperatives and enterprises.
5. Cooperative's services provided to its members mean the provision of goods or supplies by the cooperative to its members in material or non-material form, for which the members have the demand and must pay to the cooperative.
6. The extent of use of the cooperative's services means the ratio between the value of services provided by the cooperative to each member and the total value of services provided by the cooperative to all of its members.
7. Economic commitment between the cooperative and its members means economic ties between the cooperative and its members.
Article 5.- Principles for organization and operation of cooperatives
Cooperatives shall be organized and operate on the following principles:
1. Voluntariness: All individuals, households and legal persons, that fully meet the conditions prescribed by this Law and agree to the cooperative's charter, may join the cooperative; cooperative members may leave the cooperative in accordance with the provisions of the cooperative's charter;
2. Democracy, equality and publicity: Cooperative members may participate in managing, examining and supervising the cooperative and have equal voting right; make public production/business plans, finance, distribution and other issues prescribed in the cooperative's charter;
3. Autonomy, self-responsibility and mutual benefits: The cooperative shall enjoy autonomy and take self-responsibility for the results of its production/business activities; and decide by itself on income distribution.
After fulfilling the cooperative's tax payment obligations and offsetting its losses, a part of profits shall be channeled to the cooperative's funds, another part shall be distributed according to capital and labor contributions of the cooperative members, and the rest shall be distributed to the cooperative members according to the extent of using the cooperative's services;
4. Cooperation and community development: Cooperative members must have the sense of bringing into play the spirit of collective building and cooperation with one another in the cooperative and social community; cooperation with domestic and foreign cooperatives in accordance with law provisions.
Article 6.- Rights of cooperatives
Cooperatives shall have the following rights:
1. To select production/business lines not banned by law;
2. To decide on the form and structure of their production/business organization;
3. To conduct direct import/export or enter into joint-venture or association with domestic and foreign organizations and individuals for production/business expansion in accordance with law provisions;
4. To hire labor if cooperative members fail to meet the cooperatives' production/business requirements according to law provisions;
5. To decide on the admission of new members, permit members to leave the cooperatives, and expel members according to the provisions of the cooperatives' charters;
6. To decide on the distribution of incomes, and handle the cooperatives' losses;
7. To decide on the commendation and/or reward of members who record numerous achievements in the cooperative building and development; to discipline members who violate the cooperatives' charters; and to decide on the compensation paid by members for damage caused to the cooperatives;
8. To borrow capital from credit institutions and mobilize other capital sources; to organize internal credit according to law provisions;
9. To have industrial property right protected according to law provisions;
10. To refuse organizations' or individuals' requests contrary to law;
11. To lodge complaints about acts of infringing upon the cooperatives' legitimate rights and interests;
12. To exercise other rights under law provisions.
Article 7.- Obligations of cooperatives
Cooperatives shall have the following obligations:
1. To conduct production/business strictly according to the registered production/business lines or commodity items;
2. To strictly observe law provisions on accounting, statistics and audit;
3. To pay taxes and fulfill other financial obligations according to law provisions;
4. To preserve and develop their working capital; to manage and use the State-assigned land according to law provisions;
5. To bear responsibility for financial obligations within their charter capital, accumulated capital and other capital sources according to law provisions;
6. To protect the environment, ecological environ-ment, scenic places, historical-cultural relics as well as defense and security works according to law provisions;
7. To ensure its members' rights and fulfill economic commitments to their members;
8. To fulfill obligations towards their members who directly work for the cooperatives and laborers hired by the cooperatives according to the law provisions on labor; to encourage and create conditions for laborers to become cooperative members;
9. To pay compulsory social insurance premiums for their members being individuals and laborers who regularly work for the cooperatives according to the provisions of the cooperatives' charters and law provisions on insurance; to organize the participation in paying voluntary social insurance premiums by members other than the above-said subjects. The Government shall specify the payment of social insurance premiums by cooperative members;
10. To attend to education, training, fostering in order to raise their members' knowledge, and provide information to all cooperative members so that they can actively participate in the cooperative building;
11. To fulfill other obligations according to law provisions.
Article 8.- Names and logos of cooperatives
A cooperative may select its own name and logo by itself in accordance with law provisions.
The seal, signboard, advertisement forms and transaction papers of the cooperative must carry the sign "HTX" (Cooperative).
The name and logo (if any) of the cooperative must be registered at the competent State body and protected according to law provisions.
Article 9.- Political organizations and socio-political organizations in cooperatives
Political organizations and socio-political organizations in cooperatives shall operate within the framework of the Constitution, law and their respective charters in accordance with law provisions.