Thông tư 05/2021/TT-BTP hướng dẫn Luật Luật sư, Nghị định hướng dẫn Luật Luật sư do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
Số hiệu: | 05/2021/TT-BTP | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tư pháp | Người ký: | Lê Thành Long |
Ngày ban hành: | 24/06/2021 | Ngày hiệu lực: | 10/08/2021 |
Ngày công báo: | 24/12/2021 | Số công báo: | Từ số 1055 đến số 1056 |
Lĩnh vực: | Dịch vụ pháp lý | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Giấy tờ chứng minh được miễn đào tạo nghề luật sư
Ngày 24/6/2021, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 05/2021/TT-BTP hướng dẫn Luật Luật sư, Nghị định hướng dẫn Luật Luật sư.
Theo đó, giấy tờ chứng minh được miễn đào tạo nghề luật sư và miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư bao gồm:
- Bản sao Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên hoặc Nghị quyết của HĐND, Biên bản bầu thẩm phán của HĐND đối với trường hợp thẩm phán do HĐND cấp huyện, cấp tỉnh bầu.
(Hiện hành, không quy định về quyết định bổ nhiệm lại).
- Bản sao Quyết định phong hàm Giáo sư, Phó Giáo sư chuyên ngành luật hoặc bản sao bằng tiến sỹ luật.
- Bản sao Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát, thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát.
(Hiện hành, không quy định về quyết định bổ nhiệm lại).
- Bản sao Quyết định bổ nhiệm chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật.
- Bản sao Quyết định tuyển dụng, hợp đồng làm việc trong lĩnh vực pháp luật.
(Hiện hành, quy định Giấy xác nhận về thời gian công tác).
- Các giấy tờ hợp pháp khác chứng minh là người được miễn đào tạo nghề luật sư; miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư.
Thông tư 05/2021/TT-BTP có hiệu lực từ 10/8/2021 và thay thế Thông tư 17/2011/TT-BTP ngày 14/10/2011, Thông tư 02/2015/TT-BTP ngày 16/01/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thông tư này quy định về việc công nhận đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài; giấy tờ chứng minh được miễn đào tạo nghề luật sư và miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư; thu hồi, cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư; trưởng chi nhánh, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh và thông báo thành lập văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư; cấp lại Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài; Đại hội luật sư của Đoàn Luật sư, Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc; kiểm tra, chế độ báo cáo và một số biểu mẫu về tổ chức và hoạt động luật sư.
Thông tư này áp dụng đối với người đề nghị công nhận đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài, người đề nghị cấp, cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư, luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, cơ quan quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.
1. Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài được công nhận trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài được cấp bởi cơ sở đào tạo nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định, thoả thuận về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết;
b) Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài được cấp bởi cơ sở đào tạo mà các chương trình đào tạo đã được cơ quan kiểm định chất lượng của nước đó công nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép thành lập và được phép cấp văn bằng, chứng chỉ hoặc giấy tờ chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài.
2. Người đã hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài muốn được công nhận ở Việt Nam thì nộp hồ sơ trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công Bộ Tư pháp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại Bộ Tư pháp. Hồ sơ gồm có:
a) Giấy đề nghị công nhận đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài;
b) Bản sao Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài; giấy tờ chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Bản sao kết quả đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài.
Các giấy tờ quy định tại điểm b và c khoản này phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật và được dịch ra tiếng Việt; bản dịch tiếng Việt được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định công nhận đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài, trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề luật sư theo quy định tại Điều 13 của Luật Luật sư hoặc được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 16 của Luật Luật sư bao gồm một trong các giấy tờ sau đây:
1. Bản sao Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên hoặc Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Biên bản bầu thẩm phán của Hội đồng nhân dân đối với trường hợp thẩm phán do Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh bầu.
2. Bản sao Quyết định phong hàm Giáo sư, Phó Giáo sư chuyên ngành luật hoặc bản sao bằng tiến sỹ luật.
3. Bản sao Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát, thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát hoặc Quyết định bổ nhiệm chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật.
4. Bản sao Quyết định tuyển dụng, hợp đồng làm việc trong lĩnh vực pháp luật.
5. Các giấy tờ hợp pháp khác chứng minh là người được miễn đào tạo nghề luật sư; miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư.
1. Khi có căn cứ xác định luật sư thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật Luật sư thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư.
2. Khi có căn cứ xác định luật sư thuộc một trong những trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều 18 của Luật Luật sư thì Đoàn Luật sư nơi người đó là thành viên hoặc các cơ quan, tổ chức khác có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư của người đó kèm theo các giấy tờ chứng minh luật sư thuộc trường hợp bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư.
Trong trường hợp luật sư bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 18 của Luật Luật sư thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ra Quyết định kỷ luật luật sư, Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư kèm theo Quyết định kỷ luật luật sư. Người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư phải chấm dứt hoạt động hành nghề luật sư kể từ ngày có Quyết định kỷ luật luật sư bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư.
Hằng năm, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Sở Tư pháp có trách nhiệm rà soát người thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật Luật sư để đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư, trừ trường hợp Quyết định kỷ luật luật sư bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư bị khiếu nại và đang được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư được gửi cho người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư, Đoàn Luật sư nơi người đó đã là thành viên, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, các cơ quan tiến hành tố tụng ở Trung ương, Sở Tư pháp, các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương nơi có Đoàn Luật sư mà người đó đã là thành viên. Trong trường hợp người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư do không gia nhập Đoàn Luật sư theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 18 của Luật Luật sư thì Quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư được gửi cho người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư và Sở Tư pháp nơi gửi hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư của người đó. Quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư được đăng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư, Liên đoàn Luật sư Việt Nam ra quyết định thu hồi Thẻ luật sư của người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư. Quyết định thu hồi Thẻ luật sư được đăng trên Cổng thông tin điện tử của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
5. Người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư có trách nhiệm nộp lại bản gốc Chứng chỉ hành nghề luật sư và Thẻ luật sư cho Đoàn Luật sư nơi mình đã là thành viên. Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư có trách nhiệm thu và tiêu hủy Chứng chỉ hành nghề luật sư, Thẻ luật sư.
Trong trường hợp người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư do không gia nhập Đoàn Luật sư theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 18 của Luật Luật sư thì người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư nộp lại bản gốc Chứng chỉ hành nghề luật sư cho Sở Tư pháp nơi gửi hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư. Sở Tư pháp có trách nhiệm thu và tiêu hủy Chứng chỉ hành nghề luật sư.
6. Chứng chỉ hành nghề luật sư, Thẻ luật sư bị tiêu hủy dưới hình thức cắt góc bên trái của Chứng chỉ hành nghề luật sư, Thẻ luật sư.
1. Việc cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư được thực hiện theo quy định tại Điều 19 của Luật Luật sư. Người đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư thuộc trường hợp đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư cho Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật Luật sư. Người đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư thuộc trường hợp được miễn tập sự hành nghề luật sư nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư tại Sở Tư pháp nơi người đó thường trú theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Luật sư.
2. Trong trường hợp Chứng chỉ hành nghề luật sư bị mất, bị rách, bị cháy hoặc vì lý do khách quan mà thông tin trên Chứng chỉ hành nghề luật sư bị thay đổi thì được cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư.
3. Thủ tục cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư được thực hiện theo quy định tại Điều 17 của Luật Luật sư.
Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, Giấy đăng ký hành nghề luật sư của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân được đánh số như sau:
Hai chữ số đầu là mã tỉnh (Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này); hai chữ số tiếp theo là mã của hình thức hành nghề luật sư (Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này); bốn chữ số tiếp theo là số thứ tự đăng ký dùng chung cho các loại hình tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư và luật sư hành nghề với tư cách cá nhân.
Trong trường hợp chuyển đổi hình thức tổ chức hành nghề luật sư hoặc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư thì số thứ tự đã đăng ký của tổ chức hành nghề luật sư được giữ nguyên khi cấp lại Giấy đăng ký hoạt động.
1. Văn phòng luật sư, công ty luật cử luật sư là thành viên hoặc luật sư làm việc theo hợp đồng lao động làm Trưởng chi nhánh, trừ trường hợp luật sư nước ngoài đang hành nghề tại Việt Nam. Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật, luật sư thành viên chỉ được làm Trưởng chi nhánh của một chi nhánh trực thuộc văn phòng luật sư, công ty luật đó. Luật sư làm việc theo hợp đồng lao động chỉ được làm Trưởng chi nhánh của một chi nhánh của một tổ chức hành nghề luật sư.
2. Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư và các đơn vị trực thuộc.
1. Tổ chức hành nghề luật sư thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh theo quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật Luật sư thì được Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động của chi nhánh cấp lại Giấy đăng ký hoạt động.
2. Tổ chức hành nghề luật sư thành lập văn phòng giao dịch thì gửi văn bản thông báo về việc thành lập văn phòng giao dịch, trong đó ghi rõ địa chỉ văn phòng giao dịch cho Sở Tư pháp, Đoàn Luật sư ở địa phương nơi đăng ký hoạt động. Trong trường hợp văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư tạm ngừng, chấm dứt hoặc thay đổi địa chỉ hoạt động thì tổ chức hành nghề luật sư có văn bản thông báo cho Sở Tư pháp chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng, chấm dứt hoặc thay đổi địa chỉ hoạt động. Sở Tư pháp ghi nhận việc tạm ngừng, chấm dứt hoặc thay đổi địa chỉ hoạt động của văn phòng giao dịch trên Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư.
1. Trong trường hợp Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài, Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài, Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài bị mất, bị rách, bị cháy hoặc vì lý do khách quan mà thông tin trên Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động, Giấy phép hành nghề bị thay đổi thì thủ tục và hồ sơ cấp lại được thực hiện theo quy định tại Điều 78, Điều 79 và Điều 82 của Luật Luật sư.
2. Chi nhánh, công ty luật nước ngoài đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp gửi kèm theo danh sách luật sư nước ngoài làm việc tại chi nhánh, công ty luật nước ngoài. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết, chấm dứt hợp đồng lao động với luật sư nước ngoài thì chi nhánh, công ty luật nước ngoài phải thông báo bằng văn bản về việc ký kết, chấm dứt hợp đồng lao động cho Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động để Sở Tư pháp ghi nhận vào mẫu phụ lục đính kèm Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài.
1. Đại hội luật sư của Đoàn Luật sư là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn Luật sư. Căn cứ vào số lượng thành viên của Đoàn Luật sư, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư có thể tổ chức Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu luật sư. Cơ cấu, số lượng đại biểu tham dự Đại hội đại biểu luật sư do Đoàn Luật sư quyết định trên cơ sở Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam và phải được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) phê duyệt. Việc phân bổ đại biểu tham dự Đại hội đại biểu luật sư của Đoàn Luật sư căn cứ vào số lượng đại biểu dự kiến triệu tập, đảm bảo có đại diện của các tổ chức hành nghề luật sư, cơ cấu về giới, lứa tuổi, dân tộc và cơ cấu quận, huyện, thị xã, thành phố nơi cư trú của luật sư. Việc lựa chọn đại biểu tham dự Đại hội đại biểu luật sư của Đoàn Luật sư phải đảm bảo bình đẳng, dân chủ, công khai, minh bạch. Liên đoàn Luật sư Việt Nam hướng dẫn việc lựa chọn và phân bổ đại biểu tham dự Đại hội đại biểu luật sư của Đoàn Luật sư.
2. Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc do Hội đồng luật sư toàn quốc triệu tập. Hội đồng luật sư toàn quốc hướng dẫn cụ thể về số lượng và phân bổ đại biểu tham dự Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc. Việc phân bổ đại biểu tham dự Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc căn cứ vào số lượng đại biểu dự kiến triệu tập, đảm bảo có đại diện của các Đoàn Luật sư, cơ cấu về giới, lứa tuổi, dân tộc và vùng, miền. Việc lựa chọn đại biểu tham dự Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc phải đảm bảo bình đẳng, dân chủ, công khai, minh bạch và từ các Đoàn Luật sư.
3. Đại biểu tham dự Đại hội luật sư của Đoàn Luật sư hoặc Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc phải là luật sư và đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
a) Trung thành với Tổ quốc và tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư Việt Nam;
c) Có uy tín, tinh thần đoàn kết, trách nhiệm và khả năng đóng góp vào các quyết định của Đại hội.
Đề án tổ chức Đại hội luật sư của Đoàn Luật sư và Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc được xây dựng theo quy định của pháp luật về luật sư và hướng dẫn tại Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục đích, lý do tổ chức Đại hội;
2. Quá trình chuẩn bị Đại hội;
3. Thời gian, địa điểm tổ chức, thành phần tham dự, danh sách dự kiến đại biểu tham dự; trong trường hợp tổ chức Đại hội đại biểu thì quy định rõ số lượng và thể thức lựa chọn đại biểu tham dự Đại hội;
4. Đề án nhân sự, phương án xây dựng nhân sự;
5. Kịch bản Đại hội, kịch bản điều hành Đại hội và phương thức làm việc;
6. Quy chế Đại hội, quy chế bầu cử và nội quy Đại hội;
7. Danh sách dự kiến Đoàn Chủ tịch, Chủ tịch Đoàn, Thư ký Đại hội, Ban giám sát Đại hội và Ban kiểm phiếu;
8. Nội quy Đoàn Luật sư hoặc Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam (nếu có sửa đổi, bổ sung);
9. Vấn đề đảm bảo an ninh Đại hội.
1. Phương án xây dựng nhân sự quy định tại khoản 4 Điều 12 của Thông tư này có các nội dung cơ bản sau đây:
a) Cơ cấu tổ chức, số lượng nhân sự dự kiến bầu;
b) Quy trình xây dựng nhân sự;
c) Tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh;
d) Danh sách trích ngang nhân sự cụ thể dự kiến giới thiệu vào các chức danh;
đ) Kết quả thẩm tra tư cách ứng cử viên.
2. Nhân sự dự kiến bầu Chủ nhiệm, Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn Luật sư hoặc Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ban thường vụ, Hội đồng luật sư toàn quốc của Liên đoàn Luật sư Việt Nam bảo đảm các tiêu chuẩn cơ bản sau đây:
a) Trung thành với Tổ quốc và tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư Việt Nam;
c) Có uy tín, trình độ chuyên môn, năng lực xử lý công việc, tinh thần đoàn kết, trách nhiệm;
d) Có điều kiện về thời gian và các điều kiện khác để tham gia hoạt động thường xuyên của Đoàn Luật sư hoặc Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
1. Biên bản thông qua Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Nội quy Đoàn Luật sư có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thời gian, địa điểm tổ chức; số lượng, thành phần đại biểu tham dự Đại hội;
b) Các ý kiến phát biểu tại Đại hội;
c) Kết quả biểu quyết thông qua.
2. Biên bản thông qua Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Nội quy Đoàn Luật sư do Chủ tịch Đoàn và Thư ký Đại hội ký; trong trường hợp Biên bản có nhiều trang thì Thư ký ký vào từng trang của Biên bản.
1. Biên bản bầu cử có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thời gian, địa điểm tổ chức; số lượng, thành phần đại biểu tham dự Đại hội;
b) Số lượng các chức danh dự kiến bầu;
c) Danh sách các ứng cử viên;
d) Kết quả kiểm phiếu;
đ) Danh sách trúng cử.
2. Biên bản bầu cử do Trưởng Ban kiểm phiếu và Trưởng Ban giám sát ký; trong trường hợp Biên bản có nhiều trang thì Trưởng Ban kiểm phiếu và Trưởng Ban giám sát ký vào từng trang của Biên bản.
1. Nghị quyết Đại hội có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự Đại hội;
b) Nội dung Đại hội;
c) Kết quả biểu quyết từng vấn đề của Đại hội và kết quả biểu quyết thông qua Nghị quyết Đại hội.
2. Nghị quyết Đại hội do Chủ tịch Đoàn ký; trong trường hợp Nghị quyết có nhiều trang thì Chủ tịch Đoàn ký vào từng trang của Nghị quyết.
1. Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện kiểm tra về tổ chức và hoạt động luật sư theo thẩm quyền.
2. Cục Bổ trợ tư pháp giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện kiểm tra theo kế hoạch hằng năm về tổ chức và hoạt động luật sư trong phạm vi toàn quốc và thực hiện kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
3. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện kiểm tra về tổ chức và hoạt động luật sư tại địa phương. Hằng năm, căn cứ tình hình thực tế, Sở Tư pháp lập kế hoạch kiểm tra tổ chức và hoạt động luật sư tại địa phương, trong đó xác định rõ đối tượng kiểm tra, thời gian và nội dung kiểm tra; nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng Đoàn kiểm tra và thành viên Đoàn kiểm tra; quyền, nghĩa vụ của đối tượng kiểm tra; trình tự, thủ tục kiểm tra.
Sở Tư pháp thực hiện kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của Bộ Tư pháp hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong tổ chức, hoạt động luật sư.
4. Kế hoạch kiểm tra tổ chức và hoạt động luật sư được thông báo bằng văn bản cho đối tượng kiểm tra chậm nhất là 07 ngày làm việc trước ngày tiến hành kiểm tra.
5. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Sở Tư pháp gửi báo cáo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tư pháp về kết quả kiểm tra hoặc kết luận kiểm tra.
1. Công khai, khách quan, minh bạch và đúng kế hoạch đã được phê duyệt, trừ trường hợp kiểm tra đột xuất.
2. Bảo đảm tính bảo mật trong hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Tuân thủ quy định của pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư, các quy định của pháp luật có liên quan.
1. Đối với tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, việc kiểm tra tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư; đề nghị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư; kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư; việc đăng ký, giám sát tập sự hành nghề luật sư;
b) Đăng ký gia nhập Đoàn Luật sư; cấp, đổi, thu hồi Thẻ luật sư;
c) Thực hiện bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ;
d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền;
đ) Thực hiện các quy định của pháp luật về tài chính, kế toán, thống kê;
e) Báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất; lập các mẫu sổ sách và lưu trữ giấy tờ tài liệu theo quy định của Luật Luật sư và các quy định của pháp luật có liên quan;
g) Thực hiện các quy định của pháp luật về hợp tác quốc tế;
h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư theo quy định của pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư, quy định của pháp luật có liên quan và Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
2. Đối với tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam và tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam, việc kiểm tra tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thực hiện các quy định về đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam; đề nghị cấp, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy phép thành lập và Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam; đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài;
b) Thực hiện các quy định của pháp luật về lao động trong trường hợp có thuê lao động;
c) Thực hiện các quy định của pháp luật về thuế, tài chính, kế toán, thống kê;
d) Ký kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật;
đ) Tiếp nhận, theo dõi, hướng dẫn người tập sự hành nghề luật sư;
e) Báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất; lập các mẫu sổ sách và lưu trữ các giấy tờ tài liệu theo quy định của Luật Luật sư và các quy định của pháp luật có liên quan;
g) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;
h) Tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ và tham gia trợ giúp pháp lý của luật sư hành nghề tại tổ chức;
i) Thực hiện các quy định khác của pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư.
3. Đối với luật sư hành nghề với tư cách cá nhân, nội dung kiểm tra tập trung vào các nội dung ghi trong Giấy đăng ký hành nghề luật sư của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân và việc tuân thủ các quy định của pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư, quy định của pháp luật có liên quan.
4. Đối với Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, việc kiểm tra tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thực hiện việc cấp, thay đổi, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam và tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam;
b) Báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất, lập các mẫu sổ sách và lưu trữ các giấy tờ tài liệu theo quy định của Luật Luật sư và các quy định của pháp luật có liên quan;
c) Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư;
d) Thực hiện các quy định về kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo;
đ) Thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển nghề luật sư;
e) Thực hiện các quy định khác của pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư.
1. Đoàn kiểm tra gồm có Trưởng đoàn và các thành viên. Trưởng Đoàn kiểm tra là đại diện lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư. Các thành viên Đoàn kiểm tra bao gồm đại diện của các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc kiểm tra về tổ chức và hoạt động luật sư.
2. Trưởng Đoàn kiểm tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định kiểm tra;
b) Báo cáo người ban hành quyết định kiểm tra gia hạn thời hạn kiểm tra trong trường hợp cần thiết;
c) Yêu cầu đối tượng kiểm tra cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra;
d) Lập biên bản kiểm tra; xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của biên bản, báo cáo đó;
đ) Lập biên bản vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong tổ chức, hoạt động luật sư.
3. Các thành viên trong Đoàn kiểm tra thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng Đoàn kiểm tra và có trách nhiệm bảo mật thông tin liên quan đến đối tượng kiểm tra.
1. Đối tượng kiểm tra có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu thành viên Đoàn kiểm tra và các cơ quan, tổ chức có liên quan giữ bí mật thông tin theo quy định của pháp luật;
b) Nhận biên bản kiểm tra và yêu cầu giải thích nội dung biên bản kiểm tra;
c) Bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra;
d) Từ chối việc kiểm tra khi không có quyết định kiểm tra; từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
đ) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình kiểm tra;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Đối tượng kiểm tra có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành quyết định kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Chuẩn bị đầy đủ các báo cáo và sổ sách theo quy định tại Thông tư này, các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan theo quy định của pháp luật;
c) Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp;
d) Ký biên bản kiểm tra sau khi kết thúc kiểm tra;
đ) Chấp hành quyết định của Đoàn kiểm tra;
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Công bố quyết định kiểm tra khi bắt đầu tiến hành kiểm tra về tổ chức, hoạt động luật sư.
2. Đối chiếu, kiểm tra, đánh giá nội dung báo cáo và các sổ sách, giấy tờ, tài liệu được xuất trình theo quy định của pháp luật.
3. Lập biên bản kiểm tra về tổ chức, hoạt động luật sư sau khi kết thúc kiểm tra.
4. Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật.
1. Định kỳ hằng năm, tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân có trách nhiệm lập báo cáo về tổ chức và hoạt động của mình gửi Đoàn Luật sư và Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư hoặc nơi đăng ký hành nghề của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân. Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm lập báo cáo về tổ chức và hoạt động luật sư gửi Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở.Thời gian gửi báo cáo năm của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân và tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam chậm nhất vào ngày 05 của tháng cuối kỳ báo cáo.
Tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam thực hiện việc cập nhật số liệu về tổ chức, hoạt động định kỳ 06 tháng theo biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 03/2019/TT-BTP ngày 20 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định một số nội dung về hoạt động thống kê của Ngành Tư pháp; báo cáo đột xuất về tổ chức và hoạt động của mình theo yêu cầu của Bộ Tư pháp hoặc Sở Tư pháp.
2. Báo cáo hằng năm của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư thực hiện theo quy định tại Điều 22 và Điều 25 của Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư. Thời gian gửi báo cáo năm của Đoàn Luật sư chậm nhất vào ngày 10 của tháng cuối kỳ báo cáo; báo cáo năm của Liên đoàn Luật sư Việt Nam chậm nhất vào ngày 15 của tháng cuối kỳ báo cáo.
3. Định kỳ hằng năm, Sở Tư pháp có trách nhiệm lập báo cáo gửi Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tổ chức và hoạt động luật sư tại địa phương. Nội dung báo cáo của Sở Tư pháp gửi Bộ Tư pháp được thể hiện trong Báo cáo kết quả công tác tư pháp hằng năm theo Thông tư số 12/2019/TT-BTP ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Việc báo cáo đột xuất về tổ chức và hoạt động luật sư tại địa phương thực hiện theo yêu cầu của Bộ Tư pháp hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Hình thức báo cáo và thời gian chốt số liệu thực hiện theo Thông tư số 12/2019/TT-BTP ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
1. Báo cáo của Sở Tư pháp có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tóm tắt tình hình tổ chức và hoạt động luật sư tại địa phương;
b) Những kết quả đạt được, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân về việc phát triển đội ngũ luật sư, tổ chức hành nghề luật sư; hoạt động hành nghề của luật sư; thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư tại địa phương; đánh giá việc thực hiện vai trò tự quản của Đoàn Luật sư; xây dựng tổ chức Đảng trong Đoàn Luật sư;
c) Đề xuất, kiến nghị.
2. Báo cáo của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tóm tắt tình hình tổ chức và hoạt động luật sư của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư;
b) Những kết quả đạt được, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân về việc phát triển đội ngũ luật sư, tổ chức hành nghề luật sư; hoạt động hành nghề luật sư; tổ chức, hoạt động của Đoàn Luật sư, Liên đoàn Luật sư Việt Nam; thực hiện vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư; xây dựng tổ chức Đảng, phát triển đảng viên mới trong Đoàn Luật sư, Liên đoàn Luật sư Việt Nam; hoạt động hợp tác quốc tế của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư;
c) Đề xuất, kiến nghị.
3. Báo cáo của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân và tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tóm tắt tình hình tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư;
b) Những kết quả đạt được, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân;
c) Đề xuất, kiến nghị.
1. Tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam thực hiện nghĩa vụ báo cáo theo quy định tại khoản 8 Điều 40 của Luật Luật sư, hướng dẫn tại Điều 23 và Điều 24 của Thông tư này và Thông tư số 03/2019/TT-BTP ngày 20 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định một số nội dung về hoạt động thống kê của Ngành Tư pháp.
Tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam có trách nhiệm lập hồ sơ, sổ sách theo các mẫu quy định tại các khoản 35, 36, 37 và 38 Điều 26 của Thông tư này, theo quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, kế toán, thống kê và quy định của pháp luật khác có liên quan.
Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm lập hồ sơ, sổ sách theo các mẫu quy định tại các khoản 35, 36 và 37 Điều 26 của Thông tư này, theo quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, kế toán, thống kê và quy định của pháp luật khác có liên quan.
2. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư thực hiện đầy đủ nghĩa vụ báo cáo theo quy định tại Điều 23 và Điều 24 của Thông tư này.
Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư có trách nhiệm lập hồ sơ, sổ sách theo các mẫu quy định tại các khoản 35, 38, 39 và 40 Điều 26 của Thông tư này và theo quy định của pháp luật khác có liên quan.
3. Tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư có thể lập sổ sách điện tử. Khi hết năm, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư phải in, đóng thành quyển và đóng dấu giáp lai theo quy định của pháp luật. Việc lưu trữ các báo cáo, hồ sơ, sổ sách được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Bổ sung
1. Đơn đề nghị cấp, cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư (Mẫu TP-LS-01);
2. Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Mẫu TP-LS-02);
3. Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (Mẫu TP-LS-03);
4. Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư (Mẫu TP-LS-04);
5. Đơn đề nghị đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân (Mẫu TP-LS-05);
6. Giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư (Mẫu TP-LS-06);
7. Thông báo về việc thành lập văn phòng giao dịch (Mẫu TP-LS-07);
8. Giấy đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Mẫu TP-LS-08);
9. Giấy đăng ký hoạt động của công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (Mẫu TP-LS-09);
10. Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư (Mẫu TP-LS-10);
11. Giấy đăng ký hành nghề luật sư của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân (Mẫu TP-LS-11);
12. Đơn đề nghị thành lập chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam (Mẫu TP-LS-12);
13. Đơn đề nghị thành lập công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam (Mẫu TP-LS-13);
14. Đơn đề nghị thành lập công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh tại Việt Nam (Mẫu TP-LS-14);
15. Đơn đề nghị thành lập công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam (Mẫu TP-LS-15);
16. Đơn đề nghị thành lập chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam (Mẫu TP-LS-16);
17. Giấy đề nghị cấp lại, thay đổi nội dung Giấy phép thành lập của chi nhánh, công ty luật nước ngoài (Mẫu TP-LS-17);
18. Đơn đề nghị cấp Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài (Mẫu TP-LS-18);
19. Đơn đề nghị cấp lại, gia hạn Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài (Mẫu TP-LS-19);
20. Giấy đề nghị đăng ký hoạt động chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam (Mẫu TP-LS-20);
21. Giấy đăng ký hoạt động chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam (Mẫu TP-LS-21);
22. Giấy đăng ký hoạt động công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam (Mẫu TP-LS-22);
23. Giấy đăng ký hoạt động công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh tại Việt Nam (Mẫu TP-LS-23);
24. Giấy đăng ký hoạt động công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam (Mẫu TP-LS-24);
25. Giấy đăng ký hoạt động chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam (Mẫu TP-LS-25);
26. Giấy đề nghị cấp lại, thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài (Mẫu TP-LS-26);
27. Giấy đề nghị công nhận đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài (Mẫu TP-LS-27);
28. Giấy đề nghị hợp nhất, sáp nhập công ty luật Việt Nam (Mẫu TP-LS- 28);
29. Giấy đề nghị chuyển đổi hình thức tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam (Mẫu TP-LS-29);
30. Giấy đề nghị hợp nhất, sáp nhập công ty luật nước ngoài (Mẫu TP-LS-30);
31. Giấy đề nghị chuyển đổi chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài thành công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam (Mẫu TP-LS-31);
32. Giấy đề nghị chuyển đổi công ty luật nước ngoài thành công ty luật Việt Nam (Mẫu TP-LS-32);
33. Báo cáo về tổ chức, hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam (Mẫu TP-LS-33);
34. Báo cáo về tổ chức, hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam (Mẫu TP-LS-34);
35. Sổ theo dõi văn bản đi/văn bản đến (Mẫu TP-LS-35);
36. Sổ theo dõi việc sử dụng lao động (Mẫu TP-LS-36);
37. Sổ theo dõi hợp đồng dịch vụ pháp lý (Mẫu TP-LS-37);
38. Sổ theo dõi việc tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng/thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí (Mẫu TP-LS-38);
39. Sổ theo dõi khen thưởng, kỷ luật, xử lý vi phạm (Mẫu TP-LS-39);
40. Sổ theo dõi khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo (Mẫu TP-LS-40);
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 8 năm 2021.
2. Thông tư số 17/2011/TT-BTP ngày 14 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số quy định của Luật Luật sư, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư, Nghị định hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Luật sư về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư và Thông tư số 02/2015/TT-BTP ngày 16 tháng 01 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định một số mẫu giấy tờ về luật sư và hành nghề luật sư hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Giám đốc các Sở Tư pháp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
|
BỘ TRƯỞNG |
MÃ SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
(Kèm theo Thông sư số 05/2021/TT-BTP ngày 24 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
Mã số |
Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương |
|
Mã số |
Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương |
01 |
Hà Nội |
|
33 |
Quảng Nam |
02 |
Hải Phòng |
|
34 |
Quảng Ngãi |
04 |
Hải Dương |
|
35 |
Bình Định |
05 |
Hưng Yên |
|
36 |
Phú Yên |
06 |
Hà Nam |
|
37 |
Khánh Hòa |
07 |
Nam Định |
|
38 |
Kon Tum |
08 |
Thái Bình |
|
39 |
Gia Lai |
09 |
Ninh Bình |
|
40 |
Đắk Lắk |
10 |
Hà Giang |
|
41 |
Thành phố Hồ Chí Minh |
11 |
Cao Bằng |
|
42 |
Lâm Đồng |
12 |
Lào Cai |
|
43 |
Ninh Thuận |
13 |
Bắc Kạn |
|
44 |
Bình Phước |
14 |
Lạng Sơn |
|
45 |
Tây Ninh |
15 |
Tuyên Quang |
|
46 |
Bình Dương |
16 |
Yên Bái |
|
47 |
Đồng Nai |
17 |
Thái Nguyên |
|
48 |
Bình Thuận |
18 |
Phú Thọ |
|
49 |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
19 |
Vĩnh Phúc |
|
50 |
Long An |
20 |
Bắc Giang |
|
51 |
Đồng Tháp |
21 |
Bắc Ninh |
|
52 |
An Giang |
22 |
Quảng Ninh |
|
53 |
Tiền Giang |
23 |
Điện Biên |
|
54 |
Vĩnh Long |
24 |
Sơn La |
|
55 |
Bến Tre |
25 |
Hòa Bình |
|
56 |
Kiên Giang |
26 |
Thanh Hóa |
|
57 |
Cần Thơ |
27 |
Nghệ An |
|
58 |
Trà Vinh |
28 |
Hà Tĩnh |
|
59 |
Sóc Trăng |
29 |
Quảng Bình |
|
60 |
Bạc Liêu |
30 |
Quảng Trị |
|
61 |
Cà Mau |
31 |
Thừa Thiên Huế |
|
62 |
Lai Châu |
32 |
Đà Nẵng |
|
63 |
Đắk Nông |
|
|
|
64 |
Hậu Giang |
MÃ SỐ HÌNH THỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ VIỆT NAM
(Kèm theo Thông sư số 05/2021/TT-BTP ngày 24 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
Mã số |
Hình thức hành nghề luật sư |
01 |
Văn phòng luật sư |
02 |
Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên |
03 |
Công ty luật hợp danh |
04 |
Chi nhánh Văn phòng luật sư |
05 |
Chi nhánh Công ty luật hợp danh |
06 |
Chi nhánh Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên |
07 |
Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên |
08 |
Chi nhánh Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên |
09 |
Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân |
MINISTRY OF JUSTICE |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 05/2021/TT-BTP |
Hanoi, June 24, 2021 |
ON GUIDELINES AND IMPLEMENTATION OF THE LAWYER LAW, DECREE ON ELABORATION AND IMPLEMENTATION OF THE LAWYER LAW
Pursuant to the Lawyer Law dated June 29, 2006; the Law on amendments to the Lawyer Law dated November 20, 2012;
Pursuant to the Government’s Decree No. 96/2017/ND-CP dated August 16, 2017 defining functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Justice;
Pursuant to the Government's Decree No. 123/2013/ND-CP dated October 14, 2013 on elaboration and implementation of the Lawyer Law; the Government's Decree No. 137/2018/ND-CP dated October 8, 2018 on amendments to the Government's Decree No. 123/2013/ND-CP dated October 14, 2013 on elaboration and implementation of the Lawyer Law;
At the request of Director of Department of Judicial Assistance;
The Minister of Justice promulgates a Circular on guidelines and implementation of the Lawyer Law, Decree on elaboration and implementation of the Lawyer Law.
This Circular set forth recognition of overseas lawyer training; proof of exemption from law practice training and exemption from or reduction in legal traineeship period; revocation, reissuance of the law practice certificate; law practicing certificate; head of branch, change in operation registration of branch and notice of establishment of transaction office of law-practicing organization; reissuance of establishment license, operation registration certificate of foreign law-practicing organization, foreign lawyer practicing certificate in Vietnam; the Lawyers’ Congress of Bar Association, National Congress of Bar Delegates; inspection, reporting, and certain forms on lawyer-related activities and operation.
This Circular applies to applicants for recognition of overseas lawyer training, applicants for issuance or reissuance of law practicing certificates, lawyers, law-practicing organizations, socio-professional organizations of lawyers, regulatory agencies in charge of lawyers and law practice, and related individuals, agencies and organizations.
RECOGNITION OF OVERSEAS LAWYER TRAINING; PROOF OF EXEMPTION FROM LAW PRACTICE TRAINING, AND EXEMPTION FROM OR REDUCTION IN LEGAL TRAINEESHIP PERIOD; REVOCATION, REISSUANCE OF THE LAW PRACTICE CERTIFICATE
Article 3. Recognition of overseas law training
1. The certificate of completion of the overseas lawyer training program is recognized in the following cases:
a) The certificate of completion of the overseas lawyer training program which issued by the foreign training institution within the scope of application of the agreement on equivalence of diplomas or mutual recognition of qualifications; or international treaty related to the diploma to which the Socialist Republic of Vietnam has signed;
b) The certificate of completion of the overseas lawyer training program which is issued by the training institution the training program of which has been recognized by the accreditation body of that country, or the training institution that is allowed, by the competent authority of that country, to establish and issue diplomas, certificates of graduation of overseas lawyer training.
2. Those who have completed the lawyer training program abroad and wish to be recognized in Vietnam, must submit their applications online via the Public Service Portal of the Ministry of Justice or via the postal system or in person at the Ministry of Justice. The application includes:
a) Application for recognition of overseas law training;
b) A copy of the certificate of completion of the overseas lawyer training program; or any document proving that he/she falls into one of the cases specified in Clause 1 of this Article;
c) A copy of the performance result of the overseas lawyer training.
The documents specified in Points b and c of this Clause must bear consular authentication in accordance with law and translated into Vietnamese; the Vietnamese translation must be notarized or authenticated in accordance with Vietnamese law.
3. Within 15 days after receiving a duly completed application, the Minister of Justice shall issue a decision on recognition of overseas lawyer training; in case of refusal, it shall provide explanation in writing.
Article 4. Proof of exemption from law practice training and exemption from or reduction in legal traineeship period
The proof demonstrating that a person is exempt from lawyer training as prescribed in Article 13 of the Lawyer Law or is exempted or reduced from his/her legal traineeship period as prescribed in Article 16 of the Lawyer Law is one of the following documents:
1. A copy of the decision on appointment or re-appointment of a judge, procurator, investigator, or the resolution of the People's Council, the minutes of judge election of the People's Council, for a case where the judge is elected by the People’s Council at the district or province level.
2. A copy of the decision to award the title of Professor or Associate Professor of Law or a copy of the doctorate degree in law.
3. A copy of the decision on appointment or re-appointment of senior examiner of the court branch, senior examiner of the Procuracy branch, principal examiner of the Court branch, principal examiner of the Procuracy branch or decision on appointment of senior official, senior researcher, senior lecturer, principal official, principal researcher, principal lecturer in the field of law.
4. A copy of the hiring decision, the contract to work in the legal field.
5. Other lawful documents proving that the person is exempt from lawyer practice training; exemption from or reduction in legal traineeship period.
Article 5. Revocation of law practicing certificates
1. If there are grounds to determine that a lawyer falls into one of the cases specified in Clause 1, Article 18 of the Lawyer Law, the Minister of Justice shall issue a decision on revocation of the law practicing certificate.
2. When there are grounds to determine that a lawyer falls into one of the cases specified at Points a, b, c, d, dd, e, h, i and k, Clause 1, Article 18 of the Lawyer Law, the Bar Association to which that person is a member or other agencies or organizations shall request the Minister of Justice, in writing, to revoke such person's law practicing certificate, enclosed with papers proving that the lawyer falls into the case of revocation of the law practicing certificate.
In case a lawyer is disciplined by removing his/her name from the list of lawyers of the Bar Association as prescribed at Point g, Clause 1, Article 18 of the Lawyer Law, within 07 working days from the date on which a decision to discipline the lawyer is issued, the Executive Board of the Bar Association shall send a written request to the Minister of Justice to revoke the law practicing certificate enclosed with the decision on disciplining the lawyer. The person whose law practicing certificate is revoked must cease practicing law from the date of issuance of the decision on discipline against the lawyer by removing his/her name from the list of lawyers of the Bar Association.
On the annual basis, the Vietnam Bar Federation and the Department of Justice shall review the persons who fall into the cases specified in Clause 1, Article 18 of the Lawyer Law to propose the Minister of Justice to revoke their law practicing certificates.
3. Within 15 days after receiving a written request for revocation of the law practicing certificate, the Minister of Justice shall issue a decision on revocation of the law practicing certificate, except for the case that the disciplinary decision by removing the name from the list of lawyers of the Bar Association is complained and being resolved in accordance with law.
The decision on revocation of the law practicing certificate shall be sent to the person whose law practicing certificate is revoked, the Bar Association of which he is a member, the Vietnam Bar Federation, the presiding agencies at central level, the Department of Justice, and the presiding agencies in the localities where the Bar Association of which that person is a member is located. In case a person has his/her law practicing certificate revoked because he/she does not join the Bar Association as prescribed at Point d, Clause 1, Article 18 of the Lawyer Law, the decision on revocation of the law practicing certificate shall be sent to that person and the Department of Justice where he/she submitted his/her application for a law practicing certificate. The decision on revocation of the law practicing certificate is posted on the website of the Ministry of Justice.
4. Within 07 working days of receiving the decision on revocation of the law practicing certificate, the Vietnam Bar Federation shall issue a decision to revoke the lawyer's card of the person whose law practicing certificate has been revoked. The decision on revocation of the lawyer's card is posted on the portal of the Vietnam Bar Federation.
5. The person whose law practicing certificate has been revoked is responsible for returning the original law practicing certificate and lawyer’s card to the Bar Association of which he is a member. The Executive Board of the Bar Association shall retrieve and invalidate the law practicing certificate and lawyer’s card.
In case a person has his/her law practicing certificate revoked because he/she does not join the Bar Association as prescribed at Point d, Clause 1, Article 18 of the Lawyer Law, the person whose law practicing certificate is revoked shall return the original law practicing certificate to the Department of Justice where the application for the law practicing certificate was submitted. The Department of Justice shall retrieve and invalidate the law practicing certificate.
6. Law practicing certificates and lawyer’s cards are invalidated by cutting off the left corner.
Article 6. Reissuance of law practicing certificates
1. The reissuance of a law practicing certificate shall comply with Article 19 of the Lawyer Law. An applicant for reissuance of a law practicing certificate who passes the test for legal traineeship performance shall submit an application for reissuance of a law practicing certificate to the Executive Board of Bar Association as prescribed in Clause 1, Article 17 of the Lawyer Law. An applicant for reissuance of a law practicing certificate who is exempt from the legal traineeship shall submit an application for reissuance of a law practicing certificate to the Department of Justice of province where he/she permanently resides as prescribed in Clause 2 Article 17 of the Lawyer Law.
2. In case the law practicing certificate is lost, torn, burned or changed due to objective causes, the law practicing certificate shall be re-issued.
3. The reissuance of a law practicing certificate shall comply with Article 17 of the Lawyer Law.
LAW-PRACTICING ORGANIZATIONS, FOREIGN LAW-PRACTICING ORGANIZATIONS, FOREIGN LAWYERS IN VIETNAM
Article 7. Method of numbering operation registration certificates of law-practicing organizations, registration of lawyer in private practice
Operation registration certificate of law-practicing organization, certificate of registration of lawyer in private practice shall be numbered as follows:
The first two digits are the province code (Appendix I promulgated together with this Circular); the next two digits are the code of the law practice form (Appendix II issued together with this Circular); the next four digits are the registration ordinal number that is shared to all types of law-practicing organizations, branches of law-practicing organizations and lawyers in private practice.
In the case of conversion of the form of a law-practicing organization or changes to its operation registration, the registered ordinal number of the law-practicing organization shall remain the same upon reissuance of the operation registration certificate.
Article 8. Heads of branches of law-practicing organizations
1. Law offices and law firms appoint a member or a lawyer working under an employment contract as the head of the branch, except for a foreign lawyer practicing in Vietnam. The head of a law office, the director of a law firm, and a member lawyer may only act as the head of a branch affiliated to that law office or law firm. A lawyer working under employment contract may only act as the head of a branch of a law-practicing organization.
2. The head of a law office and the director of a law firm are responsible for all activities of the law-practicing organization and its affiliates.
Article 9. Branches and transaction offices of a law-practicing organization
1. If a law-practicing organization changes the operation registration of its branch according to Clause 2, Article 41 of the Lawyer Law, it shall be re-issued with an operation registration certificate by the Department of Justice where its branch’s operation is registered.
2. A law-practicing organization that establishes a transaction office shall send a written notice of the establishment of a transaction office, clearly stating the address of the transaction office, to the Department of Justice and the local Bar Association. In case the transaction office of a law-practicing organization suspends, terminates, or changes its operation address, the law-practicing organization shall notify in writing the Department of Justice at least 05 working days before date of suspension, termination, or change of operation address. The Department of Justice records the suspension, termination, or change of operation address of the transaction office on the operation registration certificate of the law-practicing organization.
Article 10. Establishment license of branch or foreign law firm; operation registration certificate of branch or foreign law firm; foreign lawyer practicing certificate in Vietnam
1. In case the establishment license of branch, foreign law firm, operation registration certificate of branch or foreign law firm, or foreign lawyer practicing certificate in Vietnam is lost or torn, is burnt or changed due to objective reasons, the procedures and application for reissuance shall comply with Article 78, Article 79, and Article 82 of the Lawyer Law.
2. Branches and foreign law firms registered to operate at the Department of Justice shall enclose a list of foreign lawyers working at the foreign law firms or branches. Within 07 working days from the date of signing or terminating an employment contract with a foreign lawyer, the branch or foreign law firm must notify in writing of the conclusion or termination of the employment contract to the Department of Justice where its operation is registered for the Department of Justice to record it in the appendix form attached to the operation registration certificate of the branch or foreign law firm.
SOCIO-PROFESSIONAL ORGANIZATIONS OF LAWYERS
Article 11. Lawyers’ Congress of Bar Association and National Congress of Bar Delegates of Vietnam Bar Federation
1. Lawyers’ Congress of Bar Association is the highest leading body of the Bar Association. Based on the number of members of the Bar Association and the Charter of the Vietnam Bar Federation, the Bar Association may organize a plenary meeting or a congress of Bar Delegates. The structure and number of delegates attending the Congress of Bar Delegates shall be decided by the Bar Association on the basis of the Charter of the Vietnam Bar Federation and must be approved by the People's Committees of the provinces and central-affiliated cities (hereinafter referred to as provinces) for approval. The allocation of delegates to the Bar Association's Congress of Bar Delegates is based on the number of delegates expected to be convened, ensuring that there are representatives of law-practicing organizations, gender and age structure, ethnicity, and structure of the district, town, city where the lawyers reside. The selection of delegates to the Bar Association's Congress of Bar Delegates must ensure equality, democracy, publicity, and transparency. The Vietnam Bar Federation shall guide the selection and allocation of delegates attended the Bar Association's Congress of Bar Delegates.
2. The National Congress of Bar Delegates is the highest governing body of the Vietnam Bar Federation. The National Congress of Bar Delegates is convened by the National Bar Council. The National Bar Council shall provide specific guidance on the number and allocation of delegates to the National Congress of Bar Delegates. The allocation of delegates to the National Congress of Bar Delegates is based on the number of delegates expected to be convened, ensuring that there are representatives of Bar Associations, structure of gender and age structure, ethnicity, and regions. The selection of delegates to the National Congress of Bar Delegates must ensure equality, democracy, publicity, and transparency and from Bar Associations.
3. Delegates attending the Bar Congress of the Bar Association or the National Congress of Bar Delegates must be a lawyer and satisfy the following criteria:
a) Loyalty to the Fatherland and observance of the Constitution and laws of the Socialist Republic of Vietnam;
b) Having good moral character, exemplary observance of the law, the Charter of the Vietnam Bar Federation, the Code of ethics and professional conduct of Vietnamese lawyers;
c) Having prestige, solidarity, responsibility, and ability to contribute to the decisions of the Congress.
Article 12. The scheme for organization of the Bar Congress of the Bar Association and the National Congress of Bar Delegates
The scheme for organization of the Bar Congress of the Bar Association and the National Congress of Bar Delegates is formulated in accordance with the law on lawyers and guided in the Charter of the Vietnam Bar Federation, including the following contents:
1. Purposes and reasons for organizing the Congress;
2. The process of preparing the Congress;
3. Time, venue, participants, expected list of delegates; in the case of a congress of delegates, the number and mode of selection of delegates to attend the meeting shall be clearly specified;
4. Personnel scheme, personnel building plan;
5. Scenario of the Congress, the scenario of presiding over the Congress and working methods;
6. Regulations of the Congress, election regulations, and internal regulations of the Congress;
7. Tentative list of the Presidium, the Presidium President, the Secretary of the Congress, the Supervisory Board of the Congress and the Vote Counting Board;
8. Internal regulations of the Bar Association or the Charter of the Vietnam Bar Federation (amendments, if any);
9. Security issues of the Congress.
Article 13. Personnel building plan
1. The personnel development plan specified in Clause 4, Article 12 of this Circular shall at least contain:
a) Organizational structure, number of personnel to be elected;
b) Process of building personnel;
c) Specific criteria for each title;
d) A list of specific personnel to be introduced into the titles;
dd) Results of examination of candidate eligibility.
2. Candidates for the Chairman, the Managing Board, the Reward, and Disciplinary Council of the Bar Association or the President, Vice President, Standing Committee, and National Bar Council of the Vietnam Bar Federation shall meet the following basic standards:
a) Loyalty to the Fatherland and observance of the Constitution and laws of the Socialist Republic of Vietnam;
b) Having strong political will, good moral character, and exemplary observance of the law, the Charter of the Vietnam Bar Federation, and the Code of ethics and professional conduct of Vietnamese lawyers;
c) Having prestige, professional qualifications, job handling capacity, solidarity and responsibility;
d) Having time and other conditions to participate in regular activities of the Bar Association or the Vietnam Bar Federation.
Article 14. Minutes of ratification of the Charter of the Vietnam Bar Federation, the Internal Regulations of the Bar Association
1. The minutes of ratification of the Charter of the Vietnam Bar Federation and the Internal Regulations of the Bar Association have the following main contents:
a) Time and venue of Congress; number and composition of delegates attending the Congress;
b) Opinions expressed at the Congress;
c) Voting results of ratification.
2. Minutes of ratification of the Charter of the Vietnam Bar Federation, the Internal Regulations of the Bar Association, signed by the Presidium President and Secretary; in case the minutes have many pages, the Secretary shall sign each page of the minutes.
1. The election minutes have the following main contents:
a) Time and venue of Congress; number and composition of delegates attending the Congress;
b) Number of titles to be elected;
c) List of candidates;
d) Results of counting votes;
dd) List of elected candidates.
2. The election minutes are signed by the Head of the Vote Counting Board and the head of the supervisory board; in case the minutes have many pages, the Head of the Vote Counting Board and the Head of the Supervisory Board shall sign each page of the minutes.
Article 16. Resolutions of the Congress
1. A resolution of the Congress has the following principal contents:
a) Time, place and participants of the Congress;
b) Contents of the Congress;
c) Results of voting on each issue of the Congress and results of voting to ratify the Resolution of the Congress.
2. Resolution of the Congress is signed by the Presidium President; in case the Resolution has many pages, the Presidium President shall sign each page of the Resolution.
INSPECTION OF LAWYER-RELATED OPERATION
Article 17. Tasks and powers of the Ministry of Justice, People's Committees of provinces in inspection of lawyer-related operation
1. The Ministry of Justice and the People's Committee of the province shall inspect lawyer-related operation according to their competence.
2. The Department of Judicial Assistance shall assist the Minister of Justice in carrying out the annual plan inspection of lawyer-related operation nationwide and carry out surprise inspection at the request of the Minister of Justice France.
3. The Department of Justice shall assist the People's Committee of the province to inspect lawyer-related operation in the province. Every year, based on the actual circumstances, the Department of Justice shall prepare a plan to inspect the lawyer-related operation in the province, clearly defining the entities to be inspected, the time and contents of the inspection; duties and powers of the chief inspector and inspectorate members; rights and obligations of inspected entities; inspection procedures.
The Department of Justice shall carry out a surprise inspection at the request of the Ministry of Justice or the People's Committee of the province, or in case of any signs of violation in the lawyer-related operation.
4. The plan for inspection of lawyer-related operation shall be notified in writing to the inspected entity no later than 07 working days before the expected inspection date.
5. Within 15 days from the date of completion of the inspection, the Department of Justice shall send a report to the People's Committee of province and the Ministry of Justice on the inspection results or conclusion.
Article 18. Principles of inspection of lawyer-related operation
1. Openness to the public, objectivity, transparency and as per approved plan, except for surprise inspection.
2. Confidentiality in law practice in accordance with the Lawyer Law and other relevant laws.
3. Compliance with the law on lawyers and law practice, and relevant provisions of law.
Article 19. Matters to be inspected
1. Regarding the socio-professional organizations of lawyers, the inspection focuses on the following main matters:
a) Receipt of applications for the issuance or reissuance of law practicing certificates; applications for revocation of law practicing certificates; tests for legal traineeship performance; registration and supervision of legal trainees;
b) Registration to join the Bar Association; issuance, replacement, and revocation of lawyer's cards;
c) Compulsory restitution related to professional practices;
d) Settlement of complaints and whistleblowing reports within competence;
dd) Compliance with the law on finance, accounting, and statistics;
e) Routine reports, ad-hoc reports; forms of records and keeping of records and documents in accordance with the Lawyer Law and other relevant laws;
g) Implementation of the law on international cooperation;
h) Performance of other duties and powers of the socio-professional organization of lawyers in accordance with the law on lawyers and law practice, relevant laws and the Charter of the Vietnam Bar Federation.
2. Regarding Vietnamese law-practicing organizations and foreign law-practicing organizations in Vietnam, the inspection focuses on the following principal matters:
) Compliance with regulations on operation registration and change of operation registration by Vietnamese law-practicing organizations; applications for issuance, reissuance or changes to the establishment license and operation registration certificate by foreign law-practicing organizations in Vietnam; applications for issuance, reissuance, extension of foreign lawyer practicing certificate in Vietnam;
b) Compliance with the labor law in case of hiring labor;
c) Compliance with the law on tax, finance, accounting, and statistics;
d) Conclusion and performance of legal service contracts in accordance with the law;
dd) Receipt, supervision of and mentorship to law trainees;
e) Routine reports, ad-hoc reports; forms of records and keeping of papers and documents in accordance with the Lawyer Law and other relevant laws;
g) Purchase of professional liability insurance for lawyers of law-practicing organizations in accordance with the law on insurance business;
h) Participation in compulsory professional training and legal aid by lawyers practicing at the organizations;
i) Compliance with other provisions of the law on lawyers and law practice.
3. Regarding lawyers in private practice, the inspection checklist focuses on the matters stated in the certificate of lawyer registration of the lawyer in private practice and the compliance with regulations of the law on lawyers and law practice, and relevant provisions of law.
4. Regarding the Departments of Justice of the provinces and central-affiliated cities, the inspection checklist focuses on the following principal matters:
a) Issuance, change to, and revocation of operation registration certificates of Vietnamese law-practicing organizations and foreign law-practicing organizations in Vietnam;
b) Routine reports, ad-hoc reports; forms of records and keeping of papers and documents in accordance with the Lawyer Law and other relevant laws;
c) Receipt and verification of applications for issuance of law practicing certificates;
d) Compliance with regulations on inspection of actions against violations, settlement of complaints and whistleblowing reports;
dd) Implementation of measures to support the development of the legal profession;
e) Compliance with other provisions of the law on lawyers and law practice.
Article 20. Tasks and powers of the inspectorate
1. The inspectorate is composed of the team leader and members. The chief inspector of the inspectorate is the leading representative of the regulatory agency in charge of lawyers and law practice. The members of the inspectorate include representatives of agencies and organizations involved in inspection of lawyer-related operation.
2. The chief inspector has the following duties and powers:
a) Direct proper performance of the inspection decision following the contents and time limit stated therein;
b) Report the inspection decision-maker to extend the inspection time limit where necessary;
c) Request the inspected entity to provide information and documents related to the matters to be inspected;
d) Make an inspection record; prepare a report on inspection result and take responsibility for the accuracy, truthfulness, and objectivity of such record and report;
dd) Make administrative offense report and impose administrative penalties within his/her competence or propose the competent person to make a decision on administrative penalty against violations in lawyer-related operation.
3. The inspectorate members shall perform tasks as assigned by the chief inspector and be responsible for keep confidential information related to the inspected entities.
Article 21. Rights and obligations of inspected entities
1. An inspected entity has the following rights:
a) Requesting members of the inspectorate and relevant agencies and organizations to keep information confidential in accordance with law;
b) Receiving the inspection record and request explanation of the inspection record's content;
c) Reserving opinions in the inspection record;
d) Refusing the inspection without an inspection decision; refusing to provide information and documents unrelated to the inspection checklist, unless otherwise provided for by law;
d) Whistleblowing illegal acts during inspection;
e) Other rights as prescribed by law.
2. An inspected entity has the following obligations:
a) Complying with the inspection decision of the competent regulatory agency;
b) Preparing fully reports and records as prescribed in this Circular, other relevant documents and records as prescribed by law;
c) Providing timely, complete, and accurate information and documents related to inspection checklist at the request of the inspectorate; be held liable for the accuracy and truthfulness of the given information and documents;
d) Signing the inspection record after finishing the inspection;
d) Abiding by the decision of the inspectorate;
e) Other obligations as prescribed by law.
Article 22. Procedures for inspection
1. Announce the inspection decision upon launch of the inspection of lawyer-related operation.
2. Compare, examine, and evaluate the contents of report and records, papers and documents presented in accordance with law.
3. Make an inspection record on the lawyer-related operation after the inspection finishes.
4. Take actions according to their competence or request competent authorities to take actions against violations of the law.
1. Annually, every Vietnamese law-practicing organization and lawyer in private practice shall send reports on lawyer-related operation to the Bar Association and the Department of Justice of province/city where the Vietnamese law-practicing organization is located or with which the lawyer in private practice registers. Every foreign law-practicing organization in Vietnam shall send a report on lawyer-related operation to the Ministry of Justice and the Department of Justice of province/city where it is located.
The annual report of Vietnamese law-practicing organization, lawyer in private practice and foreign law-practicing organization in Vietnam shall be sent no later than the 5th day of the last month of the reporting period.
Vietnamese law-practicing organizations shall update data on their operation every six months according to the form promulgated together with the Circular No. 03/2019/TT-BTP dated March 20, 2019 of the Minister of Justice on statistical activities of the Justice sector; or send ad-hoc reports on their operation at the request of the Ministry of Justice or the Department of Justice.
2. Annual reports of socio-professional organizations of lawyers shall comply with Articles 22 and 25 of the Government's Decree No. 123/2013/ND-CP dated October 14, 2013 on elaboration and implementation of the Lawyer Law. The annual report of the Bar Association shall be sent no later than the 10th day of the last month of the reporting period; the annual report of the Vietnam Bar Federation shall be sent no later than the 15th day of the last month of the reporting period.
3. The Department of Justice shall send annual reports on lawyer-related operation in the province/city to the Ministry of Justice and the People's Committee of province. The content of the report of the Department of Justice sent to the Ministry of Justice is shown in the annual report on judicial work performance in accordance with Circular No. 12/2019/TT-BTP dated December 31, 2019 of the Minister of Justice on routine reports under the management of the Ministry of Justice.
Ad-hoc reports on lawyer-related operation in the province/city shall be sent at the request of the Ministry of Justice or the People's Committee of the province.
4. Report forms and data closing time shall conform to 12/2019/TT-BTP dated December 31, 2019 of the Minister of Justice on routine reports under the management of the Ministry of Justice.
1. A report of the Department of Justice shall at least contain:
a) Summary of lawyer-related operation in the province/city;
b) Achievements, difficulties, problems and causes related to the development of lawyers and law-practicing organizations; practice activities of lawyers; performance of tasks of regulatory agencies of lawyers and law practice in the province/city; evaluation of the autonomy performance of the Bar Association; Party organizations in the Bar Association;
c) Proposals, recommendations.
2. A report of a socio-professional organization of lawyers shall at least contain:
a) Summary of lawyer-related operation in the socio-professional organization of lawyers;
b) Achievements, difficulties, problems and causes for the development of lawyers and law-practicing organizations; law practice activities; operation of the Bar Association, the Vietnam Bar Federation; autonomy performance of the socio-professional organization of lawyers; Party organizations, new Party members in the Bar Association, the Vietnam Bar Federation; international cooperation of the socio-professional organization of lawyers;
c) Proposals, recommendations.
3. A report of a Vietnamese law-practicing organization, a lawyer in private practice or a foreign law-practicing organization in Vietnam shall at least contain:
a) Summary of lawyer-related operation in the law-practicing organization;
b) Achievements, difficulties, problems and causes;
c) Proposals, recommendations.
Article 25. Obligations of law-practicing organizations, lawyers, and socio-professional organizations of lawyers in reporting and keeping records
1. Vietnamese law-practicing organizations, lawyer in private practice, and foreign law-practicing organizations in Vietnam shall perform reporting obligations as prescribed in Clause 8, Article 40 of the Lawyer Law, guidance in Articles 23 and 24 of this Circular and Circular No. 03/2019/TT-BTP dated March 20, 2019 of the Minister of Justice on statistical activities of the Justice sector.
Vietnamese law-practicing organizations shall keep records according to the forms specified in Clauses 35, 36, 37 and 38, Article 26 of this Circular, according to the law on labor and taxation, finance, accounting, statistics and other relevant laws.
Foreign law-practicing organizations in Vietnam shall keep records according to the forms specified in Clauses 35, 36 and 37, Article 26 of this Circular, according to the law on labor and taxation, finance, accounting, statistics and other relevant laws.
2. Socio-professional organizations of lawyers shall fully perform the reporting obligations as prescribed in Articles 23 and 24 of this Circular.
Socio-professional organizations of lawyers shall keep records according to the forms specified in Clauses 35, 38, 39 and 40, Article 26 of this Circular and according to other relevant laws.
3. Law-practicing organizations, socio-professional organizations of lawyers may keep electronic records. At the end of the year, the law-practicing organizations and the socio-professional organizations of lawyers must print and bind records in volumes and affix fanstamps thereon as prescribed by law. The archiving of reports and records shall conform to the law on archiving.
Article 26. Forms of documents and records
1. Application for issuance, reissuance of lawyer practicing certificate (Form TP-LS-01);
2. Application for registration of operation of law office, single-member limited liability law firm (Form TP-LS-02);
3. Application for registration of operation of law firm partnership, multiple-member limited liability law firm (Form TP-LS-03);
4. Application for registration of operation of branch of law-practicing organization (Form TP-LS-04);
5. Application for registration of lawyer in private practice (Form TP-LS-05);
6. Application for change of operation registration of law-practicing organization (Form TP-LS-06);
7. Notice of establishment of transaction office (Form TP-LS-07);
8. Operation registration certificate of a law office, single-member limited liability law firm (Form TP-LS-08);
9. Operation registration certificate of law firm partnership, multiple-member limited liability law firm (Form TP-LS-09);
10. Operation registration certificate of branch of law-practicing organization (Form TP-LS-10);
11. Certificate of registration of lawyer in private practice (Form TP-LS-11);
12. Application for establishment of branch of foreign law-practicing organization in Vietnam (Form TP-LS-12);
13. Application for establishment of wholly foreign-owned limited liability law firm in Vietnam (Form TP-LS-13);
14. Application for establishment of limited liability law firm in form of joint venture in Vietnam (Form TP-LS-14);
15. Application for establishment of law firm partnership between a foreign law-practicing organization and a Vietnamese law firm (Form TP-LS-15);
16. Application for the establishment of branch of foreign law firm in Vietnam (Form TP-LS-16);
17. Application for re-issuance of or change in the establishment license of branch or foreign law firm (Form TP-LS-17);
18. An application for issuance of license to practice law in Vietnam to a foreign lawyer (Form TP-LS-18);
19. An application for re-issuance or extension of license to practice law in Vietnam to a foreign lawyer (Form TP-LS-19);
20. Application for registration of branch of foreign law firm in Vietnam (Form TP-LS-20);
21. Operation registration certificate of branch of foreign law-practicing organization in Vietnam (Form TP-LS-21);
22. Operation registration certificate of wholly foreign-owned limited liability law firm in Vietnam (Form TP-LS-22);
23. Operation registration certificate of limited liability law firm in form of joint venture in Vietnam (Form TP-LS-23);
24. Operation registration certificate of law firm partnership between a foreign law-practicing organization and a Vietnamese law firm partnership (Form TP-LS-24);
25. Operation registration certificate of branch of foreign law firm in Vietnam (Form TP-LS-25);
26. Application for re-issuance of or change in the operation registration certificate of branch or foreign law firm (Form TP-LS-26);
27. Application for recognition of overseas lawyer training (Form TP-LS-27);
28. Application for consolidation or merger of Vietnamese law firm (Form TP-LS- 28);
29. Application for conversion of the form of Vietnamese law-practicing organization (Form TP-LS-29);
30. Application for consolidation or merger of foreign law firm (Form TP-LS-30);
31. Application for conversion of branch of foreign law-practicing organization into wholly foreign-owned limited liability company in Vietnam (Form TP-LS-31);
32. Application for conversion of foreign law firm into Vietnamese law firm (Form TP-LS-32);
33. Report on organization and operation of Vietnamese law-practicing organization (Form TP-LS-33);
34. Report on organization and operation of foreign law-practicing organization in Vietnam (Form TP-LS-34);
35. Record of outgoing/incoming documents (Form TP-LS-35);
36. Employment record (Form TP-LS-36);
37. Legal service contract record (Form TP-LS-37);
38. Record of participation in criminal proceedings at the request of presiding agencies/free legal aid providers (Form TP-LS-38);
39. Record of commendation, discipline, and actions against violations (Form TP-LS-39);
40. Record of complaints, whistleblowing reports, and handling thereof (Form TP-LS-40);
41. Operation register (Form TP-LS-41).
1. This Circular comes into force as of August 10, 2021.
2. Circular No. 17/2011/TT-BTP dated October 14, 2011 of the Minister of Justice on guidelines for the Lawyer Law, the Decree on elaboration of and guidelines for the Lawyer Law, the Decree on guidelines for the Lawyer Law on socio-professional organizations of lawyers and the Circular No. 02/2015/TT-BTP dated January 16, 2015 of the Minister of Justice on forms related to lawyers and law practice shall cease to be effective from the effective date of this Circular.
The Director of the Department of Judicial Assistance, the heads of affiliates of the Ministry of Justice, the Directors of the Departments of Justice and relevant agencies, organizations and individuals shall implement this Circular./.
|
MINISTER |
CODES OF PROVINCES AND CENTRAL-AFFILIATED CITIES
(Issued together with Circular No. 05/2021/TT-BTP dated June 24, 2021 of the Minister of Justice)
Code |
Province or central-affiliated city |
|
Code |
Province or central-affiliated city |
01 |
Hanoi |
|
33 |
Quang Nam |
02 |
Hai Phong |
|
34 |
Quang Ngai |
04 |
Hai Duong |
|
35 |
Binh Dinh |
05 |
Hung Yen |
|
36 |
Phu Yen |
06 |
Ha Nam |
|
37 |
Khanh Hoa |
07 |
Nam Dinh |
|
38 |
Kon Tum |
08 |
Thai Binh |
|
39 |
Gia Lai |
09 |
Ninh Binh |
|
40 |
Dak Lak |
10 |
Ha Giang |
|
41 |
Ho Chi Minh City |
11 |
Cao Bang |
|
42 |
Lam Dong |
12 |
Lao Cai |
|
43 |
Ninh Thuan |
13 |
Bac Kan |
|
44 |
Binh Phuoc |
14 |
Lang Son |
|
45 |
Tay Ninh |
15 |
Tuyen Quang |
|
46 |
Binh Duong |
16 |
Yen Bai |
|
47 |
Dong Nai |
17 |
Thai Nguyen |
|
48 |
Binh Thuan |
18 |
Phu Tho |
|
49 |
Ba Ria - Vung Tau |
19 |
Vinh Phuc |
|
50 |
Long An |
20 |
Bac Giang |
|
51 |
Dong Thap |
21 |
Bac Ninh |
|
52 |
An Giang |
22 |
Quang Ninh |
|
53 |
Tien Giang |
23 |
Dien Bien |
|
54 |
Vinh Long |
24 |
Son La |
|
55 |
Ben Tre |
25 |
Hoa Binh |
|
56 |
Kien Giang |
26 |
Thanh Hoa |
|
57 |
Can Tho |
27 |
Nghe An |
|
58 |
Tra Vinh |
28 |
Ha Tinh |
|
59 |
Soc Trang |
29 |
Quang Binh |
|
60 |
Bac Lieu |
30 |
Quang Tri |
|
61 |
Ca Mau |
31 |
Thua Thien Hue |
|
62 |
Lai Chau |
32 |
Da Nang |
|
63 |
Dak Nong |
|
|
|
64 |
Hau Giang |
LAW PRACTICE TYPE CODE IN VIETNAM
(Issued together with Circular No. 05/2021/TT-BTP dated June 24, 2021 of the Minister of Justice)
Code |
Law practice types |
01 |
Law office |
02 |
Single-member limited liability law firm |
03 |
Law firm partnership |
04 |
Branch of law office |
05 |
Branch of law firm partnership |
06 |
Branch of single-member limited liability law firm |
07 |
Multiple-member limited liability law firm |
08 |
Branch of multiple-member limited liability law firm |
09 |
Lawyer in private practice |