Chương V Thông tư 05/2021/TT-BTP: Kiểm tra về tổ chức, hoạt động luật sư
Số hiệu: | 05/2021/TT-BTP | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tư pháp | Người ký: | Lê Thành Long |
Ngày ban hành: | 24/06/2021 | Ngày hiệu lực: | 10/08/2021 |
Ngày công báo: | 24/12/2021 | Số công báo: | Từ số 1055 đến số 1056 |
Lĩnh vực: | Dịch vụ pháp lý | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Giấy tờ chứng minh được miễn đào tạo nghề luật sư
Ngày 24/6/2021, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 05/2021/TT-BTP hướng dẫn Luật Luật sư, Nghị định hướng dẫn Luật Luật sư.
Theo đó, giấy tờ chứng minh được miễn đào tạo nghề luật sư và miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư bao gồm:
- Bản sao Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên hoặc Nghị quyết của HĐND, Biên bản bầu thẩm phán của HĐND đối với trường hợp thẩm phán do HĐND cấp huyện, cấp tỉnh bầu.
(Hiện hành, không quy định về quyết định bổ nhiệm lại).
- Bản sao Quyết định phong hàm Giáo sư, Phó Giáo sư chuyên ngành luật hoặc bản sao bằng tiến sỹ luật.
- Bản sao Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát, thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát.
(Hiện hành, không quy định về quyết định bổ nhiệm lại).
- Bản sao Quyết định bổ nhiệm chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật.
- Bản sao Quyết định tuyển dụng, hợp đồng làm việc trong lĩnh vực pháp luật.
(Hiện hành, quy định Giấy xác nhận về thời gian công tác).
- Các giấy tờ hợp pháp khác chứng minh là người được miễn đào tạo nghề luật sư; miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư.
Thông tư 05/2021/TT-BTP có hiệu lực từ 10/8/2021 và thay thế Thông tư 17/2011/TT-BTP ngày 14/10/2011, Thông tư 02/2015/TT-BTP ngày 16/01/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện kiểm tra về tổ chức và hoạt động luật sư theo thẩm quyền.
2. Cục Bổ trợ tư pháp giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện kiểm tra theo kế hoạch hằng năm về tổ chức và hoạt động luật sư trong phạm vi toàn quốc và thực hiện kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
3. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện kiểm tra về tổ chức và hoạt động luật sư tại địa phương. Hằng năm, căn cứ tình hình thực tế, Sở Tư pháp lập kế hoạch kiểm tra tổ chức và hoạt động luật sư tại địa phương, trong đó xác định rõ đối tượng kiểm tra, thời gian và nội dung kiểm tra; nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng Đoàn kiểm tra và thành viên Đoàn kiểm tra; quyền, nghĩa vụ của đối tượng kiểm tra; trình tự, thủ tục kiểm tra.
Sở Tư pháp thực hiện kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của Bộ Tư pháp hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong tổ chức, hoạt động luật sư.
4. Kế hoạch kiểm tra tổ chức và hoạt động luật sư được thông báo bằng văn bản cho đối tượng kiểm tra chậm nhất là 07 ngày làm việc trước ngày tiến hành kiểm tra.
5. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Sở Tư pháp gửi báo cáo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tư pháp về kết quả kiểm tra hoặc kết luận kiểm tra.
1. Công khai, khách quan, minh bạch và đúng kế hoạch đã được phê duyệt, trừ trường hợp kiểm tra đột xuất.
2. Bảo đảm tính bảo mật trong hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Tuân thủ quy định của pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư, các quy định của pháp luật có liên quan.
1. Đối với tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, việc kiểm tra tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư; đề nghị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư; kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư; việc đăng ký, giám sát tập sự hành nghề luật sư;
b) Đăng ký gia nhập Đoàn Luật sư; cấp, đổi, thu hồi Thẻ luật sư;
c) Thực hiện bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ;
d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền;
đ) Thực hiện các quy định của pháp luật về tài chính, kế toán, thống kê;
e) Báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất; lập các mẫu sổ sách và lưu trữ giấy tờ tài liệu theo quy định của Luật Luật sư và các quy định của pháp luật có liên quan;
g) Thực hiện các quy định của pháp luật về hợp tác quốc tế;
h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư theo quy định của pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư, quy định của pháp luật có liên quan và Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
2. Đối với tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam và tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam, việc kiểm tra tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thực hiện các quy định về đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam; đề nghị cấp, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy phép thành lập và Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam; đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài;
b) Thực hiện các quy định của pháp luật về lao động trong trường hợp có thuê lao động;
c) Thực hiện các quy định của pháp luật về thuế, tài chính, kế toán, thống kê;
d) Ký kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật;
đ) Tiếp nhận, theo dõi, hướng dẫn người tập sự hành nghề luật sư;
e) Báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất; lập các mẫu sổ sách và lưu trữ các giấy tờ tài liệu theo quy định của Luật Luật sư và các quy định của pháp luật có liên quan;
g) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;
h) Tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ và tham gia trợ giúp pháp lý của luật sư hành nghề tại tổ chức;
i) Thực hiện các quy định khác của pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư.
3. Đối với luật sư hành nghề với tư cách cá nhân, nội dung kiểm tra tập trung vào các nội dung ghi trong Giấy đăng ký hành nghề luật sư của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân và việc tuân thủ các quy định của pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư, quy định của pháp luật có liên quan.
4. Đối với Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, việc kiểm tra tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thực hiện việc cấp, thay đổi, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam và tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam;
b) Báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất, lập các mẫu sổ sách và lưu trữ các giấy tờ tài liệu theo quy định của Luật Luật sư và các quy định của pháp luật có liên quan;
c) Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư;
d) Thực hiện các quy định về kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo;
đ) Thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển nghề luật sư;
e) Thực hiện các quy định khác của pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư.
1. Đoàn kiểm tra gồm có Trưởng đoàn và các thành viên. Trưởng Đoàn kiểm tra là đại diện lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư. Các thành viên Đoàn kiểm tra bao gồm đại diện của các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc kiểm tra về tổ chức và hoạt động luật sư.
2. Trưởng Đoàn kiểm tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định kiểm tra;
b) Báo cáo người ban hành quyết định kiểm tra gia hạn thời hạn kiểm tra trong trường hợp cần thiết;
c) Yêu cầu đối tượng kiểm tra cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra;
d) Lập biên bản kiểm tra; xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của biên bản, báo cáo đó;
đ) Lập biên bản vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong tổ chức, hoạt động luật sư.
3. Các thành viên trong Đoàn kiểm tra thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng Đoàn kiểm tra và có trách nhiệm bảo mật thông tin liên quan đến đối tượng kiểm tra.
1. Đối tượng kiểm tra có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu thành viên Đoàn kiểm tra và các cơ quan, tổ chức có liên quan giữ bí mật thông tin theo quy định của pháp luật;
b) Nhận biên bản kiểm tra và yêu cầu giải thích nội dung biên bản kiểm tra;
c) Bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra;
d) Từ chối việc kiểm tra khi không có quyết định kiểm tra; từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
đ) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình kiểm tra;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Đối tượng kiểm tra có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành quyết định kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Chuẩn bị đầy đủ các báo cáo và sổ sách theo quy định tại Thông tư này, các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan theo quy định của pháp luật;
c) Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp;
d) Ký biên bản kiểm tra sau khi kết thúc kiểm tra;
đ) Chấp hành quyết định của Đoàn kiểm tra;
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Công bố quyết định kiểm tra khi bắt đầu tiến hành kiểm tra về tổ chức, hoạt động luật sư.
2. Đối chiếu, kiểm tra, đánh giá nội dung báo cáo và các sổ sách, giấy tờ, tài liệu được xuất trình theo quy định của pháp luật.
3. Lập biên bản kiểm tra về tổ chức, hoạt động luật sư sau khi kết thúc kiểm tra.
4. Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật.
INSPECTION OF LAWYER-RELATED OPERATION
Article 17. Tasks and powers of the Ministry of Justice, People's Committees of provinces in inspection of lawyer-related operation
1. The Ministry of Justice and the People's Committee of the province shall inspect lawyer-related operation according to their competence.
2. The Department of Judicial Assistance shall assist the Minister of Justice in carrying out the annual plan inspection of lawyer-related operation nationwide and carry out surprise inspection at the request of the Minister of Justice France.
3. The Department of Justice shall assist the People's Committee of the province to inspect lawyer-related operation in the province. Every year, based on the actual circumstances, the Department of Justice shall prepare a plan to inspect the lawyer-related operation in the province, clearly defining the entities to be inspected, the time and contents of the inspection; duties and powers of the chief inspector and inspectorate members; rights and obligations of inspected entities; inspection procedures.
The Department of Justice shall carry out a surprise inspection at the request of the Ministry of Justice or the People's Committee of the province, or in case of any signs of violation in the lawyer-related operation.
4. The plan for inspection of lawyer-related operation shall be notified in writing to the inspected entity no later than 07 working days before the expected inspection date.
5. Within 15 days from the date of completion of the inspection, the Department of Justice shall send a report to the People's Committee of province and the Ministry of Justice on the inspection results or conclusion.
Article 18. Principles of inspection of lawyer-related operation
1. Openness to the public, objectivity, transparency and as per approved plan, except for surprise inspection.
2. Confidentiality in law practice in accordance with the Lawyer Law and other relevant laws.
3. Compliance with the law on lawyers and law practice, and relevant provisions of law.
Article 19. Matters to be inspected
1. Regarding the socio-professional organizations of lawyers, the inspection focuses on the following main matters:
a) Receipt of applications for the issuance or reissuance of law practicing certificates; applications for revocation of law practicing certificates; tests for legal traineeship performance; registration and supervision of legal trainees;
b) Registration to join the Bar Association; issuance, replacement, and revocation of lawyer's cards;
c) Compulsory restitution related to professional practices;
d) Settlement of complaints and whistleblowing reports within competence;
dd) Compliance with the law on finance, accounting, and statistics;
e) Routine reports, ad-hoc reports; forms of records and keeping of records and documents in accordance with the Lawyer Law and other relevant laws;
g) Implementation of the law on international cooperation;
h) Performance of other duties and powers of the socio-professional organization of lawyers in accordance with the law on lawyers and law practice, relevant laws and the Charter of the Vietnam Bar Federation.
2. Regarding Vietnamese law-practicing organizations and foreign law-practicing organizations in Vietnam, the inspection focuses on the following principal matters:
) Compliance with regulations on operation registration and change of operation registration by Vietnamese law-practicing organizations; applications for issuance, reissuance or changes to the establishment license and operation registration certificate by foreign law-practicing organizations in Vietnam; applications for issuance, reissuance, extension of foreign lawyer practicing certificate in Vietnam;
b) Compliance with the labor law in case of hiring labor;
c) Compliance with the law on tax, finance, accounting, and statistics;
d) Conclusion and performance of legal service contracts in accordance with the law;
dd) Receipt, supervision of and mentorship to law trainees;
e) Routine reports, ad-hoc reports; forms of records and keeping of papers and documents in accordance with the Lawyer Law and other relevant laws;
g) Purchase of professional liability insurance for lawyers of law-practicing organizations in accordance with the law on insurance business;
h) Participation in compulsory professional training and legal aid by lawyers practicing at the organizations;
i) Compliance with other provisions of the law on lawyers and law practice.
3. Regarding lawyers in private practice, the inspection checklist focuses on the matters stated in the certificate of lawyer registration of the lawyer in private practice and the compliance with regulations of the law on lawyers and law practice, and relevant provisions of law.
4. Regarding the Departments of Justice of the provinces and central-affiliated cities, the inspection checklist focuses on the following principal matters:
a) Issuance, change to, and revocation of operation registration certificates of Vietnamese law-practicing organizations and foreign law-practicing organizations in Vietnam;
b) Routine reports, ad-hoc reports; forms of records and keeping of papers and documents in accordance with the Lawyer Law and other relevant laws;
c) Receipt and verification of applications for issuance of law practicing certificates;
d) Compliance with regulations on inspection of actions against violations, settlement of complaints and whistleblowing reports;
dd) Implementation of measures to support the development of the legal profession;
e) Compliance with other provisions of the law on lawyers and law practice.
Article 20. Tasks and powers of the inspectorate
1. The inspectorate is composed of the team leader and members. The chief inspector of the inspectorate is the leading representative of the regulatory agency in charge of lawyers and law practice. The members of the inspectorate include representatives of agencies and organizations involved in inspection of lawyer-related operation.
2. The chief inspector has the following duties and powers:
a) Direct proper performance of the inspection decision following the contents and time limit stated therein;
b) Report the inspection decision-maker to extend the inspection time limit where necessary;
c) Request the inspected entity to provide information and documents related to the matters to be inspected;
d) Make an inspection record; prepare a report on inspection result and take responsibility for the accuracy, truthfulness, and objectivity of such record and report;
dd) Make administrative offense report and impose administrative penalties within his/her competence or propose the competent person to make a decision on administrative penalty against violations in lawyer-related operation.
3. The inspectorate members shall perform tasks as assigned by the chief inspector and be responsible for keep confidential information related to the inspected entities.
Article 21. Rights and obligations of inspected entities
1. An inspected entity has the following rights:
a) Requesting members of the inspectorate and relevant agencies and organizations to keep information confidential in accordance with law;
b) Receiving the inspection record and request explanation of the inspection record's content;
c) Reserving opinions in the inspection record;
d) Refusing the inspection without an inspection decision; refusing to provide information and documents unrelated to the inspection checklist, unless otherwise provided for by law;
d) Whistleblowing illegal acts during inspection;
e) Other rights as prescribed by law.
2. An inspected entity has the following obligations:
a) Complying with the inspection decision of the competent regulatory agency;
b) Preparing fully reports and records as prescribed in this Circular, other relevant documents and records as prescribed by law;
c) Providing timely, complete, and accurate information and documents related to inspection checklist at the request of the inspectorate; be held liable for the accuracy and truthfulness of the given information and documents;
d) Signing the inspection record after finishing the inspection;
d) Abiding by the decision of the inspectorate;
e) Other obligations as prescribed by law.
Article 22. Procedures for inspection
1. Announce the inspection decision upon launch of the inspection of lawyer-related operation.
2. Compare, examine, and evaluate the contents of report and records, papers and documents presented in accordance with law.
3. Make an inspection record on the lawyer-related operation after the inspection finishes.
4. Take actions according to their competence or request competent authorities to take actions against violations of the law.