Chương VI Luật trẻ em 2016: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em
Số hiệu: | 102/2016/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 05/04/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2017 |
Ngày công báo: | 18/05/2016 | Số công báo: | Từ số 339 đến số 340 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật trẻ em 2016 quy định về quyền, bổn phận của trẻ em; nguyên tắc, biện pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.
I. Quyền và bổn phận của trẻ em
- Luật trẻ em quy định: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến trẻ em;
- Được tự do hội họp theo quy định của pháp luật phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành và sự phát triển của trẻ em;
- Được cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân lắng nghe, tiếp thu, phản hồi ý kiến, nguyện vọng chính đáng.
II. Chăm sóc và giáo dục trẻ em
Về bảo đảm chăm sóc sức khỏe trẻ em, Luật trẻ em 2016 có quy định Nhà nước bảo đảm thực hiện các biện pháp:
- Theo dõi sức khỏe định kỳ cho phụ nữ mang thai và trẻ em theo độ tuổi;
- Chăm sóc dinh dưỡng, sức khỏe ban đầu và tiêm chủng cho trẻ em;
- Phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em;
- Tư vấn và hỗ trợ trẻ em trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục phù hợp với độ tuổi theo quy định pháp luật.
III. Bảo vệ trẻ em
Luật chăm sóc, bảo vệ trẻ em quy định: Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em được thành lập, đăng ký hoạt động khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Có tôn chỉ, mục đích hoạt động vì lợi ích tốt nhất của trẻ em;
- Có nội dung hoạt động nhằm thực hiện một hoặc nhiều biện pháp bảo vệ trẻ em tại các điều 48, 49 và 50 Luật về trẻ em năm 2016;
- Có người đại diện là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức, am hiểu về trẻ em và bảo vệ trẻ em, không bị truy cứu TNHS, xử lý vi phạm hành chính về các hành vi xâm hại trẻ em;
- Có cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn tài chính, nguồn nhân lực đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu, phạm vi hoạt động theo quy định.
IV. Trẻ em tham gia vào các vấn đề về trẻ em
Theo Luật số 102/2016/QH13, các vấn đề sau đây về trẻ em hoặc liên quan đến trẻ em phải có sự tham gia của trẻ em hoặc tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em tùy theo độ tuổi của trẻ em:
- Xây dựng và triển khai chương trình, chính sách, VBQPPL, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH;
- Xây dựng và thực hiện quyết định, chương trình, hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
- Quyết định, hoạt động của nhà trường, cơ sở giáo dục khác, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em;
- Áp dụng biện pháp, cách thức chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, bảo vệ trẻ em của gia đình.
Luật trẻ em 2016 có hiệu lực từ ngày 01/06/2017. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 hết hiệu lực từ ngày Luật này có hiệu lực.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định Mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo thẩm quyền để thực hiện quyền trẻ em; giám sát việc thực hiện quyền trẻ em theo quy định của pháp luật; phân bổ ngân sách hằng năm để bảo đảm thực hiện quyền trẻ em.
2. Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội để xem xét, đánh giá những vấn đề liên quan đến trẻ em trong dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và việc lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu thực hiện quyền trẻ em khi thẩm tra quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia; giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến trẻ em và việc thực hiện quyền trẻ em.
3. Hội đồng nhân dân các cấp có trách nhiệm ban hành nghị quyết để thực hiện và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em trên địa bàn theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
4. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có trách nhiệm thường xuyên và định kỳ tiếp xúc với trẻ em hoặc đại diện trẻ em; tiếp nhận, chuyển và theo dõi, giám sát việc giải quyết kiến nghị của cơ quan, tổ chức liên quan đến trẻ em.
1. Thống nhất quản lý nhà nước về trẻ em; ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình về trẻ em; bảo đảm
cơ chế và biện pháp phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương trong việc thực hiện quyền trẻ em, giải quyết các vấn đề về trẻ em.
2. Bảo đảm xây dựng và thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu liên quan đến trẻ em trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, trung hạn và hằng năm của quốc gia, ngành, địa phương theo quy định.
3. Chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì, phối hợp thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về trẻ em theo thẩm quyền.
4. Bảo đảm Điều kiện để tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều 77 của Luật này và chỉ đạo, phân công các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với tổ chức này trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
5. Hằng năm hoặc đột xuất báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện quyền trẻ em và việc thực hiện nhiệm vụ của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương liên quan đến trẻ em.
1. Tòa án nhân dân các cấp áp dụng nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em, yêu cầu và biện pháp tư pháp cho trẻ em để tiến hành xét xử hành vi vi phạm quyền trẻ em, trẻ em vi phạm pháp luật, ra quyết định tư pháp đối với trẻ em hoặc có liên quan đến trẻ em.
2. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn Tòa án nhân dân các cấp thực hiện việc xét xử, ra quyết định tư pháp đối với trẻ em hoặc có liên quan đến trẻ em vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
3. Viện kiểm sát nhân dân các cấp áp dụng nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em, yêu cầu và biện pháp tư pháp cho trẻ em để thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với trẻ em hoặc có liên quan đến trẻ em.
4. Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn Viện kiểm sát nhân dân các cấp thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với trẻ em hoặc có liên quan đến trẻ em phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em.
5. Đào tạo, bồi dưỡng cho Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Kiểm sát viên tiến hành tố tụng các vụ án có liên quan đến trẻ em về quyền của trẻ em, về tâm lý học, khoa học giáo dục liên quan đến trẻ em.
1. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về trẻ em; Điều phối việc thực hiện quyền trẻ em; bảo đảm thực hiện quyền trẻ em được Chính phủ giao hoặc ủy quyền.
2. Tham gia ý kiến bằng văn bản về những vấn đề liên quan đến trẻ em gửi ban soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và các văn bản quy phạm pháp luật khác; đề xuất việc lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, ngành, địa phương.
3. Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương và tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em để giúp Chính phủ chuẩn bị báo cáo Quốc hội hằng năm hoặc đột xuất về kết quả thực hiện quyền trẻ em và việc thực hiện nhiệm vụ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương liên quan đến trẻ em.
4. Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương chuẩn bị báo cáo quốc gia việc thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
5. Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương xây dựng, hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ trẻ em và sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em.
6. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em và việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
1. Chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan bảo đảm việc bảo vệ trẻ em trong quá trình xử lý vi phạm hành chính.
2. Chủ trì, hướng dẫn việc đăng ký khai sinh, giải quyết các vấn đề về quốc tịch của trẻ em, xác định cha, mẹ cho trẻ em.
3. Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan thực hiện quản lý nhà nước về nuôi con nuôi.
4. Quản lý, hướng dẫn thực hiện trợ giúp pháp lý cho trẻ em và cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em theo quy định của pháp luật.
1. Bảo đảm trẻ em được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng và công bằng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
2. Hướng dẫn việc lập hồ sơ theo dõi sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ theo độ tuổi; chăm sóc và tư vấn sức khỏe, tư vấn dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và trẻ em; tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh; tư vấn, hỗ trợ trẻ em chăm sóc sức khỏe sinh sản phù hợp với độ tuổi.
3. Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan hướng dẫn thực hiện việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ em khuyết tật, trẻ em bị tai nạn thương tích và các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác.
4. Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác y tế trường học bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ em trong các cơ sở giáo dục; phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
5. Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, vệ sinh và phòng bệnh cho phụ nữ mang thai và trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 36 tháng tuổi.
1. Bảo đảm việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác; xây dựng chương trình, nội dung giáo dục phù hợp với từng độ tuổi trẻ em và bảo đảm chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện của trẻ em; bảo đảm trẻ em được hoàn thành chương trình giáo dục phổ cập và tạo Điều kiện học ở trình độ cao hơn.
2. Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan quy định tiêu chuẩn trường học, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; phòng, chống bạo lực học đường và trình Chính phủ quy định chi tiết Khoản 4 Điều 44 của Luật này.
3. Tổ chức phổ biến, giáo dục kiến thức về quyền và bổn phận của trẻ em cho học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
4. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật và áp dụng biện pháp trợ giúp giáo dục phù hợp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em dân tộc thiểu số; giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật.
5. Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác y tế trường học bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ em trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác, giáo dục và phát triển toàn diện trẻ em trong hệ thống giáo dục; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác.
6. Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan xây dựng chính sách giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng cho trẻ em; vận động gia đình, xã hội phát hiện, hỗ trợ, bồi dưỡng trẻ em có năng khiếu, tài năng.
7. Hướng dẫn thực hiện sự tham gia của trẻ em trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác quy định tại Điều 76 của Luật này.
8. Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan giáo dục, hướng dẫn trẻ em bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; thông tin, hướng dẫn cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em kiến thức, kỹ năng chăm sóc, giáo dục trẻ em, đặc biệt là trẻ em trong nhà trẻ.
9. Quản lý và hướng dẫn sử dụng thiết bị, đồ chơi sử dụng trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác thuộc thẩm quyền quản lý.
1. Bảo đảm trẻ em được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch.
2. Chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh hướng dẫn việc phát triển thiết chế văn hóa, thể thao dành riêng cho trẻ em hoặc trẻ em tham gia sử dụng, hưởng thụ.
3. Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quản lý, hướng dẫn xây dựng chương trình, tiết mục, sản phẩm văn hóa, nghệ thuật, việc sáng tác văn học, nghệ thuật; phối hợp tổ chức sự kiện văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch dành cho trẻ em và về trẻ em.
4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn gia đình thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em; giáo dục trẻ em gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giá trị truyền thống của gia đình; tạo Điều kiện cho trẻ em được sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình.
5. Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc bảo đảm sự tham gia của trẻ em trong gia đình theo quy định tại Điều 75 của Luật này.
1. Bảo đảm trẻ em được tiếp cận thông tin trên các kênh thông tin, truyền thông; được bảo vệ hình ảnh, thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân về thư tín, viễn thông và các hình thức trao đổi, lưu giữ thông tin cá nhân.
2. Quản lý, hướng dẫn việc hỗ trợ trẻ em tìm kiếm, thu nhận và phổ biến thông tin, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng trên các kênh thông tin, truyền thông theo quy định của pháp luật, phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em.
3. Quản lý, hướng dẫn quy chuẩn báo chí, xuất bản, viễn thông, Internet, phát thanh, truyền hình và các hình thức cung cấp, quảng bá thông tin khác dành riêng cho trẻ em, có trẻ em tham gia, liên quan đến trẻ em; bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử và các phương tiện thông tin khác.
4. Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nhà báo Việt Nam phát triển báo chí, thông tin, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em và trẻ em được tham gia; thực hiện biện pháp thông tin, truyền thông cho gia đình, xã hội về kiến thức, kỹ năng bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em; quy định tỷ lệ nội dung, thời Điểm, thời lượng phát thanh, truyền hình, ấn phẩm cho trẻ em theo quy định tại Khoản 2 Điều 46 của Luật này.
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và cơ quan bảo vệ pháp luật hướng dẫn và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán trẻ em và tội phạm liên quan đến trẻ em.
2. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, yêu cầu và biện pháp bảo vệ trẻ em trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính đối với trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em là người bị hại và người làm chứng; đào tạo, bồi dưỡng về quyền trẻ em, về tâm lý học, khoa học giáo dục cho công an viên, cán bộ trường giáo dưỡng và Điều tra viên tiến hành tố tụng các vụ án có liên quan đến trẻ em.
3. Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan phòng ngừa, ngăn chặn, quản lý, giáo dục trẻ em vi phạm pháp luật.
1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến trẻ em theo quy định của pháp luật.
2. Hằng năm hoặc đột xuất gửi báo cáo việc thực hiện quyền trẻ em thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.
1. Thực hiện quản lý nhà nước về trẻ em theo thẩm quyền; tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, kế hoạch, chương trình mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em; ban hành theo thẩm quyền chính sách, pháp luật bảo đảm thực hiện quyền trẻ em phù hợp với đặc Điểm, Điều kiện của địa phương.
2. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện quyền trẻ em; bố trí và vận động nguồn lực bảo đảm thực hiện quyền của trẻ em và bảo vệ trẻ em theo quy định của Luật này; tổ chức, quản lý hoạt động của cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em theo thẩm quyền; bố trí người làm công tác bảo vệ trẻ em ở địa phương; thực hiện trách nhiệm được quy định tại Khoản 2 Điều 45 của Luật này.
3. Hằng năm báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp việc thực hiện quyền trẻ em, giải quyết các vấn đề về trẻ em của địa phương.
4. Ủy ban nhân dân cấp xã giao nhiệm vụ cụ thể về thực hiện quyền của trẻ em, bố trí người làm công tác bảo vệ trẻ em trong số các công chức cấp xã hoặc người hoạt động không chuyên trách thuộc quyền quản lý.
1. Giám sát, phản biện, tham vấn, kiến nghị đối với cơ quan nhà nước trong việc xây dựng, thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật, phân bổ nguồn lực đáp ứng quyền của trẻ em theo quy định của pháp luật.
2. Tuyên truyền, vận động thành viên, hội viên, đoàn viên của tổ chức và toàn xã hội hỗ trợ, tham gia thực hiện chính sách, chương trình, kế hoạch, dịch vụ đáp ứng quyền của trẻ em, phòng ngừa hành vi vi phạm quyền của trẻ em.
3. Thực hiện chương trình, kế hoạch, dịch vụ đáp ứng quyền trẻ em theo sự ủy quyền, hỗ trợ của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; chấp hành việc thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật.
4. Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ngoài việc thực hiện quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này, có trách nhiệm sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em quy định tại Khoản 2 Điều 77 của Luật này;
b) Đề xuất với Chính phủ các Điều kiện bảo đảm thực hiện trách nhiệm đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em và giám sát việc thực hiện quyền trẻ em theo ý kiến, nguyện vọng của trẻ em;
c) Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan, tổ chức có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn bảo đảm sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em.
5. Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam ngoài việc thực hiện quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này, có trách nhiệm phối hợp với tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em thực hiện giám sát việc bảo đảm quyền, lợi ích của trẻ em.
1. Vận động thành viên của tổ chức và xã hội hỗ trợ, tham gia xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch, dịch vụ đáp ứng quyền của trẻ em, phòng ngừa hành vi vi phạm quyền của trẻ em.
2. Thực hiện chính sách, pháp luật, đáp ứng quyền của trẻ em theo tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức được pháp luật quy định; tiếp nhận, thu thập thông tin từ thành viên và xã hội để phản ánh, kiến nghị, tư vấn cho cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, cá nhân về việc thực hiện chính sách, pháp luật.
3. Tổ chức việc cung cấp dịch vụ đáp ứng quyền của trẻ em theo sự ủy quyền, hỗ trợ của Chính phủ, các cấp chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước; chấp hành việc thanh tra, kiểm tra quá trình thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, ngoài việc thực hiện quy định tại Điều này có trách nhiệm tổ chức việc kết nối, thu thập thông tin, kiến nghị của các tổ chức xã hội và của trẻ em chuyển đến các cơ quan nhà nước để góp ý, tư vấn cho việc xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật về quyền trẻ em; tham gia giám sát thực hiện quyền trẻ em; phát biểu chính kiến và kiến nghị của Hội đối với các cơ quan nhà nước có liên quan về các vấn đề về trẻ em và việc vi phạm pháp luật về trẻ em.
1. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, phải thực hiện đầy đủ quy trình, tiêu chuẩn để bảo đảm cung cấp sản phẩm, dịch vụ an toàn, thân thiện với trẻ em, không gây tổn hại cho trẻ em và không vi phạm quyền của trẻ em theo quy định, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
2. Người sử dụng lao động tạo Điều kiện để người lao động thực hiện trách nhiệm của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em theo quy định của pháp luật.
3. Người sử dụng lao động tạo Điều kiện cho trẻ em được học nghề, được bố trí việc làm phù hợp với khả năng, độ tuổi của trẻ em, Điều kiện của tổ chức và theo quy định của pháp luật.
4. Đóng góp và vận động nguồn lực cho việc thực hiện quyền của trẻ em phù hợp với khả năng, Điều kiện, mức độ phát triển của tổ chức.
1. Thủ tướng Chính phủ thành lập tổ chức phối hợp liên ngành về trẻ em để giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp, đôn đốc, Điều hòa giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; phối hợp giữa Chính phủ với các cơ quan của Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; phối hợp giữa các địa phương trong việc giải quyết các vấn đề về trẻ em, thực hiện quyền của trẻ em.
2. Căn cứ yêu cầu thực tế và Điều kiện của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thành lập tổ chức phối hợp liên ngành về trẻ em để giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp phối hợp, đôn đốc, Điều hòa việc giải quyết các vấn đề trẻ em, thực hiện quyền của trẻ em ở địa phương.
1. Quỹ Bảo trợ trẻ em được thành lập nhằm mục đích vận động sự đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài, viện trợ quốc tế và hỗ trợ của ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết để thực hiện các mục tiêu về trẻ em được Nhà nước ưu tiên.
2. Việc vận động, quản lý và sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em phải đúng mục đích, theo quy định của pháp luật.
1. Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, các thành viên trong gia đình bảo đảm Điều kiện để trẻ em được sống với cha, mẹ.
2. Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình phải chấp hành quy định của pháp luật và quyết định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền về việc hạn chế quyền của cha, mẹ; tách trẻ em khỏi cha, mẹ để bảo đảm an toàn và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.
1. Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình có trách nhiệm trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, giáo dục trẻ em; dành Điều kiện tốt nhất theo khả năng cho sự phát triển liên tục, toàn diện của trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 36 tháng tuổi; thường xuyên liên hệ với cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm để được hướng dẫn, trợ giúp trong quá trình thực hiện trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em.
2. Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm bảo đảm chế độ dinh dưỡng phù hợp với sự phát triển về thể chất, tinh thần của trẻ em theo từng độ tuổi.
3. Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng bệnh cho trẻ em.
4. Phụ nữ mang thai có trách nhiệm tiếp cận dịch vụ y tế để được tư vấn sàng lọc, phòng ngừa các bệnh tật bẩm sinh cho trẻ em.
5. Cha, mẹ, người giám hộ, người chăm sóc trẻ em, các thành viên trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; trau dồi kiến thức, kỹ năng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của trẻ em.
1. Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình có trách nhiệm gương mẫu về mọi mặt cho trẻ em noi theo; tự học để có kiến thức, kỹ năng giáo dục trẻ em về đạo đức, nhân cách, quyền và bổn phận của trẻ em; tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của trẻ em.
2. Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học tập, hoàn thành chương trình giáo dục phổ cập theo quy định của pháp luật, tạo Điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn.
3. Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em phát hiện, khuyến khích, bồi dưỡng, phát triển tài năng, năng khiếu của trẻ em.
4. Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em tạo Điều kiện để trẻ em được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi.
1. Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình có trách nhiệm sau đây:
a) Trau dồi kiến thức, kỹ năng giáo dục trẻ em về đạo đức, nhân cách, quyền và bổn phận của trẻ em; tạo môi trường an toàn, phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em; phòng ngừa trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, có nguy cơ bị xâm hại hoặc bị xâm hại;
b) Chấp hành các quyết định, biện pháp, quy định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền để bảo đảm sự an toàn, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư của trẻ em;
c) Bảo đảm để trẻ em thực hiện được quyền bí mật đời sống riêng tư của mình, trừ trường hợp cần thiết để bảo vệ trẻ em và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
2. Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm trong việc phát hiện, tố giác, thông báo cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền về hành vi xâm hại trẻ em, trường hợp trẻ em có nguy cơ bị xâm hại hoặc đang bị xâm hại trong và ngoài gia đình.
3. Cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em có trách nhiệm lựa chọn người bào chữa hoặc tự mình bào chữa cho trẻ em trong quá trình tố tụng theo quy định của pháp luật.
1. Cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em và các thành viên trong gia đình có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em; đại diện cho trẻ em trong các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trong trường hợp để trẻ em thực hiện giao dịch dân sự trái pháp luật.
2. Cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em phải giữ gìn, quản lý tài sản của trẻ em và giao lại cho trẻ em theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp trẻ em gây thiệt hại cho người khác thì cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em phải bồi thường thiệt hại do hành vi của trẻ em đó gây ra theo quy định của pháp luật.
1. Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình có trách nhiệm trong việc quản lý, giáo dục và giúp đỡ để trẻ em hiểu và thực hiện được quyền và bổn phận của trẻ em theo quy định tại Chương II của Luật này.
2. Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý, giáo dục và giúp đỡ để trẻ em hiểu, nhận thức đầy đủ và thực hiện được quyền và bổn phận của trẻ em theo quy định tại Chương II của Luật này.
DUTIES OF AGENCIES, ORGANIZATIONS, EDUCATION ESTABLISHMENTS, FAMILIES AND INDIVIDUALS TO THE EXERCISE OF CHILDREN’S RIGHTS AND RESPONSIBILITIES
Section 1. DUTIES OF AGENCIES AND ORGANIZATIONS
Article 79. Duties of the National Assembly and people’s councils at all levels
1. The National Assembly and people’s councils of provinces and districts shall, within their authority, make decisions on socio-economic development plans, objectives, targets, policies and programs for exercising the children’s rights; supervise the exercise of the children's rights as regulated by the law; allocate annual state budget for ensuring the exercises of the children’s rights.
2. The Ethnic Council, the Committees of the National Assembly shall coordinate with the National Assembly’s Committee for Culture, Education, Youth, Adolescents and Children to consider and evaluate issues involving children in bills, draft ordinances and resolutions of the National Assembly and the Standing Committee of the National Assembly, and the combination of objectives and targets of the exercise of the children’s rights and the national socio-economic development plans; supervise the implementation of policies and laws relating to children and the exercise of the children’s rights.
3. People’s councils at all levels shall, within the ambit of their tasks and powers, promulgate resolutions on the implementation of policies and laws on children and supervise the implementation thereof.
4. Deputies of the National Assembly and people’s councils at all levels shall, on a regular and periodical basis, contact children or their representatives; receive, deliver and supervise the handling of proposals relating to children submitted by agencies or organizations.
1. Carry out the consistent state management of children; promulgate, within its authority, and organize the implementation of policies, laws and programs involving children; ensure policies and measures for cooperation between ministries, ministerial-level agencies, the government-affiliated agencies and local government in the exercise of children’s rights and the handling of issues involving children.
2. Ensure the establishment and implementation of objectives and targets involving children in the national, sector and local long-term, medium-term and annual socio-economic development plans as regulated.
3. Direct ministries, ministerial-level agencies and the government-affiliated agencies to take the prime responsibility and cooperate, within their authority, in the inspection, handling of proposals, complaints and denunciations, and taking of actions against acts in violation of the children law.
4. Facilitate the organization representing the voice of children in its performance of duties regulated in Clause 2 Article 77 of this Law, and direct and appoint ministries, ministerial-level agencies, the government-affiliated agencies and provincial people’s committees to coordinate with this organization during the performance of its duties.
5. Submit annual or unscheduled reports to the National Assembly on the results of the exercise of the children's rights and the performance of duties to children by ministries, ministerial-level agencies, the government-affiliated agencies and local government.
Article 81. People’s Courts and People’s Procuracies
1. People’s courts at all levels shall always ensure the exercise of the children’s rights and responsibilities, the consideration of children’s requests and the application of judicial measures for handling acts in violation of the children’s rights, taking actions against children violating the law and pronouncing ruling for children or other judicial decisions involving children.
2. The Supreme People’s Court shall provide guidance to people’s courts at all levels on the adjudication or the pronouncement of ruling for children or other judicial decisions involving children, all for the best interests of children.
3. People's procuracies at all levels shall always ensure the exercise of the children’s rights and responsibilities, the consideration of children’s requests and the application of judicial measures for exercising the right to prosecution and supervising judicial activities for children or those involving children.
4. The Supreme People’s Procurary shall provide guidance to the people’s procuracies on the exercise of the right to prosecution and supervision of judicial activities for children or those involving children which must ensure the best interests of children.
5. Provide training courses in children’s rights, psychology and educational science relating to children to judges, people’s jurors and procurators who institutes legal proceedings on cases involving children.
Article 82. Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs
1. Assume responsibility before the Government for the execution of the state management of children affairs; organize the exercise of children's rights; ensure the exercise of children's rights as assigned or authorized by the Government.
2. Submit written opinions about issues involving children to the drafting board for bills, draft ordinances and resolutions of the National Assembly and the Standing Committee of the National Assembly and other legislative documents; propose the combination of objectives and targets involving children in the national, sector and local socio-economic development plans.
3. Take the prime responsibility and coordinate with ministries, ministerial-level agencies, the government-affiliated agencies, local government and the organization representing the voice of children to prepare and submit annual or unscheduled reports to the National Assembly on the exercise of children's rights and the performance of duties involving children by ministries, ministerial-level agencies, the government-affiliated agencies and local government.
4. Take the prime responsibility and coordinate with ministries, ministerial-level agencies, the government-affiliated agencies and local government to prepare the national report on the implementation of the United Nations Convention on the Rights of the Child (or UNCRC).
5. Take the prime responsibility and coordinate with ministries, ministerial-level agencies, the government-affiliated agencies and local government to establish, guide and organize the implementation of policies and laws on child protection and the children’s participation in issues involving children.
6. Take the prime responsibility and coordinate with relevant agencies and organizations to guide and organize the performance of the protection of children from accidents and injuries, and the nurture of disadvantaged children.
Article 83. Ministry of Justice
1. Take the prime responsibility and coordinate with the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy, and relevant ministries, ministerial-level agencies and the government-affiliated agencies to protect children during the handling of administrative violations.
2. Take the prime responsibility and provide guidance on the birth registration, and respond to issues involving children’s nationality and determination of children’s parents.
3. Take the prime responsibility and coordinate with relevant ministries, ministerial-level agencies and government-affiliated agencies to execute the state management of adoption.
4. Manage and guide the performance of legal assistance for children, and their parents and caregivers as regulated by the laws.
Article 84. Ministry of Health
1. Ensure the children’s access to high-quality healthcare services in medical facilities in a fair manner as regulated by the laws.
2. Provide guidance on the preparation of age-based regular check-up records; take care of and give advice on health and nutrition to pregnant women and children; carry out the consultancy, screening, diagnosis and treatment before birth and after birth; give advice and assistance to children to take care of their reproductive health in conformity with their age.
3. Take the prime responsibility and coordinate with relevant ministries, ministerial-level agencies and government-affiliated agencies to provide healthcare services to children with disabilities or injuries due to accidents and other disadvantaged children.
4. Cooperate with Ministry of Education and Training to guide and organize the execution of school healthcare for protecting the health of children at educational establishments; cooperate with Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs and Ministry of Education and Training to protect children from accidents and injuries.
5. Take the prime responsibility and coordinate with Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs to provide guidance to children’s parents and caregivers on knowledge and skills in healthcare, nutrition, hygiene and prevention of diseases for pregnant women and children, especially children under 36 months of age.
Article 85. Ministry of Education and Training
1. Ensure the exercise of children’s rights and responsibilities in schools and other educational establishments; formulate educational programs in conformity with each age level of children, and ensure that such educational programs must meet requirements on the comprehensive development of children; ensure that children must complete the universalized education program and facilitate children in attending training courses at higher levels.
2. Take the prime responsibility and coordinate with relevant ministries, ministerial-level agencies and government-affiliated agencies to formulate school’s standards for establishing a safe, health and friendly educational environment and regulations on school violence prevention and intervention, and submit them to the Government for promulgating detailed regulations as stated in Clause 4 Article 44 of this Law.
3. Educate and disseminate knowledge about children’s rights and responsibilities to pupils, teachers and educational managers, and provide skills training for pupils.
4. Organize the implementation of policies and laws, and apply suitable educational support measures to disadvantaged children, ethnic minority children; practice inclusive education for children with disabilities.
5. Take the prime responsibility and coordinate with relevant ministries, ministerial-level agencies and government-affiliated agencies to guide and organize the performance of school healthcare for ensuring the child healthcare in schools and other educational establishments, the education and comprehensive development of children in the educational system; impose measures for preventing children from accidents and injuries in schools and other educational establishments.
6. Take the prime responsibility and coordinate with relevant ministries, ministerial-level agencies and government-affiliated agencies to establish policies on training and improvement in talent for children; mobilize families and the society to discover and assist children to develop their talent.
7. Provide guidance on the children's participation in schools and other educational establishments as regulated in Article 76 of this Law.
8. Take the prime responsibility and coordinate with relevant ministries, ministerial-level agencies and government-affiliated agencies to provide education and guidance to children on the preservation and promotion of the national character and culture; provide information and guidance to children’s parents and caregivers on the knowledge and skills in the child nurture and education, especially kindergarteners.
9. Manage and instruct the use of equipment and toys in schools and other educational establishments within their authority.
Article 86. Ministry of Culture, Sports and Tourism
1. Ensure play and recreational activities, cultural, arts, sports and tourist activities for children.
2. Take the prime responsibility and coordinate with the Communist Youth Union of Ho Chi Minh City’s Central Committee to guide the development of sports and cultural facilities reserved exclusively or made available for children.
3. Take the prime responsibility and coordinate with relevant ministries, ministerial-level agencies, government-affiliated agencies and the Communist Youth Union of Ho Chi Minh City’s Central Committee to manage and guide the establishment of cultural and arts programs, acts and products, and the composition of literary and arts works; organize cultural, arts, sports and tourist events for children and those involving children.
4. Take the prime responsibility and coordinate with Ministry of Education and Training, Ministry of Information and Communications, and Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs to provide guidance to children’s families on the exercise of children’s rights and responsibilities; provide education to children in the preservation and promotion of the national character and culture, and familial traditional values; facilitate children in using their ethnic languages.
5. Take the prime responsibility and coordinate with Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs to guide the guarantee of children’s participation in familial issues as regulated in Article 75 of this Law.
Article 87. Ministry of Information and Communications
1. Ensure that children may access to information via information and communications channels; children’s images and information about their privacy and personal secrecy on mails, communications channels and other personal information exchange and storage forms shall be protected.
2. Manage and provide guidance on giving assistance to children to retrieve, obtain and disseminate information, state their opinions and expectations on information and communications channels as regulated by the law and in conformity with their age level, maturity level, demands and capacity.
3. Manage and give guidance on regulations on press, publishing, telecommunications, Internet, radio and television broadcasting and other forms of information provision and dissemination exclusive for children, those with the children’s participation, and those involving children; protect children on the Internet environment, computer network, telecommunications network, electronic devices and other means of communications.
4. Take the prime responsibility and cooperate with relevant ministries, ministerial-level agencies and government-affiliated agencies, the Communist Youth Union of Ho Chi Minh City’s Central Committee and Vietnam Journalists Association to develop press activities, information and publications exclusive for children and those with children’s participation; carry out measures for providing and disseminating information about knowledge and skills in ensuring the exercise of children’s rights and responsibilities to children’s families; provide for proportion of contents, time, amount of time of radio and television broadcasting, and publications for children as regulated in Clause 2 Article 46 of this Law.
Article 88. Ministry of Public Security
1. Take the prime responsibility and cooperate with Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs, the Communist Youth Union of Ho Chi Minh City’s Central Committee, Vietnam Women’s Youth Union’s Central Committee and law enforcement agencies to guide and organize the implementation of measures for preventing violence against children, child exploitation, sexual abuse and trafficking, and crime relating to children.
2. Guide and organize the application of the principle of ensuring the exercise of children’s rights, children’s requests and child protective measures in the course of proceedings and handling of administrative violations to children who committed illegal acts, are crime victims and testifiers; provide training courses in children's rights, psychology and educational science to police officers, officials of reform schools and investigators who institute legal proceedings on cases involving children.
3. Take the prime responsibility and coordinate with relevant ministries, ministerial-level agencies and government-affiliated agencies to prevent, manage and educate children violating the law.
Article 89. Ministries, ministerial-level agencies and government-affiliated agencies
1. Perform their powers and duties relating to children as regulated by prevailing laws.
2. Submit annual or unscheduled reports on the exercise of children’s rights, within the ambit of their powers and duties, to Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs for summarizing and reporting to the Government.
Article 90. People’s committees at all levels
1. Carry out the state management of children within their authority; organize the implementation of policies, laws, plans and programs involving children; promulgate, within their authority, policies and laws on the guarantee of the exercise of children's rights in conformity with local characteristics and conditions.
2. Direct and organize the exercise of children’s rights; arrange and mobilize resources for ensuring the exercise of children’s rights and protecting children as regulated in this Law; organize and manage activities of child protective service providers within their authority; appoint individuals in charge of child protection in their authority areas; fulfill their duties as regulated in Clause 2 Article 45 of this Law.
3. Submit annual reports to people’s councils at same level on the exercise of children’s rights and handling of issues involving children in their authority areas.
4. Communal people’s committees assign specific duties to the exercise of children's rights, and appoint communal officials or non-specialized individuals to be in charge of child protection affairs.
Article 91. The Vietnamese Fatherland Front and its affiliated agencies
1. Supervise, criticize, and give advice and proposals to state authorities to establish and implement policies and laws relating to children, and allocate resources for ensuring the children’s rights as regulated by the laws.
2. Propagate and mobilize members and trade-unionists in their agencies and the whole community to support and participate in the implementation of policies, programs, plans and services for exercising children’s rights, and prevent acts infringing the children’s rights.
3. Implement policies, programs, plans and services for exercising children’s rights upon the authorization and support granted by the Government, ministries, ministerial-level agencies and government-affiliated agencies; bear the inspection as regulated by the laws.
4. Apart from duties stated in Clause 1, 2 and 3 of this Article, the Communist Youth Union of Ho Chi Minh City’s Central Committee also discharge the following duties:
a) Take the prime responsibility and coordinate with relevant agencies and organizations to perform duties of the organization representing the voice of children as regulated in Clause 2 Article 77 of this Law;
b) Submit proposals to the Government about conditions for fulfilling duties of the organization representing the voice of children and supervising the exercise of children's rights according to children's opinions and expectations;
c) Coordinate with Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs, relevant agencies and organizations, and provincial people’s committees to guide the children’s participation in issues involving children.
5. Apart from duties stated in Clause 1, 2 and 3 of this Article, the Vietnam Women’s Youth Union’s Central Committee must coordinate with the organization representing the voice of children to supervise the guarantee of children’s rights and interests.
Article 92. Social organizations
1. Mobilize their members and the community to assist and participate in the establishment and implementation of policies, laws, programs, plans and services for exercising children’s rights, and prevent acts infringing the children’s rights.
2. Implement policies and laws, and exercise the children’s rights in conformity with their principle, objectives, duties and powers as regulated by the laws; receive and collect information from their members and the community to respond, in a timely manner, or suggest, or give advice to agencies, organizations, educational establishments and individuals on the implementation of policies and laws.
3. Organize the provision of services for exercising children’s rights upon the authorization and support granted by the Government, local governments and regulatory bodies; bear the inspection of their operation as regulated by the laws.
4. Apart from the implementation of regulations in this Article, Vietnam Association for Protection of Children's Rights shall also contact and collect information and proposals from social organizations and those of children for giving advice on the establishment and implementation of policies and laws on children’s rights; participate in the supervision of the exercise of children’s rights; give its opinions and proposals to relevant agencies on issues involving children and the violation of children law.
Article 93. Economic organizations
1. During their production and business, they must carry out processes and standards for providing safe and friendly products and services which shall not cause harm to children, and must not infringe the children’s rights as regulated and guided by competent state authorities.
2. Employers must facilitate their employees in fulfilling duties of children’s parents and caregivers as regulated by the law.
3. Employers must facilitate children in practicing as apprentices, and arrange works for children in conformity with their capacity and age, the employer’s conditions and regulations of the laws.
4. Make contribution to and mobilize resources for exercising the children’s rights in conformity with the capacity, conditions and development of economic organizations.
Article 94. Intersectoral collaboration on children
1. Prime Minister shall establish an organization conducting the intersectoral collaboration on children in order to assist the Government and Prime Minister with study, direction, cooperation, speeding up and regulation between ministries, ministerial-level agencies and government-affiliated agencies; the coordination between the Government and agencies of the National Assembly, the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy, Vietnamese Fatherland Front and its affiliated agencies, social organizations, socio-professional organizations; the coordination between local governments during the handling of issues involving children and the exercise of children’s rights.
2. Chairpersons of people’s committees at all levels shall, depending on actual demands and conditions in their authority areas, establish organizations conducting intersectoral collaboration on children in order to assist people’s committees and chairpersons of people’s committees at same level in cooperating, expediting and regulating the handling of issues involving children, and exercising children’s rights in their authority areas.
Article 95. Children’s support funds
1. Children’s support funds are established to mobilize the voluntary contributions of domestic and foreign agencies, organizations and individuals, international aids and funding from state budget for performing children-related objectives which are prioritized by the Government.
2. Children’s support funds must mobilize, manage and use mobilized amount for legitimate purposes as regulated by the laws.
Section 2: RESPONSIBILITIES OF FAMILIES, INDIVIDUALS AND EDUCATIONAL ESTABLISHMENTS
Article 96. Guarantee of children’s right to live with their parent(s)
1. Parents, caregivers and family members must facilitate children in living with their parent(s).
2. Parents, caregivers and family members must comply with the laws and decisions made by competent agencies and individuals on limitations on parental rights; separation of children from their parent(s) for protecting children’s safety and achieving best interests for children.
Article 97. Birth registration
Parents and caregivers must carry out birth registration procedures for children on schedule as regulated by the laws.
Article 98. Education and care of children
1. Parents, caregivers and family members must take care of, nurture, manage and educate children; create optimum conditions, depending on their capacity, for the continuous and comprehensive development of children, especially children under 36 years of age; contact and ask for guidance or support from relevant agencies, organization and individuals during the performance of their duties to the education and care of children.
2. Parents and caregivers must ensure the best nutrition in conformity with children’s mental and physical development at each age level.
3. Parents and caregivers must carry out initial health care and prevention of diseases for children.
4. Pregnant women must get access to health-care services in order to seek advice on screening and prevention of children from congenital anomalies.
5. Parents, guardians, caregivers and family members must build comfortable, equal, progressive and happy family; improve knowledge and skills in nurturing, caring and educating children, and create a health environment for the comprehensive development of children.
Article 99. Guarantee of children’s rights to study, talent development, play and recreational activities, cultural, arts, sports and tourist activities
1. Parents, teachers, caregivers and family members must be examples for children; improve knowledge and skills in educating children on morals, dignity, children’s rights and responsibilities; create a healthy environment for the comprehensive development of children.
2. Parents, teachers and caregivers must guarantee the children’s rights to study, and facilitate children in completing universalized education programs as regulated by the laws and attending training course at higher level.
3. Parents, teachers and caregivers discover, encourage, improve and develop children's talent.
4. Parents, teachers and caregivers must facilitate children in participating in play and recreational activities, cultural, arts, sports and tourist activities suitable for children’s age.
Article 100. Protection of human life, body, dignity, honor and privacy of children
1. Parents, teachers, caregivers and family members shall discharge the following duties:
a) Improve knowledge and skills in educating children on morals, dignity, children’s rights and responsibilities, create a safe environment for children and prevent children from accidents and injuries; prevent children from falling into disadvantaged circumstances, being abuse or prone to child abuse;
b) Comply with decisions, measures and regulations made by competent agencies and individuals to ensure the safety and protect human life, body, dignity, honor and privacy of children;
c) Ensure the children’s exercise of children's right to keep privacy and personal secrecy, except for the cases where actions are made for protecting children and for the best interests of children.
2. Parents, teachers, caregivers and individuals practicing medical examination and treatment shall be responsible for discovering, denouncing and reporting to competent agencies and individuals of acts harming children, cases where children are abused or threatened to be abused inside and outside children’s families.
3. Parents and guardians of children must themselves or hire defense counsels to defense for children during the proceeding as regulated by the laws.
Article 101. Guarantee of children's civil rights
1. Parents, guardians and family members are responsible for protecting lawful rights and interests of children; acting as children’s representatives in civil transactions as regulated by the laws; and shall be liable for illegal civil transactions carried out by children.
2. Parents and guardians must preserve and manage property of children, and hand over such property to children as regulated by the laws.
3. Child’s parent(s) or guardian must compensate for damage caused by acts of such child to other persons as regulated by the laws.
Article 102. Management and education of children on the exercise of children’s rights and responsibilities
1. Parents, teachers, caregivers and family members must manage, educate and assist children to understand and exercise children's rights and responsibilities regulated in Chapter II of this Law.
2. Parents, teachers, caregivers and family members must get close cooperation in managing, educating and assisting children with full awareness and exercise of children's rights and responsibilities regulated in Chapter II of this Law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực