Thông tư 09/2017/TT-BTTTT quy định về tỷ lệ nội dung, thời điểm, thời lượng dành cho trẻ em và cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử và xuất bản phẩm do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Số hiệu: | 09/2017/TT-BTTTT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Thông tin và Truyền thông | Người ký: | Trương Minh Tuấn |
Ngày ban hành: | 23/06/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/10/2017 |
Ngày công báo: | 02/09/2017 | Số công báo: | Từ số 649 đến số 650 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Những yêu cầu bắt buộc khi đưa hình trẻ em lên báo
Thông tư 09/2017/TT-BTTTT quy định về tỷ lệ nội dung, thời điểm, thời lượng dành cho trẻ em và cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử và xuất bản phẩm.
Theo đó, đối với báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử khi đăng, phát tin, bài, chương trình liên quan đến trẻ em thì bắt buộc đáp ứng các yêu cầu sau:
- Khi thông tin những vụ việc tiêu cực, vi phạm pháp luật mà trẻ em là nạn nhân hoặc người liên quan thì phải làm mờ hoặc che mặt trẻ em và bảo đảm thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em.
- Khi sử dụng trẻ em, hình ảnh trẻ em làm nhân vật, hình ảnh minh họa trong chương trình phản ánh về các vụ việc tiêu cực, vi phạm pháp luật thì:
+ Đối với trẻ em dưới 07 tuổi thì phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người giám hộ theo quy định phát luật;
+ Đối với trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải có sự đồng ý của trẻ em và của cha, mẹ, người giám hộ theo quy định pháp luật.
Thông tư 09/2017/TT-BTTTT có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2017.
Văn bản tiếng việt
BỘ THÔNG TIN VÀ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2017/TT-BTTTT |
Hà Nội, ngày 23 tháng 6 năm 2017 |
QUY ĐỊNH VỀ TỶ LỆ NỘI DUNG, THỜI ĐIỂM, THỜI LƯỢNG DÀNH CHO TRẺ EM VÀ CẢNH BÁO NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VỚI TRẺ EM TRÊN BÁO NÓI, BÁO HÌNH, BÁO IN, BÁO ĐIỆN TỬ VÀ XUẤT BẢN PHẨM
Căn cứ Luật trẻ em ngày 05 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Luật báo chí ngày 05 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Luật xuất bản ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em;
Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử;
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định về tỷ lệ nội dung, thời điểm, thời lượng dành cho trẻ em và cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử và xuất bản phẩm,
Thông tư này quy định chi tiết khoản 2 Điều 46 Luật trẻ em về tỷ lệ nội dung, thời điểm, thời lượng dành cho trẻ em; yêu cầu bắt buộc khi đăng, phát tin, bài, chương trình liên quan đến trẻ em và cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử và xuất bản phẩm.
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan báo chí; nhà xuất bản, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm; cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan chủ quản nhà xuất bản; Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
1. Thông tin dành cho trẻ em là các nội dung được sản xuất, đăng, phát sóng, xuất bản dành cho đối tượng thụ hưởng trực tiếp là trẻ em.
2. Thông tin không phù hợp với trẻ em là thông tin có nội dung không phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em, có nguy cơ tác động không tốt đến nhận thức, sự phát triển tâm, sinh lý của trẻ em.
1. Các nội dung ưu tiên sản xuất, đăng, phát sóng, xuất bản bao gồm:
a) Thực hiện pháp luật, chính sách về quyền trẻ em;
b) Tìm hiểu, học tập, trao đổi kiến thức, vui chơi, giải trí dành cho trẻ em;
c) Phòng ngừa, phát hiện các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại, bạo lực, bóc lột trẻ em;
d) Hướng dẫn trẻ em kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ và kỹ năng an toàn cho trẻ em;
đ) Giáo dục giới tính, sức khỏe, dinh dưỡng;
e) Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
2. Trong Tháng hành động vì trẻ em hằng năm, các chuyên đề, chuyên mục về trẻ em tập trung thông tin về việc thực hiện quyền trẻ em; những vấn đề đặt ra trong công tác thực hiện quyền, bổn phận của trẻ em; chủ đề và các thông điệp Tháng hành động vì trẻ em.
1. Tin tức về trẻ em:
a) Thời lượng phát sóng: Tối thiểu 60 giây/lần phát sóng;
b) Tần suất phát sóng mới: Tối thiểu 01 lần/ngày trong Tháng hành động vì trẻ em hằng năm. Đối với các thời điểm khác trong năm, tùy vào sự kiện để thông tin.
c) Thời điểm phát sóng: Đưa vào các bản tin trong ngày.
2. Các chương trình khoa giáo, phổ biến kiến thức:
a) Thời lượng phát sóng: Tối thiểu 05 phút/lần phát sóng;
b) Tần suất phát sóng mới: Tối thiểu 02 lần/tháng. Trong Tháng hành động vì trẻ em hằng năm, tăng tần suất phát sóng mới lên tối thiểu 04 lần/tháng.
c) Thời điểm phát sóng: Trong khoảng thời gian từ 06h00 đến 22h00 hằng ngày, ưu tiên khung giờ từ 06h00 đến 07h30, từ 12h00 đến 13h30 hoặc từ 17h30 đến 19h00 trong chuyên mục, chuyên đề về trẻ em của kênh chương trình.
3. Các chương trình giải trí, ca nhạc, văn nghệ, kể chuyện, phim hoạt hình, trò chơi, truyền hình thực tế và các chương trình tương tự khác:
a) Thời lượng phát sóng: Tối thiểu 10 phút/lần phát sóng;
b) Tần suất phát sóng mới: Tối thiểu 01 lần/tuần. Trong Tháng hành động vì trẻ em hằng năm, tăng tần suất phát sóng mới lên tối thiểu 02 lần/tuần.
c) Thời điểm phát sóng: Trong khoảng thời gian từ 06h00 đến 22h00 hằng ngày, ưu tiên khung giờ từ 18h00 đến 21h00 trong chuyên mục, chuyên đề về trẻ em của kênh chương trình.
4. Các chương trình, đoạn chương trình (clip, trailer) cổ động về các sự kiện, hoạt động vì trẻ em do các Bộ, ngành có chức năng quản lý nhà nước về thực hiện quyền trẻ em thực hiện; các thông điệp tuyên truyền về trẻ em:
a) Thời lượng phát sóng: Tối thiểu 30 giây /lần phát sóng đối với clip, trailer cổ động, các thông điệp tuyên truyền về trẻ em; tối thiểu 05 phút/lần phát sóng đối với các chương trình khác;
b) Tần suất phát sóng: Tối thiểu 01 lần/ngày trong Tháng hành động vì trẻ em hằng năm. Đối với các thời điểm khác trong năm, tùy vào sự kiện để thông tin.
c) Thời điểm phát sóng: Sau các bản tin trong ngày; trong chuyên mục, chuyên đề về trẻ em của kênh chương trình.
5. Tỷ lệ phát sóng chương trình thông tin dành cho trẻ em, tuyên truyền về trẻ em phải đạt từ 02% đến 05% tổng thời lượng phát sóng của kênh chương trình trong 01 tuần.
1. Đối với kênh phát thanh, kênh truyền hình có tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ là trẻ em; có nội dung chuyên biệt dành cho trẻ em: thực hiện đúng theo tôn chỉ, mục đích, cấu tạo khung chương trình cơ bản, thời gian, thời lượng của kênh chương trình theo quy định tại Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
2. Đối với các kênh phát thanh, kênh truyền hình không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này và Điều 5 Thông tư này, số lượng tin, bài, chương trình thông tin dành cho trẻ em, tuyên truyền về trẻ em được phát sóng trong mỗi tháng phải đạt tỷ lệ tối thiểu 01% tổng thời lượng phát sóng của từng kênh chương trình trong tháng đó và phù hợp với tôn chỉ, mục đích, nội dung được quy định tại Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
Thực hiện đúng theo quy định tại Giấy phép hoạt động báo in, Giấy phép hoạt động báo điện tử, Giấy phép xuất bản ấn phẩm báo chí, Giấy phép mở chuyên trang của báo điện tử đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
1. Báo in phát hành hằng ngày hoặc cách ngày
a) Hằng tuần đăng tối thiểu 05% số lượng tin, bài có nội dung dành cho trẻ em, tuyên truyền về trẻ em phù hợp với tôn chỉ, mục đích được quy định tại giấy phép hoạt động báo chí.
b) Trong Tháng hành động vì trẻ em hằng năm hoặc trong thời gian diễn ra các hoạt động khác vì trẻ em do các bộ, ngành có chức năng quản lý nhà nước về thực hiện quyền trẻ em tổ chức, thiết lập tối thiểu 01 chuyên mục dành cho trẻ em để thông tin, tuyên truyền về trẻ em, về các sự kiện, hoạt động vì trẻ em phù hợp với tôn chỉ, mục đích được quy định tại giấy phép hoạt động báo chí.
2. Đối với báo in không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này
a) Hằng tháng đăng tối thiểu 01% số lượng tin, bài có nội dung dành cho trẻ em, tuyên truyền về trẻ em phù hợp với tôn chỉ, mục đích được quy định tại giấy phép hoạt động báo chí.
b) Trong Tháng hành động vì trẻ em hàng năm hoặc trong thời gian diễn ra các hoạt động khác vì trẻ em do các bộ, ngành có chức năng quản lý nhà nước về thực hiện quyền trẻ em tổ chức, đăng tối thiểu 02% số lượng tin, bài có nội dung dành cho trẻ em, tuyên truyền về trẻ em phù hợp với tôn chỉ, mục đích được quy định tại giấy phép hoạt động báo chí.
Hằng quý đăng tối thiểu 02% số lượng tin, bài có nội dung dành cho trẻ em, tuyên truyền về trẻ em phù hợp với tôn chỉ, mục đích được quy định tại giấy phép hoạt động báo chí.
1. Hằng tuần đăng phát tối thiểu 05% số lượng tin, bài có nội dung dành cho trẻ em, tuyên truyền về trẻ em phù hợp với tôn chỉ, mục đích được quy định tại giấy phép hoạt động báo chí.
2. Trong Tháng hành động vì trẻ em hằng năm hoặc trong thời gian diễn ra các hoạt động khác vì trẻ em do các bộ, ngành có chức năng quản lý nhà nước về thực hiện quyền trẻ em tổ chức, hằng tuần đăng phát tối thiểu 10% số lượng tin, bài có nội dung dành cho trẻ em, tuyên truyền về trẻ em phù hợp với tôn chỉ, mục đích được quy định tại giấy phép hoạt động báo chí.
Nội dung thông tin dành cho trẻ em, tuyên truyền về trẻ em ưu tiên đăng tải ở vị trí phù hợp, dễ nhận biết đối với trẻ em trong việc tiếp cận thông tin.
1. Xuất bản phẩm dành cho trẻ em (trừ sách giáo khoa) phải ghi rõ đối tượng phục vụ tại bìa 4 và trang tên sách theo các lứa tuổi sau:
a) Dành cho trẻ em dưới 06 tuổi;
b) Dành cho trẻ em từ 06 tuổi đến dưới 11 tuổi;
c) Dành cho trẻ em từ 11 tuổi đến dưới 16 tuổi;
d) Trường hợp xuất bản phẩm dành cho trẻ em có cách phân loại độ tuổi khác với quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì phải ghi rõ độ tuổi cụ thể.
2. Xuất bản phẩm dành cho trẻ em xuất bản tại Việt Nam bằng tiếng nước ngoài hoặc song ngữ phải ghi tên xuất bản phẩm và các thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này bằng tiếng Việt.
Xuất bản phẩm dành cho trẻ em của tác giả trong nước, ngoài việc tuân thủ các quy định pháp luật về xuất bản, phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Chính xác về lịch sử, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ;
2. Đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc;
3. Bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách cao đẹp, thể chất lành mạnh;
4. Phù hợp thuần phong, mỹ tục Việt Nam;
5. Phù hợp với mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em.
Xuất bản phẩm dành cho trẻ em của tác giả nước ngoài khi được dịch và xuất bản tại Việt Nam hoặc được nhập khẩu và phát hành tại Việt Nam, ngoài việc tuân thủ pháp luật Việt Nam về xuất bản, phải đảm bảo nội dung, hình ảnh phù hợp thuần phong, mỹ tục, mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em và điều kiện chính trị, văn hóa, xã hội Việt Nam.
1. Đối với báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử
a) Khi thông tin về những vụ việc tiêu cực, vi phạm pháp luật mà trẻ em là nạn nhân hoặc là người liên quan, phải làm mờ hoặc che mặt trẻ em và bảo đảm thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em;
b) Khi sử dụng trẻ em, hình ảnh trẻ em làm nhân vật, hình ảnh minh họa trong các chương trình phản ánh về các vụ việc tiêu cực, vi phạm pháp luật: Đối với trẻ em dưới 07 tuổi, phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người giám hộ theo quy định hiện hành; Đối với trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên, phải có sự đồng ý của trẻ em và của cha, mẹ, người giám hộ theo quy định hiện hành.
2. Đối với xuất bản phẩm
Khi sử dụng hình ảnh trẻ em để minh họa trên xuất bản phẩm: Đối với trẻ em dưới 07 tuổi, phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người giám hộ theo quy định hiện hành; Đối với trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên, phải có sự đồng ý của trẻ em và của cha, mẹ, người giám hộ theo quy định hiện hành.
1. Các cơ quan báo chí, nhà xuất bản phải thực hiện việc cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên các chương trình của kênh phát thanh, kênh truyền hình; báo in, báo điện tử và xuất bản phẩm.
2. Việc cảnh báo phải được thực hiện bằng một trong các phương thức hoặc kết hợp nhiều phương thức phù hợp với từng loại hình báo chí, xuất bản phẩm, bao gồm nhưng không giới hạn: âm thanh, hình ảnh, chữ viết, biểu tượng.
3. Đối với phát thanh, truyền hình, nội dung cảnh báo phải được thể hiện ngay trước khi bắt đầu phát sóng chương trình có nội dung cần cảnh báo.
4. Đối với báo in, nội dung cảnh báo phải được thể hiện ngay sát phía trên hoặc sát phía dưới tên tin, bài hoặc ngay tại vị trí đăng tin, bài. Đối với báo điện tử, nội dung cảnh báo phải được hiện lên ngay sau khi độc giả ấn chọn tin, bài và trước khi độc giả đọc được toàn bộ nội dung tin, bài.
5. Nội dung cảnh báo trên phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử phải bảo đảm ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ nhận biết và phải thể hiện được tối thiểu một trong các khuyến cáo sau đây:
a) Nội dung không phù hợp với trẻ em, đề nghị cân nhắc trước khi đọc, nghe, xem.
b) Cha mẹ, người lớn cần hướng dẫn nếu trẻ em đọc, nghe, xem.
c) Chương trình, phim có hình ảnh và tình tiết nhạy cảm, khuyến cáo nên có sự hướng dẫn của phụ huynh khi xem.
d) Nội dung không phù hợp với trẻ em dưới 06 tuổi; Nội dung không phù hợp với trẻ em từ 06 tuổi đến dưới 11 tuổi; Nội dung không phù hợp với trẻ em từ 11 tuổi đến dưới 16 tuổi.
6. Đối với xuất bản phẩm dành cho trẻ em có nội dung về giáo dục giới tính; chống bạo lực, xâm hại thân thể trẻ em phải ghi dòng chữ “Cha mẹ, người lớn cần hướng dẫn trẻ em đọc” tại trang tên sách hoặc tại bìa 4.
1. Đối với các cơ quan báo chí:
a) Thực hiện việc đăng, phát sản phẩm báo chí bảo đảm tuân thủ các quy định tại Luật báo chí và quy định tại Thông tư này;
b) Ưu tiên đăng, phát các sản phẩm báo chí trong nước dành cho trẻ em và các sản phẩm báo chí của tác giả là trẻ em;
c) Chú trọng biên tập nội dung sản phẩm báo chí phù hợp tâm sinh lý từng lứa tuổi.
2. Đối với các nhà xuất bản, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm
a) Thực hiện xuất bản, nhập khẩu xuất bản phẩm dành cho trẻ em bảo đảm tuân thủ các quy định tại Luật xuất bản và quy định tại Thông tư này;
b) Ưu tiên xuất bản tác phẩm, tài liệu của tác giả trong nước và tác giả là trẻ em;
c) Chú trọng biên tập nội dung xuất bản phẩm phù hợp tâm sinh lý từng lứa tuổi.
Chỉ đạo các cơ quan báo chí, nhà xuất bản thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích; chương trình, kế hoạch, nội dung dành cho trẻ em, tuyên truyền về trẻ em theo quy định của Thông tư này.
1. Kiểm tra, thanh tra và báo cáo cơ quan quản lý cấp trên về việc thực hiện các nội dung theo quy định tại Thông tư này đối với các cơ quan báo chí, các đơn vị hoạt động xuất bản ở địa phương.
2. Phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tại địa phương trong việc theo dõi, kiểm tra đối với các nội dung thông tin dành cho trẻ em, tuyên truyền về trẻ em trên phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử và xuất bản phẩm và tổ chức giao ban, gặp mặt báo chí liên quan về trẻ em để cung cấp thông tin về trẻ em cho báo chí ở địa phương.
1. Cục Báo chí có trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định tại Thông tư này của các cơ quan báo chí in, báo điện tử.
2. Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử có trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định tại Thông tư này của các đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh và truyền hình, các tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình.
3. Cục Xuất bản, In và Phát hành có trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định tại Thông tư này của các nhà xuất bản, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2017.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc cần bổ sung, sửa đổi, các đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Thông tin và Truyền thông để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./.
|
BỘ TRƯỞNG |
THE MINISTRY OF INFORMATION AND COMMUNICATIONS |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 09/2017/TT-BTTTT |
Hanoi, June 23, 2017 |
ON CONTENT RATIO, BROADCASTING TIME AND BROADCASTING PERIOD INTENDED FOR CHILDREN AND WARNING OF CONTENTS NOT SUITABLE FOR CHILDREN IN BROADCASTING NEWSPAPERS, PRINTED NEWSPAPERS, ONLINE NEWSPAPERS AND PUBLICATIONS
Pursuant to the Law on Children dated April 5, 2016;
Pursuant to the Law on Journalism dated April 5, 2016;
Pursuant to the Law on Publishing dated November 20, 2012;
Pursuant to the Government's Decree No. 56/2017/ND-CP dated May 9, 2017 on guidelines for the Law on Children;
Pursuant to the Government's Decree No. 17/2017/ND-CP dated February 17, 2017 on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Information and Communications;
At the request of Director of Department of Radio and Television and Electronic Information;
Minister of Information Technology And Communications promulgates a Circular on content ratio, broadcasting time and period intended for children and warning of contents not suitable for children in broadcasting newspapers, printed newspapers, online newspapers and publications,
This Circular provide guidelines for Clause 2 Article 6 of the Law on Children on content ratio, broadcasting time and period intended for children and warning of contents not suitable for children in broadcasting newspapers, printed newspapers, online newspapers and publications.
This Circular applies to news agencies; publishers and importers of publications; and governing bodies of news agencies and publishers; Departments of Information and Communications of provinces and central-affiliated cities (hereinafter referred to as provinces); and relevant entities.
Article 3. Interpretation of terms
1. Contents intended for children refers to contents to be produced, published, broadcasted, or released for readers or audiences being children;
2. Contents not suitable for children refer to contents not suitable for the age, maturity level, needs and capacity of the children, and the risk of adverse impact on cognitive and psychological development of children.
Article 4. Preferred contents to be produced, published, broadcasted, or released
1. Preferred contents to be produced, published, broadcasted, or released include:
a) Laws and policies on children rights;
b) Discovery, learning, exchange of knowledge, recreation, and entertainment intended for children;
c) Prevention and awareness of factors and acts likely to harm, abuse, hurt, or exploit children;
d) Guidelines for life skills, self-protection skills, and safety skills for children;
dd) Sex education, health, and nutrition;
e) Other contents as per the law.
2. In annual action month for child rights, subjects and themes on children shall be preferred, focusing on exercising children rights; matters relating to exercising children rights and fulfilling children obligations; topics and messages in the action month for child rights.
REGULATIONS ON CONTENT RATIO, BROADCASTING TIME AND PERIOD IN BROADCASTING NEWSPAPERS
Article 5. Radio channels, television channels stated in operation license for radio or television broadcasting of providers of broadcasting journalism
1. News about children:
a) Scheduled duration: at least 60 seconds per broadcast;
b) New broadcast frequency: At least 1 time per day in annual action month for child rights. For other times of the year, provide appropriate contents depending on certain events.
c) Broadcasting time: Included in daily newscasts.
2. Education programs:
a) Scheduled duration: at least 05 seconds per broadcast;
b) New broadcast frequency: At least 2 new broadcasts per month. In the annual action month for child rights, the new broadcast frequency will increase to at least 4 new broadcasts per month.
c) Daily broadcasting time: From 6:00 to 22:00, priority is given to the time slots from 6:00 to 7:30, from 12:00 to 13:30 or from 17:30 to 19:00 in the children's section of the program channel.
3. Entertainment, music, performance, storytelling, and cartoon programs, game shows, reality television and other similar programs:
a) Scheduled duration: at least 10 seconds per broadcast;
b) New broadcast frequency: At least 1 new broadcast per week. In the annual action month for child rights, the new broadcast frequency will increase to at least 2 new broadcasts per week.
c) Daily broadcasting time: From 6:00 to 22:00, priority is given to the time slots from 18:00 to 21:00 in the children's section of the program channel.
4. Programs, clips or trailers of child advocacy events and activities held by ministries in charge of children rights; and child advocacy messages:
a) Scheduled duration: At least 30 seconds per broadcast in case of clips, trailers or messages of child advocacy; at least 5 minutes per broadcast in case of other programs;
b) New broadcast frequency: At least 1 time per day in annual action month for child rights. For other times of the year, provide appropriate contents depending on certain events.
c) Broadcasting time: After daily newscasts; in subject or theme on children of the program channel.
5. Ratio of scheduled duration of contents intended for children or child advocacy programs to total scheduled duration of the program channel is 2% to 5% in a week.
Article 6. Other home radio and television channels
1. In case of a radio or television channel with guiding principles, purposes and beneficiaries are children or with particular contents intended for children: It shall follow the guiding principles, purposes, basic program framework, time and duration of the program channel as prescribed in the license for production of home program channels already granted by the Ministry of Information and Communication.
2. For radio and television channels not regulated by Clause 1 of this Article and Article 5 of this Circular, the number of children's news articles, programs on children which are broadcasted in each month must reach at least 1% of the total scheduled duration of each program channel in that month and in line with the guiding principles and purposes stated in the license for the production of home program channels granted by Ministry of Information and Communications.
CONTENT RATIO, COLUMN POSITIONS IN PRINTED NEWSPAPERS, ONLINE NEWSPAPERS
Article 7. Newspapers for children and products particularly intended for children
Conform to licenses for printed newspapers, online newspapers, publishing press publications and website of online newspapers issued by the Ministry of Information and Communication.
1. Printed newspapers issued every day or every few days
a) Weekly, at least 5% of articles intended for children, child advocacy, and in accordance with guiding principles and purposes prescribed in the press license.
b) In annual action month for child rights or during the time of other activities for children held by ministries in charge of child rights, publish at least 1 children column on child advocacy, events and activities intended for children in conformity with guiding principles and purposes as prescribed in the press license.
2. Other printed newspapers not regulated in Clause 1 of this Article
a) Monthly, publish at least 1% of articles intended for children, child advocacy, and in accordance with guiding principles and purposes prescribed in the press license.
b) In annual action month for child rights or during the time of other activities for children held by ministries in charge of child rights, publish at least 2% of articles intended for children, child advocacy, and in conformity with guiding principles and purposes as prescribed in the press license.
Article 9. Culture and society magazines
Quarterly, publish at least 2% of articles intended for children, child advocacy, and in accordance with guiding principles and purposes prescribed in the press license.
1. Weekly, publish at least 5% of articles intended for children, child advocacy, and in accordance with guiding principles and purposes prescribed in the press license.
2. In annual action month for child rights or during the time of other activities for children held by ministries in charge of child rights, weekly publish at least 10% of articles intended for children, child advocacy, and in conformity with guiding principles and purposes as prescribed in the press license.
Article 11. Column positions in printed newspapers and online newspapers
Contents intended for children and child advocacy is preferentially published in a noticeable and evident column for children.
PUBLICATIONS INTENDED FOR CHILDREN
Article 12. Requirements for contents in publications intended for children
1. Publications intended for children (excluding textbooks) are required to clarify readers at page 4 and page with the book name according to the following ages:
a) suitable for children aged under 6;
b) suitable for children aged from 6 to under 11;
c) suitable for children aged from 11 to under 16;
d) If the publication intended for children has classification of ages different from that prescribed in Points a, b, and c of this Clause, the specific ages shall be specified.
2. Publications intended for children published in Vietnam by foreign languages or bilingual, publications’ name and information prescribed in Clause 1 of this Article shall be published in Vietnamese.
Article 13. Requirements for contents of publications intended for children written by Vietnamese writers
Publications intended for children written by Vietnamese writers are required to both comply with regulation on publishing and meet the following requirements:
1. Accuracy of history, sovereignty, and territorial integrity;
2. Promotion of the patriotism, national pride;
3. Nourishing the soul, beautiful dignity, healthy body;
4. In conformity with fine customs of Vietnam;
5. In conformity with the level of maturity, needs, and capacity of children.
Article 14. Requirements for contents of publications intended for children written by foreign writers
Publications intended for children written by foreign authors, which are translated and published in Vietnam or imported and distributed in Vietnam, apart from complying with the laws of Vietnam on publishing, must meet requirements pertaining to contents, images is suitable for fine habits, customs, maturity levels, needs and abilities of children and the political, cultural and social conditions of Vietnam.
MANDATORY REQUIREMENTS FOR PUBLISHING OR BROADCASTING CHILD INFORMATION AND WARNING OF CONTENTS NOT SUITABLE FOR CHILDREN
Article 15. Mandatory requirements for posting, broadcasting, and publishing of news, articles and programs related to children
1. For printed, broadcasting, and online newspapers
a) When information about misconduct or illegal cases in which the child is a victim or involved, it must obscure or cover the child's face and ensure to protect confidential information of children under the provisions of Article 33 of the Government's Decree No. 56/2017/ND-CP of May 9, 2017 on guidelines for the Law on Children;
b) When utilizing children, images of children as characters, illustrations in programs reflecting misconduct cases and law violations: For children aged under 7, the consent of parents or guardians prescribed in accordance with applicable law is required; for children aged 7 or older, the consent of the child and of the parents or guardian in accordance with applicable law is required.
2. For publications
When using children's pictures to illustrate the publication: For children aged under 7, the consent of parents or guardians prescribed in accordance with applicable law is required; for children aged 7 or older, the consent of the child and of the parents or guardian in accordance with applicable law is required.
Article 16. Warning of contents not suitable for children
1. Press agencies and publishers shall give warning of contents not suitable for children on programs of radio or television channels; printed newspapers, online newspapers and publications.
2. The warning must be made by one of the methods or a combination of methods appropriate to each type of press or publication, including but not limited to: sounds, images, writing, and symbol.
3. For radio and/or television broadcast, the warning of content must be displayed instantly before the program is broadcasted.
4. For the printed press, the warning must be displayed closely to the top or bottom of the article name or at the column post. For online newspapers, the warning must be displayed instantly after the reader selects the news, articles and before the readers read the whole news content.
5. Any warning on radio, television, printed and online newspapers must be short, clear, easy to understand, easy to remember and recognizable and show at least one of the following warnings:
a) Not suitable for children, with careful consideration.
b) Suitable for children, with guidance of parents or adults.
c) Programs, films may contain sensitive images and scenes, with guidance of parents.
d) Not suitable for children under 6; not suitable for children from 6 to under 11; not suitable for children from 11 to under 16.
6. For publications for children with contents on sex education; fight against violence or child abuse, the phrase "“Cha mẹ, người lớn cần hướng dẫn trẻ em đọc” (Parental or adult guidance recommended) must be shown at the title page or at the cover 4.
Article 17. Responsibilities of the press agencies, publishers and importers of publications
1. For press agencies:
a) Publish and distribute press products in compliance with the provisions of the Press Law and the provisions of this Circular;
b) Prioritize the publication and distribution of Vietnamese press products for children and press products of children authors;
c) Attach special importance to the editorial content of journalistic products suitable with physiological psychology of each age group.
2. For publishers and importers of publications
a) Publish and import publications for children in compliance with the provisions of the Law on Publication and the provisions of this Circular;
b) Prioritize the publication of works and documents by Vietnamese authors and children authors;
c) Attach special importance to the editorial content of psychophysical publications of each age.
Article 18. Responsibilities of the managing agencies of the press and publishing
Direct the press agencies and publishers to strictly observe the guiding principles and purposes; programs, plans, content intended for children, child advocacy in accordance with the provisions of this Circular.
Article 19. Responsibilities of Departments of Information and Communications of provinces
1. examine, inspect and report to the superior managing agencies on the implementation of the contents prescribed in this Circular for press agencies and publishing units in their respective localities.
2. Coordinate with the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs in monitoring and inspecting information contents intended for children, child advocacy on radio, television and printed media, online newspapers and publications, and briefings, press conferences related to children to provide information about children to the local press.
Article 20. Responsibilities of units affiliated to the Ministry of Information and Communication
1. The Press Department shall have to manage, inspect and supervise the observance of the provisions of this Circular by printed and online press agencies.
2. The Department of Radio, Television and Electronic Information is responsible for managing, inspecting and supervising the implementation of the provisions of this Circular by radio, television, radio and television stations and organization of radio and television activities.
3. Department of Publishing, Printing and Release shall manage, inspect, and supervise implementation of this Circular by publishers and importers of publications.
This Circular comes into force as of October 1, 2017.
Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Information and Communications for consideration./.
|
MINISTER |