Thông tư 34/2017/TT-BYT về Hướng dẫn tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Số hiệu: | 34/2017/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Viết Tiến |
Ngày ban hành: | 18/08/2017 | Ngày hiệu lực: | 02/10/2017 |
Ngày công báo: | 04/10/2017 | Số công báo: | Từ số 751 đến số 752 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Tiêu đề | Thông tư 34/2017/TT-BYT về Hướng dẫn tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành | Mục lục |
---|---|---|
BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/2017/TT-BYT |
Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2017 |
HƯỚNG DẪN TƯ VẤN, SÀNG LỌC, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ TRƯỚC SINH VÀ SƠ SINH
Căn cứ Khoản 2 Điều 97 của Luật Hôn nhân và gia đình ngày 19 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Khoản 2 Điều 84 của Luật Trẻ em ngày 05 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư Hướng dẫn tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh.
Thông tư này quy định về tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh.
1. Dị tật bào thai (còn gọi là dị tật bẩm sinh hay bất thường bẩm sinh) là những bất thường cấu trúc hoặc chức năng (bao gồm cả bất thường chuyển hóa) xảy ra từ thời kỳ bào thai và có thể được phát hiện trước, trong hoặc sau khi sinh.
2. Sàng lọc trước sinh là việc sử dụng các kỹ thuật trong thời gian mang thai để phát hiện nguy cơ dị tật bào thai.
3. Sàng lọc sơ sinh là việc sử dụng các kỹ thuật để phát hiện trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc các bất thường bẩm sinh, các bệnh lý liên quan đến rối loạn nội tiết - chuyển hóa - di truyền nhưng chưa có biểu hiện trên lâm sàng ở giai đoạn sơ sinh.
4. Chẩn đoán trước sinh là việc sử dụng các kỹ thuật đặc hiệu trong thời gian mang thai để chẩn đoán những trường hợp nghi ngờ mắc dị tật bào thai được phát hiện qua sàng lọc trước sinh.
5. Chẩn đoán sơ sinh là việc sử dụng các kỹ thuật đặc hiệu trong giai đoạn sơ sinh để chẩn đoán những trường hợp nguy cơ mắc các bất thường bẩm sinh, các bệnh lý liên quan đến rối loạn nội tiết - chuyển hóa - di truyền được phát hiện qua sàng lọc sơ sinh.
1. Việc sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh chỉ được thực hiện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giấy phép hoạt động và phạm vi chuyên môn kỹ thuật phù hợp.
2. Việc sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh được thực hiện trên tinh thần tự nguyện. Riêng việc sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh đối với người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo quy định tại Khoản 2 Điều 97 Luật Hôn nhân và gia đình phải bắt buộc thực hiện.
3. Việc tư vấn phải được thực hiện trước, trong và sau khi sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh.
1. Tư vấn trước sàng lọc:
Nhân viên y tế tư vấn cho phụ nữ mang thai đối với sàng lọc trước sinh; tư vấn cho cha mẹ hoặc người giám hộ đối với sàng lọc sơ sinh các nội dung sau đây:
a) Mục đích, ý nghĩa, lợi ích và rủi ro có thể xảy ra khi tiến hành các kỹ thuật áp dụng trong sàng lọc;
b) Trình tự các bước thực hiện các kỹ thuật áp dụng trong sàng lọc đối với từng trường hợp cụ thể.
2. Sàng lọc:
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh áp dụng các kỹ thuật sàng lọc theo hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật của Bộ trưởng Bộ Y tế.
3. Tư vấn sau sàng lọc trước sinh:
Nhân viên y tế tư vấn cho phụ nữ mang thai sau sàng lọc trước sinh các nội dung sau đây:
a) Thông báo và giải thích kết quả của các kỹ thuật sàng lọc;
b) Hướng dẫn phụ nữ mang thai lựa chọn phương pháp theo dõi, chăm sóc thai nhi hoặc tiếp tục thực hiện các kỹ thuật đặc hiệu để chẩn đoán;
c) Hướng dẫn, chuyển phụ nữ mang thai đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp để theo dõi, thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán nếu cần thiết.
4. Tư vấn sau sàng lọc sơ sinh:
Nhân viên y tế tư vấn cho cha mẹ hoặc người giám hộ sau sàng lọc sơ sinh các nội dung sau đây:
a) Thông báo và giải thích kết quả của các kỹ thuật sàng lọc;
b) Hướng dẫn cha mẹ hoặc người giám hộ đưa trẻ sơ sinh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp để thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán xác định bệnh nếu kết quả sàng lọc của trẻ nguy cơ mắc các bất thường bẩm sinh, các bệnh lý liên quan đến rối loạn nội tiết - chuyển hóa - di truyền.
1. Tư vấn trước chẩn đoán:
Nhân viên y tế tư vấn cho phụ nữ mang thai đối với sàng lọc trước sinh; tư vấn cho cha mẹ hoặc người giám hộ đối với sàng lọc sơ sinh các nội dung sau đây:
a) Mục đích, ý nghĩa, lợi ích và rủi ro có thể xảy ra khi tiến hành các kỹ thuật trong chẩn đoán;
b) Trình tự các bước thực hiện các kỹ thuật trong chẩn đoán đối với từng trường hợp cụ thể.
2. Chẩn đoán:
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh áp dụng các kỹ thuật chẩn đoán theo hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật của Bộ trưởng Bộ Y tế.
3. Tư vấn sau chẩn đoán trước sinh:
Nhân viên y tế tư vấn cho phụ nữ mang thai sau chẩn đoán trước sinh các nội dung sau đây:
a) Cung cấp thông tin về dị tật bào thai đã được chẩn đoán trước sinh; nguy cơ, hậu quả có thể xảy ra của việc giữ thai hoặc chấm dứt thai kỳ đối với từng trường hợp cụ thể;
b) Tư vấn cho phụ nữ mang thai để lựa chọn giải pháp chăm sóc, xử trí phù hợp, bao gồm cả chấm dứt thai kỳ vì lý do dị tật bào thai nếu cần thiết.
4. Tư vấn sau chẩn đoán sơ sinh:
Nhân viên y tế tư vấn cho cha mẹ hoặc người giám hộ sau sàng lọc sơ sinh các nội dung sau đây:
a) Cung cấp thông tin về bệnh lý, dị tật của trẻ sơ sinh sau khi được chẩn đoán; các hậu quả có thể xảy ra nếu không điều trị đối với từng trường hợp cụ thể;
b) Tư vấn về các biện pháp theo dõi, chăm sóc, điều trị sơ sinh đối với từng trường hợp cụ thể;
c) Hướng dẫn cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp đưa trẻ sơ sinh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp để quản lý, theo dõi, chăm sóc và điều trị.
1. Tư vấn trước điều trị:
Nhân viên y tế tư vấn cho phụ nữ mang thai và chồng (nếu có) các nội dung sau đây:
a) Trường hợp bào thai bình thường hoặc phụ nữ mang thai quyết định giữ thai mặc dù có chỉ định chấm dứt thai kỳ: các biện pháp theo dõi và chăm sóc thai kỳ;
b) Trường hợp bào thai có chẩn đoán xác định dị tật (có chỉ định chấm dứt thai kỳ) và phụ nữ mang thai quyết định lựa chọn chấm dứt thai kỳ: các rủi ro có thể xảy ra khi áp dụng các kỹ thuật chấm dứt thai kỳ;
c) Trình tự thực hiện các kỹ thuật trong chấm dứt thai kỳ đối với từng trường hợp cụ thể.
2. Điều trị:
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh áp dụng các kỹ thuật điều trị trước sinh theo hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật của Bộ trưởng Bộ Y tế.
3. Quy định về chấm dứt thai kỳ vì lý do dị tật bào thai:
a) Việc chấm dứt thai kỳ chỉ được xem xét khi có bất thường nghiêm trọng về hình thái, cấu trúc của bào thai; có bất thường nhiễm sắc thể, bào thai có bệnh di truyền phân tử do đột biến gen mà chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu dẫn đến sau khi sinh có nguy cơ tàn phế cao.
b) Việc chấm dứt thai kỳ vì lý do dị tật bào thai được xem xét khi có sự đồng ý bằng văn bản của phụ nữ mang thai sau khi đã được nhân viên y tế tư vấn đầy đủ.
c) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có Giấy phép hoạt động và có phạm vi hoạt động chuyên môn kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt về thực hiện các kỹ thuật chấm dứt thai kỳ phải tổ chức hội chẩn các chuyên khoa liên quan để xem xét việc chấm dứt thai kỳ.
Thành phần tham gia hội chẩn bao gồm bác sĩ chuyên khoa có ít nhất 5 năm kinh nghiệm thuộc các chuyên ngành: sản khoa, nhi khoa, tim mạch, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm và giải phẫu bệnh lý. Các thành viên tham gia hội chẩn có thể thuộc các khoa, phòng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc được mời từ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
d) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xem xét, quyết định chấm dứt thai kỳ vì lý do dị tật của bào thai trên cơ sở kết luận sau hội chẩn.
1. Tư vấn trước điều trị:
Nhân viên y tế tư vấn cho cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ về sự cần thiết và các phương pháp điều trị phù hợp để họ lựa chọn.
2. Điều trị
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện các biện pháp theo dõi, điều trị sơ sinh theo hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật của Bộ trưởng Bộ Y tế cho từng trường hợp cụ thể.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 02 tháng 10 năm 2017.
Thông tư số 34/2016/TT-BYT ngày 21 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế Thông tư quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị, xử trí các bất thường, dị tật của bào thai hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số; Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em; Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh; Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Tổng cục Dân số) để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
MINISTRY OF HEALTH |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 34/2017/TT-BYT |
Hanoi, August 18, 2017 |
CIRCULAR
GUIDELINES FOR PRENATAL AND NEONATAL CONSULTATION, SCREENING, DIAGNOSIS, AND TREATMENT
Pursuant to Clause 2 Article 97 of the Law on Marriage and Family dated June 19, 2014;
Pursuant to Clause 2 Article 84 of the Law on Children dated April 5, 2016;
Pursuant to the Government's Decree No. 75/2017/ND-CP dated June 20, 2017 on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;
At the request of Director of General Office for Population;
The Minister of Health promulgates a Circular on guidelines for prenatal and neonatal consultation, screening, diagnosis, and treatment.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope
This Circular sets forth guidelines for prenatal and neonatal consultation, screening, diagnosis, and treatment.
Article 2. Interpretation of terms
1. Birth defect (also known as congenital malformation or congenital disorder) refers to an abnormality of the structure or functions (including abnormality of metabolism) which occurs during the pregnancy period and may be found before, during, or after birth.
2. Prenatal screening tests refer to a set of procedures that are performed during pregnancy to determine whether a baby is likely to have birth defects.
3. Neonatal screening tests refer to a set of procedures that are performed to determine whether a newborn is likely to have congenital disorder, pathological signs relating to endocrine -metabolic-genetic disorder, but not clinically evident in the newborn period.
4. Prenatal diagnosis refers to a set of procedures that are performed during pregnancy to diagnose whether a baby is likely to have birth defects that are found through prenatal screening tests.
5. Neonatal diagnosis refers to a set of specific procedures that are performed during the newborn period to diagnose whether a newborn is likely to have congenital disorder, pathological signs relating to endocrine-metabolic-genetic disorder that are found through neonatal screening tests.
Article 3. Rules for prenatal and neonatal consultation, screening, diagnosis, and treatment
1. The prenatal and neonatal consultation, screening, diagnosis, and treatment is only allowed to be performed at health facilities obtaining proper operating licenses within their specialities
2. The prenatal and neonatal consultation, screening, diagnosis, and treatment will be performed on the voluntary basis. Particularly, prenatal screening, diagnosis, and treatment are compulsory for surrogate mothers for humanitarian purpose as prescribed in Clause 2 Article 97 of the Law on marriage and family.
3. The consultation must be performed before, during, and after prenatal and neonatal screening, diagnosis, and treatment.
Chapter II
PRENATAL AND NEONATAL CONSULTATION, SCREENING, DIAGNOSIS, AND TREATMENT
Article 4. Prenatal and neonatal screening tests
1. Pre-screening consultation:
A health worker will give a consultation about prenatal screening tests to a pregnant woman or give a consultation of neonatal screening tests to a newborn's parents or guardian as follows:
a) Provide purposes, meaning, benefits and possible risks during performance of screening procedures;
b) Instruct steps of screening procedures to be performed on a case-by-case basis.
2. Screening:
Health facilities shall perform screening procedures in accordance with guidelines promulgated by the Minister of Health.
3. Prenatal and post-screening consultation:
A health worker will give a consultation of prenatal screening tests to a pregnant woman as follows:
a) Inform and explain screening tests’ results;
b) Instruct the pregnant woman to choose methods of monitoring and caring the unborn baby or further specific diagnosis procedures;
c) Instruct and refer the pregnant woman to another proper health facility for monitoring and performing diagnosis procedures as deemed appropriate.
4. Neonatal and post-screening consultation:
The health worker will give a consultation of neonatal screening tests to the newborn’s parents or guardian as follows:
a) Inform and explain screening tests’ results;
b) Instruct the parents or guardian to refer the newborn to other proper health facilities so as to perform diagnosis procedures if the screening tests show that the baby is likely to have birth defects or pathological signs relating to endocrine-metabolic-genetic disorder.
Article 5. Prenatal and neonatal diagnosis
1. Pre-diagnosis consultation:
A health worker will give a consultation about prenatal screening tests to a pregnant woman or give a consultation of neonatal screening tests to a newborn's parents or guardian as follows:
a) Provide purposes, meaning, benefits and possible risks during performance of diagnosis procedures;
b) Instruct steps of diagnosis procedures to be performed on a case-by-case basis.
2. Diagnosis:
Health facilities shall perform diagnosis procedures in accordance with guidelines promulgated by the Minister of Health.
3. Prenatal and diagnosis consultation:
A health worker will give a consultation of prenatal diagnosis tests to a pregnant woman as follows:
a) Provide information about birth defects that have been found through prenatal diagnosis; risks and possible consequences of the continuation of pregnancy or abortion on a case-by-case basis;
b) Consult the pregnant woman to choose proper caring and treatment, including abortion due to birth defects as deemed appropriate.
4. Neonatal and post-diagnosis consultation:
The health worker will give a consultation of neonatal screening tests to the newborn’s parents or guardian as follows:
a) Provide information about the newborn’s pathological signs or defects found in the diagnosis; possible consequences if no timely treatment is performed on a case-by-case basis;
b) Give consultation of newborn monitoring, caring, and treatment on a case-by-case basis;
c) Instruct the parents or legal guardian to refer the newborn to another proper health facility for further management, monitoring, caring and treatment.
Article 6. Prenatal treatment
1. Pre-treatment consultation:
A health worker will give a consultation a pregnant woman and her husband (if any) as follows:
a) If the fetus is diagnosed normal or the pregnant woman decides to continue the pregnancy despite indication for abortion: Measures for monitoring and caring of pregnancy will be consulted;
b) If the fetus is diagnosed to have defects (with indication for abortion) and the pregnant woman decides the abortion: possible risks upon performance of abortion will be consulted;
c) Steps of abortion procedures to be performed on a case-by-case basis.
2. Treatment:
Health facilities shall perform prenatal treatment procedures in accordance with guidelines promulgated by the Minister of Health.
3. Regulations on abortion due to birth defects:
a) The abortion will only be considered upon serious abnormality of form and structure of the fetus; abnormality of chromosomes, fetus with molecular genetic disorders due to genetic mutations that no specific therapeutic method is found resulting in high risk of disability after birth.
b) The abortion due to birth defects will be considered upon the written consent of the pregnant woman who has received sufficient consultation from a health worker.
c) A health facility obtaining a property operating license within its specialities approved by the competent authority must hold a medical consultation with related specialities to consider whether to abort the pregnancy.
Medical consultation is composed of specialists with at least 5 years' experience in the following areas of specialization: obstetrics, paediatrics, cardiovascular, medical imaging, testing and pathological anatomy. The medical consultation members may work for departments in the health facility or are invited from other health facilities.
d) The specialized head of the health facility shall consider whether to abort the pregnancy due to the birth defects according the medical consultation determinations.
Article 7. Neonatal treatment
1. Pre-treatment consultation:
A health worker will give a consultation of necessity and options of appropriate treatment to the newborn’s parents or guardian.
2. Treatment:
The health facility shall perform neonatal monitoring and treatment in accordance with guidelines promulgated by the Minister of Health on a case-by-case basis.
Chapter III
IMPLEMENTATION
Article 8. Entry in force
This Circular comes into force as of October 2, 2017.
Circular No. 34/2016/TT-BYT dated September 21, 2016 of the Minister of Health on physical examination, procedures for screening tests to discover and treat birth defects or congenital disorder shall expire from the effective date of this Circular.
Article 9. Implementation
Director of General Office for Population; Director of Department of Pediatric and Maternal Health; Director of Department of Examination and Treatment Management; heads of units affiliated to the Ministry of Health; Directors of Departments of Health of provinces and central-affiliated cities shall implement this Circular.
Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to General Office for Population affiliated to the Ministry of Health for consideration./.
|
PP. MINISTER |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực