Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước số 10/2017/QH14
Số hiệu: | 10/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 20/06/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2018 |
Ngày công báo: | 26/07/2017 | Số công báo: | Từ số 517 đến số 518 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án; thiệt hại được bồi thường; quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại; cơ quan giải quyết bồi thường; thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường; phục hồi danh dự; kinh phí bồi thường; trách nhiệm hoàn trả; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong công tác bồi thường nhà nước.
Cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần do người thi hành công vụ gây ra thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định tại Luật này.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người bị thiệt hại là cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần do người thi hành công vụ gây ra thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định tại Luật này.
2. Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án.
3. Người yêu cầu bồi thường là người có văn bản yêu cầu bồi thường thuộc một trong các trường hợp: người bị thiệt hại, người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của người bị thiệt hại, người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết hoặc tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại.
4. Hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn không đúng quy định của pháp luật.
5. Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường là văn bản đã có hiệu lực pháp luật do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định, trong đó xác định rõ hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ hoặc là bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định rõ người bị thiệt hại thuộc trường hợp được Nhà nước bồi thường.
6. Người giải quyết bồi thường là người được cơ quan giải quyết bồi thường cử để thực hiện việc giải quyết yêu cầu bồi thường.
7. Cơ quan giải quyết bồi thường là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật về tố tụng.
8. Hoàn trả là trách nhiệm của người thi hành công vụ gây thiệt hại phải trả lại một khoản tiền cho ngân sách nhà nước theo quy định của Luật này.
1. Việc bồi thường của Nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật này.
2. Việc giải quyết yêu cầu bồi thường được thực hiện kịp thời, công khai, bình đẳng, thiện chí, trung thực, đúng pháp luật; được tiến hành trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan giải quyết bồi thường và người yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật này.
Việc giải quyết yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại theo quy định tại Mục 1 Chương V của Luật này.
3. Người yêu cầu bồi thường đã yêu cầu một trong các cơ quan giải quyết bồi thường quy định tại khoản 7 Điều 3 của Luật này giải quyết yêu cầu bồi thường và đã được cơ quan đó thụ lý giải quyết thì không được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác giải quyết yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 52 của Luật này.
4. Nhà nước giải quyết yêu cầu bồi thường sau khi có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường hoặc kết hợp giải quyết yêu cầu bồi thường trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính tại Tòa án đối với yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự theo quy định của Luật này.
5. Trường hợp người bị thiệt hại có một phần lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì Nhà nước chỉ bồi thường phần thiệt hại sau khi trừ đi phần thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người bị thiệt hại.
Những người sau đây có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường:
1. Người bị thiệt hại;
2. Người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết; tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại;
3. Người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự;
4. Cá nhân, pháp nhân được những người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này ủy quyền thực hiện quyền yêu cầu bồi thường.
1. Thời hiệu yêu cầu bồi thường là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu bồi thường quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 5 của Luật này nhận được văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật này và trường hợp yêu cầu phục hồi danh dự.
2. Thời hiệu yêu cầu bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hành chính được xác định theo thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính.
3. Thời gian không tính vào thời hiệu yêu cầu bồi thường:
a) Khoảng thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự làm cho người có quyền yêu cầu bồi thường quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 5 của Luật này không thể thực hiện được quyền yêu cầu bồi thường;
b) Khoảng thời gian mà người bị thiệt hại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi chưa có người đại diện theo quy định của pháp luật hoặc người đại diện đã chết hoặc không thể tiếp tục là người đại diện cho tới khi có người đại diện mới.
4. Người yêu cầu bồi thường có nghĩa vụ chứng minh khoảng thời gian không tính vào thời hiệu quy định tại khoản 3 Điều này.
1. Nhà nước có trách nhiệm bồi thường khi có đủ các căn cứ sau đây:
a) Có một trong các căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Có thiệt hại thực tế của người bị thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định của Luật này;
c) Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại.
2. Căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng bao gồm:
a) Có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật này và có yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự giải quyết yêu cầu bồi thường;
b) Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính đã xác định có hành vi trái pháp luật của người bị kiện là người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và có yêu cầu bồi thường trước hoặc tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại;
c) Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự đã xác định có hành vi trái pháp luật của bị cáo là người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự và có yêu cầu bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính quy định tại Điều 17 của Luật này bao gồm:
1. Bản án, quyết định của Tòa án có thẩm quyền xác định rõ hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ;
2. Quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại chấp nhận một phần hoặc toàn bộ nội dung khiếu nại của người khiếu nại;
3. Quyết định hủy, thu hồi, sửa đổi, bổ sung quyết định hành chính vì quyết định đó được ban hành trái pháp luật;
4. Quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người thi hành công vụ bị tố cáo trên cơ sở kết luận nội dung tố cáo theo quy định của pháp luật về tố cáo;
5. Quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người thi hành công vụ trên cơ sở kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra;
6. Quyết định xử lý kỷ luật người thi hành công vụ do có hành vi trái pháp luật;
7. Văn bản khác theo quy định của pháp luật đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 3 của Luật này.
Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự quy định tại Điều 18 của Luật này bao gồm:
1. Bản án của Tòa án có thẩm quyền xác định rõ người bị thiệt hại thuộc trường hợp được bồi thường;
2. Quyết định của Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra xác định rõ người bị thiệt hại thuộc trường hợp được bồi thường;
3. Văn bản khác theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 3 của Luật này.
Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính quy định tại Điều 19 của Luật này bao gồm:
1. Bản án, quyết định hình sự của Tòa án có thẩm quyền xác định người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính phạm tội ra bản án trái pháp luật, tội ra quyết định trái pháp luật hoặc tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc;
2. Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị cuối cùng của Chánh án Tòa án có thẩm quyền hoặc của Hội đồng xét xử theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, tố tụng hành chính xác định rõ hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
3. Quyết định đình chỉ điều tra của Cơ quan điều tra, quyết định đình chỉ vụ án của Viện kiểm sát, Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự đối với người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính vì đã ra bản án, quyết định trái pháp luật hoặc làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc nhưng được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự;
4. Quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo của Chánh án Tòa án có thẩm quyền xác định người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính đã có hành vi ra bản án, quyết định trái pháp luật hoặc làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc và quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo đó xác định hành vi trái pháp luật của người ra bản án, quyết định có đủ căn cứ để xử lý kỷ luật hoặc xử lý trách nhiệm hình sự nhưng chưa bị xử lý thì người đó chết;
5. Quyết định xử lý kỷ luật người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính đã có hành vi ra bản án, quyết định trái pháp luật hoặc làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc;
6. Văn bản khác theo quy định của pháp luật đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 3 của Luật này.
Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong hoạt động thi hành án hình sự quy định tại Điều 20 của Luật này bao gồm:
1. Bản án, quyết định của Tòa án có thẩm quyền xác định rõ hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ;
2. Quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự chấp nhận một phần hoặc toàn bộ nội dung khiếu nại của người khiếu nại;
3. Quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người thi hành công vụ bị tố cáo trên cơ sở kết luận nội dung tố cáo theo quy định của pháp luật về tố cáo;
4. Quyết định xử lý kỷ luật người thi hành công vụ do có hành vi trái pháp luật;
5. Văn bản khác theo quy định của pháp luật đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 3 của Luật này.
Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự quy định tại Điều 21 của Luật này bao gồm:
1. Bản án, quyết định của Tòa án có thẩm quyền xác định rõ hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ;
2. Quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự chấp nhận một phần hoặc toàn bộ nội dung khiếu nại của người khiếu nại;
3. Quyết định hủy, thu hồi, sửa đổi, bổ sung quyết định về thi hành án vì quyết định đó được ban hành trái pháp luật;
4. Quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người thi hành công vụ bị tố cáo trên cơ sở kết luận nội dung tố cáo theo quy định của pháp luật về tố cáo;
5. Văn bản của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trả lời chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
6. Quyết định xử lý kỷ luật người thi hành công vụ do có hành vi trái pháp luật;
7. Văn bản khác theo quy định của pháp luật đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 3 của Luật này.
1. Người yêu cầu bồi thường là người bị thiệt hại có quyền sau đây:
a) Yêu cầu một trong các cơ quan quy định tại khoản 7 Điều 3 của Luật này giải quyết yêu cầu bồi thường và được thông báo kết quả giải quyết yêu cầu bồi thường;
b) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện quyết định, hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về tố tụng hành chính; khiếu nại, kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng;
c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình theo quy định của pháp luật;
d) Nhờ người khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mình;
đ) Được cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hướng dẫn thủ tục yêu cầu bồi thường;
e) Ủy quyền theo quy định của Bộ luật Dân sự cho cá nhân, pháp nhân khác thực hiện quyền yêu cầu bồi thường;
g) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người yêu cầu bồi thường là người bị thiệt hại có nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp kịp thời, chính xác, trung thực tài liệu, chứng cứ có liên quan đến yêu cầu bồi thường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ của mình;
b) Tham gia đầy đủ vào quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của cơ quan giải quyết bồi thường;
c) Chứng minh những thiệt hại thực tế của mình được bồi thường theo quy định tại Luật này và mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại;
d) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
3. Người yêu cầu bồi thường là người đại diện theo pháp luật, người thừa kế của người bị thiệt hại hoặc tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại có quyền, nghĩa vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Người yêu cầu bồi thường là người đại diện theo ủy quyền có quyền, nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 và khoản 2 Điều này trong phạm vi ủy quyền.
1. Người thi hành công vụ gây thiệt hại có quyền sau đây:
a) Được nhận văn bản, quyết định về việc giải quyết yêu cầu bồi thường liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật này;
b) Tố cáo hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường, xác định trách nhiệm hoàn trả theo quy định của pháp luật về tố cáo; khiếu nại, khởi kiện quyết định hoàn trả và kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật về khiếu nại, pháp luật về tố tụng hành chính;
c) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người thi hành công vụ gây thiệt hại có nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực thông tin, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của cơ quan giải quyết bồi thường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp thông tin, tài liệu của mình;
b) Tham gia đầy đủ vào quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của cơ quan giải quyết bồi thường và quá trình xác định trách nhiệm hoàn trả theo yêu cầu của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại;
c) Hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại;
d) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Tiếp nhận, thụ lý yêu cầu bồi thường.
2. Phục hồi danh dự hoặc yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại theo quy định của Luật này.
3. Giải thích cho người yêu cầu bồi thường về các quyền và nghĩa vụ của họ trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường.
4. Xác minh thiệt hại; tiến hành thương lượng, đối thoại, hòa giải trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ yêu cầu bồi thường, tính đúng đắn của các văn bản, tài liệu giải quyết yêu cầu bồi thường và quyết định giải quyết bồi thường.
6. Ra bản án, quyết định về giải quyết yêu cầu bồi thường, tổ chức thực hiện hoặc yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại thực hiện bản án, quyết định đó.
7. Gửi bản án, quyết định về giải quyết yêu cầu bồi thường cho cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước và cá nhân, tổ chức khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
8. Khôi phục hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị thiệt hại.
9. Hướng dẫn người yêu cầu bồi thường thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường.
10. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
11. Tham gia tố tụng tại Tòa án trong trường hợp người yêu cầu bồi thường khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều 52 hoặc Điều 55 của Luật này.
12. Xác định trách nhiệm hoàn trả hoặc yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại xác định trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại và thu tiền hoàn trả theo quy định của Luật này.
13. Xem xét, xử lý kỷ luật theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại.
14. Báo cáo về việc giải quyết yêu cầu bồi thường, xác định trách nhiệm hoàn trả và việc xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại cho cơ quan có thẩm quyền, cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.
15. Trường hợp Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính giải quyết yêu cầu bồi thường thì phải xác định hành vi của người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 7 của Luật này trước khi thực hiện các trách nhiệm quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, 13 và 14 Điều này.
1. Giả mạo tài liệu, giấy tờ hoặc cung cấp tài liệu, chứng cứ sai sự thật trong hồ sơ yêu cầu bồi thường và trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường.
2. Thông đồng giữa người yêu cầu bồi thường với người giải quyết bồi thường, người có liên quan để trục lợi.
3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn can thiệp trái pháp luật vào quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường, xác định trách nhiệm hoàn trả và xem xét, xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại.
4. Không giải quyết yêu cầu bồi thường hoặc không ra quyết định giải quyết bồi thường hoặc giải quyết yêu cầu bồi thường trái pháp luật.
5. Không thực hiện việc xác định trách nhiệm hoàn trả hoặc không xem xét, xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại.
6. Sách nhiễu, cản trở hoạt động giải quyết yêu cầu bồi thường.
Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
1. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trái pháp luật;
2. Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính trái pháp luật;
3. Áp dụng một trong các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính sau đây trái pháp luật:
a) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
b) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
c) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
4. Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trái pháp luật;
5. Áp dụng một trong các biện pháp xử lý hành chính sau đây trái pháp luật:
a) Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
b) Đưa vào trường giáo dưỡng;
c) Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
d) Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
6. Không áp dụng hoặc áp dụng không đúng quy định của Luật Tố cáo các biện pháp sau đây để bảo vệ người tố cáo khi người đó yêu cầu:
a) Đình chỉ, tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý kỷ luật hoặc quyết định khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người tố cáo; khôi phục vị trí công tác, vị trí việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho người tố cáo tại nơi công tác;
b) Đình chỉ, tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người tố cáo; khôi phục các quyền, lợi ích hợp pháp của người tố cáo đã bị xâm phạm tại nơi cư trú;
c) Áp dụng biện pháp ngăn chặn, xử lý hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người tố cáo theo quy định của pháp luật;
7. Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin về cố ý cung cấp thông tin sai lệch mà không đính chính và không cung cấp lại thông tin;
8. Cấp, thu hồi, không cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép và các giấy tờ có giá trị như giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trái pháp luật;
9. Áp dụng thuế, phí, lệ phí trái pháp luật; thu thuế, phí, lệ phí trái pháp luật; truy thu thuế, hoàn thuế trái pháp luật; thu tiền sử dụng đất trái pháp luật;
10. Áp dụng thủ tục hải quan trái pháp luật;
11. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư trái pháp luật; cấp hoặc thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trái pháp luật;
12. Ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trái pháp luật;
13. Cấp văn bằng bảo hộ khi có căn cứ pháp luật cho rằng người nộp đơn không có quyền nộp đơn hoặc có căn cứ pháp luật cho rằng đối tượng không đáp ứng điều kiện bảo hộ; từ chối cấp văn bằng bảo hộ với lý do đối tượng không đáp ứng điều kiện bảo hộ mà không có căn cứ pháp luật; chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ mà không có căn cứ pháp luật;
14. Ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.
Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
1. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp mà không có căn cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
2. Người bị bắt, người bị tạm giữ mà có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự quyết định trả tự do, hủy bỏ quyết định tạm giữ, không phê chuẩn lệnh bắt, quyết định gia hạn tạm giữ vì người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
3. Người bị tạm giam mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;
4. Người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, người đã bị kết án tử hình, người đã thi hành án tử hình mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;
5. Người bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án không bị tạm giữ, tạm giam, thi hành hình phạt tù mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;
6. Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án, đã chấp hành hình phạt tù mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm một hoặc một số tội và hình phạt chung sau khi tổng hợp hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành;
7. Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án và bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm tội bị kết án tử hình và hình phạt chung sau khi tổng hợp hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam vượt quá so với mức hình phạt chung của những tội mà người đó phải chấp hành;
8. Người bị xét xử bằng nhiều bản án, Tòa án đã tổng hợp hình phạt của nhiều bản án đó mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm một hoặc một số tội và hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành;
9. Pháp nhân thương mại bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi của pháp nhân không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được pháp nhân đã thực hiện tội phạm và pháp nhân đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
10. Cá nhân, tổ chức có tài sản bị thiệt hại do việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu, xử lý, có tài khoản bị phong tỏa hoặc cá nhân, tổ chức khác có liên quan đến các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này bị thiệt hại.
Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
1. Tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trái pháp luật;
2. Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện pháp khẩn cấp tạm thời mà cá nhân, tổ chức yêu cầu;
3. Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cá nhân, tổ chức;
4. Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không có lý do chính đáng;
5. Ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị cơ quan có thẩm quyền kết luận là trái pháp luật mà người ra bản án, quyết định đó bị xử lý kỷ luật, xử lý trách nhiệm hình sự;
6. Thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy hoặc làm hư hỏng tài liệu, chứng cứ hoặc bằng hành vi khác làm sai lệch nội dung vụ án, vụ việc dẫn đến việc ban hành bản án, quyết định trái pháp luật.
Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
1. Thi hành án tử hình đối với người thuộc trường hợp không bị thi hành án tử hình quy định tại Bộ luật Hình sự;
2. Giam người bị kết án phạt tù quá thời hạn phải thi hành án theo bản án, quyết định của Tòa án;
3. Không thực hiện một trong các quyết định sau đây:
a) Hoãn thi hành án của Tòa án đối với người bị kết án phạt tù;
b) Tạm đình chỉ thi hành án của Tòa án đối với người đang chấp hành hình phạt tù;
c) Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù của Tòa án đối với người đang chấp hành hình phạt tù;
d) Tha tù trước thời hạn có điều kiện của Tòa án đối với người bị kết án phạt tù;
đ) Đặc xá của Chủ tịch nước đối với người bị kết án phạt tù được đặc xá;
e) Đại xá của Quốc hội đối với người bị kết án được đại xá.
Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
1. Ra hoặc không ra một trong các quyết định sau đây trái pháp luật:
a) Thi hành án;
b) Hủy, thu hồi, sửa đổi, bổ sung quyết định thi hành án;
c) Áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án;
d) Cưỡng chế thi hành án;
đ) Hoãn thi hành án;
e) Tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án;
g) Tiếp tục thi hành án;
2. Tổ chức thi hành hoặc không tổ chức thi hành một trong các quyết định quy định tại khoản 1 Điều này trái pháp luật.
1. Thiệt hại được bồi thường là thiệt hại thực tế đã phát sinh, các khoản lãi quy định tại các điều 23, 24, 25, 26 và 27 của Luật này và chi phí khác quy định tại Điều 28 của Luật này.
2. Giá trị thiệt hại được bồi thường được tính tại thời điểm thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường quy định tại Điều 43 của Luật này hoặc tại thời điểm Tòa án cấp sơ thẩm xác định giá trị thiệt hại đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 52 và Điều 55 của Luật này. Trường hợp người yêu cầu bồi thường khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật này thì giá trị thiệt hại vẫn được tính tại thời điểm thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường trước đó.
3. Khoảng thời gian làm căn cứ xác định thiệt hại được bồi thường quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 23, Điều 24, các khoản 1, 2 và 3 Điều 25, các khoản 1, 2, 3 và điểm a khoản 4 Điều 26, khoản 3 Điều 27 của Luật này được tính từ ngày phát sinh thiệt hại thực tế cho đến khi chấm dứt thiệt hại đó.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
1. Trường hợp tài sản đã bị phát mại, bị mất thì thiệt hại được xác định căn cứ vào giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tác dụng và mức độ hao mòn của tài sản trên thị trường tại thời điểm quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này. Thời điểm để xác định hiện trạng tài sản làm căn cứ tính mức bồi thường là thời điểm thiệt hại xảy ra.
2. Trường hợp tài sản bị hư hỏng thì thiệt hại được xác định là chi phí có liên quan theo giá thị trường tại thời điểm quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này để sửa chữa, khôi phục lại tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng không thể sửa chữa, khôi phục thì thiệt hại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp có thiệt hại phát sinh do việc không sử dụng, khai thác tài sản thì thiệt hại được xác định là thu nhập thực tế bị mất. Đối với những tài sản trên thị trường có cho thuê, thu nhập thực tế bị mất được xác định phù hợp với mức giá thuê trung bình 01 tháng của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, tính năng, tác dụng và chất lượng tại thời điểm quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này; đối với những tài sản trên thị trường không có cho thuê, thu nhập thực tế bị mất được xác định trên cơ sở thu nhập trung bình của 03 tháng liền kề do tài sản bị thiệt hại mang lại trong điều kiện bình thường trước thời điểm thiệt hại xảy ra.
4. Trường hợp các khoản tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các khoản tiền bị tịch thu, thi hành án, khoản tiền đã đặt để bảo đảm theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì phải hoàn trả các khoản tiền đó và khoản lãi cho người bị thiệt hại.
Trường hợp các khoản tiền đó là khoản vay có lãi thì khoản lãi được tính là khoản lãi vay hợp pháp theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Trường hợp các khoản tiền đó không phải là khoản vay có lãi thì khoản lãi được tính theo lãi suất phát sinh do chậm trả tiền trong trường hợp không có thỏa thuận theo quy định của Bộ luật Dân sự tại thời điểm quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này.
5. Trường hợp người bị thiệt hại không thể thực hiện được các giao dịch dân sự, kinh tế đã có hiệu lực và đã phải thanh toán tiền phạt do vi phạm nghĩa vụ trong giao dịch dân sự, kinh tế đó thì thiệt hại được xác định là số tiền phạt theo mức phạt đã thỏa thuận và khoản lãi của khoản tiền phạt đó.
Trường hợp khoản tiền phạt đó là khoản vay có lãi thì khoản lãi được tính là khoản lãi vay hợp pháp theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Trường hợp khoản tiền phạt đó không phải là khoản vay có lãi thì khoản lãi được tính theo lãi suất phát sinh do chậm trả tiền trong trường hợp không có thỏa thuận theo quy định của Bộ luật Dân sự tại thời điểm quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này.
6. Trường hợp thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì thiệt hại được bồi thường là phần thiệt hại do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại là cá nhân được xác định như sau:
a) Thu nhập ổn định từ tiền lương, tiền công được xác định theo mức tiền lương, tiền công của người bị thiệt hại trong khoảng thời gian tiền lương, tiền công bị mất hoặc bị giảm sút;
b) Thu nhập không ổn định từ tiền lương, tiền công được xác định căn cứ vào mức tiền lương, tiền công trung bình của 03 tháng liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra trong khoảng thời gian tiền lương, tiền công bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thu nhập không ổn định theo mùa vụ được xác định là thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương trong khoảng thời gian thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Nếu không xác định được thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương thì thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút được bồi thường là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại nơi người bị thiệt hại cư trú cho 01 ngày bị thiệt hại.
Ngày lương tối thiểu vùng được xác định là 01 tháng lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định chia cho 26 ngày.
2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại là tổ chức bao gồm các khoản thu nhập theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thu nhập được bồi thường được xác định căn cứ vào thu nhập trung bình của 02 năm liền kề trước thời điểm xảy ra thiệt hại. Việc xác định thu nhập trung bình được căn cứ vào báo cáo tài chính của tổ chức theo quy định của pháp luật. Trường hợp tổ chức được thành lập chưa đủ 02 năm tính đến thời điểm xảy ra thiệt hại thì thu nhập được bồi thường được xác định trên cơ sở thu nhập trung bình trong thời gian hoạt động thực tế theo báo cáo tài chính của tổ chức đó theo quy định của pháp luật.
1. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cho người bị thiệt hại trước khi chết.
2. Chi phí bồi dưỡng sức khỏe cho người bị thiệt hại trước khi chết được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho 01 ngày khám bệnh, chữa bệnh theo số ngày trong hồ sơ bệnh án.
3. Chi phí cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian khám bệnh, chữa bệnh trước khi chết được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho 01 ngày chăm sóc người bị thiệt hại.
4. Chi phí cho việc mai táng người bị thiệt hại chết được xác định theo mức trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
5. Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được xác định là 01 tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người được cấp dưỡng đang cư trú cho mỗi tháng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc đã được xác định theo bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cho người bị thiệt hại.
2. Chi phí bồi dưỡng sức khỏe cho người bị thiệt hại được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho 01 ngày khám bệnh, chữa bệnh theo số ngày trong hồ sơ bệnh án.
3. Chi phí cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian khám bệnh, chữa bệnh được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho 01 ngày chăm sóc người bị thiệt hại.
4. Trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động và có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:
a) Chi phí cho người chăm sóc người bị thiệt hại được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại nơi người bị thiệt hại cư trú cho 01 ngày chăm sóc người bị thiệt hại;
b) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được xác định là 01 tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người được cấp dưỡng cư trú cho mỗi tháng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc đã được xác định theo bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn được xác định là 0,5 ngày lương theo mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (sau đây gọi là ngày lương cơ sở) cho 01 ngày bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
2. Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được xác định là 02 ngày lương cơ sở cho 01 ngày bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3. Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án, bị áp dụng biện pháp ngăn chặn trong hoạt động tố tụng hình sự được xác định như sau:
a) Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại bị giữ trong trường hợp khẩn cấp được xác định là 02 ngày lương cơ sở;
b) Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại bị bắt, tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù được xác định là 05 ngày lương cơ sở cho 01 ngày bị bắt, tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù;
c) Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại không bị bắt, tạm giữ, tạm giam hoặc chấp hành hình phạt không phải là hình phạt tù được xác định là 02 ngày lương cơ sở cho 01 ngày không bị bắt, tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;
d) Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù cho hưởng án treo được xác định là 03 ngày lương cơ sở cho 01 ngày chấp hành hình phạt;
đ) Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại đã chấp hành xong hình phạt theo bản án, quyết định của Tòa án mà sau đó mới có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó thuộc trường hợp được bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự được xác định là 02 ngày lương cơ sở cho 01 ngày chưa có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó thuộc trường hợp được bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự.
4. Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại chết được xác định là 360 tháng lương cơ sở. Trường hợp người bị thiệt hại chết thì không áp dụng bồi thường thiệt hại về tinh thần quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này.
5. Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp sức khoẻ bị xâm phạm được xác định căn cứ vào mức độ sức khoẻ bị tổn hại nhưng không quá 50 tháng lương cơ sở.
6. Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật được xác định là 01 ngày lương cơ sở cho 01 ngày bị buộc thôi việc trái pháp luật.
7. Ngày lương cơ sở được xác định là 01 tháng lương cơ sở chia cho 22 ngày.
1. Các chi phí hợp lý khác được bồi thường bao gồm:
a) Chi phí thuê phòng nghỉ, chi phí đi lại, in ấn tài liệu, gửi đơn thư trong quá trình khiếu nại, tố cáo; chi phí thuê người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại;
b) Chi phí đi lại để thăm gặp của thân nhân người bị tạm giữ, người bị tạm giam, người chấp hành án phạt tù trong tố tụng hình sự.
Thân nhân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam, người chấp hành án phạt tù được xác định theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam, pháp luật về thi hành án hình sự.
2. Chi phí quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được xác định như sau:
a) Chi phí thuê phòng nghỉ, chi phí đi lại, in ấn tài liệu được thanh toán theo hóa đơn, chứng từ hợp pháp với giá trị được xác định tại thời điểm quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này nhưng tối đa không quá mức quy định của Bộ Tài chính về chế độ công tác phí đối với cán bộ, công chức; chế độ chi tổ chức hội nghị đối với cơ quan nhà nước.
Trường hợp người yêu cầu bồi thường không xuất trình được hóa đơn, chứng từ hợp pháp đối với các chi phí quy định tại điểm này thì chi phí được bồi thường không quá 06 tháng lương cơ sở tại thời điểm quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này cho 01 năm tính từ thời điểm bắt đầu khiếu nại hoặc tố cáo hoặc tham gia tố tụng cho đến ngày có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền;
b) Chi phí gửi đơn thư đến cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết được tính theo biên lai cước phí bưu chính với giá trị được xác định tại thời điểm quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này.
Trường hợp người yêu cầu bồi thường không xuất trình được biên lai cước phí đối với các chi phí quy định tại điểm này thì chi phí được bồi thường không quá 01 tháng lương cơ sở tại thời điểm quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này cho 01 năm tính từ thời điểm bắt đầu khiếu nại hoặc tố cáo hoặc tham gia tố tụng cho đến ngày có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền;
c) Chi phí thuê người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại được thanh toán theo hợp đồng thực tế nhưng không quá mức thù lao do Chính phủ quy định đối với luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và chỉ thanh toán cho một người bào chữa hoặc một người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại tại một thời điểm.
3. Chi phí quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được xác định theo số người, số lần thăm gặp thực tế nhưng không quá số người, số lần được thăm gặp tối đa theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam, pháp luật về thi hành án hình sự. Trường hợp không chứng minh được số người, số lần thăm gặp thực tế thì chi phí này được xác định theo số người, số lần được thăm gặp tối đa theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam, pháp luật về thi hành án hình sự.
4. Khoảng thời gian làm căn cứ xác định chi phí được bồi thường quy định tại Điều này được tính từ ngày phát sinh thiệt hại thực tế cho đến ngày có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Ngoài các thiệt hại được bồi thường quy định tại các điều 23, 24, 25, 26, 27 và 28 của Luật này, người bị thiệt hại là cá nhân còn được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp sau đây:
a) Khôi phục chức vụ (nếu có), việc làm và các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật có liên quan;
b) Khôi phục quyền học tập;
c) Khôi phục tư cách thành viên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
2. Ngoài các thiệt hại được bồi thường quy định tại các điều 23, 24, 25, 26, 27 và 28 của Luật này, người bị thiệt hại là tổ chức còn được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
3. Trình tự, thủ tục khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật và các quy định, quy chế, điều lệ của các tổ chức có liên quan.
1. Tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu trái pháp luật phải được trả lại ngay khi quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu bị hủy bỏ.
2. Việc trả lại tài sản bị tạm giữ, tịch thu trái pháp luật trong hoạt động quản lý hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Việc trả lại tài sản bị kê biên trái pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
4. Việc trả lại tài sản bị thu giữ trái pháp luật trong hoạt động tố tụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự, công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật, người bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc trái pháp luật thì được phục hồi danh dự.
2. Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm chủ động thực hiện việc phục hồi danh dự đối với người bị thiệt hại trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này. Việc phục hồi danh dự được thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương V của Luật này.
1. Nhà nước không bồi thường các thiệt hại sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù người thi hành công vụ đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và trong khả năng cho phép;
c) Thiệt hại xảy ra trong hoàn cảnh người thi hành công vụ muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây ra một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 23 của Luật này.
2. Ngoài các thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều này, trong hoạt động tố tụng hình sự, Nhà nước không bồi thường các thiệt hại sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp người bị truy cứu trách nhiệm hình sự thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự;
b) Thiệt hại xảy ra do người bị thiệt hại khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu, vật chứng sai sự thật để nhận tội thay cho người khác hoặc để che giấu tội phạm;
c) Thiệt hại xảy ra do người có hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu rõ ràng cấu thành tội phạm, bị khởi tố, truy tố trong vụ án hình sự được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại nhưng vụ án đã được đình chỉ do người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố;
d) Thiệt hại xảy ra do người bị khởi tố, truy tố, xét xử đúng với các văn bản quy phạm pháp luật tại thời điểm khởi tố, truy tố, xét xử nhưng tại thời điểm ra bản án, quyết định thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự theo các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành và có hiệu lực sau ngày khởi tố, truy tố, xét xử.
3. Ngoài các thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều này, trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, Nhà nước không bồi thường thiệt hại xảy ra khi người thi hành công vụ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo đúng yêu cầu của người yêu cầu mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba. Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
4. Ngoài các thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều này, trong hoạt động thi hành án dân sự, Nhà nước không bồi thường thiệt hại xảy ra khi người thi hành công vụ áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án theo đúng yêu cầu của đương sự mà gây thiệt hại. Người yêu cầu chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
1. Cơ quan giải quyết bồi thường ở trung ương bao gồm:
a) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Tổng cục, cục, các đơn vị khác có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ hoặc thuộc cơ quan thuộc Chính phủ là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình.
2. Cơ quan giải quyết bồi thường ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bao gồm:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Cơ quan chuyên môn hoặc các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình.
4. Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình.
5. Cơ quan có thẩm quyền cung cấp thông tin theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin.
6. Cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố cáo theo quy định của Luật Tố cáo.
7. Cơ quan ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức.
8. Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính; Tòa án có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Cơ quan điều tra hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra là cơ quan giải quyết bồi thường trong các trường hợp sau đây:
1. Đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp mà không có căn cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; đã ra lệnh bắt, quyết định tạm giữ nhưng cơ quan, người có thẩm quyền quyết định trả tự do, hủy bỏ quyết định tạm giữ, không phê chuẩn lệnh bắt, không phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ vì người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
2. Đã ra quyết định khởi tố bị can nhưng Viện kiểm sát không phê chuẩn quyết định khởi tố vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;
3. Viện kiểm sát quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra ra kết luận điều tra bổ sung hoặc kết luận điều tra mới đề nghị truy tố nhưng Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm.
Viện kiểm sát là cơ quan giải quyết bồi thường trong các trường hợp sau đây:
1. Đã phê chuẩn lệnh bắt, quyết định gia hạn tạm giữ của Cơ quan điều tra hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhưng người bị bắt, bị tạm giữ không có hành vi vi phạm pháp luật;
2. Đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam, quyết định gia hạn tạm giam mà sau đó có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 34 của Luật này; đã quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung nhưng căn cứ kết quả điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;
3. Đã ra quyết định truy tố bị can nhưng Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm và bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật;
4. Tòa án cấp sơ thẩm quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung nhưng sau đó có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;
5. Tòa án cấp sơ thẩm quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung nhưng sau đó tuyên bị cáo không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm và bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật;
6. Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm xác định bị cáo không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;
7. Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm xác định bị cáo không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm và sau đó Tòa án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm vẫn giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm xác định bị cáo không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm.
1. Tòa án cấp sơ thẩm là cơ quan giải quyết bồi thường trong các trường hợp sau đây:
a) Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, tuyên bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;
b) Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại mà sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;
c) Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại mà sau đó bị cáo được tuyên không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;
d) Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có tội và bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;
đ) Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có tội và bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại mà sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;
e) Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có tội và bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại mà sau đó bị cáo được tuyên không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm.
2. Tòa án cấp phúc thẩm là cơ quan giải quyết bồi thường trong các trường hợp sau đây:
a) Tòa án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án phúc thẩm và đình chỉ vụ án vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;
b) Tòa án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án phúc thẩm để điều tra lại mà sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;
c) Tòa án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án phúc thẩm để xét xử lại mà sau đó bị cáo được tuyên không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm.
3. Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm là cơ quan giải quyết bồi thường trong các trường hợp sau đây:
a) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương mà quyết định bị hủy đã xác định bị cáo có tội và đình chỉ vụ án vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;
b) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương mà quyết định bị hủy đã xác định bị cáo có tội để điều tra lại nhưng sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;
c) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương mà quyết định bị hủy đã xác định bị cáo có tội để xét xử lại nhưng sau đó bị cáo được tuyên không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm.
4. Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan giải quyết bồi thường trong các trường hợp sau đây:
a) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của mình mà quyết định bị hủy đã xác định bị cáo có tội, hủy bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật, đồng thời quyết định về nội dung vụ án và tuyên bị cáo không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;
b) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của mình mà quyết định bị hủy đã xác định bị cáo có tội, hủy bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại nhưng sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;
c) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của mình mà quyết định bị hủy đã xác định bị cáo có tội, hủy bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại nhưng sau đó bị cáo được tuyên không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm.
1. Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 19 của Luật này là cơ quan giải quyết bồi thường.
2. Tòa án cấp sơ thẩm là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp ra bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 19 của Luật này mà bản án, quyết định đó bị hủy theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
3. Tòa án cấp phúc thẩm là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp ra bản án, quyết định phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 19 của Luật này mà bản án, quyết định đó bị hủy theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
4. Tòa án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp ra quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm đã có hiệu lực pháp luật quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 19 của Luật này mà quyết định đó bị hủy theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
5. Tòa án đã ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 19 của Luật này là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy bản án, quyết định đó theo thủ tục đặc biệt, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này.
6. Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy quyết định của mình, hủy bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 19 của Luật này theo thủ tục đặc biệt và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Tòa án nhân dân tối cao.
7. Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự.
1. Cơ quan thi hành án hình sự các cấp trong Công an nhân dân theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
2. Cơ quan thi hành án hình sự các cấp trong Quân đội nhân dân theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
3. Cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
4. Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự.
1. Cục Thi hành án dân sự và Chi cục Thi hành án dân sự.
2. Cơ quan Thi hành án quân khu và tương đương.
3. Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự.
1. Trường hợp cơ quan giải quyết bồi thường là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại thì việc xác định cơ quan giải quyết bồi thường trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:
a) Trường hợp cơ quan giải quyết bồi thường đã được chia, tách, sáp nhập, hợp nhất hoặc bị giải thể thì cơ quan kế thừa chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đó là cơ quan giải quyết bồi thường; trường hợp không có cơ quan nào kế thừa chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đã bị giải thể thì cơ quan đã ra quyết định giải thể là cơ quan giải quyết bồi thường; trường hợp cơ quan đã ra quyết định giải thể là Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thì cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước có thẩm quyền xác định cơ quan giải quyết bồi thường;
b) Trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan cùng gây thiệt hại thì cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ là cơ quan giải quyết bồi thường; trường hợp không có sự thống nhất về cơ quan giải quyết bồi thường thì cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước có thẩm quyền xác định cơ quan giải quyết bồi thường;
c) Trường hợp tại thời điểm thụ lý yêu cầu bồi thường mà người thi hành công vụ gây thiệt hại không còn làm việc tại cơ quan quản lý người đó tại thời điểm gây thiệt hại thì cơ quan giải quyết bồi thường là cơ quan quản lý người thi hành công vụ tại thời điểm gây thiệt hại;
d) Trường hợp có sự ủy quyền hoặc ủy thác thực hiện công vụ thì cơ quan ủy quyền hoặc cơ quan ủy thác là cơ quan giải quyết bồi thường; trường hợp cơ quan được ủy quyền, cơ quan nhận ủy thác là cơ quan nhà nước thực hiện không đúng nội dung ủy quyền, ủy thác gây thiệt hại thì cơ quan này là cơ quan giải quyết bồi thường.
2. Trường hợp giải quyết yêu cầu bồi thường trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính tại Tòa án thì Tòa án đang thụ lý giải quyết vụ án là cơ quan giải quyết bồi thường.
3. Trường hợp người yêu cầu bồi thường đồng thời yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại và Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường thì cơ quan đã thụ lý yêu cầu bồi thường trước là cơ quan giải quyết bồi thường.
1. Trường hợp người bị thiệt hại trực tiếp yêu cầu bồi thường thì hồ sơ yêu cầu bồi thường (sau đây gọi là hồ sơ) bao gồm:
a) Văn bản yêu cầu bồi thường;
b) Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp người bị thiệt hại không được gửi hoặc không thể có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;
c) Giấy tờ chứng minh nhân thân của người bị thiệt hại;
d) Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường (nếu có).
2. Trường hợp người yêu cầu bồi thường là người thừa kế (nếu có nhiều người thừa kế thì những người thừa kế đó phải cử ra một người đại diện) hoặc là người đại diện của người bị thiệt hại thì ngoài các tài liệu quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này, hồ sơ còn phải có các tài liệu sau đây:
a) Giấy tờ chứng minh nhân thân của người thừa kế, người đại diện của người bị thiệt hại;
b) Văn bản ủy quyền hợp pháp trong trường hợp đại diện theo ủy quyền;
c) Trường hợp người bị thiệt hại chết mà có di chúc thì người yêu cầu bồi thường phải cung cấp di chúc, trường hợp không có di chúc thì phải có văn bản hợp pháp về quyền thừa kế.
3. Văn bản yêu cầu bồi thường phải có nội dung chính sau đây:
a) Họ, tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc (nếu có) của người yêu cầu bồi thường;
b) Ngày, tháng, năm làm văn bản yêu cầu bồi thường;
c) Hành vi gây thiệt hại của người thi hành công vụ;
d) Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế xảy ra và hành vi gây thiệt hại của người thi hành công vụ;
đ) Thiệt hại, cách tính và mức yêu cầu bồi thường;
e) Đề nghị tạm ứng kinh phí bồi thường (nếu có);
g) Đề nghị cơ quan giải quyết bồi thường thu thập văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường nhưng phải nêu rõ tên văn bản và địa chỉ thu thập văn bản đó trong trường hợp người yêu cầu bồi thường không có khả năng thu thập văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;
h) Yêu cầu phục hồi danh dự (nếu có);
i) Yêu cầu khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác (nếu có).
Trường hợp người bị thiệt hại chỉ yêu cầu phục hồi danh dự thì văn bản yêu cầu bồi thường phải có nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, g và h khoản này.
4. Người yêu cầu bồi thường nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính tới cơ quan giải quyết bồi thường.
Trường hợp chưa xác định ngay được cơ quan giải quyết bồi thường, người yêu cầu bồi thường nộp hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi người bị thiệt hại cư trú hoặc có trụ sở. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác định cơ quan giải quyết bồi thường, chuyển hồ sơ đến cơ quan giải quyết bồi thường và thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu bồi thường.
5. Trường hợp người yêu cầu bồi thường trực tiếp nộp hồ sơ thì các giấy tờ, tài liệu và chứng cứ quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 và khoản 2 Điều này là bản sao nhưng phải có bản chính để đối chiếu; trường hợp người yêu cầu bồi thường gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính thì các giấy tờ, tài liệu và chứng cứ quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 và khoản 2 Điều này là bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật về chứng thực.
1. Cơ quan giải quyết bồi thường tiếp nhận hồ sơ, ghi vào sổ nhận hồ sơ và cấp giấy xác nhận đã nhận hồ sơ cho người yêu cầu bồi thường trong trường hợp người yêu cầu bồi thường nộp hồ sơ trực tiếp. Trường hợp hồ sơ được gửi qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan giải quyết bồi thường phải thông báo bằng văn bản về việc nhận hồ sơ cho người yêu cầu bồi thường.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường thực hiện các việc sau đây:
a) Yêu cầu người yêu cầu bồi thường bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 41 của Luật này;
b) Yêu cầu cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cung cấp văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong trường hợp người yêu cầu bồi thường đề nghị cơ quan giải quyết bồi thường thu thập văn bản đó hoặc làm rõ nội dung văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong trường hợp nội dung của văn bản đó không rõ ràng.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường quy định tại khoản 2 Điều này, người yêu cầu bồi thường phải bổ sung hồ sơ, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền phải cung cấp văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường hoặc làm rõ nội dung văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường. Khoảng thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự không tính vào thời hạn quy định tại khoản này.
1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 41 của Luật này, cơ quan giải quyết bồi thường phải thụ lý hồ sơ và vào sổ thụ lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Cơ quan giải quyết bồi thường không thụ lý hồ sơ khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Yêu cầu bồi thường không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;
b) Thời hiệu yêu cầu bồi thường đã hết;
c) Yêu cầu bồi thường không thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định tại Chương II của Luật này;
d) Người yêu cầu bồi thường không phải là người có quyền yêu cầu bồi thường theo quy định tại Điều 5 của Luật này;
đ) Hồ sơ không đầy đủ theo quy định tại Điều 41 của Luật này mà người yêu cầu bồi thường không bổ sung trong thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 42 của Luật này;
e) Yêu cầu bồi thường đã được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 52 của Luật này và đã được Tòa án có thẩm quyền thụ lý theo thủ tục tố tụng dân sự;
g) Yêu cầu bồi thường đã được Tòa án có thẩm quyền chấp nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 55 của Luật này;
h) Yêu cầu bồi thường đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
3. Việc cử người giải quyết bồi thường được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý hồ sơ, cơ quan giải quyết bồi thường phải cử người giải quyết bồi thường;
b) Người giải quyết bồi thường là người có kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ trong ngành, lĩnh vực phát sinh yêu cầu bồi thường; không được là người có quyền và lợi ích liên quan đến vụ việc hoặc là người thân thích theo quy định của Bộ luật Dân sự của người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc của người bị thiệt hại.
4. Việc thụ lý hồ sơ, không thụ lý hồ sơ và cử người giải quyết bồi thường phải được thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu bồi thường và cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước. Trường hợp không thụ lý hồ sơ thì phải trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do; đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này thì hướng dẫn người yêu cầu bồi thường đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp đã thụ lý hồ sơ mà có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều này thì cơ quan giải quyết bồi thường dừng việc giải quyết, xóa tên vụ việc trong sổ thụ lý và trả lại hồ sơ cho người yêu cầu bồi thường.
5. Trường hợp người bị thiệt hại chỉ yêu cầu phục hồi danh dự thì không ra quyết định giải quyết bồi thường theo quy định tại Mục này. Việc phục hồi danh dự được thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương này.
1. Theo đề nghị của người yêu cầu bồi thường quy định tại điểm e khoản 3 Điều 41 của Luật này, cơ quan giải quyết bồi thường tạm ứng kinh phí bồi thường đối với những thiệt hại sau đây:
a) Thiệt hại về tinh thần quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều 27 của Luật này;
b) Thiệt hại khác có thể tính được ngay mà không cần xác minh.
2. Trình tự, thủ tục tạm ứng kinh phí bồi thường được thực hiện như sau:
a) Ngay sau khi thụ lý hồ sơ, người giải quyết bồi thường có trách nhiệm xác định giá trị các thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều này và đề xuất Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường việc tạm ứng kinh phí bồi thường và mức tạm ứng cho người yêu cầu bồi thường;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất, nếu còn dự toán quản lý hành chính được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan giải quyết bồi thường phải hoàn thành việc tạm ứng kinh phí và chi trả cho người yêu cầu bồi thường.
Trên cơ sở kinh phí đã tạm ứng để chi trả cho người yêu cầu bồi thường, cơ quan giải quyết bồi thường đề nghị cơ quan tài chính có thẩm quyền cấp bổ sung kinh phí đã tạm ứng cho người yêu cầu bồi thường;
c) Trường hợp không còn đủ dự toán quản lý hành chính được cấp có thẩm quyền giao, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất, Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường có văn bản đề nghị cơ quan tài chính có thẩm quyền tạm ứng kinh phí để chi trả cho người yêu cầu bồi thường.
3. Cơ quan tài chính có trách nhiệm cấp kinh phí cho cơ quan giải quyết bồi thường như sau:
a) Trường hợp cơ quan giải quyết bồi thường đã tạm ứng kinh phí cho người yêu cầu bồi thường, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị bổ sung kinh phí quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, cơ quan tài chính có thẩm quyền có trách nhiệm bổ sung kinh phí cho cơ quan giải quyết bồi thường;
b) Trường hợp cơ quan giải quyết bồi thường có văn bản đề nghị tạm ứng kinh phí, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị quy định tại điểm c khoản 2 Điều này, cơ quan tài chính có thẩm quyền có trách nhiệm cấp kinh phí cho cơ quan giải quyết bồi thường.
4. Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường quyết định mức tạm ứng cho người yêu cầu bồi thường nhưng không dưới 50% giá trị các thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Người giải quyết bồi thường có trách nhiệm thực hiện việc xác minh các thiệt hại được yêu cầu trong hồ sơ. Trong trường hợp cần thiết, người giải quyết bồi thường có thể yêu cầu người yêu cầu bồi thường, cá nhân, tổ chức khác có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ làm cơ sở cho việc xác minh thiệt hại, đề nghị định giá tài sản, giám định thiệt hại hoặc lấy ý kiến của cá nhân, tổ chức có liên quan về thiệt hại, mức bồi thường.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ, người giải quyết bồi thường phải hoàn thành việc xác minh thiệt hại. Trường hợp vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn xác minh thiệt hại là 30 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ.
Thời hạn xác minh thiệt hại có thể được kéo dài theo thỏa thuận giữa người yêu cầu bồi thường và người giải quyết bồi thường nhưng tối đa là 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại, người giải quyết bồi thường phải hoàn thành báo cáo xác minh thiệt hại làm căn cứ để thương lượng việc bồi thường.
4. Trong trường hợp vụ việc phức tạp, cơ quan giải quyết bồi thường có thể đề nghị đại diện cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước, cơ quan tài chính có thẩm quyền tham gia vào việc xác minh thiệt hại.
5. Chi phí định giá tài sản, giám định thiệt hại được bảo đảm từ ngân sách nhà nước.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành báo cáo xác minh thiệt hại, cơ quan giải quyết bồi thường phải tiến hành thương lượng việc bồi thường. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tiến hành thương lượng, việc thương lượng phải được hoàn thành. Trường hợp vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn thương lượng tối đa là 15 ngày.
Thời hạn thương lượng có thể được kéo dài theo thỏa thuận giữa người yêu cầu bồi thường và người giải quyết bồi thường nhưng tối đa là 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này.
2. Việc thương lượng phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Người yêu cầu bồi thường, cơ quan giải quyết bồi thường đều bình đẳng trong quá trình thương lượng;
b) Bảo đảm dân chủ, tôn trọng ý kiến của các thành phần tham gia thương lượng;
c) Nội dung thương lượng, kết quả thương lượng về các thiệt hại được bồi thường, mức bồi thường phải phù hợp với quy định của Luật này.
3. Thành phần tham gia thương lượng việc bồi thường bao gồm:
a) Đại diện lãnh đạo cơ quan giải quyết bồi thường chủ trì thương lượng việc bồi thường;
b) Người giải quyết bồi thường;
c) Người yêu cầu bồi thường; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp (nếu có) của người yêu cầu bồi thường quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 5 của Luật này;
d) Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước;
đ) Đại diện Viện kiểm sát có thẩm quyền trong trường hợp vụ việc yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự;
e) Trường hợp cần thiết, cơ quan giải quyết bồi thường có thể mời đại diện cơ quan tài chính cùng cấp, cá nhân, tổ chức khác, yêu cầu người thi hành công vụ gây thiệt hại tham gia thương lượng.
4. Việc thương lượng được thực hiện tại một trong các địa điểm sau đây:
a) Trường hợp người yêu cầu bồi thường là cá nhân thì địa điểm thương lượng là trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu bồi thường cư trú, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
b) Trường hợp người yêu cầu bồi thường là tổ chức thì địa điểm thương lượng là trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt trụ sở của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
5. Nội dung thương lượng việc bồi thường bao gồm:
a) Các loại thiệt hại được bồi thường;
b) Số tiền bồi thường;
c) Khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác (nếu có);
d) Phương thức chi trả tiền bồi thường;
đ) Các nội dung khác có liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường.
6. Việc thương lượng được thực hiện theo các bước sau đây:
a) Người yêu cầu bồi thường trình bày ý kiến về yêu cầu bồi thường của mình và cung cấp bổ sung tài liệu, chứng cứ liên quan đến yêu cầu bồi thường của mình (nếu có);
b) Người giải quyết bồi thường công bố báo cáo xác minh thiệt hại;
c) Người giải quyết bồi thường và người yêu cầu bồi thường trao đổi, thỏa thuận về các nội dung thương lượng quy định tại khoản 5 Điều này;
d) Đại diện cơ quan giải quyết bồi thường trình bày ý kiến; người thi hành công vụ gây thiệt hại trình bày ý kiến (nếu có); cá nhân, đại diện tổ chức khác phát biểu ý kiến theo yêu cầu của người chủ trì;
đ) Đại diện cơ quan tài chính nêu ý kiến về các loại thiệt hại, mức thiệt hại, số tiền bồi thường (nếu có);
e) Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước phát biểu ý kiến.
7. Việc thương lượng phải được lập thành biên bản. Trường hợp các bên tiến hành thương lượng nhiều lần thì sau mỗi lần thương lượng đều phải lập biên bản.
Ngay sau khi kết thúc việc thương lượng, người giải quyết bồi thường phải lập biên bản kết quả thương lượng. Biên bản kết quả thương lượng phải ghi rõ những nội dung chính quy định tại khoản 5 Điều này, xác định rõ việc thương lượng thành hoặc không thành. Biên bản phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu bồi thường, chữ ký của đại diện các cơ quan, người tham gia thương lượng quy định tại khoản 3 Điều này và được giao cho mỗi người 01 bản tại buổi thương lượng.
8. Trường hợp thương lượng thành thì Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định giải quyết bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật này.
Trường hợp thương lượng không thành thì người yêu cầu bồi thường có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật này.
1. Ngay sau khi có biên bản kết quả thương lượng thành, Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định giải quyết bồi thường và trao cho người yêu cầu bồi thường tại buổi thương lượng.
Trường hợp người yêu cầu bồi thường không nhận quyết định giải quyết bồi thường thì người giải quyết bồi thường lập biên bản về việc không nhận quyết định. Biên bản phải có chữ ký của đại diện các cơ quan tham gia thương lượng. Biên bản phải nêu rõ hậu quả pháp lý của việc không nhận quyết định giải quyết bồi thường theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 51 của Luật này. Cơ quan giải quyết bồi thường phải gửi cho người yêu cầu bồi thường trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản.
2. Quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày trao cho người yêu cầu bồi thường. Quyết định giải quyết bồi thường có các nội dung chính sau đây:
a) Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu bồi thường;
b) Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
c) Các nội dung quy định tại khoản 5 Điều 46 của Luật này;
d) Số tiền đã tạm ứng theo quy định tại Điều 44 của Luật này (nếu có).
1. Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định hủy quyết định giải quyết bồi thường và đình chỉ giải quyết yêu cầu bồi thường trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày có một trong các căn cứ sau đây:
a) Không còn một trong các căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này;
b) Giả mạo văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;
c) Giả mạo tài liệu, giấy tờ quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 và khoản 2 Điều 41 của Luật này để yêu cầu bồi thường.
2. Hậu quả do hủy quyết định giải quyết bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này được giải quyết như sau:
a) Trường hợp chưa chi trả tiền bồi thường cho người bị thiệt hại thì cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định đình chỉ giải quyết bồi thường theo quy định tại Điều 51 của Luật này và thu hồi số tiền bồi thường đã tạm ứng (nếu có);
b) Trường hợp đã chi trả tiền bồi thường cho người bị thiệt hại thì cơ quan giải quyết bồi thường có trách nhiệm thu hồi số tiền bồi thường theo quy định của pháp luật;
c) Trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại đã hoàn trả tiền bồi thường thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có trách nhiệm trả lại số tiền đã thu theo quy định tại Điều 69 của Luật này;
d) Giải quyết các hậu quả khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.
3. Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định hủy quyết định giải quyết bồi thường để giải quyết lại trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày có một trong các căn cứ sau đây:
a) Có hành vi thông đồng giữa người yêu cầu bồi thường với người giải quyết bồi thường, người có liên quan để trục lợi;
b) Theo yêu cầu của người yêu cầu bồi thường trong trường hợp người giải quyết bồi thường không đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 3 Điều 43 của Luật này hoặc việc thương lượng được thực hiện không đúng thành phần, nội dung, thủ tục quy định tại các khoản 3, 5 và 6 Điều 46 của Luật này.
4. Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định sửa chữa, bổ sung quyết định giải quyết bồi thường trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện quyết định giải quyết bồi thường có lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai.
5. Quyết định hủy, sửa chữa, bổ sung quyết định giải quyết bồi thường phải được gửi ngay cho người yêu cầu bồi thường, cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước có thẩm quyền và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
1. Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định hoãn giải quyết bồi thường trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người yêu cầu bồi thường đề nghị cơ quan giải quyết bồi thường hoãn giải quyết yêu cầu bồi thường do ốm nặng có xác nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên hoặc có lý do chính đáng khác mà không thể tự mình tham gia vào quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường.
2. Thời hạn hoãn giải quyết yêu cầu bồi thường được xác định theo đề nghị của người yêu cầu bồi thường nhưng tối đa là 30 ngày, trừ trường hợp người yêu cầu bồi thường bị ốm nặng mà chưa thể tự mình tham gia vào quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường.
3. Quyết định hoãn giải quyết bồi thường phải nêu rõ lý do, thời hạn hoãn và phải được gửi cho người yêu cầu bồi thường, cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước có thẩm quyền và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Hết thời hạn hoãn giải quyết yêu cầu bồi thường thì Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định tiếp tục giải quyết bồi thường.
1. Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết bồi thường trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày có một trong các căn cứ sau đây:
a) Người yêu cầu bồi thường hai lần từ chối nhận giấy mời tham gia thương lượng;
b) Người yêu cầu bồi thường hai lần không đến địa điểm thương lượng khi đã nhận giấy mời mà không có lý do chính đáng;
c) Người yêu cầu bồi thường không ký hoặc điểm chỉ vào biên bản kết quả thương lượng;
d) Cơ quan, người có thẩm quyền xem xét lại văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường.
2. Thời hạn tạm đình chỉ giải quyết yêu cầu bồi thường là 30 ngày kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ theo một trong các căn cứ quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn tạm đình chỉ theo quy định tại khoản này, người yêu cầu bồi thường có quyền đề nghị tiếp tục giải quyết bồi thường. Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định tiếp tục giải quyết bồi thường.
3. Trường hợp tạm đình chỉ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này thì sau khi nhận được văn bản xem xét lại mà văn bản được xem xét lại vẫn là văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường thì Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định tiếp tục giải quyết bồi thường; trường hợp văn bản được xem xét lại không phải là văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường thì Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định đình chỉ giải quyết bồi thường theo quy định tại Điều 51 của Luật này.
4. Quyết định tạm đình chỉ phải nêu rõ lý do, thời hạn tạm đình chỉ, các quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu bồi thường và hậu quả pháp lý của việc tạm đình chỉ.
Quyết định tạm đình chỉ, quyết định tiếp tục giải quyết bồi thường phải được gửi cho người yêu cầu bồi thường, cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước có thẩm quyền và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
1. Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định đình chỉ giải quyết bồi thường trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có một trong các căn cứ sau đây:
a) Người yêu cầu bồi thường rút yêu cầu bồi thường trước khi cơ quan giải quyết bồi thường tiến hành xác minh thiệt hại;
b) Người bị thiệt hại chết mà không có người thừa kế; tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại mà không có tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ;
c) Hết thời hạn tạm đình chỉ mà người yêu cầu bồi thường không đề nghị tiếp tục giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều 50 của Luật này hoặc có đề nghị tiếp tục giải quyết yêu cầu bồi thường nhưng có một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 50 của Luật này;
d) Có quyết định hủy quyết định giải quyết bồi thường trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 48 của Luật này;
đ) Hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày có biên bản về việc không nhận quyết định giải quyết bồi thường quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật này mà người yêu cầu bồi thường không nhận quyết định giải quyết bồi thường.
2. Người yêu cầu bồi thường không có quyền yêu cầu cơ quan giải quyết bồi thường là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại giải quyết lại yêu cầu bồi thường sau khi có quyết định đình chỉ giải quyết bồi thường, trừ trường hợp người yêu cầu bồi thường chứng minh việc rút yêu cầu bồi thường do bị lừa dối, ép buộc.
Trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này mà trong văn bản yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại có yêu cầu phục hồi danh dự thì việc phục hồi danh dự được thực hiện theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
3. Quyết định đình chỉ giải quyết bồi thường phải được gửi cho người yêu cầu bồi thường, cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước có thẩm quyền và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
4. Trường hợp đã tạm ứng kinh phí bồi thường cho người yêu cầu bồi thường thì cơ quan giải quyết bồi thường có trách nhiệm thu hồi số tiền đã tạm ứng khi có quyết định đình chỉ giải quyết bồi thường, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
1. Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày nhận được văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, người yêu cầu bồi thường có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu bồi thường trong các trường hợp sau đây:
a) Người yêu cầu bồi thường chưa yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại giải quyết yêu cầu bồi thường;
b) Người yêu cầu bồi thường rút yêu cầu bồi thường quy định tại điểm a khoản 1 Điều 51 của Luật này.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết bồi thường quy định tại Điều 47 của Luật này mà người yêu cầu bồi thường không đồng ý với quyết định đó hoặc kể từ ngày có biên bản kết quả thương lượng thành quy định tại khoản 7 Điều 46 của Luật này mà cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại không ra quyết định giải quyết bồi thường hoặc kể từ ngày có biên bản kết quả thương lượng không thành quy định tại khoản 7 Điều 46 của Luật này thì có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu bồi thường.
3. Trường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự làm cho người yêu cầu bồi thường không thể khởi kiện đúng thời hạn thì khoảng thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không được tính vào thời hạn khởi kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Người yêu cầu bồi thường không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu bồi thường trong trường hợp quyết định giải quyết bồi thường quy định tại Điều 47 của Luật này đã có hiệu lực pháp luật.
5. Thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường tại Tòa án được thực hiện theo quy định tại Mục này; trường hợp Mục này không quy định thì áp dụng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
6. Vụ án có đủ điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì việc giải quyết yêu cầu bồi thường tại Tòa án được thực hiện theo thủ tục rút gọn.
7. Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại đại diện Nhà nước tham gia tố tụng với tư cách là bị đơn.
1. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú, làm việc của người yêu cầu bồi thường hoặc nơi đặt trụ sở của bị đơn theo lựa chọn của người yêu cầu bồi thường là Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm yêu cầu bồi thường trong trường hợp bị đơn là các cơ quan sau đây:
a) Cơ quan quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 33 của Luật này;
b) Cơ quan quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều 33 của Luật này ở cấp huyện và cấp xã;
c) Cơ quan tiến hành tố tụng cấp huyện, cơ quan thi hành án cấp huyện.
2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú, làm việc của người yêu cầu bồi thường hoặc nơi đặt trụ sở của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại theo lựa chọn của người yêu cầu bồi thường là Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm chi trả tiền bồi thường cho người yêu cầu bồi thường theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án về giải quyết yêu cầu bồi thường.
2. Cơ quan, tổ chức, người có liên quan phải thực hiện việc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác cho người bị thiệt hại theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án về giải quyết yêu cầu bồi thường.
1. Việc giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính có nội dung yêu cầu bồi thường được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự, tố tụng hành chính.
Thời điểm chấp nhận yêu cầu bồi thường trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính là thời điểm Tòa án có thẩm quyền thụ lý yêu cầu bồi thường.
2. Việc xác định thiệt hại được bồi thường trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính được thực hiện theo quy định của Luật này sau khi Tòa án có thẩm quyền xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
3. Trường hợp giải quyết yêu cầu bồi thường trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính thì bản án, quyết định của Tòa án còn phải có các nội dung sau đây:
a) Hành vi gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
b) Thiệt hại, mức bồi thường, phục hồi danh dự (nếu có) và việc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác (nếu có);
c) Cơ quan có trách nhiệm chi trả tiền bồi thường, thực hiện phục hồi danh dự (nếu có) và khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác (nếu có).
4. Trường hợp người yêu cầu bồi thường không đồng ý với nội dung giải quyết bồi thường trong bản án, quyết định của Tòa án hoặc bản án, quyết định của Tòa án không có nội dung giải quyết bồi thường thì chỉ được tiếp tục thực hiện quyền yêu cầu bồi thường theo thủ tục tố tụng.
5. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này.
1. Việc phục hồi danh dự đối với người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện bằng các hình thức sau đây:
a) Trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai tại nơi cư trú trong trường hợp người bị thiệt hại là cá nhân hoặc tại nơi đặt trụ sở trong trường hợp người bị thiệt hại là pháp nhân thương mại;
b) Đăng báo xin lỗi và cải chính công khai.
2. Việc phục hồi danh dự đối với cá nhân là người bị thiệt hại trong trường hợp bị buộc thôi việc trái pháp luật, bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện bằng hình thức đăng báo xin lỗi và cải chính công khai.
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường hoặc kể từ ngày có bản án, quyết định quy định tại Điều 55 của Luật này có hiệu lực pháp luật, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người bị thiệt hại về việc Nhà nước tổ chức thực hiện phục hồi danh dự.
2. Trường hợp người bị thiệt hại đồng ý với nội dung trong thông báo thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại thực hiện phục hồi danh dự theo quy định tại Điều 58 và Điều 59 của Luật này.
3. Trường hợp người bị thiệt hại không đồng ý với nội dung trong thông báo thì có ý kiến đề nghị cụ thể về nội dung đó để cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có cơ sở thực hiện phục hồi danh dự.
4. Trường hợp người bị thiệt hại đề nghị chưa thực hiện phục hồi danh dự thì việc phục hồi danh dự được thực hiện khi người bị thiệt hại có yêu cầu bằng văn bản.
5. Trường hợp người bị thiệt hại từ chối quyền được phục hồi danh dự theo quy định của Luật này thì không còn quyền yêu cầu phục hồi danh dự. Việc từ chối phải thể hiện bằng văn bản; trường hợp người bị thiệt hại từ chối quyền được phục hồi danh dự bằng lời nói thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại lập biên bản, trong đó ghi rõ việc từ chối quyền được phục hồi danh dự của người bị thiệt hại. Biên bản phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người bị thiệt hại.
6. Trường hợp người bị thiệt hại chết thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại thực hiện việc đăng báo xin lỗi và cải chính công khai theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Việc tổ chức trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai quy định tại điểm a khoản 1 Điều 56 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý hoặc yêu cầu của người bị thiệt hại về việc phục hồi danh dự quy định tại Điều 41 hoặc Điều 57 của Luật này, Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm tổ chức trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai;
b) Thành phần tham gia buổi trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai bao gồm đại diện lãnh đạo các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Việc đăng báo xin lỗi và cải chính công khai quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 56 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý hoặc yêu cầu của người bị thiệt hại về việc phục hồi danh dự quy định tại Điều 41 hoặc Điều 57 của Luật này, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại ở trung ương có trách nhiệm đăng báo xin lỗi và cải chính công khai trên 01 tờ báo trung ương và 01 tờ báo địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú trong trường hợp người bị thiệt hại là cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở trong trường hợp người bị thiệt hại là pháp nhân thương mại trong 03 số liên tiếp; đăng tải nội dung xin lỗi và cải chính công khai trên Cổng thông tin điện tử (nếu có) của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại;
b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý hoặc yêu cầu của người bị thiệt hại về việc phục hồi danh dự quy định tại Điều 41 hoặc Điều 57 của Luật này, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại ở địa phương có trách nhiệm đăng báo xin lỗi và cải chính công khai trên 01 tờ báo cấp tỉnh tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú trong trường hợp người bị thiệt hại là cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở trong trường hợp người bị thiệt hại là pháp nhân thương mại trong 03 số liên tiếp; đăng tải nội dung xin lỗi và cải chính công khai trên Cổng thông tin điện tử (nếu có) của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại;
c) Ngay sau khi đăng báo xin lỗi và cải chính công khai, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm gửi tờ báo đó tới người bị thiệt hại và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị thiệt hại cư trú trong trường hợp người bị thiệt hại là cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở trong trường hợp người bị thiệt hại là pháp nhân thương mại để niêm yết công khai tại trụ sở.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Nhà nước có trách nhiệm bố trí một khoản kinh phí trong ngân sách nhà nước để thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Kinh phí bồi thường bao gồm:
a) Tiền chi trả cho người bị thiệt hại;
b) Chi phí cho việc định giá tài sản, giám định thiệt hại.
2. Trường hợp cơ quan giải quyết bồi thường được bảo đảm kinh phí hoạt động từ ngân sách trung ương thì kinh phí bồi thường được bảo đảm từ ngân sách trung ương.
3. Trường hợp cơ quan giải quyết bồi thường được bảo đảm kinh phí hoạt động từ ngân sách địa phương thì kinh phí bồi thường được bảo đảm từ ngân sách cấp tỉnh.
4. Bộ Tài chính, Sở Tài chính có trách nhiệm cấp phát kịp thời và đầy đủ kinh phí bồi thường.
1. Hằng năm, căn cứ thực tế số tiền bồi thường, chi phí cho việc định giá tài sản, giám định thiệt hại đã cấp phát của năm trước, Bộ Tài chính lập dự toán kinh phí bồi thường của cơ quan giải quyết bồi thường được bảo đảm kinh phí hoạt động từ ngân sách trung ương, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Hằng năm, căn cứ thực tế số tiền bồi thường, chi phí cho việc định giá tài sản, giám định thiệt hại đã cấp phát của năm trước, Sở Tài chính lập dự toán kinh phí bồi thường của cơ quan giải quyết bồi thường được bảo đảm kinh phí hoạt động từ ngân sách địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày quyết định giải quyết bồi thường hoặc bản án, quyết định của Tòa án về giải quyết yêu cầu bồi thường có hiệu lực pháp luật, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại phải gửi hồ sơ đề nghị cấp kinh phí bồi thường đến cơ quan tài chính có thẩm quyền.
2. Hồ sơ đề nghị cấp kinh phí bồi thường, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp kinh phí bồi thường có ghi đầy đủ thông tin về người bị thiệt hại, căn cứ để xác định các khoản tiền bồi thường, các khoản tiền bồi thường đối với các thiệt hại cụ thể, số tiền đã tạm ứng (nếu có) và tổng số tiền đề nghị được cấp để thực hiện việc chi trả tiền bồi thường;
b) Bản sao văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;
c) Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền về giải quyết yêu cầu bồi thường.
3. Hồ sơ đề nghị cấp kinh phí bồi thường trong trường hợp giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định tại Điều 55 của Luật này bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp kinh phí bồi thường có ghi đầy đủ thông tin về người bị thiệt hại, căn cứ để xác định các khoản tiền bồi thường, các khoản tiền bồi thường đối với các thiệt hại cụ thể và tổng số tiền đề nghị được cấp để thực hiện việc chi trả tiền bồi thường;
b) Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án về giải quyết yêu cầu bồi thường.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, cơ quan tài chính phải hoàn thành việc cấp phát kinh phí bồi thường cho cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại.
Trường hợp có căn cứ rõ ràng cho rằng hồ sơ không đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này hoặc mức bồi thường không đúng quy định của pháp luật thì cơ quan tài chính có trách nhiệm phối hợp với cơ quan giải quyết bồi thường để hoàn thiện hồ sơ, cấp phát kinh phí bồi thường trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp kinh phí bồi thường.
Trường hợp có căn cứ rõ ràng cho rằng mức bồi thường trong bản án, quyết định của Tòa án về giải quyết bồi thường quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 52 hoặc tại Điều 55 của Luật này không đúng quy định của pháp luật thì cơ quan tài chính kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục tố tụng.
5. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kinh phí do cơ quan tài chính cấp, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu bồi thường về việc chi trả tiền bồi thường. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người yêu cầu bồi thường nhận được thông báo, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại phải tiến hành chi trả tiền bồi thường.
6. Hết thời hạn 03 năm kể từ ngày nhận được thông báo quy định tại khoản 5 Điều này mà người yêu cầu bồi thường không nhận tiền bồi thường thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại làm thủ tục sung quỹ nhà nước theo quy định của pháp luật. Khoảng thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự không tính vào thời hạn quy định tại khoản này.
1. Sau khi chi trả tiền bồi thường cho người bị thiệt hại, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm gửi giấy tờ, tài liệu có liên quan đến việc chi trả tiền bồi thường cho cơ quan tài chính đã cấp phát kinh phí để quyết toán theo quy định của pháp luật.
2. Kết thúc năm ngân sách, Bộ Tài chính, Sở Tài chính có trách nhiệm quyết toán kinh phí bồi thường theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
1. Người thi hành công vụ có lỗi gây thiệt hại có nghĩa vụ hoàn trả cho ngân sách nhà nước một phần hoặc toàn bộ số tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại.
2. Trường hợp có nhiều người thi hành công vụ cùng gây thiệt hại thì những người đó có nghĩa vụ hoàn trả tương ứng với mức độ lỗi của mình và thiệt hại mà Nhà nước phải bồi thường.
1. Người thi hành công vụ có lỗi gây thiệt hại có nghĩa vụ hoàn trả cho ngân sách nhà nước một phần hoặc toàn bộ số tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại.
2. Trường hợp có nhiều người thi hành công vụ cùng gây thiệt hại thì những người đó có nghĩa vụ hoàn trả tương ứng với mức độ lỗi của mình và thiệt hại mà Nhà nước phải bồi thường.
1. Căn cứ xác định mức hoàn trả bao gồm:
a) Mức độ lỗi của người thi hành công vụ;
b) Số tiền Nhà nước đã bồi thường.
2. Trường hợp có một người thi hành công vụ gây thiệt hại thì mức hoàn trả được xác định như sau:
a) Người thi hành công vụ có lỗi cố ý gây thiệt hại mà có bản án đã có hiệu lực pháp luật tuyên người đó phạm tội thì phải hoàn trả toàn bộ số tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại;
b) Người thi hành công vụ có lỗi cố ý gây thiệt hại nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì mức hoàn trả từ 30 đến 50 tháng lương của người đó tại thời điểm có quyết định hoàn trả nhưng tối đa là 50% số tiền mà Nhà nước đã bồi thường;
c) Người thi hành công vụ có lỗi vô ý gây thiệt hại thì mức hoàn trả từ 03 đến 05 tháng lương của người đó tại thời điểm có quyết định hoàn trả nhưng tối đa là 50% số tiền mà Nhà nước đã bồi thường;
d) Trường hợp 50% số tiền Nhà nước đã bồi thường thấp hơn 30 tháng lương quy định tại điểm b khoản này hoặc thấp hơn 03 tháng lương quy định tại điểm c khoản này thì số tiền người thi hành công vụ phải hoàn trả bằng 50% số tiền Nhà nước đã bồi thường.
3. Trường hợp có nhiều người thi hành công vụ cùng gây thiệt hại thì mức hoàn trả của từng người được xác định tương ứng theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng tổng mức hoàn trả không vượt quá số tiền Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại.
4. Người thi hành công vụ được giảm mức hoàn trả khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ động khắc phục hậu quả;
b) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường và đã hoàn trả được ít nhất 50% số tiền phải hoàn trả;
c) Người thi hành công vụ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại quyết định giảm mức hoàn trả nhưng tối đa là 30% trên tổng số tiền phải hoàn trả.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày chi trả xong tiền bồi thường, Thủ trưởng cơ quan đã chi trả tiền bồi thường thành lập Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả. Trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan khác nhau gây thiệt hại, Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả phải có sự tham gia của đại diện các cơ quan liên quan đến việc gây thiệt hại.
2. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả phải hoàn thành việc xác định những người thi hành công vụ gây thiệt hại, mức độ lỗi của người thi hành công vụ gây thiệt hại, trách nhiệm hoàn trả, mức hoàn trả của từng người và có văn bản kiến nghị Thủ trưởng cơ quan đã chi trả tiền bồi thường. Trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài nhưng tối đa là 30 ngày.
3. Trên cơ sở kiến nghị của Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả, Thủ trưởng cơ quan đã chi trả tiền bồi thường thực hiện:
a) Ra quyết định hoàn trả đối với người thi hành công vụ gây thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Ra quyết định hoàn trả đối với người thi hành công vụ gây thiệt hại do mình quản lý trong hoạt động tố tụng hình sự và kiến nghị Thủ trưởng cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan ra quyết định hoàn trả đối với người thi hành công vụ gây thiệt hại do cơ quan đó quản lý.
Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại ban hành quyết định hoàn trả và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định đó.
4. Quyết định hoàn trả phải được gửi tới người thi hành công vụ có nghĩa vụ hoàn trả, cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước và cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc thu tiền hoàn trả.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Quyết định hoàn trả, quyết định giảm mức hoàn trả có hiệu lực kể từ ngày ký.
2. Trong trường hợp quyết định hoàn trả, quyết định giảm mức hoàn trả không phù hợp với quy định tại Điều 65 và Điều 66 của Luật này thì cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước kiến nghị Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại xem xét lại quyết định hoàn trả, quyết định giảm mức hoàn trả.
3. Căn cứ vào quyết định hoàn trả, quyết định giảm mức hoàn trả đã có hiệu lực pháp luật, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm thu số tiền phải hoàn trả và nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điều 70 của Luật này.
1. Việc hoàn trả có thể được thực hiện một lần hoặc nhiều lần và phải được xác định trong quyết định hoàn trả.
2. Trường hợp việc hoàn trả được thực hiện bằng cách trừ dần vào thu nhập từ tiền lương hằng tháng của người thi hành công vụ thì mức trừ tối thiểu là 10% và tối đa là 30% thu nhập từ tiền lương hằng tháng.
3. Trường hợp người thi hành công vụ phải hoàn trả là người đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi hoặc phụ nữ đang mang thai thì được hoãn việc hoàn trả theo quyết định của Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại.
1. Trường hợp văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định không còn là căn cứ yêu cầu bồi thường mà người thi hành công vụ gây thiệt hại đã hoàn trả thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm trả lại số tiền mà người đó đã hoàn trả.
2. Trường hợp Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại chưa ban hành quyết định hoàn trả thì đình chỉ việc xác định trách nhiệm hoàn trả.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Cơ quan, tổ chức đang trực tiếp quản lý, sử dụng, trả lương cho người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm thu tiền hoàn trả theo quyết định hoàn trả.
2. Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm người đó gây ra thiệt hại có trách nhiệm yêu cầu cơ quan, tổ chức đang trực tiếp quản lý, sử dụng, trả lương cho người thi hành công vụ gây thiệt hại thu tiền hoàn trả theo quyết định hoàn trả và nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan Bảo hiểm xã hội đang trả lương hưu cho người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm thu tiền theo quyết định hoàn trả và nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.
2. Trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại đã nghỉ việc nhưng không hưởng lương hưu hoặc không làm việc tại cơ quan, tổ chức nào khác thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm người đó gây ra thiệt hại có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định hoàn trả theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại chết thì quyết định hoàn trả chấm dứt hiệu lực tại thời điểm người đó chết.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án trên phạm vi cả nước.
2. Bộ Tư pháp là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng chiến lược, chính sách về công tác bồi thường nhà nước;
b) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; ban hành biểu mẫu, sổ sách về công tác bồi thường nhà nước;
c) Hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước; giải đáp vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
d) Xác định cơ quan giải quyết bồi thường theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 40 của Luật này;
đ) Hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường;
e) Theo dõi, đôn đốc công tác bồi thường nhà nước; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thanh tra, kiểm tra công tác bồi thường nhà nước; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong công tác bồi thường nhà nước theo quy định của pháp luật;
g) Hằng năm, thống kê việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước báo cáo Chính phủ theo quy định;
h) Yêu cầu cơ quan giải quyết bồi thường báo cáo về việc giải quyết yêu cầu bồi thường, thực hiện trách nhiệm hoàn trả và xử lý kỷ luật người thi hành công vụ trong trường hợp cần thiết;
i) Quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong công tác bồi thường nhà nước;
k) Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về công tác bồi thường nhà nước;
l) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong việc giải quyết bồi thường, thực hiện trách nhiệm hoàn trả theo quy định của pháp luật;
m) Kiến nghị người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có nội dung giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật; yêu cầu Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hủy quyết định giải quyết bồi thường trong trường hợp có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 3 Điều 48 của Luật này mà không ra quyết định hủy;
n) Giúp Chính phủ phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện quản lý công tác bồi thường nhà nước trong lĩnh vực tố tụng;
o) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án tại địa phương và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước;
b) Xác định cơ quan giải quyết bồi thường theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 40 của Luật này;
c) Hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường trong phạm vi địa phương mình;
d) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác bồi thường nhà nước; thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong công tác bồi thường nhà nước;
đ) Hằng năm, chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương thống kê việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước báo cáo Bộ Tư pháp theo quy định;
e) Yêu cầu cơ quan giải quyết bồi thường báo cáo về việc giải quyết yêu cầu bồi thường, thực hiện trách nhiệm hoàn trả và xử lý kỷ luật người thi hành công vụ trong trường hợp cần thiết;
g) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong việc giải quyết bồi thường, thực hiện trách nhiệm hoàn trả trong phạm vi do mình quản lý;
h) Kiến nghị người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có nội dung giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật; yêu cầu Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hủy quyết định giải quyết bồi thường trong trường hợp có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 3 Điều 48 của Luật này mà không ra quyết định hủy;
i) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
4. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước tại địa phương.
Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm:
1. Phối hợp với Chính phủ thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước quy định tại khoản 2 Điều 73 của Luật này;
2. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác bồi thường nhà nước theo quy định của pháp luật;
3. Chỉ đạo cơ quan giải quyết bồi thường thực hiện công tác giải quyết bồi thường, xác định trách nhiệm hoàn trả, thực hiện quyết định hoàn trả, thực hiện xử lý kỷ luật theo thẩm quyền;
4. Xử lý và chỉ đạo xử lý vi phạm trong việc giải quyết bồi thường, thực hiện trách nhiệm hoàn trả;
5. Hằng năm hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước, thống kê, báo cáo Chính phủ việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước;
6. Chỉ đạo Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp phối hợp với cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước thực hiện công tác bồi thường nhà nước;
7. Trả lời, thực hiện kiến nghị của cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước;
8. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm:
1. Phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 73 của Luật này;
2. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác bồi thường nhà nước theo quy định của pháp luật;
3. Chỉ đạo cơ quan giải quyết bồi thường thực hiện công tác giải quyết bồi thường, xác định trách nhiệm hoàn trả, thực hiện quyết định hoàn trả, thực hiện xử lý kỷ luật theo thẩm quyền;
4. Xử lý và chỉ đạo xử lý vi phạm trong việc giải quyết bồi thường, thực hiện trách nhiệm hoàn trả;
5. Hằng năm hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước, thống kê, báo cáo việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước;
6. Trả lời, thực hiện kiến nghị của cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước;
7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
1. Cơ quan giải quyết bồi thường không thu các khoản án phí, lệ phí và các loại phí khác đối với nội dung yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định của Luật này.
2. Người bị thiệt hại không phải nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với số tiền bồi thường được nhận.
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.
2. Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước số 35/2009/QH12 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
1. Các trường hợp yêu cầu bồi thường đã được cơ quan giải quyết bồi thường thụ lý trước thời điểm Luật này có hiệu lực thi hành nhưng chưa giải quyết hoặc đang giải quyết thì tiếp tục áp dụng quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước số 35/2009/QH12 để giải quyết.
2. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, các trường hợp được bồi thường theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước số 35/2009/QH12 mà còn thời hiệu theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước số 35/2009/QH12 nhưng chưa yêu cầu Nhà nước bồi thường hoặc đã yêu cầu nhưng chưa được thụ lý giải quyết thì áp dụng quy định của Luật này để giải quyết.
NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
Law No. 10/2017/QH14 |
Hanoi, June 20, 2017 |
LAW
ON STATE COMPENSATION LIABILITY
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
The National Assembly promulgates the Law on State Compensation Liability Law.
GENERAL PROVISIONS
This Law provides for the state's liability to pay compensation to individuals and organizations suffering from damage caused by law enforcers in administrative management, legal proceedings and judgment enforcement activities; damage to be compensated; the rights and obligations of individuals and organizations suffering from damage; compensation bodies; compensation procedures; restoration of honor; compensation funds; the reimbursement liability; responsibilities of regulatory bodies in state compensation.
Article 2. Entities eligible for compensation
Individuals and organizations suffering from material damage and/or mental sufferings (hereinafter referred to as sufferers) caused by law enforcers in cases provided by this Law are eligible for compensation by the state.
Article 3. Interpretation of terms
For the purposes of this Law, these terms below shall be construed as follows:
1. Sufferer refers to individuals and organizations suffering from material damage and/or mental sufferings caused by law enforcers in cases provided by this Law.
2. Law enforcer refers to a person who is elected, approved, recruited or appointed to a position as prescribed in law on officials and public employees and relevant law provisions in a regulatory body to perform the tasks of administrative management, legal proceedings or judgment enforcement, or a person who is assigned by a competent state agency to perform tasks related to administrative management. legal proceedings or judgment enforcement.
3. Claimant refers to any of the following entities who have filed a claim for compensation: sufferers, legal representatives, authorized representatives of sufferers, the heirs of sufferers if the sufferer being natural person died or the heir of sufferer being organization ceased to exist.
4. Illegal act of law enforcer refers to an act of nonperformance or unlawful performance of a task or power.
5. Document serving as ground for claim refers to a legally effective document issued by the regulatory agency or competent person in accordance with regulations of law, which clarify illegal act of a law enforcer or a judgment/decision which certifies that the sufferer is eligible for compensation paid by the state.
6. Compensation person refers to a person appointed by the compensation body to settle the compensation claim.
7. Compensation body refers to the superior body directly managing the law enforcer who committed an illegal act causing damage (hereinafter referred to as law enforcer causing damage) or the court in charge of lawsuit settlement
8. Reimbursement refers to liabilities of law enforcer who committed illegal act causing damage for reimbursing an amount to state budget as prescribed in this Law.
Article 4. Rules for state compensation
1. The state compensation shall be paid as prescribed in this Law.
2. The compensation claim shall be settled promptly, transparently, equally, in good faith, truthfully, and legally; and be initiated on the basis of negotiation between the compensation body and the claimant as per this Law.
The compensation claim in criminal procedures shall be settled at the superior body of law enforcer causing damage as prescribed in Section 1 Chapter V of this Law.
3. If a claimant filed a compensation claim to any of compensation bodies prescribed in Clause 7 Article 3 of this Law and such compensation body accepted the claim, such claimant is not allowed to file any compensation claim to other competent authorities, except for the cases prescribed in Point b Clause 1 and Clause 2 Article 52 of this Law.
4. The state shall settle a compensation claim upon receipt of the document serving as ground for claim or combine the compensation settlement in the course of criminal procedures or administrative procedures at the court in case of compensation claims in administrative management, civil procedures, administrative procedures, criminal judgment enforcement, and civil judgment enforcement as prescribed in this Law.
5. In cases where the damage is partly the sufferer’s fault, the state shall pay an amount which was deducted from the damages corresponding to the sufferer's fault.
Article 5. The right to claim compensation
The following entities are entitled to claim compensation from the state:
1. Sufferers;
2. Heirs of sufferers if the sufferer being natural person died or the heir of sufferer being organization ceased to exist;
3. Legal representatives of sufferers if required as prescribed in the Civil Code;
4. Natural persons, juridical persons that are authorized by entities prescribed in Clauses 1, 2, and 3 of this Article to claim compensation from the state.
Article 6. Period of prescription for lodging compensation claims
1. The period of prescription for lodging compensation claims defined is 3 years from the date on which the entity entitled to claim compensation prescribed in Clauses 1, 2, and 3 Article 5 of this Law receives the document serving as ground for claim, except for the case specified in Clause 2 Article 52 of this Law and restoration of honor.
2. The period of prescription for lodging compensation claims in administrative case settlement is determined according to period of prescription for taking administrative proceedings.
3. Periods not included in period of prescription for compensation claims:
a) Periods covering force majeure events or objective hindrance prescribed in the Civil Code that prevent entities eligible for compensation claim prescribed in Clauses 1, 2, and 3 Article 5 of this Law from exercising such right to claim compensation;
b) Periods over which the sufferer being minor, legally incapacitated person, or person with limited legal capacity or person with limited cognition or behavior control has not had any representatives as per the law or his/her representative died or could not keep acting as the representative until a new representative is appointed.
4. Claimants shall bear burden of proof in terms of the periods not included in the periods of prescription prescribed in Clause 3 hereof.
Article 7. Grounds for determination of state compensation liability
1. The state shall have compensation liability when all of the following grounds are given:
a) The availability of any of the proof to define the law enforcer's illegal act and a compensation claim prescribed in Clause 2 hereof;
b) The sufferer's actual damage within the state compensation liability as prescribed in this Law;
c) The existence of the causal link between actual damage and the damaging act.
2. Proof to define the law enforcer’s illegal act and equivalent compensation claim:
a) Document serving as ground for claim prescribed herein and the claim for compensation filed to the enforcer’s superior body or the competent court in charge of civil lawsuit settlement;
b) The court in charge of administrative case settlement confirmed the existence of illegal act of the defendant being law enforcer causing damage within the state compensation liability and a compensation claim was lodged before or at the meeting to check, access, and publicize evidence and settlement dialogue;
c) The court in charge of criminal case settlement confirmed the existence of illegal act of the defendant being law enforcer causing damage within the state compensation liability in administrative management, civil procedures, administrative procedures, criminal judgment enforcement, civil judgment enforcement and a compensation claim was lodged during the settlement of criminal case.
Article 8. Documents forming the basis for compensation claim in administrative management
Documents forming the basis for compensation claim in administrative management prescribed in Article 17 hereof include:
1. Judgments/decisions made by the competent courts on confirmation of illegal acts of law enforcers;
2. Decisions partly or wholly accepting complaints filed by the claimants as prescribed by law on complaints;
3. Decisions on cancellation, revocation, amendments to administrative decisions which were promulgated unlawfully;
4. Decisions on actions against violations committed by law enforcers which were denounced on the basis of denunciation as prescribed by law on complaints;
5. Decisions on actions against violations committed by law enforcers which were denounced on the basis of inspection findings as prescribed by law on inspection;
6. Decisions on disciplinary actions against law enforcers that committed illegal acts;
7. Other documents as per the law that meet the conditions prescribed in Clause 5 Article 3 of this Law.
Article 9. Document serving as ground for claim in criminal procedures
Documents forming the basis for compensation claim in criminal procedures prescribed in Article 18 hereof include:
1. Judgments made by competent courts to confirm that sufferers are eligible for compensation;
2. Decisions made by courts, procuracies, investigation bodies, agencies assigned to carry out certain investigation activities that confirm that sufferers are eligible for compensation;
3. Other documents as per the law on criminal procedures that meet the conditions prescribed in Clause 5 Article 3 of this Law.
Article 10. Document serving as ground for claim in civil procedures, administrative procedures
Documents forming the basis for compensation claim in civil procedures, administrative procedures prescribed in Article 19 hereof include:
1. Criminal judgments/decisions made by the competent courts confirming that presiding officers in civil procedures, administrative procedures since they issued illegal judgments/decisions or falsified case files/matter files;
2. Final and conclusive decisions on handling of complaints made by competent chief justice or trial panel as prescribed by law on civil procedures, administrative procedures confirming the illegal acts of law enforcers in enforcement of temporary emergency measures;
3. Decisions on suspension of investigation made by investigation bodies, decisions on suspension of cases made by procuracies, courts as prescribed by law on criminal procedures applying to presiding officers in civil procedures, administrative procedures since they issued illegal judgments/decisions or falsified case files/matter files but they were exempt from criminal liability as prescribed in Criminal Code;
4. Decisions on handling of complaints made by competent chief justice confirming that presiding officers in civil procedures, administrative procedures issued illegal judgments/decisions or falsified case files/matter files; and decisions on handling of complaints concluding that there are substantial grounds to take disciplinary actions or criminal liability against these presiding officers but they died earlier;
5. Decisions on disciplinary actions against presiding officers in civil procedures, administrative procedures that issued illegal judgments/decisions or falsified case files/matter files;
6. Other documents as per the law that meet the conditions prescribed in Clause 5 Article 3 of this Law.
Article 11. Document serving as ground for claim in criminal judgment enforcement
Documents forming the basis for compensation claim in criminal judgment enforcement prescribed in Article 20 hereof include:
1. Judgments/decisions made by the competent court on confirmation of illegal acts of law enforcers;
2. Decisions partly or wholly accepting complaints filed by the claimants as prescribed by law on criminal judgment enforcement;
3. Decisions on actions against violations committed by law enforcers which were denounced on the basis of denunciation as prescribed by law on complaints;
4. Decisions on disciplinary actions against law enforcers that committed illegal acts;
5. Other documents as per the law that meet the conditions prescribed in Clause 5 Article 3 of this Law.
Article 12. Document serving as ground for claim in civil judgment enforcement
Documents forming the basis for compensation claim in civil judgment enforcement prescribed in Article 21 hereof include:
1. Judgments/decisions made by the competent court on confirmation of illegal acts of law enforcers;
2. Decisions partly or wholly accepting complaints filed by the claimants as prescribed by law on civil judgment enforcement;
3. Decisions on cancellation, revocation, amendments to decisions on judgment enforcement which were promulgated unlawfully;
4. Decisions on actions against violations committed by law enforcers which were denounced on the basis of denunciation as prescribed by law on complaints;
5. Documents issued by heads of civil enforcement agencies accepting appeal by the procuracy as prescribed in law on civil judgment enforcement;
6. Decisions on disciplinary actions against law enforcers that committed illegal acts;
7. Other documents as per the law that meet the conditions prescribed in Clause 5 Article 3 of this Law.
Article 13. Rights and obligations of claimants
1. A claimant being sufferer has the rights to:
a) request any of bodies prescribed in Clause 7 Article 3 hereof to settle his/her compensation claim and is notified of processing results;
b) file a complaint/denunciation/lawsuit against illegal decision/act of persons competent in settlement of compensation claim as prescribed in law on complaints, denunciation and law on administrative procedures; complaints, appeal against court's judgments and decisions as prescribed in law on procedures;
c) request competent agencies or organizations to restore his/her legitimate rights and interests as per the law;
d) ask other persons to protect his/her legitimate rights and interests;
dd) receive guidelines for compensation claims from compensation-managing authority and enforcer’s superior body;
e) authorize another natural or juridical person to exercise right to compensation claim as prescribed in the Civil Code;
g) and other rights as prescribed by law.
2. A claimant being sufferer has the obligations to:
a) provide materials and evidence relating to compensation claim promptly, accurately, and truthfully and take legal responsibility for such provision;
b) fully participate in the course of compensation claim settlement at the request of compensation body.
c) prove the damage actually occurred that is eligible for compensation as prescribed in this Law and the existence of the causal link between actual damage and damaging act;
d) and other obligations as prescribed by law.
3. A claimant being the legal representative or the heir of sufferer which is natural person or organization shall have rights and obligations prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article.
4. A claimant being the authorized representative shall have rights and obligations prescribed in Points a, b, c, d, and dd Clause 1 and Clause 2 hereof within the scope of authorization.
Article 14. Rights and obligations of damage-causing law enforcers
1. A law enforcer causing damage shall have the rights to:
a) Receive the document on settlement of compensation claim directly related to his/her rights and obligations as prescribed in this Law;
b) File a denunciation against illegal decision/act of persons competent in settlement of compensation claim, and determination of reimbursement liability as prescribed in law on complaints; file a complaint, lawsuit against the decision on reimbursement, appeal against court's judgments and decisions as prescribed in law on complaints, law on administrative procedures;
c) and other rights as prescribed by law.
2. A law enforcer causing damage shall have the obligations to:
a) provide materials and evidence relating to settlement of compensation claim at the request of compensation body promptly, accurately, and truthfully and take legal responsibility for such provision;
b) fully participate in settlement of compensation claim at the request of compensation body and the court of determining reimbursement liability at the request of enforcer’s superior body;
c) and reimburse to the state budget money amounts already paid as compensation to sufferers under decisions of enforcer’s superior body;
d) and other obligations as prescribed by law.
Article 15. Responsibilities of compensation bodies
1. Receive and accept compensation claims.
2. Restore honor or request enforcers’ superior bodies to restore honor of the sufferers as prescribed in this Law.
3. Provide claimants with explanation for their rights and obligations in the course of settlement of compensation claims.
4. Verify damage; carry out negotiation, settlement dialogue, amicable settlement in the course of settlement of compensation claims as prescribed in this Law and other relevant law provisions.
5. Take responsibility for the adequacy and validity of compensation claims, accuracy of documents and decisions on settlement of compensation claims.
6. Issue judgments and decisions on settlement of compensation claims, enforce judgment/decision itself or request enforcer’s superior body to enforce the judgment/decision.
7. Send judgments and decisions on settlement of compensation claims to compensation-managing authority and other entities as prescribed in this Law and other relevant law provisions.
8. Restore or propose competent agencies or organizations to restore other legitimate rights and interests of sufferers.
9. Provide claimants with guidelines for compensation claim procedures.
10. Settle compensation-related complaints and denunciations under the law on complaints and denunciations.
11. Participate in legal proceedings at courts if a claimant filed a lawsuit in terms of settlement of compensation claim, except for the case prescribed in Clause 1 Article 52 or Article 55 of this Law.
12. Determine enforcer’s reimbursement liability or request enforcer’s superior body to determine enforcer’s reimbursement liability and collect given reimbursement as prescribed in this Law.
13. Consider whether to take disciplinary actions within their competence or request competent authorities to consider whether to take disciplinary actions against the law enforcer causing damage.
14. Send reports on settlement of compensation claims, determination of reimbursement liability and disciplinary actions against the law enforcer causing damage to competent authorities, compensation-managing authority.
15. If the court in charge of a criminal or administrative case settles a compensation claim, it shall determine if the law enforcer causing damage committed any of acts prescribed in Point b and Point c Clause 2 Article 7 of this law in advance before it fulfills other responsibilities prescribed in Clauses 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, 13 and 14 of this Article.
Article 16. Prohibited acts in settlement of compensation claims
1. Forging documents and papers or providing truthful papers and evidence in compensation claims and in the course of settlement of compensation claims.
2. Acting in connivance among claimants, persons responsible for compensation settlement and concerned people for self-seeking purposes in compensation.
3. Abusing positions and powers to illegally intervene in the course of compensation settlement, determination of reimbursement liability and consideration of disciplinary actions taken against law enforcers causing damage.
4. Failing to settle compensation, failing to make decision on settlement of compensation claims or settling compensation in contravention of law.
5. Failing to determine reimbursement liability or failing to consider taking actions against law enforcers causing damage.
6. Harass, obstruct settlement of compensation claims.
SCOPE OF ON STATE COMPENSATION LIABILITY
Article 17. Scope of compensation liability in administrative management
The State shall be liable for damages in the following cases:
1. Unlawfully issuing decisions on penalties for administrative violations;
2. Unlawfully applying measures to ward off administrative violations and secure the handling of administrative violations;
3. Unlawfully applying one of the following remedial measures for administrative violations:
a) Enforce dismantling of facilities or parts of facilities which are constructed without licenses or inconsistently with the license;
b) Enforce elimination of infringement on products, packages, business facilities, or articles;
c) Enforce recall of unqualified products and goods;
4. Unlawfully enforce the implementation of decision on penalties for administrative violations;
5. Unlawfully applying one of the following handling measures for administrative violations:
a) Education at communes, wards, district-level towns;
b) Sending to reformatory schools;
c) Sending to correctional facilities;
d) Sending to compulsory detoxification centers;
6. Failure to apply or apply following measures to protect denouncers upon their requests not in accordance with the Law on denunciation:
a) Suspending, temporarily suspending, cancelling partly or wholly decisions on disciplinary actions or other decisions infringing legitimate rights and interests of denouncers; resume positions, income, and other legitimate interests for denouncers at their workplace;
b) Suspending, temporarily suspending, cancelling partly or wholly administrative decisions/acts infringing legitimate rights and interests of denouncers; resume positions, income, and other legitimate interests for denouncers at their places of residence;
c) Applying prevention, actions against infringement or threats of infringement on life, health, assets, honor, prestige, and reputation of denouncers as per the law;
7. Committing prohibited acts prescribed in the Law on information access in terms of intentional provision of falsifying information without issuing a denial or provide information again;
8. Unlawfully issuing, revoking, non-issuing certificates of enterprise registration, certificates of household business registration, certificates of registration for investment, licenses and license-equivalent documents;
9. Unlawfully imposing taxes, fees, and charges; unlawfully collecting taxes, fees, and charges; unlawfully collecting tax arrears, paying tax refund; unlawfully collecting land levies;
10. Unlawfully applying customs procedures;
11. Unlawfully allocating land, leasing land or recovering land, permitting land use purpose change, compensating for and supporting ground clearance and resettlement; granting or revoking certificates of rights to use land and own houses and other assets attached to land;
12. Unlawfully issuing decisions on handling of competitions cases;
13. Issuing patents according to the legal basis that the applicant has no right to submit the application or the applicant fails to meet the conditions for protection; refuse to issue a patent with the reason that the applicant fails to meet the conditions for protection without legal basis; and have the patent annulled without legal basis;
14. Unlawfully issuing decisions on dismissal as disciplinary action to public employees at the position of less than or equal to Director General.
Article 18. Scope of compensation liability in criminal procedures
The State shall be liable for damages in the following cases:
1. A person was detained for emergencies without justifiable basis as prescribed in the Criminal Procedure Code and he/she did not commit any violation of law;
2. An agency/person competent in criminal procedures issues a decision to release, revoke the decision on custody, refuse to approve the arrest warrant, temporarily detained decision because he/she did not commit a breach of the law;
3. An agency competent in criminal procedures issues judgment/decision affirming that the detainee has not committed an offence or his/her act have not constituted the offence or the time limit for investigating the case has expired without proof that the accused has committed the offense;
4. An agency competent in criminal procedure issues a judgment/decision affirming that the detainee who has completely served or has been serving their termed imprisonment, life sentence, person who has been sentenced to death or person who has been executed under death sentence has not committed any criminal acts or his/her act has not constituted crime;
5. An agency competent in criminal procedures issues judgment/decision affirming that the person against whom criminal case was instituted, who was prosecuted and brought to trial, or judgment enforcement without being held in custody or detention, or serving sentences has not committed an offence or his/her act have not constituted the offence or the time limit for investigating the case has expired without proof that the accused has committed the offense;
6. An agency competent in criminal procedures issues a judgment/decision affirming that the person against whom criminal cases was instituted, who was prosecuted and brought to trial for several offenses in the same case or who has completely served his/her prison terms did not commit any or some of these offenses and the penalty term of combined sentence after combination imposed for remaining offenses is shorter than the duration they were temporarily detained or served their imprisonment sentences, and the person is entitled to compensation for the temporary detention or imprisonment duration in excess of the aggregate term imposed for the offense which he/she has committed;
7. An agency competent in criminal procedures issues a judgment/decision affirming that the person against whom criminal case was instituted or who was prosecuted and brought to trial for various offenses in the same case and sentenced to death but the death penalty has not yet been executed, did not commit the offense subject to the death penalty while the aggregate term for remaining offences is shorter than the duration of his/her temporary detention: and the person is entitled to compensation for his/her temporary detention duration in excess of the aggregate term imposed for the offense he/she has committed;
8. An agency competent in criminal procedures issues a judgment or decision affirming that a person who was tried for various offenses under different judgments and subject to different penalties already aggregated by the court did not commit any offense or committed one or certain offenses while the term for remaining offenses is shorter than his/her temporary detention or imprisonment duration; and he/she is entitled to compensation for his/her temporary detention or imprisonment duration in excess of the aggregate term imposed for the offenses they have committed;
9. An agency competent in criminal procedures issues a judgment or decision affirming that a corporation against whom criminal case was instituted, who was prosecuted and brought to trial, or judgment enforcement has not committed an offence or his/her act have not constituted the offence or the time limit for investigating the case has expired without proof that the accused has committed the offense and such corporation did not commit any violation of law;
10. Entities who have property damaged as a result of seizures, impound, distrain, confiscation, frozen accounts or other entities in conjunction with the cases prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 and 9 of this Article that are damaged.
Article 19. Scope of state compensation liability in civil and administrative proceedings
The State shall be liable for damages in the following cases:
1. Unlawfully apply temporary emergency measures by itself;
2. Apply temporary emergency measures other than those requested by individuals, agencies or organizations;
3. Apply temporary emergency measures beyond individuals', agencies' or organizations' requests;
4. Apply temporary emergency measures for periods not in accordance with regulations of law or apply temporary emergency measures without justifiable reasons;
5. A competent authority confirms that a judgment/decision which has been legally effective is illegal and the issuing person has faced disciplinary action or criminal liability;
6. Insert, remove, modify, swap, destroy or damage documents and evidence or falsify the case or matter leading the issuance of illegal judgment/decision.
Article 20. Scope of state compensation liability in criminal judgment enforcement
The State shall be liable for damages in the following cases:
1. Executing death sentences imposed on persons not subject to death sentences as prescribed in Criminal Code;
2. Jailing people beyond the prison terms under court judgments or rulings;
3. Declining to execute one of the following decisions:
a) Judgment enforcement postponement for convicts;
b) Judgment enforcement suspension for persons who have been serving imprisonment sentences;
c) Mitigation of the prison sentence’s term for persons who have been serving imprisonment sentences;
d) Releasing the convicts on parole;
dd) The State President’s grant of reprieve to the convicts;
e) The National Assembly’s grant of general amnesty to the convicts.
Article 21. Scope of state compensation liability in civil judgment enforcement
The State shall be liable for damages in the following cases:
1. Unlawfully issuing or failing to issue decisions on:
a) Judgment enforcement;
b) Cancellation, revocation, amendment to or cancellation of judgment enforcement decisions;
c) Application of measures to secure judgment enforcement;
d) Coercion of judgment execution;
dd) Postponement of judgment enforcement;
e) Suspension or termination of judgment enforcement;
g) Resumption of judgment enforcement;
2. Unlawfully executing or failing to execute one of the decisions defined in Clause 1 of this Article.
DAMAGE TO BE COMPENSATED
Article 22. Damage verification
1. Damage to be compensated refers to damage that actually incurs, interests prescribed in Articles 23, 24, 25, 26 and 27 of this Law and other expenses prescribed in Article 28 of this Law.
2. Amount of damages to be compensated shall be determined at the time of acceptance of compensation claim prescribed in Article 43 of this Law or at the time when the first-instance court determines amount of damages in the cases prescribed in Clause 1 Article 52 and Article 55 of this Law. If a claimant institutes a lawsuit requesting the court to settle the compensation claim as prescribed in Clause 2 Article 52 of this Law, the amount of damages shall be still be determined at the prior time of acceptance of compensation claim.
3. The period of time as the basis for determining damage to be compensated prescribed in Clauses 3, 4 and 5 Article 23, Article 24, Clauses 1, 2 and 3 Article 25, Clauses 1, 2, 3 and Point a Clause 4 Article 26, Clause 3 Article 27 of this Law shall begin from the date on which the damage has actually incurred until its termination.
The Government shall provide on guidelines for this Clause.
Article 23. Damage caused by asset infringement
1. If the assets have been already disposed of or lost, the damage will be determined on the basis of the market prices of like-kind assets or assets with the same properties and technical standards and the depreciation of the assets at the time prescribed in Clause 2 Article of this Law. Time for determining current conditions of asset as the basis for damages is the time when the damage actually occurs.
2. If the assets have been out of order, the damage will be determined as related expenses for repair and restoration, calculated according to the market prices at the time of compensation prescribed in Clause 2 Article 22 of this Law; if the assets have been out of repair or restoration, the damage will be determined under Clause 1 of this Article.
3. If the assets have been left unused or unexploited, the damage will be determined as lost actual incomes. For assets on lease on the market, lost actual incomes will be determined commensurate with the average monthly rentals of like-kind assets or assets with the same technical standards, properties, utility and quality at the time prescribed in Clause 2 Article 22 of this Law; for assets not on lease on the market, lost actual incomes will be determined as average 3-month incomes brought about by the damaged assets under normal conditions before the time the damage is caused;
4. Amounts of money that have been already remitted into the state budget under decisions of competent authorities or confiscated or kept for judgment enforcement, or deposited as security shall be refunded to sufferers and interests thereof.
If such amounts are interest-bearing loans, interests thereof shall be considered legitimate interests as prescribed in the Civil Code.
If such amounts are not interest-bearing loans, interests thereof shall be considered interests accruing due to late payment in case of absence of an agreement as prescribed in the Civil Code at the time prescribed in Clause 2 Article 22 of this Law.
5. If a sufferer cannot perform civil or commercial transactions which have been effective and paid fines for his/her breach of obligations in these transactions, the damages to be compensated is the amount of fines as agreed and interests thereof.
If such fine is an interest-bearing loan, interests thereof shall be considered legitimate as prescribed in the Civil Code.
If such fine is a not interest-bearing loan, interests thereof shall be considered interests accruing due to late payment in case of absence of an agreement as prescribed in the Civil Code at the time prescribed in Clause 2 Article 22 of this Law.
6. If damage is caused due to beyond an emergency circumstance, the damage to be compensated is the part of damage occurs.
7. The Government shall provide on guidelines for this Article.
Article 24. Damage due to loss of or decrease in actual incomes
1. Lost or decreased actual income of a sufferer being individual shall be determined as follows:
a) Stable income earned from salary or wage shall be determined according to amount of sufferer’s salary/wage during the period in which his/her salary/wage has been lost or decreased;
b) Unstable income earned from salary or wage shall be determined according to his/her average income of three consecutive months prior to the time when the damage occurs during the period in which his/her salary/wage has been lost or decreased;
c) Unstable seasonal income is the average income of local worker/employee at the same level during the period in which his/her salary/wage has been lost or decreased; If the average income of local worker/employee at the same level is unidentifiable, the lost or decreased actual income to be compensated shall be one day’s minimum wage applying to the region where the sufferer has been residing for one day of damage.
One day’s regional minimum wage equals one month’s regional minimum wage prescribed by the state divided by 26 days.
2. Lost or decreased actual income of a sufferer being organization shall include incomes as prescribed in law on corporate income tax.
The income to be compensated shall be determined according to its average income of 2 consecutive years prior to the time when the damage occurs. The average income shall be determined according to financial statement of the organization as per the law. If the organization has been found for less than 2 years until the time when the damage occurs, the income to be compensated shall be determined according to the average income during its actual operation as mentioned in its financial statement as per the law.
Article 25. Material loss due to the death of sufferers
1. Expenditures on medical examination and treatment for the sufferer as prescribed in law on medical examination and treatment before his/her death.
2. Expenditures on health fostering for the sufferer before his/her death shall be determined as equal to one-day minimum wage applying to the region where the health facility is located for one day of medical examination and treatment based on the number of days stated in the medical record.
3. Expenditures on caring for the sufferer’s carer during medical examination and treatment period before his/her death shall be determined as equal to one-day minimum wage applying to the region where the health facility is located for one day of caring.
4. Expenditures on funeral for the dead suffer shall be determined according to the funeral allowance prescribed in law on social insurance.
5. Alimonies for persons for whom the sufferer is currently obliged to provide shall be determined as equal to one-day minimum wage applying to the region where recipient has been residing for one month of alimony, unless otherwise prescribed by law or another amount prescribed in a legally effective judgment/decision issued by competent authority.
Article 26. Material loss due to health damage
1. Expenditures on medical examination and treatment for the sufferer as prescribed in law on medical examination and treatment.
2. Expenditures on health fostering for the sufferer shall be determined as equal to one day’s minimum wage applying to the region where the health facility is located for one day of medical examination and treatment based on the number of days stated in the medical record.
3. Expenditures on caring for the sufferer’s carer during medical examination and treatment period shall be determined as equal to one day’s minimum wage applying to the region where the health facility is located for one day of caring.
4. In case a sufferer loses his/her working capacity and needs a regular caregiver, the damage to be compensated will cover:
a) Expenditures given to the sufferer’s caregiver shall be determined as equal to one-day minimum wage applying to the region where the sufferer has been residing for one day of caring;
b) Alimonies for persons for whom the sufferer is currently obliged to provide shall be determined as equal to one-day minimum wage applying to the region where recipient has been residing for one month of alimony, unless otherwise prescribed by law or another amount prescribed in a legally effective judgment/decision issued by competent authority.
Article 27. Damage due to mental suffering
1. Damage due to mental suffering during the educational administrative measures at communes, wards and towns shall be determined as equal to a half of day’s salary according to base salary prescribed by the state (hereinafter referred to as daily base salary) for one day of educational administrative measures at communes, wards and towns.
2. Damage due to mental suffering during the administrative custody or confinement in a reformatory, correctional facility, detoxification center shall be determined as equal to two days' base salary for one day in administrative custody or in a reformatory, correctional facility or detoxification center.
3. Damage due to mental suffering in case of institution of a criminal case, prosecution, trial or judgment enforcement, prevention in criminal proceedings shall be determined as follows:
a) Damage due to mental suffering in a case where the suffer is held in custody in an emergency shall be determined as equal to two days’ base salary;
b) Damage due to mental suffering in a case where the suffer is arrested, held in custody, detained or serving an imprisonment penalty shall be determined as equal to three days' base salary for one day of being held in custody, detained or serving an imprisonment penalty;
c) Damage due to mental suffering in a case where the suffer is not arrested, held in custody, detained or serving a penalty other than imprisonment penalty shall be determined as equal to two days' base salary for one day of not being held in custody, detained or serving the penalty, except for the case prescribed in Point d of this Clause;
d) Damage due to mental suffering in a case where the sufferer served a non-custodial sanction or a suspended sentence shall be determined as equal to three days' base salary for one day of serving the sanction or sentence;
dd) Damage due to mental suffering in a case where the sufferer who has already served a penalty as stated in a court's judgment/decision and then considered eligible for compensation by another judgment/decision by the competent criminal procedure authority shall be determined as equal to 2 days’ base salary for one day of the period in which the latter judgment/decision has not been issued.
4. Damage due to mental suffering in case of death of sufferers shall be determined as equal to three hundred sixty months' base salary. If the sufferer dies, Clauses 1, 2, 3 and 5 of this Article shall not apply.
5. Damage due to mental suffering in case of infringement upon health shall be determined based on the extent of health damage provided not exceeding thirty months' base salary.
6. Damage due to mental suffering in a case where a public employee is faced with dismissal unlawfully shall be determined as equal to one day’s base salary for one day of illegal dismissal.
7. One day’s base salary equals one month’s base salary divided by 22 days.
Article 28. Extraordinary expenditures to be compensated
1. Extraordinary expenditures to be compensated include:
a) Expenditures on rental of rooms, travel, printing, sending of complaints or denunciation; hire of defenders or protectors of rights and legitimate interests of sufferer;
b) Expenditures on relatives' travel to visit detainees, prisoners.
Relatives of detainees or prisoners shall be defined as prescribed in law on temporary detention or imprisonment duration and law on criminal judgment enforcement.
2. The expenditures prescribed in Point a Clause 1 of this Article shall be determined as follows:
a) The expenditure on rental of rooms, travel, printing with legitimate invoices or supporting documents shall be paid as determined as prescribed in Clause 2 Article 22 of this Law up to the amount prescribed by the Ministry of Finance in terms of business trip allowances provided for officials and public employees; and expenses associated with holding regulatory bodies’ meetings.
If the claimant fails to present legitimate invoices or supporting documents for the said expenditures, the expenditure to be compensated shall be up to 6 month’s base salary at the time prescribed in Clause 2 Article 22 of this Law for 1 year from the date on which the complaint or denunciation is filed or the claimant involves himself/herself in legal proceeding until the date on which a document on compensation settlement is issued by the competent authority comes into force;
b) The expenditure on sending claims or denunciation to regulatory bodies or competent persons shall be determined according to the postal charge receipt at the time prescribed in Clause 2 Article 22 of this Law.
If the claimant fails to present the postal charge receipt for the said expenditures, the expenditure to be compensated shall be up to 6 month’s base salary at the time prescribed in Clause 2 Article 22 of this Law for 1 year from the date on which the complaint or denunciation is filed or the claimant involves himself/herself in legal proceeding until the date on which a document on compensation settlement is issued by the competent authority comes into force;
c) The expenditure on hire of defenders or protectors of rights and legitimate interests of the sufferer shall be paid according to under their contractual agreement provided not exceeding the remuneration prescribed by the Government applying to defense counsels at the request of presiding agencies. These expenditures are only paid to one defender or one protector of rights and legitimate interests of the sufferer at a time.
3. The expenditure prescribed in Point b Clause 1 of this Article shall be determined according to number of actual relatives, visits provided not exceeding the maximum number of relatives and visits as prescribed in law on temporary detention, imprisonment, and law on criminal judgment enforcement. If the number of actual relatives, visits is unproven, the expenditure shall be determined according to the maximum number of relatives and visits as prescribed in law on temporary detention, imprisonment, and law on criminal judgment enforcement.
4. The period of time as the basis for determination of expenditures to be compensated prescribed in this Article shall begin from the date on which the damage occurs until the date on which a document on compensation settlement is issued by the competent authority comes into force.
5. The Government shall provide on guidelines for this Article.
Article 29. Restoration of lawful rights and interests of sufferers
1. Apart from damage to be compensated prescribed in Articles 23, 24, 25, 26, 27 and 28 of this Law, a sufferer being individual is also entitled to restore the following lawful rights and interests:
a) Resume position (if any), job and benefits as prescribed in law;
b) Restore right to learn;
c) Resume membership in political organizations, socio-political organizations, political-social-professional organization, social organizations, and social-professional organizations.
2. Apart from damage to be compensated prescribed in Articles 23, 24, 25, 26, 27 and 28 of this Law, a sufferer being organization is also entitled to restore other lawful rights and interests.
3. Procedures for restoration of lawful rights and interests prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article shall be carried out as prescribed by law and regulations and charters of relevant organizations.
1. Assets seized, held in custody, distrained or confiscated unlawfully will be returned immediately after the decisions on asset seizure, custody, distraint or confiscation are cancelled.
2. The return of assets held in custody, confiscated unlawfully in administrative management shall be carried out as prescribed in law on actions against administrative violations.
3. The return of assets distrained unlawfully in civil judgment enforcement shall be carried out as prescribed in law on civil judgment enforcement.
4. The return of assets seized unlawfully in procedural activities shall be carried out as prescribed in law on procedural activities and other relevant law provisions.
1. Any sufferer in criminal procedures, public employee faced with dismissal unlawfully, person faced with administrative measures, including bringing to reformatory school, correctional facility, compulsory detoxification center unlawfully shall be entitled to have his/her honor restored.
2. Enforcer’s superior body shall proactively restore the sufferer’s honor in the circumstances prescribed in Clause 1 of this Article. The honor restoration shall be carried out as prescribed in Section 3 Chapter V of this Law.
Article 32. Non-compensation damage
1. The state shall not compensate for damage caused in the following circumstances:
a) Damage occurs entirely due to the fault of the suffer;
b) Damage occurring objectively unpredictable and irreparable even though the law enforcers has applied all necessary measures and to the best of his/her ability;
c) Damage occurring in circumstances where the law enforcer, in order to avert a threat actually and directly threatening the public interest, the legitimate rights and interests of the sufferer or another person, has no alternative but to take an act which would cause lesser damage than the damage to be prevented, except for the case prescribed in Clause 6 of Article 23 of this Law.
2. Apart from damage prescribed in Clause 1 of this Article, in criminal procedures, the state shall not compensate for damage caused in the following circumstances:
a) Damage occurs in cases where a person faced with criminal prosecution is eligible for exemption from criminal liability according to the provisions of the Criminal Code;
b) Damage caused due to the sufferer’s making false declarations or providing other untruthful documents or exhibits in order to plead guilty for other persons or to conceal the offenses;
c) Damaged caused owning to the fact that the person who committed violation of law shows clear signs of offense constitution, against whom criminal cases was instituted or who was prosecuted in criminal cases instituted at the request of victims, but the cases were terminated as the victims have withdrawn their requests for institution of criminal cases;
d) Damage caused owning to the fact that the person against whom criminal case was instituted or who was prosecuted and tried strictly in accordance with legal documents effective at the time of prosecution and trial but at the time when the judgment or decision take effects new legal documents are promulgated and took effect after the date of prosecution or trial he/she no longer bears criminal liability.
3. Apart from the damage prescribed in Clause 1 of this Article, in the course of civil procedures or administrative procedures, the state shall not pay compensation for damage caused when the law enforcer applies the temporary emergency measures in accordance with the request that unluckily causing damage to the person faced with temporary emergency measures or to a third party. The person who requests the court to apply temporary emergency measures improperly, causing damage to the accused or to the third party, shall have to pay compensations to the victims according to the provisions of the civil procedure legislation.
4. In addition to the damage prescribed in Clause 1 of this Article, in civil judgment enforcement, the state shall not pay compensation for damage caused when the law enforcer has applied judgment enforcement measures strictly according to request of the party causing damage. The person who requests the executor to apply temporary emergency measures improperly, causing damage to the accused or to the third party, shall have to pay compensations to the victims according to the provisions of the civil procedure legislation.
COMPENSATION BODIES
Article 33. Compensation bodies in administrative management
1. Central compensation bodies include:
a) Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies shall act as compensation bodies in cases where the law enforcers causing damage work under their direct management, except for the case prescribed in Point b of this Clause;
b) General Departments, Departments and other units that have the legal person status and separate accounts of Ministries, ministerial-level agencies or Governmental agencies shall act as compensation bodies in cases where the law enforcers causing damage work under their direct management.
2. Compensation bodies of provinces and central-affiliated cities (hereinafter referred to as provinces) include:
a) People’s Committees of provinces shall act as compensation bodies in cases where the law enforcers causing damage work under their direct management, except for the case prescribed in Point b of this Clause;
b) Specialized agencies or entities affiliated to the People's Committee of provinces that have the legal person status and separate accounts shall act as compensation bodies in cases where the law enforcers causing damage work under their direct management.
3. People’s Committees of districts shall act as compensation bodies in cases where the law enforcers causing damage work under their direct management.
4. People’s Committees of communes shall act as compensation bodies in cases where the law enforcers causing damage work under their direct management.
5. Authorities competent to provide information as prescribed in the Law on information access.
6. Authorities competent to apply necessary measures to protect denouncers as prescribed in the Law on Denunciation.
7. Agencies issuing dismissal decision as disciplinary actions to public employees.
8. Courts that have jurisdiction in lawsuit settlement as prescribed in law on criminal procedures, civil procedures, administrative procedures; courts that have jurisdiction in applying administrative measures as prescribed in the Law on penalties for administrative violations.
Article 34. Investigative agencies and agencies tasked to conduct certain investigative activities for compensation in criminal proceedings
An investigative agency or agency tasked to conduct certain investigative activities shall act as a compensation body in the following cases:
1. It issued a custody order for emergencies without justifiable grounds as prescribed in the Criminal Procedure Code and the person held in custody did not commit any illegal act; it issued an arrest or custody order but then the competent authority issued decision on release, cancellation of the custody orders, non-endorsement of the arrest order or decision on extension of custody order as the person held in custody or arrested did not commit any criminal act;
2. It issued a decision to prosecute the accused but then the procuracy does not approve the decision to prosecute the accused as the commission of an offence did not occur or the act did not constitute the offence;
3. The procuracy issued a decision on return of case files for additional investigation and then investigation body made additional investigation findings or new investigation findings for prosecution but the procuracy issued a decision on suspension of case as an offence did not occur or the act did not constitute the offence.
Article 35. Procuracies settling compensation in criminal proceedings
A procuracy shall act as a compensation body in any of the following cases:
1. It ratified an arrest order or decision to extend the custody duration made by competent investigate agency or agency tasked to conduct certain investigative activities but the arrested person or person held in custody did not commit any illegal act;
2. It ratified a decision to prosecute the accused or a detention order made by the investigation agency or agency tasked to conduct certain investigative activities or issued a decision to prosecute the accused, a detention order, or a decision to extend the detention duration but then the competent authority confirmed that the offence did not occur, the act did not constitute the offence, or the investigation period expired without justifiable grounds to prove that the accused committed any illegal act, except for the case prescribed in Clause 3 Article 34 of this Law; or it returned the case files for additional investigation, but the investigation body, according to investigation findings, issues a decision on suspension of investigation as the commission of an offence did not occur, the act did not constitute the offence, or the investigation period expired without justifiable grounds to prove that the accused committed any illegal act;
3. It issued a decision to prosecute the accused but the first-instance court declared that the defendant was not guilty as he/she did not commit any criminal act or the act did not constitute the offence and the first-instance judgment has taken legal effect;
4. The first-instance court returned case files for additional investigation and later the competent agency issued a decision on suspension of the investigation or case as the commission of an offence did not occur, the act did not constitute the offence or the investigation period expired without justifiable grounds to prove that the accused committed any illegal act;
5. The first-instance court returned case files for additional investigation and later declared that the defendant is not guilty as he/she did not commit any criminal act or the act did not constitute the offence and the first-instance judgment has taken legal effect;
6. The appellate court upheld a first-instance court judgment/ruling declaring that the defendant was not guilty as the commission of an offence did not occur or the act did not constitute the offence
7. The appellate court upheld a first-instance court's judgment/ruling declaring that the defendant is not guilty as the commission of an offence did not occur or the act did not constitute the offence and later the court conducting trial according to cassation or reopening procedures still uphold the appellate court's judgment/ruling declaring that the defendant is not guilty as the commission of an offence did not occur or the act did not constitute the offence.
Article 36. Courts settling compensation in criminal proceedings
1. A first-instance court shall act as a compensation body in any of the following cases:
a) It declared that the defendant was guilty but then the appellate court quashes the first-instance judgment, declaring that the defendant is not guilty and terminate the case as the commission of an offence did not occur or the act did not constitute the offence;
b) It declared that the defendant was guilty but later the appellate court quashes the first-instance judgment for re-investigation, and then the defendant's investigation and case are terminated as the commission of an offence did not occur or the act did not constitute the offence or the investigation period expired without justifiable grounds to prove that the accused committed any illegal act;
c) It declared that the defendant was guilty but then the appellate court quashed the first-instance judgment for retrial, and then declares that the defendant is not guilty as the commission of an offence did not occur or the act did not constitute the offence;
d) It declared that the defendant was guilty and the first-instance judgment has taken legal effect but later the court conducting trial according to cassation or reopening procedures quashes that judgment and terminates the case as the commission of an offence did not occur or the act did not constitute the offence;
dd) It declared that the defendant was guilty and the first-instance judgment has taken legal effect later the court conducting trial according to cassation or reopening procedures quashes that judgment for re-investigation as the commission of an offence did not occur, or the act did not constitute the offence, or the investigation period expired without justifiable grounds to prove that the accused committed any illegal act;
e) It declared that the defendant was guilty the first-instance judgment has taken legal effect but later the court conducting trial according to cassation or reopening procedures quashes that judgment for re-trial and then the defendant is declared not guilty as the commission of an offence did not occur or the act did not constitute the offence.
2. An appellate court shall act as a compensation body in any of the following cases:
a) It declared that the defendant was guilty but later the court conducting trial according to cassation or reopening procedures quashes the appellate judgment and terminates the case as the commission of an offence did not occur or the act did not constitute the offence;
b) It declared that the defendant was guilty, but later the court conducting trial according to cassation or reopening procedures quashes the appellate judgment for re-investigation and then the defendant's investigation and case is terminated as the commission of an offence did not occur, or the act did not constitute the offence, or the investigation period expired without justifiable grounds to prove that the accused committed any illegal act;
c) It declared that the defendant was guilty, but later the court conducting trial according to cassation or reopening procedures quashes the appellate judgment for re-trial and then the defendant is declared not guilty as the commission of an offence did not occur or the act did not constitute the offence.
3. A superior people’s court or a central military court that have jurisdiction to conduct trial according to cassation or reopening procedures shall act as a compensation body in any of the following cases:
a) The Council of Judges of the Supreme People’s Court quashes the cassation or reopening ruling of the Superior People’s Court or central military court which declared that the defendant was guilty and terminate the case as the commission of an offence did not occur or the act did not constitute the offence;
b) The Council of Judges of the Supreme People’s Court quashes the cassation or reopening ruling of the Superior People’s Court or central military court which declared that the defendant was guilty for re-investigation and then the defendant's investigation and case is terminated as the commission of an offence did not occur, or the act did not constitute the offence, or the investigation period expired without justifiable grounds to prove that the accused committed any illegal act;
c) The Council of Judges of the Supreme People’s Court quashes the cassation or reopening ruling of the Superior People’s Court or central military court which declared that the defendant was guilty for re-trial and then the defendant is declared not guilty as the commission of an offence did not occur or the act did not constitute the offence.
4. The Supreme People’s Court shall act as a compensation body in any of the following cases:
a) The Council of Judges of the Supreme People's Court quashes its cassation or reopening rulings which declared that the defendant was guilty, or quashes a legally effective judgment/decision of the inferior court, and declares that the defendant is guilty as the commission of an offence did not occur or the act did not constitute the offence;
b) The Council of Judges of the Supreme People’s Court quashes its cassation or reopening ruling which declared that the defendant was guilty, or quashes a legally effective judgment/decision of the inferior court for re-investigation and then the defendant's investigation and case is terminated as the commission of an offence did not occur, or the act did not constitute the offence, or the investigation period expired without justifiable grounds to prove that the accused committed any illegal act;
c) The Council of Judges of the Supreme People's Court quashes its cassation or reopening rulings which declared that the defendant was guilty , or and quashes a legally effective judgment/decision of the inferior court for re-trial, and then the defendant declared not guilty as the commission of an offence did not occur or the act did not constitute the offence.
Article 37. Courts settling compensation in civil procedures, administrative procedures
1. A court competent to issue rulings on application of temporary emergency measures defined in Clauses 1, 2 and 3, Article 28 of this Law shall act as a compensation body.
2. A first-instance court shall act as a compensation body if its legally effective first-instance judgments or rulings defined in Clause 5 and Clause 6 Article 19 of this Law are quashed according to cassation or reopening procedures.
3. An appellate court shall act as a compensation body if its legally effective appellate judgments or rulings defined in Clause 5 and Clause 6 Article 19 of this Law are quashed according to cassation or reopening procedures.
4. A court conducting trial according to cassation or reopening procedures shall act as a compensation body if its legally effective cassation or reopening rulings defined in Clause 5 and Clause 6 Article 19 of this Law are quashed according to cassation or reopening procedures.
5. A court shall act as a compensation body if its legally effective judgments or rulings defined in Clause 5 and Clause 6 Article 19 of this Law are quashed by the Council of Judges of the Supreme People’s Court according to special procedures, except for the case prescribed in Clause 6 of this Article.
6. The Supreme People’s Court shall act as a compensation body if the Council of Judges of the Supreme People’s Court quashes its legally effective judgments or rulings or those of inferior courts as defined in Clause 5 and Clause 6 Article 19 of this Law according to special procedures and determine damages incurred by the Supreme People’s Court.
7. Courts that have jurisdiction to settle cases as prescribed in the Criminal Procedure Code, the Civil Procedure Code.
Article 38. Compensation bodies in criminal judgment enforcement
1. Criminal enforcement agencies of the People's Police prescribed in the Law on criminal judgment enforcement.
2. Criminal enforcement agencies of the People's Army prescribed in the Law on criminal judgment enforcement.
3. Agencies assigned certain duties of criminal judgment enforcement prescribed in the Law on criminal judgment enforcement.
4. Courts that have jurisdiction to settle cases as prescribed in the Criminal Procedure Code, the Civil Procedure Code.
Article 39. Compensation bodies in civil judgment enforcement
1. Department of civil judgment enforcement and Sub-department of civil judgment enforcement.
2. Enforcement authorities of military zones and equivalent.
3. Courts that have jurisdiction to settle cases as prescribed in the Criminal Procedure Code, the Civil Procedure Code.
Article 40. Determination of compensation bodies in some specific cases
1. In cases where the compensation body is enforcer’s superior body, the compensation body in some specific cases shall be determined as follows:
a) If the compensation body has been totally or partially divided, acquired, or consolidated or dissolved, its successor agency shall act as a compensation body; if there is no successor agency, the body that has issued the dissolution decision shall act as a compensation body; if the body that has issued the dissolution decision is the National Assembly, the Standing Committee of National Assembly, the Government, the Prime Minister, the compensation-managing authority shall have power to determine the compensation body;
b) In a case where multiple law enforcers of multiple agencies jointly cause damage, the agency assuming the prime responsibility shall act as a compensation body; in a case where it is unable to reach a consensus on the compensation body, the competent compensation-managing authority shall determine the compensation body;
c) At the time of handling compensation claim, if the law enforcer causing damage has no longer worked at his/her superior body at the time of causing the damage, such superior body shall act as the compensation body;
d) In case of authorized or mandated performance of official duties, the authorizing or mandating agency shall act as a compensation body. If the authorized or mandated agency performs official duties at variance with authorized or mandated contents, thus causing damage, it shall act as a compensation body.
2. In case of settlement of a claim in the course of criminal procedures or administrative procedures at a court, the court handling the case shall act as a compensation body.
3. In cases where the claimant simultaneously request the enforcer’s superior body and the court that has jurisdiction to settle the claim, either the enforcer’s superior body or the court shall act as the compensation body, whichever accepts the claim first.
PROCEDURES FOR SETTLEMENT OF COMPENSATION CLAIMS
Section 1. SETTLEMENT OF COMPENSATION CLAIMS AT ENFORCER’S SUPERIOR BODY
Article 41. Compensation claims
1. If the claimant is the sufferer, the compensation claim (hereinafter referred to as claim) shall include:
a) Compensation claim form;
b) Document serving as ground for claim, unless the suffer has not received or cannot have such document;
c) Identity papers of the sufferer;
d) Documents and evidence related to the compensation claim (if any).
2. If the claimant is the sufferer’s successor (or the successors' representative in case of multiple successors) or the sufferer’s representative, apart from the documents prescribed in Points a, b and d Clause 1 of this Article, the claim shall also include the following:
a) Identity papers of sufferer’s successor or representative;
b) A legitimate written authorization in case of authorized representative;
c) If the sufferer dies testate, the claimant has to provide the testament, if he/she otherwise dies intestate, a legitimate document on inheritance right is required.
3. A compensation claim shall at least contain:
a) Claimant’s full name, address, phone number (if any);
b) Date of compensation claim;
c) Damaging act of law enforcer;
d) The existence of the causal link between the actual damage and damaging act of the law enforcer;
dd) The extent of damage, calculation and the claimed compensation amount;
e) Request for provisional sums of compensation funding (if any);
g) Request of document serving as ground for claim to be sent to compensation body, which clarifies document’s name and the address where the document could be collected if the claimant is unable to collect such document;
h) Request for honor restoration (if any);
i) Request for restoration of other legitimate rights and interests (if any).
If the sufferer only requires honor restoration, the compensation claim shall contain contents prescribed in Points a, b, c, d, g and h of this Clause.
4. The claimant shall file a claim in person or send by postal to the compensation body.
If the compensation body has been unidentifiable promptly, the claimant shall file the claim to Services of Justice of province where the sufferer has been residing or headquartered. Within 5 working days, Services of Justice shall determine the compensation body, forward the claim to the compensation body and send a notice to the claimant.
5. If the claimant files a claim in person, all of documents and evidence prescribed in Points b, c, d Clause 1 and Clause 2 of this Article shall be copies with originals for collation; if the claimant file the claim by post, all of documents and evidence prescribed in Points b, c, d Clause 1 and Clause 2 of this Article shall be certified true copies as prescribed in law on authenticity.
Article 42. Procedures for claim acceptance and processing
1. The compensation body shall accept claim, keep records and issue an acceptance certificate to the claimant if the claimants file the claim in person. If the claim is filed by post, within 2 working days from the date on which the claim is received, the compensation body shall send a notice of acceptance to the claimant.
2. Within 5 working days from the date of receipt, the head of compensation body shall perform the tasks below:
a) Request the claimant to provide additional document in case of inadequate claim as prescribed in Clause 1 and Clause 2 Article 41 of this Law;
b) Request the competent regulatory body or person to provide document serving as ground for claim as required by the claimant or clarify such document if its text is ambiguous.
3. Within 5 working days from the date on which the request of the head of compensation body is received as prescribed in Clause 2 of this Article, the claimant shall provide appropriately additional documents and the competent regulatory body or person has to provide the document serving as ground for claim or clarify text of such document. The period of force majeure events or objective hindrance prescribed in the Civil Code shall not be included in the time limit prescribed in this Clause.
Article 43. Acceptance of claim and assignment of compensation person
1. Within 3 working days from the date on which the valid claim prescribed in Article 41 of this Law is received, the compensation body must accept the claim and keep records, except for the case prescribed in Clause 1 hereof.
2. The compensation body may refuse the claim upon occurrence of any of following circumstances:
a) The compensation claim does not fall within its jurisdiction;
b) The period of prescription of compensation claim expires;
c) The compensation claim does not fall within the state compensation liability prescribed in Chapter II of this Law;
d) The claimant is not entitled to claim compensation as prescribed in Article 5 of this Law;
dd) The claim was not adequate as prescribed in Article 41 of this Law but the claimant has failed to provide additional documents within the time limit prescribed Clause 3 Article 42 of this Law;
e) The compensation claim has not been sent to the superior body's enforcer as prescribed in Point a Clause 1 Article 52 of this Law and has been accepted by a court that have jurisdiction in accordance with civil procedures;
g) The compensation claim has been accepted by a court that have jurisdiction as prescribed in Clause 1 Article 55 of this Law;
h) The compensation claim has been settled by a legally effective judgment/decision.
3. The compensation person shall be assigned as follows:
a) Within 2 working days from the date of acceptance of claim, the compensation body must assign the compensation person;
b) The compensation person has wide professional experience in the area from which the compensation claim arises; he/she has no rights and interests in respect of the case or no relationship with the law enforcer causing damage or the sufferer as prescribed in the Civil Code.
4. The acceptance or non-acceptance of claim and assignment of compensation person must be written advice as to the claimant and compensation-managing authority. If the claim is rejected, it shall be returned with explanation in writing; in case of Point a Clause 2 of this Article, the claimant shall be instructed to come to competent bodies for settlement.
During the process of acceptance of claim, upon occurrence of any of the circumstances prescribed in Clause 2 of this Article, the compensation body shall suspend the case, delete the case’s name in the acceptance record and return the claim to the claimant.
5. If the sufferer only requires honor restoration, no decision on settlement of compensation shall be issued as prescribed in this Section. The honor restoration shall be carried out as prescribed in Section 3 of this Chapter.
Article 44. Provisional sums of compensation funding
1. At the request of the claimant prescribed in Point e Clause 3 Article 41 of this Law, the compensation body shall provide provisional sums of compensation funding for:
a) Damage due to mental suffering prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4, and 6 Article 27 of this Law;
b) Other damage that are promptly calculated without verification.
2. Procedures for receiving provisional sums of compensation funding:
a) As soon as practicable after accepting the claim, the compensation person shall determine amount of damages as prescribed in Clause 1 of this Article and send a request for provisional sums of compensation funding and amount thereof to the head of compensation body;
b) Within 5 working days from the date on which the request is received, if estimated administrative management funding allocated by competent authority still remains, the compensation body must complete the allocation of provisional sum and award it to the claimant.
According to the provisional sum awarded to the claimant, the compensation body shall request the competent finance authority to provide additional fund equivalent to the provisional sum;
c) If estimated administrative management funding allocated by competent authority runs out, within 2 working days from the date on which the request is received, the head of compensation body shall request the competent finance authority to provide additional fund equivalent to the provisional sum to be awarded to the claimant.
3. The finance authority shall provide funding for the compensation body as follows:
a) If the compensation body has provided provisional sum for the claimant, within 7 working days from the date on which the request for additional fund is received as prescribed in Point b Clause 2 of this Article, the competent finance agency shall provide additional fund for the compensation body;
b) If the compensation body has submitted a request for provisional sum, within 7 working days from the date on which the request is received as prescribed in Point c Clause 2 of this Article, the competent finance agency shall provide additional fund for the compensation body.
4. The head of compensation body shall decide the provisional sum of compensation awarded to claimant provided not exceeding 50% of damages prescribed in Clause 1 of this Article.
Article 45. Damage verification
1. The compensation person shall verify damage as required in the claim. In exceptional circumstances, the compensation person may require the claimant and other entities to provide supporting documents and items of evidence prevailing the verification of damage, request the valuation of assets, damage examination, or getting opinions from entities relating to the damage and amount of damages.
2. Within 15 days from the date of acceptance of claim, the compensation person must complete the damage verification. For matters involving many complicated circumstances or to be verified at different places, the verification time limit is 30 days from the date of acceptance of claim.
The verification time limit may prolong as agreed by the claimant and the compensation person but not longer than 15 days from expiration date as prescribed in this Clause.
3. Within 3 working days from the closing date of damage verification, the compensation person must complete the report on damage verification as the basis for negotiation of compensation.
4. For matters involving many complicated circumstances, the compensation body may request the representative of compensation-managing authority, competent finance authority to participate in the verification process.
5. Expenses associated with such valuation and examination shall be covered by the state budget.
6. The Government shall provide on guidelines for this Article.
Article 46. Negotiations on compensation
1. Within 2 working days from the date on which the report on damage verification is completed, the compensation body shall initiate the negotiation of compensation. The negotiation must be completed within 10 days from the beginning date of negotiation. If matters or cases involve many complicated circumstances, the negotiation time limit may prolong is 15 days
The negotiation time limit may prolong as agreed by the claimant and the compensation person but not longer than 10 days from expiration date as prescribed in this Clause.
2. The negotiation must be carried out according to the following rules:
a) The claimant and the compensation body are considered equal in the course of negotiation,
b) Democracy and opinions of participants in the negotiation are respected;
c) Negotiation contents and results in terms of damage to be compensated and amount of damages shall comply with regulations of this Law.
3. Participants in negotiations:
a) Representative of compensation body who presides over the negotiation;
b) Compensation person;
c) Claimant; his/her protector of rights and legitimate interests prescribed in Clauses 1, 2, and 3 Article 5 of this Law;
d) Representative of compensation-managing authority
dd) Representative of procuracy that has jurisdiction in case of compensation claim in criminal procedures;
e) In necessary cases, the compensation body may invite representative of finance authority at the same administrative level, other entities, and call for the law enforcer causing damage.
4. The negotiation shall be convened at any of the following venues:
a) If the claimant is an individual, the negotiation venue will be the headquarters of the People’s Committee of commune where the claimant has been residing, unless otherwise agreed by the parties;
b) If the claimant is an organization, the negotiation venue will be the headquarters of the People’s Committee of commune where the claimant has been headquartered, unless otherwise agreed by the parties.
5. The negotiation contents shall include:
a) Damage to be compensated;
b) Amount of damages;
c) Restoration of other legitimate rights and interests (if any);
d) Methods of awarding damages;
dd) Other contents relating to settlement of compensation claims.
6. The negotiation shall be according to the following steps:
a) The claimant presents his/her compensation claim and provides additional supporting documents and evidence (if any);
b) The compensation person announces report on damage verification;
c) The compensation person and the claimant discusses as prescribed in Clause 5 of this Article;
d) The representative of compensation body states opinions, the law enforcer causing damage present opinions (if any); individuals and representatives of other organizations state opinions at the request of the presiding person;
dd) The representative of finance agency offers opinions about types of damage, extent of damage, and amount of damages (if any);
e) Representative of compensation-managing authority offers opinions.
7. Negotiations shall be recorded in writing. If parties conduct multiple negotiations, each of negotiation must be recorded in writing.
As soon as practicable after finishing the negotiation, the compensation person must keep a record of results. The record of results must specify main contents prescribed in Clause 5 of this Article, clarifying whether the negotiation is successful or unsuccessful. The record must bear signature or fingerprint of claimant, signatures of representatives of participants as prescribed in Clause 3 of this Article and handed over to each participant of negotiation.
8. In case of successful negotiation, the head of compensation body shall issue a decision on compensation settlement as prescribed in Clause 1 Article 57 of this Law.
In case of unsuccessful negotiation, the claimant is entitled to institute a lawsuit over settlement of compensation claim as prescribed in Clause 2 Article 52 of this Law.
Article 47. Decision on compensation settlement
1. As soon as practicable after receiving the record of successful negotiation, the head of compensation body shall issue a decision on compensation settlement and award it to the claimant at the end of the negotiation process.
If the claimant does not receive the decision on compensation settlement, the compensation person shall make a record of such refusal. The record must bear the signatures of representatives of participants. The record must also clarify legal consequences of the refusal of decision as prescribed in Point dd Clause 1 Article 51 of this Law. The compensation body must send the record to the claimant within 5 working days from the date on which it is made.
2. The decision on compensation settlement shall take effect after 15 days from the date of awarding. A decision on compensation settlement must at least contain the following
a) Full name and address of the claimant;
b) Grounds for determination of the state compensation liability;
c) Contents prescribed in Clause 5 Article 46 of this Law;
d) Provisional sum as prescribed Article 44 of this Law (if any).
Article 48. Cancellation of or amendments to decisions on compensation settlement
1. The head of compensation body shall issue a decision on cancellation of the decision on compensation settlement and suspend the settlement of compensation claims within 2 working days from the date on which one of circumstances is discovered:
a) One of grounds for determining state compensation liability has no longer existed as prescribed in Clause 1 Article 7 of this Law;
b) The document serving as ground for claim has been forged;
c) Documents prescribed in Point c, Point d Clause 1 and Clause 2 Article 41 of this Law have been forged for the purpose of compensation claim.
2. The consequences resulting from the cancellation of decision on compensation as provided for in Clause 1 of this Article shall be settled as follows:
a) If the damages have not yet been paid to the sufferers, the compensation body shall issue a decision on suspension of compensation settlement as prescribed in Article 51 of this Law and recover the provisional sums of compensation (if any);
b) In cases where damages have been paid to the sufferer in full, the compensation body shall have to recover compensation amount according to law provisions;
c) Where the law enforcer causing damage has already paid damages, the enforcer’s superior body shall have to return the money amount already collected according to the provisions of Article 69 of this Law;
d) To settle other consequences (if any) according to the provisions of law.
3. The head of compensation body shall issue a decision on cancellation of the decision on compensation settlement for re-settlement within 2 working days from the date on which one of circumstances is discovered:
a) There is a collusive practice between the claimant and the compensation person and related persons for self-seeking purposes;
b) At the request of the claimant, if the claimant fails to meet the conditions specified at Point b, Clause 3, Article 43 of this Law or if the negotiation is improperly held in terms of composition, contents, procedures as prescribed in Clauses 3, 5 and 6, Article 46 of this Law.
4. The head of the compensation body shall issue a decision to amend the decision on settlement of compensation within 2 working days as from the date of detecting the decision on settlement of compensation with obvious errors in the spelling, about data due to mistake or miscalculation.
5. Decisions on cancellation, correction or supplementation of compensation decisions must be immediately sent to the claimants, compensation-managing authority and other entities involved.
Article 49. Postponement of settlement of claims
1. The head of the compensation body shall issue a decision to postpone the settlement within two working days from the date on which the claimant requests the compensation body to postpone the settlement of claim due to his/her serious sickness with the certification of the health facility from the district level upwards or cannot participate himself/herself in the process of claim settlement for other plausible reasons.
2. The time limit for postponement of claim settlement shall be determined at the request of the claimant but shall not exceed 30 days, unless the claimant is seriously ill and unable to participate on his own in the process of claim settlement.
3. The decision on postponement of a claim settlement must specify reasons, postponement period and be immediately sent to the claimant, compensation-managing authority and other entities involved. Upon the expiration of the time limit for postponement of the claim settlement, the head of the compensation body shall issue a decision to continue settling the compensation.
Article 50. Suspension of claim settlement
1. The head of compensation body shall issue a decision on suspension of the decision on compensation settlement within 1 working day from the date on which one of circumstances is discovered:
a) The claimant twice refuses the invitations to negotiate;
b) The claimant does not come twice to the negotiating venue when the invitations have been accepted without plausible reasons;
c) The claimant fails to sign or press his finger-print to the minutes of the negotiation result;
d) Competent agency/person reconsiders the document serving as ground for claim
2. The time limit for suspending the settlement of claims shall be 30 days from the date of issuance of the suspension decision under one of the grounds prescribed at Points a, b and c, Clause 1 of this Article.
Within 5 working days after the expiry of the suspension duration prescribed in this Clause, the claimant may propose the continued settlement of compensation. The head of the compensation body shall issue a decision to continue the settlement of compensation.
3. In case of suspension under the provisions of Point d, Clause 1 of this Article, after receiving the written review, if the document being re-examined remains the document serving as a basis for claim, the head of compensation body issue a decision to continue the settlement of compensation; in cases where the re-examined document is not the document used as grounds for compensation, the head of the compensation body shall issue a decision to termination of the settlement of compensation as prescribed in Article 51 of this Law.
4. The suspension decision must clearly state the reasons and duration of the suspension, the rights and obligations of the claimants and the legal consequences of the suspension.
Decisions on suspension or continued settlement of compensation must be immediately sent to the claimant, compensation-managing authority and other entities involved.
Article 51. Termination of claim settlement
1. The head of compensation body shall issue a decision on termination of the decision on compensation settlement within 5 working days from the date on which one of circumstances is discovered:
a) The claimant withdraws the claim before the compensation body conducts the verification of the damage;
b) The sufferer dies without an heir; the damaged organization has ceased to exist without an organization inheriting rights and obligations;
c) Upon the expiration of the suspension duration, the claimant does not request the continuation of the claim as provided for in Clause 2, Article 50 of this Law or the request for further settlement of the claim, but perform one of the acts specified at Points a, b and c, Clause 1, Article 50 of this Law;
d) Issue a decision to cancel the compensation decision in the cases specified in Clause 1, Article 48 of this Law;
dd) Upon the expiry of the time limit of 30 days from the date on which the written decision on non-receipt of the compensation decision is made under Clause 1, Article 47 of this Law, the claimant fails to receive the settlement decision.
2. The claimant has no right to request the compensation body which is the enforcer’s superior body to re-settle the claim after the suspension decision is issued, unless the claimant demonstrates that the claim has been withdrawn due to deception or coercion.
In the case specified at Point b, Clause 1 of this Article, the restoration of honor is required in the written request for compensation shall be carried out as provided for in Article 59 of this Law.
3. Decisions on termination of compensation must be immediately sent to the claimant, compensation-managing authority and other entities involved.
4. In cases where the claimant has been provided with provisional sums of compensation, the compensation body shall have to recover the provisional sum upon the issuance of the decision to termination of compensation settlement, unless otherwise provided for at Point b, Clause 1 of this Article.
Section 2. RESOLUTION OF CIVIL CASES ON CLAIMS, SETTLEMENT OF CLAIMS REQUIRED IN CRIMINAL PROCEDURES AND ADMINISTRATIVE PROCEDURES AT COURTS
Article 52. Institution of lawsuits and procedures for settlement of claims at courts
1. Within three years from the date of receipt of the document serving as a basis for claim, the claimant may initiate a lawsuit requesting the curt to settle the claim in the following circumstances:
a) The claimant has not yet requested the enforcer’s superior body to settle the claim;
b) The claimant withdraws his/her claim as provided for at Point a, Clause 1, Article 51 of this Law.
2. Within 15 days after receiving the compensation decision as provided for in Article 47 of this Law, the claimant disagrees with that decision or from the date of the minutes of the successful negotiation as specified in Clause 7, Article 46 of this Law, if the enforcer’s superior body fails to issue a decision to settle the compensation or from the date the minutes of the unsuccessful negotiation as prescribed in Clause 7, Article 46 of this Law, the claimant shall have the right to initiate a lawsuit requesting the court to settle the claim.
3. If any force majeure event or objective hindrance as provided for by the Civil Code prevents the claimant from initiating the lawsuit on time, the duration of force majeure event or objective hindrance shall not be included in the time limit for initiating a lawsuit as provided for in Clauses 1 and 2 of this Article.
4. The claimant has no right to initiate a lawsuit requesting the court to settle the claim in a case where the decision on settlement of compensation specified in Article 47 of this Law takes legal effect.
5. Procedures for settling claims at courts shall comply with the provisions of this Section; in cases where this Section does not prescribe, the provisions of the Civil Procedure Code shall apply.
6. Any case which satisfies the conditions for the application of reduced procedures in accordance with the provisions of the Civil Procedure Code shall be carried out in accordance with such reduced procedures.
7. The enforcer’s superior body shall represent the state to participate in the proceedings as the defendant.
Article 53. Determination of courts having jurisdiction to settle civil cases on claims
1. The People's Court of district where the claimant has been residing or has worked or where the defendant is headquartered at the own discretion of the claimant shall be the court competent to hear compensation claim at the first instance if defendants are the following agencies:
a) The agencies defined in Clauses 3 and 4, Article 33 of this Law;
b) The agencies defined in Clauses 5, 6 and 7, Article 33 of this Law at the district and commune levels;
c) Presiding agencies of districts, enforcement authorities of districts.
2. The People's Court of province where the claimant has been residing or has worked or where the enforcer’s superior body is headquartered at the own discretion of the claimant shall be the court competent to hear compensation claim at the first instance, except for the case prescribed in Clause 1 of this Article.
Article 54. Execution of court judgments or decisions on settlement of claims
1. The enforcer’s superior body shall have to pay compensation to the claimant according to the legally effective judgment/decisions of the court on settlement of claim.
2. Related entities must restore other legitimate rights and interests for the sufferer according to the legally effective judgment/decision of the court on settlement of claim.
Article 55. Settlement of claims in the course of criminal procedures or administrative procedures at courts
1. The settlement of criminal cases or administrative cases with contents of claim shall comply with the provisions of law on criminal procedures and administrative procedures.
The time for accepting a claim in the course of criminal procedures or administrative procedures is the time when the competent court accepts the claim.
2. The determination of damage to be compensated in the course of criminal procedures or administrative procedures shall comply with the provisions of this Law after competent courts determine unlawful acts of law enforcer causing damage that fall within the scope of state compensation liability.
3. If a compensation claim is filed in the course of settlement of a criminal or administrative case, the court judgment or ruling must also contain the following:
a) Damaging acts within the scope of state compensation liability;
b) Damage, amount of damages, restoration of honor (if any) and restoration of other legitimate rights and interests (if any);
c) The agency shall have to pay damages, restore honor (if any) and restore other legitimate rights and interests (if any).
4. In cases where the claimants disagree with the settlement of compensation in court judgment/decisions or the court judgment/decision does not contain compensation settlement matter, they may continue exercising the right to make a claim under due process.
5. The Supreme People's Court shall guide the implementation of this Article.
Article 56. Form of honor restoration
1. The restoration of honor of a sufferer in criminal procedures shall be conducted in the following forms:
a) Directly apologizing and publicly rectifying at the place where the sufferer being individual has been residing or where the sufferer being corporation has been headquartered;
b) Publishing public apology and making public rectification.
2. The restoration of honor of individuals who are sufferers in case of unlawful dismissal or application of administrative measures to sending them to reformatory schools, correctional facilities, detoxification centers are provided in the form of publication of apology and public rectification.
Article 57. Proactive restoration of honor
1. Within 15 days from the date on which the document serving as ground for claim is issued or the judgment/decision referred to in Article 55 of this Law becomes effective, the enforcer’s superior body shall have to notify the sufferer of the honor restoration by the state.
2. In a case where the sufferer agrees with the notice, the enforcer’s superior body shall effect the restoration of honor as prescribed in Articles 58 and 59 of this Law.
3. In a case where the sufferers disagree with the notice, they shall make a specific proposal for such notice as the basis for the enforcer’s superior body to effect the restoration of honor.
4. In a case where the sufferer proposes to remain honor restoration unperformed, the restoration of honor shall be conducted when the sufferer makes a request in writing.
5. In a case where the sufferer denies the right to restore honor as prescribed in this Law, he/she no longer has the right to request the restoration of honor. The refusal must be expressed in writing; if the sufferer denies the right to restore his/her honor orally, the enforcer’s superior body shall make records thereon, clearly stating the refusal of the right restore honor by the sufferer. The record must be signed by or borne with finger-print of the sufferer.
6. In a case where the sufferers dies, the enforcer’s superior body shall publish apology and make public rectification as prescribed in Article 59 of this Law.
7. The Government shall provide on guidelines for this Article.
Article 58. Direct apology and public rectification
1. The meeting of direct apology and public rectification specified at Point a, Clause 1, Article 56 of this Law shall be held as follows:
a) Within 15 days after receiving the written consent or request of the sufferer of the restoration of honor as provided for in Article 41 or Article 57 of this Law, the head of enforcer’s superior body shall have to directly hold a meeting of public apology and rectification;
b) The participants in the meeting of public apology and rectification are representatives of leaders of the presiding agencies, other concerned agencies, organizations and individuals.
2. The Government shall provide on guidelines for this Article.
Article 59. Publication of apologies and public rectification
1. The publication of apologies and public rectification specified at Point a, Clause 1, Article 56 of this Law shall be as follows:
a) Within 15 days after receiving the written consent or request for restoration of honor sent by the sufferer as provided for in Article 41 or Article 57 of this Law, the enforcer’s superior body at the central level shall have to publish a paper on apology and public rectification on a central newspaper and a local newspaper of administrative division where the sufferer being individual has been residing or the sufferer being corporation has been headquartered for 3 consecutive issues; post the content of apology and public rectification on the website (if any) of the enforcer’s superior body;
b) Within 15 days after receiving the written consent or request for restoration of honor sent by the sufferer as provided for in Article 41 or Article 57 of this Law, the enforcer’s superior body at the central level shall have to publish a paper on apology and public rectification on a newspaper of province where the sufferer being individual has been residing or the sufferer being corporation has been headquartered for 3 consecutive issues; post the content of apology and public rectification on the website (if any) of the enforcer’s superior body;
c) As soon as practicable after publishing the apology and making public correction, the enforcer’s superior body shall have to send such newspaper to the sufferer and the People's Committee of commune where the sufferer being individual has been residing or the sufferer being corporation has been headquartered to put it on bulletin board at the headquarters.
2. The Government shall provide on guidelines for this Article.
COMPENSATION FUNDS AND PAYMENT PROCEDURES
Article 60. Compensation funds
1. The State shall allocate a state budget fund to fulfill the state's compensation liability. The compensation funding includes:
a) Damages for the sufferer;
b) Expenses associated with asset valuation and damage examination.
2. If the compensation body is allocated operational fund from the central budget, the compensation funding shall be covered by the central budget.
3. If the compensation body is allocated operational fund from the local budget, the compensation funding shall be covered by the provincial budget.
4. The Ministry of Finance and the Service of Finance shall have to promptly and adequately allocate compensation funds.
Article 61. Estimation of compensation funds
1. Annually, based on the preceding year's actual compensations, expenses associated with asset valuation, damage examination, the Ministry of Finance shall make budget estimates for compensation for compensation bodies whose operational funds are allocated from central government budget, send reports to the Government which then submit them to the National Assembly for consideration as prescribed in law on state budget.
2. Annually, based on the preceding year's actual compensations, expenses associated with asset valuation, damage examination, Departments of Finance shall make budget estimates for compensation for compensation bodies whose operational funds are allocated from local government budget, send reports to the People’s Committees of provinces which then submit them to the People's Councils of provinces for consideration as prescribed in law on state budget.
Article 62. Allocation of funding for compensation and payment of damages
1. Within two working days from the effective date of the compensation decision or the judgment or decision of the court on the settlement of the claim, the enforcer’s superior body must send the application for allocation of compensation fund to the competent financial agency.
2. An application for allocation of compensation fund, except for the case prescribed in Clause 3 of this Article, shall include:
a) The written request for allocation of compensation funds, with full and specific details on the sufferer, grounds for determining damages, amount of damages, damages for each specific damage, provisional sum (if any) and total amount of money proposed to pay the damages;
b) The copy of document serving as ground for claim;
c) The legally effective compensation settlement judgment or decision of a competent agency.
3. An application for allocation of compensation fund prescribed in Article 55 of this Law shall include:
a) The written request for allocation of compensation funds, with full and specific details on the sufferer, grounds for determining damages, amount of damages, damages for each specific damage, and total amount of money proposed to pay the damages;
b) The legally effective compensation settlement judgment or decision of a competent court.
4. Within 5 working days after receiving complete application specified in Clause 2 or Clause 3 of this Article, the financial agency must complete the allocation of compensation fund to the enforcer’s superior body.
Where there are clear grounds that the application fails to meet the requirements specified in Clause 2 or 3 of this Article or the amount of damages are not in accordance with law provisions, the finance body shall coordinate with the compensation body to complete the application, allocate compensation funds within 15 days after receiving the application for allocation for compensation fund.
Where there are clear grounds that the amount of damages in the court judgment/decision on settlement of compensation prescribed in Clauses 1 and 2 of Article 52 or Article 55 of this Law are not in accordance with the provisions of law, the financial agency shall request the competent authority to resolve the dispute according to the procedure.
5. Within two working days from the date of receipt of the funding provided by the financial agency, the enforcer’s superior body shall notify the claimant of the payment. Within two working days from the date of receipt of the funding provided by the financial agency, the enforcer’s superior body shall pay the damages.
6. Upon the expiration of the period of 03 years from the date of receipt of the notice stipulated in clause 5 of this article, if the claimant has not received damages, the enforcer’s superior body shall put them into public treasury in accordance with the law. The period of force majeure events or objective hindrance prescribed in the Civil Code shall not be included in the time limit prescribed in this Clause.
Article 63. Settlement of compensation funds
1. After paying damages to the sufferer, the enforcer’s superior body shall send papers and documents related to the payment of damages to the finance agency that has allocated funding for statement purpose in accordance with the law.
2. At the end of the budget year, the Ministry of Finance and the Department of Finance shall make the statement of compensation funding as prescribed in law on the state budget.
REIMBURSEMENT LIABILITY
Article 64. Reimbursement obligation of responsible law enforcers
1. Law enforcers who are at fault in causing damage are obliged to reimburse to the state budget partly or wholly the amount of damages already paid to the sufferers under decisions of competent agencies.
2. Where multiple law enforcers jointly have caused damage, such persons shall be obliged to pay correspondingly to the extent of their faults and damages paid by the State.
Article 65. Determination of refund rates and reduction of refund rates
1. Grounds for determination of reimbursed amounts comprise:
a) The degree of fault of law enforcers;
b) Amount paid by the State.
2. If a law enforcer causes damage, the refund shall be determined as follows:
a) If the law enforcer caused damage with intentional fault and a judgment which states that he/she committed a crime, he/she has to refund all the money already paid by the State to the sufferer;
b) If the law enforcer caused damage with intentional fault but not to the extent of being prosecuted for penal liability, his/her 30 to 50 months’ pay rate shall be refunded at the time the refund decision is issued but not exceeding 50% of the amount of damages paid by the State;
c) If the law enforcer caused damage with unintentional fault, his/her 3 to 5 months’ pay rate shall be refunded at the time the refund decision is issued but not exceeding 50% of the amount of damages paid by the State;
d) Where the 50% of the amount of damages is less than the 30 months’ pay rate prescribed at Point b of this Clause or less than 3 months’ pay rate prescribed at Point c of this Clause, the law enforcer must pay at least 50% of the amount of damages paid by the State.
3. In a case where multiple law enforcers jointly cause damage, the reimbursement rate of each person shall be determined correspondingly according to the provisions of Clause 2 of this Article, but the total reimbursement shall not exceed the amount of damages already paid by the State for the sufferer.
4. Each law enforcer shall be entitled to reduced reimbursement when they fully meet the following conditions:
a) Proactively overcoming the consequences;
b) To fulfill all obligations in the process of claim settlement and have repaid at least 50% of the amount to be reimbursed;
c) He/she is economically disadvantaged.
The head of the enforcer’s superior body shall decide to reduce the reimbursement but not exceeding 30% of the total amount to be reimbursed.
5. The Government shall provide on guidelines for this Article.
Article 66. Competence and procedures for determining the reimbursement liability
1. Within 10 days from the date on which the damages are paid in full, the head of compensation body shall set up the council to consider the reimbursement liability. In case the damage is caused by multiple law enforcers from different agencies, such council shall be participated by representatives of concerned agencies to determine the reimbursement liability.
2. Within 20 days from the date of establishment, the council shall consider the reimbursement liability to complete the identification of law enforcers causing damage, their extents of fault, reimbursement liability, the amount of each person's reimbursement and written request to the head of the agency for payment of damages. In case of complicated cases, the time limit may be extended but not exceeding 30 days.
3. On the basis of the recommendation of the Council for consideration of reimbursement liability, the head of compensation agency shall:
a) Issue a decision on reimbursement to the law enforcer causing damage, except for the case prescribed at Point b of this Clause;
b) Issue a decision on reimbursement to law enforcer causing damage under its management in criminal procedures and propose the head of concerned presiding agency to issue a decision on reimbursement to the law enforcer causing damage.
The head of enforcer’s superior body shall issue a decision on reimbursement and take legal responsibility for such decision.
4. The reimbursement decision must be sent to the law enforcer liable for reimbursement, compensation-managing authority and the agencies and organizations involved in the collection of reimbursement.
5. The Government shall provide on guidelines for this Article.
Article 67. Decisions on reimbursement and decisions on reduction in reimbursement rates
1. Decisions on reimbursement and decisions on reduction in reimbursement rates shall take effect from the date of signing.
2. If a decision on reimbursement or decision on reduction in reimbursement rates is inconsistent with the provisions of Articles 65 and 66 of this Law, the compensation-managing authority shall request the head of enforcer’s superior body to reconsider such decision.
3. Based on the decision on reimbursement, the decision on reduction in the reimbursement rates that becomes legally effective, the enforcer’s superior body shall have to collect the amount to be reimbursed and paid in full and promptly to the state budget according to the provisions of law, except for the case prescribed in Article 70 of this Law.
1. Reimbursement can be made once or multiple times and must be specified in the reimbursement decision.
2. If reimbursement is made by gradual deduction from monthly salaries of law enforcers, the minimum deduction rate is 10% and the maximum deduction rate is 30% of monthly salaries.
3. If the law enforcer liable for reimbursement is raising a child younger than 36 months of age or pregnant, the reimbursement shall be postponed under the decision of the head of enforcer’s superior body.
Article 69. Handling reimbursed money, reimbursement liability if the document serving as ground for claim no longer serves as a basis for claim
1. If a document used as ground for claim is determined by the competent regulatory body no longer serve as ground for claim of damages that have been repaid by law enforcer causing damage, his/her superior body shall be responsible for repaying the sum of money that he/she has repaid.
2. Where the head of enforcer’s superior body has not yet issued the reimbursement decision, the determination of reimbursement liability shall be suspended.
3. The Government shall provide on guidelines for this Article.
Article 70. Responsibility to collect reimbursements in cases where law enforcers transfer to other agencies or organizations
1. The agency or organization which has directly managed, utilized, or paid salaries to the law enforcer causing damage shall have to collect reimbursements according to the reimbursement decision.
2. The enforcer’s superior body, at the time that the law enforcer causes the damage, shall request the agency or organization which has directly managed, utilized, or paid salaries to the law enforcer to reimbursements according to the reimbursement decision and pay them to state budget as per the law.
Article 71. Responsibility for collecting reimbursement in cases where the law enforcer causing damage have retired or resigned
1. The social security agency that has been paying pensions to the law enforcer causing damage shall collect money according to the reimbursement decision and remit fully and promptly into the state budget.
2. If the law enforcer causing damage has resigned without receiving his/her pension or working at another agency or organization, the enforcer’s superior body shall, at the time that the law enforcer causes the damage shall execute the reimbursement decision according to the provisions of law.
Article 72. Reimbursement liability in case of death of law enforcer causing damage
Where the law enforcer causing damage dies, the reimbursement decision shall cease to be valid at his/her death time.
RESPONSIBILITIES OF STATE AGENCIES IN STATE COMPENSATION
Article 73. State management responsibilities for compensation work
1. The Government shall perform the consistent state management of compensation work in administrative management, procedures and judgment enforcement nationwide.
2. The Ministry of Justice is the central agency assisting the Government in performing state management of state compensation and has the following tasks and powers:
a) Formulate strategies and policies on state compensation;
b) Promulgate within its competence or request competent state agencies to promulgate documents on guidelines for the Law on State Compensation Liability Law; issue forms and books on state compensation;
c) Guide and provide training courses in professional skills and practices of state compensation; response to problems in the application of the law on compensation liability of the state;
d) Determine compensation bodies as prescribed in Point a and Point b Clause 1 Article 40 of this Law;
dd) Assist sufferers in going through procedures for compensation claims;
e) Monitor and urge the state compensation; take charge and cooperate with concerned agencies in inspecting and examining the state compensation work; settle complaints, denunciations and take actions against violations in state compensation according to the provisions of law;
g) Annually, release statistics on the implementation of the state compensation work and send reports to the Government according to regulations;
h) Request the compensation agencies to send reports on the settlement of claims, fulfill reimbursement liability and take disciplinary actions against law enforcers in case of necessity;
i) Carry out state management of international cooperation in state compensation;
k) Build and manage a database on state compensation;
l) Propose the competent bodies to take actions against violations in settling the compensation and performance of the reimbursement liability as per the law;
m) Propose the competent persons to protest the court judgments or decisions with compensation contents as provided for by law; request the head of the enforcer’s superior body to cancel the decision on settlement of compensation in the case of one of the grounds specified in Clause 1 and Point a of Clause 3, Article 48 of this Law without cancellation decision;
n) Assist the Government in cooperating with the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy in managing state compensation work in procedures;
o) Other tasks and powers as per the law.
3. People's Committees of provinces shall perform the state management of state compensation in the administrative management, proceeding and judgment execution in their respective administrative divisions and have the following tasks and powers:
a) Guide and provide training courses in professional skills and practices of state compensation;
b) Determine compensation bodies as prescribed in Point a and Point b Clause 1 Article 40 of this Law;
c) Guide the suffers to carry out the procedures for claiming compensation within their respective administrative divisions;
d) Monitor, urge and inspect the state compensation; inspect, settle complaints, denunciations, take actions against violations in state compensation;
dd) Annually, take charge and cooperate with concerned local agencies and organizations in releasing statistics on the implementation of the state compensation work and report it to the Ministry of Justice according to regulations;
e) Request the compensation agencies to send reports on the settlement of claims, fulfill reimbursement liability and take disciplinary actions against law enforcers in case of necessity;
g) Propose the competent bodies to take actions against violations in settling the compensation and perform the reimbursement liability within its scope of management;
h) Propose the competent persons to protest the court judgments or decisions with compensation contents as provided for by law; request the head of the enforcer’s superior body to cancel the decision on settlement of compensation in the case of one of the grounds specified in Clause 1 and Point a of Clause 3, Article 48 of this Law without cancellation decision;
i) Other tasks and powers as per the law.
4. Departments of Justice shall assist the People's Committees of provinces in performing the state management over the state compensation work in their respective administrative divisions.
Article 74. Responsibilities of the Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy
The Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy shall, within the scope of their functions, duties and powers, have the following responsibilities:
1. Cooperate with the Government in performing the state management of state compensation work prescribed in Clause 2, Article 73 of this Law;
2. Examine, inspect and settle complaints and denunciations related to the state compensation work according to the provisions of law;
3. Direct the compensation bodies to settle claims, to determine the reimbursement liability, to implement decisions on the reimbursement, to take disciplinary actions it according to its competence;
4. Handle and direct the actions against violations in the settlement of compensation and performance of reimbursement liability;
5. Annually or at the request of compensation-managing authority, release statistics and reporting the Government the performance of state compensation;
6. Direct People’s Courts, the People’s Procuracies to cooperate with state management agencies on state compensation in state compensation work;
7. Respond to and implement recommendations of compensation-managing authority;
8. Perform other tasks and powers as per the law.
Article 75. Responsibilities of Ministries, ministerial-level agencies and Governmental agencies
Ministries, ministerial-level agencies and Governmental agencies shall, within the scope of their respective functions, tasks and powers, have the following responsibilities:
1. Cooperate with the Ministry of Justice in performing the state management of state compensation work prescribed in Clause 2, Article 73 of this Law;
2. Examine, inspect and settle complaints and denunciations related to the state compensation work according to the provisions of law;
3. Direct the compensation bodies to settle claims, to determine the reimbursement liability, to implement decisions on the reimbursement, to take disciplinary actions it according to its competence;
4. Handle and direct the actions against violations in the settlement of compensation and performance of reimbursement liability;
5. Annually or at the request of compensation-managing authority, release statistics and reporting the performance of state compensation;
6. Respond, to make recommendations of compensation-managing authority;
7. Perform other tasks and powers as per the law.
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 76. Court costs, fees, other charges and taxes in the course of compensation settlement
1. Compensation bodies shall not collect court fees, charges and other charges for the claim for compensation within the scope of the state compensation liability as provided for by this Law.
2. The sufferers are not liable for personal income tax and corporate income tax on their received damages.
1. This Law comes into force as of July 1, 2018.
2. The Law on State Compensation Liability No. 35/2009/QH12 shall cease to be effective from the effective date of this Law.
Article 78. Transitional provisions
1. In a case where a claim has been accepted by the compensation body before the time this Law takes effect but it has not yet been settled or being settled, the provisions of the Law on State Compensation Liability No. 35/2009 / QH12 shall prevail.
2. Since the effective date of this Law, the cases that are entitled to compensation in accordance with the Law on State Compensation Liability No. 35/2009/QH12 and responsive periods of prescription have not expired in accordance with the Law on State Compensation Liability No. 35/2009/QH12 but have not yet requested the state to compensate or have requested but have not yet been accepted for settlement, the provisions of this Law shall prevail.
This Law is passed on June 20, 2017, by the 14th National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 3rd session.
|
PRESIDENT OF NATIONAL ASSEMBLY |
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 23. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Điều 24. Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút
Điều 25. Thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết
Điều 26. Thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm
Điều 27. Thiệt hại về tinh thần
Điều 28. Các chi phí khác được bồi thường
Điều 40. Xác định cơ quan giải quyết bồi thường trong một số trường hợp cụ thể
Điều 41. Hồ sơ yêu cầu bồi thường
Điều 43. Thụ lý hồ sơ và cử người giải quyết bồi thường
Điều 46. Thương lượng việc bồi thường
Điều 57. Chủ động phục hồi danh dự
Điều 58. Trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai
Điều 59. Đăng báo xin lỗi và cải chính công khai
Điều 65. Xác định mức hoàn trả, giảm mức hoàn trả
Điều 73. Trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước
Điều 74. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Điều 75. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ