Chương III Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017: Thiệt hại được bồi thường
Số hiệu: | 10/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 20/06/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2018 |
Ngày công báo: | 26/07/2017 | Số công báo: | Từ số 517 đến số 518 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thiệt hại được bồi thường là thiệt hại thực tế đã phát sinh, các khoản lãi quy định tại các điều 23, 24, 25, 26 và 27 của Luật này và chi phí khác quy định tại Điều 28 của Luật này.
2. Giá trị thiệt hại được bồi thường được tính tại thời điểm thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường quy định tại Điều 43 của Luật này hoặc tại thời điểm Tòa án cấp sơ thẩm xác định giá trị thiệt hại đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 52 và Điều 55 của Luật này. Trường hợp người yêu cầu bồi thường khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật này thì giá trị thiệt hại vẫn được tính tại thời điểm thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường trước đó.
3. Khoảng thời gian làm căn cứ xác định thiệt hại được bồi thường quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 23, Điều 24, các khoản 1, 2 và 3 Điều 25, các khoản 1, 2, 3 và điểm a khoản 4 Điều 26, khoản 3 Điều 27 của Luật này được tính từ ngày phát sinh thiệt hại thực tế cho đến khi chấm dứt thiệt hại đó.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
1. Trường hợp tài sản đã bị phát mại, bị mất thì thiệt hại được xác định căn cứ vào giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tác dụng và mức độ hao mòn của tài sản trên thị trường tại thời điểm quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này. Thời điểm để xác định hiện trạng tài sản làm căn cứ tính mức bồi thường là thời điểm thiệt hại xảy ra.
2. Trường hợp tài sản bị hư hỏng thì thiệt hại được xác định là chi phí có liên quan theo giá thị trường tại thời điểm quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này để sửa chữa, khôi phục lại tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng không thể sửa chữa, khôi phục thì thiệt hại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp có thiệt hại phát sinh do việc không sử dụng, khai thác tài sản thì thiệt hại được xác định là thu nhập thực tế bị mất. Đối với những tài sản trên thị trường có cho thuê, thu nhập thực tế bị mất được xác định phù hợp với mức giá thuê trung bình 01 tháng của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, tính năng, tác dụng và chất lượng tại thời điểm quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này; đối với những tài sản trên thị trường không có cho thuê, thu nhập thực tế bị mất được xác định trên cơ sở thu nhập trung bình của 03 tháng liền kề do tài sản bị thiệt hại mang lại trong điều kiện bình thường trước thời điểm thiệt hại xảy ra.
4. Trường hợp các khoản tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các khoản tiền bị tịch thu, thi hành án, khoản tiền đã đặt để bảo đảm theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì phải hoàn trả các khoản tiền đó và khoản lãi cho người bị thiệt hại.
Trường hợp các khoản tiền đó là khoản vay có lãi thì khoản lãi được tính là khoản lãi vay hợp pháp theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Trường hợp các khoản tiền đó không phải là khoản vay có lãi thì khoản lãi được tính theo lãi suất phát sinh do chậm trả tiền trong trường hợp không có thỏa thuận theo quy định của Bộ luật Dân sự tại thời điểm quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này.
5. Trường hợp người bị thiệt hại không thể thực hiện được các giao dịch dân sự, kinh tế đã có hiệu lực và đã phải thanh toán tiền phạt do vi phạm nghĩa vụ trong giao dịch dân sự, kinh tế đó thì thiệt hại được xác định là số tiền phạt theo mức phạt đã thỏa thuận và khoản lãi của khoản tiền phạt đó.
Trường hợp khoản tiền phạt đó là khoản vay có lãi thì khoản lãi được tính là khoản lãi vay hợp pháp theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Trường hợp khoản tiền phạt đó không phải là khoản vay có lãi thì khoản lãi được tính theo lãi suất phát sinh do chậm trả tiền trong trường hợp không có thỏa thuận theo quy định của Bộ luật Dân sự tại thời điểm quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này.
6. Trường hợp thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì thiệt hại được bồi thường là phần thiệt hại do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại là cá nhân được xác định như sau:
a) Thu nhập ổn định từ tiền lương, tiền công được xác định theo mức tiền lương, tiền công của người bị thiệt hại trong khoảng thời gian tiền lương, tiền công bị mất hoặc bị giảm sút;
b) Thu nhập không ổn định từ tiền lương, tiền công được xác định căn cứ vào mức tiền lương, tiền công trung bình của 03 tháng liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra trong khoảng thời gian tiền lương, tiền công bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thu nhập không ổn định theo mùa vụ được xác định là thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương trong khoảng thời gian thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Nếu không xác định được thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương thì thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút được bồi thường là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại nơi người bị thiệt hại cư trú cho 01 ngày bị thiệt hại.
Ngày lương tối thiểu vùng được xác định là 01 tháng lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định chia cho 26 ngày.
2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại là tổ chức bao gồm các khoản thu nhập theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thu nhập được bồi thường được xác định căn cứ vào thu nhập trung bình của 02 năm liền kề trước thời điểm xảy ra thiệt hại. Việc xác định thu nhập trung bình được căn cứ vào báo cáo tài chính của tổ chức theo quy định của pháp luật. Trường hợp tổ chức được thành lập chưa đủ 02 năm tính đến thời điểm xảy ra thiệt hại thì thu nhập được bồi thường được xác định trên cơ sở thu nhập trung bình trong thời gian hoạt động thực tế theo báo cáo tài chính của tổ chức đó theo quy định của pháp luật.
1. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cho người bị thiệt hại trước khi chết.
2. Chi phí bồi dưỡng sức khỏe cho người bị thiệt hại trước khi chết được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho 01 ngày khám bệnh, chữa bệnh theo số ngày trong hồ sơ bệnh án.
3. Chi phí cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian khám bệnh, chữa bệnh trước khi chết được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho 01 ngày chăm sóc người bị thiệt hại.
4. Chi phí cho việc mai táng người bị thiệt hại chết được xác định theo mức trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
5. Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được xác định là 01 tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người được cấp dưỡng đang cư trú cho mỗi tháng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc đã được xác định theo bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cho người bị thiệt hại.
2. Chi phí bồi dưỡng sức khỏe cho người bị thiệt hại được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho 01 ngày khám bệnh, chữa bệnh theo số ngày trong hồ sơ bệnh án.
3. Chi phí cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian khám bệnh, chữa bệnh được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho 01 ngày chăm sóc người bị thiệt hại.
4. Trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động và có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:
a) Chi phí cho người chăm sóc người bị thiệt hại được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại nơi người bị thiệt hại cư trú cho 01 ngày chăm sóc người bị thiệt hại;
b) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được xác định là 01 tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người được cấp dưỡng cư trú cho mỗi tháng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc đã được xác định theo bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn được xác định là 0,5 ngày lương theo mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (sau đây gọi là ngày lương cơ sở) cho 01 ngày bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
2. Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được xác định là 02 ngày lương cơ sở cho 01 ngày bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3. Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án, bị áp dụng biện pháp ngăn chặn trong hoạt động tố tụng hình sự được xác định như sau:
a) Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại bị giữ trong trường hợp khẩn cấp được xác định là 02 ngày lương cơ sở;
b) Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại bị bắt, tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù được xác định là 05 ngày lương cơ sở cho 01 ngày bị bắt, tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù;
c) Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại không bị bắt, tạm giữ, tạm giam hoặc chấp hành hình phạt không phải là hình phạt tù được xác định là 02 ngày lương cơ sở cho 01 ngày không bị bắt, tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;
d) Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù cho hưởng án treo được xác định là 03 ngày lương cơ sở cho 01 ngày chấp hành hình phạt;
đ) Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại đã chấp hành xong hình phạt theo bản án, quyết định của Tòa án mà sau đó mới có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó thuộc trường hợp được bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự được xác định là 02 ngày lương cơ sở cho 01 ngày chưa có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó thuộc trường hợp được bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự.
4. Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại chết được xác định là 360 tháng lương cơ sở. Trường hợp người bị thiệt hại chết thì không áp dụng bồi thường thiệt hại về tinh thần quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này.
5. Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp sức khoẻ bị xâm phạm được xác định căn cứ vào mức độ sức khoẻ bị tổn hại nhưng không quá 50 tháng lương cơ sở.
6. Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật được xác định là 01 ngày lương cơ sở cho 01 ngày bị buộc thôi việc trái pháp luật.
7. Ngày lương cơ sở được xác định là 01 tháng lương cơ sở chia cho 22 ngày.
1. Các chi phí hợp lý khác được bồi thường bao gồm:
a) Chi phí thuê phòng nghỉ, chi phí đi lại, in ấn tài liệu, gửi đơn thư trong quá trình khiếu nại, tố cáo; chi phí thuê người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại;
b) Chi phí đi lại để thăm gặp của thân nhân người bị tạm giữ, người bị tạm giam, người chấp hành án phạt tù trong tố tụng hình sự.
Thân nhân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam, người chấp hành án phạt tù được xác định theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam, pháp luật về thi hành án hình sự.
2. Chi phí quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được xác định như sau:
a) Chi phí thuê phòng nghỉ, chi phí đi lại, in ấn tài liệu được thanh toán theo hóa đơn, chứng từ hợp pháp với giá trị được xác định tại thời điểm quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này nhưng tối đa không quá mức quy định của Bộ Tài chính về chế độ công tác phí đối với cán bộ, công chức; chế độ chi tổ chức hội nghị đối với cơ quan nhà nước.
Trường hợp người yêu cầu bồi thường không xuất trình được hóa đơn, chứng từ hợp pháp đối với các chi phí quy định tại điểm này thì chi phí được bồi thường không quá 06 tháng lương cơ sở tại thời điểm quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này cho 01 năm tính từ thời điểm bắt đầu khiếu nại hoặc tố cáo hoặc tham gia tố tụng cho đến ngày có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền;
b) Chi phí gửi đơn thư đến cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết được tính theo biên lai cước phí bưu chính với giá trị được xác định tại thời điểm quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này.
Trường hợp người yêu cầu bồi thường không xuất trình được biên lai cước phí đối với các chi phí quy định tại điểm này thì chi phí được bồi thường không quá 01 tháng lương cơ sở tại thời điểm quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này cho 01 năm tính từ thời điểm bắt đầu khiếu nại hoặc tố cáo hoặc tham gia tố tụng cho đến ngày có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền;
c) Chi phí thuê người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại được thanh toán theo hợp đồng thực tế nhưng không quá mức thù lao do Chính phủ quy định đối với luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và chỉ thanh toán cho một người bào chữa hoặc một người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại tại một thời điểm.
3. Chi phí quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được xác định theo số người, số lần thăm gặp thực tế nhưng không quá số người, số lần được thăm gặp tối đa theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam, pháp luật về thi hành án hình sự. Trường hợp không chứng minh được số người, số lần thăm gặp thực tế thì chi phí này được xác định theo số người, số lần được thăm gặp tối đa theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam, pháp luật về thi hành án hình sự.
4. Khoảng thời gian làm căn cứ xác định chi phí được bồi thường quy định tại Điều này được tính từ ngày phát sinh thiệt hại thực tế cho đến ngày có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Ngoài các thiệt hại được bồi thường quy định tại các điều 23, 24, 25, 26, 27 và 28 của Luật này, người bị thiệt hại là cá nhân còn được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp sau đây:
a) Khôi phục chức vụ (nếu có), việc làm và các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật có liên quan;
b) Khôi phục quyền học tập;
c) Khôi phục tư cách thành viên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
2. Ngoài các thiệt hại được bồi thường quy định tại các điều 23, 24, 25, 26, 27 và 28 của Luật này, người bị thiệt hại là tổ chức còn được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
3. Trình tự, thủ tục khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật và các quy định, quy chế, điều lệ của các tổ chức có liên quan.
1. Tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu trái pháp luật phải được trả lại ngay khi quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu bị hủy bỏ.
2. Việc trả lại tài sản bị tạm giữ, tịch thu trái pháp luật trong hoạt động quản lý hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Việc trả lại tài sản bị kê biên trái pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
4. Việc trả lại tài sản bị thu giữ trái pháp luật trong hoạt động tố tụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự, công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật, người bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc trái pháp luật thì được phục hồi danh dự.
2. Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm chủ động thực hiện việc phục hồi danh dự đối với người bị thiệt hại trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này. Việc phục hồi danh dự được thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương V của Luật này.
1. Nhà nước không bồi thường các thiệt hại sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù người thi hành công vụ đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và trong khả năng cho phép;
c) Thiệt hại xảy ra trong hoàn cảnh người thi hành công vụ muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây ra một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 23 của Luật này.
2. Ngoài các thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều này, trong hoạt động tố tụng hình sự, Nhà nước không bồi thường các thiệt hại sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp người bị truy cứu trách nhiệm hình sự thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự;
b) Thiệt hại xảy ra do người bị thiệt hại khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu, vật chứng sai sự thật để nhận tội thay cho người khác hoặc để che giấu tội phạm;
c) Thiệt hại xảy ra do người có hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu rõ ràng cấu thành tội phạm, bị khởi tố, truy tố trong vụ án hình sự được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại nhưng vụ án đã được đình chỉ do người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố;
d) Thiệt hại xảy ra do người bị khởi tố, truy tố, xét xử đúng với các văn bản quy phạm pháp luật tại thời điểm khởi tố, truy tố, xét xử nhưng tại thời điểm ra bản án, quyết định thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự theo các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành và có hiệu lực sau ngày khởi tố, truy tố, xét xử.
3. Ngoài các thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều này, trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, Nhà nước không bồi thường thiệt hại xảy ra khi người thi hành công vụ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo đúng yêu cầu của người yêu cầu mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba. Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
4. Ngoài các thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều này, trong hoạt động thi hành án dân sự, Nhà nước không bồi thường thiệt hại xảy ra khi người thi hành công vụ áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án theo đúng yêu cầu của đương sự mà gây thiệt hại. Người yêu cầu chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
DAMAGE TO BE COMPENSATED
Article 22. Damage verification
1. Damage to be compensated refers to damage that actually incurs, interests prescribed in Articles 23, 24, 25, 26 and 27 of this Law and other expenses prescribed in Article 28 of this Law.
2. Amount of damages to be compensated shall be determined at the time of acceptance of compensation claim prescribed in Article 43 of this Law or at the time when the first-instance court determines amount of damages in the cases prescribed in Clause 1 Article 52 and Article 55 of this Law. If a claimant institutes a lawsuit requesting the court to settle the compensation claim as prescribed in Clause 2 Article 52 of this Law, the amount of damages shall be still be determined at the prior time of acceptance of compensation claim.
3. The period of time as the basis for determining damage to be compensated prescribed in Clauses 3, 4 and 5 Article 23, Article 24, Clauses 1, 2 and 3 Article 25, Clauses 1, 2, 3 and Point a Clause 4 Article 26, Clause 3 Article 27 of this Law shall begin from the date on which the damage has actually incurred until its termination.
The Government shall provide on guidelines for this Clause.
Article 23. Damage caused by asset infringement
1. If the assets have been already disposed of or lost, the damage will be determined on the basis of the market prices of like-kind assets or assets with the same properties and technical standards and the depreciation of the assets at the time prescribed in Clause 2 Article of this Law. Time for determining current conditions of asset as the basis for damages is the time when the damage actually occurs.
2. If the assets have been out of order, the damage will be determined as related expenses for repair and restoration, calculated according to the market prices at the time of compensation prescribed in Clause 2 Article 22 of this Law; if the assets have been out of repair or restoration, the damage will be determined under Clause 1 of this Article.
3. If the assets have been left unused or unexploited, the damage will be determined as lost actual incomes. For assets on lease on the market, lost actual incomes will be determined commensurate with the average monthly rentals of like-kind assets or assets with the same technical standards, properties, utility and quality at the time prescribed in Clause 2 Article 22 of this Law; for assets not on lease on the market, lost actual incomes will be determined as average 3-month incomes brought about by the damaged assets under normal conditions before the time the damage is caused;
4. Amounts of money that have been already remitted into the state budget under decisions of competent authorities or confiscated or kept for judgment enforcement, or deposited as security shall be refunded to sufferers and interests thereof.
If such amounts are interest-bearing loans, interests thereof shall be considered legitimate interests as prescribed in the Civil Code.
If such amounts are not interest-bearing loans, interests thereof shall be considered interests accruing due to late payment in case of absence of an agreement as prescribed in the Civil Code at the time prescribed in Clause 2 Article 22 of this Law.
5. If a sufferer cannot perform civil or commercial transactions which have been effective and paid fines for his/her breach of obligations in these transactions, the damages to be compensated is the amount of fines as agreed and interests thereof.
If such fine is an interest-bearing loan, interests thereof shall be considered legitimate as prescribed in the Civil Code.
If such fine is a not interest-bearing loan, interests thereof shall be considered interests accruing due to late payment in case of absence of an agreement as prescribed in the Civil Code at the time prescribed in Clause 2 Article 22 of this Law.
6. If damage is caused due to beyond an emergency circumstance, the damage to be compensated is the part of damage occurs.
7. The Government shall provide on guidelines for this Article.
Article 24. Damage due to loss of or decrease in actual incomes
1. Lost or decreased actual income of a sufferer being individual shall be determined as follows:
a) Stable income earned from salary or wage shall be determined according to amount of sufferer’s salary/wage during the period in which his/her salary/wage has been lost or decreased;
b) Unstable income earned from salary or wage shall be determined according to his/her average income of three consecutive months prior to the time when the damage occurs during the period in which his/her salary/wage has been lost or decreased;
c) Unstable seasonal income is the average income of local worker/employee at the same level during the period in which his/her salary/wage has been lost or decreased; If the average income of local worker/employee at the same level is unidentifiable, the lost or decreased actual income to be compensated shall be one day’s minimum wage applying to the region where the sufferer has been residing for one day of damage.
One day’s regional minimum wage equals one month’s regional minimum wage prescribed by the state divided by 26 days.
2. Lost or decreased actual income of a sufferer being organization shall include incomes as prescribed in law on corporate income tax.
The income to be compensated shall be determined according to its average income of 2 consecutive years prior to the time when the damage occurs. The average income shall be determined according to financial statement of the organization as per the law. If the organization has been found for less than 2 years until the time when the damage occurs, the income to be compensated shall be determined according to the average income during its actual operation as mentioned in its financial statement as per the law.
Article 25. Material loss due to the death of sufferers
1. Expenditures on medical examination and treatment for the sufferer as prescribed in law on medical examination and treatment before his/her death.
2. Expenditures on health fostering for the sufferer before his/her death shall be determined as equal to one-day minimum wage applying to the region where the health facility is located for one day of medical examination and treatment based on the number of days stated in the medical record.
3. Expenditures on caring for the sufferer’s carer during medical examination and treatment period before his/her death shall be determined as equal to one-day minimum wage applying to the region where the health facility is located for one day of caring.
4. Expenditures on funeral for the dead suffer shall be determined according to the funeral allowance prescribed in law on social insurance.
5. Alimonies for persons for whom the sufferer is currently obliged to provide shall be determined as equal to one-day minimum wage applying to the region where recipient has been residing for one month of alimony, unless otherwise prescribed by law or another amount prescribed in a legally effective judgment/decision issued by competent authority.
Article 26. Material loss due to health damage
1. Expenditures on medical examination and treatment for the sufferer as prescribed in law on medical examination and treatment.
2. Expenditures on health fostering for the sufferer shall be determined as equal to one day’s minimum wage applying to the region where the health facility is located for one day of medical examination and treatment based on the number of days stated in the medical record.
3. Expenditures on caring for the sufferer’s carer during medical examination and treatment period shall be determined as equal to one day’s minimum wage applying to the region where the health facility is located for one day of caring.
4. In case a sufferer loses his/her working capacity and needs a regular caregiver, the damage to be compensated will cover:
a) Expenditures given to the sufferer’s caregiver shall be determined as equal to one-day minimum wage applying to the region where the sufferer has been residing for one day of caring;
b) Alimonies for persons for whom the sufferer is currently obliged to provide shall be determined as equal to one-day minimum wage applying to the region where recipient has been residing for one month of alimony, unless otherwise prescribed by law or another amount prescribed in a legally effective judgment/decision issued by competent authority.
Article 27. Damage due to mental suffering
1. Damage due to mental suffering during the educational administrative measures at communes, wards and towns shall be determined as equal to a half of day’s salary according to base salary prescribed by the state (hereinafter referred to as daily base salary) for one day of educational administrative measures at communes, wards and towns.
2. Damage due to mental suffering during the administrative custody or confinement in a reformatory, correctional facility, detoxification center shall be determined as equal to two days' base salary for one day in administrative custody or in a reformatory, correctional facility or detoxification center.
3. Damage due to mental suffering in case of institution of a criminal case, prosecution, trial or judgment enforcement, prevention in criminal proceedings shall be determined as follows:
a) Damage due to mental suffering in a case where the suffer is held in custody in an emergency shall be determined as equal to two days’ base salary;
b) Damage due to mental suffering in a case where the suffer is arrested, held in custody, detained or serving an imprisonment penalty shall be determined as equal to three days' base salary for one day of being held in custody, detained or serving an imprisonment penalty;
c) Damage due to mental suffering in a case where the suffer is not arrested, held in custody, detained or serving a penalty other than imprisonment penalty shall be determined as equal to two days' base salary for one day of not being held in custody, detained or serving the penalty, except for the case prescribed in Point d of this Clause;
d) Damage due to mental suffering in a case where the sufferer served a non-custodial sanction or a suspended sentence shall be determined as equal to three days' base salary for one day of serving the sanction or sentence;
dd) Damage due to mental suffering in a case where the sufferer who has already served a penalty as stated in a court's judgment/decision and then considered eligible for compensation by another judgment/decision by the competent criminal procedure authority shall be determined as equal to 2 days’ base salary for one day of the period in which the latter judgment/decision has not been issued.
4. Damage due to mental suffering in case of death of sufferers shall be determined as equal to three hundred sixty months' base salary. If the sufferer dies, Clauses 1, 2, 3 and 5 of this Article shall not apply.
5. Damage due to mental suffering in case of infringement upon health shall be determined based on the extent of health damage provided not exceeding thirty months' base salary.
6. Damage due to mental suffering in a case where a public employee is faced with dismissal unlawfully shall be determined as equal to one day’s base salary for one day of illegal dismissal.
7. One day’s base salary equals one month’s base salary divided by 22 days.
Article 28. Extraordinary expenditures to be compensated
1. Extraordinary expenditures to be compensated include:
a) Expenditures on rental of rooms, travel, printing, sending of complaints or denunciation; hire of defenders or protectors of rights and legitimate interests of sufferer;
b) Expenditures on relatives' travel to visit detainees, prisoners.
Relatives of detainees or prisoners shall be defined as prescribed in law on temporary detention or imprisonment duration and law on criminal judgment enforcement.
2. The expenditures prescribed in Point a Clause 1 of this Article shall be determined as follows:
a) The expenditure on rental of rooms, travel, printing with legitimate invoices or supporting documents shall be paid as determined as prescribed in Clause 2 Article 22 of this Law up to the amount prescribed by the Ministry of Finance in terms of business trip allowances provided for officials and public employees; and expenses associated with holding regulatory bodies’ meetings.
If the claimant fails to present legitimate invoices or supporting documents for the said expenditures, the expenditure to be compensated shall be up to 6 month’s base salary at the time prescribed in Clause 2 Article 22 of this Law for 1 year from the date on which the complaint or denunciation is filed or the claimant involves himself/herself in legal proceeding until the date on which a document on compensation settlement is issued by the competent authority comes into force;
b) The expenditure on sending claims or denunciation to regulatory bodies or competent persons shall be determined according to the postal charge receipt at the time prescribed in Clause 2 Article 22 of this Law.
If the claimant fails to present the postal charge receipt for the said expenditures, the expenditure to be compensated shall be up to 6 month’s base salary at the time prescribed in Clause 2 Article 22 of this Law for 1 year from the date on which the complaint or denunciation is filed or the claimant involves himself/herself in legal proceeding until the date on which a document on compensation settlement is issued by the competent authority comes into force;
c) The expenditure on hire of defenders or protectors of rights and legitimate interests of the sufferer shall be paid according to under their contractual agreement provided not exceeding the remuneration prescribed by the Government applying to defense counsels at the request of presiding agencies. These expenditures are only paid to one defender or one protector of rights and legitimate interests of the sufferer at a time.
3. The expenditure prescribed in Point b Clause 1 of this Article shall be determined according to number of actual relatives, visits provided not exceeding the maximum number of relatives and visits as prescribed in law on temporary detention, imprisonment, and law on criminal judgment enforcement. If the number of actual relatives, visits is unproven, the expenditure shall be determined according to the maximum number of relatives and visits as prescribed in law on temporary detention, imprisonment, and law on criminal judgment enforcement.
4. The period of time as the basis for determination of expenditures to be compensated prescribed in this Article shall begin from the date on which the damage occurs until the date on which a document on compensation settlement is issued by the competent authority comes into force.
5. The Government shall provide on guidelines for this Article.
Article 29. Restoration of lawful rights and interests of sufferers
1. Apart from damage to be compensated prescribed in Articles 23, 24, 25, 26, 27 and 28 of this Law, a sufferer being individual is also entitled to restore the following lawful rights and interests:
a) Resume position (if any), job and benefits as prescribed in law;
b) Restore right to learn;
c) Resume membership in political organizations, socio-political organizations, political-social-professional organization, social organizations, and social-professional organizations.
2. Apart from damage to be compensated prescribed in Articles 23, 24, 25, 26, 27 and 28 of this Law, a sufferer being organization is also entitled to restore other lawful rights and interests.
3. Procedures for restoration of lawful rights and interests prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article shall be carried out as prescribed by law and regulations and charters of relevant organizations.
1. Assets seized, held in custody, distrained or confiscated unlawfully will be returned immediately after the decisions on asset seizure, custody, distraint or confiscation are cancelled.
2. The return of assets held in custody, confiscated unlawfully in administrative management shall be carried out as prescribed in law on actions against administrative violations.
3. The return of assets distrained unlawfully in civil judgment enforcement shall be carried out as prescribed in law on civil judgment enforcement.
4. The return of assets seized unlawfully in procedural activities shall be carried out as prescribed in law on procedural activities and other relevant law provisions.
1. Any sufferer in criminal procedures, public employee faced with dismissal unlawfully, person faced with administrative measures, including bringing to reformatory school, correctional facility, compulsory detoxification center unlawfully shall be entitled to have his/her honor restored.
2. Enforcer’s superior body shall proactively restore the sufferer’s honor in the circumstances prescribed in Clause 1 of this Article. The honor restoration shall be carried out as prescribed in Section 3 Chapter V of this Law.
Article 32. Non-compensation damage
1. The state shall not compensate for damage caused in the following circumstances:
a) Damage occurs entirely due to the fault of the suffer;
b) Damage occurring objectively unpredictable and irreparable even though the law enforcers has applied all necessary measures and to the best of his/her ability;
c) Damage occurring in circumstances where the law enforcer, in order to avert a threat actually and directly threatening the public interest, the legitimate rights and interests of the sufferer or another person, has no alternative but to take an act which would cause lesser damage than the damage to be prevented, except for the case prescribed in Clause 6 of Article 23 of this Law.
2. Apart from damage prescribed in Clause 1 of this Article, in criminal procedures, the state shall not compensate for damage caused in the following circumstances:
a) Damage occurs in cases where a person faced with criminal prosecution is eligible for exemption from criminal liability according to the provisions of the Criminal Code;
b) Damage caused due to the sufferer’s making false declarations or providing other untruthful documents or exhibits in order to plead guilty for other persons or to conceal the offenses;
c) Damaged caused owning to the fact that the person who committed violation of law shows clear signs of offense constitution, against whom criminal cases was instituted or who was prosecuted in criminal cases instituted at the request of victims, but the cases were terminated as the victims have withdrawn their requests for institution of criminal cases;
d) Damage caused owning to the fact that the person against whom criminal case was instituted or who was prosecuted and tried strictly in accordance with legal documents effective at the time of prosecution and trial but at the time when the judgment or decision take effects new legal documents are promulgated and took effect after the date of prosecution or trial he/she no longer bears criminal liability.
3. Apart from the damage prescribed in Clause 1 of this Article, in the course of civil procedures or administrative procedures, the state shall not pay compensation for damage caused when the law enforcer applies the temporary emergency measures in accordance with the request that unluckily causing damage to the person faced with temporary emergency measures or to a third party. The person who requests the court to apply temporary emergency measures improperly, causing damage to the accused or to the third party, shall have to pay compensations to the victims according to the provisions of the civil procedure legislation.
4. In addition to the damage prescribed in Clause 1 of this Article, in civil judgment enforcement, the state shall not pay compensation for damage caused when the law enforcer has applied judgment enforcement measures strictly according to request of the party causing damage. The person who requests the executor to apply temporary emergency measures improperly, causing damage to the accused or to the third party, shall have to pay compensations to the victims according to the provisions of the civil procedure legislation.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 23. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Điều 24. Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút
Điều 25. Thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết
Điều 26. Thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm
Điều 27. Thiệt hại về tinh thần
Điều 28. Các chi phí khác được bồi thường
Điều 40. Xác định cơ quan giải quyết bồi thường trong một số trường hợp cụ thể
Điều 41. Hồ sơ yêu cầu bồi thường
Điều 43. Thụ lý hồ sơ và cử người giải quyết bồi thường
Điều 46. Thương lượng việc bồi thường
Điều 57. Chủ động phục hồi danh dự
Điều 58. Trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai
Điều 59. Đăng báo xin lỗi và cải chính công khai
Điều 65. Xác định mức hoàn trả, giảm mức hoàn trả
Điều 73. Trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước
Điều 74. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Điều 75. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ