Chương V Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017: Thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường
Số hiệu: | 10/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 20/06/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2018 |
Ngày công báo: | 26/07/2017 | Số công báo: | Từ số 517 đến số 518 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Cơ quan nhà nước phải chủ động xin lỗi khi gây oan sai
Đây là nội dung nổi bật tại Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước 2017 được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2017. Theo đó:
- Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại sẽ phải chủ động thông báo bằng văn bản cho người bị thiệt hại về việc Nhà nước tổ chức thực hiện phục hồi danh dự mà không phải đợi họ yêu cầu.
- Nếu người bị thiệt hại đồng ý với nội dung thông báo thì cơ quan thông báo thực hiện phục hồi danh dự, nếu không đồng ý thì người bị thiệt hại có ý kiến để cơ quan có cơ sở thực hiện khôi phục danh dự.
- Trường hợp người bị thiệt hại đề nghị chưa thực hiện phục hồi danh dự thì việc này được thực hiện khi người bị thiệt hại có yêu cầu bằng văn bản; trường hợp từ chối thì sẽ không còn quyền yêu cầu nữa.
- Trường hợp người bị thiệt hại chết thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại phải thực hiện việc đăng báo xin lỗi và cải chính công khai.
Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước 2017 chính thức có hiệu ngày 01/7/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Trường hợp người bị thiệt hại trực tiếp yêu cầu bồi thường thì hồ sơ yêu cầu bồi thường (sau đây gọi là hồ sơ) bao gồm:
a) Văn bản yêu cầu bồi thường;
b) Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp người bị thiệt hại không được gửi hoặc không thể có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;
c) Giấy tờ chứng minh nhân thân của người bị thiệt hại;
d) Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường (nếu có).
2. Trường hợp người yêu cầu bồi thường là người thừa kế (nếu có nhiều người thừa kế thì những người thừa kế đó phải cử ra một người đại diện) hoặc là người đại diện của người bị thiệt hại thì ngoài các tài liệu quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này, hồ sơ còn phải có các tài liệu sau đây:
a) Giấy tờ chứng minh nhân thân của người thừa kế, người đại diện của người bị thiệt hại;
b) Văn bản ủy quyền hợp pháp trong trường hợp đại diện theo ủy quyền;
c) Trường hợp người bị thiệt hại chết mà có di chúc thì người yêu cầu bồi thường phải cung cấp di chúc, trường hợp không có di chúc thì phải có văn bản hợp pháp về quyền thừa kế.
3. Văn bản yêu cầu bồi thường phải có nội dung chính sau đây:
a) Họ, tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc (nếu có) của người yêu cầu bồi thường;
b) Ngày, tháng, năm làm văn bản yêu cầu bồi thường;
c) Hành vi gây thiệt hại của người thi hành công vụ;
d) Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế xảy ra và hành vi gây thiệt hại của người thi hành công vụ;
đ) Thiệt hại, cách tính và mức yêu cầu bồi thường;
e) Đề nghị tạm ứng kinh phí bồi thường (nếu có);
g) Đề nghị cơ quan giải quyết bồi thường thu thập văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường nhưng phải nêu rõ tên văn bản và địa chỉ thu thập văn bản đó trong trường hợp người yêu cầu bồi thường không có khả năng thu thập văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;
h) Yêu cầu phục hồi danh dự (nếu có);
i) Yêu cầu khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác (nếu có).
Trường hợp người bị thiệt hại chỉ yêu cầu phục hồi danh dự thì văn bản yêu cầu bồi thường phải có nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, g và h khoản này.
4. Người yêu cầu bồi thường nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính tới cơ quan giải quyết bồi thường.
Trường hợp chưa xác định ngay được cơ quan giải quyết bồi thường, người yêu cầu bồi thường nộp hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi người bị thiệt hại cư trú hoặc có trụ sở. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác định cơ quan giải quyết bồi thường, chuyển hồ sơ đến cơ quan giải quyết bồi thường và thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu bồi thường.
5. Trường hợp người yêu cầu bồi thường trực tiếp nộp hồ sơ thì các giấy tờ, tài liệu và chứng cứ quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 và khoản 2 Điều này là bản sao nhưng phải có bản chính để đối chiếu; trường hợp người yêu cầu bồi thường gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính thì các giấy tờ, tài liệu và chứng cứ quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 và khoản 2 Điều này là bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật về chứng thực.
1. Cơ quan giải quyết bồi thường tiếp nhận hồ sơ, ghi vào sổ nhận hồ sơ và cấp giấy xác nhận đã nhận hồ sơ cho người yêu cầu bồi thường trong trường hợp người yêu cầu bồi thường nộp hồ sơ trực tiếp. Trường hợp hồ sơ được gửi qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan giải quyết bồi thường phải thông báo bằng văn bản về việc nhận hồ sơ cho người yêu cầu bồi thường.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường thực hiện các việc sau đây:
a) Yêu cầu người yêu cầu bồi thường bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 41 của Luật này;
b) Yêu cầu cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cung cấp văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong trường hợp người yêu cầu bồi thường đề nghị cơ quan giải quyết bồi thường thu thập văn bản đó hoặc làm rõ nội dung văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong trường hợp nội dung của văn bản đó không rõ ràng.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường quy định tại khoản 2 Điều này, người yêu cầu bồi thường phải bổ sung hồ sơ, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền phải cung cấp văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường hoặc làm rõ nội dung văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường. Khoảng thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự không tính vào thời hạn quy định tại khoản này.
1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 41 của Luật này, cơ quan giải quyết bồi thường phải thụ lý hồ sơ và vào sổ thụ lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Cơ quan giải quyết bồi thường không thụ lý hồ sơ khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Yêu cầu bồi thường không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;
b) Thời hiệu yêu cầu bồi thường đã hết;
c) Yêu cầu bồi thường không thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định tại Chương II của Luật này;
d) Người yêu cầu bồi thường không phải là người có quyền yêu cầu bồi thường theo quy định tại Điều 5 của Luật này;
đ) Hồ sơ không đầy đủ theo quy định tại Điều 41 của Luật này mà người yêu cầu bồi thường không bổ sung trong thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 42 của Luật này;
e) Yêu cầu bồi thường đã được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 52 của Luật này và đã được Tòa án có thẩm quyền thụ lý theo thủ tục tố tụng dân sự;
g) Yêu cầu bồi thường đã được Tòa án có thẩm quyền chấp nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 55 của Luật này;
h) Yêu cầu bồi thường đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
3. Việc cử người giải quyết bồi thường được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý hồ sơ, cơ quan giải quyết bồi thường phải cử người giải quyết bồi thường;
b) Người giải quyết bồi thường là người có kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ trong ngành, lĩnh vực phát sinh yêu cầu bồi thường; không được là người có quyền và lợi ích liên quan đến vụ việc hoặc là người thân thích theo quy định của Bộ luật Dân sự của người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc của người bị thiệt hại.
4. Việc thụ lý hồ sơ, không thụ lý hồ sơ và cử người giải quyết bồi thường phải được thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu bồi thường và cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước. Trường hợp không thụ lý hồ sơ thì phải trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do; đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này thì hướng dẫn người yêu cầu bồi thường đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp đã thụ lý hồ sơ mà có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều này thì cơ quan giải quyết bồi thường dừng việc giải quyết, xóa tên vụ việc trong sổ thụ lý và trả lại hồ sơ cho người yêu cầu bồi thường.
5. Trường hợp người bị thiệt hại chỉ yêu cầu phục hồi danh dự thì không ra quyết định giải quyết bồi thường theo quy định tại Mục này. Việc phục hồi danh dự được thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương này.
1. Theo đề nghị của người yêu cầu bồi thường quy định tại điểm e khoản 3 Điều 41 của Luật này, cơ quan giải quyết bồi thường tạm ứng kinh phí bồi thường đối với những thiệt hại sau đây:
a) Thiệt hại về tinh thần quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều 27 của Luật này;
b) Thiệt hại khác có thể tính được ngay mà không cần xác minh.
2. Trình tự, thủ tục tạm ứng kinh phí bồi thường được thực hiện như sau:
a) Ngay sau khi thụ lý hồ sơ, người giải quyết bồi thường có trách nhiệm xác định giá trị các thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều này và đề xuất Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường việc tạm ứng kinh phí bồi thường và mức tạm ứng cho người yêu cầu bồi thường;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất, nếu còn dự toán quản lý hành chính được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan giải quyết bồi thường phải hoàn thành việc tạm ứng kinh phí và chi trả cho người yêu cầu bồi thường.
Trên cơ sở kinh phí đã tạm ứng để chi trả cho người yêu cầu bồi thường, cơ quan giải quyết bồi thường đề nghị cơ quan tài chính có thẩm quyền cấp bổ sung kinh phí đã tạm ứng cho người yêu cầu bồi thường;
c) Trường hợp không còn đủ dự toán quản lý hành chính được cấp có thẩm quyền giao, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất, Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường có văn bản đề nghị cơ quan tài chính có thẩm quyền tạm ứng kinh phí để chi trả cho người yêu cầu bồi thường.
3. Cơ quan tài chính có trách nhiệm cấp kinh phí cho cơ quan giải quyết bồi thường như sau:
a) Trường hợp cơ quan giải quyết bồi thường đã tạm ứng kinh phí cho người yêu cầu bồi thường, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị bổ sung kinh phí quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, cơ quan tài chính có thẩm quyền có trách nhiệm bổ sung kinh phí cho cơ quan giải quyết bồi thường;
b) Trường hợp cơ quan giải quyết bồi thường có văn bản đề nghị tạm ứng kinh phí, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị quy định tại điểm c khoản 2 Điều này, cơ quan tài chính có thẩm quyền có trách nhiệm cấp kinh phí cho cơ quan giải quyết bồi thường.
4. Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường quyết định mức tạm ứng cho người yêu cầu bồi thường nhưng không dưới 50% giá trị các thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Người giải quyết bồi thường có trách nhiệm thực hiện việc xác minh các thiệt hại được yêu cầu trong hồ sơ. Trong trường hợp cần thiết, người giải quyết bồi thường có thể yêu cầu người yêu cầu bồi thường, cá nhân, tổ chức khác có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ làm cơ sở cho việc xác minh thiệt hại, đề nghị định giá tài sản, giám định thiệt hại hoặc lấy ý kiến của cá nhân, tổ chức có liên quan về thiệt hại, mức bồi thường.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ, người giải quyết bồi thường phải hoàn thành việc xác minh thiệt hại. Trường hợp vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn xác minh thiệt hại là 30 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ.
Thời hạn xác minh thiệt hại có thể được kéo dài theo thỏa thuận giữa người yêu cầu bồi thường và người giải quyết bồi thường nhưng tối đa là 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại, người giải quyết bồi thường phải hoàn thành báo cáo xác minh thiệt hại làm căn cứ để thương lượng việc bồi thường.
4. Trong trường hợp vụ việc phức tạp, cơ quan giải quyết bồi thường có thể đề nghị đại diện cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước, cơ quan tài chính có thẩm quyền tham gia vào việc xác minh thiệt hại.
5. Chi phí định giá tài sản, giám định thiệt hại được bảo đảm từ ngân sách nhà nước.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành báo cáo xác minh thiệt hại, cơ quan giải quyết bồi thường phải tiến hành thương lượng việc bồi thường. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tiến hành thương lượng, việc thương lượng phải được hoàn thành. Trường hợp vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn thương lượng tối đa là 15 ngày.
Thời hạn thương lượng có thể được kéo dài theo thỏa thuận giữa người yêu cầu bồi thường và người giải quyết bồi thường nhưng tối đa là 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này.
2. Việc thương lượng phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Người yêu cầu bồi thường, cơ quan giải quyết bồi thường đều bình đẳng trong quá trình thương lượng;
b) Bảo đảm dân chủ, tôn trọng ý kiến của các thành phần tham gia thương lượng;
c) Nội dung thương lượng, kết quả thương lượng về các thiệt hại được bồi thường, mức bồi thường phải phù hợp với quy định của Luật này.
3. Thành phần tham gia thương lượng việc bồi thường bao gồm:
a) Đại diện lãnh đạo cơ quan giải quyết bồi thường chủ trì thương lượng việc bồi thường;
b) Người giải quyết bồi thường;
c) Người yêu cầu bồi thường; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp (nếu có) của người yêu cầu bồi thường quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 5 của Luật này;
d) Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước;
đ) Đại diện Viện kiểm sát có thẩm quyền trong trường hợp vụ việc yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự;
e) Trường hợp cần thiết, cơ quan giải quyết bồi thường có thể mời đại diện cơ quan tài chính cùng cấp, cá nhân, tổ chức khác, yêu cầu người thi hành công vụ gây thiệt hại tham gia thương lượng.
4. Việc thương lượng được thực hiện tại một trong các địa điểm sau đây:
a) Trường hợp người yêu cầu bồi thường là cá nhân thì địa điểm thương lượng là trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu bồi thường cư trú, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
b) Trường hợp người yêu cầu bồi thường là tổ chức thì địa điểm thương lượng là trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt trụ sở của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
5. Nội dung thương lượng việc bồi thường bao gồm:
a) Các loại thiệt hại được bồi thường;
b) Số tiền bồi thường;
c) Khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác (nếu có);
d) Phương thức chi trả tiền bồi thường;
đ) Các nội dung khác có liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường.
6. Việc thương lượng được thực hiện theo các bước sau đây:
a) Người yêu cầu bồi thường trình bày ý kiến về yêu cầu bồi thường của mình và cung cấp bổ sung tài liệu, chứng cứ liên quan đến yêu cầu bồi thường của mình (nếu có);
b) Người giải quyết bồi thường công bố báo cáo xác minh thiệt hại;
c) Người giải quyết bồi thường và người yêu cầu bồi thường trao đổi, thỏa thuận về các nội dung thương lượng quy định tại khoản 5 Điều này;
d) Đại diện cơ quan giải quyết bồi thường trình bày ý kiến; người thi hành công vụ gây thiệt hại trình bày ý kiến (nếu có); cá nhân, đại diện tổ chức khác phát biểu ý kiến theo yêu cầu của người chủ trì;
đ) Đại diện cơ quan tài chính nêu ý kiến về các loại thiệt hại, mức thiệt hại, số tiền bồi thường (nếu có);
e) Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước phát biểu ý kiến.
7. Việc thương lượng phải được lập thành biên bản. Trường hợp các bên tiến hành thương lượng nhiều lần thì sau mỗi lần thương lượng đều phải lập biên bản.
Ngay sau khi kết thúc việc thương lượng, người giải quyết bồi thường phải lập biên bản kết quả thương lượng. Biên bản kết quả thương lượng phải ghi rõ những nội dung chính quy định tại khoản 5 Điều này, xác định rõ việc thương lượng thành hoặc không thành. Biên bản phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu bồi thường, chữ ký của đại diện các cơ quan, người tham gia thương lượng quy định tại khoản 3 Điều này và được giao cho mỗi người 01 bản tại buổi thương lượng.
8. Trường hợp thương lượng thành thì Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định giải quyết bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật này.
Trường hợp thương lượng không thành thì người yêu cầu bồi thường có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật này.
1. Ngay sau khi có biên bản kết quả thương lượng thành, Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định giải quyết bồi thường và trao cho người yêu cầu bồi thường tại buổi thương lượng.
Trường hợp người yêu cầu bồi thường không nhận quyết định giải quyết bồi thường thì người giải quyết bồi thường lập biên bản về việc không nhận quyết định. Biên bản phải có chữ ký của đại diện các cơ quan tham gia thương lượng. Biên bản phải nêu rõ hậu quả pháp lý của việc không nhận quyết định giải quyết bồi thường theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 51 của Luật này. Cơ quan giải quyết bồi thường phải gửi cho người yêu cầu bồi thường trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản.
2. Quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày trao cho người yêu cầu bồi thường. Quyết định giải quyết bồi thường có các nội dung chính sau đây:
a) Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu bồi thường;
b) Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
c) Các nội dung quy định tại khoản 5 Điều 46 của Luật này;
d) Số tiền đã tạm ứng theo quy định tại Điều 44 của Luật này (nếu có).
1. Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định hủy quyết định giải quyết bồi thường và đình chỉ giải quyết yêu cầu bồi thường trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày có một trong các căn cứ sau đây:
a) Không còn một trong các căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này;
b) Giả mạo văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;
c) Giả mạo tài liệu, giấy tờ quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 và khoản 2 Điều 41 của Luật này để yêu cầu bồi thường.
2. Hậu quả do hủy quyết định giải quyết bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này được giải quyết như sau:
a) Trường hợp chưa chi trả tiền bồi thường cho người bị thiệt hại thì cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định đình chỉ giải quyết bồi thường theo quy định tại Điều 51 của Luật này và thu hồi số tiền bồi thường đã tạm ứng (nếu có);
b) Trường hợp đã chi trả tiền bồi thường cho người bị thiệt hại thì cơ quan giải quyết bồi thường có trách nhiệm thu hồi số tiền bồi thường theo quy định của pháp luật;
c) Trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại đã hoàn trả tiền bồi thường thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có trách nhiệm trả lại số tiền đã thu theo quy định tại Điều 69 của Luật này;
d) Giải quyết các hậu quả khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.
3. Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định hủy quyết định giải quyết bồi thường để giải quyết lại trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày có một trong các căn cứ sau đây:
a) Có hành vi thông đồng giữa người yêu cầu bồi thường với người giải quyết bồi thường, người có liên quan để trục lợi;
b) Theo yêu cầu của người yêu cầu bồi thường trong trường hợp người giải quyết bồi thường không đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 3 Điều 43 của Luật này hoặc việc thương lượng được thực hiện không đúng thành phần, nội dung, thủ tục quy định tại các khoản 3, 5 và 6 Điều 46 của Luật này.
4. Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định sửa chữa, bổ sung quyết định giải quyết bồi thường trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện quyết định giải quyết bồi thường có lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai.
5. Quyết định hủy, sửa chữa, bổ sung quyết định giải quyết bồi thường phải được gửi ngay cho người yêu cầu bồi thường, cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước có thẩm quyền và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
1. Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định hoãn giải quyết bồi thường trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người yêu cầu bồi thường đề nghị cơ quan giải quyết bồi thường hoãn giải quyết yêu cầu bồi thường do ốm nặng có xác nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên hoặc có lý do chính đáng khác mà không thể tự mình tham gia vào quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường.
2. Thời hạn hoãn giải quyết yêu cầu bồi thường được xác định theo đề nghị của người yêu cầu bồi thường nhưng tối đa là 30 ngày, trừ trường hợp người yêu cầu bồi thường bị ốm nặng mà chưa thể tự mình tham gia vào quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường.
3. Quyết định hoãn giải quyết bồi thường phải nêu rõ lý do, thời hạn hoãn và phải được gửi cho người yêu cầu bồi thường, cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước có thẩm quyền và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Hết thời hạn hoãn giải quyết yêu cầu bồi thường thì Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định tiếp tục giải quyết bồi thường.
1. Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết bồi thường trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày có một trong các căn cứ sau đây:
a) Người yêu cầu bồi thường hai lần từ chối nhận giấy mời tham gia thương lượng;
b) Người yêu cầu bồi thường hai lần không đến địa điểm thương lượng khi đã nhận giấy mời mà không có lý do chính đáng;
c) Người yêu cầu bồi thường không ký hoặc điểm chỉ vào biên bản kết quả thương lượng;
d) Cơ quan, người có thẩm quyền xem xét lại văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường.
2. Thời hạn tạm đình chỉ giải quyết yêu cầu bồi thường là 30 ngày kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ theo một trong các căn cứ quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn tạm đình chỉ theo quy định tại khoản này, người yêu cầu bồi thường có quyền đề nghị tiếp tục giải quyết bồi thường. Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định tiếp tục giải quyết bồi thường.
3. Trường hợp tạm đình chỉ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này thì sau khi nhận được văn bản xem xét lại mà văn bản được xem xét lại vẫn là văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường thì Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định tiếp tục giải quyết bồi thường; trường hợp văn bản được xem xét lại không phải là văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường thì Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định đình chỉ giải quyết bồi thường theo quy định tại Điều 51 của Luật này.
4. Quyết định tạm đình chỉ phải nêu rõ lý do, thời hạn tạm đình chỉ, các quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu bồi thường và hậu quả pháp lý của việc tạm đình chỉ.
Quyết định tạm đình chỉ, quyết định tiếp tục giải quyết bồi thường phải được gửi cho người yêu cầu bồi thường, cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước có thẩm quyền và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
1. Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định đình chỉ giải quyết bồi thường trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có một trong các căn cứ sau đây:
a) Người yêu cầu bồi thường rút yêu cầu bồi thường trước khi cơ quan giải quyết bồi thường tiến hành xác minh thiệt hại;
b) Người bị thiệt hại chết mà không có người thừa kế; tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại mà không có tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ;
c) Hết thời hạn tạm đình chỉ mà người yêu cầu bồi thường không đề nghị tiếp tục giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều 50 của Luật này hoặc có đề nghị tiếp tục giải quyết yêu cầu bồi thường nhưng có một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 50 của Luật này;
d) Có quyết định hủy quyết định giải quyết bồi thường trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 48 của Luật này;
đ) Hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày có biên bản về việc không nhận quyết định giải quyết bồi thường quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật này mà người yêu cầu bồi thường không nhận quyết định giải quyết bồi thường.
2. Người yêu cầu bồi thường không có quyền yêu cầu cơ quan giải quyết bồi thường là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại giải quyết lại yêu cầu bồi thường sau khi có quyết định đình chỉ giải quyết bồi thường, trừ trường hợp người yêu cầu bồi thường chứng minh việc rút yêu cầu bồi thường do bị lừa dối, ép buộc.
Trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này mà trong văn bản yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại có yêu cầu phục hồi danh dự thì việc phục hồi danh dự được thực hiện theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
3. Quyết định đình chỉ giải quyết bồi thường phải được gửi cho người yêu cầu bồi thường, cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước có thẩm quyền và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
4. Trường hợp đã tạm ứng kinh phí bồi thường cho người yêu cầu bồi thường thì cơ quan giải quyết bồi thường có trách nhiệm thu hồi số tiền đã tạm ứng khi có quyết định đình chỉ giải quyết bồi thường, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
1. Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày nhận được văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, người yêu cầu bồi thường có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu bồi thường trong các trường hợp sau đây:
a) Người yêu cầu bồi thường chưa yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại giải quyết yêu cầu bồi thường;
b) Người yêu cầu bồi thường rút yêu cầu bồi thường quy định tại điểm a khoản 1 Điều 51 của Luật này.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết bồi thường quy định tại Điều 47 của Luật này mà người yêu cầu bồi thường không đồng ý với quyết định đó hoặc kể từ ngày có biên bản kết quả thương lượng thành quy định tại khoản 7 Điều 46 của Luật này mà cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại không ra quyết định giải quyết bồi thường hoặc kể từ ngày có biên bản kết quả thương lượng không thành quy định tại khoản 7 Điều 46 của Luật này thì có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu bồi thường.
3. Trường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự làm cho người yêu cầu bồi thường không thể khởi kiện đúng thời hạn thì khoảng thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không được tính vào thời hạn khởi kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Người yêu cầu bồi thường không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu bồi thường trong trường hợp quyết định giải quyết bồi thường quy định tại Điều 47 của Luật này đã có hiệu lực pháp luật.
5. Thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường tại Tòa án được thực hiện theo quy định tại Mục này; trường hợp Mục này không quy định thì áp dụng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
6. Vụ án có đủ điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì việc giải quyết yêu cầu bồi thường tại Tòa án được thực hiện theo thủ tục rút gọn.
7. Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại đại diện Nhà nước tham gia tố tụng với tư cách là bị đơn.
1. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú, làm việc của người yêu cầu bồi thường hoặc nơi đặt trụ sở của bị đơn theo lựa chọn của người yêu cầu bồi thường là Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm yêu cầu bồi thường trong trường hợp bị đơn là các cơ quan sau đây:
a) Cơ quan quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 33 của Luật này;
b) Cơ quan quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều 33 của Luật này ở cấp huyện và cấp xã;
c) Cơ quan tiến hành tố tụng cấp huyện, cơ quan thi hành án cấp huyện.
2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú, làm việc của người yêu cầu bồi thường hoặc nơi đặt trụ sở của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại theo lựa chọn của người yêu cầu bồi thường là Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm chi trả tiền bồi thường cho người yêu cầu bồi thường theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án về giải quyết yêu cầu bồi thường.
2. Cơ quan, tổ chức, người có liên quan phải thực hiện việc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác cho người bị thiệt hại theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án về giải quyết yêu cầu bồi thường.
1. Việc giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính có nội dung yêu cầu bồi thường được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự, tố tụng hành chính.
Thời điểm chấp nhận yêu cầu bồi thường trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính là thời điểm Tòa án có thẩm quyền thụ lý yêu cầu bồi thường.
2. Việc xác định thiệt hại được bồi thường trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính được thực hiện theo quy định của Luật này sau khi Tòa án có thẩm quyền xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
3. Trường hợp giải quyết yêu cầu bồi thường trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính thì bản án, quyết định của Tòa án còn phải có các nội dung sau đây:
a) Hành vi gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
b) Thiệt hại, mức bồi thường, phục hồi danh dự (nếu có) và việc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác (nếu có);
c) Cơ quan có trách nhiệm chi trả tiền bồi thường, thực hiện phục hồi danh dự (nếu có) và khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác (nếu có).
4. Trường hợp người yêu cầu bồi thường không đồng ý với nội dung giải quyết bồi thường trong bản án, quyết định của Tòa án hoặc bản án, quyết định của Tòa án không có nội dung giải quyết bồi thường thì chỉ được tiếp tục thực hiện quyền yêu cầu bồi thường theo thủ tục tố tụng.
5. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này.
1. Việc phục hồi danh dự đối với người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện bằng các hình thức sau đây:
a) Trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai tại nơi cư trú trong trường hợp người bị thiệt hại là cá nhân hoặc tại nơi đặt trụ sở trong trường hợp người bị thiệt hại là pháp nhân thương mại;
b) Đăng báo xin lỗi và cải chính công khai.
2. Việc phục hồi danh dự đối với cá nhân là người bị thiệt hại trong trường hợp bị buộc thôi việc trái pháp luật, bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện bằng hình thức đăng báo xin lỗi và cải chính công khai.
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường hoặc kể từ ngày có bản án, quyết định quy định tại Điều 55 của Luật này có hiệu lực pháp luật, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người bị thiệt hại về việc Nhà nước tổ chức thực hiện phục hồi danh dự.
2. Trường hợp người bị thiệt hại đồng ý với nội dung trong thông báo thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại thực hiện phục hồi danh dự theo quy định tại Điều 58 và Điều 59 của Luật này.
3. Trường hợp người bị thiệt hại không đồng ý với nội dung trong thông báo thì có ý kiến đề nghị cụ thể về nội dung đó để cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có cơ sở thực hiện phục hồi danh dự.
4. Trường hợp người bị thiệt hại đề nghị chưa thực hiện phục hồi danh dự thì việc phục hồi danh dự được thực hiện khi người bị thiệt hại có yêu cầu bằng văn bản.
5. Trường hợp người bị thiệt hại từ chối quyền được phục hồi danh dự theo quy định của Luật này thì không còn quyền yêu cầu phục hồi danh dự. Việc từ chối phải thể hiện bằng văn bản; trường hợp người bị thiệt hại từ chối quyền được phục hồi danh dự bằng lời nói thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại lập biên bản, trong đó ghi rõ việc từ chối quyền được phục hồi danh dự của người bị thiệt hại. Biên bản phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người bị thiệt hại.
6. Trường hợp người bị thiệt hại chết thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại thực hiện việc đăng báo xin lỗi và cải chính công khai theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Việc tổ chức trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai quy định tại điểm a khoản 1 Điều 56 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý hoặc yêu cầu của người bị thiệt hại về việc phục hồi danh dự quy định tại Điều 41 hoặc Điều 57 của Luật này, Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm tổ chức trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai;
b) Thành phần tham gia buổi trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai bao gồm đại diện lãnh đạo các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Việc đăng báo xin lỗi và cải chính công khai quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 56 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý hoặc yêu cầu của người bị thiệt hại về việc phục hồi danh dự quy định tại Điều 41 hoặc Điều 57 của Luật này, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại ở trung ương có trách nhiệm đăng báo xin lỗi và cải chính công khai trên 01 tờ báo trung ương và 01 tờ báo địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú trong trường hợp người bị thiệt hại là cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở trong trường hợp người bị thiệt hại là pháp nhân thương mại trong 03 số liên tiếp; đăng tải nội dung xin lỗi và cải chính công khai trên Cổng thông tin điện tử (nếu có) của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại;
b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý hoặc yêu cầu của người bị thiệt hại về việc phục hồi danh dự quy định tại Điều 41 hoặc Điều 57 của Luật này, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại ở địa phương có trách nhiệm đăng báo xin lỗi và cải chính công khai trên 01 tờ báo cấp tỉnh tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú trong trường hợp người bị thiệt hại là cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở trong trường hợp người bị thiệt hại là pháp nhân thương mại trong 03 số liên tiếp; đăng tải nội dung xin lỗi và cải chính công khai trên Cổng thông tin điện tử (nếu có) của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại;
c) Ngay sau khi đăng báo xin lỗi và cải chính công khai, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm gửi tờ báo đó tới người bị thiệt hại và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị thiệt hại cư trú trong trường hợp người bị thiệt hại là cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở trong trường hợp người bị thiệt hại là pháp nhân thương mại để niêm yết công khai tại trụ sở.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
PROCEDURES FOR SETTLEMENT OF COMPENSATION CLAIMS
Section 1. SETTLEMENT OF COMPENSATION CLAIMS AT ENFORCER’S SUPERIOR BODY
Article 41. Compensation claims
1. If the claimant is the sufferer, the compensation claim (hereinafter referred to as claim) shall include:
a) Compensation claim form;
b) Document serving as ground for claim, unless the suffer has not received or cannot have such document;
c) Identity papers of the sufferer;
d) Documents and evidence related to the compensation claim (if any).
2. If the claimant is the sufferer’s successor (or the successors' representative in case of multiple successors) or the sufferer’s representative, apart from the documents prescribed in Points a, b and d Clause 1 of this Article, the claim shall also include the following:
a) Identity papers of sufferer’s successor or representative;
b) A legitimate written authorization in case of authorized representative;
c) If the sufferer dies testate, the claimant has to provide the testament, if he/she otherwise dies intestate, a legitimate document on inheritance right is required.
3. A compensation claim shall at least contain:
a) Claimant’s full name, address, phone number (if any);
b) Date of compensation claim;
c) Damaging act of law enforcer;
d) The existence of the causal link between the actual damage and damaging act of the law enforcer;
dd) The extent of damage, calculation and the claimed compensation amount;
e) Request for provisional sums of compensation funding (if any);
g) Request of document serving as ground for claim to be sent to compensation body, which clarifies document’s name and the address where the document could be collected if the claimant is unable to collect such document;
h) Request for honor restoration (if any);
i) Request for restoration of other legitimate rights and interests (if any).
If the sufferer only requires honor restoration, the compensation claim shall contain contents prescribed in Points a, b, c, d, g and h of this Clause.
4. The claimant shall file a claim in person or send by postal to the compensation body.
If the compensation body has been unidentifiable promptly, the claimant shall file the claim to Services of Justice of province where the sufferer has been residing or headquartered. Within 5 working days, Services of Justice shall determine the compensation body, forward the claim to the compensation body and send a notice to the claimant.
5. If the claimant files a claim in person, all of documents and evidence prescribed in Points b, c, d Clause 1 and Clause 2 of this Article shall be copies with originals for collation; if the claimant file the claim by post, all of documents and evidence prescribed in Points b, c, d Clause 1 and Clause 2 of this Article shall be certified true copies as prescribed in law on authenticity.
Article 42. Procedures for claim acceptance and processing
1. The compensation body shall accept claim, keep records and issue an acceptance certificate to the claimant if the claimants file the claim in person. If the claim is filed by post, within 2 working days from the date on which the claim is received, the compensation body shall send a notice of acceptance to the claimant.
2. Within 5 working days from the date of receipt, the head of compensation body shall perform the tasks below:
a) Request the claimant to provide additional document in case of inadequate claim as prescribed in Clause 1 and Clause 2 Article 41 of this Law;
b) Request the competent regulatory body or person to provide document serving as ground for claim as required by the claimant or clarify such document if its text is ambiguous.
3. Within 5 working days from the date on which the request of the head of compensation body is received as prescribed in Clause 2 of this Article, the claimant shall provide appropriately additional documents and the competent regulatory body or person has to provide the document serving as ground for claim or clarify text of such document. The period of force majeure events or objective hindrance prescribed in the Civil Code shall not be included in the time limit prescribed in this Clause.
Article 43. Acceptance of claim and assignment of compensation person
1. Within 3 working days from the date on which the valid claim prescribed in Article 41 of this Law is received, the compensation body must accept the claim and keep records, except for the case prescribed in Clause 1 hereof.
2. The compensation body may refuse the claim upon occurrence of any of following circumstances:
a) The compensation claim does not fall within its jurisdiction;
b) The period of prescription of compensation claim expires;
c) The compensation claim does not fall within the state compensation liability prescribed in Chapter II of this Law;
d) The claimant is not entitled to claim compensation as prescribed in Article 5 of this Law;
dd) The claim was not adequate as prescribed in Article 41 of this Law but the claimant has failed to provide additional documents within the time limit prescribed Clause 3 Article 42 of this Law;
e) The compensation claim has not been sent to the superior body's enforcer as prescribed in Point a Clause 1 Article 52 of this Law and has been accepted by a court that have jurisdiction in accordance with civil procedures;
g) The compensation claim has been accepted by a court that have jurisdiction as prescribed in Clause 1 Article 55 of this Law;
h) The compensation claim has been settled by a legally effective judgment/decision.
3. The compensation person shall be assigned as follows:
a) Within 2 working days from the date of acceptance of claim, the compensation body must assign the compensation person;
b) The compensation person has wide professional experience in the area from which the compensation claim arises; he/she has no rights and interests in respect of the case or no relationship with the law enforcer causing damage or the sufferer as prescribed in the Civil Code.
4. The acceptance or non-acceptance of claim and assignment of compensation person must be written advice as to the claimant and compensation-managing authority. If the claim is rejected, it shall be returned with explanation in writing; in case of Point a Clause 2 of this Article, the claimant shall be instructed to come to competent bodies for settlement.
During the process of acceptance of claim, upon occurrence of any of the circumstances prescribed in Clause 2 of this Article, the compensation body shall suspend the case, delete the case’s name in the acceptance record and return the claim to the claimant.
5. If the sufferer only requires honor restoration, no decision on settlement of compensation shall be issued as prescribed in this Section. The honor restoration shall be carried out as prescribed in Section 3 of this Chapter.
Article 44. Provisional sums of compensation funding
1. At the request of the claimant prescribed in Point e Clause 3 Article 41 of this Law, the compensation body shall provide provisional sums of compensation funding for:
a) Damage due to mental suffering prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4, and 6 Article 27 of this Law;
b) Other damage that are promptly calculated without verification.
2. Procedures for receiving provisional sums of compensation funding:
a) As soon as practicable after accepting the claim, the compensation person shall determine amount of damages as prescribed in Clause 1 of this Article and send a request for provisional sums of compensation funding and amount thereof to the head of compensation body;
b) Within 5 working days from the date on which the request is received, if estimated administrative management funding allocated by competent authority still remains, the compensation body must complete the allocation of provisional sum and award it to the claimant.
According to the provisional sum awarded to the claimant, the compensation body shall request the competent finance authority to provide additional fund equivalent to the provisional sum;
c) If estimated administrative management funding allocated by competent authority runs out, within 2 working days from the date on which the request is received, the head of compensation body shall request the competent finance authority to provide additional fund equivalent to the provisional sum to be awarded to the claimant.
3. The finance authority shall provide funding for the compensation body as follows:
a) If the compensation body has provided provisional sum for the claimant, within 7 working days from the date on which the request for additional fund is received as prescribed in Point b Clause 2 of this Article, the competent finance agency shall provide additional fund for the compensation body;
b) If the compensation body has submitted a request for provisional sum, within 7 working days from the date on which the request is received as prescribed in Point c Clause 2 of this Article, the competent finance agency shall provide additional fund for the compensation body.
4. The head of compensation body shall decide the provisional sum of compensation awarded to claimant provided not exceeding 50% of damages prescribed in Clause 1 of this Article.
Article 45. Damage verification
1. The compensation person shall verify damage as required in the claim. In exceptional circumstances, the compensation person may require the claimant and other entities to provide supporting documents and items of evidence prevailing the verification of damage, request the valuation of assets, damage examination, or getting opinions from entities relating to the damage and amount of damages.
2. Within 15 days from the date of acceptance of claim, the compensation person must complete the damage verification. For matters involving many complicated circumstances or to be verified at different places, the verification time limit is 30 days from the date of acceptance of claim.
The verification time limit may prolong as agreed by the claimant and the compensation person but not longer than 15 days from expiration date as prescribed in this Clause.
3. Within 3 working days from the closing date of damage verification, the compensation person must complete the report on damage verification as the basis for negotiation of compensation.
4. For matters involving many complicated circumstances, the compensation body may request the representative of compensation-managing authority, competent finance authority to participate in the verification process.
5. Expenses associated with such valuation and examination shall be covered by the state budget.
6. The Government shall provide on guidelines for this Article.
Article 46. Negotiations on compensation
1. Within 2 working days from the date on which the report on damage verification is completed, the compensation body shall initiate the negotiation of compensation. The negotiation must be completed within 10 days from the beginning date of negotiation. If matters or cases involve many complicated circumstances, the negotiation time limit may prolong is 15 days
The negotiation time limit may prolong as agreed by the claimant and the compensation person but not longer than 10 days from expiration date as prescribed in this Clause.
2. The negotiation must be carried out according to the following rules:
a) The claimant and the compensation body are considered equal in the course of negotiation,
b) Democracy and opinions of participants in the negotiation are respected;
c) Negotiation contents and results in terms of damage to be compensated and amount of damages shall comply with regulations of this Law.
3. Participants in negotiations:
a) Representative of compensation body who presides over the negotiation;
b) Compensation person;
c) Claimant; his/her protector of rights and legitimate interests prescribed in Clauses 1, 2, and 3 Article 5 of this Law;
d) Representative of compensation-managing authority
dd) Representative of procuracy that has jurisdiction in case of compensation claim in criminal procedures;
e) In necessary cases, the compensation body may invite representative of finance authority at the same administrative level, other entities, and call for the law enforcer causing damage.
4. The negotiation shall be convened at any of the following venues:
a) If the claimant is an individual, the negotiation venue will be the headquarters of the People’s Committee of commune where the claimant has been residing, unless otherwise agreed by the parties;
b) If the claimant is an organization, the negotiation venue will be the headquarters of the People’s Committee of commune where the claimant has been headquartered, unless otherwise agreed by the parties.
5. The negotiation contents shall include:
a) Damage to be compensated;
b) Amount of damages;
c) Restoration of other legitimate rights and interests (if any);
d) Methods of awarding damages;
dd) Other contents relating to settlement of compensation claims.
6. The negotiation shall be according to the following steps:
a) The claimant presents his/her compensation claim and provides additional supporting documents and evidence (if any);
b) The compensation person announces report on damage verification;
c) The compensation person and the claimant discusses as prescribed in Clause 5 of this Article;
d) The representative of compensation body states opinions, the law enforcer causing damage present opinions (if any); individuals and representatives of other organizations state opinions at the request of the presiding person;
dd) The representative of finance agency offers opinions about types of damage, extent of damage, and amount of damages (if any);
e) Representative of compensation-managing authority offers opinions.
7. Negotiations shall be recorded in writing. If parties conduct multiple negotiations, each of negotiation must be recorded in writing.
As soon as practicable after finishing the negotiation, the compensation person must keep a record of results. The record of results must specify main contents prescribed in Clause 5 of this Article, clarifying whether the negotiation is successful or unsuccessful. The record must bear signature or fingerprint of claimant, signatures of representatives of participants as prescribed in Clause 3 of this Article and handed over to each participant of negotiation.
8. In case of successful negotiation, the head of compensation body shall issue a decision on compensation settlement as prescribed in Clause 1 Article 57 of this Law.
In case of unsuccessful negotiation, the claimant is entitled to institute a lawsuit over settlement of compensation claim as prescribed in Clause 2 Article 52 of this Law.
Article 47. Decision on compensation settlement
1. As soon as practicable after receiving the record of successful negotiation, the head of compensation body shall issue a decision on compensation settlement and award it to the claimant at the end of the negotiation process.
If the claimant does not receive the decision on compensation settlement, the compensation person shall make a record of such refusal. The record must bear the signatures of representatives of participants. The record must also clarify legal consequences of the refusal of decision as prescribed in Point dd Clause 1 Article 51 of this Law. The compensation body must send the record to the claimant within 5 working days from the date on which it is made.
2. The decision on compensation settlement shall take effect after 15 days from the date of awarding. A decision on compensation settlement must at least contain the following
a) Full name and address of the claimant;
b) Grounds for determination of the state compensation liability;
c) Contents prescribed in Clause 5 Article 46 of this Law;
d) Provisional sum as prescribed Article 44 of this Law (if any).
Article 48. Cancellation of or amendments to decisions on compensation settlement
1. The head of compensation body shall issue a decision on cancellation of the decision on compensation settlement and suspend the settlement of compensation claims within 2 working days from the date on which one of circumstances is discovered:
a) One of grounds for determining state compensation liability has no longer existed as prescribed in Clause 1 Article 7 of this Law;
b) The document serving as ground for claim has been forged;
c) Documents prescribed in Point c, Point d Clause 1 and Clause 2 Article 41 of this Law have been forged for the purpose of compensation claim.
2. The consequences resulting from the cancellation of decision on compensation as provided for in Clause 1 of this Article shall be settled as follows:
a) If the damages have not yet been paid to the sufferers, the compensation body shall issue a decision on suspension of compensation settlement as prescribed in Article 51 of this Law and recover the provisional sums of compensation (if any);
b) In cases where damages have been paid to the sufferer in full, the compensation body shall have to recover compensation amount according to law provisions;
c) Where the law enforcer causing damage has already paid damages, the enforcer’s superior body shall have to return the money amount already collected according to the provisions of Article 69 of this Law;
d) To settle other consequences (if any) according to the provisions of law.
3. The head of compensation body shall issue a decision on cancellation of the decision on compensation settlement for re-settlement within 2 working days from the date on which one of circumstances is discovered:
a) There is a collusive practice between the claimant and the compensation person and related persons for self-seeking purposes;
b) At the request of the claimant, if the claimant fails to meet the conditions specified at Point b, Clause 3, Article 43 of this Law or if the negotiation is improperly held in terms of composition, contents, procedures as prescribed in Clauses 3, 5 and 6, Article 46 of this Law.
4. The head of the compensation body shall issue a decision to amend the decision on settlement of compensation within 2 working days as from the date of detecting the decision on settlement of compensation with obvious errors in the spelling, about data due to mistake or miscalculation.
5. Decisions on cancellation, correction or supplementation of compensation decisions must be immediately sent to the claimants, compensation-managing authority and other entities involved.
Article 49. Postponement of settlement of claims
1. The head of the compensation body shall issue a decision to postpone the settlement within two working days from the date on which the claimant requests the compensation body to postpone the settlement of claim due to his/her serious sickness with the certification of the health facility from the district level upwards or cannot participate himself/herself in the process of claim settlement for other plausible reasons.
2. The time limit for postponement of claim settlement shall be determined at the request of the claimant but shall not exceed 30 days, unless the claimant is seriously ill and unable to participate on his own in the process of claim settlement.
3. The decision on postponement of a claim settlement must specify reasons, postponement period and be immediately sent to the claimant, compensation-managing authority and other entities involved. Upon the expiration of the time limit for postponement of the claim settlement, the head of the compensation body shall issue a decision to continue settling the compensation.
Article 50. Suspension of claim settlement
1. The head of compensation body shall issue a decision on suspension of the decision on compensation settlement within 1 working day from the date on which one of circumstances is discovered:
a) The claimant twice refuses the invitations to negotiate;
b) The claimant does not come twice to the negotiating venue when the invitations have been accepted without plausible reasons;
c) The claimant fails to sign or press his finger-print to the minutes of the negotiation result;
d) Competent agency/person reconsiders the document serving as ground for claim
2. The time limit for suspending the settlement of claims shall be 30 days from the date of issuance of the suspension decision under one of the grounds prescribed at Points a, b and c, Clause 1 of this Article.
Within 5 working days after the expiry of the suspension duration prescribed in this Clause, the claimant may propose the continued settlement of compensation. The head of the compensation body shall issue a decision to continue the settlement of compensation.
3. In case of suspension under the provisions of Point d, Clause 1 of this Article, after receiving the written review, if the document being re-examined remains the document serving as a basis for claim, the head of compensation body issue a decision to continue the settlement of compensation; in cases where the re-examined document is not the document used as grounds for compensation, the head of the compensation body shall issue a decision to termination of the settlement of compensation as prescribed in Article 51 of this Law.
4. The suspension decision must clearly state the reasons and duration of the suspension, the rights and obligations of the claimants and the legal consequences of the suspension.
Decisions on suspension or continued settlement of compensation must be immediately sent to the claimant, compensation-managing authority and other entities involved.
Article 51. Termination of claim settlement
1. The head of compensation body shall issue a decision on termination of the decision on compensation settlement within 5 working days from the date on which one of circumstances is discovered:
a) The claimant withdraws the claim before the compensation body conducts the verification of the damage;
b) The sufferer dies without an heir; the damaged organization has ceased to exist without an organization inheriting rights and obligations;
c) Upon the expiration of the suspension duration, the claimant does not request the continuation of the claim as provided for in Clause 2, Article 50 of this Law or the request for further settlement of the claim, but perform one of the acts specified at Points a, b and c, Clause 1, Article 50 of this Law;
d) Issue a decision to cancel the compensation decision in the cases specified in Clause 1, Article 48 of this Law;
dd) Upon the expiry of the time limit of 30 days from the date on which the written decision on non-receipt of the compensation decision is made under Clause 1, Article 47 of this Law, the claimant fails to receive the settlement decision.
2. The claimant has no right to request the compensation body which is the enforcer’s superior body to re-settle the claim after the suspension decision is issued, unless the claimant demonstrates that the claim has been withdrawn due to deception or coercion.
In the case specified at Point b, Clause 1 of this Article, the restoration of honor is required in the written request for compensation shall be carried out as provided for in Article 59 of this Law.
3. Decisions on termination of compensation must be immediately sent to the claimant, compensation-managing authority and other entities involved.
4. In cases where the claimant has been provided with provisional sums of compensation, the compensation body shall have to recover the provisional sum upon the issuance of the decision to termination of compensation settlement, unless otherwise provided for at Point b, Clause 1 of this Article.
Section 2. RESOLUTION OF CIVIL CASES ON CLAIMS, SETTLEMENT OF CLAIMS REQUIRED IN CRIMINAL PROCEDURES AND ADMINISTRATIVE PROCEDURES AT COURTS
Article 52. Institution of lawsuits and procedures for settlement of claims at courts
1. Within three years from the date of receipt of the document serving as a basis for claim, the claimant may initiate a lawsuit requesting the curt to settle the claim in the following circumstances:
a) The claimant has not yet requested the enforcer’s superior body to settle the claim;
b) The claimant withdraws his/her claim as provided for at Point a, Clause 1, Article 51 of this Law.
2. Within 15 days after receiving the compensation decision as provided for in Article 47 of this Law, the claimant disagrees with that decision or from the date of the minutes of the successful negotiation as specified in Clause 7, Article 46 of this Law, if the enforcer’s superior body fails to issue a decision to settle the compensation or from the date the minutes of the unsuccessful negotiation as prescribed in Clause 7, Article 46 of this Law, the claimant shall have the right to initiate a lawsuit requesting the court to settle the claim.
3. If any force majeure event or objective hindrance as provided for by the Civil Code prevents the claimant from initiating the lawsuit on time, the duration of force majeure event or objective hindrance shall not be included in the time limit for initiating a lawsuit as provided for in Clauses 1 and 2 of this Article.
4. The claimant has no right to initiate a lawsuit requesting the court to settle the claim in a case where the decision on settlement of compensation specified in Article 47 of this Law takes legal effect.
5. Procedures for settling claims at courts shall comply with the provisions of this Section; in cases where this Section does not prescribe, the provisions of the Civil Procedure Code shall apply.
6. Any case which satisfies the conditions for the application of reduced procedures in accordance with the provisions of the Civil Procedure Code shall be carried out in accordance with such reduced procedures.
7. The enforcer’s superior body shall represent the state to participate in the proceedings as the defendant.
Article 53. Determination of courts having jurisdiction to settle civil cases on claims
1. The People's Court of district where the claimant has been residing or has worked or where the defendant is headquartered at the own discretion of the claimant shall be the court competent to hear compensation claim at the first instance if defendants are the following agencies:
a) The agencies defined in Clauses 3 and 4, Article 33 of this Law;
b) The agencies defined in Clauses 5, 6 and 7, Article 33 of this Law at the district and commune levels;
c) Presiding agencies of districts, enforcement authorities of districts.
2. The People's Court of province where the claimant has been residing or has worked or where the enforcer’s superior body is headquartered at the own discretion of the claimant shall be the court competent to hear compensation claim at the first instance, except for the case prescribed in Clause 1 of this Article.
Article 54. Execution of court judgments or decisions on settlement of claims
1. The enforcer’s superior body shall have to pay compensation to the claimant according to the legally effective judgment/decisions of the court on settlement of claim.
2. Related entities must restore other legitimate rights and interests for the sufferer according to the legally effective judgment/decision of the court on settlement of claim.
Article 55. Settlement of claims in the course of criminal procedures or administrative procedures at courts
1. The settlement of criminal cases or administrative cases with contents of claim shall comply with the provisions of law on criminal procedures and administrative procedures.
The time for accepting a claim in the course of criminal procedures or administrative procedures is the time when the competent court accepts the claim.
2. The determination of damage to be compensated in the course of criminal procedures or administrative procedures shall comply with the provisions of this Law after competent courts determine unlawful acts of law enforcer causing damage that fall within the scope of state compensation liability.
3. If a compensation claim is filed in the course of settlement of a criminal or administrative case, the court judgment or ruling must also contain the following:
a) Damaging acts within the scope of state compensation liability;
b) Damage, amount of damages, restoration of honor (if any) and restoration of other legitimate rights and interests (if any);
c) The agency shall have to pay damages, restore honor (if any) and restore other legitimate rights and interests (if any).
4. In cases where the claimants disagree with the settlement of compensation in court judgment/decisions or the court judgment/decision does not contain compensation settlement matter, they may continue exercising the right to make a claim under due process.
5. The Supreme People's Court shall guide the implementation of this Article.
Article 56. Form of honor restoration
1. The restoration of honor of a sufferer in criminal procedures shall be conducted in the following forms:
a) Directly apologizing and publicly rectifying at the place where the sufferer being individual has been residing or where the sufferer being corporation has been headquartered;
b) Publishing public apology and making public rectification.
2. The restoration of honor of individuals who are sufferers in case of unlawful dismissal or application of administrative measures to sending them to reformatory schools, correctional facilities, detoxification centers are provided in the form of publication of apology and public rectification.
Article 57. Proactive restoration of honor
1. Within 15 days from the date on which the document serving as ground for claim is issued or the judgment/decision referred to in Article 55 of this Law becomes effective, the enforcer’s superior body shall have to notify the sufferer of the honor restoration by the state.
2. In a case where the sufferer agrees with the notice, the enforcer’s superior body shall effect the restoration of honor as prescribed in Articles 58 and 59 of this Law.
3. In a case where the sufferers disagree with the notice, they shall make a specific proposal for such notice as the basis for the enforcer’s superior body to effect the restoration of honor.
4. In a case where the sufferer proposes to remain honor restoration unperformed, the restoration of honor shall be conducted when the sufferer makes a request in writing.
5. In a case where the sufferer denies the right to restore honor as prescribed in this Law, he/she no longer has the right to request the restoration of honor. The refusal must be expressed in writing; if the sufferer denies the right to restore his/her honor orally, the enforcer’s superior body shall make records thereon, clearly stating the refusal of the right restore honor by the sufferer. The record must be signed by or borne with finger-print of the sufferer.
6. In a case where the sufferers dies, the enforcer’s superior body shall publish apology and make public rectification as prescribed in Article 59 of this Law.
7. The Government shall provide on guidelines for this Article.
Article 58. Direct apology and public rectification
1. The meeting of direct apology and public rectification specified at Point a, Clause 1, Article 56 of this Law shall be held as follows:
a) Within 15 days after receiving the written consent or request of the sufferer of the restoration of honor as provided for in Article 41 or Article 57 of this Law, the head of enforcer’s superior body shall have to directly hold a meeting of public apology and rectification;
b) The participants in the meeting of public apology and rectification are representatives of leaders of the presiding agencies, other concerned agencies, organizations and individuals.
2. The Government shall provide on guidelines for this Article.
Article 59. Publication of apologies and public rectification
1. The publication of apologies and public rectification specified at Point a, Clause 1, Article 56 of this Law shall be as follows:
a) Within 15 days after receiving the written consent or request for restoration of honor sent by the sufferer as provided for in Article 41 or Article 57 of this Law, the enforcer’s superior body at the central level shall have to publish a paper on apology and public rectification on a central newspaper and a local newspaper of administrative division where the sufferer being individual has been residing or the sufferer being corporation has been headquartered for 3 consecutive issues; post the content of apology and public rectification on the website (if any) of the enforcer’s superior body;
b) Within 15 days after receiving the written consent or request for restoration of honor sent by the sufferer as provided for in Article 41 or Article 57 of this Law, the enforcer’s superior body at the central level shall have to publish a paper on apology and public rectification on a newspaper of province where the sufferer being individual has been residing or the sufferer being corporation has been headquartered for 3 consecutive issues; post the content of apology and public rectification on the website (if any) of the enforcer’s superior body;
c) As soon as practicable after publishing the apology and making public correction, the enforcer’s superior body shall have to send such newspaper to the sufferer and the People's Committee of commune where the sufferer being individual has been residing or the sufferer being corporation has been headquartered to put it on bulletin board at the headquarters.
2. The Government shall provide on guidelines for this Article.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực