Chương II Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017: Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
Số hiệu: | 10/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 20/06/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2018 |
Ngày công báo: | 26/07/2017 | Số công báo: | Từ số 517 đến số 518 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
1. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trái pháp luật;
2. Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính trái pháp luật;
3. Áp dụng một trong các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính sau đây trái pháp luật:
a) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
b) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
c) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
4. Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trái pháp luật;
5. Áp dụng một trong các biện pháp xử lý hành chính sau đây trái pháp luật:
a) Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
b) Đưa vào trường giáo dưỡng;
c) Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
d) Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
6. Không áp dụng hoặc áp dụng không đúng quy định của Luật Tố cáo các biện pháp sau đây để bảo vệ người tố cáo khi người đó yêu cầu:
a) Đình chỉ, tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý kỷ luật hoặc quyết định khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người tố cáo; khôi phục vị trí công tác, vị trí việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho người tố cáo tại nơi công tác;
b) Đình chỉ, tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người tố cáo; khôi phục các quyền, lợi ích hợp pháp của người tố cáo đã bị xâm phạm tại nơi cư trú;
c) Áp dụng biện pháp ngăn chặn, xử lý hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người tố cáo theo quy định của pháp luật;
7. Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin về cố ý cung cấp thông tin sai lệch mà không đính chính và không cung cấp lại thông tin;
8. Cấp, thu hồi, không cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép và các giấy tờ có giá trị như giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trái pháp luật;
9. Áp dụng thuế, phí, lệ phí trái pháp luật; thu thuế, phí, lệ phí trái pháp luật; truy thu thuế, hoàn thuế trái pháp luật; thu tiền sử dụng đất trái pháp luật;
10. Áp dụng thủ tục hải quan trái pháp luật;
11. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư trái pháp luật; cấp hoặc thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trái pháp luật;
12. Ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trái pháp luật;
13. Cấp văn bằng bảo hộ khi có căn cứ pháp luật cho rằng người nộp đơn không có quyền nộp đơn hoặc có căn cứ pháp luật cho rằng đối tượng không đáp ứng điều kiện bảo hộ; từ chối cấp văn bằng bảo hộ với lý do đối tượng không đáp ứng điều kiện bảo hộ mà không có căn cứ pháp luật; chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ mà không có căn cứ pháp luật;
14. Ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.
Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
1. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp mà không có căn cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
2. Người bị bắt, người bị tạm giữ mà có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự quyết định trả tự do, hủy bỏ quyết định tạm giữ, không phê chuẩn lệnh bắt, quyết định gia hạn tạm giữ vì người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
3. Người bị tạm giam mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;
4. Người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, người đã bị kết án tử hình, người đã thi hành án tử hình mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;
5. Người bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án không bị tạm giữ, tạm giam, thi hành hình phạt tù mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;
6. Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án, đã chấp hành hình phạt tù mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm một hoặc một số tội và hình phạt chung sau khi tổng hợp hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành;
7. Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án và bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm tội bị kết án tử hình và hình phạt chung sau khi tổng hợp hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam vượt quá so với mức hình phạt chung của những tội mà người đó phải chấp hành;
8. Người bị xét xử bằng nhiều bản án, Tòa án đã tổng hợp hình phạt của nhiều bản án đó mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm một hoặc một số tội và hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành;
9. Pháp nhân thương mại bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi của pháp nhân không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được pháp nhân đã thực hiện tội phạm và pháp nhân đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
10. Cá nhân, tổ chức có tài sản bị thiệt hại do việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu, xử lý, có tài khoản bị phong tỏa hoặc cá nhân, tổ chức khác có liên quan đến các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này bị thiệt hại.
Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
1. Tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trái pháp luật;
2. Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện pháp khẩn cấp tạm thời mà cá nhân, tổ chức yêu cầu;
3. Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cá nhân, tổ chức;
4. Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không có lý do chính đáng;
5. Ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị cơ quan có thẩm quyền kết luận là trái pháp luật mà người ra bản án, quyết định đó bị xử lý kỷ luật, xử lý trách nhiệm hình sự;
6. Thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy hoặc làm hư hỏng tài liệu, chứng cứ hoặc bằng hành vi khác làm sai lệch nội dung vụ án, vụ việc dẫn đến việc ban hành bản án, quyết định trái pháp luật.
Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
1. Thi hành án tử hình đối với người thuộc trường hợp không bị thi hành án tử hình quy định tại Bộ luật Hình sự;
2. Giam người bị kết án phạt tù quá thời hạn phải thi hành án theo bản án, quyết định của Tòa án;
3. Không thực hiện một trong các quyết định sau đây:
a) Hoãn thi hành án của Tòa án đối với người bị kết án phạt tù;
b) Tạm đình chỉ thi hành án của Tòa án đối với người đang chấp hành hình phạt tù;
c) Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù của Tòa án đối với người đang chấp hành hình phạt tù;
d) Tha tù trước thời hạn có điều kiện của Tòa án đối với người bị kết án phạt tù;
đ) Đặc xá của Chủ tịch nước đối với người bị kết án phạt tù được đặc xá;
e) Đại xá của Quốc hội đối với người bị kết án được đại xá.
Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
1. Ra hoặc không ra một trong các quyết định sau đây trái pháp luật:
a) Thi hành án;
b) Hủy, thu hồi, sửa đổi, bổ sung quyết định thi hành án;
c) Áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án;
d) Cưỡng chế thi hành án;
đ) Hoãn thi hành án;
e) Tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án;
g) Tiếp tục thi hành án;
2. Tổ chức thi hành hoặc không tổ chức thi hành một trong các quyết định quy định tại khoản 1 Điều này trái pháp luật.
SCOPE OF ON STATE COMPENSATION LIABILITY
Article 17. Scope of compensation liability in administrative management
The State shall be liable for damages in the following cases:
1. Unlawfully issuing decisions on penalties for administrative violations;
2. Unlawfully applying measures to ward off administrative violations and secure the handling of administrative violations;
3. Unlawfully applying one of the following remedial measures for administrative violations:
a) Enforce dismantling of facilities or parts of facilities which are constructed without licenses or inconsistently with the license;
b) Enforce elimination of infringement on products, packages, business facilities, or articles;
c) Enforce recall of unqualified products and goods;
4. Unlawfully enforce the implementation of decision on penalties for administrative violations;
5. Unlawfully applying one of the following handling measures for administrative violations:
a) Education at communes, wards, district-level towns;
b) Sending to reformatory schools;
c) Sending to correctional facilities;
d) Sending to compulsory detoxification centers;
6. Failure to apply or apply following measures to protect denouncers upon their requests not in accordance with the Law on denunciation:
a) Suspending, temporarily suspending, cancelling partly or wholly decisions on disciplinary actions or other decisions infringing legitimate rights and interests of denouncers; resume positions, income, and other legitimate interests for denouncers at their workplace;
b) Suspending, temporarily suspending, cancelling partly or wholly administrative decisions/acts infringing legitimate rights and interests of denouncers; resume positions, income, and other legitimate interests for denouncers at their places of residence;
c) Applying prevention, actions against infringement or threats of infringement on life, health, assets, honor, prestige, and reputation of denouncers as per the law;
7. Committing prohibited acts prescribed in the Law on information access in terms of intentional provision of falsifying information without issuing a denial or provide information again;
8. Unlawfully issuing, revoking, non-issuing certificates of enterprise registration, certificates of household business registration, certificates of registration for investment, licenses and license-equivalent documents;
9. Unlawfully imposing taxes, fees, and charges; unlawfully collecting taxes, fees, and charges; unlawfully collecting tax arrears, paying tax refund; unlawfully collecting land levies;
10. Unlawfully applying customs procedures;
11. Unlawfully allocating land, leasing land or recovering land, permitting land use purpose change, compensating for and supporting ground clearance and resettlement; granting or revoking certificates of rights to use land and own houses and other assets attached to land;
12. Unlawfully issuing decisions on handling of competitions cases;
13. Issuing patents according to the legal basis that the applicant has no right to submit the application or the applicant fails to meet the conditions for protection; refuse to issue a patent with the reason that the applicant fails to meet the conditions for protection without legal basis; and have the patent annulled without legal basis;
14. Unlawfully issuing decisions on dismissal as disciplinary action to public employees at the position of less than or equal to Director General.
Article 18. Scope of compensation liability in criminal procedures
The State shall be liable for damages in the following cases:
1. A person was detained for emergencies without justifiable basis as prescribed in the Criminal Procedure Code and he/she did not commit any violation of law;
2. An agency/person competent in criminal procedures issues a decision to release, revoke the decision on custody, refuse to approve the arrest warrant, temporarily detained decision because he/she did not commit a breach of the law;
3. An agency competent in criminal procedures issues judgment/decision affirming that the detainee has not committed an offence or his/her act have not constituted the offence or the time limit for investigating the case has expired without proof that the accused has committed the offense;
4. An agency competent in criminal procedure issues a judgment/decision affirming that the detainee who has completely served or has been serving their termed imprisonment, life sentence, person who has been sentenced to death or person who has been executed under death sentence has not committed any criminal acts or his/her act has not constituted crime;
5. An agency competent in criminal procedures issues judgment/decision affirming that the person against whom criminal case was instituted, who was prosecuted and brought to trial, or judgment enforcement without being held in custody or detention, or serving sentences has not committed an offence or his/her act have not constituted the offence or the time limit for investigating the case has expired without proof that the accused has committed the offense;
6. An agency competent in criminal procedures issues a judgment/decision affirming that the person against whom criminal cases was instituted, who was prosecuted and brought to trial for several offenses in the same case or who has completely served his/her prison terms did not commit any or some of these offenses and the penalty term of combined sentence after combination imposed for remaining offenses is shorter than the duration they were temporarily detained or served their imprisonment sentences, and the person is entitled to compensation for the temporary detention or imprisonment duration in excess of the aggregate term imposed for the offense which he/she has committed;
7. An agency competent in criminal procedures issues a judgment/decision affirming that the person against whom criminal case was instituted or who was prosecuted and brought to trial for various offenses in the same case and sentenced to death but the death penalty has not yet been executed, did not commit the offense subject to the death penalty while the aggregate term for remaining offences is shorter than the duration of his/her temporary detention: and the person is entitled to compensation for his/her temporary detention duration in excess of the aggregate term imposed for the offense he/she has committed;
8. An agency competent in criminal procedures issues a judgment or decision affirming that a person who was tried for various offenses under different judgments and subject to different penalties already aggregated by the court did not commit any offense or committed one or certain offenses while the term for remaining offenses is shorter than his/her temporary detention or imprisonment duration; and he/she is entitled to compensation for his/her temporary detention or imprisonment duration in excess of the aggregate term imposed for the offenses they have committed;
9. An agency competent in criminal procedures issues a judgment or decision affirming that a corporation against whom criminal case was instituted, who was prosecuted and brought to trial, or judgment enforcement has not committed an offence or his/her act have not constituted the offence or the time limit for investigating the case has expired without proof that the accused has committed the offense and such corporation did not commit any violation of law;
10. Entities who have property damaged as a result of seizures, impound, distrain, confiscation, frozen accounts or other entities in conjunction with the cases prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 and 9 of this Article that are damaged.
Article 19. Scope of state compensation liability in civil and administrative proceedings
The State shall be liable for damages in the following cases:
1. Unlawfully apply temporary emergency measures by itself;
2. Apply temporary emergency measures other than those requested by individuals, agencies or organizations;
3. Apply temporary emergency measures beyond individuals', agencies' or organizations' requests;
4. Apply temporary emergency measures for periods not in accordance with regulations of law or apply temporary emergency measures without justifiable reasons;
5. A competent authority confirms that a judgment/decision which has been legally effective is illegal and the issuing person has faced disciplinary action or criminal liability;
6. Insert, remove, modify, swap, destroy or damage documents and evidence or falsify the case or matter leading the issuance of illegal judgment/decision.
Article 20. Scope of state compensation liability in criminal judgment enforcement
The State shall be liable for damages in the following cases:
1. Executing death sentences imposed on persons not subject to death sentences as prescribed in Criminal Code;
2. Jailing people beyond the prison terms under court judgments or rulings;
3. Declining to execute one of the following decisions:
a) Judgment enforcement postponement for convicts;
b) Judgment enforcement suspension for persons who have been serving imprisonment sentences;
c) Mitigation of the prison sentence’s term for persons who have been serving imprisonment sentences;
d) Releasing the convicts on parole;
dd) The State President’s grant of reprieve to the convicts;
e) The National Assembly’s grant of general amnesty to the convicts.
Article 21. Scope of state compensation liability in civil judgment enforcement
The State shall be liable for damages in the following cases:
1. Unlawfully issuing or failing to issue decisions on:
a) Judgment enforcement;
b) Cancellation, revocation, amendment to or cancellation of judgment enforcement decisions;
c) Application of measures to secure judgment enforcement;
d) Coercion of judgment execution;
dd) Postponement of judgment enforcement;
e) Suspension or termination of judgment enforcement;
g) Resumption of judgment enforcement;
2. Unlawfully executing or failing to execute one of the decisions defined in Clause 1 of this Article.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 23. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Điều 24. Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút
Điều 25. Thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết
Điều 26. Thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm
Điều 27. Thiệt hại về tinh thần
Điều 28. Các chi phí khác được bồi thường
Điều 40. Xác định cơ quan giải quyết bồi thường trong một số trường hợp cụ thể
Điều 41. Hồ sơ yêu cầu bồi thường
Điều 43. Thụ lý hồ sơ và cử người giải quyết bồi thường
Điều 46. Thương lượng việc bồi thường
Điều 57. Chủ động phục hồi danh dự
Điều 58. Trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai
Điều 59. Đăng báo xin lỗi và cải chính công khai
Điều 65. Xác định mức hoàn trả, giảm mức hoàn trả
Điều 73. Trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước
Điều 74. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Điều 75. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ