Luật tiếp cận thông tin số 104/2016/QH13
Số hiệu: | 104/2016/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 06/04/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2018 |
Ngày công báo: | 19/05/2016 | Số công báo: | Từ số 341 đến số 342 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thông tin là tin, dữ liệu được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn, tồn tại dưới dạng bản viết, bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa, bản ghi hình, ghi âm hoặc các dạng khác do cơ quan nhà nước tạo ra.
2. Thông tin do cơ quan nhà nước tạo ra là tin, dữ liệu được tạo ra trong quá trình cơ quan nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, được người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước đó ký, đóng dấu hoặc xác nhận bằng văn bản.
3. Tiếp cận thông tin là việc đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp thông tin.
4. Cung cấp thông tin bao gồm việc cơ quan nhà nước công khai thông tin và cung cấp thông tin theo yêu cầu của công dân.
1. Mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin.
2. Thông tin được cung cấp phải chính xác, đầy đủ.
3. Việc cung cấp thông tin phải kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân; đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
4. Việc hạn chế quyền tiếp cận thông tin phải do luật định trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
5. Việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác.
6. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật, người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin.
1. Công dân thực hiện quyền tiếp cận thông tin theo quy định của Luật này.
2. Người mất năng lực hành vi dân sự thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin thông qua người đại diện theo pháp luật.
Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin thông qua người giám hộ.
3. Người dưới 18 tuổi yêu cầu cung cấp thông tin thông qua người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp luật về trẻ em và luật khác có quy định khác.
1. Thông tin thuộc bí mật nhà nước, bao gồm những thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác theo quy định của luật.
Khi thông tin thuộc bí mật nhà nước được giải mật thì công dân được tiếp cận theo quy định của Luật này.
2. Thông tin mà nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; gây nguy hại đến tính mạng, cuộc sống hoặc tài sản của người khác; thông tin thuộc bí mật công tác; thông tin về cuộc họp nội bộ của cơ quan nhà nước; tài liệu do cơ quan nhà nước soạn thảo cho công việc nội bộ.
1. Thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh được tiếp cận trong trường hợp chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó đồng ý.
2. Thông tin liên quan đến bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân được tiếp cận trong trường hợp được người đó đồng ý; thông tin liên quan đến bí mật gia đình được tiếp cận trong trường hợp được các thành viên gia đình đồng ý.
3. Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người đứng đầu cơ quan nhà nước quyết định việc cung cấp thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong trường hợp cần thiết vì lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng theo quy định của luật có liên quan mà không cần có sự đồng ý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
1. Công dân có quyền:
a) Được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời;
b) Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin.
2. Công dân có nghĩa vụ:
a) Tuân thủ quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin;
b) Không làm sai lệch nội dung thông tin đã được cung cấp;
c) Không xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác khi thực hiện quyền tiếp cận thông tin.
1. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin do mình tạo ra, trừ trường hợp quy định tại Điều 6 của Luật này; đối với trường hợp quy định tại Điều 7 của Luật này thì cung cấp thông tin khi có đủ điều kiện theo quy định.
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cung cấp thông tin do mình tạo ra và thông tin do mình nhận được để trực tiếp thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, trừ trường hợp quy định tại Điều 6 của Luật này; đối với trường hợp quy định tại Điều 7 của Luật này thì cung cấp thông tin khi có đủ điều kiện theo quy định.
2. Cơ quan nhà nước trực tiếp tổ chức thực hiện việc cung cấp thông tin, trừ các trường hợp sau đây:
a) Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm cung cấp thông tin do Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử quốc gia tạo ra và thông tin do mình tạo ra;
b) Văn phòng Chủ tịch nước có trách nhiệm cung cấp thông tin do Chủ tịch nước tạo ra và thông tin do mình tạo ra;
c) Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm cung cấp thông tin do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tạo ra và thông tin do mình tạo ra;
d) Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm cung cấp thông tin do Đoàn đại biểu Quốc hội tạo ra và thông tin do mình tạo ra;
đ) Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp thông tin do Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các cơ quan của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tạo ra và thông tin do mình tạo ra;
e) Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp thông tin do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tạo ra và thông tin do mình tạo ra;
g) Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm cung cấp thông tin do Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tạo ra và thông tin do mình tạo ra;
h) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cung cấp cho công dân cư trú trên địa bàn thông tin do mình và do các cơ quan ở cấp mình tạo ra, thông tin do mình nhận được để trực tiếp thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; cung cấp cho công dân khác thông tin này trong trường hợp liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ;
i) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định đầu mối thực hiện cung cấp thông tin trong hệ thống tổ chức của mình.
Công dân được tiếp cận thông tin bằng các cách thức sau:
1. Tự do tiếp cận thông tin được cơ quan nhà nước công khai;
2. Yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin.
1. Cố ý cung cấp thông tin sai lệch, không đầy đủ, trì hoãn việc cung cấp thông tin; hủy hoại thông tin; làm giả thông tin.
2. Cung cấp hoặc sử dụng thông tin để chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại chính sách đoàn kết, kích động bạo lực.
3. Cung cấp hoặc sử dụng thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, gây kỳ thị về giới, gây thiệt hại về tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
4. Cản trở, đe dọa, trù dập người yêu cầu, người cung cấp thông tin.
1. Quốc hội giám sát tối cao việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân.
2. Hội đồng nhân dân giám sát việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân ở địa phương; định kỳ hằng năm, xem xét báo cáo của Ủy ban nhân dân cùng cấp về tình hình thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân trên địa bàn.
3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm giám sát xã hội việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân.
1. Người yêu cầu cung cấp thông tin có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với cơ quan nhà nước, người có trách nhiệm cung cấp thông tin quy định tại Điều 9 của Luật này.
2. Công dân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin.
3. Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo trong việc tiếp cận thông tin được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về tố tụng hành chính.
1. Người nào có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Người cung cấp thông tin có một trong các hành vi quy định tại Điều 11 của Luật này mà gây thiệt hại thì cơ quan nhà nước cung cấp thông tin phải bồi thường thiệt hại, cá nhân có hành vi vi phạm có trách nhiệm hoàn trả theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
3. Người thực hiện quyền tiếp cận thông tin sử dụng thông tin được cung cấp gây ảnh hưởng xấu đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
1. Các thông tin sau đây phải được công khai rộng rãi:
a) Văn bản quy phạm pháp luật; văn bản hành chính có giá trị áp dụng chung; điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là một bên; thủ tục hành chính, quy trình giải quyết công việc của cơ quan nhà nước;
b) Thông tin phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách đối với những lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của cơ quan nhà nước;
c) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; nội dung và kết quả trưng cầu ý dân, tiếp thu ý kiến của Nhân dân đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nhà nước mà đưa ra lấy ý kiến Nhân dân theo quy định của pháp luật; đề án và dự thảo đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính;
d) Chiến lược, chương trình, dự án, đề án, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương; quy hoạch ngành, lĩnh vực và phương thức, kết quả thực hiện; chương trình, kế hoạch công tác hằng năm của cơ quan nhà nước;
đ) Thông tin về dự toán ngân sách nhà nước; báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước; quyết toán ngân sách nhà nước; dự toán, tình hình thực hiện, quyết toán ngân sách đối với các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước; thủ tục ngân sách nhà nước;
e) Thông tin về phân bổ, quản lý, sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và nguồn viện trợ phi chính phủ theo quy định; thông tin về quản lý, sử dụng các khoản cứu trợ, trợ cấp xã hội; quản lý, sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân, các loại quỹ;
g) Thông tin về danh mục dự án, chương trình đầu tư công, mua sắm công và quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công; thông tin về đấu thầu; thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giá đất; thu hồi đất; phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn;
h) Thông tin về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; báo cáo đánh giá kết quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp; báo cáo giám sát tình hình thực hiện công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp và cơ quan nhà nước đại diện chủ sở hữu; thông tin về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước;
i) Thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có tác động tiêu cực đến sức khỏe, môi trường; kết luận kiểm tra, thanh tra, giám sát liên quan đến việc bảo vệ môi trường, sức khỏe của cộng đồng, an toàn thực phẩm, an toàn lao động;
k) Thông tin về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan và của đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết các công việc của Nhân dân; nội quy, quy chế do cơ quan nhà nước ban hành;
l) Báo cáo công tác định kỳ; báo cáo tài chính năm; thông tin thống kê về ngành, lĩnh vực quản lý; cơ sở dữ liệu quốc gia ngành, lĩnh vực; thông tin về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức; thông tin về danh mục và kết quả chương trình, đề tài khoa học;
m) Danh mục thông tin phải công khai theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 34 của Luật này; tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử của cơ quan nhà nước hoặc người làm đầu mối tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin;
n) Thông tin liên quan đến lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng;
o) Thông tin về thuế, phí, lệ phí;
p) Thông tin khác phải được công khai theo quy định của pháp luật.
2. Ngoài thông tin quy định tại khoản 1 Điều này, căn cứ vào điều kiện thực tế, cơ quan nhà nước chủ động công khai thông tin khác do mình tạo ra hoặc nắm giữ.
1. Các hình thức công khai thông tin bao gồm:
a) Đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;
b) Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng;
c) Đăng Công báo;
d) Niêm yết tại trụ sở cơ quan nhà nước và các địa điểm khác;
đ) Thông qua việc tiếp công dân, họp báo, thông cáo báo chí, hoạt động của người phát ngôn của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật;
e) Các hình thức khác thuận lợi cho công dân do cơ quan có trách nhiệm công khai thông tin xác định.
2. Trường hợp pháp luật có quy định về hình thức công khai đối với thông tin cụ thể thì áp dụng quy định đó.
Trường hợp pháp luật không quy định cụ thể hình thức công khai thông tin thì căn cứ vào điều kiện thực tế, cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin có thể lựa chọn một hoặc một số hình thức công khai thông tin quy định tại khoản 1 Điều này bảo đảm để công dân tiếp cận được thông tin.
3. Đối với đối tượng là người khuyết tật, người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, ngoài các hình thức quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan nhà nước xác định hình thức công khai thông tin phù hợp với khả năng, điều kiện tiếp cận thông tin của công dân.
4. Thời điểm công khai thông tin đối với từng lĩnh vực được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan; trường hợp pháp luật chưa có quy định thì chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày tạo ra thông tin, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải công khai thông tin.
1. Trong các thông tin quy định tại Điều 17 của Luật này, các thông tin sau đây phải được công khai trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử:
a) Văn bản quy phạm pháp luật; điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là một bên; thủ tục hành chính, quy trình giải quyết công việc của cơ quan nhà nước;
b) Thông tin phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách đối với những lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của cơ quan nhà nước;
c) Chiến lược, chương trình, dự án, đề án, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương; quy hoạch ngành, lĩnh vực và phương thức, kết quả thực hiện; chương trình, kế hoạch công tác hằng năm của cơ quan nhà nước;
d) Thông tin về danh mục dự án, chương trình và kết quả thực hiện đầu tư công, mua sắm công và quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, các nguồn vốn vay;
đ) Thông tin về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, sơ đồ tổ chức của cơ quan và của đơn vị trực thuộc; địa chỉ, số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử của cơ quan nhà nước, người làm đầu mối tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin;
e) Báo cáo tài chính năm; thông tin thống kê về ngành, lĩnh vực quản lý; thông tin về danh mục và kết quả chương trình, đề tài khoa học;
g) Danh mục thông tin phải được công khai, trong đó phải nêu rõ địa chỉ, hình thức, thời điểm, thời hạn công khai đối với từng loại thông tin;
h) Các thông tin nếu xét thấy cần thiết vì lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng;
i) Các thông tin khác mà pháp luật quy định phải đăng trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử.
2. Việc công khai thông tin trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thực hiện theo kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin theo quy định tại Luật này có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ, tài liệu đã được nhập vào danh mục và phải xếp loại theo cách thức, hình thức tạo thuận lợi cho việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân; bảo đảm thông tin có thể được lưu trữ điện tử, phải được số hóa trong một thời hạn thích hợp và được để mở cho mọi người tiếp cận; đồng thời, phải kết nối với mạng điện tử trên toàn quốc để có thể truy cập dễ dàng từ các hệ thống khác nhau.
4. Cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước phải được liên kết, tích hợp với cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan trực thuộc để cập nhật thông tin, tạo thuận lợi cho công dân trong việc tìm kiếm, khai thác thông tin.
5. Ngoài các thông tin quy định tại khoản 1 Điều này, căn cứ vào điều kiện thực tế, cơ quan nhà nước chủ động đăng tải thông tin khác do mình tạo ra trên trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử.
6. Trường hợp cơ quan nhà nước chưa có cổng thông tin điện tử và trang thông tin điện tử, căn cứ vào điều kiện thực tế, có trách nhiệm công khai thông tin quy định tại khoản 1 Điều này bằng hình thức thích hợp khác.
1. Cơ quan nhà nước cung cấp thông tin có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời cho cơ quan thông tin đại chúng những thông tin theo quy định của pháp luật phải được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
2. Việc đăng, phát thông tin trên báo chí thực hiện theo quy định của pháp luật về báo chí. Khi đăng, phát thông tin, cơ quan thông tin đại chúng phải bảo đảm tính đầy đủ, chính xác, kịp thời của thông tin.
1. Việc công khai thông tin bằng hình thức đăng Công báo, niêm yết được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Đối với những thông tin được công khai bằng hình thức niêm yết mà pháp luật chưa quy định cụ thể về địa điểm, thời hạn niêm yết thì phải được niêm yết tại trụ sở cơ quan nhà nước hoặc địa điểm sinh hoạt cộng đồng trong thời hạn ít nhất là 30 ngày.
1. Trường hợp phát hiện thông tin do mình tạo ra và đã được công khai không chính xác thì cơ quan đó có trách nhiệm kịp thời đính chính, công khai thông tin đã được đính chính.
2. Trường hợp phát hiện thông tin do cơ quan khác tạo ra nhưng do mình công khai không chính xác thì cơ quan đã công khai thông tin có trách nhiệm kịp thời đính chính, công khai thông tin đã được đính chính.
3. Trường hợp phát hiện thông tin do mình tạo ra nhưng được cơ quan khác công khai không chính xác thì cơ quan tạo ra thông tin có trách nhiệm yêu cầu cơ quan đã công khai thông tin kịp thời đính chính, công khai thông tin đã được đính chính.
4. Trường hợp công dân cho rằng thông tin công khai không chính xác thì kiến nghị với cơ quan đã công khai thông tin đó. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị, cơ quan đó có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác của thông tin và trả lời cho công dân; trường hợp xác định thông tin công khai không chính xác thì phải kịp thời đính chính, công khai thông tin đã được đính chính.
5. Thông tin công khai không chính xác bằng hình thức nào thì phải được đính chính bằng hình thức đó.
1. Những thông tin phải được công khai theo quy định tại Điều 17 của Luật này, nhưng thuộc trường hợp sau đây:
a) Thông tin trong thời hạn công khai nhưng chưa được công khai;
b) Thông tin hết thời hạn công khai theo quy định của pháp luật;
c) Thông tin đang được công khai nhưng vì lý do bất khả kháng người yêu cầu không thể tiếp cận được.
2. Thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình đủ điều kiện cung cấp theo quy định tại Điều 7 của Luật này.
3. Thông tin liên quan đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của người yêu cầu cung cấp thông tin nhưng không thuộc loại thông tin quy định tại Điều 17 của Luật này và khoản 2 Điều này.
4. Ngoài thông tin quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn, điều kiện và khả năng thực tế của mình, cơ quan nhà nước có thể cung cấp thông tin khác do mình tạo ra hoặc nắm giữ.
1. Người yêu cầu có thể yêu cầu cung cấp thông tin bằng các hình thức sau đây:
a) Trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác đến trụ sở của cơ quan nhà nước yêu cầu cung cấp thông tin.
Người tiếp nhận yêu cầu có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu điền các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này vào Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin.
Trường hợp người yêu cầu cung cấp thông tin không biết chữ hoặc bị khuyết tật không thể viết yêu cầu thì người tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin có trách nhiệm giúp điền các nội dung vào Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin;
b) Gửi Phiếu yêu cầu qua mạng điện tử, dịch vụ bưu chính, fax đến cơ quan cung cấp thông tin.
2. Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin phải được thể hiện bằng tiếng Việt gồm các nội dung chính sau đây:
a) Họ, tên; nơi cư trú, địa chỉ; số chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc số hộ chiếu của người yêu cầu; số fax, điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có);
b) Thông tin được yêu cầu cung cấp, trong đó chỉ rõ tên văn bản, hồ sơ, tài liệu;
c) Hình thức cung cấp thông tin;
d) Lý do, mục đích yêu cầu cung cấp thông tin.
3. Trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 của Luật này thì phải kèm theo văn bản đồng ý của cá nhân, tổ chức liên quan.
1. Việc cung cấp thông tin theo yêu cầu được thực hiện bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Trực tiếp tại trụ sở cơ quan cung cấp thông tin;
b) Qua mạng điện tử, dịch vụ bưu chính, fax.
2. Cơ quan nhà nước được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin theo hình thức mà người yêu cầu đề nghị phù hợp với tính chất của thông tin được yêu cầu cung cấp và khả năng của cơ quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
1. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin và vào Sổ theo dõi cung cấp thông tin theo yêu cầu.
2. Trường hợp Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin chưa đầy đủ, chưa rõ ràng các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật này, cơ quan cung cấp thông tin có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu bổ sung.
3. Trường hợp thông tin được yêu cầu không thuộc trách nhiệm cung cấp thì cơ quan nhận được yêu cầu phải thông báo và hướng dẫn người yêu cầu đến cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin.
Khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin hợp lệ, cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin thông báo về thời hạn, địa điểm, hình thức cung cấp thông tin; chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax (nếu có) và phương thức, thời hạn thanh toán; thực hiện việc cung cấp thông tin theo trình tự, thủ tục quy định tại Chương này.
1. Cơ quan nhà nước từ chối cung cấp thông tin trong các trường hợp sau đây:
a) Thông tin quy định tại Điều 6 của Luật này; thông tin không đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 7 của Luật này;
b) Thông tin được công khai theo quy định tại Điều 17 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này;
c) Thông tin được yêu cầu không thuộc trách nhiệm cung cấp;
d) Thông tin đã được cung cấp hai lần cho chính người yêu cầu, trừ trường hợp người yêu cầu có lý do chính đáng;
đ) Thông tin được yêu cầu vượt quá khả năng đáp ứng hoặc làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan;
e) Người yêu cầu cung cấp thông tin không thanh toán chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax.
2. Trường hợp từ chối cung cấp thông tin, cơ quan nhà nước phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Đối với thông tin đơn giản, có sẵn có thể cung cấp ngay thì người yêu cầu cung cấp thông tin được trực tiếp đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp tài liệu hoặc yêu cầu cung cấp ngay bản sao, bản chụp tài liệu.
2. Đối với thông tin phức tạp, không có sẵn mà cần tập hợp từ các bộ phận của cơ quan đó hoặc thông tin cần thiết phải có ý kiến của cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải thông báo cho người yêu cầu đến trụ sở để đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp tài liệu hoặc nhận bản sao, bản chụp tài liệu hoặc có văn bản thông báo về việc từ chối cung cấp thông tin.
Trường hợp cơ quan được yêu cầu cần thêm thời gian để xem xét, tìm kiếm, tập hợp, sao chép, giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin thì có thể gia hạn nhưng tối đa không quá 10 ngày làm việc và phải có văn bản thông báo về việc gia hạn trong thời hạn cung cấp thông tin.
1. Việc cung cấp thông tin qua mạng điện tử được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Thông tin được yêu cầu phải là thông tin thuộc tập tin có sẵn và có thể truyền tải qua mạng điện tử;
b) Cơ quan nhà nước có đủ điều kiện về kỹ thuật để cung cấp thông tin được yêu cầu qua mạng điện tử.
2. Việc cung cấp thông tin qua mạng điện tử được thực hiện bằng các cách thức sau đây:
a) Gửi tập tin đính kèm thư điện tử;
b) Cung cấp mã truy cập một lần;
c) Chỉ dẫn địa chỉ truy cập để tải thông tin.
3. Đối với thông tin đơn giản, có sẵn có thể cung cấp ngay thì chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải cung cấp thông tin.
4. Đối với thông tin phức tạp, không có sẵn mà cần tập hợp từ các bộ phận của cơ quan đó hoặc thông tin cần thiết phải có ý kiến của cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải thông báo bằng văn bản về thời hạn giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin. Chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải cung cấp thông tin hoặc có văn bản thông báo từ chối cung cấp thông tin.
Trường hợp cơ quan được yêu cầu cần thêm thời gian để xem xét, tìm kiếm, tập hợp, sao chép, giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin thì có thể gia hạn nhưng tối đa không quá 15 ngày và phải có văn bản thông báo về việc gia hạn trong thời hạn cung cấp thông tin.
1. Đối với thông tin đơn giản, có sẵn có thể cung cấp ngay thì chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải cung cấp thông tin.
2. Đối với thông tin phức tạp, không có sẵn mà cần tập hợp từ các bộ phận của cơ quan đó hoặc thông tin cần thiết phải có ý kiến của cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải thông báo bằng văn bản về thời hạn giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin. Chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải cung cấp thông tin hoặc có văn bản thông báo từ chối cung cấp thông tin.
Trường hợp cơ quan được yêu cầu cần thêm thời gian để xem xét, tìm kiếm, tập hợp, sao chép, giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin thì có thể gia hạn nhưng tối đa không quá 15 ngày và phải có văn bản thông báo về việc gia hạn trong thời hạn cung cấp thông tin.
1. Trường hợp phát hiện thông tin do mình cung cấp không chính xác thì chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện, cơ quan nhà nước có trách nhiệm đính chính và cung cấp lại thông tin, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Trường hợp người yêu cầu cung cấp thông tin cho rằng thông tin được cung cấp là không chính xác thì có quyền yêu cầu cơ quan đã cung cấp thông tin cung cấp lại thông tin chính xác.
Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan đã cung cấp thông tin có trách nhiệm xác định tính chính xác của thông tin và trả lời cho người yêu cầu; nếu thông tin đã cung cấp không chính xác thì phải đính chính và cung cấp lại thông tin, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã không thể xác định được tính chính xác của thông tin do mình nắm giữ thì chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện hoặc nhận được đề nghị của người yêu cầu cung cấp thông tin, Ủy ban nhân dân cấp xã phải đề nghị cơ quan tạo ra thông tin xem xét. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan tạo ra thông tin phải xác định tính chính xác của thông tin và trả lời cho Ủy ban nhân dân cấp xã; nếu thông tin đã cung cấp không chính xác thì phải gửi kèm theo thông tin chính xác.
Chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được trả lời, Ủy ban nhân dân cấp xã phải đính chính lại thông tin hoặc thông báo cho người yêu cầu cung cấp thông tin biết.
1. Bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ cho người được giao nhiệm vụ cung cấp thông tin trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
2. Vận hành cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử; xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu thông tin mà cơ quan có trách nhiệm cung cấp theo quy định của Chính phủ.
3. Tăng cường cung cấp thông tin thông qua hoạt động của người phát ngôn của cơ quan nhà nước và phương tiện thông tin đại chúng.
4. Xác định đơn vị, cá nhân làm đầu mối cung cấp thông tin.
5. Bố trí hợp lý nơi tiếp công dân để cung cấp thông tin phù hợp với điều kiện của từng cơ quan.
6. Củng cố, kiện toàn công tác văn thư, lưu trữ, thống kê; trang bị phương tiện kỹ thuật, công nghệ thông tin và điều kiện cần thiết khác để người yêu cầu có thể trực tiếp đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp tài liệu tại trụ sở cơ quan nhà nước và qua mạng điện tử.
1. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin quy định tại Điều 9 của Luật này có trách nhiệm:
a) Công khai, cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ; trong trường hợp phát hiện thông tin đã cung cấp không chính xác hoặc không đầy đủ thì phải đính chính hoặc cung cấp bổ sung thông tin;
b) Chủ động lập, cập nhật, công khai Danh mục thông tin phải được công khai và đăng tải Danh mục trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử; thường xuyên cập nhật và công khai thông tin theo đúng thời điểm, thời hạn và hình thức theo Danh mục thông tin phải được công khai;
c) Duy trì, lưu giữ, cập nhật cơ sở dữ liệu thông tin có trách nhiệm cung cấp, bảo đảm thông tin có hệ thống, đầy đủ, toàn diện, kịp thời, dễ dàng tra cứu;
d) Bảo đảm tính chính xác, đầy đủ của thông tin. Việc chuyển giao thông tin giữa các hệ thống dữ liệu được thực hiện theo quy định của pháp luật;
đ) Hướng dẫn kỹ thuật các biện pháp và quy trình bảo vệ thông tin và bảo vệ các hệ thống quản lý thông tin;
e) Rà soát, phân loại, kiểm tra và bảo đảm tính bí mật của thông tin trước khi cung cấp;
g) Kịp thời xem xét, cân nhắc lợi ích của việc cung cấp thông tin để công khai thông tin hoặc cung cấp thông tin theo yêu cầu nhằm bảo đảm lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng;
h) Ban hành và công bố công khai quy chế nội bộ về tổ chức cung cấp thông tin thuộc phạm vi trách nhiệm của mình, gồm các nội dung chính sau đây: xác định đầu mối cung cấp thông tin; việc chuyển giao thông tin của đơn vị tạo ra cho đơn vị đầu mối cung cấp thông tin; việc phân loại thông tin được cung cấp và không được cung cấp; cập nhật thông tin được công khai, thông tin được cung cấp theo yêu cầu; trình tự, thủ tục xử lý yêu cầu cung cấp thông tin giữa đơn vị đầu mối với đơn vị phụ trách cơ sở dữ liệu thông tin và các đơn vị có liên quan;
i) Rà soát các quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình để kịp thời đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung để phù hợp với Luật này;
k) Giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm về tiếp cận thông tin theo quy định của pháp luật;
l) Báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tình hình bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân tại cơ quan mình khi được yêu cầu.
2. Người đứng đầu đơn vị được giao làm đầu mối cung cấp thông tin chịu trách nhiệm bảo đảm thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin của cơ quan mình, kịp thời xử lý người cung cấp thông tin thuộc thẩm quyền quản lý có hành vi cản trở quyền tiếp cận thông tin của công dân.
3. Người được giao nhiệm vụ cung cấp thông tin có trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ cho công dân; không được nhũng nhiễu, gây cản trở, khó khăn trong khi thực hiện nhiệm vụ.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật về tiếp cận thông tin;
b) Quy định biện pháp tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật, người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin;
c) Thực hiện các biện pháp phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức về quyền và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức và công dân trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin;
d) Hướng dẫn cơ quan, tổ chức, đơn vị, công dân trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin;
đ) Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật, xử lý vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin;
e) Hướng dẫn kỹ thuật về biện pháp, quy trình bảo quản thông tin và hệ thống quản lý thông tin;
g) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quy định tại các điểm a, c, d, đ và g khoản 1 Điều này.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông giúp Chính phủ thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm e khoản 1 Điều này.
4. Bộ Tư pháp giúp Chính phủ theo dõi chung việc thi hành Luật này.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý nhà nước trên địa bàn, thi hành các biện pháp bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân theo hướng dẫn của Chính phủ.
6. Cơ quan nhà nước căn cứ vào điều kiện thực tế của mình, tạo điều kiện cho người yêu cầu trực tiếp đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp tài liệu tại trụ sở; trang bị bảng thông tin hoặc thiết bị khác để công khai thông tin.
1. Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cung cấp thông tin liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ.
Trình tự, thủ tục yêu cầu cung cấp thông tin đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam được áp dụng theo quy định tại Chương III của Luật này.
2. Công dân có thể yêu cầu cung cấp thông tin thông qua tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp của mình trong trường hợp nhiều người của tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp đó cùng có yêu cầu cung cấp thông tin giống nhau.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.
Chính phủ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định chi Tiết các điều, khoản được giao trong Luật.
NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
Law No.: 104/2016/QH13 |
Hanoi, April 06, 2016 |
Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
The National Assembly promulgates the Law on access to information.
This law provides for the exercise of the citizens’ right of access to information, principles and procedures for exercising the right of access to information, responsibilities of state agencies in ensuring the citizens’ right of access to information.
Article 2. Interpretation of terms
In this Law, these terms are construed as follows:
1. Information refers to details and data that are contained in existing documents and papers and stored in writings, printouts, electronic texts, pictures, photos, drawings, tapes, disks, video recordings, audio recordings or in other forms produced by state agencies.
2. Information generated by the state agency refers to news and data which are generated during the execution of functions, tasks and powers by a state agency as regulated by the law. The instrument containing such information must be signed, sealed or certified by the competent official of such state agency.
3. Access to information includes the reading, watching, listening, reproduction and photocopying of the information.
4. Provision of information includes the state agency’s disclosure of information and provision of information as requested by citizens.
Article 3. Rules for ensuring the right of access to information
1. All citizens are treated equal and not discriminated in exercising their right of access to information.
2. The information must be provided in an accurate and sufficient manner.
3. The provision of information must be made in a timely and transparent manner, convenient for citizens to access and in conformity with procedures regulated by the law.
4. Restrictions on the right of access to information must be regulated by the law, where necessary, for the purpose of ensuring the national defense and security, social security, social ethics and community health.
5. The exercise of the citizens’ right of access to information must not be harmful to national interests, lawful rights and interest of other agencies, organizations and individuals.
6. The Government grants favorable opportunities for the disabled and those who reside in border regions, islands, mountainous regions, areas faced to extremely difficult social and economic conditions to practice their right of access to information.
Article 4. Entities exercising the right of access to information
1. Citizens may exercise their right of access to information as regulated in this Law.
2. Legally incapacitated persons may request for the provision of information via their legal representatives.
Persons with limited cognition and behavioral control may request for the provision of information via their guardians.
3. Persons under 18 years old may request for the provision of information via their legal representatives, except for the cases governed by the children law and other laws.
Article 5. Accessible information
Citizens are permitted to access to information of state agencies, excepted for inaccessible information as regulated in Article 6 of this Law and accessible information with particular conditions as regulated in Article 7 of this Law.
Article 6. Inaccessible information
Inaccessible information consists of:
1. Classified information that contains important contents associated with politics, national defense and security, foreign relations, economics, science, technology and other fields as regulated by the law.
Once classified information is declassified, citizens may access to it as regulated by this Law.
2. Information the access to which is considered as harming the national interests, causing adverse influence on the national defense and security, international relations, social order and security, social ethics and the community health; harming human life, living or property of others; information classified as working secrets; those concerning internal meetings of state agencies; documents drafted by state agencies to serve their internal activities.
Article 7. Accessible information with particular conditions
1. Information relating to a trade secret may be accessible if the trade secret holder has assented to the access to such information.
2. Information relating to secrets and privacy of an individual may be accessible if such individual grants an assent; information relating to family secrets may be accessible if there is an assent granted by all members of that family.
3. Heads of state agencies may, during the execution of their functions, tasks and powers, and where necessary, decide the provision of information concerning trade secrets, personal secrets and privacy or family secrets for the purpose of protecting interests and health of the community as regulated by relevant laws without asking for the assent of relevant entities as regulated in Clause 1 and Clause 2 of this Article.
Article 8. Rights and duties of citizens inherent in the access to information
1. Citizens shall have the following rights:
a) To be provided with information in a sufficient, accurate and timely manner;
b) To lodge complaints, file lawsuits or report illegal acts in the access to information.
2. Citizens must fulfill the following duties:
a) To conform to the access to information law;
b) Do not falsify contents of information provided by state agencies;
c) Do not infringe lawful rights and interests of agencies, organizations or other individuals while practicing the right of access to information.
Article 9. Scope and responsibilities for providing information
1. State agencies shall provide information they generate, except for the cases regulated in Article 6 of this Law; as for the cases regulated in Article 7 of this Law, the provision of information is carried out if relevant conditions have been satisfied as regulated.
Communal people’s committees shall provide information they generate and those they receive to directly execute their functions, tasks and powers, except for the cases regulated in Article 6 of this Law; as for the cases regulated in Article 7 of this Law, the provision of information is carried out if relevant conditions have been satisfied as regulated.
2. State agencies shall directly organize the provision of information, except for the following cases:
a) The Office of the National Assembly shall organize the provision of information that is generated by the National Assembly, agencies affiliated to the National Assembly, agencies affiliated to the Standing Committee of the National Assembly, and the information that it directly generates;
b) The Office of the President shall provide information generated by the President and the information that it directly generates;
c) The Office of the Government shall provide information generated by the Government and the Prime Minister, and the information that it directly generates;
d) Offices of the National Assembly Delegations shall provide information generated by the National Assembly Delegations and the information that they directly generate;
dd) Offices of provincial people’s councils shall provide information generated by people’s councils, standing boards of people’s councils and agencies of people’s councils of provinces and the information they directly generate;
e) Offices of provincial people’s committees shall provide information generated by people’s committee, chairpersons of people’s committees of provinces and the information they directly generate;
g) Offices of people’s councils and people’s committees of districts shall provide information generated by people’s councils, standing boards of people’s councils, agencies of people’s councils, people’s committees and chairpersons of people’s committees of districts, and the information they directly generate;
h) The communal people’s committee shall provide information that it directly generates or generated by its affiliated agencies and the information it receives to directly execute its functions, tasks and powers to citizens residing in such commune; and provide such information to citizens other than those residing in such commune if such information is considered as associating to their lawful rights and interests;
i) Minister of National Defense and Minister of Public Security regulate agencies in charge of providing information in their organizational structures.
Article 10. Methods of receiving information
Citizens may obtain information by employing one of the following methods:
1. Exercise the freedom of access to information publicly announced by state agencies;
2. Request state agencies to provide information.
1. Deliberate provision of false or incomplete information or delay in provision of information; destruction of information; forging of information.
2. Intentional provision or use of information to fight against the Government of the Socialist Republic of Vietnam, sabotage the implementation of solidarity policies or incite violent acts.
3. Intentional provision or use of information to offend honor, human dignity and prestige or cause gender discrimination or damage to property of other individual, organization or agency.
4. Obstruct, threaten or victimize the applicant or provider of information.
Article 12. Access to information request fees
1. Information is provided free of charge for citizens, except for other cases of fee collection as regulated by law.
2. The applicant for the provision of information must pay fees actually incurred from printing, duplication, photocopying and sending information.
Minister of Finance shall promulgate detailed regulations on fee levels as mentioned in this clause.
Article 13. Supervision of the guarantee of the right of access to information
1. The National Assembly shall conduct the supreme supervision of the guarantee of the citizens’ right of access to information.
2. The people’s council shall supervise the guarantee of the right of access to information for citizens residing in its region; consider reports made by same-level people’s committee on the exercise of the right of access to information by citizens residing in such region.
3. The Vietnamese Fatherland Front and its affiliated agencies shall conduct the social supervision of the guarantee of the citizens’ right of access to information.
Article 14. Complaint, filing lawsuit and denunciation
1. The applicant for the provision of information is entitled to complain or file a lawsuit against the competent state agency or the information provider regulated in Article 9 of this Law.
2. Citizens are entitled to denounce against acts in violation of the access to information law.
3. The complaint, filing lawsuit or denunciation against acts in violation of the access to information law must be carried out in compliance with the law on complaint and denunciation and the law on administrative procedures.
Article 15. Taking action against violations
1. Persons who commit acts of violation against the access to information law shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined or face administrative penalties or criminal prosecution as regulated.
2. If the information provider commits any of prohibited acts stated in Article 11 of this Law and causes damage, the state agency in charge of providing information must provide compensation and the individual who has such act of violation must assume reimbursement liability as regulated by the law on state compensation liability.
3. Persons who exercise the right of access to information and use provided information to cause adverse influence on lawful rights and interests of other agencies, organizations or individuals have to incur liability as regulated by the law.
Article 16. Enforcement of access to information law
This law shall apply to the access to information by citizens. Provisions on the access to information regulated in other laws may apply provided that they must be in conformity with regulations in Article 3 of this Law.
Article 17. Information subject to mandatory disclosure
1. The following types of information must be disclosed publicly:
a) Legislative documents; administrative documents with universal effect; international treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a member or international agreements to which Vietnam is a signatory; administrative procedures and working procedures of state agencies;
b) Information regarding the dissemination and guidance on the implementation of laws and policies in sectors under the state management;
c) Drafts of legislative documents as regulated by the law on promulgation of legislative documents; contents and results of the referendum and acquisition of people’s opinions about issues which are under the decision of state agencies and have to be asked for people’s opinions as regulated by the law; schemes and their drafts on the establishment, dissolution, merger or division of administrative units or modification of administrative areas;
d) National and local socio-economic development strategies, programs, projects, schemes and plans; sector/field planning, methods and results thereof; annual working programs and plans of state agencies;
dd) Information regarding state budget estimates; reports on state budget enactment; state budget statements; estimates, enactment reports, statements of budgets of fundamental construction programs/projects funded by state budget; state budget procedures;
e) Information regarding the provision, management and use of official development assistance (ODA) and non-governmental aid as regulated; information about the management and use of social relief and benefits; and information about the management and use of people’s contributions and types of funds;
g) Information about lists of public investment and public procurement projects/programs, and the management and use of public investment funding, the situation and results of the execution of public investment plans/programs/projects; bidding information; information on land use plans; land price; land appropriation; plans for compensation, site clearance and resettlement concerning regional projects/works;
h) Information about investment activities funded by state budget, the management and use of state capital in enterprises; reports on business and ranking of enterprises; reports on the supervision of the disclosure of financial information of enterprises and state agencies representing owners; information about the organization and operation of state-owned enterprises;
i) Information about products, goods and services that have adverse influence on the health and environment; inspection conclusions in the fields of environmental protection, community health, foods safety and labour safety;
k) Information about functions, tasks, powers and organization structure of agencies and their affiliated units; tasks and powers of officials in charge of dealing with people’s issues; internal regulations and rules promulgated by state agencies;
l) Periodical working reports; annual financial statements; information about the statistics on sectors under the state management; sector/field-related national database; information regarding the recruitment, use and management of officials and public employees; information about lists of scientific programs/topics and results thereof;
m) The list of types of information subject to mandatory disclosure as regulated in Point b Clause 1 Article 34 of this Law; name, address, telephone number, fax number and email address of the state agency or the official in charge of receiving information requests;
n) Information concerning public interests and community health;
o) Information concerning taxes, fees and charges;
p) Other information that must be disclosed as regulated by the law.
2. Apart from types of information prescribed in Clause 1 of this Article, state agencies shall, depending on actual conditions, actively disclose other information that they generate or manage.
Article 18. Methods and time of information disclosure
1. Methods of information disclosure consist of:
a) Post information on portals and websites of state agencies;
b) Provide information via the mass media;
c) Post information on Official Gazettes;
d) Post information in the notice form at head offices of state agencies and other locations;
dd) Disclose information through the reception of citizens, press conference, press release, activities of spokespersons of state agencies as regulated by the law;
e) Other methods that are convenient for citizens and determined by agencies in charge of disclosing information.
2. If a specific method of disclosure for a given type of information is regulated by the law, such regulations of the law shall apply.
In the other hand, if a specific method of disclosure for a given type of information is not regulated by the law, the state agency in charge of providing information shall, depending on its actual conditions, select one or a certain methods of information disclosure prescribed in Clause 1 of this Article to ensure that citizens are able to access such information.
3. Apart from the methods of information disclosure regulated in Clause 1 of this Article, stage agencies must determine methods of information disclosure in conformity with access to information capacity and conditions of citizens who are the disabled and residents in border regions, islands, mountainous regions, and areas faced to extremely difficult social and economic conditions.
4. Time of disclosing information in each sector shall comply with relevant law. If the time of information disclosure is not regulated by the law, competent state agencies must disclose information within 05 days from the date on which it is generated.
Article 19. Posting information on portals and websites
1. Among types of information stated in Article 17 of this Law, the following types of information must be posted on portals and websites:
a) Legislative documents; international treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a member or international agreements to which Vietnam is a signatory; administrative procedures and working procedures of state agencies;
b) Information regarding the dissemination and guidance on the implementation of laws and policies in sectors under the state management;
c) National and local socio-economic development strategies, programs, projects, schemes and plans; sector/field planning, methods and results thereof; annual working programs and plans of state agencies;
d) Information about lists of public investment and public procurement projects/programs, results of public investment and procurement execution, the management and use of public investment funding and sources of loan capital;
dd) Information about functions, tasks, powers and organization structure of state agencies and their affiliated units; address, telephone number, fax number and email address of the state agency or the official in charge of receiving information requests;
e) Annual financial statements; information about the statistics on sectors under the state management; information about lists of scientific programs/topics and results thereof;
g) List of types of information subject to mandatory disclosure which includes address, methods, time and period of disclosure for each type of information;
h) Information which is considered as necessary for public interests and community health;
i) Other information that must be posted on portals and websites as regulated by law.
2. Posting information on portals and websites in provinces or central-affiliated cities shall comply with information application plans of provincial people’s committees.
3. State agencies in charge of providing information as regulated in this law shall retain records and documents inputted into the list of information subject to mandatory disclosure and arrange them under methods or forms convenient for ensuring the right of access to information for citizens; ensuring that information may be stored electronically, must be digitized for an appropriate period and open access, which means that all information is available to everyone. In addition, state agencies must connect with the nationwide electronic network in order that citizens may easily access to information by different systems.
4. Portals and websites of state agencies must be connected or integrated with those of their affiliated units for updating information and facilitating citizens in retrieving or exploiting information.
5. Apart from types of information prescribed in Clause 1 of this Article, state agencies shall, depending on their actual conditions, actively post other information that they generate on their portals and websites.
6. In case state agencies do not yet establish their own portals and websites, they shall, depending on their actual conditions, disclose all information regulated in Clause 1 of this Article in other appropriate methods.
Article 20. Providing information via the mass media
1. State agencies in charge of providing information must provide mass media agencies in sufficient, accurate and timely manner with types of information which must be released via the mass media as regulated by the law.
2. Publication or broadcasting of information in the press shall comply with regulations of the press law. Mass media agencies must publish or broadcast information in a sufficient, accurate and timely manner.
Article 21. Posting information on official gazettes and in the notice form
1. The disclosure of information by posting it on official gazettes and publishing must be carried out in conformity with the law.
2. With regard to information which is disclosed in the notice form, if the location and period of posting information in the notice form are not regulated by the law, such information must be publicly posted at heads offices of state agencies or community areas within at least 30 days.
Article 22. Taking action against disclosure of inaccurate information
1. If the state agency finds that the information which it generates and discloses is inaccurate, it must correct such inaccurate information and disclose the corrected information in a timely manner.
2. If the state agency finds that the information which it discloses but is generated by another state agency is inaccurate, the information-disclosing agency must correct such inaccurate information and disclose corrected information in a timely manner.
3. If the state agency finds that the information which it generates but is disclosed by another state agency is inaccurate, it must request the information-disclosing agency to correct inaccurate information and disclose corrected information in a timely manner.
4. In case citizens believe that disclosed information is inaccurate, they must request the agency disclosing such information to correct it. Within 15 days as of the receipt of request for correcting disclosed information, the information-disclosing agency shall check the accuracy of such information and respond to citizens' request in writing. If the information-disclosing agency determines that the disclosed information is actually inaccurate as reported, it must correct such information and disclose corrected information in a timely manner.
5. Inaccurate information is disclosed in which method of information disclosure shall be corrected and re-disclosed in that method of information disclosure.
PROVISION OF REQUESTED INFORMATION
Section 1. GENERAL REGULATIONS ON PROVISION OF REQUESTED IFNROMATION
Article 23. Information provided upon request
1. Information subject to mandatory disclosure as regulated in Article 17 of this Law may be provided upon request in the following cases:
a) Information is not yet released within its disclosure period as regulated;
b) Information whose disclosure period expires as regulated by the law;
c) Information which is being disclosed publicly but the applicant for such information fails to access it due to the force majeure.
2. Information concerning trade secrets, personal secrets and privacy or family secrets shall be provided upon request if conditions relating to the provision of such information have been satisfied as regulated in Article 7 of this law.
3. Information concerning the life, activities, production and business of the applicant for such information shall be provided if it is not classified in types of information regulated in Article 17 of this Law and Clause 2 of this Article.
4. Apart from types of information prescribed in Clause 1, Clause 2 and Clause 3 of this Article, state agencies shall, within the ambit of their functions, tasks and powers, and depending on their actual conditions, may provide other information that they generate or manage.
Article 24. Methods of request for information
1. Applicants may submit their request for information by one of the following methods:
a) Directly or authorize another person to come the competent state agency to request for information.
Receiver of request for information shall guide the applicant to fill all contents regulated in Clause 2 of this Article in the information request form.
If the applicant for information is an illiterate or disabled who is unable to fill the information request form, the receiver of request for information shall assist such applicant in completing required contents of the information request form.
b) Submit information request forms electronically, by fax or by mail.
2. The information request form is made in Vietnamese language and consists of the following main contents:
a) Full name; residence or address; ID number, number of Citizen Identity Card of Passport of the applicant; fax number, telephone number and email address (if any);
b) Requested information which includes name of document/record/paper;
c) Method of providing information;
d) Reasons and purposes of requesting information.
3. In case of request for information regulated in Clause 1 and Clause 2 Article 7 of this Law, letter of assent made by relevant entity must be enclosed to the information request form.
4. The information request form must apply the government’s form.
Article 25. Methods of providing information upon request
1. Requested information shall be provided under one of the following methods:
a) Requested information is directly provided at the head office of the requested agency;
b) Requested information may be provided electronically, by fax or mail.
2. The requested agency shall provide information in the method as requested by the applicant and in conformity with the nature of the requested information and such agency's capacity, unless otherwise prescribed by law.
Article 26. Receipt of request for information
1. State agencies shall receive requests for information and enter them into their records of information provided upon request.
2. If contents of the information request form regulated in Clause 2 Article 24 of this law are incomplete, the information-providing agency shall guide the applicant to supplement it.
3. If the state agency receives a request for information which is not within the ambit of its functions and tasks, it must notify and guide the applicant to contact the agency in charge of providing such information.
Article 27. Response to request for information
While receiving a valid request for information, the state agency in charge of providing information shall inform the applicant of time-limit, location and method of providing information; actual fees for printing, duplicating, photocopying, sending requested information by post or fax (if any), and method and period for making such payment of fees; and provide requested information in conformity with procedures stated in this Chapter.
Article 28. Refusal of request for information
1. State agencies may refuse to provide information in the following cases:
a) Requested information is the one regulated in Article 6 of this Law; or the applicant fails to meet information-related conditions regulated in Article 7 of this Law;
b) Requested information is the one regulated in Article 17 of this Law, except for the cases regulated in Clause 1 Article 23 of this Law;
c) Requested information is not within the ambit of their tasks;
d) The information has been provided twice to the applicant, except for the case where such applicant gives legitimate reasons;
dd) Requested information is beyond the capacity or causes adverse influence on normal activities of the state agency;
e) The applicant for information fails to make required payment of fees for printing, duplicating, photocopying and sending information by post or fax.
2. In a case of refusal to provide information, the state agency must specify its reasons in writing.
Section 2. PROCEDURES FOR PROVIDING REQUESTED INFORMATION
Article 29. Procedures for directly providing information at the head office of the information-providing agency
1. As for simple information which is available on request, applicants for such information may directly read, watch, listen, record, duplicate or take a photocopy of documents containing such information or request state agencies to immediately provide duplicates or copies thereof.
2. As for complex information which must be gathered from different units affiliated to the information-providing agency or the provision of which requires taking opinions of other agencies or units, the requested agency must, within 10 working days from the receipt of a valid request, direct the applicant for such information to read, watch, listen, record, duplicate or take a photocopy of documents containing such information or receive duplicates or copies thereof at its head office, or grant an official dispatch of its refusal to provide such information.
The requested agency may extend the above time-limit to consider, retrieve, gather, duplicate or settle the request for information provided that such extended time-limit shall not exceed 10 working days and such information-providing agency must grant a notice of extending the time-limit for providing information.
Article 30. Procedures for providing information electronically
1. Information may be provided electronically if the following requirements are satisfied:
a) Requested information must be the one which is stored in existing files and available to transmit electronically;
b) State agencies have qualified technical facilities to provide requested information electronically.
2. Electronic provision of information may be carried out in the following forms:
a) Attach and send files in email;
b) Provide one-time access code;
c) Provide links to access and download information.
3. As for simple information which is available on request, the requested agency must provide requested information within 03 working days from the receipt of a valid request.
4. As for complex information which must be gathered from different units affiliated to the requested agency or the provision of which requires taking opinions of other agencies or units, the requested agency must, within 03 working days from the receipt of a valid request, grant a written notice of the period for settling such request for information. The requested agency must, within 15 working days from the receipt of a valid request, provide requested information or grant a written notice of refusal to provide information.
The requested agency may extend the above time-limit to consider, retrieve, gather, duplicate or settle the request for information provided that such extended time-limit shall not exceed 15 working days and the requested agency must grant a notice of such extension within regulated period for providing information.
Article 31. Procedures for providing information by fax or mail
1. As for simple information which is available on request, the requested agency must provide requested information within 05 working days from the receipt of a valid request.
2. As for complex information which must be gathered from different units affiliated to the requested agency or the provision of which requires taking opinions of other agencies or units, the requested agency must, within 03 working days from the receipt of a valid request, grant a written notice of the period for settling such request for information. The requested agency must, within 15 working days from the receipt of a valid request, provide requested information or grant a written notice of refusal to provide information.
The requested agency may extend the above time-limit to consider, retrieve, gather, duplicate or settle the request for information provided that such extended time-limit shall not exceed 15 working days and the requested agency must grant a notice of such extension within regulated period for providing information.
Article 32. Taking action against inaccurate information provided upon request
1. If the state agency finds that the provided information is inaccurate, it must, within 05 working days from the date on which the provided information is discovered inaccurate, correct such information and re-provide the corrected information to the applicant, except for the cases regulated in Clause 3 of this Article.
2. If the applicant for information believes that the provided information is inaccurate, such applicant is entitled to request the information-providing agency to provide accurate information.
Within 15 days as of the receipt of request for correcting provided information, the information-providing agency shall verify the accuracy of the provided information and respond to the applicant. If the provided information is actually inaccurate, the information-providing agency must correct such information and re-provide information, except for the cases regulated in Clause 3 of this Article.
3. If communal people’s committees cannot verify the accuracy of information which is under their management, they must, within 05 working days from the date on which they find that provided information is inaccurate or receive request for correcting information, request the information-generating agency to verify it. Within 15 days as of the receipt of request for verifying information, the information-generating agency must verify its generated information and respond to communal people’s committees. If the provided information is actually inaccurate, the information-generating agency must enclose its accurate information to its response.
Within 03 working days from the receipt of response from the information-generating agency, communal people’s committees must correct the provided information or notify the applicant for information.
RESPONSIBILITIES FOR ENSURING THE EXERCISE OF RIGHT OF ACCESS TO INFORMATION FOR CITIZENS
Article 33. Methods for ensuring the exercises of citizens’ right of access to information
1. Improve the capacity and professional skills of officials who are assigned to provide information in ensuring citizens’ right of access to information.
2. Set up and maintain portals and websites; set up and maintain database containing information which must be provided by state agencies as regulated by the Government.
3. Step up the provision of information via activities of spokespersons of state agencies and via the mass media.
4. Define units and individuals that take prime responsibility for providing information.
5. Reasonably arrange places for receiving and providing information to citizens in consistent with actual conditions of each agency.
6. Strengthen records, archives and statistical affairs; equip with technical and information technology facilities and other necessary conditions in order that applicants for information may directly read, watch, listen, write, duplicate and make photocopies of documents at head offices of state agencies and via electronic network.
Article 34. Duties of information-providing agencies to ensure the exercise of right of access to information
1. State agencies in charge of information regulated in Article 9 of this Law shall discharge the following duties:
a) Disclose and provide information in a timely, accurate and sufficient manner. Information-providing agencies must correct or supplement information if they discover that their provided information is inaccurate or insufficient.
b) Actively set up, update and disclose lists of information subject to mandatory disclosure and upload such lists on websites and portals of information-providing agencies; frequently update and disclose information in conformity with time, period and methods mentioned in lists of information subject to mandatory disclosure;
c) Maintain, retain and update database containing information that must be provided for ensuring that information is systemized to facilitate the retrieval and provide in a sufficient and timely manner;
d) Ensure the accuracy and sufficiency of information. Transmission of information between data systems must comply with the law.
dd) Provide guidance on techniques of methods and procedures of information security, and protecting information management systems;
e) Check, classify, examine and ensure the secret of information before it is provided;
g) Carefully consider interests of the provision of information for disclosing or providing it upon request for the purpose of ensuring public interests and community health;
h) Promulgate and announce internal regulations on the organization of the provision of information within the ambit of tasks of an information-providing agency with the following main contents: defining the unit in charge of providing information; transmission of information between the information-generating unit and the unit in charge of providing information; determining information that may be provided and that is not allowed to provide; updating information disclosed and provided upon request; procedures for responding to request for information between the unit in charge of providing information and the unit in charge of managing database containing such information and relevant units;
i) Re-examine regulations of laws on access to information within the ambit of functions, tasks and powers of information-providing agencies in order to request competent state agencies to make amendments or supplements to such regulations in conformity with this Law;
k) Handle complaints and denunciation, and take action against violations of the access to information as regulated by laws;
l) Submit reports at request of competent state agencies on the guarantee of citizens’ right of access to information at information-providing agencies.
2. The head of the unit in charge of providing information shall ensure the fulfillment of the provision of information within the ambit of its agency's tasks and take action against acts of obstructing the citizens' right of access to information intra vires.
3. The official who is assigned to provide information shall provide information to citizens in a timely and sufficient manner. Harassing or making obstruction or difficulty during the performance of assigned duties is strictly prohibited.
Article 35. Responsibilities of the Government, ministries, ministerial-level agencies, Government-affiliated agencies and people’s committees at all levels to ensure the exercise of right of access to information
1. The Government shall conduct the consistent state management of ensuring the exercise of citizens’ right of access to information and perform the following duties and rights:
a) Promulgate, within its competence, or request the competent state agencies to promulgate, amend or supplement and perfect laws on access to information;
b) Promulgate regulations on methods of facilitating the disabled and residents in border regions, islands, mountainous regions, areas faced to extremely difficult social and economic conditions in exercising the right of access to information;
c) Carry out methods of disseminating knowledge and improving awareness on rights and duties of agencies, units, officials, public employees and citizens in exercising the right of access to information;
d) Provide guidance on exercises of the right of access to information to agencies, units and citizens;
dd) Inspect the compliance with the law, and take action against acts of violating the law on access to information;
e) Provide guidance on techniques of methods and procedures for retaining information and protecting information management systems;
g) Monitor, expedite and inspect the exercise of the citizens’ right of access to information.
2. Ministries, ministerial-level agencies and the Government-affiliated agencies shall, within the ambit of their functions and tasks, discharge duties stated in Point a, c, d, dd and g Clause 1 of this Article.
3. The Ministry of Information and Communications shall assist the Government in performing its duties state in point e Clause 1 of this Article.
4. The Ministry of Justice shall assist the Government in monitoring the enforcement of this law.
5. Provincial people’s committees shall conduct the state management in their provinces and use methods of ensuring the citizens’ right of access to information as guided by the Government.
6. State agencies shall, depending on their actual conditions, facilitate applicants for information in directly reading, watching, listening, writing, duplicating or making photocopies of documents containing their requested information at their head offices; equip tables of information or other equipment to disclose information.
1. Foreigners residing in Vietnam are entitled to request for information concerning their rights and obligations.
Procedures for submitting request for information applicable to foreigners residing in Vietnam shall apply regulations in Chapter III of this law.
2. If there are many persons who work together in the same organization or enterprise and request for the information containing same contents, their request for information may be submitted via such organization or enterprises.
This clause is detailed by the Government.
This Law comes into force from July 01, 2018.
The Government and competent state agencies shall elaborate articles and clauses assigned in this Law.
This Law is ratified by the 13th National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam during the 11th session dated April 06, 2016.
|
PRESIDENT OF THE NATIONAL ASSEMBLY |