Chương IV Luật tiếp cận thông tin 2016: Trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân
Số hiệu: | 104/2016/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 06/04/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2018 |
Ngày công báo: | 19/05/2016 | Số công báo: | Từ số 341 đến số 342 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật tiếp cận thông tin 2016 quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
I. Quy định chung về tiếp cận thông tin
Công dân được tiếp cận thông tin của cơ quan nhà nước, trừ thông tin không được tiếp cận tại Điều 6 Luật tiếp cận thông tin; được tiếp cận có điều kiện đối với thông tin tại Điều 7 Luật thông tin năm 2016.
II. Công khai thông tin
Trong các thông tin tại Điều 17 Luật này, Khoản 1 Điều 19 Luật số 104/2016/QH13 quy định các thông tin phải được công khai trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử, đơn cử:
- Văn bản quy phạm pháp luật; ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là một bên; thủ tục hành chính, quy trình giải quyết công việc của cơ quan nhà nước;
- Thông tin phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách đối với những lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của cơ quan nhà nước;
- Chiến lược, chương trình, dự án, đề án, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương; quy hoạch ngành, lĩnh vực và phương thức, kết quả thực hiện; chương trình, kế hoạch công tác hằng năm của cơ quan nhà nước;
- Thông tin về danh mục dự án, chương trình và kết quả thực hiện đầu tư công, mua sắm công và quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, các nguồn vốn vay;
- Báo cáo tài chính năm; thông tin thống kê về ngành, lĩnh vực quản lý; thông tin về danh mục và kết quả chương trình, đề tài khoa học;
III. Cung cấp thông tin theo yêu cầu
Điều 23 Luật Tiếp cận thông tin này quy định Thông tin được cung cấp theo yêu cầu như sau:
1. Những thông tin phải được công khai theo Điều 17 Luật tiếp cận thông tin, nhưng thuộc trường hợp sau đây:
- Thông tin trong thời hạn công khai nhưng chưa được công khai;
- Thông tin hết thời hạn công khai theo quy định pháp luật;
- Thông tin đang được công khai nhưng vì lý do bất khả kháng người yêu cầu không thể tiếp cận được.
2. Thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình đủ điều kiện cung cấp theo Điều 7 Luật thông tin năm 2016.
3. Thông tin liên quan đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của người yêu cầu cung cấp thông tin nhưng không thuộc loại thông tin tại Điều 17 Luật số 104/2016/QH13 và khoản 2 Mục này.
4. Ngoài thông tin tại các khoản 1, 2 và 3 Mục này, căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn, điều kiện và khả năng thực tế của mình, cơ quan nhà nước có thể cung cấp thông tin khác do mình tạo ra hoặc nắm giữ.
Luật tiếp cận thông tin 2016 có hiệu lực từ ngày 01/07/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ cho người được giao nhiệm vụ cung cấp thông tin trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
2. Vận hành cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử; xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu thông tin mà cơ quan có trách nhiệm cung cấp theo quy định của Chính phủ.
3. Tăng cường cung cấp thông tin thông qua hoạt động của người phát ngôn của cơ quan nhà nước và phương tiện thông tin đại chúng.
4. Xác định đơn vị, cá nhân làm đầu mối cung cấp thông tin.
5. Bố trí hợp lý nơi tiếp công dân để cung cấp thông tin phù hợp với điều kiện của từng cơ quan.
6. Củng cố, kiện toàn công tác văn thư, lưu trữ, thống kê; trang bị phương tiện kỹ thuật, công nghệ thông tin và điều kiện cần thiết khác để người yêu cầu có thể trực tiếp đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp tài liệu tại trụ sở cơ quan nhà nước và qua mạng điện tử.
1. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin quy định tại Điều 9 của Luật này có trách nhiệm:
a) Công khai, cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ; trong trường hợp phát hiện thông tin đã cung cấp không chính xác hoặc không đầy đủ thì phải đính chính hoặc cung cấp bổ sung thông tin;
b) Chủ động lập, cập nhật, công khai Danh mục thông tin phải được công khai và đăng tải Danh mục trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử; thường xuyên cập nhật và công khai thông tin theo đúng thời điểm, thời hạn và hình thức theo Danh mục thông tin phải được công khai;
c) Duy trì, lưu giữ, cập nhật cơ sở dữ liệu thông tin có trách nhiệm cung cấp, bảo đảm thông tin có hệ thống, đầy đủ, toàn diện, kịp thời, dễ dàng tra cứu;
d) Bảo đảm tính chính xác, đầy đủ của thông tin. Việc chuyển giao thông tin giữa các hệ thống dữ liệu được thực hiện theo quy định của pháp luật;
đ) Hướng dẫn kỹ thuật các biện pháp và quy trình bảo vệ thông tin và bảo vệ các hệ thống quản lý thông tin;
e) Rà soát, phân loại, kiểm tra và bảo đảm tính bí mật của thông tin trước khi cung cấp;
g) Kịp thời xem xét, cân nhắc lợi ích của việc cung cấp thông tin để công khai thông tin hoặc cung cấp thông tin theo yêu cầu nhằm bảo đảm lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng;
h) Ban hành và công bố công khai quy chế nội bộ về tổ chức cung cấp thông tin thuộc phạm vi trách nhiệm của mình, gồm các nội dung chính sau đây: xác định đầu mối cung cấp thông tin; việc chuyển giao thông tin của đơn vị tạo ra cho đơn vị đầu mối cung cấp thông tin; việc phân loại thông tin được cung cấp và không được cung cấp; cập nhật thông tin được công khai, thông tin được cung cấp theo yêu cầu; trình tự, thủ tục xử lý yêu cầu cung cấp thông tin giữa đơn vị đầu mối với đơn vị phụ trách cơ sở dữ liệu thông tin và các đơn vị có liên quan;
i) Rà soát các quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình để kịp thời đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung để phù hợp với Luật này;
k) Giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm về tiếp cận thông tin theo quy định của pháp luật;
l) Báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tình hình bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân tại cơ quan mình khi được yêu cầu.
2. Người đứng đầu đơn vị được giao làm đầu mối cung cấp thông tin chịu trách nhiệm bảo đảm thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin của cơ quan mình, kịp thời xử lý người cung cấp thông tin thuộc thẩm quyền quản lý có hành vi cản trở quyền tiếp cận thông tin của công dân.
3. Người được giao nhiệm vụ cung cấp thông tin có trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ cho công dân; không được nhũng nhiễu, gây cản trở, khó khăn trong khi thực hiện nhiệm vụ.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật về tiếp cận thông tin;
b) Quy định biện pháp tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật, người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin;
c) Thực hiện các biện pháp phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức về quyền và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức và công dân trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin;
d) Hướng dẫn cơ quan, tổ chức, đơn vị, công dân trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin;
đ) Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật, xử lý vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin;
e) Hướng dẫn kỹ thuật về biện pháp, quy trình bảo quản thông tin và hệ thống quản lý thông tin;
g) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quy định tại các điểm a, c, d, đ và g khoản 1 Điều này.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông giúp Chính phủ thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm e khoản 1 Điều này.
4. Bộ Tư pháp giúp Chính phủ theo dõi chung việc thi hành Luật này.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý nhà nước trên địa bàn, thi hành các biện pháp bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân theo hướng dẫn của Chính phủ.
6. Cơ quan nhà nước căn cứ vào điều kiện thực tế của mình, tạo điều kiện cho người yêu cầu trực tiếp đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp tài liệu tại trụ sở; trang bị bảng thông tin hoặc thiết bị khác để công khai thông tin.
RESPONSIBILITIES FOR ENSURING THE EXERCISE OF RIGHT OF ACCESS TO INFORMATION FOR CITIZENS
Article 33. Methods for ensuring the exercises of citizens’ right of access to information
1. Improve the capacity and professional skills of officials who are assigned to provide information in ensuring citizens’ right of access to information.
2. Set up and maintain portals and websites; set up and maintain database containing information which must be provided by state agencies as regulated by the Government.
3. Step up the provision of information via activities of spokespersons of state agencies and via the mass media.
4. Define units and individuals that take prime responsibility for providing information.
5. Reasonably arrange places for receiving and providing information to citizens in consistent with actual conditions of each agency.
6. Strengthen records, archives and statistical affairs; equip with technical and information technology facilities and other necessary conditions in order that applicants for information may directly read, watch, listen, write, duplicate and make photocopies of documents at head offices of state agencies and via electronic network.
Article 34. Duties of information-providing agencies to ensure the exercise of right of access to information
1. State agencies in charge of information regulated in Article 9 of this Law shall discharge the following duties:
a) Disclose and provide information in a timely, accurate and sufficient manner. Information-providing agencies must correct or supplement information if they discover that their provided information is inaccurate or insufficient.
b) Actively set up, update and disclose lists of information subject to mandatory disclosure and upload such lists on websites and portals of information-providing agencies; frequently update and disclose information in conformity with time, period and methods mentioned in lists of information subject to mandatory disclosure;
c) Maintain, retain and update database containing information that must be provided for ensuring that information is systemized to facilitate the retrieval and provide in a sufficient and timely manner;
d) Ensure the accuracy and sufficiency of information. Transmission of information between data systems must comply with the law.
dd) Provide guidance on techniques of methods and procedures of information security, and protecting information management systems;
e) Check, classify, examine and ensure the secret of information before it is provided;
g) Carefully consider interests of the provision of information for disclosing or providing it upon request for the purpose of ensuring public interests and community health;
h) Promulgate and announce internal regulations on the organization of the provision of information within the ambit of tasks of an information-providing agency with the following main contents: defining the unit in charge of providing information; transmission of information between the information-generating unit and the unit in charge of providing information; determining information that may be provided and that is not allowed to provide; updating information disclosed and provided upon request; procedures for responding to request for information between the unit in charge of providing information and the unit in charge of managing database containing such information and relevant units;
i) Re-examine regulations of laws on access to information within the ambit of functions, tasks and powers of information-providing agencies in order to request competent state agencies to make amendments or supplements to such regulations in conformity with this Law;
k) Handle complaints and denunciation, and take action against violations of the access to information as regulated by laws;
l) Submit reports at request of competent state agencies on the guarantee of citizens’ right of access to information at information-providing agencies.
2. The head of the unit in charge of providing information shall ensure the fulfillment of the provision of information within the ambit of its agency's tasks and take action against acts of obstructing the citizens' right of access to information intra vires.
3. The official who is assigned to provide information shall provide information to citizens in a timely and sufficient manner. Harassing or making obstruction or difficulty during the performance of assigned duties is strictly prohibited.
Article 35. Responsibilities of the Government, ministries, ministerial-level agencies, Government-affiliated agencies and people’s committees at all levels to ensure the exercise of right of access to information
1. The Government shall conduct the consistent state management of ensuring the exercise of citizens’ right of access to information and perform the following duties and rights:
a) Promulgate, within its competence, or request the competent state agencies to promulgate, amend or supplement and perfect laws on access to information;
b) Promulgate regulations on methods of facilitating the disabled and residents in border regions, islands, mountainous regions, areas faced to extremely difficult social and economic conditions in exercising the right of access to information;
c) Carry out methods of disseminating knowledge and improving awareness on rights and duties of agencies, units, officials, public employees and citizens in exercising the right of access to information;
d) Provide guidance on exercises of the right of access to information to agencies, units and citizens;
dd) Inspect the compliance with the law, and take action against acts of violating the law on access to information;
e) Provide guidance on techniques of methods and procedures for retaining information and protecting information management systems;
g) Monitor, expedite and inspect the exercise of the citizens’ right of access to information.
2. Ministries, ministerial-level agencies and the Government-affiliated agencies shall, within the ambit of their functions and tasks, discharge duties stated in Point a, c, d, dd and g Clause 1 of this Article.
3. The Ministry of Information and Communications shall assist the Government in performing its duties state in point e Clause 1 of this Article.
4. The Ministry of Justice shall assist the Government in monitoring the enforcement of this law.
5. Provincial people’s committees shall conduct the state management in their provinces and use methods of ensuring the citizens’ right of access to information as guided by the Government.
6. State agencies shall, depending on their actual conditions, facilitate applicants for information in directly reading, watching, listening, writing, duplicating or making photocopies of documents containing their requested information at their head offices; equip tables of information or other equipment to disclose information.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực