Chương III Luật tiếp cận thông tin 2016: Cung cấp thông tin theo yêu cầu
Số hiệu: | 104/2016/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 06/04/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2018 |
Ngày công báo: | 19/05/2016 | Số công báo: | Từ số 341 đến số 342 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật tiếp cận thông tin 2016 quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
I. Quy định chung về tiếp cận thông tin
Công dân được tiếp cận thông tin của cơ quan nhà nước, trừ thông tin không được tiếp cận tại Điều 6 Luật tiếp cận thông tin; được tiếp cận có điều kiện đối với thông tin tại Điều 7 Luật thông tin năm 2016.
II. Công khai thông tin
Trong các thông tin tại Điều 17 Luật này, Khoản 1 Điều 19 Luật số 104/2016/QH13 quy định các thông tin phải được công khai trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử, đơn cử:
- Văn bản quy phạm pháp luật; ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là một bên; thủ tục hành chính, quy trình giải quyết công việc của cơ quan nhà nước;
- Thông tin phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách đối với những lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của cơ quan nhà nước;
- Chiến lược, chương trình, dự án, đề án, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương; quy hoạch ngành, lĩnh vực và phương thức, kết quả thực hiện; chương trình, kế hoạch công tác hằng năm của cơ quan nhà nước;
- Thông tin về danh mục dự án, chương trình và kết quả thực hiện đầu tư công, mua sắm công và quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, các nguồn vốn vay;
- Báo cáo tài chính năm; thông tin thống kê về ngành, lĩnh vực quản lý; thông tin về danh mục và kết quả chương trình, đề tài khoa học;
III. Cung cấp thông tin theo yêu cầu
Điều 23 Luật Tiếp cận thông tin này quy định Thông tin được cung cấp theo yêu cầu như sau:
1. Những thông tin phải được công khai theo Điều 17 Luật tiếp cận thông tin, nhưng thuộc trường hợp sau đây:
- Thông tin trong thời hạn công khai nhưng chưa được công khai;
- Thông tin hết thời hạn công khai theo quy định pháp luật;
- Thông tin đang được công khai nhưng vì lý do bất khả kháng người yêu cầu không thể tiếp cận được.
2. Thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình đủ điều kiện cung cấp theo Điều 7 Luật thông tin năm 2016.
3. Thông tin liên quan đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của người yêu cầu cung cấp thông tin nhưng không thuộc loại thông tin tại Điều 17 Luật số 104/2016/QH13 và khoản 2 Mục này.
4. Ngoài thông tin tại các khoản 1, 2 và 3 Mục này, căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn, điều kiện và khả năng thực tế của mình, cơ quan nhà nước có thể cung cấp thông tin khác do mình tạo ra hoặc nắm giữ.
Luật tiếp cận thông tin 2016 có hiệu lực từ ngày 01/07/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Những thông tin phải được công khai theo quy định tại Điều 17 của Luật này, nhưng thuộc trường hợp sau đây:
a) Thông tin trong thời hạn công khai nhưng chưa được công khai;
b) Thông tin hết thời hạn công khai theo quy định của pháp luật;
c) Thông tin đang được công khai nhưng vì lý do bất khả kháng người yêu cầu không thể tiếp cận được.
2. Thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình đủ điều kiện cung cấp theo quy định tại Điều 7 của Luật này.
3. Thông tin liên quan đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của người yêu cầu cung cấp thông tin nhưng không thuộc loại thông tin quy định tại Điều 17 của Luật này và khoản 2 Điều này.
4. Ngoài thông tin quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn, điều kiện và khả năng thực tế của mình, cơ quan nhà nước có thể cung cấp thông tin khác do mình tạo ra hoặc nắm giữ.
1. Người yêu cầu có thể yêu cầu cung cấp thông tin bằng các hình thức sau đây:
a) Trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác đến trụ sở của cơ quan nhà nước yêu cầu cung cấp thông tin.
Người tiếp nhận yêu cầu có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu điền các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này vào Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin.
Trường hợp người yêu cầu cung cấp thông tin không biết chữ hoặc bị khuyết tật không thể viết yêu cầu thì người tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin có trách nhiệm giúp điền các nội dung vào Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin;
b) Gửi Phiếu yêu cầu qua mạng điện tử, dịch vụ bưu chính, fax đến cơ quan cung cấp thông tin.
2. Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin phải được thể hiện bằng tiếng Việt gồm các nội dung chính sau đây:
a) Họ, tên; nơi cư trú, địa chỉ; số chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc số hộ chiếu của người yêu cầu; số fax, điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có);
b) Thông tin được yêu cầu cung cấp, trong đó chỉ rõ tên văn bản, hồ sơ, tài liệu;
c) Hình thức cung cấp thông tin;
d) Lý do, mục đích yêu cầu cung cấp thông tin.
3. Trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 của Luật này thì phải kèm theo văn bản đồng ý của cá nhân, tổ chức liên quan.
1. Việc cung cấp thông tin theo yêu cầu được thực hiện bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Trực tiếp tại trụ sở cơ quan cung cấp thông tin;
b) Qua mạng điện tử, dịch vụ bưu chính, fax.
2. Cơ quan nhà nước được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin theo hình thức mà người yêu cầu đề nghị phù hợp với tính chất của thông tin được yêu cầu cung cấp và khả năng của cơ quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
1. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin và vào Sổ theo dõi cung cấp thông tin theo yêu cầu.
2. Trường hợp Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin chưa đầy đủ, chưa rõ ràng các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật này, cơ quan cung cấp thông tin có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu bổ sung.
3. Trường hợp thông tin được yêu cầu không thuộc trách nhiệm cung cấp thì cơ quan nhận được yêu cầu phải thông báo và hướng dẫn người yêu cầu đến cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin.
Khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin hợp lệ, cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin thông báo về thời hạn, địa điểm, hình thức cung cấp thông tin; chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax (nếu có) và phương thức, thời hạn thanh toán; thực hiện việc cung cấp thông tin theo trình tự, thủ tục quy định tại Chương này.
1. Cơ quan nhà nước từ chối cung cấp thông tin trong các trường hợp sau đây:
a) Thông tin quy định tại Điều 6 của Luật này; thông tin không đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 7 của Luật này;
b) Thông tin được công khai theo quy định tại Điều 17 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này;
c) Thông tin được yêu cầu không thuộc trách nhiệm cung cấp;
d) Thông tin đã được cung cấp hai lần cho chính người yêu cầu, trừ trường hợp người yêu cầu có lý do chính đáng;
đ) Thông tin được yêu cầu vượt quá khả năng đáp ứng hoặc làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan;
e) Người yêu cầu cung cấp thông tin không thanh toán chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax.
2. Trường hợp từ chối cung cấp thông tin, cơ quan nhà nước phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Đối với thông tin đơn giản, có sẵn có thể cung cấp ngay thì người yêu cầu cung cấp thông tin được trực tiếp đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp tài liệu hoặc yêu cầu cung cấp ngay bản sao, bản chụp tài liệu.
2. Đối với thông tin phức tạp, không có sẵn mà cần tập hợp từ các bộ phận của cơ quan đó hoặc thông tin cần thiết phải có ý kiến của cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải thông báo cho người yêu cầu đến trụ sở để đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp tài liệu hoặc nhận bản sao, bản chụp tài liệu hoặc có văn bản thông báo về việc từ chối cung cấp thông tin.
Trường hợp cơ quan được yêu cầu cần thêm thời gian để xem xét, tìm kiếm, tập hợp, sao chép, giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin thì có thể gia hạn nhưng tối đa không quá 10 ngày làm việc và phải có văn bản thông báo về việc gia hạn trong thời hạn cung cấp thông tin.
1. Việc cung cấp thông tin qua mạng điện tử được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Thông tin được yêu cầu phải là thông tin thuộc tập tin có sẵn và có thể truyền tải qua mạng điện tử;
b) Cơ quan nhà nước có đủ điều kiện về kỹ thuật để cung cấp thông tin được yêu cầu qua mạng điện tử.
2. Việc cung cấp thông tin qua mạng điện tử được thực hiện bằng các cách thức sau đây:
a) Gửi tập tin đính kèm thư điện tử;
b) Cung cấp mã truy cập một lần;
c) Chỉ dẫn địa chỉ truy cập để tải thông tin.
3. Đối với thông tin đơn giản, có sẵn có thể cung cấp ngay thì chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải cung cấp thông tin.
4. Đối với thông tin phức tạp, không có sẵn mà cần tập hợp từ các bộ phận của cơ quan đó hoặc thông tin cần thiết phải có ý kiến của cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải thông báo bằng văn bản về thời hạn giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin. Chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải cung cấp thông tin hoặc có văn bản thông báo từ chối cung cấp thông tin.
Trường hợp cơ quan được yêu cầu cần thêm thời gian để xem xét, tìm kiếm, tập hợp, sao chép, giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin thì có thể gia hạn nhưng tối đa không quá 15 ngày và phải có văn bản thông báo về việc gia hạn trong thời hạn cung cấp thông tin.
1. Đối với thông tin đơn giản, có sẵn có thể cung cấp ngay thì chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải cung cấp thông tin.
2. Đối với thông tin phức tạp, không có sẵn mà cần tập hợp từ các bộ phận của cơ quan đó hoặc thông tin cần thiết phải có ý kiến của cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải thông báo bằng văn bản về thời hạn giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin. Chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải cung cấp thông tin hoặc có văn bản thông báo từ chối cung cấp thông tin.
Trường hợp cơ quan được yêu cầu cần thêm thời gian để xem xét, tìm kiếm, tập hợp, sao chép, giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin thì có thể gia hạn nhưng tối đa không quá 15 ngày và phải có văn bản thông báo về việc gia hạn trong thời hạn cung cấp thông tin.
1. Trường hợp phát hiện thông tin do mình cung cấp không chính xác thì chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện, cơ quan nhà nước có trách nhiệm đính chính và cung cấp lại thông tin, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Trường hợp người yêu cầu cung cấp thông tin cho rằng thông tin được cung cấp là không chính xác thì có quyền yêu cầu cơ quan đã cung cấp thông tin cung cấp lại thông tin chính xác.
Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan đã cung cấp thông tin có trách nhiệm xác định tính chính xác của thông tin và trả lời cho người yêu cầu; nếu thông tin đã cung cấp không chính xác thì phải đính chính và cung cấp lại thông tin, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã không thể xác định được tính chính xác của thông tin do mình nắm giữ thì chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện hoặc nhận được đề nghị của người yêu cầu cung cấp thông tin, Ủy ban nhân dân cấp xã phải đề nghị cơ quan tạo ra thông tin xem xét. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan tạo ra thông tin phải xác định tính chính xác của thông tin và trả lời cho Ủy ban nhân dân cấp xã; nếu thông tin đã cung cấp không chính xác thì phải gửi kèm theo thông tin chính xác.
Chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được trả lời, Ủy ban nhân dân cấp xã phải đính chính lại thông tin hoặc thông báo cho người yêu cầu cung cấp thông tin biết.
PROVISION OF REQUESTED INFORMATION
Section 1. GENERAL REGULATIONS ON PROVISION OF REQUESTED IFNROMATION
Article 23. Information provided upon request
1. Information subject to mandatory disclosure as regulated in Article 17 of this Law may be provided upon request in the following cases:
a) Information is not yet released within its disclosure period as regulated;
b) Information whose disclosure period expires as regulated by the law;
c) Information which is being disclosed publicly but the applicant for such information fails to access it due to the force majeure.
2. Information concerning trade secrets, personal secrets and privacy or family secrets shall be provided upon request if conditions relating to the provision of such information have been satisfied as regulated in Article 7 of this law.
3. Information concerning the life, activities, production and business of the applicant for such information shall be provided if it is not classified in types of information regulated in Article 17 of this Law and Clause 2 of this Article.
4. Apart from types of information prescribed in Clause 1, Clause 2 and Clause 3 of this Article, state agencies shall, within the ambit of their functions, tasks and powers, and depending on their actual conditions, may provide other information that they generate or manage.
Article 24. Methods of request for information
1. Applicants may submit their request for information by one of the following methods:
a) Directly or authorize another person to come the competent state agency to request for information.
Receiver of request for information shall guide the applicant to fill all contents regulated in Clause 2 of this Article in the information request form.
If the applicant for information is an illiterate or disabled who is unable to fill the information request form, the receiver of request for information shall assist such applicant in completing required contents of the information request form.
b) Submit information request forms electronically, by fax or by mail.
2. The information request form is made in Vietnamese language and consists of the following main contents:
a) Full name; residence or address; ID number, number of Citizen Identity Card of Passport of the applicant; fax number, telephone number and email address (if any);
b) Requested information which includes name of document/record/paper;
c) Method of providing information;
d) Reasons and purposes of requesting information.
3. In case of request for information regulated in Clause 1 and Clause 2 Article 7 of this Law, letter of assent made by relevant entity must be enclosed to the information request form.
4. The information request form must apply the government’s form.
Article 25. Methods of providing information upon request
1. Requested information shall be provided under one of the following methods:
a) Requested information is directly provided at the head office of the requested agency;
b) Requested information may be provided electronically, by fax or mail.
2. The requested agency shall provide information in the method as requested by the applicant and in conformity with the nature of the requested information and such agency's capacity, unless otherwise prescribed by law.
Article 26. Receipt of request for information
1. State agencies shall receive requests for information and enter them into their records of information provided upon request.
2. If contents of the information request form regulated in Clause 2 Article 24 of this law are incomplete, the information-providing agency shall guide the applicant to supplement it.
3. If the state agency receives a request for information which is not within the ambit of its functions and tasks, it must notify and guide the applicant to contact the agency in charge of providing such information.
Article 27. Response to request for information
While receiving a valid request for information, the state agency in charge of providing information shall inform the applicant of time-limit, location and method of providing information; actual fees for printing, duplicating, photocopying, sending requested information by post or fax (if any), and method and period for making such payment of fees; and provide requested information in conformity with procedures stated in this Chapter.
Article 28. Refusal of request for information
1. State agencies may refuse to provide information in the following cases:
a) Requested information is the one regulated in Article 6 of this Law; or the applicant fails to meet information-related conditions regulated in Article 7 of this Law;
b) Requested information is the one regulated in Article 17 of this Law, except for the cases regulated in Clause 1 Article 23 of this Law;
c) Requested information is not within the ambit of their tasks;
d) The information has been provided twice to the applicant, except for the case where such applicant gives legitimate reasons;
dd) Requested information is beyond the capacity or causes adverse influence on normal activities of the state agency;
e) The applicant for information fails to make required payment of fees for printing, duplicating, photocopying and sending information by post or fax.
2. In a case of refusal to provide information, the state agency must specify its reasons in writing.
Section 2. PROCEDURES FOR PROVIDING REQUESTED INFORMATION
Article 29. Procedures for directly providing information at the head office of the information-providing agency
1. As for simple information which is available on request, applicants for such information may directly read, watch, listen, record, duplicate or take a photocopy of documents containing such information or request state agencies to immediately provide duplicates or copies thereof.
2. As for complex information which must be gathered from different units affiliated to the information-providing agency or the provision of which requires taking opinions of other agencies or units, the requested agency must, within 10 working days from the receipt of a valid request, direct the applicant for such information to read, watch, listen, record, duplicate or take a photocopy of documents containing such information or receive duplicates or copies thereof at its head office, or grant an official dispatch of its refusal to provide such information.
The requested agency may extend the above time-limit to consider, retrieve, gather, duplicate or settle the request for information provided that such extended time-limit shall not exceed 10 working days and such information-providing agency must grant a notice of extending the time-limit for providing information.
Article 30. Procedures for providing information electronically
1. Information may be provided electronically if the following requirements are satisfied:
a) Requested information must be the one which is stored in existing files and available to transmit electronically;
b) State agencies have qualified technical facilities to provide requested information electronically.
2. Electronic provision of information may be carried out in the following forms:
a) Attach and send files in email;
b) Provide one-time access code;
c) Provide links to access and download information.
3. As for simple information which is available on request, the requested agency must provide requested information within 03 working days from the receipt of a valid request.
4. As for complex information which must be gathered from different units affiliated to the requested agency or the provision of which requires taking opinions of other agencies or units, the requested agency must, within 03 working days from the receipt of a valid request, grant a written notice of the period for settling such request for information. The requested agency must, within 15 working days from the receipt of a valid request, provide requested information or grant a written notice of refusal to provide information.
The requested agency may extend the above time-limit to consider, retrieve, gather, duplicate or settle the request for information provided that such extended time-limit shall not exceed 15 working days and the requested agency must grant a notice of such extension within regulated period for providing information.
Article 31. Procedures for providing information by fax or mail
1. As for simple information which is available on request, the requested agency must provide requested information within 05 working days from the receipt of a valid request.
2. As for complex information which must be gathered from different units affiliated to the requested agency or the provision of which requires taking opinions of other agencies or units, the requested agency must, within 03 working days from the receipt of a valid request, grant a written notice of the period for settling such request for information. The requested agency must, within 15 working days from the receipt of a valid request, provide requested information or grant a written notice of refusal to provide information.
The requested agency may extend the above time-limit to consider, retrieve, gather, duplicate or settle the request for information provided that such extended time-limit shall not exceed 15 working days and the requested agency must grant a notice of such extension within regulated period for providing information.
Article 32. Taking action against inaccurate information provided upon request
1. If the state agency finds that the provided information is inaccurate, it must, within 05 working days from the date on which the provided information is discovered inaccurate, correct such information and re-provide the corrected information to the applicant, except for the cases regulated in Clause 3 of this Article.
2. If the applicant for information believes that the provided information is inaccurate, such applicant is entitled to request the information-providing agency to provide accurate information.
Within 15 days as of the receipt of request for correcting provided information, the information-providing agency shall verify the accuracy of the provided information and respond to the applicant. If the provided information is actually inaccurate, the information-providing agency must correct such information and re-provide information, except for the cases regulated in Clause 3 of this Article.
3. If communal people’s committees cannot verify the accuracy of information which is under their management, they must, within 05 working days from the date on which they find that provided information is inaccurate or receive request for correcting information, request the information-generating agency to verify it. Within 15 days as of the receipt of request for verifying information, the information-generating agency must verify its generated information and respond to communal people’s committees. If the provided information is actually inaccurate, the information-generating agency must enclose its accurate information to its response.
Within 03 working days from the receipt of response from the information-generating agency, communal people’s committees must correct the provided information or notify the applicant for information.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực