Chương I Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017: Những quy định chung
Số hiệu: | 10/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 20/06/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2018 |
Ngày công báo: | 26/07/2017 | Số công báo: | Từ số 517 đến số 518 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Cơ quan nhà nước phải chủ động xin lỗi khi gây oan sai
Đây là nội dung nổi bật tại Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước 2017 được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2017. Theo đó:
- Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại sẽ phải chủ động thông báo bằng văn bản cho người bị thiệt hại về việc Nhà nước tổ chức thực hiện phục hồi danh dự mà không phải đợi họ yêu cầu.
- Nếu người bị thiệt hại đồng ý với nội dung thông báo thì cơ quan thông báo thực hiện phục hồi danh dự, nếu không đồng ý thì người bị thiệt hại có ý kiến để cơ quan có cơ sở thực hiện khôi phục danh dự.
- Trường hợp người bị thiệt hại đề nghị chưa thực hiện phục hồi danh dự thì việc này được thực hiện khi người bị thiệt hại có yêu cầu bằng văn bản; trường hợp từ chối thì sẽ không còn quyền yêu cầu nữa.
- Trường hợp người bị thiệt hại chết thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại phải thực hiện việc đăng báo xin lỗi và cải chính công khai.
Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước 2017 chính thức có hiệu ngày 01/7/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án; thiệt hại được bồi thường; quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại; cơ quan giải quyết bồi thường; thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường; phục hồi danh dự; kinh phí bồi thường; trách nhiệm hoàn trả; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong công tác bồi thường nhà nước.
Cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần do người thi hành công vụ gây ra thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định tại Luật này.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người bị thiệt hại là cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần do người thi hành công vụ gây ra thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định tại Luật này.
2. Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án.
3. Người yêu cầu bồi thường là người có văn bản yêu cầu bồi thường thuộc một trong các trường hợp: người bị thiệt hại, người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của người bị thiệt hại, người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết hoặc tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại.
4. Hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn không đúng quy định của pháp luật.
5. Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường là văn bản đã có hiệu lực pháp luật do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định, trong đó xác định rõ hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ hoặc là bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định rõ người bị thiệt hại thuộc trường hợp được Nhà nước bồi thường.
6. Người giải quyết bồi thường là người được cơ quan giải quyết bồi thường cử để thực hiện việc giải quyết yêu cầu bồi thường.
7. Cơ quan giải quyết bồi thường là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật về tố tụng.
8. Hoàn trả là trách nhiệm của người thi hành công vụ gây thiệt hại phải trả lại một khoản tiền cho ngân sách nhà nước theo quy định của Luật này.
1. Việc bồi thường của Nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật này.
2. Việc giải quyết yêu cầu bồi thường được thực hiện kịp thời, công khai, bình đẳng, thiện chí, trung thực, đúng pháp luật; được tiến hành trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan giải quyết bồi thường và người yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật này.
Việc giải quyết yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại theo quy định tại Mục 1 Chương V của Luật này.
3. Người yêu cầu bồi thường đã yêu cầu một trong các cơ quan giải quyết bồi thường quy định tại khoản 7 Điều 3 của Luật này giải quyết yêu cầu bồi thường và đã được cơ quan đó thụ lý giải quyết thì không được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác giải quyết yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 52 của Luật này.
4. Nhà nước giải quyết yêu cầu bồi thường sau khi có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường hoặc kết hợp giải quyết yêu cầu bồi thường trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính tại Tòa án đối với yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự theo quy định của Luật này.
5. Trường hợp người bị thiệt hại có một phần lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì Nhà nước chỉ bồi thường phần thiệt hại sau khi trừ đi phần thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người bị thiệt hại.
Những người sau đây có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường:
1. Người bị thiệt hại;
2. Người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết; tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại;
3. Người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự;
4. Cá nhân, pháp nhân được những người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này ủy quyền thực hiện quyền yêu cầu bồi thường.
1. Thời hiệu yêu cầu bồi thường là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu bồi thường quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 5 của Luật này nhận được văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật này và trường hợp yêu cầu phục hồi danh dự.
2. Thời hiệu yêu cầu bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hành chính được xác định theo thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính.
3. Thời gian không tính vào thời hiệu yêu cầu bồi thường:
a) Khoảng thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự làm cho người có quyền yêu cầu bồi thường quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 5 của Luật này không thể thực hiện được quyền yêu cầu bồi thường;
b) Khoảng thời gian mà người bị thiệt hại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi chưa có người đại diện theo quy định của pháp luật hoặc người đại diện đã chết hoặc không thể tiếp tục là người đại diện cho tới khi có người đại diện mới.
4. Người yêu cầu bồi thường có nghĩa vụ chứng minh khoảng thời gian không tính vào thời hiệu quy định tại khoản 3 Điều này.
1. Nhà nước có trách nhiệm bồi thường khi có đủ các căn cứ sau đây:
a) Có một trong các căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Có thiệt hại thực tế của người bị thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định của Luật này;
c) Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại.
2. Căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng bao gồm:
a) Có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật này và có yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự giải quyết yêu cầu bồi thường;
b) Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính đã xác định có hành vi trái pháp luật của người bị kiện là người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và có yêu cầu bồi thường trước hoặc tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại;
c) Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự đã xác định có hành vi trái pháp luật của bị cáo là người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự và có yêu cầu bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính quy định tại Điều 17 của Luật này bao gồm:
1. Bản án, quyết định của Tòa án có thẩm quyền xác định rõ hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ;
2. Quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại chấp nhận một phần hoặc toàn bộ nội dung khiếu nại của người khiếu nại;
3. Quyết định hủy, thu hồi, sửa đổi, bổ sung quyết định hành chính vì quyết định đó được ban hành trái pháp luật;
4. Quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người thi hành công vụ bị tố cáo trên cơ sở kết luận nội dung tố cáo theo quy định của pháp luật về tố cáo;
5. Quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người thi hành công vụ trên cơ sở kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra;
6. Quyết định xử lý kỷ luật người thi hành công vụ do có hành vi trái pháp luật;
7. Văn bản khác theo quy định của pháp luật đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 3 của Luật này.
Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự quy định tại Điều 18 của Luật này bao gồm:
1. Bản án của Tòa án có thẩm quyền xác định rõ người bị thiệt hại thuộc trường hợp được bồi thường;
2. Quyết định của Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra xác định rõ người bị thiệt hại thuộc trường hợp được bồi thường;
3. Văn bản khác theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 3 của Luật này.
Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính quy định tại Điều 19 của Luật này bao gồm:
1. Bản án, quyết định hình sự của Tòa án có thẩm quyền xác định người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính phạm tội ra bản án trái pháp luật, tội ra quyết định trái pháp luật hoặc tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc;
2. Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị cuối cùng của Chánh án Tòa án có thẩm quyền hoặc của Hội đồng xét xử theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, tố tụng hành chính xác định rõ hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
3. Quyết định đình chỉ điều tra của Cơ quan điều tra, quyết định đình chỉ vụ án của Viện kiểm sát, Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự đối với người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính vì đã ra bản án, quyết định trái pháp luật hoặc làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc nhưng được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự;
4. Quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo của Chánh án Tòa án có thẩm quyền xác định người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính đã có hành vi ra bản án, quyết định trái pháp luật hoặc làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc và quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo đó xác định hành vi trái pháp luật của người ra bản án, quyết định có đủ căn cứ để xử lý kỷ luật hoặc xử lý trách nhiệm hình sự nhưng chưa bị xử lý thì người đó chết;
5. Quyết định xử lý kỷ luật người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính đã có hành vi ra bản án, quyết định trái pháp luật hoặc làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc;
6. Văn bản khác theo quy định của pháp luật đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 3 của Luật này.
Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong hoạt động thi hành án hình sự quy định tại Điều 20 của Luật này bao gồm:
1. Bản án, quyết định của Tòa án có thẩm quyền xác định rõ hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ;
2. Quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự chấp nhận một phần hoặc toàn bộ nội dung khiếu nại của người khiếu nại;
3. Quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người thi hành công vụ bị tố cáo trên cơ sở kết luận nội dung tố cáo theo quy định của pháp luật về tố cáo;
4. Quyết định xử lý kỷ luật người thi hành công vụ do có hành vi trái pháp luật;
5. Văn bản khác theo quy định của pháp luật đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 3 của Luật này.
Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự quy định tại Điều 21 của Luật này bao gồm:
1. Bản án, quyết định của Tòa án có thẩm quyền xác định rõ hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ;
2. Quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự chấp nhận một phần hoặc toàn bộ nội dung khiếu nại của người khiếu nại;
3. Quyết định hủy, thu hồi, sửa đổi, bổ sung quyết định về thi hành án vì quyết định đó được ban hành trái pháp luật;
4. Quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người thi hành công vụ bị tố cáo trên cơ sở kết luận nội dung tố cáo theo quy định của pháp luật về tố cáo;
5. Văn bản của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trả lời chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
6. Quyết định xử lý kỷ luật người thi hành công vụ do có hành vi trái pháp luật;
7. Văn bản khác theo quy định của pháp luật đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 3 của Luật này.
1. Người yêu cầu bồi thường là người bị thiệt hại có quyền sau đây:
a) Yêu cầu một trong các cơ quan quy định tại khoản 7 Điều 3 của Luật này giải quyết yêu cầu bồi thường và được thông báo kết quả giải quyết yêu cầu bồi thường;
b) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện quyết định, hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về tố tụng hành chính; khiếu nại, kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng;
c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình theo quy định của pháp luật;
d) Nhờ người khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mình;
đ) Được cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hướng dẫn thủ tục yêu cầu bồi thường;
e) Ủy quyền theo quy định của Bộ luật Dân sự cho cá nhân, pháp nhân khác thực hiện quyền yêu cầu bồi thường;
g) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người yêu cầu bồi thường là người bị thiệt hại có nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp kịp thời, chính xác, trung thực tài liệu, chứng cứ có liên quan đến yêu cầu bồi thường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ của mình;
b) Tham gia đầy đủ vào quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của cơ quan giải quyết bồi thường;
c) Chứng minh những thiệt hại thực tế của mình được bồi thường theo quy định tại Luật này và mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại;
d) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
3. Người yêu cầu bồi thường là người đại diện theo pháp luật, người thừa kế của người bị thiệt hại hoặc tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại có quyền, nghĩa vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Người yêu cầu bồi thường là người đại diện theo ủy quyền có quyền, nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 và khoản 2 Điều này trong phạm vi ủy quyền.
1. Người thi hành công vụ gây thiệt hại có quyền sau đây:
a) Được nhận văn bản, quyết định về việc giải quyết yêu cầu bồi thường liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật này;
b) Tố cáo hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường, xác định trách nhiệm hoàn trả theo quy định của pháp luật về tố cáo; khiếu nại, khởi kiện quyết định hoàn trả và kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật về khiếu nại, pháp luật về tố tụng hành chính;
c) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người thi hành công vụ gây thiệt hại có nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực thông tin, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của cơ quan giải quyết bồi thường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp thông tin, tài liệu của mình;
b) Tham gia đầy đủ vào quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của cơ quan giải quyết bồi thường và quá trình xác định trách nhiệm hoàn trả theo yêu cầu của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại;
c) Hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại;
d) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Tiếp nhận, thụ lý yêu cầu bồi thường.
2. Phục hồi danh dự hoặc yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại theo quy định của Luật này.
3. Giải thích cho người yêu cầu bồi thường về các quyền và nghĩa vụ của họ trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường.
4. Xác minh thiệt hại; tiến hành thương lượng, đối thoại, hòa giải trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ yêu cầu bồi thường, tính đúng đắn của các văn bản, tài liệu giải quyết yêu cầu bồi thường và quyết định giải quyết bồi thường.
6. Ra bản án, quyết định về giải quyết yêu cầu bồi thường, tổ chức thực hiện hoặc yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại thực hiện bản án, quyết định đó.
7. Gửi bản án, quyết định về giải quyết yêu cầu bồi thường cho cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước và cá nhân, tổ chức khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
8. Khôi phục hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị thiệt hại.
9. Hướng dẫn người yêu cầu bồi thường thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường.
10. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
11. Tham gia tố tụng tại Tòa án trong trường hợp người yêu cầu bồi thường khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều 52 hoặc Điều 55 của Luật này.
12. Xác định trách nhiệm hoàn trả hoặc yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại xác định trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại và thu tiền hoàn trả theo quy định của Luật này.
13. Xem xét, xử lý kỷ luật theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại.
14. Báo cáo về việc giải quyết yêu cầu bồi thường, xác định trách nhiệm hoàn trả và việc xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại cho cơ quan có thẩm quyền, cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.
15. Trường hợp Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính giải quyết yêu cầu bồi thường thì phải xác định hành vi của người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 7 của Luật này trước khi thực hiện các trách nhiệm quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, 13 và 14 Điều này.
1. Giả mạo tài liệu, giấy tờ hoặc cung cấp tài liệu, chứng cứ sai sự thật trong hồ sơ yêu cầu bồi thường và trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường.
2. Thông đồng giữa người yêu cầu bồi thường với người giải quyết bồi thường, người có liên quan để trục lợi.
3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn can thiệp trái pháp luật vào quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường, xác định trách nhiệm hoàn trả và xem xét, xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại.
4. Không giải quyết yêu cầu bồi thường hoặc không ra quyết định giải quyết bồi thường hoặc giải quyết yêu cầu bồi thường trái pháp luật.
5. Không thực hiện việc xác định trách nhiệm hoàn trả hoặc không xem xét, xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại.
6. Sách nhiễu, cản trở hoạt động giải quyết yêu cầu bồi thường.
GENERAL PROVISIONS
This Law provides for the state's liability to pay compensation to individuals and organizations suffering from damage caused by law enforcers in administrative management, legal proceedings and judgment enforcement activities; damage to be compensated; the rights and obligations of individuals and organizations suffering from damage; compensation bodies; compensation procedures; restoration of honor; compensation funds; the reimbursement liability; responsibilities of regulatory bodies in state compensation.
Article 2. Entities eligible for compensation
Individuals and organizations suffering from material damage and/or mental sufferings (hereinafter referred to as sufferers) caused by law enforcers in cases provided by this Law are eligible for compensation by the state.
Article 3. Interpretation of terms
For the purposes of this Law, these terms below shall be construed as follows:
1. Sufferer refers to individuals and organizations suffering from material damage and/or mental sufferings caused by law enforcers in cases provided by this Law.
2. Law enforcer refers to a person who is elected, approved, recruited or appointed to a position as prescribed in law on officials and public employees and relevant law provisions in a regulatory body to perform the tasks of administrative management, legal proceedings or judgment enforcement, or a person who is assigned by a competent state agency to perform tasks related to administrative management. legal proceedings or judgment enforcement.
3. Claimant refers to any of the following entities who have filed a claim for compensation: sufferers, legal representatives, authorized representatives of sufferers, the heirs of sufferers if the sufferer being natural person died or the heir of sufferer being organization ceased to exist.
4. Illegal act of law enforcer refers to an act of nonperformance or unlawful performance of a task or power.
5. Document serving as ground for claim refers to a legally effective document issued by the regulatory agency or competent person in accordance with regulations of law, which clarify illegal act of a law enforcer or a judgment/decision which certifies that the sufferer is eligible for compensation paid by the state.
6. Compensation person refers to a person appointed by the compensation body to settle the compensation claim.
7. Compensation body refers to the superior body directly managing the law enforcer who committed an illegal act causing damage (hereinafter referred to as law enforcer causing damage) or the court in charge of lawsuit settlement
8. Reimbursement refers to liabilities of law enforcer who committed illegal act causing damage for reimbursing an amount to state budget as prescribed in this Law.
Article 4. Rules for state compensation
1. The state compensation shall be paid as prescribed in this Law.
2. The compensation claim shall be settled promptly, transparently, equally, in good faith, truthfully, and legally; and be initiated on the basis of negotiation between the compensation body and the claimant as per this Law.
The compensation claim in criminal procedures shall be settled at the superior body of law enforcer causing damage as prescribed in Section 1 Chapter V of this Law.
3. If a claimant filed a compensation claim to any of compensation bodies prescribed in Clause 7 Article 3 of this Law and such compensation body accepted the claim, such claimant is not allowed to file any compensation claim to other competent authorities, except for the cases prescribed in Point b Clause 1 and Clause 2 Article 52 of this Law.
4. The state shall settle a compensation claim upon receipt of the document serving as ground for claim or combine the compensation settlement in the course of criminal procedures or administrative procedures at the court in case of compensation claims in administrative management, civil procedures, administrative procedures, criminal judgment enforcement, and civil judgment enforcement as prescribed in this Law.
5. In cases where the damage is partly the sufferer’s fault, the state shall pay an amount which was deducted from the damages corresponding to the sufferer's fault.
Article 5. The right to claim compensation
The following entities are entitled to claim compensation from the state:
1. Sufferers;
2. Heirs of sufferers if the sufferer being natural person died or the heir of sufferer being organization ceased to exist;
3. Legal representatives of sufferers if required as prescribed in the Civil Code;
4. Natural persons, juridical persons that are authorized by entities prescribed in Clauses 1, 2, and 3 of this Article to claim compensation from the state.
Article 6. Period of prescription for lodging compensation claims
1. The period of prescription for lodging compensation claims defined is 3 years from the date on which the entity entitled to claim compensation prescribed in Clauses 1, 2, and 3 Article 5 of this Law receives the document serving as ground for claim, except for the case specified in Clause 2 Article 52 of this Law and restoration of honor.
2. The period of prescription for lodging compensation claims in administrative case settlement is determined according to period of prescription for taking administrative proceedings.
3. Periods not included in period of prescription for compensation claims:
a) Periods covering force majeure events or objective hindrance prescribed in the Civil Code that prevent entities eligible for compensation claim prescribed in Clauses 1, 2, and 3 Article 5 of this Law from exercising such right to claim compensation;
b) Periods over which the sufferer being minor, legally incapacitated person, or person with limited legal capacity or person with limited cognition or behavior control has not had any representatives as per the law or his/her representative died or could not keep acting as the representative until a new representative is appointed.
4. Claimants shall bear burden of proof in terms of the periods not included in the periods of prescription prescribed in Clause 3 hereof.
Article 7. Grounds for determination of state compensation liability
1. The state shall have compensation liability when all of the following grounds are given:
a) The availability of any of the proof to define the law enforcer's illegal act and a compensation claim prescribed in Clause 2 hereof;
b) The sufferer's actual damage within the state compensation liability as prescribed in this Law;
c) The existence of the causal link between actual damage and the damaging act.
2. Proof to define the law enforcer’s illegal act and equivalent compensation claim:
a) Document serving as ground for claim prescribed herein and the claim for compensation filed to the enforcer’s superior body or the competent court in charge of civil lawsuit settlement;
b) The court in charge of administrative case settlement confirmed the existence of illegal act of the defendant being law enforcer causing damage within the state compensation liability and a compensation claim was lodged before or at the meeting to check, access, and publicize evidence and settlement dialogue;
c) The court in charge of criminal case settlement confirmed the existence of illegal act of the defendant being law enforcer causing damage within the state compensation liability in administrative management, civil procedures, administrative procedures, criminal judgment enforcement, civil judgment enforcement and a compensation claim was lodged during the settlement of criminal case.
Article 8. Documents forming the basis for compensation claim in administrative management
Documents forming the basis for compensation claim in administrative management prescribed in Article 17 hereof include:
1. Judgments/decisions made by the competent courts on confirmation of illegal acts of law enforcers;
2. Decisions partly or wholly accepting complaints filed by the claimants as prescribed by law on complaints;
3. Decisions on cancellation, revocation, amendments to administrative decisions which were promulgated unlawfully;
4. Decisions on actions against violations committed by law enforcers which were denounced on the basis of denunciation as prescribed by law on complaints;
5. Decisions on actions against violations committed by law enforcers which were denounced on the basis of inspection findings as prescribed by law on inspection;
6. Decisions on disciplinary actions against law enforcers that committed illegal acts;
7. Other documents as per the law that meet the conditions prescribed in Clause 5 Article 3 of this Law.
Article 9. Document serving as ground for claim in criminal procedures
Documents forming the basis for compensation claim in criminal procedures prescribed in Article 18 hereof include:
1. Judgments made by competent courts to confirm that sufferers are eligible for compensation;
2. Decisions made by courts, procuracies, investigation bodies, agencies assigned to carry out certain investigation activities that confirm that sufferers are eligible for compensation;
3. Other documents as per the law on criminal procedures that meet the conditions prescribed in Clause 5 Article 3 of this Law.
Article 10. Document serving as ground for claim in civil procedures, administrative procedures
Documents forming the basis for compensation claim in civil procedures, administrative procedures prescribed in Article 19 hereof include:
1. Criminal judgments/decisions made by the competent courts confirming that presiding officers in civil procedures, administrative procedures since they issued illegal judgments/decisions or falsified case files/matter files;
2. Final and conclusive decisions on handling of complaints made by competent chief justice or trial panel as prescribed by law on civil procedures, administrative procedures confirming the illegal acts of law enforcers in enforcement of temporary emergency measures;
3. Decisions on suspension of investigation made by investigation bodies, decisions on suspension of cases made by procuracies, courts as prescribed by law on criminal procedures applying to presiding officers in civil procedures, administrative procedures since they issued illegal judgments/decisions or falsified case files/matter files but they were exempt from criminal liability as prescribed in Criminal Code;
4. Decisions on handling of complaints made by competent chief justice confirming that presiding officers in civil procedures, administrative procedures issued illegal judgments/decisions or falsified case files/matter files; and decisions on handling of complaints concluding that there are substantial grounds to take disciplinary actions or criminal liability against these presiding officers but they died earlier;
5. Decisions on disciplinary actions against presiding officers in civil procedures, administrative procedures that issued illegal judgments/decisions or falsified case files/matter files;
6. Other documents as per the law that meet the conditions prescribed in Clause 5 Article 3 of this Law.
Article 11. Document serving as ground for claim in criminal judgment enforcement
Documents forming the basis for compensation claim in criminal judgment enforcement prescribed in Article 20 hereof include:
1. Judgments/decisions made by the competent court on confirmation of illegal acts of law enforcers;
2. Decisions partly or wholly accepting complaints filed by the claimants as prescribed by law on criminal judgment enforcement;
3. Decisions on actions against violations committed by law enforcers which were denounced on the basis of denunciation as prescribed by law on complaints;
4. Decisions on disciplinary actions against law enforcers that committed illegal acts;
5. Other documents as per the law that meet the conditions prescribed in Clause 5 Article 3 of this Law.
Article 12. Document serving as ground for claim in civil judgment enforcement
Documents forming the basis for compensation claim in civil judgment enforcement prescribed in Article 21 hereof include:
1. Judgments/decisions made by the competent court on confirmation of illegal acts of law enforcers;
2. Decisions partly or wholly accepting complaints filed by the claimants as prescribed by law on civil judgment enforcement;
3. Decisions on cancellation, revocation, amendments to decisions on judgment enforcement which were promulgated unlawfully;
4. Decisions on actions against violations committed by law enforcers which were denounced on the basis of denunciation as prescribed by law on complaints;
5. Documents issued by heads of civil enforcement agencies accepting appeal by the procuracy as prescribed in law on civil judgment enforcement;
6. Decisions on disciplinary actions against law enforcers that committed illegal acts;
7. Other documents as per the law that meet the conditions prescribed in Clause 5 Article 3 of this Law.
Article 13. Rights and obligations of claimants
1. A claimant being sufferer has the rights to:
a) request any of bodies prescribed in Clause 7 Article 3 hereof to settle his/her compensation claim and is notified of processing results;
b) file a complaint/denunciation/lawsuit against illegal decision/act of persons competent in settlement of compensation claim as prescribed in law on complaints, denunciation and law on administrative procedures; complaints, appeal against court's judgments and decisions as prescribed in law on procedures;
c) request competent agencies or organizations to restore his/her legitimate rights and interests as per the law;
d) ask other persons to protect his/her legitimate rights and interests;
dd) receive guidelines for compensation claims from compensation-managing authority and enforcer’s superior body;
e) authorize another natural or juridical person to exercise right to compensation claim as prescribed in the Civil Code;
g) and other rights as prescribed by law.
2. A claimant being sufferer has the obligations to:
a) provide materials and evidence relating to compensation claim promptly, accurately, and truthfully and take legal responsibility for such provision;
b) fully participate in the course of compensation claim settlement at the request of compensation body.
c) prove the damage actually occurred that is eligible for compensation as prescribed in this Law and the existence of the causal link between actual damage and damaging act;
d) and other obligations as prescribed by law.
3. A claimant being the legal representative or the heir of sufferer which is natural person or organization shall have rights and obligations prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article.
4. A claimant being the authorized representative shall have rights and obligations prescribed in Points a, b, c, d, and dd Clause 1 and Clause 2 hereof within the scope of authorization.
Article 14. Rights and obligations of damage-causing law enforcers
1. A law enforcer causing damage shall have the rights to:
a) Receive the document on settlement of compensation claim directly related to his/her rights and obligations as prescribed in this Law;
b) File a denunciation against illegal decision/act of persons competent in settlement of compensation claim, and determination of reimbursement liability as prescribed in law on complaints; file a complaint, lawsuit against the decision on reimbursement, appeal against court's judgments and decisions as prescribed in law on complaints, law on administrative procedures;
c) and other rights as prescribed by law.
2. A law enforcer causing damage shall have the obligations to:
a) provide materials and evidence relating to settlement of compensation claim at the request of compensation body promptly, accurately, and truthfully and take legal responsibility for such provision;
b) fully participate in settlement of compensation claim at the request of compensation body and the court of determining reimbursement liability at the request of enforcer’s superior body;
c) and reimburse to the state budget money amounts already paid as compensation to sufferers under decisions of enforcer’s superior body;
d) and other obligations as prescribed by law.
Article 15. Responsibilities of compensation bodies
1. Receive and accept compensation claims.
2. Restore honor or request enforcers’ superior bodies to restore honor of the sufferers as prescribed in this Law.
3. Provide claimants with explanation for their rights and obligations in the course of settlement of compensation claims.
4. Verify damage; carry out negotiation, settlement dialogue, amicable settlement in the course of settlement of compensation claims as prescribed in this Law and other relevant law provisions.
5. Take responsibility for the adequacy and validity of compensation claims, accuracy of documents and decisions on settlement of compensation claims.
6. Issue judgments and decisions on settlement of compensation claims, enforce judgment/decision itself or request enforcer’s superior body to enforce the judgment/decision.
7. Send judgments and decisions on settlement of compensation claims to compensation-managing authority and other entities as prescribed in this Law and other relevant law provisions.
8. Restore or propose competent agencies or organizations to restore other legitimate rights and interests of sufferers.
9. Provide claimants with guidelines for compensation claim procedures.
10. Settle compensation-related complaints and denunciations under the law on complaints and denunciations.
11. Participate in legal proceedings at courts if a claimant filed a lawsuit in terms of settlement of compensation claim, except for the case prescribed in Clause 1 Article 52 or Article 55 of this Law.
12. Determine enforcer’s reimbursement liability or request enforcer’s superior body to determine enforcer’s reimbursement liability and collect given reimbursement as prescribed in this Law.
13. Consider whether to take disciplinary actions within their competence or request competent authorities to consider whether to take disciplinary actions against the law enforcer causing damage.
14. Send reports on settlement of compensation claims, determination of reimbursement liability and disciplinary actions against the law enforcer causing damage to competent authorities, compensation-managing authority.
15. If the court in charge of a criminal or administrative case settles a compensation claim, it shall determine if the law enforcer causing damage committed any of acts prescribed in Point b and Point c Clause 2 Article 7 of this law in advance before it fulfills other responsibilities prescribed in Clauses 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, 13 and 14 of this Article.
Article 16. Prohibited acts in settlement of compensation claims
1. Forging documents and papers or providing truthful papers and evidence in compensation claims and in the course of settlement of compensation claims.
2. Acting in connivance among claimants, persons responsible for compensation settlement and concerned people for self-seeking purposes in compensation.
3. Abusing positions and powers to illegally intervene in the course of compensation settlement, determination of reimbursement liability and consideration of disciplinary actions taken against law enforcers causing damage.
4. Failing to settle compensation, failing to make decision on settlement of compensation claims or settling compensation in contravention of law.
5. Failing to determine reimbursement liability or failing to consider taking actions against law enforcers causing damage.
6. Harass, obstruct settlement of compensation claims.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực