Chương IV Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017: Cơ quan giải quyết bồi thường
Số hiệu: | 10/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 20/06/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2018 |
Ngày công báo: | 26/07/2017 | Số công báo: | Từ số 517 đến số 518 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Cơ quan nhà nước phải chủ động xin lỗi khi gây oan sai
Đây là nội dung nổi bật tại Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước 2017 được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2017. Theo đó:
- Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại sẽ phải chủ động thông báo bằng văn bản cho người bị thiệt hại về việc Nhà nước tổ chức thực hiện phục hồi danh dự mà không phải đợi họ yêu cầu.
- Nếu người bị thiệt hại đồng ý với nội dung thông báo thì cơ quan thông báo thực hiện phục hồi danh dự, nếu không đồng ý thì người bị thiệt hại có ý kiến để cơ quan có cơ sở thực hiện khôi phục danh dự.
- Trường hợp người bị thiệt hại đề nghị chưa thực hiện phục hồi danh dự thì việc này được thực hiện khi người bị thiệt hại có yêu cầu bằng văn bản; trường hợp từ chối thì sẽ không còn quyền yêu cầu nữa.
- Trường hợp người bị thiệt hại chết thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại phải thực hiện việc đăng báo xin lỗi và cải chính công khai.
Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước 2017 chính thức có hiệu ngày 01/7/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ quan giải quyết bồi thường ở trung ương bao gồm:
a) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Tổng cục, cục, các đơn vị khác có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ hoặc thuộc cơ quan thuộc Chính phủ là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình.
2. Cơ quan giải quyết bồi thường ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bao gồm:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Cơ quan chuyên môn hoặc các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình.
4. Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình.
5. Cơ quan có thẩm quyền cung cấp thông tin theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin.
6. Cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố cáo theo quy định của Luật Tố cáo.
7. Cơ quan ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức.
8. Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính; Tòa án có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Cơ quan điều tra hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra là cơ quan giải quyết bồi thường trong các trường hợp sau đây:
1. Đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp mà không có căn cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; đã ra lệnh bắt, quyết định tạm giữ nhưng cơ quan, người có thẩm quyền quyết định trả tự do, hủy bỏ quyết định tạm giữ, không phê chuẩn lệnh bắt, không phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ vì người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
2. Đã ra quyết định khởi tố bị can nhưng Viện kiểm sát không phê chuẩn quyết định khởi tố vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;
3. Viện kiểm sát quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra ra kết luận điều tra bổ sung hoặc kết luận điều tra mới đề nghị truy tố nhưng Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm.
Viện kiểm sát là cơ quan giải quyết bồi thường trong các trường hợp sau đây:
1. Đã phê chuẩn lệnh bắt, quyết định gia hạn tạm giữ của Cơ quan điều tra hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhưng người bị bắt, bị tạm giữ không có hành vi vi phạm pháp luật;
2. Đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam, quyết định gia hạn tạm giam mà sau đó có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 34 của Luật này; đã quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung nhưng căn cứ kết quả điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;
3. Đã ra quyết định truy tố bị can nhưng Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm và bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật;
4. Tòa án cấp sơ thẩm quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung nhưng sau đó có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;
5. Tòa án cấp sơ thẩm quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung nhưng sau đó tuyên bị cáo không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm và bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật;
6. Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm xác định bị cáo không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;
7. Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm xác định bị cáo không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm và sau đó Tòa án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm vẫn giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm xác định bị cáo không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm.
1. Tòa án cấp sơ thẩm là cơ quan giải quyết bồi thường trong các trường hợp sau đây:
a) Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, tuyên bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;
b) Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại mà sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;
c) Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại mà sau đó bị cáo được tuyên không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;
d) Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có tội và bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;
đ) Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có tội và bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại mà sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;
e) Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có tội và bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại mà sau đó bị cáo được tuyên không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm.
2. Tòa án cấp phúc thẩm là cơ quan giải quyết bồi thường trong các trường hợp sau đây:
a) Tòa án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án phúc thẩm và đình chỉ vụ án vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;
b) Tòa án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án phúc thẩm để điều tra lại mà sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;
c) Tòa án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án phúc thẩm để xét xử lại mà sau đó bị cáo được tuyên không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm.
3. Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm là cơ quan giải quyết bồi thường trong các trường hợp sau đây:
a) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương mà quyết định bị hủy đã xác định bị cáo có tội và đình chỉ vụ án vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;
b) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương mà quyết định bị hủy đã xác định bị cáo có tội để điều tra lại nhưng sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;
c) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương mà quyết định bị hủy đã xác định bị cáo có tội để xét xử lại nhưng sau đó bị cáo được tuyên không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm.
4. Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan giải quyết bồi thường trong các trường hợp sau đây:
a) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của mình mà quyết định bị hủy đã xác định bị cáo có tội, hủy bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật, đồng thời quyết định về nội dung vụ án và tuyên bị cáo không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;
b) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của mình mà quyết định bị hủy đã xác định bị cáo có tội, hủy bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại nhưng sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;
c) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của mình mà quyết định bị hủy đã xác định bị cáo có tội, hủy bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại nhưng sau đó bị cáo được tuyên không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm.
1. Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 19 của Luật này là cơ quan giải quyết bồi thường.
2. Tòa án cấp sơ thẩm là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp ra bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 19 của Luật này mà bản án, quyết định đó bị hủy theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
3. Tòa án cấp phúc thẩm là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp ra bản án, quyết định phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 19 của Luật này mà bản án, quyết định đó bị hủy theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
4. Tòa án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp ra quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm đã có hiệu lực pháp luật quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 19 của Luật này mà quyết định đó bị hủy theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
5. Tòa án đã ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 19 của Luật này là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy bản án, quyết định đó theo thủ tục đặc biệt, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này.
6. Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy quyết định của mình, hủy bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 19 của Luật này theo thủ tục đặc biệt và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Tòa án nhân dân tối cao.
7. Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự.
1. Cơ quan thi hành án hình sự các cấp trong Công an nhân dân theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
2. Cơ quan thi hành án hình sự các cấp trong Quân đội nhân dân theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
3. Cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
4. Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự.
1. Cục Thi hành án dân sự và Chi cục Thi hành án dân sự.
2. Cơ quan Thi hành án quân khu và tương đương.
3. Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự.
1. Trường hợp cơ quan giải quyết bồi thường là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại thì việc xác định cơ quan giải quyết bồi thường trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:
a) Trường hợp cơ quan giải quyết bồi thường đã được chia, tách, sáp nhập, hợp nhất hoặc bị giải thể thì cơ quan kế thừa chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đó là cơ quan giải quyết bồi thường; trường hợp không có cơ quan nào kế thừa chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đã bị giải thể thì cơ quan đã ra quyết định giải thể là cơ quan giải quyết bồi thường; trường hợp cơ quan đã ra quyết định giải thể là Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thì cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước có thẩm quyền xác định cơ quan giải quyết bồi thường;
b) Trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan cùng gây thiệt hại thì cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ là cơ quan giải quyết bồi thường; trường hợp không có sự thống nhất về cơ quan giải quyết bồi thường thì cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước có thẩm quyền xác định cơ quan giải quyết bồi thường;
c) Trường hợp tại thời điểm thụ lý yêu cầu bồi thường mà người thi hành công vụ gây thiệt hại không còn làm việc tại cơ quan quản lý người đó tại thời điểm gây thiệt hại thì cơ quan giải quyết bồi thường là cơ quan quản lý người thi hành công vụ tại thời điểm gây thiệt hại;
d) Trường hợp có sự ủy quyền hoặc ủy thác thực hiện công vụ thì cơ quan ủy quyền hoặc cơ quan ủy thác là cơ quan giải quyết bồi thường; trường hợp cơ quan được ủy quyền, cơ quan nhận ủy thác là cơ quan nhà nước thực hiện không đúng nội dung ủy quyền, ủy thác gây thiệt hại thì cơ quan này là cơ quan giải quyết bồi thường.
2. Trường hợp giải quyết yêu cầu bồi thường trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính tại Tòa án thì Tòa án đang thụ lý giải quyết vụ án là cơ quan giải quyết bồi thường.
3. Trường hợp người yêu cầu bồi thường đồng thời yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại và Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường thì cơ quan đã thụ lý yêu cầu bồi thường trước là cơ quan giải quyết bồi thường.
COMPENSATION BODIES
Article 33. Compensation bodies in administrative management
1. Central compensation bodies include:
a) Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies shall act as compensation bodies in cases where the law enforcers causing damage work under their direct management, except for the case prescribed in Point b of this Clause;
b) General Departments, Departments and other units that have the legal person status and separate accounts of Ministries, ministerial-level agencies or Governmental agencies shall act as compensation bodies in cases where the law enforcers causing damage work under their direct management.
2. Compensation bodies of provinces and central-affiliated cities (hereinafter referred to as provinces) include:
a) People’s Committees of provinces shall act as compensation bodies in cases where the law enforcers causing damage work under their direct management, except for the case prescribed in Point b of this Clause;
b) Specialized agencies or entities affiliated to the People's Committee of provinces that have the legal person status and separate accounts shall act as compensation bodies in cases where the law enforcers causing damage work under their direct management.
3. People’s Committees of districts shall act as compensation bodies in cases where the law enforcers causing damage work under their direct management.
4. People’s Committees of communes shall act as compensation bodies in cases where the law enforcers causing damage work under their direct management.
5. Authorities competent to provide information as prescribed in the Law on information access.
6. Authorities competent to apply necessary measures to protect denouncers as prescribed in the Law on Denunciation.
7. Agencies issuing dismissal decision as disciplinary actions to public employees.
8. Courts that have jurisdiction in lawsuit settlement as prescribed in law on criminal procedures, civil procedures, administrative procedures; courts that have jurisdiction in applying administrative measures as prescribed in the Law on penalties for administrative violations.
Article 34. Investigative agencies and agencies tasked to conduct certain investigative activities for compensation in criminal proceedings
An investigative agency or agency tasked to conduct certain investigative activities shall act as a compensation body in the following cases:
1. It issued a custody order for emergencies without justifiable grounds as prescribed in the Criminal Procedure Code and the person held in custody did not commit any illegal act; it issued an arrest or custody order but then the competent authority issued decision on release, cancellation of the custody orders, non-endorsement of the arrest order or decision on extension of custody order as the person held in custody or arrested did not commit any criminal act;
2. It issued a decision to prosecute the accused but then the procuracy does not approve the decision to prosecute the accused as the commission of an offence did not occur or the act did not constitute the offence;
3. The procuracy issued a decision on return of case files for additional investigation and then investigation body made additional investigation findings or new investigation findings for prosecution but the procuracy issued a decision on suspension of case as an offence did not occur or the act did not constitute the offence.
Article 35. Procuracies settling compensation in criminal proceedings
A procuracy shall act as a compensation body in any of the following cases:
1. It ratified an arrest order or decision to extend the custody duration made by competent investigate agency or agency tasked to conduct certain investigative activities but the arrested person or person held in custody did not commit any illegal act;
2. It ratified a decision to prosecute the accused or a detention order made by the investigation agency or agency tasked to conduct certain investigative activities or issued a decision to prosecute the accused, a detention order, or a decision to extend the detention duration but then the competent authority confirmed that the offence did not occur, the act did not constitute the offence, or the investigation period expired without justifiable grounds to prove that the accused committed any illegal act, except for the case prescribed in Clause 3 Article 34 of this Law; or it returned the case files for additional investigation, but the investigation body, according to investigation findings, issues a decision on suspension of investigation as the commission of an offence did not occur, the act did not constitute the offence, or the investigation period expired without justifiable grounds to prove that the accused committed any illegal act;
3. It issued a decision to prosecute the accused but the first-instance court declared that the defendant was not guilty as he/she did not commit any criminal act or the act did not constitute the offence and the first-instance judgment has taken legal effect;
4. The first-instance court returned case files for additional investigation and later the competent agency issued a decision on suspension of the investigation or case as the commission of an offence did not occur, the act did not constitute the offence or the investigation period expired without justifiable grounds to prove that the accused committed any illegal act;
5. The first-instance court returned case files for additional investigation and later declared that the defendant is not guilty as he/she did not commit any criminal act or the act did not constitute the offence and the first-instance judgment has taken legal effect;
6. The appellate court upheld a first-instance court judgment/ruling declaring that the defendant was not guilty as the commission of an offence did not occur or the act did not constitute the offence
7. The appellate court upheld a first-instance court's judgment/ruling declaring that the defendant is not guilty as the commission of an offence did not occur or the act did not constitute the offence and later the court conducting trial according to cassation or reopening procedures still uphold the appellate court's judgment/ruling declaring that the defendant is not guilty as the commission of an offence did not occur or the act did not constitute the offence.
Article 36. Courts settling compensation in criminal proceedings
1. A first-instance court shall act as a compensation body in any of the following cases:
a) It declared that the defendant was guilty but then the appellate court quashes the first-instance judgment, declaring that the defendant is not guilty and terminate the case as the commission of an offence did not occur or the act did not constitute the offence;
b) It declared that the defendant was guilty but later the appellate court quashes the first-instance judgment for re-investigation, and then the defendant's investigation and case are terminated as the commission of an offence did not occur or the act did not constitute the offence or the investigation period expired without justifiable grounds to prove that the accused committed any illegal act;
c) It declared that the defendant was guilty but then the appellate court quashed the first-instance judgment for retrial, and then declares that the defendant is not guilty as the commission of an offence did not occur or the act did not constitute the offence;
d) It declared that the defendant was guilty and the first-instance judgment has taken legal effect but later the court conducting trial according to cassation or reopening procedures quashes that judgment and terminates the case as the commission of an offence did not occur or the act did not constitute the offence;
dd) It declared that the defendant was guilty and the first-instance judgment has taken legal effect later the court conducting trial according to cassation or reopening procedures quashes that judgment for re-investigation as the commission of an offence did not occur, or the act did not constitute the offence, or the investigation period expired without justifiable grounds to prove that the accused committed any illegal act;
e) It declared that the defendant was guilty the first-instance judgment has taken legal effect but later the court conducting trial according to cassation or reopening procedures quashes that judgment for re-trial and then the defendant is declared not guilty as the commission of an offence did not occur or the act did not constitute the offence.
2. An appellate court shall act as a compensation body in any of the following cases:
a) It declared that the defendant was guilty but later the court conducting trial according to cassation or reopening procedures quashes the appellate judgment and terminates the case as the commission of an offence did not occur or the act did not constitute the offence;
b) It declared that the defendant was guilty, but later the court conducting trial according to cassation or reopening procedures quashes the appellate judgment for re-investigation and then the defendant's investigation and case is terminated as the commission of an offence did not occur, or the act did not constitute the offence, or the investigation period expired without justifiable grounds to prove that the accused committed any illegal act;
c) It declared that the defendant was guilty, but later the court conducting trial according to cassation or reopening procedures quashes the appellate judgment for re-trial and then the defendant is declared not guilty as the commission of an offence did not occur or the act did not constitute the offence.
3. A superior people’s court or a central military court that have jurisdiction to conduct trial according to cassation or reopening procedures shall act as a compensation body in any of the following cases:
a) The Council of Judges of the Supreme People’s Court quashes the cassation or reopening ruling of the Superior People’s Court or central military court which declared that the defendant was guilty and terminate the case as the commission of an offence did not occur or the act did not constitute the offence;
b) The Council of Judges of the Supreme People’s Court quashes the cassation or reopening ruling of the Superior People’s Court or central military court which declared that the defendant was guilty for re-investigation and then the defendant's investigation and case is terminated as the commission of an offence did not occur, or the act did not constitute the offence, or the investigation period expired without justifiable grounds to prove that the accused committed any illegal act;
c) The Council of Judges of the Supreme People’s Court quashes the cassation or reopening ruling of the Superior People’s Court or central military court which declared that the defendant was guilty for re-trial and then the defendant is declared not guilty as the commission of an offence did not occur or the act did not constitute the offence.
4. The Supreme People’s Court shall act as a compensation body in any of the following cases:
a) The Council of Judges of the Supreme People's Court quashes its cassation or reopening rulings which declared that the defendant was guilty, or quashes a legally effective judgment/decision of the inferior court, and declares that the defendant is guilty as the commission of an offence did not occur or the act did not constitute the offence;
b) The Council of Judges of the Supreme People’s Court quashes its cassation or reopening ruling which declared that the defendant was guilty, or quashes a legally effective judgment/decision of the inferior court for re-investigation and then the defendant's investigation and case is terminated as the commission of an offence did not occur, or the act did not constitute the offence, or the investigation period expired without justifiable grounds to prove that the accused committed any illegal act;
c) The Council of Judges of the Supreme People's Court quashes its cassation or reopening rulings which declared that the defendant was guilty , or and quashes a legally effective judgment/decision of the inferior court for re-trial, and then the defendant declared not guilty as the commission of an offence did not occur or the act did not constitute the offence.
Article 37. Courts settling compensation in civil procedures, administrative procedures
1. A court competent to issue rulings on application of temporary emergency measures defined in Clauses 1, 2 and 3, Article 28 of this Law shall act as a compensation body.
2. A first-instance court shall act as a compensation body if its legally effective first-instance judgments or rulings defined in Clause 5 and Clause 6 Article 19 of this Law are quashed according to cassation or reopening procedures.
3. An appellate court shall act as a compensation body if its legally effective appellate judgments or rulings defined in Clause 5 and Clause 6 Article 19 of this Law are quashed according to cassation or reopening procedures.
4. A court conducting trial according to cassation or reopening procedures shall act as a compensation body if its legally effective cassation or reopening rulings defined in Clause 5 and Clause 6 Article 19 of this Law are quashed according to cassation or reopening procedures.
5. A court shall act as a compensation body if its legally effective judgments or rulings defined in Clause 5 and Clause 6 Article 19 of this Law are quashed by the Council of Judges of the Supreme People’s Court according to special procedures, except for the case prescribed in Clause 6 of this Article.
6. The Supreme People’s Court shall act as a compensation body if the Council of Judges of the Supreme People’s Court quashes its legally effective judgments or rulings or those of inferior courts as defined in Clause 5 and Clause 6 Article 19 of this Law according to special procedures and determine damages incurred by the Supreme People’s Court.
7. Courts that have jurisdiction to settle cases as prescribed in the Criminal Procedure Code, the Civil Procedure Code.
Article 38. Compensation bodies in criminal judgment enforcement
1. Criminal enforcement agencies of the People's Police prescribed in the Law on criminal judgment enforcement.
2. Criminal enforcement agencies of the People's Army prescribed in the Law on criminal judgment enforcement.
3. Agencies assigned certain duties of criminal judgment enforcement prescribed in the Law on criminal judgment enforcement.
4. Courts that have jurisdiction to settle cases as prescribed in the Criminal Procedure Code, the Civil Procedure Code.
Article 39. Compensation bodies in civil judgment enforcement
1. Department of civil judgment enforcement and Sub-department of civil judgment enforcement.
2. Enforcement authorities of military zones and equivalent.
3. Courts that have jurisdiction to settle cases as prescribed in the Criminal Procedure Code, the Civil Procedure Code.
Article 40. Determination of compensation bodies in some specific cases
1. In cases where the compensation body is enforcer’s superior body, the compensation body in some specific cases shall be determined as follows:
a) If the compensation body has been totally or partially divided, acquired, or consolidated or dissolved, its successor agency shall act as a compensation body; if there is no successor agency, the body that has issued the dissolution decision shall act as a compensation body; if the body that has issued the dissolution decision is the National Assembly, the Standing Committee of National Assembly, the Government, the Prime Minister, the compensation-managing authority shall have power to determine the compensation body;
b) In a case where multiple law enforcers of multiple agencies jointly cause damage, the agency assuming the prime responsibility shall act as a compensation body; in a case where it is unable to reach a consensus on the compensation body, the competent compensation-managing authority shall determine the compensation body;
c) At the time of handling compensation claim, if the law enforcer causing damage has no longer worked at his/her superior body at the time of causing the damage, such superior body shall act as the compensation body;
d) In case of authorized or mandated performance of official duties, the authorizing or mandating agency shall act as a compensation body. If the authorized or mandated agency performs official duties at variance with authorized or mandated contents, thus causing damage, it shall act as a compensation body.
2. In case of settlement of a claim in the course of criminal procedures or administrative procedures at a court, the court handling the case shall act as a compensation body.
3. In cases where the claimant simultaneously request the enforcer’s superior body and the court that has jurisdiction to settle the claim, either the enforcer’s superior body or the court shall act as the compensation body, whichever accepts the claim first.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực