Chương VIII Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017: Trách nhiệm bồi thường của các cơ quan nhà nước trong công tác bồi thường nhà nước
Số hiệu: | 10/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 20/06/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2018 |
Ngày công báo: | 26/07/2017 | Số công báo: | Từ số 517 đến số 518 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án trên phạm vi cả nước.
2. Bộ Tư pháp là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng chiến lược, chính sách về công tác bồi thường nhà nước;
b) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; ban hành biểu mẫu, sổ sách về công tác bồi thường nhà nước;
c) Hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước; giải đáp vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
d) Xác định cơ quan giải quyết bồi thường theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 40 của Luật này;
đ) Hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường;
e) Theo dõi, đôn đốc công tác bồi thường nhà nước; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thanh tra, kiểm tra công tác bồi thường nhà nước; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong công tác bồi thường nhà nước theo quy định của pháp luật;
g) Hằng năm, thống kê việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước báo cáo Chính phủ theo quy định;
h) Yêu cầu cơ quan giải quyết bồi thường báo cáo về việc giải quyết yêu cầu bồi thường, thực hiện trách nhiệm hoàn trả và xử lý kỷ luật người thi hành công vụ trong trường hợp cần thiết;
i) Quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong công tác bồi thường nhà nước;
k) Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về công tác bồi thường nhà nước;
l) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong việc giải quyết bồi thường, thực hiện trách nhiệm hoàn trả theo quy định của pháp luật;
m) Kiến nghị người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có nội dung giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật; yêu cầu Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hủy quyết định giải quyết bồi thường trong trường hợp có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 3 Điều 48 của Luật này mà không ra quyết định hủy;
n) Giúp Chính phủ phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện quản lý công tác bồi thường nhà nước trong lĩnh vực tố tụng;
o) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án tại địa phương và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước;
b) Xác định cơ quan giải quyết bồi thường theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 40 của Luật này;
c) Hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường trong phạm vi địa phương mình;
d) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác bồi thường nhà nước; thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong công tác bồi thường nhà nước;
đ) Hằng năm, chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương thống kê việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước báo cáo Bộ Tư pháp theo quy định;
e) Yêu cầu cơ quan giải quyết bồi thường báo cáo về việc giải quyết yêu cầu bồi thường, thực hiện trách nhiệm hoàn trả và xử lý kỷ luật người thi hành công vụ trong trường hợp cần thiết;
g) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong việc giải quyết bồi thường, thực hiện trách nhiệm hoàn trả trong phạm vi do mình quản lý;
h) Kiến nghị người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có nội dung giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật; yêu cầu Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hủy quyết định giải quyết bồi thường trong trường hợp có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 3 Điều 48 của Luật này mà không ra quyết định hủy;
i) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
4. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước tại địa phương.
Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm:
1. Phối hợp với Chính phủ thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước quy định tại khoản 2 Điều 73 của Luật này;
2. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác bồi thường nhà nước theo quy định của pháp luật;
3. Chỉ đạo cơ quan giải quyết bồi thường thực hiện công tác giải quyết bồi thường, xác định trách nhiệm hoàn trả, thực hiện quyết định hoàn trả, thực hiện xử lý kỷ luật theo thẩm quyền;
4. Xử lý và chỉ đạo xử lý vi phạm trong việc giải quyết bồi thường, thực hiện trách nhiệm hoàn trả;
5. Hằng năm hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước, thống kê, báo cáo Chính phủ việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước;
6. Chỉ đạo Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp phối hợp với cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước thực hiện công tác bồi thường nhà nước;
7. Trả lời, thực hiện kiến nghị của cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước;
8. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm:
1. Phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 73 của Luật này;
2. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác bồi thường nhà nước theo quy định của pháp luật;
3. Chỉ đạo cơ quan giải quyết bồi thường thực hiện công tác giải quyết bồi thường, xác định trách nhiệm hoàn trả, thực hiện quyết định hoàn trả, thực hiện xử lý kỷ luật theo thẩm quyền;
4. Xử lý và chỉ đạo xử lý vi phạm trong việc giải quyết bồi thường, thực hiện trách nhiệm hoàn trả;
5. Hằng năm hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước, thống kê, báo cáo việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước;
6. Trả lời, thực hiện kiến nghị của cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước;
7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
RESPONSIBILITIES OF STATE AGENCIES IN STATE COMPENSATION
Article 73. State management responsibilities for compensation work
1. The Government shall perform the consistent state management of compensation work in administrative management, procedures and judgment enforcement nationwide.
2. The Ministry of Justice is the central agency assisting the Government in performing state management of state compensation and has the following tasks and powers:
a) Formulate strategies and policies on state compensation;
b) Promulgate within its competence or request competent state agencies to promulgate documents on guidelines for the Law on State Compensation Liability Law; issue forms and books on state compensation;
c) Guide and provide training courses in professional skills and practices of state compensation; response to problems in the application of the law on compensation liability of the state;
d) Determine compensation bodies as prescribed in Point a and Point b Clause 1 Article 40 of this Law;
dd) Assist sufferers in going through procedures for compensation claims;
e) Monitor and urge the state compensation; take charge and cooperate with concerned agencies in inspecting and examining the state compensation work; settle complaints, denunciations and take actions against violations in state compensation according to the provisions of law;
g) Annually, release statistics on the implementation of the state compensation work and send reports to the Government according to regulations;
h) Request the compensation agencies to send reports on the settlement of claims, fulfill reimbursement liability and take disciplinary actions against law enforcers in case of necessity;
i) Carry out state management of international cooperation in state compensation;
k) Build and manage a database on state compensation;
l) Propose the competent bodies to take actions against violations in settling the compensation and performance of the reimbursement liability as per the law;
m) Propose the competent persons to protest the court judgments or decisions with compensation contents as provided for by law; request the head of the enforcer’s superior body to cancel the decision on settlement of compensation in the case of one of the grounds specified in Clause 1 and Point a of Clause 3, Article 48 of this Law without cancellation decision;
n) Assist the Government in cooperating with the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy in managing state compensation work in procedures;
o) Other tasks and powers as per the law.
3. People's Committees of provinces shall perform the state management of state compensation in the administrative management, proceeding and judgment execution in their respective administrative divisions and have the following tasks and powers:
a) Guide and provide training courses in professional skills and practices of state compensation;
b) Determine compensation bodies as prescribed in Point a and Point b Clause 1 Article 40 of this Law;
c) Guide the suffers to carry out the procedures for claiming compensation within their respective administrative divisions;
d) Monitor, urge and inspect the state compensation; inspect, settle complaints, denunciations, take actions against violations in state compensation;
dd) Annually, take charge and cooperate with concerned local agencies and organizations in releasing statistics on the implementation of the state compensation work and report it to the Ministry of Justice according to regulations;
e) Request the compensation agencies to send reports on the settlement of claims, fulfill reimbursement liability and take disciplinary actions against law enforcers in case of necessity;
g) Propose the competent bodies to take actions against violations in settling the compensation and perform the reimbursement liability within its scope of management;
h) Propose the competent persons to protest the court judgments or decisions with compensation contents as provided for by law; request the head of the enforcer’s superior body to cancel the decision on settlement of compensation in the case of one of the grounds specified in Clause 1 and Point a of Clause 3, Article 48 of this Law without cancellation decision;
i) Other tasks and powers as per the law.
4. Departments of Justice shall assist the People's Committees of provinces in performing the state management over the state compensation work in their respective administrative divisions.
Article 74. Responsibilities of the Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy
The Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy shall, within the scope of their functions, duties and powers, have the following responsibilities:
1. Cooperate with the Government in performing the state management of state compensation work prescribed in Clause 2, Article 73 of this Law;
2. Examine, inspect and settle complaints and denunciations related to the state compensation work according to the provisions of law;
3. Direct the compensation bodies to settle claims, to determine the reimbursement liability, to implement decisions on the reimbursement, to take disciplinary actions it according to its competence;
4. Handle and direct the actions against violations in the settlement of compensation and performance of reimbursement liability;
5. Annually or at the request of compensation-managing authority, release statistics and reporting the Government the performance of state compensation;
6. Direct People’s Courts, the People’s Procuracies to cooperate with state management agencies on state compensation in state compensation work;
7. Respond to and implement recommendations of compensation-managing authority;
8. Perform other tasks and powers as per the law.
Article 75. Responsibilities of Ministries, ministerial-level agencies and Governmental agencies
Ministries, ministerial-level agencies and Governmental agencies shall, within the scope of their respective functions, tasks and powers, have the following responsibilities:
1. Cooperate with the Ministry of Justice in performing the state management of state compensation work prescribed in Clause 2, Article 73 of this Law;
2. Examine, inspect and settle complaints and denunciations related to the state compensation work according to the provisions of law;
3. Direct the compensation bodies to settle claims, to determine the reimbursement liability, to implement decisions on the reimbursement, to take disciplinary actions it according to its competence;
4. Handle and direct the actions against violations in the settlement of compensation and performance of reimbursement liability;
5. Annually or at the request of compensation-managing authority, release statistics and reporting the performance of state compensation;
6. Respond, to make recommendations of compensation-managing authority;
7. Perform other tasks and powers as per the law.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 23. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Điều 24. Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút
Điều 25. Thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết
Điều 26. Thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm
Điều 27. Thiệt hại về tinh thần
Điều 28. Các chi phí khác được bồi thường
Điều 40. Xác định cơ quan giải quyết bồi thường trong một số trường hợp cụ thể
Điều 41. Hồ sơ yêu cầu bồi thường
Điều 43. Thụ lý hồ sơ và cử người giải quyết bồi thường
Điều 46. Thương lượng việc bồi thường
Điều 57. Chủ động phục hồi danh dự
Điều 58. Trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai
Điều 59. Đăng báo xin lỗi và cải chính công khai
Điều 65. Xác định mức hoàn trả, giảm mức hoàn trả
Điều 73. Trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước
Điều 74. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Điều 75. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ