CHƯƠNG VII Luật thi hành án dân sự 2008: Xử lý vi phạm
Số hiệu: | 26/2008/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 14/11/2008 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2009 |
Ngày công báo: | 21/03/2009 | Số công báo: | Từ số 161 đến số 162 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đã nhận giấy báo, giấy triệu tập lần thứ hai nhưng không có mặt để thực hiện việc thi hành án mà không có lý do chính đáng.
2. Cố tình không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án hoặc bản án, quyết định phải thi hành ngay.
3. Không thực hiện công việc phải làm hoặc không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định.
4. Có điều kiện thi hành án nhưng cố tình trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ thi hành án.
5. Tẩu tán hoặc làm hư hỏng tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản.
6. Không thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên về việc cung cấp thông tin, giao giấy tờ liên quan đến tài sản bị xử lý để thi hành án mà không có lý do chính đáng.
7. Sử dụng trái phép, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc thay đổi tình trạng tài sản đã kê biên nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
8. Chống đối, cản trở hay xúi giục người khác chống đối, cản trở; có lời nói, hành động lăng mạ, xúc phạm người thi hành công vụ trong thi hành án; gây rối trật tự nơi thi hành án hoặc có hành vi vi phạm khác gây trở ngại cho hoạt động thi hành án dân sự nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
9. Phá hủy niêm phong hoặc hủy hoại tài sản đã kê biên nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
10. Không chấp hành quyết định của Chấp hành viên về việc khấu trừ tài khoản, trừ vào thu nhập, thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
1. Những người sau đây có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự:
a) Chấp hành viên đang giải quyết việc thi hành án;
b) Tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản của vụ án phá sản;
c) Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện;
d) Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu.
2. Mức xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
1. Nguyên tắc xử phạt, thời hiệu xử phạt, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ và trình tự, thủ tục xử phạt cụ thể thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong xử phạt vi phạm hành chính về thi hành án dân sự thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Người phải thi hành án cố ý không chấp hành bản án, quyết định; không tự nguyện thi hành các quyết định về thi hành án thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện các quyết định về thi hành án thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường; nếu là cá nhân thì còn có thể bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án hoặc ép buộc Chấp hành viên thi hành án trái pháp luật; phá huỷ niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, huỷ hoại vật chứng, tài sản tạm giữ, tài sản bị kê biên thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
4. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cố ý không ra quyết định thi hành án hoặc ra quyết định về thi hành án trái pháp luật; Chấp hành viên không thi hành đúng bản án, quyết định, trì hoãn việc thi hành án, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án trái pháp luật; vi phạm quy chế đạo đức của Chấp hành viên thì bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Article 162. Acts of administrative violation in civil judgment enforcement
1. Failing to show up for judgment enforcement without plausible reasons after receiving the second notice or summons.
2. Intentionally failing to enforce a court ruling on application of provisional urgent measures or a judgment or ruling which must be enforced without delay.
3. Failing to perform a job which must be performed or to terminate the performance of a prohibited job under a judgment or ruling.
4. Intentionally delaying the performance of the judgment enforcement obligation through having conditions therefor.
5. Dispersing or damaging assets to shirk the judgment enforcement obligation or the asset distraint.
6. Failing to comply with enforcers’ request for supply of information and documents related to assets handled for judgment enforcement without plausible reasons.
7. Illegally using, consuming, transferring, fraudulently exchanging, concealing or altering the state of distrained assets, which is not seriously enough for penal liability examination.
8. Opposing, obstructing or instigating others to oppose or obstruct the judgment enforcement; verbally abusing, blaspheming or offending judgment enforcers on duty; disturbing public order at places where judgment enforcement is conducted or other acts of obstructing civil judgment enforcement activities, which are not serious enough for penal liability examination.
9. Breaking the seals of or destroying distrained assets, which is not serious enough for penal liability examination.
10. Failing to abide by enforcers’ decisions on deduction of accounts and incomes or withdrawal of valuable papers of judgment debtors.
Article 163. Competence to sanction administrative violations
1. The following persons are competent to sanction administrative violations in civil judgment enforcement:
a/ Enforcers who are conducting judgment enforcement;
b/ Heads of asset management and liquidation teams in bankruptcy cases;
c/ Heads of district-level civil judgment enforcement agencies;
d/ Heads of provincial-level civil judgment enforcement agencies and military zone-level judgment enforcement agencies.
2. Levels of sanctions against administrative violations in civil judgment enforcement must comply with the law on handling of administrative violations.
Article 164. Sanctioning of violations and settlement of complaints and denunciations about sanctioning of administrative violations in civil judgment enforcement
1. Sanctioning principles and statute of limitations, aggravating and extenuating circumstances, specific sanctioning order and procedures must comply with the law on handling of administrative violations.
2. Complaints and denunciations about sanctioning of administrative violations in civil judgment enforcement and settlement thereof must comply with this Law and other relevant laws.
Article 165. Handling of violations
1. Judgment debtors who intentionally fail to abide by judgments or rulings or fail to voluntarily execute judgment enforcement decisions shall, depending on the nature and severity of their violations, be administratively sanctioned or examined for penal liability under law.
2. Agencies, organizations and individuals that fail to execute judgment enforcement decisions shall, depending on the nature and severity of their violations, be administratively sanctioned. If causing damage, they shall pay compensations therefor. Violating individuals can also be disciplined or examined for penal liability.
3. Persons who abuse their positions or powers to intentionally obstruct judgment enforcement or force enforcers into unlawfully conducting judgment enforcement; break the seals of, consume, transfer, fraudulently exchange, hide or destroy material evidence or assets or distrained shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined or examined for penal liability. If causing damage, they shall pay compensations therefor.
4. Heads of civil judgment enforcement agencies who intentionally fail to issue judgment enforcement decisions or issue unlawful ones, enforcers who fail to strictly enforce judgments or rulings, delay judgment enforcement, apply unlawful measures to coerce judgment enforcement, or breach ethical rules of enforcers shall be disciplined or examined for penal liability. If causing damage, they shall pay compensations therefor under law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực