CHƯƠNG II Luật thi hành án dân sự 2008: Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự và chấp hành viên
Số hiệu: | 26/2008/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 14/11/2008 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2009 |
Ngày công báo: | 21/03/2009 | Số công báo: | Từ số 161 đến số 162 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự bao gồm:
1. Cơ quan quản lý thi hành án dân sự:
a) Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp;
b) Cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng.
2. Cơ quan thi hành án dân sự:
a) Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh);
b) Cơ quan thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện);
c) Cơ quan thi hành án quân khu và tương đương (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án cấp quân khu).
Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thi hành án dân sự; tên gọi, cơ cấu, tổ chức cụ thể của cơ quan thi hành án dân sự.
1. Quản lý, chỉ đạo về thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm:
a) Bảo đảm việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự;
b) Chỉ đạo hoạt động thi hành án dân sự đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện; hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự cho Chấp hành viên, công chức khác của cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn;
c) Kiểm tra công tác thi hành án dân sự đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện;
d) Tổng kết thực tiễn thi hành án dân sự; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án dân sự theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp.
2. Trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định theo quy định tại Điều 35 của Luật này.
3. Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự; phối hợp với cơ quan Công an trong việc lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm chấp hành hình phạt tù và đặc xá cho người có nghĩa vụ thi hành án dân sự đang chấp hành hình phạt tù.
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật này.
5. Thực hiện quản lý công chức, cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự tại địa phương theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp.
6. Giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện trách nhiệm, quyền hạn theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 173 của Luật này.
7. Báo cáo công tác thi hành án dân sự trước Hội đồng nhân dân cùng cấp khi có yêu cầu.
1. Trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định theo quy định tại Điều 35 của Luật này.
2. Tổng kết thực tiễn công tác thi hành án theo thẩm quyền; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án dân sự theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng.
3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật này.
4. Phối hợp với các cơ quan chức năng của quân khu trong việc quản lý cán bộ, cơ sở vật chất, kinh phí và phương tiện hoạt động của cơ quan thi hành án cấp quân khu theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng.
5. Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự; phối hợp với cơ quan thi hành án phạt tù trong quân đội trong việc lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm chấp hành hình phạt tù và đặc xá cho người có nghĩa vụ thi hành án dân sự đang chấp hành hình phạt tù.
6. Giúp Tư lệnh quân khu và tương đương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 172 của Luật này.
1. Trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định theo quy định tại Điều 35 của Luật này.
2. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật này.
3. Thực hiện quản lý công chức, cơ sở vật chất, kinh phí và phương tiện hoạt động được giao theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh.
4. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh.
5. Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự.
6. Giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 174 của Luật này.
7. Báo cáo công tác thi hành án dân sự trước Hội đồng nhân dân khi có yêu cầu.
1. Chấp hành viên là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định theo quy định tại Điều 2 của Luật này. Chấp hành viên có ba ngạch là Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp.
2. Chấp hành viên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm.
3. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thi tuyển, bổ nhiệm Chấp hành viên.
1. Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên.
2. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên sơ cấp:
a) Có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên;
b) Đã được đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự;
c) Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp.
3. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên trung cấp:
a) Có thời gian làm Chấp hành viên sơ cấp từ 05 năm trở lên;
b) Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên trung cấp.
4. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên cao cấp:
a) Có thời gian làm Chấp hành viên trung cấp từ 05 năm trở lên;
b) Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên cao cấp.
5. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều này, là sỹ quan quân đội tại ngũ thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên trong quân đội.
Tiêu chuẩn để được bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp trong quân đội được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
6. Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên chuyển công tác đến cơ quan thi hành án dân sự có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên ở ngạch tương đương mà không qua thi tuyển.
7. Trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 10 năm trở lên thì có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên trung cấp hoặc đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 15 năm trở lên thì có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên cao cấp.
1. Chấp hành viên đương nhiên được miễn nhiệm trong trường hợp nghỉ hưu hoặc chuyển công tác đến cơ quan khác.
2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định miễn nhiệm Chấp hành viên trong các trường hợp sau đây:
a) Do hoàn cảnh gia đình hoặc sức khỏe mà xét thấy không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ Chấp hành viên;
b) Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ không bảo đảm thực hiện nhiệm vụ Chấp hành viên hoặc vì lý do khác mà không còn đủ tiêu chuẩn để làm Chấp hành viên.
3. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục miễn nhiệm Chấp hành viên.
1. Kịp thời tổ chức thi hành vụ việc được phân công; ra các quyết định về thi hành án theo thẩm quyền.
2. Thi hành đúng nội dung bản án, quyết định; áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; thực hiện nghiêm chỉnh chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Chấp hành viên.
3. Triệu tập đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giải quyết việc thi hành án.
4. Xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan xử lý vật chứng, tài sản và những việc khác liên quan đến thi hành án.
5. Quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án; lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án; thu giữ tài sản thi hành án.
6. Yêu cầu cơ quan Công an tạm giữ người chống đối việc thi hành án theo quy định của pháp luật.
7. Lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án; xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm.
8. Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi tiền, tài sản đã chi trả cho đương sự không đúng quy định của pháp luật, thu phí thi hành án và các khoản phải nộp khác.
9. Được sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi hành công vụ theo quy định của Chính phủ.
10. Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự.
Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chấp hành viên phải tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án và được pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín.
1. Những việc mà pháp luật quy định công chức không được làm.
2. Tư vấn cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan dẫn đến việc thi hành án trái pháp luật.
3. Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ việc thi hành án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm thi hành án.
4. Sử dụng trái phép vật chứng, tiền, tài sản thi hành án.
5. Thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người sau đây:
a) Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi;
b) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Chấp hành viên, của vợ hoặc chồng của Chấp hành viên;
c) Cháu ruột mà Chấp hành viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
6. Sử dụng thẻ Chấp hành viên, trang phục, phù hiệu thi hành án, công cụ hỗ trợ để làm những việc không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
7. Sách nhiễu, gây phiền hà cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thi hành án.
8. Cố ý thi hành trái nội dung bản án, quyết định; trì hoãn hoặc kéo dài thời gian giải quyết việc thi hành án được giao không có căn cứ pháp luật.
1. Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải là Chấp hành viên. Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm; Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án trong quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm, miễn nhiệm.
2. Chính phủ quy định tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án trong quân đội.
1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Ra quyết định về thi hành án theo thẩm quyền;
b) Quản lý, chỉ đạo hoạt động thi hành án dân sự của cơ quan thi hành án dân sự;
c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp tổ chức thi hành án;
d) Yêu cầu cơ quan đã ra bản án, quyết định giải thích bằng văn bản những điểm chưa rõ hoặc không phù hợp với thực tế trong bản án, quyết định đó để thi hành;
đ) Kiến nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với bản án, quyết định theo quy định của pháp luật;
e) Trả lời kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án, xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm;
g) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên;
h) Tổ chức thực hiện chế độ báo cáo, thống kê thi hành án;
i) Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có quyền điều động, hướng dẫn nghiệp vụ, chỉ đạo, kiểm tra công tác thi hành án đối với Chấp hành viên, công chức cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh và cấp huyện trên địa bàn và những việc khác theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp.
2. Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công hoặc ủy quyền của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự và chịu trách nhiệm trong phạm vi công việc được giao.
Nhà nước bảo đảm biên chế, kinh phí, trụ sở làm việc, công cụ hỗ trợ thi hành án, ứng dụng công nghệ thông tin và phương tiện, trang thiết bị cần thiết khác cho cơ quan thi hành án dân sự.
Chấp hành viên, Thẩm tra viên và công chức khác làm công tác thi hành án dân sự được cấp trang phục, phù hiệu để sử dụng trong khi thi hành công vụ, được hưởng tiền lương, chế độ phụ cấp phù hợp với nghề nghiệp và chế độ ưu đãi khác theo quy định của Chính phủ.
THE ORGANIZATIONAL SYSTEM OF CIVIL JUDGMENT ENFORCEMENT AGENCIES AND ENFORCERS
Article 13. The organizational system of civil judgment enforcement agencies
The organizational system of civil judgment enforcement agencies consists of:
1. Civil judgment enforcement management agencies:
a/ The civil judgment enforcement management agency of the Justice Ministry;
b/ The civil judgment enforcement management agency of the Defense Ministry.
2. Civil judgment enforcement agencies:
a/ Civil judgment enforcement agencies of provinces and centrally run cities (below collectively referred to as provincial-level civil judgment enforcement agencies);
b/ Civil judgment enforcement agencies of rural districts, urban districts, towns or provincial cities (below collectively referred to as district-level civil judgment enforcement agencies);
c/ Judgment enforcement agencies of military zones or equivalent levels (below collectively referred to as military zone-level judgment enforcement agencies).
The Government shall specify tasks and powers of civil judgment enforcement management agencies; and names and specific organizational structures of civil judgment enforcement agencies.
Article 14. Tasks and powers of provincial-level civil judgment enforcement agencies
1. To manage and direct civil judgment enforcement in their respective provinces or centrally run cities, covering:
a/ Assuring the uniform application of law on civil judgment enforcement;
b/ Directing civil judgment enforcement activities of district-level civil judgment enforcement agencies; providing professional guidance on civil judgment enforcement to enforcers and other civil servants of civil judgment enforcement agencies in their localities;
c/ Inspecting civil judgment enforcement activities of district-level civil judgment enforcement agencies;
d/ Reviewing the practical civil judgment enforcement work; making statistics and reports on civil judgment enforcement work under the guidance of the civil judgment enforcement management agency of the Justice Ministry.
2. To directly organize enforcement of judgments and rulings under Article 35 of this Law
3. To compile dossiers of request for exemption from or reduction of the obligation to execute civil judgments; to coordinate with police offices in compiling dossiers of request for remission or commutation of imprisonment sentences and amnesty for persons obliged to execute civil judgments who are serving imprisonment sentences.
4. To settle complaints and denunciations about civil judgment enforcement under their competence under this Law.
5. To manage civil servants, material foundations, funding sources and equipment for operation of local civil judgment enforcement agencies under the guidance and direction of the civil judgment enforcement management agency of the Justice Ministry.
6. To assist provincial-level People’s Committees in performing their responsibilities and exercising their powers under Clauses 1 and 2, Article 173 of this Law.
7. To report on civil judgment enforcement to provincial-level People’s Councils upon request.
Article 15. Tasks and powers of military zone-level judgment enforcement agencies upon request.
1. To directly organize the enforcement of judgments and rulings under Article 35 of this Law.
2. To review the practical civil judgment enforcement work according to their competence; making statistics and reports on civil judgment enforcement work under the guidance of the judgment enforcement management agency of the Defense Ministry.
3. To settle complaints and denunciations about judgment enforcement under their competence under this Law.
4. To coordinate with functional agencies of military zones in managing cadres, material foundations, funding sources and equipment for operation of military zone-level civil judgment enforcement agencies under the guidance and direction of the judgment enforcement management agency of the Defense Ministry.
5. To compile dossiers of request for exemption from or reduction of the obligation to execute civil judgments; to coordinate with the imprisonment sentence enforcement agency in the Army in compiling dossiers of request for remission or commutation of imprisonment sentences and amnesty for persons obliged to execute civil judgments who are serving imprisonment sentences.
6. To assist commanders of military zones and equivalent levels in performing their tasks and exercising their powers specified in Clause 1, Article 172 of this Law.
Article 16. Tasks and powers of district-level civil judgment enforcement agencies
1. To directly organize the enforcement of judgments and rulings under Article 35 of this Law.
2. To settle complaints and denunciations about civil judgment enforcement under their competence under this Law.
3. To manage civil servants, material foundations, funding sources and equipment assigned to them for operation under the guidance and direction of provincial-level civil judgment enforcement agencies.
4. To make statistics and reports on civil judgment enforcement work under law and the guidance of provincial-level civil judgment enforcement agencies.
5. To compile dossiers of request for exemption from or reduction of the obligation to execute civil judgments.
6. To assist district-level People’s Committees in performing their tasks and exercising their powers under Clauses 1 and 2, Article 174 of this Law.
7. To report on civil judgment enforcement to People’s Councils when so requested.
1. Enforcers are persons tasked by the State to enforce judgments and rulings prescribed in Article 2 of this Law. Enforcers have three ranks: junior enforcer, intermediate-level enforcer and senior enforcer.
2. Enforcers shall be appointed by the Justice Minister.
3. The Government shall specify the order of and procedures for selection examination and appointment of enforcers.
Article 18. Criteria for appointment of enforcers
1. Vietnamese citizens who are loyal to the Fatherland, honest, non-corruptible, possess good ethical quality and a law bachelor or higher degree, and have good health to fulfill assigned tasks may be appointed as enforcers.
2. Persons who fully satisfy the criteria specified in Clause 1 of this Article, and the following conditions may be appointed as junior enforcers:
a/ Having been engaged in legal work for 3 years or more;
b/ Having been trained in civil judgment enforcement profession;
c/ Passing the examination for selection of junior enforcers.
3. Persons who fully satisfy the criteria specified in Clause 1 of this Article, and the following conditions may be appointed as intermediate-level enforcers:
a/ Having worked as junior enforcers for 5 years or more;
b/ Passing the examination for selection of intermediate-level enforcers.
4. Persons who fully satisfy the criteria specified in Clause 1 of this Article, and the following conditions may be appointed as senior enforcers:
a/ Having worked as intermediate-level enforcers for 5 years or more;
b/ Passing the examination for selection of senior enforcers.
5. Persons who fully satisfy the criteria specified in Clause 2 of this Article and are army officers in active service may be appointed as military enforcers.
Criteria for persons to be appointed as military junior enforcers, intermediate-level enforcers and senior enforcers are as specified in Clauses 2, 3 and 4 of this Article.
6. Incumbent judges, procurators and investigators who are transferred to civil judgment enforcement agencies may be appointed as enforcers of equivalent ranks without having to take examination.
7. In special cases specified by the Government, persons who fully satisfy the criteria specified in Clause 1 of this Article and have been engaged in legal work for 10 years or more or 15 years or more may be appointed as intermediate-level or senior enforcers, respectively.
Article 19. Relief from duty of enforcers
1. Enforcers will be automatically relieved from duty in case they retire or are transferred to other agencies.
2. The Justice Minister shall consider and decide on relief from duty of enforcers in the following cases:
a/ They are unable to fulfill their tasks due to family circumstances or poor health;
b/ Their professional qualifications and capacity are insufficient for fulfilling their tasks or they no longer satisfy the criteria for enforcers for other reasons.
3. The Government shall specify the order of and procedures for relief from duty of enforcers.
Article 20. Tasks and powers of enforcers
1. To promptly organize the enforcement of judgments or rulings assigned to them; to issue judgment enforcement decisions according to their competence.
2. To strictly enforce contents of judgments or rulings; to correctly apply legal provisions on the order of and procedures for judgment enforcement, ensuring the interests of the State and the rights and legitimate interests of involved parties and persons with related interests and obligations; and to strictly observe regulations on standard professional ethics of enforcers.
3. To summon involved parties and persons with related interests and obligations for judgment enforcement.
4. To verify assets and judgment execution conditions of judgment debtors; to request concerned agencies, organizations and individuals to supply documents for the verification of addresses and assets of judgment debtors or coordinate with concerned agencies in handling material evidence, assets and other matters related to judgment enforcement.
5. To decide on the application of measures to secure judgment enforcement and coercive measures to enforce judgments; to work out plans on coercive judgment enforcement; and to confiscate assets for judgment enforcement.
6. To request under law police offices to detain persons resisting the judgment enforcement.
7. To make written records of violations of the law on judgment enforcement; to impose administrative sanctions according to their competence; to propose competent agencies to discipline or administratively sanction violators or examine violators for penal liability.
8. To decide on the application of coercive measures to recover money and assets already paid to involved parties in contravention of law, collect judgment enforcement charges and other amounts payable by involved parties.
9. To use support tools while on duty under the Governments regulations.
10. To perform other tasks assigned by heads of judgment enforcement agencies.
When performing their tasks or exercising their powers, enforcers shall comply with law and take responsibility before law for judgment enforcement and have their lives, health, honor, dignity and prestige protected by law.
Article 21. Prohibitions on enforcers
1. Prohibitions on civil servants as prescribed by law.
2. Providing advice to involved parties and persons with related interests and obligations, leading to unlawful judgment enforcement.
3. Illegally intervening in the handling of cases subject to judgment enforcement or abusing one’s influence to affect persons responsible for judgment enforcement.
4. Illegally using material evidence, money and assets involved in judgment enforcement.
5. Enforcing judgments related to their own rights and interests and those of the following persons:
a/ Their spouses, blood children or adopted children;
b/ Their blood parents, adoptive parents, paternal or maternal grandparents, uncles, aunts, and blood siblings or those of their spouses;
c/ Nephews and nieces whose blood parents are their blood siblings.
6. Using their enforcer cards, uniforms and badges or support tools in conducting activities beyond their assigned tasks and vested powers.
7. Harassing or troubling individuals, agencies or organizations in the course of judgment enforcement.
8. Intentionally enforcing judgments or rulings in violation of their contents; delaying or prolonging the enforcement of judgments assigned to them without adequate legal grounds.
Article 22. Heads and deputy heads of civil judgment enforcement agencies
1. Heads and deputy heads of civil judgment enforcement agencies shall be appointed among enforcers and relieved from duty by the Justice Minister. Heads and deputy heads of judgment enforcement agencies in the Army shall be appointed and relieved from duty by the Defense Minister.
2. The Government shall specify criteria, order and procedures for appointing and relieving from duty heads and deputy heads of civil judgment enforcement agencies and judgment enforcement agencies in the Army.
Article 23. Tasks and powers of heads and deputy heads of civil judgment enforcement agencies
1. Heads of civil judgment enforcement agencies have the following tasks and powers:
a/ To issue judgment enforcement decisions according to their competence;
b/ To manage and direct judgment enforcement activities of civil judgment enforcement agencies;
c/ To request agencies, organizations and individuals to collaborate in organizing judgment enforcement;
d/ To request agencies which have made judgments or rulings to be enforced to explain in writing unclear or impractical points in these judgments or rulings for enforcement;
e/ To propose competent persons to make protests according to cassation or reopening procedures against judgments or rulings under law;
f/ To respond to recommendations or protests of procuracies; to settle complaints and denunciations about judgment enforcement or sanction administrative violations according to their competence; and to request competent state agencies to discipline or sanction administrative violators or examine violators for penal liability;
g/ To perform the tasks and exercise the powers of enforcers;
h/ To report and make statistics on judgment enforcement;
i/ Heads of provincial-level civil judgment enforcement agencies may transfer or professionally guide enforcers and civil servants of their agencies or district-level civil judgment enforcement agencies in their localities or direct and inspect their judgment enforcement activities and other jobs under the guidance and direction of the civil judgment enforcement agency of the Justice Ministry.
2. Deputy heads of judgment enforcement agencies shall perform tasks and exercise powers as assigned or authorized by heads of these agencies and be held accountable for assigned jobs.
Article 24. State payrolls, funding and material foundations of civil judgment enforcement agencies
The State shall assure payrolls, funding, working offices and support tools, information technology and other necessary means and equipment for civil judgment enforcement agencies.
Article 25. Uniform, badges and entitlements of civil servants engaged in civil judgment enforcement
Enforcers, verifiers and other civil servants engaged in civil judgment enforcement will be provided with uniforms and badges to wear while on duty, enjoy salaries and allowances suitable to their professions and other preferential entitlements under the Government’s regulations.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 89. Cách chức Kiểm sát viên
Điều 2. Bản án, quyết định được thi hành
Điều 7. Quyền yêu cầu thi hành án
Điều 12. Giám sát và kiểm sát việc thi hành án
Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh
Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án cấp quân khu
Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện
Điều 18. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên
Điều 28. Chuyển giao bản án, quyết định
Điều 29. Thủ tục nhận bản án, quyết định
Điều 31. Đơn yêu cầu thi hành án
Điều 32. Thủ tục gửi đơn yêu cầu thi hành án
Điều 33. Nhận đơn yêu cầu thi hành án
Điều 34. Từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án
Điều 35. Thẩm quyền thi hành án
Điều 36. Ra quyết định thi hành án
Điều 38. Gửi quyết định về thi hành án
Điều 44. Xác minh điều kiện thi hành án
Điều 45. Thời hạn tự nguyện thi hành án
Điều 47. Thứ tự thanh toán tiền thi hành án
Điều 51. Trả đơn yêu cầu thi hành án
Điều 54. Chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án
Điều 61. Điều kiện miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước
Điều 68. Tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự
Điều 69. Tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản
Điều 72. Kế hoạch cưỡng chế thi hành án
Điều 73. Chi phí cưỡng chế thi hành án
Điều 74. Cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung
Điều 75. Xử lý đối với tài sản khi cưỡng chế có tranh chấp
Điều 99. Định giá lại tài sản kê biên
Điều 102. Huỷ kết quả bán đấu giá tài sản
Điều 103. Giao tài sản bán đấu giá
Điều 104. Xử lý tài sản bán đấu giá không thành
Điều 106. Đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản
Điều 114. Thủ tục cưỡng chế trả vật
Điều 116. Cưỡng chế trả giấy tờ
Điều 138. Thi hành các quyết định của Toà án trong quá trình mở thủ tục phá sản
Điều 146. Thời hạn giải quyết khiếu nại
Điều 161. Trả lời kháng nghị của Viện kiểm sát
Điều 163. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Điều 167. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong thi hành án dân sự
Điều 168. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Quốc phòng trong thi hành án dân sự
Điều 170. Nhiệm vụ, quyền hạn của Toà án nhân dân tối cao trong thi hành án dân sự
Điều 173. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thi hành án dân sự
Điều 174. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thi hành án dân sự
Điều 179. Trách nhiệm của cơ quan ra bản án, quyết định trong thi hành án
Điều 98. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng
Điều 65. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức luật sư toàn quốc
Điều 6. Thoả thuận thi hành án
Điều 13. Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự
Điều 19. Miễn nhiệm Chấp hành viên
Điều 22. Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự
Điều 24. Biên chế, kinh phí, cơ sở vật chất của cơ quan thi hành án dân sự
Điều 25. Trang phục, phù hiệu, chế độ đối với công chức làm công tác thi hành án dân sự
Điều 30. Thời hiệu yêu cầu thi hành án
Điều 39. Thông báo về thi hành án
Điều 53. Xác nhận kết quả thi hành án
Điều 54. Chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án
Điều 59. Việc thi hành án khi có thay đổi giá tài sản tại thời điểm thi hành án
Điều 60. Phí thi hành án dân sự
Điều 65. Bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án
Mục 1. BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THI HÀNH ÁN
Điều 66. Biện pháp bảo đảm thi hành án
Điều 73. Chi phí cưỡng chế thi hành án
Điều 76. Khấu trừ tiền trong tài khoản
Điều 79. Thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án
Điều 81. Thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ
Mục 4. CƯỠNG CHẾ ĐỐI VỚI TÀI SẢN LÀ GIẤY TỜ CÓ GIÁ
Điều 85. Định giá quyền sở hữu trí tuệ
Điều 86. Bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ
Điều 88. Thực hiện việc kê biên
Điều 98. Định giá tài sản kê biên
Điều 101. Bán tài sản đã kê biên
Điều 124. Xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước
Điều 125. Tiêu huỷ vật chứng, tài sản
Mục 2. THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI
Mục 1. KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ