Chương V Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014: Bảo đảm hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân
Số hiệu: | 26/2008/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 14/11/2008 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2009 |
Ngày công báo: | 21/03/2009 | Số công báo: | Từ số 161 đến số 162 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
Điều 93. Tổng biên chế, số lượng, cơ cấu tỷ lệ ngạch Kiểm sát viên, Điều tra viên của Viện kiểm sát nhân dân
1. Số lượng Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao không quá 19 người.
2. Tổng biên chế, số lượng Kiểm sát viên; cơ cấu tỷ lệ các ngạch Kiểm sát viên tại mỗi cấp Viện kiểm sát; số lượng, cơ cấu tỷ lệ các ngạch Điều tra viên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sau khi có ý kiến của Chính phủ.
Căn cứ tổng biên chế, số lượng, cơ cấu tỷ lệ các ngạch Kiểm sát viên đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định biên chế, số lượng Kiểm sát viên, công chức khác, viên chức và người lao động khác của các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới.
3. Tổng biên chế, số lượng Kiểm sát viên; cơ cấu tỷ lệ các ngạch Kiểm sát viên của mỗi cấp Viện kiểm sát quân sự; số lượng, cơ cấu tỷ lệ các ngạch Điều tra viên của Viện kiểm sát quân sự trung ương do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Căn cứ số lượng, cơ cấu tỷ lệ ngạch Kiểm sát viên của Viện kiểm sát quân sự đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định số lượng Kiểm sát viên của Viện kiểm sát quân sự mỗi cấp sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Điều 94. Kinh phí và cơ sở vật chất
1. Nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động, cơ sở vật chất cho Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật.
2. Kinh phí hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân do Viện kiểm sát nhân dân tối cao lập dự toán và đề nghị Chính phủ trình Quốc hội quyết định. Trong trường hợp Chính phủ và Viện kiểm sát nhân dân tối cao không thống nhất về dự toán kinh phí hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị Quốc hội xem xét, quyết định. Việc quản lý, phân bổ và sử dụng kinh phí được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách.
3. Kinh phí hoạt động của Viện kiểm sát quân sự do Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương lập dự toán báo cáo Bộ Quốc phòng để đề nghị Chính phủ trình Quốc hội quyết định. Việc quản lý, phân bổ và sử dụng kinh phí hoạt động của các Viện kiểm sát quân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách.
4. Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng trụ sở, trang thiết bị nâng cao năng lực hoạt động cho Viện kiểm sát nhân dân.
Trụ sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc của Viện kiểm sát quân sự do Chính phủ bảo đảm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
1. Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên có thang bậc lương riêng.
2. Chế độ tiền lương đối với Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên của Viện kiểm sát nhân dân do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định trên cơ sở đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Chế độ tiền lương đối với công chức khác, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Chế độ tiền lương đối với Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát quân sự được thực hiện theo chế độ của quân đội.
1. Chế độ phụ cấp đặc thù của cán bộ, công chức, viên chức Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ quyết định.
2. Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát quân sự được hưởng chế độ phụ cấp của Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật.
3. Chế độ phụ cấp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 97. Trang phục, giấy chứng minh Kiểm sát viên, giấy chứng nhận Điều tra viên, Kiểm tra viên
1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân được cấp trang phục và phù hiệu; Kiểm sát viên được cấp cấp hiệu, giấy chứng minh; Điều tra viên, Kiểm tra viên được cấp cấp hiệu, giấy chứng nhận để làm nhiệm vụ.
Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát quân sự được cấp trang phục theo chế độ của quân đội.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định chế độ cấp phát và sử dụng trang phục ngành Kiểm sát nhân dân, phù hiệu, cấp hiệu của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân các cấp, của Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên trên cơ sở đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định hình thức, chất liệu, màu sắc trang phục; chế độ cấp phát và sử dụng trang phục đối với các công chức khác, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân.
3. Giấy chứng minh Kiểm sát viên do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cấp và quản lý. Hình thức, kích thước, màu sắc của Giấy chứng minh Kiểm sát viên do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định trên cơ sở đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
4. Giấy chứng nhận Điều tra viên, Kiểm tra viên do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định, cấp và quản lý.
Điều 98. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng
1. Nhà nước bảo đảm kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật.
2. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực để phục vụ Viện kiểm sát nhân dân; có chính sách ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Viện kiểm sát nhân dân là người dân tộc thiểu số hoặc công tác tại miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
3. Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát quân sự được đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Quốc phòng.
Điều 99. Khen thưởng, xử lý vi phạm
1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân có thành tích trong công tác thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng và quy định của Viện kiểm sát nhân dân.
Quân nhân, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát quân sự có thành tích trong công tác thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng, quy định của Viện kiểm sát nhân dân, Bộ Quốc phòng.
2. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật và quy định của Viện kiểm sát nhân dân.
Quân nhân, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát quân sự vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật, quy định của Viện kiểm sát nhân dân, Bộ Quốc phòng.
1. Số lượng Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao không quá 19 người.
2. Tổng biên chế, số lượng Kiểm sát viên; cơ cấu tỷ lệ các ngạch Kiểm sát viên tại mỗi cấp Viện kiểm sát; số lượng, cơ cấu tỷ lệ các ngạch Điều tra viên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sau khi có ý kiến của Chính phủ.
Căn cứ tổng biên chế, số lượng, cơ cấu tỷ lệ các ngạch Kiểm sát viên đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định biên chế, số lượng Kiểm sát viên, công chức khác, viên chức và người lao động khác của các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới.
3. Tổng biên chế, số lượng Kiểm sát viên; cơ cấu tỷ lệ các ngạch Kiểm sát viên của mỗi cấp Viện kiểm sát quân sự; số lượng, cơ cấu tỷ lệ các ngạch Điều tra viên của Viện kiểm sát quân sự trung ương do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Căn cứ số lượng, cơ cấu tỷ lệ ngạch Kiểm sát viên của Viện kiểm sát quân sự đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định số lượng Kiểm sát viên của Viện kiểm sát quân sự mỗi cấp sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
1. Nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động, cơ sở vật chất cho Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật.
2. Kinh phí hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân do Viện kiểm sát nhân dân tối cao lập dự toán và đề nghị Chính phủ trình Quốc hội quyết định. Trong trường hợp Chính phủ và Viện kiểm sát nhân dân tối cao không thống nhất về dự toán kinh phí hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị Quốc hội xem xét, quyết định. Việc quản lý, phân bổ và sử dụng kinh phí được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách.
3. Kinh phí hoạt động của Viện kiểm sát quân sự do Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương lập dự toán báo cáo Bộ Quốc phòng để đề nghị Chính phủ trình Quốc hội quyết định. Việc quản lý, phân bổ và sử dụng kinh phí hoạt động của các Viện kiểm sát quân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách.
4. Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng trụ sở, trang thiết bị nâng cao năng lực hoạt động cho Viện kiểm sát nhân dân.
Trụ sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc của Viện kiểm sát quân sự do Chính phủ bảo đảm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
1. Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên có thang bậc lương riêng.
2. Chế độ tiền lương đối với Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên của Viện kiểm sát nhân dân do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định trên cơ sở đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Chế độ tiền lương đối với công chức khác, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Chế độ tiền lương đối với Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát quân sự được thực hiện theo chế độ của quân đội.
1. Chế độ phụ cấp đặc thù của cán bộ, công chức, viên chức Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ quyết định.
2. Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát quân sự được hưởng chế độ phụ cấp của Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật.
3. Chế độ phụ cấp khác theo quy định của pháp luật.
1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân được cấp trang phục và phù hiệu; Kiểm sát viên được cấp cấp hiệu, giấy chứng minh; Điều tra viên, Kiểm tra viên được cấp cấp hiệu, giấy chứng nhận để làm nhiệm vụ.
Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát quân sự được cấp trang phục theo chế độ của quân đội.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định chế độ cấp phát và sử dụng trang phục ngành Kiểm sát nhân dân, phù hiệu, cấp hiệu của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân các cấp, của Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên trên cơ sở đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định hình thức, chất liệu, màu sắc trang phục; chế độ cấp phát và sử dụng trang phục đối với các công chức khác, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân.
3. Giấy chứng minh Kiểm sát viên do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cấp và quản lý. Hình thức, kích thước, màu sắc của Giấy chứng minh Kiểm sát viên do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định trên cơ sở đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
4. Giấy chứng nhận Điều tra viên, Kiểm tra viên do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định, cấp và quản lý.
1. Nhà nước bảo đảm kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật.
2. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực để phục vụ Viện kiểm sát nhân dân; có chính sách ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Viện kiểm sát nhân dân là người dân tộc thiểu số hoặc công tác tại miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
3. Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát quân sự được đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Quốc phòng.
1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân có thành tích trong công tác thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng và quy định của Viện kiểm sát nhân dân.
Quân nhân, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát quân sự có thành tích trong công tác thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng, quy định của Viện kiểm sát nhân dân, Bộ Quốc phòng.
2. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật và quy định của Viện kiểm sát nhân dân.
Quân nhân, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát quân sự vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật, quy định của Viện kiểm sát nhân dân, Bộ Quốc phòng.
ASSURANCE OF OPERATION OF PEOPLE’S PROCURACIES
Article 93. Total payrolls, number and proportions of procurator ranks and investigator ranks of people’s procuracies
1. The number of procurators of the Supreme People’s Procuracy must not exceed 19.
2. The total payrolls, number of procurators and proportions of procurator ranks at procuracies at each level; the number of investigators and proportions of investigator ranks at the Supreme People’s Procuracy shall be decided by the National Assembly Standing Committee at the proposal of the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy after obtaining opinions of the Government.
Based on the total payrolls, number and proportions of procurator ranks decided by the National Assembly Standing Committee, the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy shall decide on the payroll, number of procurators, other civil servants, public employees and other employees of units under the Supreme People’s Procuracy and people’s procuracies at lower levels.
3. The total payrolls, number of procurators and proportions of procurator ranks at military procuracies at each level; the number of investigators and proportions of investigator ranks at the Central Military Procuracy shall be decided by the National Assembly Standing Committee at the proposal of the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy after reaching agreement with the Ministry of National Defense.
Based on the total payrolls, number and proportions of procurator ranks decided by the National Assembly Standing Committee, the Chief Procurator of the Central Military Procuracy shall decide on the number of procurators of military procuracies at each level after reaching agreement with the Ministry of National Defense.
Article 94. Funds and physical foundations
1. The State shall assure operation funds and physical foundations for people’s procuracies in accordance with law.
2. The Supreme People’s Procuracy shall estimate and propose the Government to submit operation funds of people’s procuracies to the National Assembly for decision. In case the Government and the Supreme People’s Procuracy cannot reach agreement on estimated operation funds of people’s procuracies, the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy shall propose the National Assembly to consider and decide on such funds. The management, division, allocation and use of operation funds must comply with the budget law.
3. Operation funds of military procuracies shall be estimated and reported to the Chief Procurator of the Central Military Procuracy to the Ministry of National Defense for the latter to submit them to the Government for subsequent submission to the National Assembly for decision. The management, division, allocation and use of operation funds of military procuracies must comply with the budget law.
4. The State shall prioritize investment in building of working offices and procurement of equipment to improve operation capacity for people’s procuracies.
Working offices, equipment and working devices of military procuracies shall be guaranteed by the Government at the proposal of the Minister of National Defense.
1. Procurators, investigators and examiners have different wage scales and grades.
2. The wage regimes applicable to procurators, investigators and examiners of people’s procuracies shall be decided by the National Assembly Standing Committee at the proposal of the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy. The wage regime applicable to other civil servants, public employees and other employees of people’s procuracies must comply with law.
3. The wage regimes applicable to procurators, investigators, examiners, other army men, civil servants, public employees and other employees of military procuracies shall comply with those applicable in the army.
1. The particular allowance regimes for cadres, civil servants and public employees of people’s procuracies shall be submitted by the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy to the National Assembly Standing Committee and the Government for decision.
2. Procurators, investigators, examiners, other army men, civil servants, public employees and other employees of military procuracies are entitled to the allowance applicable to procuracies in accordance with law.
Article 97. Formal attires, procurator identity cards, investigator and examiner certificates
1. Cadres, civil servants, public employees and other employees of people’s procuracies shall be provided with formal attires and badges; procurators shall be provided with insignia and identity cards; investigators and examiners shall be provided with insignia and certificates to perform their duties.
Procurators, investigators, examiners, other army men, civil servants, public employees and other employees of military procuracies shall be provided with formal attires according to the regime applicable to the army.
2. The National Assembly Standing Committee shall provide the allocation and use of formal attires of the procuracy sector, badges and insignia of leaders of people’s procuracies at different levels, procurators, investigators and examiners at the proposal of the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy.
The Procurator General of the Supreme People’s Procuracy shall provide the form, material and color of attires; the allocation and use of official attires of other civil servants, public employees and other employees of people’s procuracies.
3. Procurator identity cards shall be granted and managed by the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy. The form, size and color of procurator identity cards shall be provided by the National Assembly Standing Committee at the proposal of the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy.
4. Investigator and examiner certificates shall be provided, issued and managed by the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy.
Article 98. Training and retraining
1. The State shall guarantee funds for training and retraining work of people’s procuracies in accordance with law.
2. The State shall encourage and create favorable conditions for the development of human resources for people’s procuracies; adopt preferential policies for training and retraining civil servants and public employees of people’s procuracies, who are ethnic minority people or work in mountainous areas, islands, or areas with extremely difficult socio-economic conditions.
3. The training and retraining of procurators, investigators, examiners, other army men, civil servants, public employees and other employees of military procuracies shall comply with regulations of the Supreme People’s Procuracy and the Ministry of National Defense.
Article 99. Commendation and handling of violations
1. Cadres, civil servants, public employees and other employees of people’s procuracies who record outstanding achievements in their work shall be commended and rewarded in accordance with the law on emulation and commendation and regulations of people’s procuracies.
Army men, civil servants, public employees and other employees of military procuracies who have recorded outstanding achievements in their work shall be commended and rewarded in accordance with the law on emulation and commendation and regulations of people’s procuracies and the Ministry of National Defense.
2. Cadres, civil servants, public employees and other employees of people’s procuracies who commit violations or breaches of discipline shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, administratively handled or examined for penal liability in accordance with law and regulations of people’s procuracies.
Army men, civil servants, public employees and other employees of military procuracies who commit violations or breaches of discipline shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, administratively handled or examined for penal liability in accordance with law and regulations of people’s procuracies and the Ministry of National Defense.