CHƯƠNG III Luật thi hành án dân sự 2008: Thủ tục thi hành án dân sự
Số hiệu: | 26/2008/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 14/11/2008 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2009 |
Ngày công báo: | 21/03/2009 | Số công báo: | Từ số 161 đến số 162 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Khi ra bản án, quyết định, Toà án, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Trọng tài thương mại phải giải thích cho đương sự, đồng thời ghi rõ trong bản án, quyết định về quyền yêu cầu thi hành án, nghĩa vụ thi hành án, thời hiệu yêu cầu thi hành án.
1. Đối với bản án, quyết định quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật này thì Toà án đã ra bản án, quyết định phải chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
2. Đối với bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 của Luật này thì Toà án đã ra bản án, quyết định phải chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra bản án, quyết định.
3. Đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Toà án đã ra quyết định phải chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự ngay sau khi ra quyết định.
4. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã kê biên tài sản, tạm giữ tài sản, thu giữ vật chứng hoặc thu giữ các tài liệu khác có liên quan đến việc thi hành án thì khi chuyển giao bản án, quyết định cho cơ quan thi hành án dân sự, Toà án phải gửi kèm theo bản sao biên bản về việc kê biên, tạm giữ tài sản, thu giữ vật chứng hoặc tài liệu khác có liên quan.
Khi nhận bản án, quyết định do Toà án chuyển giao, cơ quan thi hành án dân sự phải kiểm tra, vào sổ nhận bản án, quyết định.
Sổ nhận bản án, quyết định phải ghi rõ số thứ tự; ngày, tháng, năm nhận bản án, quyết định; số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định và tên Toà án đã ra bản án, quyết định; họ, tên, địa chỉ của đương sự và tài liệu khác có liên quan.
Việc giao, nhận trực tiếp bản án, quyết định phải có chữ ký của hai bên. Trong trường hợp nhận được bản án, quyết định và tài liệu có liên quan bằng đường bưu điện thì cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho Toà án đã chuyển giao biết.
1. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.
Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
2. Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của Luật này thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án.
3. Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.
1. Đơn yêu cầu thi hành án có các nội dung chính sau đây:
a) Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu;
b) Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;
c) Họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;
d) Nội dung yêu cầu thi hành án;
đ) Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.
2. Người làm đơn yêu cầu thi hành án phải ghi rõ ngày, tháng, năm và ký tên hoặc điểm chỉ; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân.
Trường hợp người yêu cầu thi hành án trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quan thi hành án dân sự thì phải lập biên bản ghi rõ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu và chữ ký của người lập biên bản. Biên bản có giá trị như đơn yêu cầu thi hành án.
Kèm theo đơn yêu cầu thi hành án, phải có bản án, quyết định được yêu cầu thi hành và tài liệu khác có liên quan, nếu có.
3. Người yêu cầu thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án quy định tại Điều 66 của Luật này.
1. Người yêu cầu thi hành án tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Nộp đơn hoặc trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quan thi hành án dân sự;
b) Gửi đơn qua bưu điện.
2. Ngày gửi đơn yêu cầu thi hành án được tính từ ngày người yêu cầu thi hành án nộp đơn hoặc trình bày trực tiếp tại cơ quan thi hành án dân sự hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
1. Khi nhận đơn yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải kiểm tra nội dung đơn và các tài liệu kèm theo, vào sổ nhận đơn yêu cầu thi hành án và cấp giấy biên nhận cho người nộp đơn.
2. Sổ nhận đơn yêu cầu thi hành án phải thể hiện đầy đủ các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm nhận đơn yêu cầu;
b) Số, ngày, tháng, năm ra bản án, quyết định; tên cơ quan ra bản án, quyết định;
c) Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu;
d) Họ, tên, địa chỉ của người phải thi hành án; người được thi hành án;
đ) Nội dung yêu cầu thi hành án;
e) Tài liệu khác kèm theo.
1. Cơ quan thi hành án dân sự từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án trong các trường hợp sau đây:
a) Người yêu cầu thi hành án không có quyền yêu cầu thi hành án hoặc nội dung đơn yêu cầu thi hành án không liên quan đến nội dung của bản án, quyết định;
b) Cơ quan thi hành án dân sự được yêu cầu không có thẩm quyền thi hành án;
c) Hết thời hiệu yêu cầu thi hành án.
2. Cơ quan thi hành án dân sự từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn yêu cầu thi hành án.
1. Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau đây:
a) Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;
b) Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có trụ sở;
c) Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có trụ sở;
d) Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện nơi khác, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác.
2. Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau đây:
a) Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp tỉnh trên cùng địa bàn;
b) Bản án, quyết định của Toà án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh;
c) Bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài được Toà án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;
d) Quyết định của Trọng tài thương mại;
đ) Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh;
e) Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự nơi khác hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác;
g) Bản án, quyết định thuộc thẩm quyền thi hành của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện quy định tại khoản 1 Điều này mà thấy cần thiết lấy lên để thi hành;
h) Bản án, quyết định quy định tại khoản 1 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp về thi hành án.
3. Cơ quan thi hành án cấp quân khu có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau đây:
a) Quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự của Toà án quân sự quân khu và tương đương trên địa bàn;
b) Quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự của Toà án quân sự khu vực trên địa bàn;
c) Quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, xử lý vật chứng, tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự của Toà án quân sự trung ương chuyển giao cho cơ quan thi hành án cấp quân khu;
d) Bản án, quyết định dân sự của Toà án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án cấp quân khu;
đ) Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện, cơ quan thi hành án cấp quân khu khác ủy thác.
1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành đối với phần bản án, quyết định sau đây:
a) Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí;
b) Trả lại tiền, tài sản cho đương sự;
c) Tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu huỷ vật chứng, tài sản;
d) Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước;
đ) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án.
Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do Toà án chuyển giao hoặc do đương sự giao trực tiếp, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành.
2. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chỉ ra quyết định thi hành án khi có đơn yêu cầu thi hành án.
Thời hạn ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu thi hành án.
3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành quyết định thi hành án đó.
1. Người có thẩm quyền ra quyết định về thi hành án ra quyết định thu hồi quyết định về thi hành án trong các trường hợp sau đây:
a) Quyết định về thi hành án được ban hành không đúng thẩm quyền;
b) Quyết định về thi hành án có sai sót làm thay đổi nội dung vụ việc;
c) Căn cứ ra quyết định về thi hành án không còn;
d) Trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này.
2. Người có thẩm quyền ra quyết định về thi hành án, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có quyền ra quyết định sửa đổi, bổ sung hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung quyết định về thi hành án trong trường hợp quyết định về thi hành án có sai sót mà không làm thay đổi nội dung vụ việc thi hành án.
3. Người có thẩm quyền ra quyết định về thi hành án, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có quyền ra quyết định huỷ hoặc yêu cầu huỷ quyết định về thi hành án của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới, Chấp hành viên thuộc quyền quản lý trực tiếp trong các trường hợp sau đây:
a) Phát hiện các trường hợp quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều này mà Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới, Chấp hành viên thuộc quyền quản lý trực tiếp không tự khắc phục sau khi có yêu cầu;
b) Quyết định về thi hành án có vi phạm pháp luật theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền.
4. Quyết định thu hồi, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ quyết định về thi hành án phải ghi rõ căn cứ, nội dung và hậu quả pháp lý của việc thu hồi, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ.
Quyết định về thi hành án phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Quyết định cưỡng chế thi hành án phải được gửi cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã) nơi tổ chức cưỡng chế thi hành án hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành án.
1. Quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập và văn bản khác có liên quan đến việc thi hành án phải thông báo cho đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan để họ thực hiện quyền, nghĩa vụ theo nội dung của văn bản đó.
2. Việc thông báo phải thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra văn bản, trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án.
3. Việc thông báo được thực hiện theo các hình thức sau đây:
a) Thông báo trực tiếp hoặc qua cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật;
b) Niêm yết công khai;
c) Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
4. Chi phí thông báo do người phải thi hành án chịu, trừ trường hợp pháp luật quy định ngân sách nhà nước chi trả hoặc người được thi hành án chịu.
1. Văn bản thông báo cho cá nhân phải được giao trực tiếp và yêu cầu người đó ký nhận hoặc điểm chỉ.
2. Trường hợp người được thông báo vắng mặt thì văn bản thông báo được giao cho một trong số những người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự cùng cư trú với người đó, bao gồm vợ, chồng, con, ông, bà, cha, mẹ, bác, chú, cô, cậu, dì, anh, chị, em của đương sự, của vợ hoặc chồng của đương sự.
Việc giao thông báo phải lập thành biên bản. Ngày lập biên bản là ngày được thông báo hợp lệ.
Trường hợp người được thông báo không có người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự cùng cư trú hoặc có nhưng người đó từ chối nhận văn bản thông báo hoặc người được thông báo vắng mặt mà không rõ thời điểm trở về thì người thực hiện thông báo phải lập biên bản về việc không thực hiện được thông báo, có chữ ký của người chứng kiến và thực hiện việc niêm yết công khai theo quy định tại Điều 42 của Luật này.
3. Trường hợp người được thông báo đã chuyển đến địa chỉ mới thì phải thông báo theo địa chỉ mới của người được thông báo.
Trường hợp người được thông báo là cơ quan, tổ chức thì văn bản thông báo phải được giao trực tiếp cho người đại diện theo pháp luật hoặc người chịu trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức đó và phải được những người này ký nhận. Trường hợp cơ quan, tổ chức được thông báo có người đại diện tham gia việc thi hành án hoặc cử người đại diện nhận văn bản thông báo thì những người này ký nhận văn bản thông báo. Ngày ký nhận là ngày được thông báo hợp lệ.
1. Việc niêm yết công khai văn bản thông báo chỉ được thực hiện khi không rõ địa chỉ của người được thông báo hoặc không thể thực hiện được việc thông báo trực tiếp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp hoặc ủy quyền cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được thông báo hoặc cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thực hiện việc niêm yết.
2. Việc niêm yết được thực hiện theo thủ tục sau đây:
a) Niêm yết văn bản thông báo tại trụ sở cơ quan thi hành án dân sự, trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được thông báo;
b) Lập biên bản về việc niêm yết công khai, trong đó ghi rõ ngày, tháng, năm niêm yết; số, ngày, tháng, năm, tên của văn bản thông báo; có chữ ký của người chứng kiến.
3. Thời gian niêm yết công khai văn bản thông báo là 10 ngày, kể từ ngày niêm yết. Ngày niêm yết là ngày được thông báo hợp lệ.
1. Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng chỉ được thực hiện khi pháp luật có quy định hoặc khi đương sự có yêu cầu.
2. Trường hợp xác định đương sự đang có mặt tại địa phương nơi đương sự cư trú thì việc thông báo được thực hiện trên báo ngày trong hai số liên tiếp hoặc trên đài phát thanh, đài truyền hình của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của địa phương đó hai lần trong 02 ngày liên tiếp.
Trường hợp xác định đương sự không có mặt tại địa phương nơi đương sự cư trú thì việc thông báo được thực hiện trên báo ngày trong hai số liên tiếp hoặc trên đài phát thanh, đài truyền hình của trung ương hai lần trong 02 ngày liên tiếp.
3. Ngày thực hiện việc thông báo lần hai trên phương tiện thông tin đại chúng là ngày được thông báo hợp lệ.
1. Trường hợp chủ động ra quyết định thi hành án, Chấp hành viên phải tiến hành xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.
Trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu, nếu người được thi hành án đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà không thể tự xác minh được điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì có thể yêu cầu Chấp hành viên tiến hành xác minh. Việc yêu cầu này phải được lập thành văn bản và phải ghi rõ các biện pháp đã được áp dụng nhưng không có kết quả, kèm theo tài liệu chứng minh.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày chủ động ra quyết định thi hành án hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu xác minh của người được thi hành án, Chấp hành viên phải tiến hành việc xác minh; trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải xác minh ngay.
Việc xác minh phải được lập thành biên bản, có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố, Uỷ ban nhân dân, công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi tiến hành xác minh. Biên bản xác minh phải thể hiện đầy đủ kết quả xác minh.Bổ sung
1. Thời hạn tự nguyện thi hành án là 15 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.
2. Trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, huỷ hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án thì Chấp hành viên có quyền áp dụng ngay các biện pháp quy định tại Chương IV của Luật này.
1. Hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.
2. Không tổ chức cưỡng chế thi hành án trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.
1. Số tiền thi hành án, sau khi trừ các chi phí thi hành án và khoản tiền quy định tại khoản 5 Điều 115 của Luật này, được thanh toán theo thứ tự sau đây:
a) Tiền cấp dưỡng; tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động; tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tổn thất về tinh thần;
b) Án phí;
c) Các khoản phải thi hành án khác theo bản án, quyết định.
2. Trường hợp có nhiều người được thi hành án thì việc thanh toán tiền thi hành án được thực hiện như sau:
a) Việc thanh toán được thực hiện theo thứ tự quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp trong cùng một hàng ưu tiên có nhiều người được thi hành án thì việc thanh toán được thực hiện theo tỷ lệ số tiền mà họ được thi hành án;
b) Số tiền thi hành án thu theo quyết định cưỡng chế thi hành án nào thì thanh toán cho những người được thi hành án đã có đơn yêu cầu tính đến thời điểm có quyết định cưỡng chế đó. Số tiền còn lại được thanh toán cho những người được thi hành án theo các quyết định thi hành án khác tính đến thời điểm thanh toán.
Số tiền còn lại được trả cho người phải thi hành án.
3. Số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bán tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để bảo đảm thi hành một nghĩa vụ cụ thể được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ được bảo đảm đó sau khi trừ các chi phí về thi hành án.
4. Thứ tự thanh toán tiền thi hành án về phá sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.
5. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thu được tiền, Chấp hành viên phải thực hiện việc thanh toán tiền thi hành án quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định hoãn thi hành án trong các trường hợp sau đây:
a) Người phải thi hành án bị ốm nặng, có xác nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên; chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án hoặc vì lý do chính đáng khác mà người phải thi hành án không thể tự mình thực hiện được nghĩa vụ theo bản án, quyết định;
b) Người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án. Việc đồng ý hoãn phải lập thành văn bản ghi rõ thời hạn hoãn, có chữ ký của các bên. Trong thời gian hoãn thi hành án do có sự đồng ý của người được thi hành án thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án;
c) Người phải thi hành các khoản nộp ngân sách nhà nước không có tài sản hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản đó không đủ chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc có tài sản nhưng tài sản thuộc loại không được kê biên;
d) Tài sản kê biên có tranh chấp đã được Tòa án thụ lý để giải quyết;
đ) Việc thi hành án đang trong thời hạn cơ quan có thẩm quyền giải thích bản án, quyết định và trả lời kiến nghị của cơ quan thi hành án dân sự theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 179 của Luật này.
2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định hoãn thi hành án khi nhận được yêu cầu hoãn thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị ít nhất 24 giờ trước thời điểm cưỡng chế thi hành án đã được ấn định trong quyết định cưỡng chế. Trường hợp cơ quan thi hành án nhận được yêu cầu hoãn thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị ít hơn 24 giờ trước thời điểm cưỡng chế đã được ấn định trong quyết định cưỡng chế thi hành án thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có quyền quyết định hoãn thi hành án khi xét thấy cần thiết.
Trường hợp vụ việc đã được thi hành một phần hoặc đã được thi hành xong thì cơ quan thi hành án dân sự phải có văn bản thông báo ngay cho người yêu cầu hoãn thi hành án.
Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với bản án, quyết định của Toà án chỉ được yêu cầu hoãn thi hành án một lần để xem xét kháng nghị nhằm tránh hậu quả không thể khắc phục được.
Thời hạn hoãn thi hành án theo yêu cầu của người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định không quá 03 tháng, kể từ ngày ra văn bản yêu cầu hoãn thi hành án; trong thời gian hoãn thi hành án thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án.
3. Thời hạn ra quyết định hoãn thi hành án là 05 ngày làm việc, kể từ ngày có căn cứ hoãn thi hành án quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì phải ra ngay quyết định hoãn thi hành án khi nhận được yêu cầu của người có thẩm quyền.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi căn cứ hoãn thi hành án quy định tại khoản 1 Điều này không còn, hết thời hạn hoãn thi hành án theo yêu cầu của người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khi nhận được văn bản trả lời của người có thẩm quyền kháng nghị về việc không có căn cứ kháng nghị thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định tiếp tục thi hành án.
1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thông báo về việc tạm đình chỉ thi hành án khi nhận được quyết định tạm đình chỉ thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
Trường hợp bản án, quyết định đã được thi hành một phần hoặc toàn bộ thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo ngay bằng văn bản cho người đã kháng nghị.
Trong thời gian tạm đình chỉ thi hành án do có kháng nghị thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án.
2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án khi nhận được thông báo của Toà án về việc đã thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với người phải thi hành án.
Thời hạn ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Toà án.
3. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tiếp tục thi hành án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được một trong các quyết định sau đây:
a) Quyết định rút kháng nghị của người có thẩm quyền;
b) Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án giữ nguyên bản án, quyết định bị kháng nghị;
c) Quyết định của Toà án về việc đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản, đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định đình chỉ thi hành án trong các trường hợp sau đây:
a) Người phải thi hành án chết không để lại di sản hoặc theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế;
b) Người được thi hành án chết mà theo quy định của pháp luật quyền và lợi ích của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế hoặc không có người thừa kế;
c) Đương sự có thoả thuận bằng văn bản hoặc người được thi hành án có văn bản yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự không tiếp tục việc thi hành án, trừ trường hợp việc đình chỉ thi hành án ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba;
d) Bản án, quyết định bị hủy một phần hoặc toàn bộ;
đ) Người phải thi hành án là tổ chức đã bị giải thể, không còn tài sản mà theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của họ không được chuyển giao cho tổ chức khác;
e) Có quyết định miễn hoặc giảm một phần nghĩa vụ thi hành án;
g) Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với người phải thi hành án;
h) Người chưa thành niên được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định đã thành niên.
2. Thời hạn ra quyết định đình chỉ thi hành án là 05 ngày làm việc, kể từ ngày có căn cứ đình chỉ thi hành án theo quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án trong các trường hợp sau đây:
a) Người phải thi hành án không có tài sản để thi hành án hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ để thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc tài sản đó theo quy định của pháp luật không được xử lý để thi hành án;
b) Người phải thi hành án không có thu nhập hoặc mức thu nhập thấp, chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án và gia đình;
c) Tài sản kê biên không bán được mà người được thi hành án không nhận để thi hành án;
d) Người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ về trả vật đặc định nhưng vật phải trả không còn hoặc hư hỏng đến mức không thể sử dụng được mà đương sự không có thoả thuận khác.
2. Khi người phải thi hành án có điều kiện thi hành thì người được thi hành án có quyền yêu cầu thi hành bản án, quyết định trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 30 của Luật này, kể từ ngày phát hiện người phải thi hành án có điều kiện thi hành.
Việc thi hành án đương nhiên kết thúc trong các trường hợp sau đây:
1. Đương sự đã thực hiện xong quyền, nghĩa vụ của mình;
2. Có quyết định đình chỉ thi hành án;
3. Có quyết định trả đơn yêu cầu thi hành án.
Đương sự có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự xác nhận kết quả thi hành án.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của đương sự, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp giấy xác nhận kết quả thi hành án.
1. Việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án đối với tổ chức được thực hiện như sau:
a) Trường hợp hợp nhất thì tổ chức mới tiếp tục thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Trường hợp sáp nhập thì tổ chức sáp nhập tiếp tục thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
c) Trường hợp chia, tách thì cơ quan ra quyết định chia, tách phải xác định rõ cá nhân, tổ chức tiếp tục thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án theo quyết định chia, tách, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Nếu quyết định chia, tách không quy định nghĩa vụ của các tổ chức mới thì sau khi chia, tách các tổ chức mới có trách nhiệm liên đới thực hiện nghĩa vụ thi hành án của tổ chức bị chia, tách;
d) Trường hợp giải thể thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giải thể phải thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự biết trước khi ra quyết định. Trường hợp quyền, nghĩa vụ thi hành án của tổ chức bị giải thể được chuyển giao cho tổ chức khác thì tổ chức mới tiếp tục thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án.
Cơ quan thi hành án dân sự, người được thi hành án, người có quyền, nghĩa vụ liên quan có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định giải thể theo quy định của pháp luật.
Trường hợp tài sản để thi hành án không còn do thực hiện quyết định giải thể trái pháp luật thì cơ quan ra quyết định giải thể phải chịu trách nhiệm thi hành phần nghĩa vụ của tổ chức bị giải thể tương ứng với tài sản đó;
đ) Trường hợp phá sản thì quyền, nghĩa vụ thi hành án được thực hiện theo quyết định về phá sản;
e)Trường hợp doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần mà trước đó chưa thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án của mình thì sau khi chuyển đổi, doanh nghiệp đó tiếp tục thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án.
2. Trường hợp người được thi hành án, người phải thi hành án là cá nhân chết thì quyền, nghĩa vụ thi hành án được chuyển giao cho người khác theo quy định của pháp luật về thừa kế.
3. Trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án có quyền làm đơn yêu cầu thi hành án hoặc phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thi hành án theo quy định của Luật này.
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án đối với cá nhân, tổ chức mới tương ứng với quyền, nghĩa vụ thi hành án được chuyển giao và ra quyết định thu hồi quyết định thi hành án trước đây.
Đối với các quyết định, thông báo khác về thi hành án thì tùy từng trường hợp cụ thể mà cơ quan thi hành án dân sự giữ nguyên, thu hồi hoặc ra các quyết định, thông báo khác phù hợp theo quy định của Luật này.
4. Trường hợp đương sự thỏa thuận về việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ về thi hành án cho người thứ ba thì người thứ ba có quyền, nghĩa vụ của đương sự.
1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải uỷ thác thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án có tài sản, làm việc, cư trú hoặc có trụ sở.
2. Trường hợp người phải thi hành án có tài sản, làm việc, cư trú hoặc có trụ sở ở nhiều địa phương thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự uỷ thác thi hành án từng phần cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án có điều kiện thi hành án để thi hành phần nghĩa vụ của họ.
Trường hợp ủy thác thi hành nghĩa vụ liên quan đến tài sản thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ủy thác đến cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án có tài sản; nếu không xác định được nơi có tài sản hoặc nơi có tài sản trùng với nơi làm việc, cư trú, có trụ sở của người phải thi hành án thì ủy thác đến nơi làm việc, cư trú hoặc nơi có trụ sở của người đó.
Trường hợp thi hành nghĩa vụ liên đới mà người phải thi hành án cư trú hoặc có tài sản ở các địa phương khác nhau thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự uỷ thác toàn bộ nghĩa vụ thi hành án đến cơ quan thi hành án dân sự thuộc một trong các địa phương nơi người phải thi hành án có điều kiện thi hành án.
3. Việc ủy thác phải thực hiện trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày xác định có căn cứ ủy thác. Trường hợp cần thiết phải ủy thác việc thi hành quyết định của Tòa án về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì việc uỷ thác phải thực hiện ngay sau khi có căn cứ uỷ thác.
1. Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh uỷ thác thi hành các bản án, quyết định sau đây:
a) Uỷ thác cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh nơi khác thi hành các bản án, quyết định về nhận người lao động trở lại làm việc hoặc bồi thường thiệt hại mà người phải thi hành án là cơ quan nhà nước cấp tỉnh trở lên; bản án, quyết định có yếu tố nước ngoài hoặc liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ; quyết định của Trọng tài thương mại; quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh;
b) Ủy thác cho cơ quan thi hành án cấp quân khu thi hành vụ việc mà đương sự hoặc tài sản có liên quan đến quân đội trên địa bàn;
c) Ủy thác cho cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện vụ việc khác, trừ những trường hợp quy định tại điểm a và điểm b của khoản này.
2. Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện ủy thác vụ việc thuộc thẩm quyền thi hành án của mình cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh nơi khác, cơ quan thi hành án cấp quân khu, cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện khác có điều kiện thi hành.
3. Cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác vụ việc thuộc thẩm quyền thi hành án của mình cho cơ quan thi hành án cấp quân khu khác, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có điều kiện thi hành.
1. Trước khi ủy thác, cơ quan thi hành án dân sự phải xử lý xong tài sản tạm giữ, thu giữ, tài sản kê biên tại địa bàn có liên quan đến khoản uỷ thác. Trường hợp Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án nhưng xét thấy cần ủy thác thì phải ra quyết định thu hồi một phần hoặc toàn bộ quyết định thi hành án và ra quyết định ủy thác cho nơi có điều kiện thi hành.
2. Cơ quan thi hành án dân sự nhận ủy thác không được trả lại quyết định ủy thác cho cơ quan thi hành án dân sự đã ủy thác mà phải tiếp tục thực hiện việc thi hành án theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quyết định ủy thác có sự nhầm lẫn, sai sót rõ ràng về thẩm quyền của cơ quan nhận ủy thác thi hành án, nội dung thi hành án.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định ủy thác, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án và thông báo bằng văn bản cho cơ quan thi hành án dân sự đã ủy thác về việc nhận được quyết định ủy thác.
1. Việc bảo quản tài sản thi hành án được thực hiện bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Giao cho người phải thi hành án, người thân thích của người phải thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 40 của Luật này hoặc người đang sử dụng, bảo quản;
b) Cá nhân, tổ chức có điều kiện bảo quản;
c) Bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án dân sự.
2. Tài sản là kim khí quý, đá quý, tiền hoặc giấy tờ có giá được bảo quản tại Kho bạc nhà nước.
3. Việc giao bảo quản tài sản phải được lập biên bản ghi rõ loại tài sản, tình trạng tài sản, giờ, ngày, tháng, năm giao; họ, tên Chấp hành viên, đương sự, người được giao bảo quản, người làm chứng, nếu có; quyền, nghĩa vụ của người được giao bảo quản tài sản và có chữ ký của các bên. Trường hợp có người từ chối ký thì phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.
Người được giao bảo quản tài sản quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được trả thù lao và được thanh toán chi phí bảo quản tài sản. Thù lao và chi phí bảo quản tài sản do người phải thi hành án chịu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Biên bản giao bảo quản tài sản được giao cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người được giao bảo quản tài sản hoặc người đang sử dụng, bảo quản tài sản và lưu hồ sơ thi hành án.
5. Người được giao bảo quản tài sản vi phạm quy định của pháp luật trong việc bảo quản tài sản thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trường hợp theo bản án, quyết định mà một bên được nhận tài sản và phải thanh toán cho người khác giá trị tài sản họ được nhận, nhưng tại thời điểm thi hành án, giá tài sản thay đổi và một trong các bên đương sự có yêu cầu định giá tài sản đó thì tài sản được định giá theo quy định tại Điều 98 của Luật này để thi hành án.
Người được thi hành án phải nộp phí thi hành án dân sự.
Chính phủ quy định mức phí thi hành án dân sự, thủ tục thu nộp, quản lý, sử dụng phí thi hành án dân sự.
1. Người phải thi hành án không có tài sản để thi hành các khoản thu nộp ngân sách nhà nước thì có thể được xét miễn nghĩa vụ thi hành án khi hết thời hạn sau đây:
a) 05 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án đối với các khoản án phí không có giá ngạch;
b) 10 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án đối với các khoản thu nộp ngân sách nhà nước có giá trị dưới 5.000.000 đồng.
2. Người phải thi hành án đã thi hành được một phần khoản thu nộp ngân sách nhà nước mà không có tài sản để thi hành án thì có thể được xét miễn thi hành phần nghĩa vụ còn lại khi hết thời hạn sau đây:
a) 05 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá trị dưới 5.000.000 đồng;
b) 10 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá trị dưới 10.000.000 đồng.
3. Người phải thi hành án đã thi hành được một phần khoản thu nộp ngân sách nhà nước mà không có tài sản để thi hành án thì có thể được xét giảm một phần nghĩa vụ thi hành án sau khi hết thời hạn sau đây:
a) 05 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá trị từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
b) 10 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá trị từ trên 100.000.000 đồng.
4. Việc xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án được tiến hành thường xuyên nhưng mỗi người phải thi hành án chỉ được xét miễn hoặc giảm một lần trong 01 năm. Trường hợp một người phải thi hành nhiều khoản nộp ngân sách nhà nước trong nhiều bản án, quyết định khác nhau thì đối với mỗi bản án, quyết định, người phải thi hành án chỉ được xét miễn hoặc giảm thi hành án một lần trong 01 năm.
Cơ quan thi hành án dân sự lập hồ sơ đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án. Hồ sơ bao gồm các tài liệu sau đây:
1. Văn bản đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoặc của Viện trưởng Viện kiểm sát trong trường hợp đề nghị xét miễn, giảm khoản tiền phạt;
2. Bản án, quyết định của Toà án, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự;
3. Biên bản xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án được thực hiện trong thời hạn không quá 03 tháng trước khi đề nghị xét miễn, giảm;
4. Tài liệu khác chứng minh điều kiện được xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án của người phải thi hành án, nếu có;
5. Ý kiến bằng văn bản của Viện kiểm sát cùng cấp trong trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án.
1. Việc xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Toà án quân sự khu vực (sau đây gọi chung là Toà án cấp huyện) nơi cơ quan thi hành án dân sự đang tổ chức việc thi hành án có trụ sở.
2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án, Toà án phải thụ lý hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phải mở phiên họp xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án.
3. Phiên họp xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án do một Thẩm phán chủ trì, có sự tham dự của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự đã đề nghị xét miễn, giảm.
Khi tiến hành xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án, đại diện cơ quan thi hành án dân sự trình bày tóm tắt hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm; đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến về hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm. Trên cơ sở xem xét hồ sơ và ý kiến của đại diện của Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự, Thẩm phán ra quyết định chấp nhận, chấp nhận một phần hoặc không chấp nhận đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định về việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án, Toà án phải gửi quyết định đó cho người được xét miễn, giảm thi hành án, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, cơ quan thi hành án dân sự đã đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án, trại giam, trại tạm giam nơi người được xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước đang chấp hành hình phạt tù.
1. Quyết định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án của Tòa án có thể bị Viện kiểm sát kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định.
Hết thời hạn kháng nghị, Viện kiểm sát không kháng nghị thì quyết định của Toà án có hiệu lực thi hành.
2. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát, Toà án đã ra quyết định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án phải chuyển hồ sơ và văn bản kháng nghị lên Toà án cấp trên trực tiếp.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ kháng nghị, Toà án cấp trên trực tiếp phải mở phiên họp để xét kháng nghị.
Phiên họp xét kháng nghị do một Thẩm phán chủ trì, có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp. Trong trường hợp cần thiết, Toà án yêu cầu đại diện cơ quan thi hành án dân sự đã lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm tham dự. Thẩm phán chủ trì phiên họp ra quyết định giải quyết kháng nghị.
Quyết định của Tòa án về giải quyết kháng nghị việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án có hiệu lực thi hành.
4. Trường hợp Viện kiểm sát rút quyết định kháng nghị trước hoặc trong phiên họp xét kháng nghị thì Toà án ra quyết định đình chỉ việc xét kháng nghị. Quyết định của Toà án về việc miễn, giảm thi hành án bị kháng nghị có hiệu lực thi hành.
5. Trường hợp sau khi quyết định cho miễn, giảm thi hành án có hiệu lực mà phát hiện người phải thi hành án có hành vi cất giấu, tẩu tán tài sản để xin miễn, giảm, trốn tránh việc thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự, Viện kiểm sát đã đề nghị xét miễn, giảm có trách nhiệm đề nghị Chánh án Toà án, Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và tố tụng dân sự xem xét việc kháng nghị quyết định miễn, giảm thi hành án theo thủ tục tái thẩm.
Trường hợp cơ quan, tổ chức hoạt động hoàn toàn bằng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp phải thi hành án đã áp dụng mọi biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn không có khả năng thi hành án thì ngân sách nhà nước bảo đảm nghĩa vụ thi hành án. Việc xử lý trách nhiệm vật chất đối với người gây ra thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Chính phủ quy định thẩm quyền, điều kiện, đối tượng, thủ tục bảo đảm tài chính để thi hành án.
CIVIL JUDGMENT ENFORCEMENT PROCEDURES
Article 26. Guidance on the right to request civil judgment enforcement
Upon making judgments, rulings or awards, courts, the Council for Handling of Competition Cases and commercial arbitrations shall explain to involved parties about the contents of, and at the same time clearly state in, these judgments, rulings or awards the right to request enforcement and the statute of limitations for filing such request.
Article 27. Handover of judgments and rulings
Courts, the Council for Handling of Competition Cases and commercial arbitrations that have made judgments, rulings and awards defined in Article 2 of this Law shall hand over to involved parties these judgments, rulings and awards written with the phrase “For enforcement.”
Article 28. Sending of judgments and rulings
1. For judgments and rulings defined at Points a, b, c and d, Clause 1, Article 2 of this Law, within 30 days after these judgments and rulings take legal effect, courts that have made them shall send them to competent civil judgment enforcement agencies.
2. For judgments and rulings to be enforced under Point a, Clause 2, Article 2 of this Law, within 15 days after making these judgments and rulings, courts shall send them to civil judgment enforcement agencies.
3. For rulings on application of provisional urgent measures, immediately after making them, courts shall send them to civil judgment enforcement agencies.
4. In case competent agencies have distrained or temporarily held assets, or seized material evidence or other documents related to the judgment enforcement, when sending judgments or rulings to civil judgment enforcement agencies, courts shall enclose copies of written records of distraint or temporary holding of assets or seizure of material evidence or other related documents.
Article 29. Procedures for receiving judgments and rulings
Upon receiving a judgment or ruling from a court, the civil judgment enforcement agency shall check it and record it in a book.
A judgment and ruling record book must clearly indicate ordinal numbers and dates of receipt of judgments and rulings as well as their numbers and dates, and names of issuing courts; full names and addresses of involved parties and titles of other related documents.
The in-person delivery and receipt of a judgment or ruling must be certified by signatures of the deliverer and recipient. In case a judgment, ruling or related document is sent by post, the civil judgment enforcement agency shall notify in writing the sending court of the receipt.
Article 30. Statute of limitations for requesting judgment enforcement
1. Within 5 years after a judgment or ruling takes legal effect, the judgment creditor and judgment debtor may request a competent civil judgment enforcement agency to issue a judgment enforcement decision.
In case a time limit for fulfilling an obligation is set in the judgment or ruling, the 5-year statute of limitations will be counted from the date the obligation is due.
For judgments and rulings subject to periodical enforcement, the 5-year statute of limitations will apply to each period and be counted from the date the obligation is due.
2. In case of postponement or suspension of judgment enforcement under this Law, the postponement or suspension duration will not be counted into the statute of limitations for requesting judgment enforcement, unless judgment creditors agree to allow judgment debtors to postpone the judgment enforcement.
3. In case the judgment enforcement requesters can prove that he/she is unable to request judgment enforcement within the set time limit due to an objective obstacle or a force majeure circumstance, the duration when these objective obstacles or force majeure circumstance exists will not be counted into the statute of limitations for requesting judgment enforcement.
Article 31. Written requests for judgment enforcement
1. A written request for judgment enforcement contains the following principal details:
a/ Full name and address of the requester;
b/ Name of the civil judgment enforcement agency requested to enforce the judgment;
c/ Full names and addresses of the judgment creditor and judgment debtor;
d/ Contents of the judgment requested to be enforced;
e/ Information on assets or judgment execution conditions of the judgment debtor.
2. The judgment enforcement requester shall clearly write the date of making the request and give his/her signature or fingerprint. For a legal entity, its written request must be appended the signature of its lawful representative and its seal.
In case the judgment enforcement requester makes his/her request orally at the civil judgment enforcement agency, a written record shall be made to record the detail specified in Clause 1 of this Article and bear the signature or fingerprint of the requester and the signature of the record maker. These written records are as valid as written requests for judgment enforcement.
Enclosed with the written request for judgment enforcement must be the judgment or ruling requested to be enforced and other related documents, if any.
3. Judgment enforcement requesters may request civil judgment enforcement agencies to apply measures to secure judgment enforcement specified in Article 66 of this Law.
Article 32. Procedures for sending written requests for judgment enforcement
1. The judgment enforcement requester may directly request or authorize another person to request judgment enforcement in either of the following ways:
a/ Filing a written request with or make an oral request at the civil judgment enforcement agency;
b/ Sending a written request by post.
2. The date of sending a written request for judgment enforcement is the date the judgment enforcement requester files the written request or makes an oral request at the civil judgment enforcement agency or the date of the postmark affixed by the sending post office.
Article 33. Receipt of written requests for judgment enforcement
1. Upon receiving a written request for judgment enforcement, the civil judgment enforcement agency shall check the details of the request and enclosed documents, record it in the judgment enforcement request book and issue a receipt to the request filer.
2. A judgment enforcement request book must fully show the following details:
a/ Date of receipt of the request;
b/ Number and date of issuance of the judgment or ruling; name of the issuing agency;
c/ Full name and address of the requester;
d/ Full names and addresses of the judgment debtor and judgment creditor;
e/ Judgment contents requested to be enforced;
f/ Other enclosed documents.
Article 34. Rejection of written requests for judgment enforcement
1. Civil judgment enforcement agencies may reject written requests for judgment enforcement in the following cases:
a/ The judgment enforcement requester has no right to request judgment enforcement or the contents of the written request for judgment enforcement are irrelevant to the contents of the judgment or ruling;
b/ The civil judgment enforcement agency requested to enforce the judgment is incompetent to do so;
c/ The statute of limitations for requesting judgment enforcement has expired.
2. Civil judgment enforcement agencies that reject written requests for judgment enforcement shall notify the request filers thereof.
Article 35. Competence to enforce judgments
1. District-level civil judgment enforcement agencies are competent to enforce the following judgments and rulings:
a/ First-instance judgments and rulings of district-level courts of localities where civil judgment enforcement agencies are located;
b/ Appellate judgments and rulings of provincial-level courts over first-instance judgments and rulings of district-level courts of localities where civil judgment enforcement agencies are located;
c/ Cassation or re-opening rulings of provincial-level courts over judgments and rulings, which have taken legal effect, of district-level courts of localities where district-level civil judgment enforcement agencies are located;
d/ Judgments and rulings entrusted by district-level civil judgment enforcement agencies of other localities, provincial-level or military zone-level civil judgment enforcement agencies.
2. Provincial-level civil judgment enforcement agencies are competent to enforce the following judgments and rulings:
a/ First-instance judgments and rulings of provincial-level courts of the same localities;
b/ Judgments and rulings transferred by the Supreme People’s Court to them;
c/ Judgments and rulings of foreign courts, awards of foreign arbitrations recognized by Vietnamese courts for enforcement in Vietnam;
d/ Awards of commercial arbitrations;
e/ Decisions on handling of competition cases issued by the Council for Handling of Competition Cases;
f/ Judgments and rulings entrusted by civil judgment enforcement agencies of other localities or military zone-level judgment enforcement agencies;
g/ Judgments and rulings falling under the enforcing competence of district-level civil judgment enforcement agencies defined in Clause 1 of this Article they pick up for enforcement when finding it necessary;
h/ Judgments and rulings defined in Clause 1 of this Article with involved parties residing or assets located overseas or which require judicial mandate for enforcement.
3. Military zone-level judgment enforcement agencies are competent to enforce the following judgments and rulings:
a/ Rulings on fines, confiscation of assets, retrospective collection of illicitly earned money and assets, handling of material evidence and assets, court fees and civil rulings in criminal judgments and rulings of military zone-level military tribunals or equivalent courts in their localities;
b/ Rulings on fines, confiscation of assets, retrospective collection of illicitly earned money and assets, handling of material evidence and assets, court fees and civil rulings in criminal judgments and rulings of regional military tribunals in their localities;
c/ Rulings on fines, confiscation of assets, handling of material evidence and assets, retrospective collection of illicitly earned money and assets, court fees and civil rulings in criminal judgments and rulings transferred by the central military tribunal to military zone-level judgment enforcement agencies;
d/ Civil judgments and rulings transferred by the Supreme People’s Court to military zone-level judgment enforcement agencies;
e/ Judgments and rulings entrusted by provincial-level, district-level or military zone-level civil judgment enforcement agencies for enforcement.
Article 36. Issuance of judgment enforcement decisions
1. Heads of civil judgment enforcement agencies may issue at their own will decisions to enforce the following parts of judgments and rulings:
a/ Fines, retrospective collection of illicitly earned money and assets; court fees;
b/ Refund of money and assets to involved parties;
c/ Confiscation into the state budget or destruction of material evidence and assets;
d/ Recovery of the right to use land and other assets subject to remittance into the state budget;
e/ Decision on application of provisional urgent measures.
Within 5 working days after receiving judgments and rulings, heads of civil judgment enforcement agencies shall issue judgment enforcement decisions.
Within 24 hours after receiving decisions on application of provisional urgent measures transferred by courts or handed directly by involved parties, heads of civil judgment enforcement agencies shall issue judgment enforcement decisions and assign enforcers to organize the enforcement.
2. In addition to the cases specified in Clause 1 of this Article, heads of civil judgment enforcement agencies may issue judgment enforcement decisions only when receiving written requests for judgment enforcement.
The time limit for issuing judgment enforcement decisions is 5 working days after receiving written requests for judgment enforcement.
3. Within 2 working days after issuing judgment enforcement decisions, heads of civil judgment enforcement agencies shall assign enforcers to organize the implementation of these decisions.
Article 37. Revocation, amendment, supplementation and cancellation of judgment enforcement decisions
1. Persons competent to issue judgment enforcement decisions shall issue decisions to revoke judgment enforcement decisions in the following cases:
a/ The judgment enforcement decision has been issued ultra vires;
b/ The judgment enforcement decision contains errors which may change the contents of the case subject to judgment enforcement;
c/ The ground for issuance of the judgment enforcement decision no longer exists;
d/ Cases specified in Clause 3, Article 54 of this Law.
2. Persons competent to issue judgment enforcement decisions and persons competent to settle complaints may issue decisions amending and supplementing or requesting amendments and supplementations to judgment enforcement decisions in case the latter contain errors which do not change the contents of cases subject to judgment enforcement.
3. Persons competent to issue judgment enforcement decisions and persons competent to settle complaints may issue decisions on cancellation or request cancellation of judgment enforcement decisions of heads of lower-level civil judgment enforcement agencies or enforcers directly under their management in the following cases:
a/ They detect that the cases specified in Clauses 1 and 2 of this Article are not remedied by heads of lower-level civil judgment enforcement agencies or enforcers under their direct management after being so requested;
b/ Judgment enforcement decisions are unlawful as concluded by competent agencies.
4. Decisions on revocation, amendment, supplementation or cancellation of judgment enforcement decisions must clearly state grounds for, contents and legal consequences of the revocation, amendment, supplementation or cancellation.
Article 38. Sending of judgment enforcement decisions
Judgment enforcement decisions shall be sent to procuracies at the same level.
Decisions on coercive judgment enforcement shall be sent to People’s Committees of communes, wards or townships (below collectively referred to as commune-level People’s Committees) where coercive judgment enforcement is organized or to agencies or organizations related to the implementation of these decisions.
Article 39. Notification of judgment enforcement
1. Judgment enforcement decisions, notices, summons and other documents related to judgment enforcement must be notified to involved parties and persons with related rights and obligations for them to exercise their rights and perform their obligations according to the contents of these documents.
2. The notification shall be made within 3 working days after the issuance of any of the above documents, unless it is necessary to prevent involved parties from dispersing or destroying assets or shirking the judgment enforcement.
3. The notification shall be made in the following forms:
a/ Notices handed directly or sent through other agencies, organizations or individuals under law;
b/ Publicly posted notices;
c/ Announcements on the mass media.
4. Notification expenses shall be borne by judgment debtors, unless it is prescribed by law that these expenses are covered by the state budget or paid by judgment creditors.
Article 40. Procedures for direct notification to individuals
1. Notices shall be delivered directly to individuals who are required to sign or press fingerprints for receipt certification.
2. In case persons to be notified are absent, notices shall be delivered to one of their relatives who has the full civil act capacity and lives together with them, including their spouses and children, their or their spouses’ grandparents, parents, uncles, aunts or siblings.
The delivery of notices must be recorded in writing. The date of making a written record is the date of proper notification.
In case persons to be notified have no relatives who have the full civil act capacity and live together with them, have such relatives but these persons refuse to receive notices, or are absent for an indefinite period, notification makers shall make written records of the impossibility of notification and have them signed by witnesses and publicly post up the notices under Article 42 of this Law.
3. In case persons to be notified have moved to new places, notices shall be delivered to the addresses of the new places.
Article 41. Procedures for direct notification to agencies and organizations
In case parties to be notified are agencies or organizations, notices shall be handed directly to representatives at law or persons responsible for receiving incoming mails of these agencies or organizations who shall sign for receipt. In case agencies or organizations to be notified have their representatives joining in the judgment enforcement or designate their representatives to receive notices, these persons shall sign the receipt of notices. The date of signing the receipt is the date of proper notification.
Article 42. Public notification
1. Notices shall be publicly posted up only when addresses of persons to be notified are unidentified or direct notification cannot be made, unless otherwise provided by law.
Civil judgment enforcement agencies shall directly post up notices or entrust commune-level People’s Committees of localities where persons to be notified reside or have last resided or individuals or organizations with sufficient conditions as defined by law to post up notices.
2. Public notification shall be made according to the following procedures:
a/ Posting up notices at offices of civil judgment enforcement agencies or commune-level People’s Committees or places where persons to be notified reside or have last resided;
b/ Making written records of public notification, clearly stating the date of notification, number and date of notices, and have them signed by witnesses.
3. The duration for publicly posting up a notice is 10 days from the posting date. The posting date is the date of proper notification.
Article 43. Announcements on the mass media
1. Announcements on the mass media shall be made under law or at request of involved parties.
2. In case involved parties are determined to be present in localities where they reside, announcements shall be published on a daily newspaper for 2 consecutive issues or broadcast twice on provincial-level radios or televisions of these localities for 2 consecutive days.
In case involved parties are determined to be absent from localities where they reside, announcements shall be published on a daily newspaper for two consecutive issues or broadcast twice on the central radio or television for 2 consecutive days.
3. The date of making an announcement for the second time on a mass medium is the date of proper notification.
Article 44. Verification of judgment conditions execution
1. In case they issue judgment enforcement decisions at its own will, enforcers shall verify judgment conditions execution of judgment debtors.
In case of requested judgment enforcement, if judgment creditors have applied necessary measures but are still unable to verify judgment debtors’ judgment execution conditions, they may request enforcers to do so. The request must be made in writing, clearly indicating the applied measures and enclosed with proof documents.
2. Within 10 days after issuing judgment enforcement decisions at their own will or receiving judgment creditors’ requests for verification, enforcers shall conduct verification. In case of implementation of decisions on application of provisional urgent measures, verification must be conducted without delay.
The verification must be recorded in writing with the certification of the head of the street population quarter, People’s Committee president, commune-level police chief or the head of the agency or organization which has conducted verification. A verification record must fully show verification results.
Article 45. Time limit for voluntary execution of judgments
1. The time limit for voluntary execution of a judgment is 15 days after the judgment debtor receives or is properly notified of, the judgment enforcement decision.
2. In case of necessity to prevent judgment debtors from dispersing or destroying assets or shirking the judgment enforcement, enforcers may promptly apply measures specified in Chapter IV of this Law.
Article 46. Coercive enforcement of judgments
1. Upon the expiration of the time limit specified in Clause 1, Article 45 of this Law, judgment debtors with judgment execution conditions who fail to voluntarily execute judgments shall be coerced to do so.
2. No coercive enforcement of judgments shall be conducted from 22:00 hrs to 6:00 hrs, or weekends and holidays as provided by law and in other special cases specified by the Government.
Article 47. Order of payment of sums of money collected from judgment enforcement
1. Sums of money collected from judgment enforcement, after subtracting judgment enforcement expenses and the sum of money specified in Clause 5, Article 115 of this Law, shall be paid in the following order:
a/ Alimony; salary, wage, severance allowance, job-loss allowance and working capacity loss allowance; compensation for loss of life, damage to health or mental harms;
b/ Court fee;
c/ Other payables under enforced judgments or rulings.
2. In case there are many judgment creditors under a judgment, sums of money collected from judgment enforcement shall be paid as follows:
a/ Payment shall be made in the order specified in Clause 1 of this Article. In case there are many judgment creditors of the same priority level, payment shall be made in proportion to sums of money enjoyable by these creditors;
b/ Money collected under a coercive judgment enforcement decision shall be paid to the judgment creditors that has filed a request for judgment enforcement by the time of issuance of the decision. The remaining sum of money shall be paid to other judgment creditors under other judgment enforcement decisions by the time of payment.
Any remainders shall be paid to judgment debtors.
3. Proceeds from the sale of assets in collaterals or mortgages or sale of assets ruled to be distrained to secure the fulfillment of a specific obligation shall be paid first of all for the secured obligation after subtracting judgment enforcement expenses.
4. The order of payment of sums of money collected from enforcement of bankruptcy judgments must comply with the law on bankruptcy.
5. Within 10 days after collecting money, enforcers shall pay such money under Clauses 1 and 2 of this Article.
Article 48. Postponement of judgment enforcement
1. Heads of civil judgment enforcement agencies may issue decisions to postpone judgment enforcement in the following cases:
a/ The judgment debtor falls seriously ill as certified by the health establishment of district or higher level, or has unidentified address, or cannot fulfill by himself/herself his/her obligation under the judgment or ruling for other plausible reasons;
b/ The judgment creditor agrees to let the judgment debtor postpone the judgment enforcement. The agreement on postponement must be made in writing, clearly indicating the postponement duration, and signed by involved parties. In this duration, the judgment debtor may, with the judgment creditor’s consent, bear no interest arising from the postponed judgment enforcement;
c/ The person obliged to pay state budget remittances has no asset or has assets the value of which is insufficient to cover expenses for coercive judgment enforcement or has assets which are not allowed to be distrained;
d/ There is a dispute over distrained assets which has been accepted by a court for settlement;
e/ The judgment enforcement is in the middle of the period for competent agencies to explain judgments and rulings and respond to petitions of civil judgment enforcement agencies under Clauses 2 and 3, Article 179 of this Law.
2. Heads of civil judgment enforcement agencies shall issue decisions on judgment enforcement postponement upon receiving requests of persons with protesting competence at least 24 hours before the time of coercive judgment enforcement set in coercion decisions. In case judgment enforcement agencies receive such requests less than 24 hours before the time of coercive enforcement set in decisions on coercive judgment enforcement, heads of civil judgment enforcement agencies may decide on judgment enforcement postponement when finding it necessary.
For judgments which have been partially or completely enforced, civil judgment enforcement agencies shall promptly notify such in writing to judgment enforcement postponement requesters.
Persons competent to protest against court judgments or rulings according to cassation or re-opening procedures may request enforcement postponement only once for examination of their protests in order to avoid irremediable consequences.
The maximum duration of judgment enforcement postponement requested by persons competent to protest against judgments or rulings is 3 months after the date of making written requests for judgment enforcement postponement. In this duration, judgment debtors may bear no interest arising from the postponed judgment enforcement.
3. The time limit for issuing a judgment enforcement decision postponement is 5 working days after there emerges a ground as specified in Clause 1 of this Article. In the case specified in Clause 2 of this Article, a judgment enforcement decision postponement shall be promptly issued upon receipt of a competent person’s request.
4. Within 5 working days after the ground for judgment enforcement postponement specified in Clause 1 of this Article no longer exists or the expiration of the duration of judgment enforcement postponement requested by competent persons defined in Clause 2 of this Article or the receipt of notices of non-existence of grounds for protest from persons with the protesting competence, heads of civil judgment enforcement agencies shall issue decisions to continue judgment enforcement.
Article 49. Suspension of judgment enforcement
1. Heads of civil judgment enforcement agencies shall notify the judgment enforcement suspension upon receiving judgment enforcement decisions suspension of persons competent to protest against judgments or rulings according to cassation or re-opening procedures.
For judgments or rulings which have been partially or completely enforced, heads of civil judgment enforcement agencies shall promptly notify such in writing to protesters.
In the duration of judgment enforcement suspension due to protests, judgment debtors may bear no interest arising from the suspended judgment enforcement.
2. Heads of civil judgment enforcement agencies shall issue judgment enforcement decisions suspension upon receiving courts’ notices of acceptance of applications for opening of bankruptcy procedures for judgment debtors.
The time limit for issuing a judgment enforcement decision suspension is 5 working days after the receipt of a court notice.
3. Heads of civil judgment enforcement agencies shall issue a decision to continue judgment enforcement within 5 working days after the receipt of any of the following decisions:
a/ A competent person’s decision to withdraw the protest;
b/ A court’s cassation or re-opening ruling to uphold the protested judgment or ruling;
c/ A court’s ruling on suspension of procedures for bankruptcy or resumption of business operation of an enterprise or cooperative falling into bankruptcy.
Article 50. Termination of judgment enforcement
1. Heads of civil judgment enforcement agencies shall issue decisions to terminate judgment enforcement in the following cases:
a/ The judgment debtor dies without estate or after his/her death, his/her obligation under the judgment or ruling must not be transferred, as prescribed by law, to his/her heirs;
b/ The judgment creditor dies but his/her rights and interests under the judgment or ruling must not be transferred to his/her heirs or he/she dies without heirs;
c/ Involved parties agree in writing or the judgment creditor requests in writing the civil judgment enforcement agency to discontinue the judgment enforcement, unless the judgment enforcement termination affects rights and legitimate interests of a third party;
d/ The judgment or ruling is partially or wholly quashed;
e/ The judgment debtor is an organization which has been dissolved and has no assets while, as prescribed by law, its obligation must not be transferred to another organization;
f/ There is a decision on exemption from or reduction of the obligation to enforce the judgment;
g/ A court has decided to open bankruptcy procedures for the judgment debtor;
h/ The minor who had been consigned to another person for nurturing has become an adult.
2. The time limit for issuing a judgment enforcement termination decision is 5 working days after there emerges a ground for judgment enforcement termination specified in Clause 1 of this Article.
Article 51. Return of written requests for judgment enforcement
1. Heads of civil judgment enforcement agencies shall decide to return written requests for judgment enforcement in the following cases:
a/ The judgment debtor has no assets for judgment enforcement or has assets the value of which is efficient only for paying expenses for coercive judgment enforcement or which are not allowed to be handled for judgment enforcement under law;
b/ The judgment debtor has no income or has low incomes which can only assure minimum living standards for him/her and his/her family;
c/ Distrained assets cannot be sold while the judgment creditor refuses to accept them for judgment enforcement;
d/ The judgment debtor is obliged to return specific objects but these objects no longer exist or are irreparably damaged, and involved parties do not otherwise agree.
2. When judgment debtors have judgment execution conditions, judgment creditors may request enforcement of judgments or rulings within the time limit specified in Clause 1, Article 30 of this Law, counting from the date judgment debtors are detected to have judgment execution conditions.
Article 52. Conclusion of judgment enforcement
Judgment enforcement automatically concludes in the following cases:
1. Involved parties have completely exercised their rights and fulfilled their obligations;
2. There is a judgment enforcement termination decision;
3. There is a decision on return of the written request for judgment enforcement.
Article 53. Certification of judgment enforcement results
Involved parties may request civil judgment enforcement agencies to certify judgment enforcement results.
Within 5 working days after receiving requests of involved parties, heads of civil judgment enforcement agencies shall issue written certifications of judgment enforcement results.
Article 54. Transfer of the judgment execution right or obligation
1. The transfer of the judgment enforcement right or obligation of organizations is made as follows:
a/ In case of consolidation, the new organization shall continue exercising the right or performing the obligation to execute judgments, unless otherwise provided for by law;
b/ In case of merger, the merging organization shall continue exercising the right or performing the obligation to execute judgments, unless otherwise provided for by law;
c/ In case of separation or split-up, the agency issuing the separation or split-up decision shall clearly identify individuals and organizations to continue exercising the right or performing the obligation to execute judgments under this decisions, unless otherwise provided for by law.
If the separation or splitting decision does not state the obligation of the new organization, the organization shall, after separation or split-up, take joint responsibility for performing the judgment execution obligation of the separated or split organization;
d/ In case of dissolution, agencies competent to issue dissolution decisions shall notify civil judgment enforcement agencies thereof before issuing dissolution decisions. In case the judgment execution right or obligation of a dissolved organization is transferred to another organization, the latter shall continue exercising the right or performing the obligation to execute judgments.
Civil judgment enforcement agencies, judgment creditors, persons with related rights and obligations may request competent agencies to reconsider dissolution decisions under law.
In case assets for judgment enforcement no longer exist due to the implementation of unlawful dissolution decisions, dissolution decision-issuing agencies shall fulfill the part of the obligation of dissolved organizations corresponding to these assets;
e/ In case of bankruptcy, the judgment execution right or obligation shall be exercised or performed under bankruptcy decisions;
f/ In case enterprises, which have not yet exercised their right or performed their obligation to execute judgments, are transformed into joint-stock companies, these joint-stock companies shall continue exercising the right or performing the obligation to execute judgments.
2. In case judgment creditors or judgment debtors being individuals die, their judgment execution right or obligation shall be transferred to other persons under the law on inheritance.
3. In the cases specified in Clauses 1 and 2 of this Article, organizations and individuals that are transferred the judgment execution right or obligation may file written requests for judgment enforcement or shall continue exercising the right or performing the obligation to execute judgments under this Law.
Heads of civil judgment enforcement agencies shall issue judgment enforcement decisions for new individuals and organizations corresponding to the transferred judgment enforcement right or obligation and issue decisions on withdrawal of previously issued judgment enforcement decisions.
For other judgment enforcement decisions and notices, civil judgment enforcement agencies may, on a case-by-case basis, uphold, withdraw or issue other appropriate decisions and notices under this Law.
4. In case an involved party agrees with the transfer of the judgment execution right or obligation to a third party, the latter will have the rights and obligations of this involved party.
Article 55. Entrustment of judgment enforcement
1. Heads of civil judgment enforcement agencies may entrust judgment enforcement to civil judgment enforcement agencies in localities where judgment debtors have their assets, work, reside or are based.
2. In case judgment debtors have assets, work, reside or are based in more than one locality, heads of civil judgment enforcement agencies may entrust partial judgment enforcement to civil judgment enforcement agencies in localities where these judgment debtors have judgment execution conditions for fulfilling part of their obligation.
In case of entrusted performance of asset-related obligations, heads of civil judgment enforcement agencies shall entrust the performance to civil judgment enforcement agencies in localities where judgment debtors have their assets. If localities where assets exist cannot be identified or are concurrently places where judgment debtors work, reside or are based, the performance shall be entrusted to these places.
In case of performance of joint obligations, if judgment debtors reside or have assets in different localities, heads of civil judgment enforcement agencies shall entrust the whole judgment enforcement obligation to the civil judgment enforcement agency in a locality where these judgment debtors have judgment execution conditions.
3. Entrustment shall be made within 5 working days after the date of identification of grounds therefor. When it is necessary to entrust the enforcement of court rulings on application of provisional urgent measures, the entrustment shall be made right after grounds for entrustment are obtained.
Article 56. Competence to entrust judgment enforcement
1. Provincial-level civil judgment enforcement agencies may entrust the enforcement of the following judgments and rulings:
a/ Entrusting to provincial-level civil judgment enforcement agencies in other localities the enforcement of judgments and rulings on reemployment of laborers or payment of compensations for damage whereby judgment debtors are provincial-level or central state agencies; judgments and rulings involving foreign elements or related to intellectual property rights; awards of commercial arbitrations; or decisions on handling of competition cases of the Council for Handling of Competition Cases;
b/ Entrusting to military zone-level judgment enforcement agencies the enforcement of judgments and rulings under which involved parties or assets are related to the Army in their localities;
c/ Entrusting to district-level civil judgment enforcement agencies the enforcement of other judgments and rulings, except the cases specified at Points a and b of this Clause.
2. District-level civil judgment enforcement agencies may entrust cases falling under their judgment enforcement competence to provincial-level civil judgment enforcement agencies in other localities, military zone-level judgment enforcement agencies or other district-level judgment enforcement agencies with enforcement conditions.
3. Military zone-level judgment enforcement agencies may entrust cases falling under their judgment enforcement competence to other military zone-level judgment enforcement agencies, provincial-level or district-level civil judgment enforcement agencies with enforcement conditions.
Article 57. Entrusting judgment enforcement
1. Before entrusting judgment enforcement, civil judgment enforcement agencies shall complete the handling of assets temporarily held, seized or distrained in localities related to entrusted sums of money. In case heads of civil judgment enforcement agencies have issued judgment enforcement decisions but find it necessary to entrust the enforcement, they shall issue decisions to revoke part or the whole of judgment enforcement decisions and issue decisions to entrust the enforcement to localities with enforcement conditions.
2. Entrusted civil judgment enforcement agencies may not return entrustment decisions to entrusting civil judgment enforcement agencies but shall continue the judgment enforcement under this Law, unless entrustment decisions contain obvious mistakes or errors about competence of agencies entrusted or contents of judgment enforcement.
Within 5 working days after receiving entrustment decisions, heads of civil judgment enforcement agencies shall issue judgment enforcement decisions and notify in writing the entrusting civil judgment enforcement agencies of the receipt of the entrustment decisions.
Article 58. Preservation of assets for judgment enforcement
1. Assets for judgment enforcement shall be preserved in any of the following forms:
a/ Consignment to judgment debtors or their relatives defined in Clause 2, Article 40 of this Law or current users for preservation;
b/ Preservation by individuals or organizations with preservation conditions;
c/ Preservation in warehouses of civil judgment enforcement agencies.
2. Assets being precious metals, gems, cash or valuable papers shall be preserved at the State Treasury.
3. A written record shall be made of the handover of assets for preservation, clearly indicating kinds and state of assets; time and date of handover; full names of enforcers, involved parties and persons assigned to preserve assets, and witnesses, if any; rights and obligations of persons assigned to preserve assets, and be signed by concerned parties. If any person refuses to sign the written record, the refusal and reason therefor shall be clearly stated in the record.
Persons assigned to preserve assets defined at Point b, Clause 1 of this Article will be paid remuneration and expenses for asset preservation. Asset preservation remuneration and expenses shall be borne by judgment debtors, unless otherwise provided for by law.
4. Written records of handover of assets for preservation shall be handed to involved parties, persons with related rights and obligations, persons assigned to preserve assets or current asset users or preservers, and filed into in judgment enforcement dossiers.
5. Persons assigned to preserve assets who violate asset preservation regulations shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively sanctioned, disciplined or examined for penal liability. If causing damage, they shall pay compensations under law.
Article 59. Judgment enforcement upon a change in asset prices at the time of judgment enforcement
In case a party, under a judgment or ruling, receives assets and is obliged to pay to the other party the asset value he/she receives, but at the time of judgment enforcement, the asset value changes and any involved party requests the asset valuation, these assets shall be valuated under Article 98 of this Law for judgment enforcement.
Article 60. Civil judgment enforcement fee
Judgment creditors shall pay a civil judgment enforcement fee.
The Government shall specify civil judgment enforcement fee rates, procedures for collection, remittance, management and use of this fee.
Article 61. Conditions on judgment execution obligation exemption or reduction regarding state budget remittances
1. Judgment debtors have no assets for payment of state budget remittances may be considered for exemption from the judgment execution obligation upon the expiration of the following time limits:
a/ Five years after the date of issuance of judgment enforcement decisions regarding court fee amounts subject to no ceiling level;
b/ Ten years after the date of issuance of judgment enforcement decisions regarding state budget remittances valued at less than VND 5,000,000.
2. Judgment debtors who have partially paid state budget remittances but have no assets for judgment enforcement may be considered for exemption from the remaining part of their obligation upon the expiration of the following time limits:
a/ Five years after the date of issuance of judgment enforcement decisions in case the remaining obligation part is valued at less than VND 5,000,000.
b/ Ten years after the date of issuance of judgment enforcement decisions in case the remaining obligation part is valued at less than VND 10,000,000.
3. Judgment debtors who have partially paid state budget remittances but have no assets for judgment enforcement may be considered for reduction of their judgment execution obligation upon the expiration of the following time limits:
a/ Five years after the date of issuance of judgment enforcement decisions in case the remaining obligation part is valued at between VND 10,000,000 and 100,000,000.
b/ Ten years after the date of issuance of judgment enforcement decisions in case the remaining obligation part is valued at over VND 100,000,000.
4. The judgment execution obligation exemption or reduction shall be considered regularly but a judgment debtor will be considered for exemption or reduction only once a year. In case a judgment debtor is obliged to pay many state budget remittances under different judgments or rulings, he/she will be considered for judgment execution exemption or reduction for each judgment or ruling only once a year.
Article 62. Dossiers of request for consideration of judgment execution obligation exemption or reduction regarding state budget remittances
Civil judgment enforcement agencies shall compile dossiers to request competent courts to consider judgment execution obligation exemption or reduction. Such a dossier comprises the following:
1. A written request for consideration of judgment execution obligation exemption or reduction, made by the head of the civil judgment enforcement agency or the chairman of the procuracy in case of request for consideration of fine exemption or reduction;
2. The court judgment or ruling or judgment enforcement decision of the civil judgment enforcement agency;
3. A written record of verification of judgment execution conditions of the judgment debtor, made within 3 months before filing the request for exemption or reduction consideration;
4. Other document proving the eligibility of the judgment debtor for consideration of judgment execution obligation exemption or reduction, if any;
5. Written opinions of the procuracy at the same level in case the civil judgment enforcement agency requests the consideration of the judgment execution obligation exemption or reduction.
Article 63. Competence and procedures for considering judgment execution obligation exemption or reduction regarding state budget remittances
1. Consideration of judgment execution obligation exemption or reduction regarding state budget remittances falls under the competence of people’s courts of districts, towns or provincial cities, and zone-level military tribunals (below collectively referred to as district-level courts) in localities where civil judgment enforcement agencies organizing the judgment enforcement are located.
2. Within 2 working days after receiving dossiers of request for judgment execution obligation exemption or reduction, courts shall accept these dossiers for handling.
Within 20 days after accepting dossiers, judges assigned to handle cases shall hold a hearing to consider judgment execution obligation exemption or reduction.
3. A hearing to consider judgment execution obligation exemption or reduction shall be chaired by a judge and participated by representatives of the procuracy at the same level and the civil judgment enforcement agency that has requested exemption or reduction consideration.
In considering judgment execution obligation exemption or reduction, the representative of the civil judgment enforcement agency shall briefly present the dossier of request for exemption or reduction consideration, while the representative of the procuracy shall give opinions on the dossier. After examining the dossier and considering opinions of the representatives of the procuracy and the civil judgment enforcement agency, the judge shall issue a ruling on acceptance, partial acceptance or non-acceptance of the request.
4. Within 5 working days after issuing a ruling on judgment execution decision obligation exemption or reduction, the court shall send it to the person eligible for consideration of judgment execution obligation exemption or reduction, the procuracy at the same level, the immediately higher-level procuracy, the civil judgment enforcement agency that has requested consideration of judgment execution obligation exemption or reduction, the custody facility or detention camp where the person eligible for consideration of judgment execution obligation exemption or reduction regarding state budget remittances is serving their imprisonment sentence.
Article 64. Protests against court rulings on judgment execution obligation exemption or reduction regarding state budget remittances
1. A court ruling on judgment execution obligation exemption or reduction may be protested by a procuracy according to appellate procedures. The time limit for a procuracy at the same level or an immediately higher-level procuracy to make a protest is 7 or 15 days, respectively, after receiving the ruling.
Upon the expiration of the above time limit, if the procuracy makes no protest, the court ruling will take effect.
2. Within 7 days after receiving a procuracy’s protest decision, the court that has issued the ruling on judgment execution obligation exemption or reduction shall transfer the protest and its dossier to its immediately higher-level court.
3. Within 15 days after receiving a protest dossier, the immediately higher-level court shall hold a hearing to consider the protest.
A hearing to consider a protest shall be chaired by a judge and participated by a representative of the procuracy at the same level. When necessary, the court may request the representative of the civil judgment enforcement agency that has compiled the dossier of request for exemption or reduction consideration to attend the hearing. The judge chairing the hearing shall issue a ruling on protest settlement.
Court rulings on settlement of protests against judgment execution obligation exemption or reduction shall be enforced.
4. In case the procuracy withdraws its protest decision before or during the hearing to consider the protest, the court shall rule on cessation of the protest consideration. The protested court ruling on judgment execution obligation exemption or reduction shall be enforced.
5. After the ruling on judgment execution obligation exemption or reduction takes effect, if the judgment debtor is detected to have hidden or dispersed assets for requesting judgment execution obligation exemption or reduction or shirking judgment enforcement, the civil judgment enforcement agency and the procuracy that has requested exemption or reduction consideration shall request a competent court chief judge or procuracy chairman under the criminal procedure and civil procedure laws to consider filing a protest against the ruling on judgment execution obligation exemption or reduction according to re-opening procedures.
Article 65. Financial assurance of judgment enforcement from the state budget
In case agencies and organizations entirely funded by the state budget and obliged to execute judgments have applied all necessary financial measures but remain unable to enforce judgments, the state budget shall assure the fulfillment of their judgment execution obligation. The material liability of damage-causing parties shall be handled under law.
The Government shall specify the competence, conditions, subjects eligible and procedures for financial assurance of judgment enforcement.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực