Nghị định 125/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 58/2009/NĐ-CP hướng dẫn Luật thi hành án dân sự
Số hiệu: | 125/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 14/10/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/12/2013 |
Ngày công báo: | 28/10/2013 | Số công báo: | Từ số 707 đến số 708 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/09/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bổ sung trường hợp không phải chịu phí THA
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 125/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 58/2009/NĐ-CP hướng dẫn thủ tục thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân sự.
Ngoài các trường hợp không phải chịu phí thi hành án (THA) theo Nghị định 58 thì Nghị định 125 bổ sung một số trường hợp như sau:
- Khoản thu hồi nợ vay cho Ngân hàng chính sách trong trường hợp Ngân hàng cho người nghèo, đối tượng chính sách vay;
- Bản án, quyết định của Tòa án xác định không có giá ngạch và không thu án phí có giá ngạch khi xét xử;
- Tiền, tài sản được trả lại cho đương sự trong trường hợp chủ động thi hành án.
Bên cạnh đó, các quy định về xác định và định giá tài sản kê biên, chuyển giao nghĩa vụ THA, ủy thác THA, thứ tự thanh toán tiền THA, … cũng được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định này.
Nghị định 125 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 125/2013/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2013 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 58/2009/NĐ-CP NGÀY 13 THÁNG 7 NĂM 2009 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VỀ THỦ TỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật thi hành án dân sự ngày 14 tháng 11 năm 2008;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự,
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự:
1. Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 4. Nhận đơn yêu cầu thi hành án
1. Việc cấp hoặc gửi bằng đường bưu điện giấy biên nhận cho người nộp đơn phải thực hiện ngay sau khi nhận được đơn.
2. Đơn yêu cầu thi hành án phải có đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 31 Luật thi hành án dân sự.
Trường hợp đơn yêu cầu thi hành án không có đầy đủ các nội dung theo quy định hoặc không nêu rõ thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án nhưng không yêu cầu xác minh thì cơ quan thi hành án dân sự thông báo để đương sự bổ sung nội dung đơn yêu cầu thi hành án trước khi ra quyết định thi hành án. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, nếu người được thi hành án không bổ sung hoặc bổ sung không đúng nội dung quy định tại Điều 31 Luật thi hành án dân sự thì cơ quan thi hành án dân sự không thụ lý đơn yêu cầu thi hành án và có văn bản trả lời cho đương sự biết, trừ trường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, nếu có căn cứ từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải gửi văn bản thông báo cho đương sự biết về việc từ chối nhận đơn và nêu rõ lý do."
2. Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 5. Ra quyết định thi hành án
1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra một quyết định thi hành án chung cho các khoản thuộc diện chủ động thi hành trong một bản án, quyết định, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 của Điều này.
2. Trường hợp trong một bản án, quyết định có các khoản chủ động về trả lại tiền, tài sản thì đối với mỗi người được thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra một quyết định thi hành án đối với các khoản đó.
3. Trường hợp trong một bản án, quyết định có nhiều người phải thi hành nhiều khoản chủ động khác nhau thì đối với mỗi người phải thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra một quyết định thi hành án chung cho các khoản thuộc diện chủ động thi hành án mà người đó phải thi hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 của Điều này.
4. Trường hợp thi hành quyền, nghĩa vụ liên đới thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra một quyết định thi hành án chung cho những người có quyền, nghĩa vụ liên đới.
5. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra một quyết định thi hành án cho mỗi đơn yêu cầu thi hành án. Trường hợp trong bản án, quyết định có một người phải thi hành án cho nhiều người được thi hành án và các đương sự nộp đơn yêu cầu thi hành án vào cùng thời điểm thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra một quyết định thi hành án chung cho nhiều đơn yêu cầu.
Trường hợp nhiều người được nhận một tài sản cụ thể theo bản án, quyết định, nhưng chỉ có một số người có đơn yêu cầu thi hành án thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án đối với những người đã có đơn yêu cầu, đồng thời thông báo cho những người được thi hành khác theo bản án, quyết định đó biết để làm đơn yêu cầu, thi hành án trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Hết thời hạn trên, nếu người được thông báo không yêu cầu thi hành án thì Chấp hành viên tổ chức giao tài sản cho người đã có đơn yêu cầu thi hành án để quản lý. Quyền và lợi ích hợp pháp của những người được thi hành án đối với tài sản đó được giải quyết theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
6. Trường hợp sau khi trừ đi thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà thời hiệu yêu cầu thi hành án vẫn còn thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định khôi phục thời hiệu yêu cầu thi hành án; trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định khôi phục thời hiệu yêu cầu thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án. Trường hợp đã hết thời hiệu yêu cầu thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Trường hợp đã ra quyết định thi hành án mà thời hiệu yêu cầu thi hành án đã hết thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thu hồi quyết định thi hành án đã ban hành, Người có lỗi trong việc ra quyết định thi hành án đối với bản án, quyết định đã hết thời hiệu yêu cầu thi hành án phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật".
3. Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 6. Xác minh điều kiện thi hành án
1. Người được thi hành án có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh điều kiện thi hành án. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ thông tin hoặc quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án có trách nhiệm cung cấp thông tin khi người được thi hành án hoặc người đại diện theo ủy quyền của người được thi hành án có yêu cầu trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, trừ trường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan. Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân từ chối cung cấp thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Kết quả xác minh được công nhận và làm căn cứ để tổ chức việc thi hành án, trừ trường hợp Chấp hành viên thấy cần thiết phải xác minh lại. Việc xác minh lại của Chấp hành viên được tiến hành trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh do đương sự cung cấp.
Trường hợp người được thi hành án, cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin sai sự thật về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, thanh toán các chi phí phát sinh, trường hợp gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Người được thi hành án khi yêu cầu Chấp hành viên xác minh điều kiện thi hành án phải xuất trình biên bản làm việc hoặc các tài liệu hợp pháp khác để chứng minh việc người đó hoặc người đại diện theo ủy quyền đã tiến hành xác minh tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ các thông tin về tài sản, đang quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án nhưng không có kết quả, trừ trường hợp người được thi hành án thuộc diện gia đình chính sách, có công với cách mạng hoặc là người neo đơn, tàn tật, ốm đau kéo dài, có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định này.
Việc xác minh tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân được coi là không có kết quả khi người được thi hành án hoặc người được ủy quyền chứng minh đã trực tiếp hoặc yêu cầu bằng văn bản nhưng đã quá thời hạn 01 tháng kể từ ngày yêu cầu nhưng không nhận được văn bản trả lời của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà không có lý do chính đáng.
3. Trường hợp người phải thi hành án phải thi hành đồng thời cả khoản nghĩa vụ thi hành án theo đơn yêu cầu và nghĩa vụ thi hành án thuộc diện Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án thì việc xác minh điều kiện thi hành án của đương sự được Chấp hành viên chủ động tiến hành cho đến khi người phải thi hành án thi hành xong khoản nghĩa vụ thuộc diện chủ động.
Kết quả xác minh do Chấp hành viên chủ động tiến hành cũng được công nhận để tổ chức thi hành khoản nghĩa vụ theo đơn yêu cầu. Việc xác minh các tài sản tiếp theo của người phải thi hành án được tiến hành theo yêu cầu của người được thi hành án.
4. Khi xác minh trực tiếp, Chấp hành viên phải xác minh cụ thể điều kiện kinh tế, hiện trạng tài sản, căn cứ vào nội dung trình bày của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức khác cung cấp. Người phải thi hành án có trách nhiệm kê khai các loại tài sản, thu nhập và thông tin về tài sản, thu nhập để thi hành án và cam kết về tính trung thực của việc kê khai đó.
Đối với các tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng, đăng ký giao dịch bảo đảm thì còn phải xác minh tại các cơ quan có chức năng đăng ký tài sản đó.
Đối với người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức, Chấp hành viên trực tiếp xem xét tài sản, kiểm tra hệ thống sổ sách quản lý vốn, tài sản, xác minh tại các cơ quan, tổ chức khác có liên quan đang quản lý, bảo quản, lưu giữ thông tin về tài sản, tài khoản của người phải thi hành án.
Chấp hành viên có quyền mời cơ quan chuyên môn hoặc chuyên gia để làm rõ các nội dung cần xác minh. Các cơ quan, tổ chức, công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã và các cá nhân có liên quan phải thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên và phải chịu trách nhiệm về các nội dung thông tin đã cung cấp.
5. Đối với việc thi hành án thuộc diện chủ động thi hành án mà người phải thi hành án không có điều kiện thi hành án thì ít nhất 6 tháng một lần Chấp hành viên phải thực hiện xác minh điều kiện thi hành án của đương sự. Trường hợp người phải thi hành án không có điều kiện thi hành án mà đang chấp hành hình phạt tù hoặc không xác định được địa chỉ, nơi cư trú mới thì thời hạn xác minh giữa các lần không được quá một năm.
Phạm vi xác minh điều kiện thi hành án theo đơn yêu cầu được thực hiện theo yêu cầu của người được thi hành án. Người được thi hành án có nghĩa vụ chứng minh việc người phải thi hành án có tài sản để thi hành án và yêu cầu thi hành án trở lại trong trường hợp Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án.
6. Khi xác minh điều kiện thi hành án, Chấp hành viên phải xuất trình thẻ Chấp hành viên hoặc giấy tờ chứng minh là người có thẩm quyền xác minh điều kiện thi hành án. Trường hợp xác minh trực tiếp thì phải lập biên bản. Trường hợp xác minh thông qua cơ quan, tổ chức, cá nhân thì phải bằng văn bản nêu rõ nội dung xác minh và các thông tin cần thiết khác. Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các tổ chức tín dụng, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, công chứng và các cơ quan, tổ chức khác đang nắm giữ thông tin hoặc quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Chấp hành viên trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Chấp hành viên.
7. Việc thi hành án dân sự được coi là chưa có điều kiện thi hành án trong các trường hợp sau đây:
a) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật thi hành án dân sự;
b) Hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của pháp luật."
"Điều 8a. Chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án
1. Trường hợp chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 54 Luật thi hành án dân sự do doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần mà trước đó chưa thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án của mình thì sau khi chuyển đổi, công ty cổ phần tiếp tục thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án.
2. Quyền, nghĩa vụ thi hành án được chuyển giao cho người khác theo quy định của pháp luật về thừa kế thì cơ quan thi hành án dân sự thực hiện như sau:
a) Trường hợp thi hành nghĩa vụ về trả tài sản mà người phải thi hành án đã chết nhưng có người đang trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản đó thì cơ quan thi hành án dân sự ấn định trong thời hạn 30 ngày để người quản lý, sử dụng tài sản của người phải thi hành án giao tài sản cho người được thi hành án. Hết thời hạn này mà họ không thực hiện hoặc tài sản không có người quản lý, sử dụng trực tiếp thì cơ quan thi hành án dân sự tổ chức giao tài sản, kể cả cưỡng chế giao tài sản cho người được thi hành án theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp người phải thi hành nghĩa vụ về thanh toán tiền đã chết mà có để lại tài sản thì cơ quan thi hành án dân sự có văn bản thông báo, ấn định trong thời hạn 30 ngày để người thừa kế hoặc người quản lý di sản của người phải thi hành án thỏa thuận thực hiện nghĩa vụ thi hành án của người phải thi hành án để lại. Hết thời hạn này, nếu người thừa kế hoặc người quản lý di sản không thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được việc thực hiện nghĩa vụ của người phải thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với tài sản để lại của người phải thi hành án để đảm bảo thi hành án, đồng thời ấn định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo để những người liên quan đến tài sản thực hiện quyền khởi kiện phân chia di sản thừa kế. Hết thời hạn thông báo về thực hiện quyền khởi kiện phân chia di sản thừa kế mà không có người khởi kiện thì cơ quan thi hành án dân sự xử lý tài sản để thi hành án."
"Điều 8b. Thực hiện ủy thác thi hành án
1. Trường hợp người phải thi hành án có nhiều tài sản ở nhiều nơi thì cơ quan thi hành án dân sự thực hiện ủy thác theo thứ tự sau đây:
a) Theo thỏa thuận của các đương sự;
b) Nơi có tài sản đủ để thi hành án;
c) Trường hợp tài sản không đủ để thi hành án thì ủy thác đến nơi có tài sản giá trị lớn nhất, nơi có nhiều tài sản nhất.
2. Quyết định ủy thác phải ghi rõ nội dung ủy thác, khoản đã thi hành xong, khoản tiếp tục thi hành và các thông tin cần thiết cho việc thực hiện ủy thác.
Khi gửi quyết định ủy thác thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải gửi kèm theo bản án, quyết định, bản sao biên bản kê biên, tạm giữ tài sản và các tài liệu khác có liên quan, nếu có. Trong trường hợp phải ủy thác cho nhiều nơi thì cơ quan thi hành án dân sự sao chụp bản án, quyết định và các tài liệu liên quan thành nhiều bản, có đóng dấu của cơ quan thi hành án dân sự nơi ủy thác để gửi cho cơ quan thi hành án dân sự nơi nhận ủy thác.
3. Cơ quan thi hành án dân sự nhận ủy thác nếu xác định người phải thi hành án không có tài sản hoặc không cư trú, làm việc hay có trụ sở ở địa phương mình thì giải quyết như sau:
a) Trường hợp nhận ủy thác quyết định thi hành án chủ động thì cơ quan nhận ủy thác xử lý việc thi hành án theo quy định của pháp luật; nếu phát hiện người phải thi hành án có tài sản hoặc cư trú, làm việc hay có trụ sở ở địa phương khác thì ủy thác tiếp cho cơ quan thi hành án dân sự nơi có điều kiện thi hành;
b) Trường hợp nhận ủy thác quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu thì cơ quan nhận ủy thác trả lại đơn yêu cầu cho đương sự, kèm theo tài liệu liên quan để họ làm căn cứ yêu cầu thi hành án trở lại khi người phải thi hành án có điều kiện thi hành."
"Điều 8c. Việc thi hành án khi có thay đổi giá tài sản tại thời điểm thi hành án
1. Chấp hành viên tổ chức định giá tài sản để thực hiện việc thi hành án khi có thay đổi giá tài sản tại thời điểm thi hành án theo quy định tại Điều 59 Luật thi hành án dân sự trong trường hợp có ít nhất một trong các đương sự có đơn yêu cầu định giá tài sản mà tại thời điểm thi hành án giá tài sản thay đổi tăng hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá trị tài sản khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
2. Người có đơn yêu cầu định giá tài sản có trách nhiệm cung cấp tài liệu chứng minh có thay đổi giá tài sản, kèm theo đơn yêu cầu định giá tài sản. Tài liệu chứng minh có thay đổi giá tài sản có thể là bảng giá tài sản do Ủy ban nhân dân, cơ quan chuyên môn có thẩm quyền ban hành hoặc giá chuyển nhượng thực tế ở địa phương của tài sản cùng loại.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu định giá tài sản của đương sự, Chấp hành viên phải tiến hành thủ tục định giá theo quy định tại Điều 98 của Luật thi hành án dân sự. Chi phí định giá do người yêu cầu định giá chịu.
3. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có kết quả định giá, Chấp hành viên thông báo bằng văn bản yêu cầu người được nhận tài sản nộp số tiền tương ứng với tỷ lệ giá trị tài sản mà đương sự được nhận theo bản án, quyết định so với giá tài sản đã định quy định tại khoản 2 Điều này để thanh toán cho người được nhận tiền thi hành án.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu nộp tiền thi hành án, nếu người được nhận tài sản không tự nguyện nộp tiền thi hành án thì Chấp hành viên tổ chức bán đấu giá tài sản để thi hành án. Số tiền bán tài sản đã thu được thanh toán theo tỷ lệ tương ứng so với số tiền, tài sản mà các đương sự được nhận theo bản án, quyết định nhưng không tính lãi chậm thi hành án.
4. Chi phí bán đấu giá tài sản quy định tại khoản 3 Điều này do đương sự chịu tương ứng với tỷ lệ số tiền, tài sản mà họ thực nhận theo quy định của pháp luật về chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự.
5. Người đang quản lý tài sản không tự nguyện giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá thì bị cưỡng chế thi hành án dân sự và phải chịu chi phí theo quy định về chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự."
7. Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 14. Thu tiền, tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ
1. Khi phát hiện tổ chức, cá nhân đang giữ tiền, tài sản của người phải thi hành án thì Chấp hành viên lập biên bản làm việc hoặc có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân đang giữ tiền, tài sản giao nộp cho cơ quan thi hành án dân sự để thi hành án.
Tổ chức, cá nhân đang giữ tiền, tài sản của người phải thi hành án không thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên về việc giao nộp số tiền, tài sản đó thì bị áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế để thi hành án.
Chi phí cưỡng chế thi hành án do người phải thi hành án chịu.
2. Trường hợp phát hiện tổ chức, cá nhân đang phải trả tiền, tài sản cho người phải thi hành án mà khoản tiền, tài sản đó đã được xác định bằng bản án, quyết định của Tòa án đang có hiệu lực pháp luật thì Chấp hành viên yêu cầu tổ chức, cá nhân đó giao nộp số tiền, tài sản cho cơ quan thi hành án dân sự để thi hành án. Nếu tổ chức, cá nhân phải trả tiền, tài sản cho người phải thi hành án không thực hiện thì Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án cần thiết đối với tổ chức, cá nhân đó để thu tiền, tài sản thi hành án.
Chi phí cưỡng chế thi hành án trong trường hợp này do tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế thi hành án chịu."
8. Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 15. Xác định giá đối với tài sản kê biên
1. Chấp hành viên xác định giá đối với tài sản kê biên có giá trị nhỏ là tài sản mà tại thời điểm xác định giá, sản phẩm cùng loại chưa qua sử dụng có giá bán trên thị trường không quá 5.000.000 đồng (năm triệu đồng).
2. Trường hợp do không ký được hợp đồng dịch vụ quy định tại điểm a khoản 3 Điều 98 Luật thi hành án dân sự, Chấp hành viên tham khảo ý kiến của cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn có liên quan trước khi xác định giá của tài sản kê biên. Việc tham khảo ý kiến của cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn có liên quan phải lập thành văn bản hoặc biên bản có chữ ký của Chấp hành viên và cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn đó.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Chấp hành viên mà cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn không có ý kiến bằng văn bản thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn có ý kiến để Chấp hành viên xác định giá tài sản kê biên."
"Điều 15a. Định giá tài sản đã kê biên
1. Trường hợp đương sự có thỏa thuận về tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản kê biên hoặc tổ chức thẩm định giá trên địa bàn khác thì Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá do đương sự lựa chọn.
Việc thỏa thuận của đương sự về lựa chọn tổ chức thẩm định giá cũng được thực hiện đối với việc định giá lại tài sản kê biên.
2. Trường hợp có căn cứ chứng minh kết quả thẩm định giá trước đó không khách quan, có tiêu cực làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi hợp pháp của mình thì đương sự có quyền đề nghị thuê tổ chức thẩm định giá khác thẩm định lại và phải chịu chi phí thẩm định lại trừ trường hợp định giá lại do có vi phạm quy định về định giá theo điểm a khoản 1 Điều 99 Luật thi hành án dân sự.
3. Trường hợp đương sự yêu cầu định giá lại tài sản kê biên trước khi có thông báo công khai việc bán đấu giá tài sản theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 99 Luật thi hành án dân sự hoặc yêu cầu định giá lại tài sản bán đấu giá không thành, không có người đăng ký tham gia đấu giá, trả giá thì Chấp hành viên tổ chức định giá lại tài sản kê biên. Chấp hành viên thông báo cho đương sự biết về việc người yêu cầu định giá lại phải chịu chi phí định giá lại tài sản theo quy định của pháp luật.
Việc yêu cầu định giá lại tài sản theo quy định tại khoản này chỉ được thực hiện một lần trước khi thông báo lần đầu về bán đấu giá tài sản và một lần đối với tài sản bán đấu giá không thành, không có người đăng ký tham gia đấu giá, trả giá. Yêu cầu định giá lại chỉ được chấp nhận nếu đương sự có đơn yêu cầu trong thời hạn sau đây:
a) 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo về kết quả thẩm định giá đối với tài sản thông báo đấu giá tài sản lần đầu;
b) 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo bán đấu giá không thành, không có người đăng ký tham gia đấu giá, trả giá.
4. Giá tài sản thẩm định lại quy định tại khoản 2 và khoản 3 của Điều này là giá khởi điểm để bán đấu giá tài sản."
"Điều 15b. Bảo đảm quyền ưu tiên mua tài sản thuộc sở hữu chung
1. Trước khi bán tài sản lần đầu đối với tài sản thuộc sở hữu chung, Chấp hành viên thông báo và định thời hạn cho chủ sở hữu chung được quyền ưu tiên mua phần tài sản của người phải thi hành án trong thời hạn ba tháng đối với bất động sản, một tháng đối với động sản kể từ ngày nhận được thông báo hợp lệ. Chủ sở hữu chung tài sản với người phải thi hành án được ưu tiên mua tài sản theo giá đã định.
2. Trường hợp chủ sở hữu chung không mua tài sản thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn ưu tiên quy định tại khoản 1 của Điều này, Chấp hành viên bán hoặc ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác để thi hành án."
"Điều 17a. Xử lý tài sản thi hành án không có người tham gia đấu giá, trả giá
Trong trường hợp sau hai lần niêm yết, thông báo công khai theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản mà không có người tham gia đấu giá, trả giá thì xử lý như sau:
1. Chấp hành viên thông báo cho đương sự biết về việc không có người tham gia đấu giá, trả giá. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà đương sự không yêu cầu định giá lại thì Chấp hành viên ra quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá.
2. Sau ba lần giảm giá mà không có người tham gia đấu giá, trả giá thì tài sản được xử lý như sau:
a) Nếu người được thi hành án đồng ý nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án thì Chấp hành viên thông báo cho người phải thi hành án biết.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày người phải thi hành án nhận được thông báo về việc người được thi hành án đồng ý nhận tài sản để thi hành án, nếu người phải thi hành án không nộp đủ số tiền thi hành án và chi phí thi hành án để lấy lại tài sản đưa ra bán đấu giá thì Chấp hành viên giao tài sản cho người được thi hành án. Đối với tài sản là bất động sản và tài sản là động sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì Chấp hành viên ra quyết định giao tài sản cho người được thi hành án để làm thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đó cho người được thi hành án. Người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng tài sản không tự nguyện giao tài sản cho người được thi hành án thì bị cưỡng chế thi hành án;
b) Trường hợp người được thi hành án không đồng ý nhận tài sản để thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá, nếu tài sản đã giảm thấp hơn chi phí cưỡng chế mà người được thi hành án vẫn không nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án thì tài sản được trả lại cho người phải thi hành án. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định trả đơn yêu cầu thi hành án theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 51 Luật Thi hành án dân sự.
3. Trước khi giảm giá tài sản, Chấp hành viên yêu cầu các đương sự thỏa thuận mức giảm giá. Nếu các đương sự không thỏa thuận hoặc thỏa thuận không được về mức giảm giá thì Chấp hành viên quyết định mức giảm giá. Mỗi lần giảm giá không quá mười phần trăm giá đã định."
12. Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 18. Xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước
1. Cơ quan tài chính cùng cấp với cơ quan thi hành án dân sự đang tổ chức thi hành án, cơ quan tài chính cấp tỉnh nơi có trụ sở với cơ quan thi hành án cấp quân khu hoặc nơi đang lưu giữ vật chứng, tài sản có trách nhiệm tiếp nhận để xử lý vật chứng, tài sản bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 của Điều này.
2. Đối với vật chứng, tài sản là vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, lâm thổ sản, động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm, trang bị, phương tiện kỹ thuật chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh hoặc vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý loại tài sản đó có trách nhiệm tiếp nhận.
3. Cơ quan thi hành án dân sự thông báo và ấn định cho cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận vật chứng, tài sản thời hạn 10 ngày kể từ ngày được thông báo để tiếp nhận.
Hết thời hạn nêu trên mà không tiếp nhận vật chứng, tài sản thì cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận phải thanh toán các khoản chi phí cho việc bảo quản tài sản và phải chịu mọi rủi ro kể từ thời điểm chậm tiếp nhận.
Việc chuyển giao vật chứng, tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước được thực hiện tại kho cơ quan thi hành án dân sự hoặc tại nơi đang giữ vật chứng, tài sản tạm giữ.
4. Trường hợp tài sản bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước mà cơ quan tài chính cùng cấp có văn bản ủy quyền cho cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp đang tổ chức việc thi hành án thực hiện xử lý tài sản đó thì cơ quan thi hành án dân sự xử lý và làm thủ tục sung quỹ nhà nước theo quy định của pháp luật."
"Điều 24a. Thứ tự thanh toán tiền thi hành án
1. Số tiền thi hành án thu theo quyết định cưỡng chế thi hành án nào được thanh toán cho tất cả những người được thi hành án đã có đơn yêu cầu thi hành án tính đến thời điểm có quyết định cưỡng chế thi hành án đó, không phụ thuộc vào việc đơn yêu cầu thi hành án có phải là căn cứ để cưỡng chế thi hành án hay không, số tiền còn lại được thanh toán cho những người được thi hành án theo các quyết định thi hành án khác sau khi có quyết định cưỡng chế tính đến thời điểm thanh toán.
2. Nghĩa vụ cụ thể được ưu tiên thanh toán theo quy định tại khoản 3 Điều 47 Luật thi hành án dân sự phải được xác định cụ thể trong bản án, quyết định của Tòa án tuyên kê biên bảo đảm thi hành cho nghĩa vụ cụ thể đó."
"Điều 24b. Bảo đảm quyền lợi của người mua được tài sản đấu giá, người nhận tài sản để thi hành án
1. Người mua được tài sản đấu giá, người nhận tài sản để thi hành án được bảo vệ quyền sở hữu, sử dụng tài sản đã mua đấu giá, nhận để thi hành án.
2. Trường hợp người mua được tài sản bán đấu giá đã nộp đủ tiền mua tài sản bán đấu giá nhưng bản án, quyết định bị đình chỉ thi hành án, kháng nghị, sửa đổi hoặc hủy thì cơ quan thi hành án dân sự tiếp tục hoàn thiện thủ tục giao tài sản, kể cả thực hiện việc cưỡng chế thi hành án để giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá, trừ trường hợp sau đây:
a) Trình tự, thủ tục bán đấu giá vi phạm quy định của pháp luật do có lỗi của người mua được tài sản bán đấu giá;
b) Người phải thi hành án, người được thi hành án và người mua được tài sản bán đấu giá có thỏa thuận khác.
3. Việc cưỡng chế giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá, người nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án thực hiện theo quy định về cưỡng chế thi hành án dân sự buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản."
15. Khoản 1 Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 26. Miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước
1. Người phải thi hành nghĩa vụ đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước đã thi hành được ít nhất bằng 1/50 khoản phải thi hành, nhưng giá trị không được thấp hơn mức án phí không có giá ngạch thì được xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 Luật Thi hành án dân sự.
Quyết định thi hành án lần đầu là căn cứ để xác định thời hạn xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Thi hành án dân sự."
16. Sửa đổi, bổ sung các khoản 5, 6, 7 Điều 34 như sau:
"Điều 34. Những trường hợp không phải chịu phí thi hành án
5. Khoản thu hồi nợ vay cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong trường hợp Ngân hàng cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
6. Bản án, quyết định của Tòa án xác định không có giá ngạch và không thu án phí có giá ngạch khi xét xử.
7. Tiền, tài sản được trả lại cho đương sự trong trường hợp chủ động thi hành án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 Luật Thi hành án dân sự."
"Điều 34a. Tương trợ tư pháp về dân sự trong thi hành án dân sự
1. Yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự trong thi hành án dân sự
a) Cơ quan thi hành án dân sự trong quá trình thi hành bản án, quyết định có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thực hiện tương trợ tư pháp.
Trình tự, thủ tục, hồ sơ và chi phí yêu cầu cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thực hiện tương trợ tư pháp và hồ sơ ủy thác tư pháp thực hiện theo quy định của pháp luật về tương trợ tư pháp và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
b) Sau khi nhận được đủ kết quả ủy thác tư pháp theo đúng nội dung yêu cầu, cơ quan thi hành án dân sự thực hiện việc thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Trường hợp kết quả ủy thác chưa đúng, chưa đủ theo nội dung đã yêu cầu hoặc sau ba tháng kể từ ngày Bộ Tư pháp gửi hồ sơ ủy thác tư pháp hợp lệ lần thứ nhất mà không nhận được thông báo về kết quả thực hiện ủy thác tư pháp thì cơ quan thi hành án dân sự tiếp tục ủy thác tư pháp.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài có thông báo về việc thực hiện ủy thác tư pháp không có kết quả hoặc sau sáu tháng kể từ ngày Bộ Tư pháp gửi hồ sơ ủy thác tư pháp hợp lệ lần thứ hai cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài hoặc Bộ Ngoại giao mà không nhận được thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp thì cơ quan thi hành án dân sự căn cứ vào những tài liệu đã có để giải quyết việc thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Đối với việc thi hành án về giao giấy tờ, tài liệu liên quan đến tài sản, nhân thân của đương sự, trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài có thông báo về việc thực hiện ủy thác tư pháp không có kết quả hoặc hết thời hạn một năm kể ngày từ Bộ Tư pháp gửi hồ sơ ủy thác tư pháp hợp lệ (lần thứ hai) cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài hoặc Bộ Ngoại giao mà đương sự không đến nhận thì cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục chuyển giao cho cơ quan đã ban hành giấy tờ đó.
2. Thực hiện tương trợ tư pháp của nước ngoài trong thi hành án dân sự
Cơ quan thi hành án dân sự tiếp nhận và xử lý yêu cầu tương trợ tư pháp của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài liên quan đến thi hành án dân sự.
Trình tự, thủ tục thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài liên quan đến thi hành án dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tương trợ tư pháp và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
3. Thẩm quyền yêu cầu và thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự trong thi hành án dân sự
a) Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có thẩm quyền yêu cầu và thực hiện tương trợ tư pháp trong thi hành án dân sự;
b) Trong quá trình giải quyết việc thi hành bản án, quyết định, nếu phát sinh yêu cầu tương trợ tư pháp về dân sự thì cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện lập hồ sơ ủy thác tư pháp theo quy định tại Điều 11 Luật Tương trợ tư pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành gửi cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh để thực hiện việc ủy thác tư pháp. Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền yêu cầu thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự thông qua ủy thác tư pháp được gửi tới Bộ Tư pháp".
"Điều 34b. Chỉ đạo thi hành vụ việc thi hành án lớn, phức tạp
1. Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo thi hành án đối với vụ việc cụ thể.
2. Ban Chỉ đạo thi hành án theo quy định tại khoản 1 Điều này tham mưu giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thi hành đối với các vụ việc thi hành án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng về an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội."
Điều 2. Hiệu lực và trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2013.
2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án, Chấp hành viên, cán bộ thi hành án, cá nhân và tổ chức khác không thi hành đúng bản án, quyết định, trì hoãn việc thi hành án, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án trái pháp luật, vi phạm các quy định về thủ tục thi hành án dân sự thì bị xử lý hành chính, kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.
Trường hợp người được thi hành án là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được thi hành khoản tiền, tài sản thuộc sở hữu nhà nước mà không yêu cầu thi hành án trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật thì cơ quan quản lý trực tiếp có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp này yêu cầu thi hành án.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 125/2013/ND-CP |
Hanoi, October 14, 2013 |
DECREE
AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF ARTICLES OF THE GOVERNMENT'S DECREE NO. 58/2009/ ND-CP DATED JULY 13, 2009, DETAILING AND GUIDING A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON ENFORCEMENT OF CIVIL JUDGMENTS REGARDING PROCEDURES FOR ENFORCEMENT OF CIVIL JUDGMENTS
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 14, 2008 Law on Enforcement of Civil Judgments;
At the proposal of the Minister of Justice,
The Government promulgates the Decree amending and supplementing a number of articles of the Government's Decree No. 58/2009/ND-CP dated July 13, 2009, detailing and guiding a number of articles of the Law on Enforcement of Civil Judgments regarding procedures for enforcement of civil judgments.
Article 1. To amend and supplement a number of articles of the Government's Decree No. 58/2009/ND-CP dated July 13, 2009, detailing and guiding a number of articles of the Law on Enforcement of Civil Judgments regarding procedures for enforcement of civil judgments:
1. Amending and supplementing Article 4 as follows:
"Article 4. Receipt of written requests for judgment enforcement
1. Receipts must be issued or sent by post to request filers upon receipt of the written requests.
2. Written requests for judgment enforcement must have all the details specified in Article 31 of the Law on Enforcement of Civil Judgments.
In case a written request for judgment enforcement neither has all the details as specified nor clearly indicates information on judgment enforcement conditions of the judgment debtor but no verification is required, the civil judgment enforcement agency shall, before issuing a judgment enforcement decision, notify such to the involved party for supplementation of the written request. Within 15 days after receiving the notification, if the judgment creditor fails to supplement the written request for judgment enforcement or supplement contents not proper with provision in Article 31 of the Law on Enforcement of Civil Judgments, the civil judgment enforcement agency shall not accept the written request for judgment enforcement and issue a written reply to the involved party, except cases of force majeure circumstances or objective obstacles.
3. Within 05 working days after receiving a written request, if having grounds for refusing the request, the civil judgment enforcement agency must notify in writing the involved party of its refusal, clearly stating the reason."
2. Amending and supplementing Article 5 as follows:
"Article 5. Issuance of judgment enforcement decisions
1. The head of the civil judgment enforcement agency shall issue a common judgment enforcement decision for a judgment's or ruling's clauses to be proactively complied with by the judgment debtor, except the cases specified in Clauses 2 and 3 of this Article.
2. In case a judgment or ruling contains clauses on refund of money or assets to be proactively complied with by each judgment debtor, the head of the civil judgment enforcement agency shall issue a judgment enforcement decision with regard to these clauses for each judgment creditor.
3. In case a judgment or ruling involves many judgment debtors that are obliged to proactively comply with many clauses, the head of the civil judgment enforcement agency shall issue a common judgment enforcement decision for all of these clauses for each judgment debtor, except the case specified in Clause 2 of this Article.
4. In case of enforcing joint rights or joint obligations, the head of the civil judgment enforcement agency shall issue a common judgment enforcement decision for all parties having joint rights or obligations.
5. The head of the civil judgment enforcement agency shall issue a judgment enforcement decision for each written request for judgment enforcement. In case a judgment or ruling involves a judgment debtor that is obliged to execute the judgment for many judgment creditors and the involved parties file written requests for judgment enforcement at the same time, the head of the civil judgment enforcement agency may issue a common judgment enforcement decision for these written requests.
In case many persons are entitled to receive a specific asset under a judgment or ruling but only some of them file written requests for judgment enforcement, the head of the civil judgment enforcement agency shall issue judgment enforcement decisions for those who have filed written requests, and concurrently notify such to remaining judgment creditors as stated in judgment, decision for filing written requests for judgment enforcement within 30 days after being notified. Past this time limit, if the notified persons do not request judgment enforcement, the judgment enforcer shall hand over the asset to those who have filed written requests for judgment enforcement for management. The rights and lawful interests of judgment creditors toward this asset must be settled under agreement or law.
6. In case the statute of limitations for requesting judgment enforcement remains valid after subtracting the duration of existence of a force majeure circumstance or an objective obstacle, the head of the civil judgment enforcement agency shall issue a decision to restore the statute of limitations for requesting judgment enforcement; within five working days after issuing the decision to restore the statute of limitations for requesting judgment enforcement, the head of the civil judgment enforcement agency shall issue a judgment enforcement decision. In case the statute of limitations for requesting judgment enforcement has expired, the judgment enforcement agency shall refuse written requests for judgment enforcement under Clause 3, Article 4 of this Decree.
In case a judgment enforcement decision has been issued but the statute of limitations for requesting judgment enforcement has expired, the head of the civil judgment enforcement agency shall issue a decision to revoke the issued judgment enforcement decision. The person who is at fault in issuing a decision to enforce a judgment or ruling for which the statute of limitations for requesting enforcement has expired shall take responsibility as prescribed by law."
3. Amending and supplementing Article 6 as follows:
"Article 6. Verification of judgment enforcement conditions
1. Judgment creditors may verify by themselves the judgment enforcement conditions or authorize others to do so. Agencies, organizations and individuals that are keeping information on or managing assets or accounts of judgment debtors shall provide information within 05 working days after receiving requests of judgment creditors or their authorized representatives, except cases of force majeure circumstances or objective obstacles. If refusing to provide information, these agencies, organizations and individuals must reply in writing, clearly stating the reason.
Verification results may be recognized and used as a basis for organizing the judgment enforcement, unless the judgment enforcer finds it necessary to conduct re-verification. Re-verification must be conducted by the judgment enforcer within 10 days after receiving verification results from involved parties.
In case judgment creditors, agencies, organizations or individuals provide untrue information on judgment enforcement conditions of judgment debtors, they shall take responsibility before law and bear all arising expenses. If causing damage, they shall pay compensations therefor.
2. When requesting judgment enforcers to verify judgment enforcement conditions, judgment creditors must produce working minutes or other lawful documents to prove that they or their authorized representatives have conducted verification at agencies, organizations and individuals that are keeping information on or managing assets or accounts of judgment debtors but yielded no results, except judgment creditors are members of policy beneficiary families or families with meritorious services to the revolution or are helpless lonely persons, persons with disabilities or persons suffering from chronic diseases as certified by competent agencies under Clause 2, Article 32 of this Decree.
The verification at agencies, organizations and individuals is regarded as having yielded no results when judgment creditors or their authorized representatives can prove that they have made a direct or written request but past 01 month after the date of making such request, they still receive no reply from these agencies, organizations and individuals without any plausible reason.
3. In case a judgment debtor must perform both obligations under requests and the decision proactively issued by the head of the judgment enforcement agency, the judgment enforcer shall proactively verify the involved party's judgment enforcement conditions until the judgment debtor completely fulfills the obligation under the decision proactively issued by the head of the judgment enforcement agency.
The results of verification conducted by the judgment enforcer are also recognized for organizing the enforcement of the obligations under written requests. The verification of other assets of the judgment debtor must be conducted at the request of the judgment creditor.
4. When personally conducting verification of judgment enforcement conditions, a judgment enforcer shall specifically verify economic conditions and the current state of assets based on statements of involved parties or information provided by other organizations and individuals. Judgment debtors shall declare their assets, incomes and information on assets and incomes to serve judgment enforcement and commit the truthfulness of their declaration.
For assets subject to registration of ownership and use rights or registration of secured transactions, verification must also be conducted at agencies with the function of registering these assets.
For judgment debtors being agencies or organizations, judgment enforcers shall personally examine their assets and check the system of capital and asset management records, and conduct verification at other related agencies or organizations which are managing and preserving assets or keeping information on assets and accounts of judgment debtors.
Judgment enforcers may invite specialized agencies or specialists to clarify contents subject to verification. Agencies, organizations, communal-level civil servants in charge of judicial affairs and civil status and related individuals shall comply with requests of judgment enforcers and take responsibility for information they provide.
5. For a judgment subject to proactive enforcement but the judgment debtor has no enforcement condition, at least once every 6 months, the judgment enforcer shall verify judgment enforcement conditions of the judgment debtor. In case a judgment debtor has no judgment enforcement condition and is currently serving an imprisonment sentence or his/her new address or place of residence is unidentifiable, the interval between two verifications must not exceed one year.
The scope of verification of conditions for judgment enforcement under written requests complies with the request of judgment creditors. Judgment creditors are obliged to prove that judgment debtors have assets for judgment enforcement and make another judgment enforcement request in case heads of civil judgment enforcement agencies have issued decisions to return written requests for judgment enforcement.
6. When verifying judgment enforcement conditions, judgment enforcers shall produce judgment enforcer's cards or papers proving that they are persons competent for verifying judgment enforcement conditions. If conducting verification personally, they must make a written record. If conducting verification through an agency, organization or individual, they must make a written request clearly stating the to-be-verified contents and other necessary information. The Vietnam social insurance, credit institutions, land use right registration offices, secured transaction registration agencies, notary offices and other organizations and agencies which are keeping information on or managing assets or accounts of judgment debtors shall issue written replies to judgment enforcers within 03 working days after receiving the latter's written requests.
7. The enforcement of a civil judgment is considered impossible in the following cases:
a) One of the cases specified in Clause 1, Article 51 of the Law on Enforcement of Civil Judgments;
b) The enforcement is postponed or suspended as prescribed by law."
4. Adding Article 8a as follow:
"Article 8a. Transfer of the judgment execution right and obligation
1. For the case of transferring the judgment execution right and obligation as prescribed at Point e, Clause 1, Article 54 of the Law on Enforcement of Civil Judgments, if the enterprise transformed into a joint-stock company has not yet exercised its judgment execution right or performed its judgment execution obligation before being transformed, the joint-stock company shall further exercise the judgment execution right and perform the judgment execution obligation.
2. In case of transferring the judgment execution right and obligation to other persons as prescribed by law on inheritance, civil judgment enforcement agencies shall comply with the following provisions:
a) In case a judgment debtor who is obliged to return an asset has died but the asset is directly managed or used by another person, the civil judgment enforcement agency shall fix a time limit of 30 days for the person currently managing or using such asset to hand it over to the judgment creditor. Past this time limit, if the asset manager or user fails to hand over the asset or if there is no person directly managing or using the asset, the civil judgment enforcement agency shall organize the handover or coercive handover of the asset to the judgment creditor as prescribed by law;
b) In case a judgment debtor who is obliged to pay a money amount has died and left an asset, the civil judgment enforcement agency shall issue a written notice to fix a time limit of 30 days for his/her heir or the person managing his/her inheritance to reach agreement on the performance of the judgment debtor's obligation. Past this time limit, if the judgment debtor's heir or the person managing his/her inheritance fails or cannot reach agreement on the performance of his/her obligation, the civil judgment enforcement agency shall apply measures to assure or coerce the judgment enforcement with regard to the inheritance of the judgment debtor so as to assure judgment enforcement and, concurrently, fix a time limit of 30 days, from the day of being notified, for the related parties to initiate a lawsuit about inheritance division. Past the notified time limit for exercising the right to initiate a lawsuit about inheritance division, if no petition is filed, the civil judgment enforcement agency shall handle the inheritance for judgment enforcement."
5. Adding Article 8b as follows:
"Article 8b. Entrustment of judgment enforcement
1. In case a judgment debtor has numerous assets at many localities, the civil judgment enforcement agency shall entrust the judgment enforcement according to the following order:
a) Entrusting according to the agreement of involved parties;
b) Entrusting the locality where judgment debtors have enough their assets for judgment enforcement;
c) Entrusting the locality where judgment debtors have assets of the greatest value or most assets, in case the assets are insufficient for judgment enforcement.
2. An entrustment decision must clearly state the contents of entrustment; items already been executed, items to be further executed and information necessary for entrusted enforcement.
When sending the decision on entrustment of judgment enforcement, the civil judgment enforcement agency must enclose the judgment or ruling, a copy of the asset inventory or seizure written record and other related documents, if any. In case of entrusting the judgment enforcement to more than one entrusted civil judgment enforcement agency, the civil judgment enforcement agency shall make copies of the judgment or ruling and related documents, affix its seal to these copies and send them to the entrusted civil judgment enforcement agencies.
3. If knowing that a judgment debtor has no asset or does not reside or work or is not headquartered in the locality, the entrusted civil judgment enforcement agency shall:
a) Settle the judgment enforcement as prescribed law, if being entrusted to proactively enforce the judgment. If detecting that the judgment debtor has assets or resides or works or is headquartered in another locality, it shall further entrust the judgment enforcement to the civil judgment enforcement agency of the locality where judgment enforcement conditions are available;
b) Return the judgment enforcement written request together with related documents to involved parties for use as a basis to request resumption of judgment enforcement when the judgment debtor's conditions permit the judgment enforcement, if being entrusted to enforce the judgment under a written request."
6. Adding Article 8c as follows:
"Article 8c. Judgment enforcement upon change of asset prices at the time of judgment enforcement
1. If at least one of the involved parties files a request for valuation of the asset and at the time of judgment enforcement, the asset price increases or decreases by 20% or more against the asset value at the time the judgment or ruling takes legal effect, judgment enforcers shall organize the valuation of an asset to serve the judgment enforcement upon a change in the asset price at the time of judgment enforcement as prescribed in Article 59 of the Law on Enforcement of Civil Judgments.
2. Those requesting asset valuation shall enclose asset valuation written requests with documents proving the change in the asset price. Documents proving the change in asset prices may be asset price lists issued by People's Committees or competent specialized agencies or actual transfer prices of assets of the same categories in the localities.
Within 30 days after receiving asset valuation written requests of involved parties, judgment enforcers shall carry out valuation procedures specified in Article 98 of the Law on Enforcement of Civil Judgments. Valuation requesters shall bear valuation expenses.
3. Within 10 days after obtaining valuation results, judgment enforcers shall issue a written notice requesting the asset recipient to pay a money amount corresponding to the proportion of the asset value the recipient is entitled to receive under the judgment or ruling to the asset price determined under Clause 2 of this Article for subsequent payment to the person entitled to receive money from judgment enforcement.
Within 30 days after receiving a written request for payment of judgment enforcement money, if the asset recipient fails to voluntarily pay such money, the judgment enforcer shall organize an auction of the asset for judgment enforcement. The proceeds from the sale of assets must be paid in corresponding to money or assets involved parties are entitled to receive under the judgment or ruling, without late judgment enforcement interests.
4. Involved parties shall bear expenses for asset auctions specified in Clause 3 of this Article in corresponding to the money amounts or assets they actually receive as prescribed by law on expenses for coercive enforcement of civil judgment.
5. In case persons who are currently managing assets do not voluntarily hand over such asset to auction winners, they shall be subject to coercive enforcement of civil judgments and shall bear expenses therefor under regulations on expenses for coercive enforcement of civil judgments."
7. Amending and supplementing Article 14 as follows:
"Article 14. Collection of judgment debtors' sums of money and assets currently held by third parties
1. When detecting organizations and individuals currently holding sums of money and assets of judgment debtors, judgment enforcers shall make written records or request in writing these organizations and individuals to hand such sums of money and assets to civil judgment enforcement agencies for judgment enforcement.
When organizations and individuals currently holding sums of money and assets of judgment debtors fail to abide by judgment enforcers' requests for handover of such sums of money and assets, security or coercive measures must be taken for judgment enforcement.
Judgment debtors shall bear expenses for coercive judgment enforcement.
2. If detecting organizations and individuals that have to pay sums of money and return assets to judgment debtors while such sums of money and assets have been determined under legally effective court judgments or decisions, judgment enforcers shall request these organizations and individuals to hand over such sums of money and assets to civil judgment enforcement agencies for judgment enforcement. If these organizations and individuals fail to abide by judgment enforcers' requests, judgment enforcers shall take necessary coercive measures against such organizations or individuals to collect sums of money and assets for judgment enforcement.
In this case, organizations and individuals subject to coercive judgment enforcement shall bear expenses for coercive judgment enforcement."
8. Amending and supplementing Article 15 as follows:
"Article 15. Valuation of distrained assets
1. Judgment enforcers shall valuate the distrained assets of small value which are of the same type with unused products with market sale prices not exceeding VND 5,000,000 (five million Vietnam dongs) at the time of valuation.
2. In case no service contract specified at Point a, Clause 3, Article 98 of the Law on Enforcement of Civil Judgments can be signed, judgment enforcers shall consult finance agencies or related specialized agencies before valuating the distrained assets. Such consultation must be made in writing and signed by judgment enforcers and the concerned finance agency or specialized agency.
Within 15 days after receiving judgment enforcers' requests, if finance agencies or professional agencies fail to give written opinions, heads of civil judgment enforcement agencies shall request in writing chairpersons of People's Committees of the same level to direct these specialized agencies to give opinions for judgment enforcers to value the distrained assets."
9. Adding Article 15a as follows:
"Article 15a. Valuation of assets already been distrained
1. In case involved parties reach agreement on valuation organizations in provinces or centrally run cities where exist the distrained assets or on valuation organizations in other localities, judgment enforcers shall sign service contracts with the valuation organizations selected by the involved parties.
Involved parties' agreement on the selection of valuation organizations also applies to revaluation of distrained assets.
2. If having grounds for proving that previous valuation results are not objective or show negative signs, thus directly affecting their legitimate interests, involved parties may request the hiring of other valuation organizations to conduct revaluation and shall bear revaluation expenses, except cases of revaluation due to violations of regulations on valuation as prescribed at Point a, Clause 1, Article 99 of the Law on Enforcement of Civil Judgments.
3. In case involved parties request revaluation of distrained assets before the auction of assets is publicized under Point b, Clause 1, Article 99 of the Law on Enforcement of Civil Judgments, or request revaluation of unsuccessfully auctioned assets, assets for which nobody registers to participate in auction or offers bids, judgment enforcers shall organize revaluation of these assets. Judgment enforcers shall notify involved parties that revaluation requesters are obliged to bear revaluation expenses as prescribed by law.
Request for asset revaluation under this Clause may be made only once before the first-time notification of asset auction and once for unsuccessfully auctioned assets, assets for which nobody registers to participate in auction or offers bids. Such request may be accepted only when the involved parties file a written request within:
a) 05 working days after receiving a notice of the result of valuation of assets for which auction notification is made for the first time;
b) 10 days after receiving a notice of unsuccessful auction of assets, auction of assets for which nobody registers to participate in or offers bids.
4. The price of revaluated assets as prescribed in Clauses 2 and 3 of this Article is the reserve price used for asset auction."
10. Adding Article 15b as follows:
"Article 15b. Assurance of the priority of purchasing assets under common ownership
1. Before the first sale of assets under common ownership, judgment enforcers shall notify such sale to co-owners and set a time limit of three months, for immoveable assets, or of one month, for moveable assets, after receiving a valid notice, for the co-owners who have the priority of purchasing assets of judgment debtors. The owners of assets under common ownership with judgment debtors may be prioritized to purchase the assets at the set prices.
2. In case co-owners do not purchase the assets, within 05 working days after the expiration of the priority specified in Clause 1 of this Article, judgment enforcers shall sell the assets under common ownership between judgment debtors and others for judgment enforcement or sign service contracts to auction these assets."
11. Adding Article 17a as follows:
"Article 17a. Handling of assets used for judgment enforcement for which nobody registers to participate in auction or offers bids
After two times of posting up and publicizing asset auction notices as prescribed by law, if nobody registers to participate in auction or offers bids for the assets:
1. Judgment enforcers shall notify the involved parties that nobody registers to participate in auction or offers bids for the assets. Within 10 days after receiving such a notice, if the involved parties do not request revaluation of the assets, judgment enforcers shall issue a decision on devaluation of assets for further auction.
2. After three times of asset devaluation, if nobody registers to participate in auction or offers bids for the assets:
a) If judgment creditors agree to receive the assets for subtracting the sums of money for judgment enforcement, judgment enforcers shall notify such agreement to judgment debtors.
Within 30 days after receiving the notice of judgment creditors' agreement to receive the assets for judgment enforcement, if judgment debtors fail to fully pay the sums of money and expenses for judgment enforcement in order to receive back the auctioned assets, judgment enforcers shall hand such assets to judgment creditors. For immoveable assets and moveable assets subject to registration of ownership or use rights, judgment enforcers shall issue a decision to hand the assets to judgment creditors for carrying out procedures for registration and grant of certificates of ownership or use rights of these assets. Judgment debtors and persons currently managing or using these assets who fail to voluntarily hand the assets to judgment creditors shall be coerced to do so for judgment enforcement;
b) In case judgment creditors refuse to receive the assets for judgment enforcement, judgment enforcers shall issue a decision on devaluation of assets for further auction. If the value of assets has been reduced to below coercion expenses but the judgment creditors still refuse to receive the assets for subtracting the sums of money for judgment enforcement, such assets will be returned to judgment debtors. Heads of civil judgment enforcement agencies shall issue decisions to return written requests for judgment enforcement as prescribed at Point c, Clause 1, Article 51 of the Law on Enforcement of Civil Judgments.
3. Before devaluating assets, judgment enforcers shall request involved parties to reach agreement on devaluation levels. If the involved parties fail to reach or cannot reach agreement on the devaluation levels, judgment enforcers shall decide on the devaluation levels. Each devaluation time must not exceed ten percent of the set price."
12. Amending and supplementing Article 18 as follows:
"Article 18. Handling of temporarily seized material evidences and assets which are declared to be confiscated into the state budget
1. Finance agencies of the same level with civil judgment enforcement agencies that are currently organizing judgment enforcement and provincial-level finance agencies in localities where military zone-level judgment enforcement agencies are located or where material evidences and assets are currently kept shall receive material evidences and assets which are declared to be confiscated into the state budget for handling, except the case specified in Clause 2 of this Article.
2. For material evidences and assets which are weapons, supporting tools, explosives, flammables, toxic substances, radioactive substances, forest products, animals on the list of endangered and rare and precious species, technical equipment and means exclusively for national defense and security purposes or articles of historical and cultural relics, state agencies competent to management of these types of assets shall receive them.
3. Civil judgment enforcement agencies shall notify agencies responsible for receiving material evidences and assets and set a time limit of 10 days from the date of notification for the latter to receive the evidences and assets.
Past the above time limit, if failing to receive material evidences and assets, responsible agencies shall pay expenses for asset preservation and bear all risks arising from the time of delayed receipt.
The handover of temporarily seized material evidences and assets which are declared to be confiscated into the state budget must be conducted at warehouses of civil judgment enforcement agencies or places where these evidences and assets are currently kept.
4. In case finance agencies authorize civil judgment enforcement agencies of the same level that are currently organizing judgment enforcement to handle assets which are declared to be confiscated into the state budget, civil judgment enforcement agencies shall handle the assets and carry out procedures for confiscation of these assets into the state budget as prescribed by law."
13. Adding Article 24a as follows:
"Article 24a. Order of payment of sums of money for judgment enforcement
1. Sums of money for judgment enforcement which are collected under certain judgment enforcement coercion decisions must be paid for all judgment creditors who have filed written requests for judgment enforcement by the time of issuance of such decisions, regardless of whether or not these requests serve as grounds for judgment enforcement coercion. The remainder may be paid to judgment creditors under other judgment enforcement decisions after the issuance of coercion decisions by the time of payment.
2. The specific obligations eligible for payment priority as prescribed at Clause 3, Article 47 of the Law on Enforcement of Civil Judgments must be specified in court judgments or decisions declaring distraint of assets to secure enforcement for such specific obligations."
14. Adding Article 24b as follows:
"Article 24b. Assurance of interests of purchasers of auctioned assets and recipients of assets for judgment enforcement
1. Purchasers of auctioned assets and recipients of assets for judgment enforcement have their rights to own and use these assets protected.
2. In case purchasers of auctioned assets have fully paid the sums of money for such purchase but judgments or decisions are suspended from enforcement, protested against, amended or canceled, civil judgment enforcement agencies shall continue completing asset handover procedures, even coercing judgment enforcement, for handing the assets to purchasers, except the following cases:
a) The auction order and procedures are unlawful due to the fault of purchasers of auctioned assets;
b) Judgment debtors, judgment creditors and purchasers of auctioned assets reach another agreement.
3. The coerced handover of assets to purchasers of auctioned assets or recipients of assets for subtracting sums of money for judgment enforcement shall comply with regulations on coercive enforcement of civil judgments which articles and rights of assets are forced to be transferred."
15. Amending and supplementing Clause 1, Article 26 as follows:
"Article 26. Judgment execution obligation exemption or reduction with regard to amounts payable into the state budget
1. Judgment debtors who have paid into the state budget an amount at least equal to 1/50 of the payable amount, which must not be lower than the court fee level applicable to cases involving non-monetary requests, may be considered for judgment execution obligation exemption or reduction as prescribed in Clauses 2 and 3, Article 61 of the Law on Enforcement of Civil Judgments.
Decisions on first-time judgment enforcement serve as a basis for determining the duration of judgment execution obligation exemption or reduction prescribed in Clause 1, Article 61 of the Law on Enforcement of Civil Judgments."
16. Amending and supplementing Clauses 5, 6 and 7, Article 34 as follows:
"Article 34. Cases not liable to judgment enforcement charge
5. Recovered loans of the Vietnam Bank for Social Policies in case these loans are provided for the poor and other policy beneficiaries.
6. It is determined under court judgments or decisions that involve non-monetary requests and no court fee with non-monetary requests are collected upon trial.
7. Sums of money or assets are returned to involved parties in cases of proactive enforcement of judgments as prescribed in Point b, Clause 1, Article 36 of the Law on Enforcement of Civil Judgments."
17. Adding Article 34a as follows:
"Article 34a. Judicial assistance in civil affairs in the enforcement of civil judgments
1. Request for foreign countries to provide judicial assistance in civil affairs in the enforcement of civil judgments
a) During the enforcement of judgments or decisions, civil judgment enforcement agencies may request competent foreign agencies to provide judicial assistance.
The order, procedures, dossiers and expenses for requesting competent foreign agencies to provide judicial assistance and judicial entrustment dossiers shall comply with the law on judicial assistance and treaties to which Vietnam is a contracting party;
b) After fully receiving the judicial entrustment results as requested, civil judgment enforcement agencies shall enforce judgments according to law on enforcement of civil judgments. In case the entrustment results are incorrect or insufficient as requested or the Ministry of Justice receives no notice of the judicial entrustment results three months after sending valid judicial entrustment dossiers for the first time, civil judgment enforcement agencies shall continue the judicial entrustment.
In case competent foreign agencies or overseas Vietnamese representations notify unsuccessful judicial entrustment or the Ministry of Justice receives no notice of the judicial entrustment results six months after sending valid judicial entrustment dossiers for the second time to competent foreign agencies or the Ministry of Foreign Affairs, civil judgment enforcement agencies shall base themselves on available documents to settle the enforcement of civil judgments as prescribed by law on enforcement of civil judgments.
For judgment enforcement regarding handover of papers and documents related to assets and personal records of involved parties, in case competent foreign agencies or overseas Vietnamese representations notify unsuccessful judicial entrustment or the involved parties fail to receive the papers and documents one year after the Ministry of Justice has sent valid judicial entrustment dossiers (for the second time) to competent foreign agencies or the Ministry of Foreign Affairs, civil judgment enforcement agencies shall carry out the procedures for handing the papers and documents to the agencies that have issued such papers and documents.
2. Provision of judicial assistance for foreign countries in the enforcement of civil judgments
Civil judgment enforcement agencies shall receive and handle competent foreign agencies' judicial assistance requests involving the enforcement of civil judgments.
The order and procedures for responding to competent foreign agencies' judicial assistance requests involving the enforcement of civil judgments shall comply with the law on judicial assistance and treaties to which Vietnam is a contracting party.
3. Competence to request and provide judicial entrustment in civil affairs in the enforcement of civil judgments
a) Provincial-level civil judgment enforcement agencies may request and provide judicial assistance in the enforcement of civil judgments;
b) In the process of settling the enforcement of judgments or decisions, if arise requests for judicial assistance in civil affairs, district-level civil judgment enforcement agencies shall make judicial entrustment dossiers as prescribed in Article 11 of the Law on Judicial Assistance and documents guiding implementation and send them to provincial-level civil judgment enforcement agencies for judicial entrustment. Civil judgment enforcement agencies have competence to make requests for judicial assistance in civil affairs through judicial entrustment sent to the Ministry of Justice."
18. Adding Article 34b as follows:
"Article 34b. Direction of enforcement of major and complicated judgment enforcement cases
1. In necessary case, at the proposal of the Minister of Justice, the Prime Minister shall establish steering committees for judgment enforcement for specific cases.
2. The steering committee for judgment enforcement stated in Clause 1 of this Article shall assist the Prime Minister in directing the enforcement of major and complicated judgment enforcement cases with security, political and social order and safety effects."
Article 2. Effect and implementation responsibility
1. This Decree takes effect on December 01, 2013.
2. Heads of judgment enforcement agencies, judgment enforcers, judgment enforcement officers, and other individuals and organizations that fail to strictly abide by judgments or decisions, delay enforcement of judgments, illegally apply coercive judgment-enforcement measures, or violate regulations on civil judgment enforcement procedures shall be administratively handled, disciplined or examined for penal liability and, if causing damage, shall pay compensations.
In case judgment creditors being agencies, organizations or enterprises that are eligible for enforcement of sums of money and assets under state ownership but do not request judgment enforcement within 01 year after judgments or decisions take legal effect, agencies directly managing these agencies, organizations or enterprises shall direct them to request judgment enforcement.
Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of People's Committees of provinces and centrally-run cities shall organize the implementation of this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực