Chương IV Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014: Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân
Số hiệu: | 26/2008/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 14/11/2008 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2009 |
Ngày công báo: | 21/03/2009 | Số công báo: | Từ số 161 đến số 162 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÁC CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
Điều 58. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân
1. Các chức danh tư pháp trong Viện kiểm sát nhân dân gồm có:
a) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp;
b) Kiểm sát viên;
c) Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra;
d) Điều tra viên;
đ) Kiểm tra viên.
2. Các công chức khác, viên chức và người lao động khác.
3. Ở Viện kiểm sát quân sự có các chức danh tư pháp, công chức, viên chức, người lao động khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này và các quân nhân khác.
Điều 59. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân
1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
2. Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại gây ra khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
3. Giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác.
4. Tôn trọng và chịu sự giám sát của nhân dân.
5. Nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, quy định của Viện kiểm sát nhân dân; tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật.
6. Thường xuyên học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Điều 60. Điều động, luân chuyển, biệt phái công chức, viên chức của Viện kiểm sát nhân dân
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định:
a) Điều động, luân chuyển công chức, viên chức giữa các Viện kiểm sát nhân dân. Khi cần thiết thì điều động, luân chuyển công chức giữa các Viện kiểm sát nhân dân trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Biệt phái công chức, viên chức của Viện kiểm sát nhân dân đến làm việc ở cơ quan nhà nước hoặc đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh quyết định điều động, luân chuyển công chức giữa các Viện kiểm sát nhân dân trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định:
a) Điều động, luân chuyển Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức giữa các Viện kiểm sát quân sự không cùng quân khu và tương đương sau khi thống nhất với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Biệt phái Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức của Viện kiểm sát quân sự đến làm việc ở cơ quan nhà nước hoặc đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ sau khi thống nhất với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
4. Tư lệnh quân khu và tương đương quyết định điều động, luân chuyển Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức giữa các Viện kiểm sát quân sự trực thuộc quân khu và tương đương sau khi thống nhất với Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Điều 61. Quản lý công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất quản lý công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật, bảo đảm xây dựng Viện kiểm sát nhân dân trong sạch, vững mạnh.
2. Viện trưởng các Viện kiểm sát nhân dân khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm quản lý công chức và người lao động khác của Viện kiểm sát theo quy định của Luật này và theo sự phân công, phân cấp của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Mục 2: VIỆN TRƯỞNG, PHÓ VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CÁC CẤP
Điều 62. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước.
2. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Điều 63. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác và xây dựng Viện kiểm sát nhân dân; quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị, điều lệ, quy chế, chế độ công tác áp dụng đối với Viện kiểm sát nhân dân.
3. Quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn; quyết định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới; quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát quân sự sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
4. Trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
5. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp, Điều tra viên các ngạch, Kiểm tra viên các ngạch.
6. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền.
7. Kiến nghị xây dựng luật, pháp lệnh; chỉ đạo việc xây dựng và trình dự án luật, pháp lệnh theo quy định của pháp luật; đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
8. Trình Chủ tịch nước ý kiến của mình về những trường hợp người bị kết án xin ân giảm án tử hình.
9. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc tổng kết kinh nghiệm thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân.
10. Tham dự các phiên họp của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bàn về việc hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật.
11. Kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.
12. Chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Quốc hội.
13. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 64. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công hoặc ủy quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước Viện trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
3. Nhiệm kỳ của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Điều 65. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, điều hành, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện;
c) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
3. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Điều 66. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, điều hành, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp dưới trực thuộc trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; báo cáo công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp dưới trực thuộc trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trực thuộc;
c) Báo cáo trước Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp mình và cấp dưới; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp;
d) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
3. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Điều 67. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, điều hành, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác, quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp mình và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; báo cáo công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao khi có yêu cầu;
b) Báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân, trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.
3. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Điều 68. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện
1. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
2. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, theo sự phân công hoặc ủy quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp mình; chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp mình và trước pháp luật.
3. Nhiệm kỳ của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Điều 69. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương
1. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương là Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác và xây dựng Viện kiểm sát quân sự; quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát quân sự trung ương;
b) Báo cáo công tác của Viện kiểm sát quân sự trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
c) Đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực; Kiểm sát viên, Điều tra viên của Viện kiểm sát quân sự;
d) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Kiểm tra viên các ngạch Viện kiểm sát quân sự;
đ) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
3. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Điều 70. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương
1. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, điều hành, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác, quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát quân sự cấp mình; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác của Viện kiểm sát quân sự cấp mình và cấp dưới trực thuộc trước Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương; trả lời chất vấn trước Hội nghị đại biểu quân nhân do cơ quan chính trị quân khu và tương đương tổ chức hằng năm;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Viện kiểm sát quân sự khu vực trực thuộc;
c) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
3. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Điều 71. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực
1. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực chỉ đạo, điều hành, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác, quyết định những vấn đề về công tác của Viện kiểm sát quân sự cấp mình và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp trên.
3. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Điều 72. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực
1. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương.
2. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công hoặc ủy quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp mình và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trước Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp mình và trước pháp luật.
3. Nhiệm kỳ của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Điều 73. Trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp trong thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp
Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi, quyết định của mình trong việc khởi tố, bắt, giam, giữ, truy tố, tranh tụng, kháng nghị và các hành vi, quyết định khác thuộc thẩm quyền; nếu làm trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
Mục 3: KIỂM SÁT VIÊN, KIỂM TRA VIÊN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
Điều 75. Tiêu chuẩn chung của Kiểm sát viên
1. Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
2. Có trình độ cử nhân luật trở lên.
3. Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.
4. Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Luật này.
5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
1. Ngạch Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân gồm có:
a) Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Kiểm sát viên cao cấp;
c) Kiểm sát viên trung cấp;
d) Kiểm sát viên sơ cấp.
2. Ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể được bố trí bốn ngạch Kiểm sát viên; ở Viện kiểm sát quân sự trung ương có Viện trưởng là Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao và có thể được bố trí các ngạch Kiểm sát viên cao cấp, trung cấp, sơ cấp; các Viện kiểm sát khác có thể được bố trí các ngạch Kiểm sát viên cao cấp, trung cấp, sơ cấp.
Điều 77. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên sơ cấp
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự:
1. Có thời gian làm công tác pháp luật từ 04 năm trở lên;
2. Có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
3. Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên sơ cấp.
Điều 78. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên trung cấp
1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát quân sự:
a) Đã là Kiểm sát viên sơ cấp ít nhất 05 năm;
b) Có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
c) Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với Kiểm sát viên sơ cấp;
d) Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên trung cấp.
2. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân, người đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 10 năm trở lên, có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này, các điểm b, c và d khoản 1 Điều này thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát quân sự.
Điều 79. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên cao cấp
1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát quân sự:
a) Đã là Kiểm sát viên trung cấp ít nhất 05 năm;
b) Có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
c) Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với Kiểm sát viên cấp dưới;
d) Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp.
2. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân, người đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 15 năm trở lên, có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này, các điểm b, c và d khoản 1 Điều này thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát quân sự.
Điều 80. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
a) Đã là Kiểm sát viên cao cấp ít nhất 05 năm;
b) Có năng lực chỉ đạo, điều hành công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
c) Có năng lực giải quyết những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân, người đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 20 năm trở lên, có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Điều 81. Bổ nhiệm Kiểm sát viên trong trường hợp đặc biệt
Trong trường hợp đặc biệt, người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến để làm lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân các cấp, tuy chưa đủ thời gian làm Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp hoặc chưa đủ thời gian làm công tác pháp luật, nhưng có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 và điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 77, điểm b và điểm c khoản 1 của các Điều 78, 79 và 80 của Luật này thì cũng có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Điều 82. Nhiệm kỳ Kiểm sát viên
Kiểm sát viên được bổ nhiệm lần đầu có thời hạn là 05 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc nâng ngạch thì thời hạn là 10 năm.
Điều 83. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên
1. Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.
Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình trong việc thực hành quyền công tố, tranh tụng tại phiên tòa và kiểm sát hoạt động tư pháp.
Kiểm sát viên phải chấp hành quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì Kiểm sát viên có quyền từ chối nhiệm vụ được giao và phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với Viện trưởng; trường hợp Viện trưởng vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và Kiểm sát viên phải chấp hành nhưng không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo lên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên có thẩm quyền. Viện trưởng đã quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh đối với vi phạm pháp luật của Kiểm sát viên khi thực hiện nhiệm vụ được giao; có quyền rút, đình chỉ hoặc hủy bỏ các quyết định trái pháp luật của Kiểm sát viên.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp do luật định.
3. Trong vụ việc có nhiều Kiểm sát viên tham gia giải quyết thì Kiểm sát viên ở ngạch thấp hơn phải tuân theo sự phân công, chỉ đạo của Kiểm sát viên ở ngạch cao hơn.
4. Khi thực hiện nhiệm vụ, Kiểm sát viên có quyền ra quyết định, kết luận, yêu cầu, kiến nghị theo quy định của pháp luật.
Điều 84. Những việc Kiểm sát viên không được làm
1. Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.
2. Tư vấn cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án, vụ việc không đúng quy định của pháp luật.
3. Can thiệp vào việc giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án, vụ việc.
4. Đưa hồ sơ, tài liệu của vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
5. Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định.
Điều 85. Tuyên thệ của Kiểm sát viên
Người được bổ nhiệm vào các ngạch Kiểm sát viên phải tuyên thệ:
1. Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, tận tụy phục vụ nhân dân;
2. Đấu tranh không khoan nhượng với mọi tội phạm và vi phạm pháp luật;
3. Kiên quyết bảo vệ Hiến pháp, pháp luật, lẽ phải và công bằng xã hội;
4. Không ngừng phấn đấu, học tập và làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”;
5. Nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật, nguyên tắc tổ chức hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân.
Điều 86. Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có Chủ tịch là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các ủy viên là đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội luật gia Việt Nam.
Danh sách ủy viên Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo đề nghị của Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao để Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước bổ nhiệm;
b) Xem xét những trường hợp Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể được miễn nhiệm chức danh Kiểm sát viên quy định tại khoản 2 Điều 88 của Luật này theo đề nghị của Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao để Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước miễn nhiệm;
c) Xem xét những trường hợp Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể bị cách chức chức danh Kiểm sát viên quy định tại khoản 2 Điều 89 của Luật này theo đề nghị của Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao để Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước cách chức.
3. Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao làm việc theo chế độ tập thể; quyết định của Hội đồng tuyển chọn phải được quá nửa tổng số ủy viên biểu quyết tán thành.
Điều 87. Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp
1. Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp gồm có Chủ tịch là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các ủy viên là một Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Danh sách Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định.
2. Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức các kỳ thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp;
b) Công bố danh sách những người trúng tuyển;
c) Đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm người đã trúng tuyển làm Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp.
3. Quy chế làm việc của Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định.
Điều 88. Miễn nhiệm Kiểm sát viên
1. Kiểm sát viên đương nhiên được miễn nhiệm chức danh Kiểm sát viên khi nghỉ hưu, thôi việc, chuyển ngành.
2. Kiểm sát viên có thể được miễn nhiệm chức danh Kiểm sát viên vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Điều 89. Cách chức Kiểm sát viên
1. Kiểm sát viên đương nhiên bị cách chức chức danh Kiểm sát viên khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Kiểm sát viên có thể bị cách chức chức danh Kiểm sát viên khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm trong khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
b) Vi phạm quy định tại Điều 84 của Luật này;
c) Vi phạm về phẩm chất đạo đức;
d) Có hành vi vi phạm pháp luật khác.
1. Kiểm tra viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để giúp Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.
2. Kiểm tra viên có các ngạch sau đây:
a) Kiểm tra viên;
b) Kiểm tra viên chính;
c) Kiểm tra viên cao cấp.
3. Tiêu chuẩn bổ nhiệm, điều kiện nâng ngạch Kiểm tra viên do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
4. Kiểm tra viên có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Nghiên cứu hồ sơ vụ, việc và báo cáo kết quả với Kiểm sát viên;
b) Lập hồ sơ kiểm sát vụ, việc;
c) Giúp Kiểm sát viên thực hiện hoạt động khác khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
d) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng.
5. Kiểm tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Kiểm sát viên và trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mục 4: THỦ TRƯỞNG, PHÓ THỦ TRƯỞNG, ĐIỀU TRA VIÊN VÀ CÁC CHỨC DANH KHÁC CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO, VIỆN KIỂM SÁT QUÂN SỰ TRUNG ƯƠNG
Điều 91. Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương
1. Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
2. Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
3. Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Điều 92. Điều tra viên và các chức danh khác của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương
1. Tiêu chuẩn bổ nhiệm, điều kiện nâng ngạch, các ngạch Điều tra viên và các chức danh khác của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương do luật định.
2. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao phân công, Điều tra viên và các chức danh khác của Cơ quan điều tra phải tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng Cơ quan điều tra, sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
3. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương phân công, Điều tra viên và các chức danh khác của Cơ quan điều tra phải tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng Cơ quan điều tra, sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
1. Các chức danh tư pháp trong Viện kiểm sát nhân dân gồm có:
a) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp;
b) Kiểm sát viên;
c) Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra;
d) Điều tra viên;
đ) Kiểm tra viên.
2. Các công chức khác, viên chức và người lao động khác.
3. Ở Viện kiểm sát quân sự có các chức danh tư pháp, công chức, viên chức, người lao động khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này và các quân nhân khác.
1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
2. Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại gây ra khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
3. Giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác.
4. Tôn trọng và chịu sự giám sát của nhân dân.
5. Nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, quy định của Viện kiểm sát nhân dân; tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật.
6. Thường xuyên học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định:
a) Điều động, luân chuyển công chức, viên chức giữa các Viện kiểm sát nhân dân. Khi cần thiết thì điều động, luân chuyển công chức giữa các Viện kiểm sát nhân dân trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Biệt phái công chức, viên chức của Viện kiểm sát nhân dân đến làm việc ở cơ quan nhà nước hoặc đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh quyết định điều động, luân chuyển công chức giữa các Viện kiểm sát nhân dân trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định:
a) Điều động, luân chuyển Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức giữa các Viện kiểm sát quân sự không cùng quân khu và tương đương sau khi thống nhất với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Biệt phái Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức của Viện kiểm sát quân sự đến làm việc ở cơ quan nhà nước hoặc đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ sau khi thống nhất với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
4. Tư lệnh quân khu và tương đương quyết định điều động, luân chuyển Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức giữa các Viện kiểm sát quân sự trực thuộc quân khu và tương đương sau khi thống nhất với Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương.
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất quản lý công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật, bảo đảm xây dựng Viện kiểm sát nhân dân trong sạch, vững mạnh.
2. Viện trưởng các Viện kiểm sát nhân dân khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm quản lý công chức và người lao động khác của Viện kiểm sát theo quy định của Luật này và theo sự phân công, phân cấp của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước.
2. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác và xây dựng Viện kiểm sát nhân dân; quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị, điều lệ, quy chế, chế độ công tác áp dụng đối với Viện kiểm sát nhân dân.
3. Quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn; quyết định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới; quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát quân sự sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
4. Trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
5. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp, Điều tra viên các ngạch, Kiểm tra viên các ngạch.
6. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền.
7. Kiến nghị xây dựng luật, pháp lệnh; chỉ đạo việc xây dựng và trình dự án luật, pháp lệnh theo quy định của pháp luật; đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
8. Trình Chủ tịch nước ý kiến của mình về những trường hợp người bị kết án xin ân giảm án tử hình.
9. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc tổng kết kinh nghiệm thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân.
10. Tham dự các phiên họp của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bàn về việc hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật.
11. Kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.
12. Chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Quốc hội.
13. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công hoặc ủy quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước Viện trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
3. Nhiệm kỳ của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, điều hành, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện;
c) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
3. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, điều hành, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp dưới trực thuộc trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; báo cáo công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp dưới trực thuộc trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trực thuộc;
c) Báo cáo trước Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp mình và cấp dưới; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp;
d) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
3. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, điều hành, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác, quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp mình và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; báo cáo công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao khi có yêu cầu;
b) Báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân, trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.
3. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
1. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
2. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, theo sự phân công hoặc ủy quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp mình; chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp mình và trước pháp luật.
3. Nhiệm kỳ của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
1. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương là Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác và xây dựng Viện kiểm sát quân sự; quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát quân sự trung ương;
b) Báo cáo công tác của Viện kiểm sát quân sự trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
c) Đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực; Kiểm sát viên, Điều tra viên của Viện kiểm sát quân sự;
d) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Kiểm tra viên các ngạch Viện kiểm sát quân sự;
đ) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
3. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
1. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, điều hành, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác, quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát quân sự cấp mình; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác của Viện kiểm sát quân sự cấp mình và cấp dưới trực thuộc trước Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương; trả lời chất vấn trước Hội nghị đại biểu quân nhân do cơ quan chính trị quân khu và tương đương tổ chức hằng năm;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Viện kiểm sát quân sự khu vực trực thuộc;
c) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
3. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
1. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực chỉ đạo, điều hành, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác, quyết định những vấn đề về công tác của Viện kiểm sát quân sự cấp mình và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp trên.
3. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
1. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương.
2. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công hoặc ủy quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp mình và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trước Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp mình và trước pháp luật.
3. Nhiệm kỳ của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi, quyết định của mình trong việc khởi tố, bắt, giam, giữ, truy tố, tranh tụng, kháng nghị và các hành vi, quyết định khác thuộc thẩm quyền; nếu làm trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
1. Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
2. Có trình độ cử nhân luật trở lên.
3. Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.
4. Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Luật này.
5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
1. Ngạch Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân gồm có:
a) Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Kiểm sát viên cao cấp;
c) Kiểm sát viên trung cấp;
d) Kiểm sát viên sơ cấp.
2. Ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể được bố trí bốn ngạch Kiểm sát viên; ở Viện kiểm sát quân sự trung ương có Viện trưởng là Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao và có thể được bố trí các ngạch Kiểm sát viên cao cấp, trung cấp, sơ cấp; các Viện kiểm sát khác có thể được bố trí các ngạch Kiểm sát viên cao cấp, trung cấp, sơ cấp.
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự:
1. Có thời gian làm công tác pháp luật từ 04 năm trở lên;
2. Có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
3. Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên sơ cấp.
1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát quân sự:
a) Đã là Kiểm sát viên sơ cấp ít nhất 05 năm;
b) Có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
c) Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với Kiểm sát viên sơ cấp;
d) Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên trung cấp.
2. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân, người đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 10 năm trở lên, có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này, các điểm b, c và d khoản 1 Điều này thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát quân sự.
1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát quân sự:
a) Đã là Kiểm sát viên trung cấp ít nhất 05 năm;
b) Có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
c) Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với Kiểm sát viên cấp dưới;
d) Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp.
2. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân, người đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 15 năm trở lên, có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này, các điểm b, c và d khoản 1 Điều này thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát quân sự.
1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
a) Đã là Kiểm sát viên cao cấp ít nhất 05 năm;
b) Có năng lực chỉ đạo, điều hành công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
c) Có năng lực giải quyết những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân, người đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 20 năm trở lên, có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Trong trường hợp đặc biệt, người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến để làm lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân các cấp, tuy chưa đủ thời gian làm Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp hoặc chưa đủ thời gian làm công tác pháp luật, nhưng có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 và điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 77, điểm b và điểm c khoản 1 của các Điều 78, 79 và 80 của Luật này thì cũng có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Kiểm sát viên được bổ nhiệm lần đầu có thời hạn là 05 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc nâng ngạch thì thời hạn là 10 năm.
1. Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.
Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình trong việc thực hành quyền công tố, tranh tụng tại phiên tòa và kiểm sát hoạt động tư pháp.
Kiểm sát viên phải chấp hành quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì Kiểm sát viên có quyền từ chối nhiệm vụ được giao và phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với Viện trưởng; trường hợp Viện trưởng vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và Kiểm sát viên phải chấp hành nhưng không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo lên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên có thẩm quyền. Viện trưởng đã quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh đối với vi phạm pháp luật của Kiểm sát viên khi thực hiện nhiệm vụ được giao; có quyền rút, đình chỉ hoặc hủy bỏ các quyết định trái pháp luật của Kiểm sát viên.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp do luật định.
3. Trong vụ việc có nhiều Kiểm sát viên tham gia giải quyết thì Kiểm sát viên ở ngạch thấp hơn phải tuân theo sự phân công, chỉ đạo của Kiểm sát viên ở ngạch cao hơn.
4. Khi thực hiện nhiệm vụ, Kiểm sát viên có quyền ra quyết định, kết luận, yêu cầu, kiến nghị theo quy định của pháp luật.
1. Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.
2. Tư vấn cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án, vụ việc không đúng quy định của pháp luật.
3. Can thiệp vào việc giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án, vụ việc.
4. Đưa hồ sơ, tài liệu của vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
5. Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định.
Người được bổ nhiệm vào các ngạch Kiểm sát viên phải tuyên thệ:
1. Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, tận tụy phục vụ nhân dân;
2. Đấu tranh không khoan nhượng với mọi tội phạm và vi phạm pháp luật;
3. Kiên quyết bảo vệ Hiến pháp, pháp luật, lẽ phải và công bằng xã hội;
4. Không ngừng phấn đấu, học tập và làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”;
5. Nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật, nguyên tắc tổ chức hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân.
1. Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có Chủ tịch là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các ủy viên là đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội luật gia Việt Nam.
Danh sách ủy viên Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo đề nghị của Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao để Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước bổ nhiệm;
b) Xem xét những trường hợp Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể được miễn nhiệm chức danh Kiểm sát viên quy định tại khoản 2 Điều 88 của Luật này theo đề nghị của Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao để Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước miễn nhiệm;
c) Xem xét những trường hợp Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể bị cách chức chức danh Kiểm sát viên quy định tại khoản 2 Điều 89 của Luật này theo đề nghị của Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao để Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước cách chức.
3. Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao làm việc theo chế độ tập thể; quyết định của Hội đồng tuyển chọn phải được quá nửa tổng số ủy viên biểu quyết tán thành.
1. Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp gồm có Chủ tịch là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các ủy viên là một Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Danh sách Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định.
2. Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức các kỳ thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp;
b) Công bố danh sách những người trúng tuyển;
c) Đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm người đã trúng tuyển làm Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp.
3. Quy chế làm việc của Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định.
1. Kiểm sát viên đương nhiên được miễn nhiệm chức danh Kiểm sát viên khi nghỉ hưu, thôi việc, chuyển ngành.
2. Kiểm sát viên có thể được miễn nhiệm chức danh Kiểm sát viên vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.
1. Kiểm sát viên đương nhiên bị cách chức chức danh Kiểm sát viên khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Kiểm sát viên có thể bị cách chức chức danh Kiểm sát viên khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm trong khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
b) Vi phạm quy định tại Điều 84 của Luật này;
c) Vi phạm về phẩm chất đạo đức;
d) Có hành vi vi phạm pháp luật khác.
1. Kiểm tra viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để giúp Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.
2. Kiểm tra viên có các ngạch sau đây:
a) Kiểm tra viên;
b) Kiểm tra viên chính;
c) Kiểm tra viên cao cấp.
3. Tiêu chuẩn bổ nhiệm, điều kiện nâng ngạch Kiểm tra viên do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
4. Kiểm tra viên có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Nghiên cứu hồ sơ vụ, việc và báo cáo kết quả với Kiểm sát viên;
b) Lập hồ sơ kiểm sát vụ, việc;
c) Giúp Kiểm sát viên thực hiện hoạt động khác khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
d) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng.
5. Kiểm tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Kiểm sát viên và trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
1. Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
2. Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
3. Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
1. Tiêu chuẩn bổ nhiệm, điều kiện nâng ngạch, các ngạch Điều tra viên và các chức danh khác của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương do luật định.
2. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao phân công, Điều tra viên và các chức danh khác của Cơ quan điều tra phải tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng Cơ quan điều tra, sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
3. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương phân công, Điều tra viên và các chức danh khác của Cơ quan điều tra phải tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng Cơ quan điều tra, sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
CADRES, CIVIL SERVANTS, PUBLIC EMPLOYEES AND OTHER EMPLOYEES OF PEOPLE’S PROCURACIES
Article 58. Cadres, civil servants, public employees and other employees of people’s procuracies
1. Judicial titles in people’s procuracies include:
a/ Chief procurators and deputy chief procurators of people’s procuracies and military procuracies at all levels;
b/ Procurators;
c/ Heads and deputy heads of investigating agencies;
d/ Investigators;
e/ Examiners.
2. Other civil servants, public employees and other employees.
3. Military procuracies have the judicial titles prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article and other army men.
Article 59. Responsibilities of cadres, civil servants, public employees and other employees of people’s procuracies
1. To perform their duties, exercise their powers and be held responsible before law for the performance of their duties and exercise of their powers.
2. To compensate for damage caused when performing duties or exercising powers in accordance with law.
3. To keep state secrets and work secrets.
4. To respect, and submit to supervision by, the people.
5. To strictly observe the Constitution, law and regulations of people’s procuracies; to participate in law dissemination and education.
6. To constantly learn and study to improve their professional qualifications.
Article 60. Transfer, rotation and secondment of civil servants and public employees of people’s procuracies
1. The Procurator General of the Supreme People’s Procuracy shall decide:
a/ To transfer and rotate civil servants and public employees from one people’s procuracy to another. When necessary, to transfer and rotate civil servants from one people’s procuracy to another within a province or centrally run city.
b/ To second civil servants and public employees of people’s procuracies to work at other state agencies or units to meet working requirements.
2. Chief procurators of provincial-level people’s procuracies shall decide to transfer and rotate civil servants from one people’s procuracy to another within a province or centrally run city.
3. The Minister of National Defense shall decide:
a/ To transfer and rotate procurators, examiners, other army men, civil servants and public employees from one military procuracy to another that are based in different military zones after reaching agreement with the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy;
b/ To second procurators, examiners, other army men, civil servants and public employees of military procuracies to work at other state agencies or units to meet working requirements after reaching agreement with the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy.
4. Commanders of military zones and the equivalent shall decide to transfer and rotate procurators, examiners, other army men, civil servants and pubic employees from one military procuracy to another within their military zones and the equivalent after reaching agreement with the Chief Procurator of the Central Military Procuracy.
Article 61. Management of civil servants, public employees and other employees of people’s procuracies
1. The Procurator General of the Supreme People’s Procuracy shall uniformly manage civil servants, public employees and other employees of people’s procuracies at all levels in accordance with law so as to build clean and strong people’s procuracies.
2. Chief procurators of other people’s procuracies shall, within the ambit of their duties and powers, manage civil servants and other employees of their procuracies in accordance with this Law and as assigned or decentralized by the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy.
Section 2. THE PROCURATOR GENERAL AND DEPUTY PROCURATORS GENERAL OF THE SUPREME PEOPLE’S PROCURACY AND CHIEF PROCURATORS AND DEPUTY CHIEF PROCURATORS OF PEOPLE’S PROCURACIES AT ALL OTHER LEVELS
Article 62. Procurator General of the Supreme People’s Procuracy
1. The Procurator General of the Supreme People’s Procuracy shall be elected, relieved from duty and dismissed by the National Assembly at the proposal of the President.
2. The term of office of the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy follows the term of the National Assembly. When the term of the National Assembly expires, the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy shall continue performing his/ her duties until the new National Assembly elects a new General Procurator of the Supreme People’s Procuracy.
Article 63. Duties and powers of the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy
1. To lead, direct, guide, inspect and examine the performance of duties, implementation of working plans and building of people’s procuracies; to decide on matters related to working activities of the Supreme People’s Procuracy.
2. To issue circulars, decisions, directives, charters, regulations and working regimes applicable to people’s procuracies.
3. To provide for the working apparatus of the Supreme People’s Procuracy for submission to the National Assembly Standing Committee for approval; to decide on working apparatuses of people’s procuracies at lower levels; to provide for working apparatuses of military procuracies after reaching agreement with the Minister of National Defense for submission to the National Assembly Standing Committee for approval.
4. To propose the President to appoint, relieve from duty or dismiss Deputy Procurators General and procurators of the Supreme People’s Procuracy.
5. To appoint, relieve from duty or dismiss high-level, intermediate-level and primary- level procurators, investigators and examiners of different ranks.
6. To appoint, relieve from duty or dismiss holders of leading and managerial titles under his/her management.
7. To recommend the formulation of laws and ordinances; to direct the formulation and submission of draft laws and ordinances in accordance with law; to request the National Assembly Standing Committee to interpret the Constitution, laws and ordinances.
8. To submit to the President his/her opinions on cases of pleading for mitigation of death sentences.
9. To direct and organize the final review of experiences in exercising the power to prosecute and supervise judicial activities by people’s procuracies.
10. To attend meetings of the Judicial Council of the Supreme People’s Court to discuss on the provision of guidance on uniform application of law.
11. To make recommendations on the prevention and combat of crimes and violations to the Government, ministries and sectors.
12. To be answerable and report work to the National Assembly; when the National Assembly is in recess, to be answerable and report work to the National Assembly Standing Committee and President; to reply to questions, recommendations and requests of National Assembly deputies.
13. To perform other tasks and exercise other powers in accordance with law.
Article 64. Deputy Procurators General of the Supreme People’s Procuracy
1. Deputy Procurators General of the Supreme People’s Procuracy shall be appointed, relieved from duty and dismissed by the President at the proposal of the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy.
2. Deputy Procurators General of the Supreme People’s Procuracy shall perform duties and exercise powers as assigned or authorized by the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy and perform other duties and exercise other powers in accordance with law; to be answerable to the Procurator General and held responsible before law for the performance of their duties and exercise of their powers.
3. The term of office of a Deputy Procurator General is at most 5 years from the date of appointment.
Article 65. Chief procurators of superior people’s procuracies
1. Chief procurators of superior people’s procuracies shall be appointed, relieved from duty and dismissed by the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy.
2. Chief procurators of superior people’s procuracies have the following duties and powers:
a/ To direct, administer and examine the performance of duties and implementation of working plans of superior people’s procuracies; to decide on matters related to working activities of superior people’s procuracies; to be answerble and report work to the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy;
b/ To direct, guide and examine professional operations in exercising the power to prosecute and supervise adjudication by provincial- and district-level people’s procuracies;
c/ To perform other duties and exercise other powers in accordance with law.
3. The term of office of the chief procurator of a superior people’s procuracy is at most 5 years from the date of appointment.
Article 66. Chief procurators of provincial-level people’s procuracies
1. Chief procurators of provincial-level people’s procuracies shall be appointed, relieved from duty or dismissed by the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy.
2. Chief procurators of provincial-level people’s procuracies have the following duties and powers:
a/ To direct, administer, inspect and examine the performance of duties and implementation of working plans of provincial-level people’s procuracies; to decide on matters related to working activities of provincial-level people’s procuracies; to be answerable and report on working activities of the provincial-level people’s procuracies and lower-level people’s procuracies under their management to the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy; to report on the exercise of the power to prosecute and supervise adjudication activities by provincial-level people’s procuracies and people’s procuracies of lower levels under their management to the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy;
b/ To direct, guide and examine operations of district-level people’s procuracies under their management;
c/ To report to provincial-level People’s Councils on working activities of the provincial- level people’s procuracies and people’s procuracies of lower levels under their management; to reply to questions, recommendations and requests of provincial-level People’s Council deputies.
d/ To perform other duties and exercise other powers in accordance with law.
3. The term of office of the chief procurator of a provincial-level people’s procuracy is at most 5 years from the date of appointment.
Article 67. Chief procurators of district-level people’s procuracies
1. Chief procurators of district-level people’s procuracies shall be appointed, relieved from duty or dismissed by the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy.
2. Chief procurators of district-level people’s procuracies have the following duties and powers:
a/ To direct, administer and examine the performance of duties and implementation of working plans, and decide on working activities of their people’s procuracies and perform other duties and exercise other powers in accordance with law; to be answerable and report on their work to chief procurators of provincial-level people’s procuracies; to report on the exercise of the right to prosecute and supervise adjudication activities to chief procurators of superior people’s procuracies when requested;
b/ To present work reports before People’s Councils and reply to questions, recommendations and requests of People’s Council deputies in accordance with law.
3. The term of office of the chief procurator of a district-level people’s procuracy is at most 5 years from the date of appointment.
Article 68. Deputy chief procurators of superior people’s procuracies, provincial-level people’s procuracies and district-level people’s procuracies
1. Deputy chief procurators of superior people’s procuracies, provincial-level people’s procuracies and district-level people’s procuracies shall be appointed, relieved from duty or dismissed by the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy.
2. Deputy chief procurators of superior people’s procuracies, provincial-level people’s procuracies and district-level people’s procuracies shall perform their duties and exercise their powers in accordance with law and as assigned or authorized by the chief procurators of their people’s procuracies; be answerable to the chief procurators of their people’s procuracies and held responsible before law for the performance of their duties and exercise of their powers.
3. The term of office of a deputy chief procurator of a superior people’s procuracy, provincial-level people’s procuracy or district-level people’s procuracy is at most 5 years from the date of appointment.
Article 69. Chief Procurator of the Central Military Procuracy
1. The Chief Procurator of the Central Military Procuracy is a Deputy Procurator General of the Supreme People’s Procuracy who is appointed, relieved from duty or dismissed by the President at the proposal of the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy after reaching agreement with the Minister of National Defense.
2. The Chief Procurator of the Central Military Procuracy has the following duties and powers:
a/ To lead, direct, guide and inspect the performance of duties, implementation of working plans and building of military procuracies; to decide on working activities of the Central Military Procuracy;
b/ To present reports on working activities of military procuracies before the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy and the Minister of National Defense;
c/ To propose the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy to appoint, relieve from duty or dismiss Deputy Chief Procurators of the Central Military Procuracy; chief procurators and deputy chief procurators of military procuracies of military zones and the equivalent and regional military procuracies; procurators and investigators of military procuracies;
d/ To appoint, relieve from duty and dismiss investigators of different ranks of military procuracies;
dd/ To perform other duties and exercise other powers in accordance with law and as assigned by the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy and the Minister of National Defense.
3. The term of office of Chief Procurator of the Central Military Procuracy is at most 5 years from the date of appointment.
Article 70. Chief procurators of military procuracies of military zones and the equivalent
1. Chief procurators of military procuracies of military zones and the equivalent shall be appointed, relieved from duty or dismissed by the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy at the proposal of the Chief Procurator of the Central Military Procuracy.
2. Chief procurators of military procuracies of military zones and the equivalent have the following duties and powers:
a/ To direct, administer and inspect the performance of duties and implementation of work plans, and decide on working activities of their military procuracies; to be answerable and report on working activities of their military procuracies to the Chief Procurator of the Central Military Procuracy; to reply to questions of delegates at army congresses held annually by political agencies of military zones and the equivalent;
b/ To direct, guide and inspect operations of regional military procuracies under their management;
c/ To perform other duties and exercise other powers in accordance with law.
3. The term of office of the chief procurator of the military procuracy of a military zone or the equivalent is at most 5 years from the date of appointment.
Article 71. Chief procurators of regional military procuracies
1. Chief procurators of regional military procuracies shall be appointed, relieved from duty and dismissed by the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy at the proposal of the Chief Procurator of the Central Military Procuracy.
2. Chief procurators of regional military procuracies shall direct, administer and inspect the performance of duties, implementation of working plans and decide on working activities of their military procuracies and perform other duties and exercise other powers in accordance with law; to be answerable and report on their work to chief procurators of military procuracies at higher levels.
3. The term of office of the chief procurator of a regional military procuracy is at most 5 years from the date of appointment.
Article 72. Deputy chief procurators of the Central Military Procuracy, military procuracies of military zones and the equivalent and regional military procuracies
1. Deputy chief procurators of the Central Military Procuracy, military procuracies of military zones and the equivalent and regional military procuracies shall be appointed, relieved from duty or dismissed by the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy at the proposal of the Chief Procurator of the Central Military Procuracy.
2. Deputy chief procurators of the Central Military Procuracy, military procuracies of military zones and the equivalent and regional military procuracies shall perform their duties and exercise their powers in accordance with law and as assigned or authorized by the chief procurators of their military procuracies; be answerable to the chief procurators of their military procuracies and held responsible before law for the performance of their duties and exercise of their powers.
3. The term of office of a deputy chief procurator of the Central Military Procuracy, a military procuracy of a military zone or the equivalent or a regional military procuracies is at most 5 years from the date of appointment.
Article 73. Responsibilities of chief procurators and deputy chief procurators of people’s procuracies at different levels in exercising the power to prosecute and supervise judicial activities
When exercising the power to prosecute and supervise judicial activities, chief procurators and deputy chief procurators of people’s procuracies at different levels shall strictly observe the Constitution and law and be held responsible before law for their acts and decisions in the laying of charges, arrest, custody, temporary detention, prosecution, adversarial process, protest and other acts and decisions within their competence; if acting against the law, they shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability; if causing damage, they shall pay compensation in accordance with law.
Section 3. PROCURATORS AND EXAMINERS OF PEOPLE’S PROCURACIES
Procurators are persons who are appointed in accordance with law to perform the function of exercising the power to prosecute and supervise judicial activities.
Article 75. General criteria for procurators
1. Being Vietnamese citizens who are loyal to the Fatherland and the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, have good ethical qualities, are incorrupt and honest, have firm political stance and resolve to safeguard the socialist legislation.
2. Possessing a bachelor or higher degree in law.
3. Having been professionally trained in prosecution.
4. Having been engaged in practical work for a certain period of time in accordance with this Law.
5. Being physically fit to fulfill assigned duties.
1. Ranks of procurators of people’s procuracies include:
a/ Procurators of the Supreme People’s Procuracy;
b/ High-level procurators;
c/ Intermediate-level procurators;
d/ Primary-level procurators.
2. The Supreme People’s Procuracy has procurators of four ranks. The Central Military Procuracy has its Chief Procurator being a procurator of the Supreme People’s Procuracy and high-level, intermediate-level and primary-level procurators. Other procuracies have high- level, intermediate-level and primary-level procurators.
Article 77. Criteria for appointment of primary-level procurators
A person who fully meets the criteria prescribed in Article 75 of this Law and the following conditions may be appointed as a primary-level procurator of a people’s procuracy; if being an in-service army officer, he/she may be appointed as a primary-level procurator of a military procuracy:
1. Having been engaged in legal work for at least 4 years;
2. Being capable of exercising the power to prosecute and supervise judicial activities;
3. Having passed a primary-level procurator selection examination.
Article 78. Criteria for appointment of intermediate-level procurators
1. A person who fully meets the criteria prescribed in Article 75 of this Law and the following conditions may be appointed as an intermediate-level procurator of a people’s procuracy; if being an in-service army officer, he/she may be appointed as an intermediate- level procurator of a military procuracy:
a/ Having worked as a primary-level procurator for at least 5 years;
b/ Being capable of exercising the power to prosecute and supervise judicial activities;
c/ Being capable of guiding primary-level procurators to exercise the power to prosecute and supervise judicial activities;
d/ Having passed an intermediate-level procurator selection examination.
Article 79. Criteria for appointment of high-level procurators
1. A person who fully meets the criteria prescribed in Article 75 of this Law and the following conditions may be appointed as a high-level procurator of a people’s procuracy; if being an in-service army officer, he/she may be appointed as a high-level procurator of a military procuracy:
a/ Having worked as an intermediate-level procurator for at least 5 years;
b/ Being capable of exercising the power to prosecute and supervise judicial activities;
c/ Being capable of guiding intermediate-level procurators to exercise the power to prosecute and supervise judicial activities;
d/ Having passed a high-level procurator selection examination.
2. In case due to the personnel demand of a people’s procuracy, a person who has been engaged in legal work for 15 years or more and fully meets the criteria prescribed in Article 75 of this Law and at Points b, c and d, Clause 1 of this Article may be appointed as a high- level procurator of the people’s procuracy; if being an in-service army officer, he/she may be appointed as a high-level procurator of a military procuracy.
Article 80. Criteria for appointment of procurators of the Supreme People’s Procuracy
1. A person who fully meets the criteria prescribed in Article 75 of this Law and the following conditions may be selected and appointed as a procurator of the Supreme People’s Procuracy:
a/ Having worked as a high-level procurator for at least 5 years;
b/ Being capable of directing and administering the exercise of the power to prosecute and supervise judicial activities of the Supreme People’s Procuracy;
c/ Being capable of settling important issues falling under the competence of the Supreme People’s Procuracy.
2. In case due to the personnel demand, a person who has been engaged in legal work for 20 years or more and fully meets the criteria prescribed in Article 75 of this Law and at Points b and c, Clause 1 of this Article may be appointed as a procurator of the Supreme People’s Procuracy.
Article 81. Appointment of procurators in special cases
In special cases, persons who are transferred by competent agencies or organizations to hold leading positions in people’s procuracies of different levels and fully meet the criteria prescribed in Article 75 and the conditions prescribed in Clause 2, Article 77 and at Points b and c, Clause 1, Article 78, 79 and 80 of this Law though having not yet worked as primary- level, intermediate-level or high-level procurators or not yet been engaged in legal work for the prescribed period of time may be selected and appointed as primary-level, intermediate-level or high-level procurators of the Supreme People’s Procuracy.
Article 82. Term of office of procurators
The initial term of office of procurator is 5 years. For procurators who are reappointed or entitled to rank promotion, the subsequent term of office is 10 years.
Article 83. Duties, powers and responsibilities of procurators
1. When exercising the power to prosecute and supervise judicial activities, procurators shall observe law and submit to the direction of chief procurators of people’s procuracies.
Procurators shall abide by law and be held responsible before law for their acts and decisions in exercising the power to prosecute and make adversarial arguments at court hearings and to supervise judicial activities.
Procurators shall observe decisions of chief procurators of their people’s procuracies. When having grounds to believe that a decision of the chief procurator of his/her people’s procuracy is illegal, a procurator may refuse to perform the assigned duty and shall report such in writing to the chief procurator. In case the chief procurator determines to execute the decisions, he/she shall issue a written decision thereon and the procurator shall execute the decision but is not held responsible for any arising consequences and, at the same time, shall report the case to the chief procurator of the competent higher-level people’s procuracy. The chief procurator shall take responsibility before law for his/her decision.
Chief procurators of people’s procuracies shall examine and strictly handle violations committed by procurators when performing their assigned duties and may revoke, terminate or cancel illegal decisions of procurators.
2. Specific duties and powers of procurators when exercising the power to prosecute and supervise judicial activities are prescribed by law.
3. In case more than one procurator jointly settle a case, procurators of lower ranks shall obey the assignment and direction of procurators of higher ranks.
4. When performing their duties, procurators may make decisions, conclusions, requests and recommendations in accordance with law.
Article 84. Prohibited acts of procurators
1. Acts which cadres and civil servants are prohibited by law from taking.
2. Providing consultancy to persons who are arrested, held in custody or temporary detention, involved parties or other procedure participants, making the settlement of cases or matter unlawful.
3. Interfering in the settlement of cases or matters or taking advantage of their powers to influence persons responsible for settling cases or matters.
4. Bringing files of cases or matters out of the premises of their agencies, unless for performing their assigned duties or approved by competent persons.
5. Receiving outside prescribed places the accused, defendants, involved parties or other procedure participants in cases or matters which they are competent to settle.
Article 85. Oath of procurators
Persons who are appointed to procurator ranks must make an oath:
1. To be absolutely loyal to the Fatherland and dedicatedly serve the people;
2. To intransigently combat all crimes and violations.
3. To resolvedly safeguard the Constitution, law, justice and social equality;
4. To constantly strive, learn and follow President Ho Chi Minh’s teaching “Being impartial, upright, objective, prudent and modest”;
5. To strictly abide by discipline and organizational and operational principles of people’s procuracies.
Article 86. Council for Selection of Procurators of the Supreme People’s Procuracy
1. The Council for Selection of Procurators of the Supreme People’s Procuracy is composed of the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy as its chairperson and representatives of leaderships of the Ministry of National Defense, the Ministry of Home Affairs, the Vietnam Fatherland Front’s Central Committee and the Central Committee of the Vietnam Lawyers’ Association as its members.
The list of members of the Council for Selection of Procurators of the Supreme People’s Procuracy shall be decided by the National Assembly Standing Committee at the proposal of the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy.
2. The Council for Selection of Procurators of the Supreme People’s Procuracy has the following duties and powers:
a/ To select qualified persons to act as procurators of the Supreme People’s Procuracy at the proposal of the Supervisory Committee of the Supreme People’s Procuracy for submission by the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy to the President for appointment.
b/ To consider cases in which procurators of the Supreme People’s Procuracy may be relieved from duty under Clause 2, Article 88 of this Law at the proposal of the Supervisory Committee of the Supreme People’s Procuracy for submission by the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy to the President for relief from duty;
c/ To consider cases in which procurators of the Supreme People’s Procuracy may be dismissed under Clause 2, Article 89 of this Law at the proposal of the Supervisory Committee of the Supreme People’s Procuracy for submission by the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy to the President for dismissal.
3. The Council for Selection of Procurators of the Supreme People’s Procuracy shall work on a collegial basis; decisions of the Selection Council must be voted for by more than half of its members.
Article 87. The Examination Council for Selection of Primary-Level Procurators, Intermediate-Level Procurators and High-Level Procurators
1. The Examination Council for Selection of Primary-Level Procurators, Intermediate- Level Procurators and High-Level Procurators shall be composed of the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy as its chairperson and one Deputy Procurator General of the Supreme People’s Procuracy, the Chief Procurator of the Central Military Procuracy and representatives of leaderships of the Ministry of National Defense, the Ministry of Home Affairs and the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front as its members.
The list of members of the Examination Council for Selection of Primary-Level Procurators, Intermediate-Level Procurators and High-Level Procurators shall be decided by the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy.
2. The Examination Council for Selection of Primary-Level Procurators, Intermediate- Level Procurators and High-Level Procurators has the following duties and powers:
a/ To organize examinations for selection of Primary-Level Procurators, Intermediate- Level Procurators and High-Level Procurators;
b/ To announce lists of persons who pass examinations;
c/ To propose the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy to appoint persons who pass examinations as Primary-Level Procurators, Intermediate-Level Procurators and High-Level Procurators.
3. The working regulation of the Examination Council for Selection of Primary-Level Procurators, Intermediate-Level Procurators and High-Level Procurators shall be prescribed by the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy.
Article 88. Relief from duty of procurators
1. Procurators shall be automatically relieved from duty when they retire, resign or shift to other professions.
2. Procurators may be relieved from duty due to their poor health, family circumstances or other reasons which are likely to render them unable to fulfill their assigned tasks.
Article 89. Dismissal of procurators
1. Procurators shall be automatically dismissed when they are convicted by a court under legally effective judgments.
2. Depending on the nature and seriousness of their violations, procurators may be dismissed when:
a/ Committing a violation in exercising the power to prosecute and supervise judicial activities;
b/ Violating the provisions of Article 84 of this Law;
c/ Possessing no ethical qualities;
d/ Committing another illegal act.
1. Examiners are persons who are appointed in accordance with law to assist procurators in exercising the power to prosecute and supervise judicial activities; perform other duties and exercise other powers as assigned by chief procurators of their people’s procuracies.
2. Examiner ranks include:
a/ Examiners;
b/ Principal examiners;
c/ Senior examiners.
3. The criteria for appointment to and conditions for promotion of examiner ranks shall be provided by the National Assembly Standing Committee at the proposal of the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy.
4. Examiners have the following duties and powers:
a/ To examine files of cases and matters and report results to procurators;
b/ To make dossiers of supervision of cases and matters;
c/ To assist procurators in conducting other activities when exercising the power to prosecute and supervise judicial activities;
d/ To perform other duties and exercise other powers as assigned by procurators general of their procuracies.
5. Examiners shall be held responsible before law and answerable to procurators and chief procurators of their people’s procuracies for the performance of their duties and exercise of their powers. If committing illegal acts, they shall be disciplined, administratively handled or examined for penal liability depending on the nature and seriousness of their violations.
Section 4. HEADS, DEPUTY HEADS, INVESTIGATORS AND OTHER STAFFS OF INVESTIGATING AGENCIES OF THE SUPREME PEOPLE’S PROCURACY AND THE CENTRAL MILITARY PROCURACY
Article 91. Heads and deputy heads of investigating agencies of the Supreme People’s Procuracy and the Central Military Procuracy
1. Heads and deputy heads of investigating agencies of the Supreme People’s Procuracy and the Central Military Procuracy shall be appointed, relieved from duty or dismissed by the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy.
2. The head and deputy heads of the investigating agency of the Supreme People’s Procuracy shall be held responsible before law and the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy for the performance of their duties and exercise of their powers.
3. The head and deputy heads of the investigating agency of the Central Military Procuracy shall be held responsible before law and the Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy for the performance of their duties and exercise of their powers.
Article 92. Investigators and other staffs of investigating agencies of the Supreme People’s Procuracy and the Central Military Procuracy
1. Ranks of examiners and other staffs of investigating agencies of the Supreme People’s Procuracy and the Central Military Procuracy and criteria for appointment and conditions for promotion to these ranks shall be prescribed by law.
2. When performing the duties and exercising the powers assigned by the head of the investigating agency of the Supreme People’s Procuracy, investigators and other staffs of the investigating agency shall observe law and submit to direction of the head of the investigating agency and uniform leadership of the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy.
3. When performing the duties and exercising the powers assigned by the head of the investigating agency of the Central Military Procuracy, investigators and other staffs of the investigating agency shall observe law and submit to direction of the head of the investigating agency and uniform leadership of the Chief Procurator of the Central Military Procuracy.