Chương II Luật quy hoạch 2017: Lập quy hoạch
Số hiệu: | 21/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 24/11/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 29/12/2017 | Số công báo: | Từ số 1061 đến số 1062 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chính phủ tổ chức lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia.
2. Thủ tướng Chính phủ tổ chức lập quy hoạch vùng.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch tỉnh.
1. Nhiệm vụ lập quy hoạch bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Căn cứ lập quy hoạch;
b) Yêu cầu về nội dung, phương pháp lập quy hoạch;
c) Chi phí lập quy hoạch;
d) Thời hạn lập quy hoạch;
đ) Trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc tổ chức lập quy hoạch.
2. Thẩm quyền tổ chức thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch được quy định như sau:
a) Chính phủ tổ chức thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia;
b) Thủ tướng Chính phủ tổ chức thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Quy trình lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia thực hiện theo các bước sau đây:
a) Cơ quan lập quy hoạch chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch trình Chính phủ phê duyệt;
b) Cơ quan lập quy hoạch lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch; chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan nghiên cứu, xây dựng quy hoạch; phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện, nguồn lực, bối cảnh phát triển, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đề xuất các quan điểm chỉ đạo và mục tiêu, các định hướng ưu tiên phát triển làm cơ sở lập quy hoạch;
c) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan lựa chọn tổ chức tư vấn để xây dựng các nội dung quy hoạch đã được phân công và tổ chức thẩm định các nội dung này trước khi gửi cơ quan lập quy hoạch;
d) Cơ quan lập quy hoạch chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan xem xét, xử lý các vấn đề liên ngành, liên vùng, liên tỉnh nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và hiệu quả của quy hoạch; đề xuất điều chỉnh, bổ sung nội dung quy hoạch do các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan xây dựng;
đ) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện nội dung quy hoạch được phân công gửi cơ quan lập quy hoạch;
e) Cơ quan lập quy hoạch hoàn thiện quy hoạch và gửi lấy ý kiến theo quy định tại Điều 19 của Luật này;
g) Cơ quan lập quy hoạch tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý và hoàn thiện quy hoạch trình Hội đồng thẩm định quy hoạch;
h) Cơ quan lập quy hoạch hoàn thiện quy hoạch theo kết luận của Hội đồng thẩm định quy hoạch báo cáo Chính phủ xem xét trình Quốc hội quyết định.
2. Quy trình lập quy hoạch ngành quốc gia thực hiện theo các bước sau đây:
a) Cơ quan tổ chức lập quy hoạch chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ liên quan xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Cơ quan lập quy hoạch lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch; xây dựng quy hoạch và gửi lấy ý kiến theo quy định tại Điều 19 của Luật này;
c) Cơ quan lập quy hoạch tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý và hoàn thiện quy hoạch trình Hội đồng thẩm định quy hoạch;
d) Cơ quan lập quy hoạch hoàn thiện quy hoạch theo kết luận của Hội đồng thẩm định quy hoạch báo cáo Bộ trưởng xem xét trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Quy trình lập quy hoạch vùng thực hiện theo các bước sau đây:
a) Cơ quan lập quy hoạch chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Cơ quan lập quy hoạch lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch; chủ trì, phối hợp vái các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan nghiên cứu, xây dựng quy hoạch; phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện, nguồn lực, bối cảnh phát triển, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của vùng, đề xuất các quan điểm chỉ đạo và mục tiêu, các định hướng ưu tiên phát triển làm cơ sở lập quy hoạch;
c) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan lựa chọn tổ chức tư vấn để xây dựng các nội dung quy hoạch đã được phân công và tổ chức thẩm định các nội dung này trước khi gửi cơ quan lập quy hoạch;
d) Cơ quan lập quy hoạch chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan xem xét, xử lý các vấn đề liên vùng, liên tỉnh nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và hiệu quả của quy hoạch; đề xuất điều chỉnh, bổ sung nội dung quy hoạch do các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan xây dựng;
đ) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện nội dung quy hoạch được phân công gửi cơ quan lập quy hoạch;
e) Cơ quan lập quy hoạch hoàn thiện quy hoạch và gửi lấy ý kiến theo quy định tại Điều 19 của Luật này;
g) Cơ quan lập quy hoạch tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý và hoàn thiện quy hoạch trình Hội đồng thẩm định quy hoạch;
h) Cơ quan lập quy hoạch hoàn thiện quy hoạch theo kết luận của Hội đồng thẩm định quy hoạch trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Quy trình lập quy hoạch tỉnh thực hiện theo các bước sau đây:
a) Cơ quan lập quy hoạch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Cơ quan lập quy hoạch lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện nghiên cứu, xây dựng quy hoạch; phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện, nguồn lực, bối cảnh phát triển, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đề xuất các quan điểm chỉ đạo và mục tiêu, các định hướng ưu tiên phát triển làm cơ sở lập quy hoạch;
c) Các cơ quan, tổ chức liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện đề xuất nội dung đưa vào quy hoạch thuộc lĩnh vực phụ trách và gửi cơ quan lập quy hoạch;
d) Cơ quan lập quy hoạch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, xử lý các vấn đề liên ngành, liên huyện nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và hiệu quả của quy hoạch; đề xuất Điều chỉnh, bổ sung nội dung quy hoạch do các cơ quan, tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng;
đ) Các cơ quan, tổ chức liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện Điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện nội dung quy hoạch được phân công gửi cơ quan lập quy hoạch;
e) Cơ quan lập quy hoạch hoàn thiện quy hoạch và gửi lấy ý kiến theo quy định tại Điều 19 của Luật này;
g) Cơ quan lập quy hoạch tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý và hoàn thiện quy hoạch trình Hội đồng thẩm định quy hoạch;
h) Cơ quan lập quy hoạch hoàn thiện quy hoạch theo kết luận của Hội đồng thẩm định quy hoạch trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
i) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, thông qua quy hoạch trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
1. Cơ quan lập quy hoạch, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương được phân công phải lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
2. Tổ chức tư vấn lập quy hoạch phải có tư cách pháp nhân và phải đáp ứng điều kiện về năng lực chuyên môn phù hợp với công việc đảm nhận theo quy định của Chính phủ.
1. Cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm tổ chức lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược phải được lập, thẩm định đồng thời với quá trình lập, thẩm định quy hoạch.
3. Nội dung báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
1. Cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm lấy ý kiến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp của địa phương liên quan và cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân khác có liên quan về quy hoạch, trừ quy hoạch ngành quốc gia thì do cơ quan tổ chức lập quy hoạch lấy ý kiến. Đối với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, cơ quan lập quy hoạch phải lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các địa phương liền kề.
2. Việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân được thực hiện bằng hình thức gửi hồ sơ, tài liệu và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.
3. Việc lấy ý kiến cộng đồng về quy hoạch được thực hiện bằng hình thức đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch, niêm yết, trưng bày tại nơi công cộng, phát phiếu Điều tra phỏng vấn, tổ chức hội nghị, hội thảo và các hình thức khác theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
4. Ý kiến đóng góp phải được nghiên cứu, tiếp thu, giải trình và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trước khi thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch. Cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm công bố, công khai ý kiến đóng góp và việc tiếp thu, giải trình ý kiến đóng góp.
5. Chính phủ quy định chi tiết việc lấy ý kiến về từng loại quy hoạch.
1. Bảo đảm yêu cầu hoạch định và phát triển trên toàn bộ không gian lãnh thổ quốc gia, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu; phân bổ, khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa, di sản văn hóa, di sản thiên nhiên cho các thế hệ hiện tại và tương lai.
2. Việc phân bố phát triển không gian trong quá trình lập quy hoạch phải bảo đảm thống nhất giữa kết cấu hạ tầng, phân bổ đất đai và bảo vệ môi trường, dịch vụ hệ sinh thái.
3. Bảo đảm sự liên kết, tính đồng bộ và hệ thống giữa các ngành và các vùng trong cả nước, giữa các địa phương trong vùng và khai thác, sử dụng tối đa kết cấu hạ tầng hiện có; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương gắn với tiến bộ công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
4. Bảo đảm sự cân bằng giữa các yếu tố kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường trong quá trình lập quy hoạch.
5. Bảo đảm giảm thiểu các tác động tiêu cực do kinh tế - xã hội, môi trường gây ra đối với sinh kế của cộng đồng, người cao tuổi, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, phụ nữ và trẻ em. Quá trình lập quy hoạch phải được kết hợp với các chính sách khác thúc đẩy phát triển các khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn và bảo đảm sinh kế bền vững của người dân trong khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn.
6. Bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích của nhà nước và lợi ích của cộng đồng; giữa lợi ích của các vùng, các địa phương.
7. Bảo đảm quyền tham gia ý kiến của cơ quan, tổ chức, cộng đồng và cá nhân trong quá trình lập quy hoạch.
8. Bảo đảm tính khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại trong quá trình lập quy hoạch; đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật và phù hợp với yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước.
9. Nội dung của từng loại quy hoạch phải thống nhất, liên kết với nhau và được thể hiện bằng báo cáo quy hoạch và hệ thống sơ đồ, bản đồ, cơ sở dữ liệu về quy hoạch.
1. Nội dung quy hoạch tổng thể quốc gia xác định việc phân bố và tổ chức không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường có tầm quan trọng cấp quốc gia, quốc tế và có tính liên vùng mang tính chiến lược trên lãnh thổ bao gồm đất liền, các đảo, quần đảo, vùng biển, vùng trời.
2. Quy hoạch tổng thể quốc gia bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng phát triển quốc gia, xu thế phát triển trong nước và quốc tế, các chủ trương, định hướng phát triển lớn, các quy hoạch, kế hoạch có liên quan và các nguồn lực phát triển; xu thế phát triển của khoa học, công nghệ; khu vực quân sự, an ninh cấp quốc gia; khu bảo tồn; khu vực cần được bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và đối tượng đã được kiểm kê di tích; khu vực hạn chế khai thác, sử dụng và khu vực khuyến khích phát triển theo quy định của pháp luật có liên quan;
b) Xác định các quan điểm và mục tiêu phát triển;
c) Dự báo xu thế phát triển và các kịch bản phát triển;
d) Định hướng phát triển không gian kinh tế - xã hội;
đ) Định hướng phát triển không gian biển;
e) Định hướng sử dụng đất quốc gia;
g) Định hướng khai thác và sử dụng vùng trời;
h) Định hướng phân vùng và liên kết vùng;
i) Định hướng phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia;
k) Định hướng phát triển ngành hạ tầng xã hội cấp quốc gia;
l) Định hướng phát triển ngành hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia;
m) Định hướng sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu;
n) Danh mục dự án quan trọng quốc gia và thứ tự ưu tiên thực hiện;
o) Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch.
3. Chính phủ quy định chi tiết nội dung quy hoạch tổng thể quốc gia tại khoản 2 Điều này; quy định việc tích hợp quy hoạch vào quy hoạch tổng thể quốc gia.
Việc lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành để triển khai các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
1. Nội dung quy hoạch không gian biển quốc gia xác định việc phân vùng chức năng, sắp xếp, phân bổ và tổ chức không gian các ngành, lĩnh vực trên vùng đất ven biển, các đảo, quần đảo, vùng biển, vùng trời thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.
2. Quy hoạch không gian biển quốc gia bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Phân tích, đánh giá về các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh trực tiếp tác động và thực trạng sử dụng không gian của các hoạt động trên vùng đất ven biển, các đảo, quần đảo, vùng biển, vùng trời thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam;
b) Xác định các vùng cấm khai thác, các vùng khai thác có điều kiện, khu vực khuyến khích phát triển, khu vực cần bảo vệ đặc biệt cho mục đích quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và bảo tồn hệ sinh thái trong vùng đất ven biển, các đảo, quần đảo, vùng biển, vùng trời thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam;
c) Dự báo xu thế biến động của tài nguyên và môi trường, các tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên và môi trường; nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên và yêu cầu bảo vệ môi trường trong vùng đất ven biển, các đảo, quần đảo, vùng biển, vùng trời thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trong thời kỳ quy hoạch;
d) Dự báo bối cảnh và các kịch bản phát triển; đánh giá các cơ hội và thách thức cho các hoạt động sử dụng không gian biển;
đ) Xác định các quan điểm và mục tiêu phát triển;
e) Định hướng bố trí sử dụng không gian các hoạt động trong vùng đất ven biển, các đảo, quần đảo, vùng biển, vùng trời thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam;
g) Phân vùng sử dụng vùng đất ven biển, các đảo, quần đảo, vùng biển, vùng trời thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam;
h) Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch;
i) Danh mục dự án quan trọng quốc gia và thứ tự ưu tiên thực hiện.
3. Chính phủ quy định chi tiết nội dung quy hoạch không gian biển quốc gia tại khoản 2 Điều này; quy định việc tích hợp quy hoạch vào quy hoạch không gian biển quốc gia.
Việc lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành để triển khai các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
1. Nội dung quy hoạch sử dụng đất quốc gia xác định việc phân bổ và tổ chức không gian sử dụng đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực mang tính liên vùng, liên tỉnh.
2. Quy hoạch sử dụng đất quốc gia bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Phân tích, đánh giá về các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh trực tiếp tác động và thực trạng sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực;
b) Dự báo xu thế biến động của việc sử dụng đất;
c) Xác định các quan điểm và mục tiêu sử dụng đất trong thời kỳ mới;
d) Định hướng phân bổ không gian và chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp, đất rừng;
đ) Định hướng phân bổ không gian và chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp;
e) Xác định không gian đất chưa sử dụng;
g) Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch.
3. Chính phủ quy định chi tiết nội dung quy hoạch sử dụng đất quốc gia tại khoản 2 Điều này.
1. Nội dung quy hoạch ngành quốc gia xác định phương hướng phát triển, phân bố và tổ chức không gian, nguồn lực cho các ngành mang tính liên ngành, liên vùng, liên tỉnh.
2. Danh mục các quy hoạch ngành quốc gia quy định tại Phụ lục 1 của Luật này.
Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ rà soát Danh mục các quy hoạch ngành quốc gia và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung.
3. Quy hoạch kết cấu hạ tầng quốc gia bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Phân tích, đánh giá về các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh và thực trạng phân bố, sử dụng không gian của ngành kết cấu hạ tầng quốc gia;
b) Dự báo xu thế phát triển, và các kịch bản phát triển ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu hạ tầng quốc gia trong thời kỳ quy hoạch;
c) Đánh giá về liên kết ngành, liên kết vùng; xác định yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội đối với ngành; những cơ hội và thách thức phát triển của ngành kết cấu hạ tầng quốc gia;
d) Xác định các quan điểm, mục tiêu phát triển của ngành kết cấu hạ tầng quốc gia;
đ) Phương án phát triển ngành kết cấu hạ tầng trên phạm vi cả nước và các vùng lãnh thổ;
e) Định hướng bố trí sử dụng đất cho phát triển ngành kết cấu hạ tầng quốc gia và các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo tồn sinh thái, cảnh quan, di tích đã xếp hạng quốc gia;
g) Danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư của ngành kết cấu hạ tầng quốc gia và thứ tự ưu tiên thực hiện;
h) Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch.
4. Quy hoạch sử dụng tài nguyên quốc gia bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, điều tra, khảo sát, thăm dò hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên;
b) Đánh giá tác động của việc khai thác, sử dụng tài nguyên;
c) Phân tích, đánh giá chủ trương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường quốc gia và các quy hoạch có liên quan;
d) Dự báo tiến bộ khoa học, công nghệ và phát triển kinh tế - xã hội tác động tới việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên trong thời kỳ quy hoạch;
đ) Quan điểm, mục tiêu khai thác, sử dụng tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội;
e) Xác định khu vực cấm, khu vực hạn chế, khu vực khuyến khích khai thác, sử dụng tài nguyên;
g) Định hướng bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu;
h) Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch.Bổ sung
5. Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường, cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học; tình hình và dự báo phát sinh chất thải; tác động của biến đổi khí hậu; tình hình quản lý và bảo vệ môi trường;
b) Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ môi trường;
c) Phân vùng môi trường; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; quản lý chất thải; quan trắc và cảnh báo môi trường;
d) Danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư bảo vệ môi trường và thứ tự ưu tiên thực hiện;
đ) Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch.
6. Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Đánh giá hiện trạng, diễn biến đa dạng sinh học, tình hình quản lý bảo tồn đa dạng sinh học;
b) Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học;
c) Khu vực đa dạng sinh học cao; cảnh quan sinh thái quan trọng; khu bảo tồn thiên nhiên; hành lang đa dạng sinh học; cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;
d) Danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư bảo tồn đa dạng sinh học và thứ tự ưu tiên thực hiện;
đ) Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch.
7. Chính phủ quy định chi tiết nội dung quy hoạch ngành quốc gia tại các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều này; quy định việc tích hợp quy hoạch vào quy hoạch ngành quốc gia.
Việc lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành để triển khai các nội dung quy định tại các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
1. Nội dung quy hoạch vùng xác định phương hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bổ nguồn lực cho các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường có tính liên ngành, liên vùng và liên tỉnh.
2. Quy hoạch vùng bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Phân tích, đánh giá thực trạng các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực đặc thù của vùng;
b) Quan điểm, mục tiêu phát triển vùng;
c) Phương hướng phát triển ngành có lợi thế của vùng; phương án phát triển, sắp xếp, lựa chọn và phân bố nguồn lực phát triển trên lãnh thổ vùng;
d) Phương hướng xây dựng, bao gồm xác định hệ thống đô thị, nông thôn; khu kinh tế; khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; khu du lịch; khu nghiên cứu, đào tạo; khu thể dục thể thao; khu bảo tồn, khu vực cần được bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và đối tượng đã được kiểm kê di tích; vùng sản xuất tập trung;
đ) Phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng;
e) Phương hướng bảo vệ môi trường, khai thác, bảo vệ tài nguyên nước lưu vực sông, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trên lãnh thổ vùng;
g) Danh mục dự án và thứ tự ưu tiên thực hiện;
h) Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch.
3. Chính phủ quy định chi tiết nội dung quy hoạch vùng tại khoản 2 Điều này; quy định việc tích hợp quy hoạch vào quy hoạch vùng.
Việc lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành để triển khai các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
1. Nội dung quy hoạch tỉnh thể hiện các dự án cấp quốc gia đã được xác định ở quy hoạch cấp quốc gia; các dự án cấp vùng, liên tỉnh đã được xác định ở quy hoạch vùng; định hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bổ nguồn lực cho các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường ở cấp tỉnh, liên huyện và định hướng bố trí trên địa bàn cấp huyện.
2. Quy hoạch tỉnh bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của tỉnh; đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hệ thống đô thị, nông thôn;
b) Quan điểm, mục tiêu và lựa chọn phương án phát triển;
c) Phương hướng phát triển ngành quan trọng trên địa bàn; lựa chọn phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội;
d) Phương án quy hoạch hệ thống đô thị, bao gồm đô thị cấp quốc gia, cấp vùng đã được xác định trong quy hoạch vùng trên địa bàn; phương án phát triển đô thị tỉnh lỵ và các thành phố, thị xã, thị trấn trên địa bàn; phương án phát triển hệ thống khu kinh tế; khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; khu du lịch; khu nghiên cứu, đào tạo; khu thể dục thể thao; khu bảo tồn, khu vực cần được bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và đối tượng đã được kiểm kê di tích đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn; phương án phát triển các cụm công nghiệp; phương án tổ chức lãnh thổ khu vực nông thôn, phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung; phương án phân bố hệ thống điểm dân cư; xác định khu quân sự, an ninh; phương án phát triển những khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn, những khu vực có vai trò động lực;
đ) Phương án phát triển mạng lưới giao thông, bao gồm mạng lưới đường cao tốc, quốc lộ, đường sắt; các tuyến đường thủy nội địa và đường hàng hải; các cảng biển, sân bay quốc tế, quốc gia; mạng lưới đường bộ, đường thủy liên tỉnh đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn; mạng lưới đường tỉnh;
e) Phương án phát triển mạng lưới cấp điện, bao gồm các công trình cấp điện và mạng lưới truyền tải điện đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn; mạng lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối;
g) Phương án phát triển mạng lưới viễn thông, bao gồm các tuyến viễn thông quốc tế, quốc gia, liên tỉnh đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn; phương án phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động; công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và công trình viễn thông của tỉnh;
h) Phương án phát triển mạng lưới thủy lợi, cấp nước, bao gồm mạng lưới thủy lợi, mạng lưới cấp nước quy mô vùng, liên tỉnh đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn; mạng lưới thủy lợi, cấp nước liên huyện;
i) Phương án phát triển các khu xử lý chất thải, bao gồm các khu xử lý chất thải nguy hại cấp vùng, liên tỉnh đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn; các khu xử lý chất thải liên huyện;
k) Phương án phát triển kết cấu hạ tầng xã hội, bao gồm các dự án hạ tầng xã hội cấp quốc gia, cấp vùng, liên tỉnh đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn; các thiết chế văn hóa, thể thao, du lịch, trung tâm thương mại, hội chợ, triển lãm và các công trình hạ tầng xã hội khác của tỉnh;
l) Phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện;
m) Phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện;
n) Phương án bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên, đa dạng sinh học, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn;
o) Danh mục dự án của tỉnh và thứ tự ưu tiên thực hiện;
p) Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch.
3. Chính phủ quy định chi tiết nội dung quy hoạch tỉnh tại khoản 2 Điều này; quy định việc tích hợp quy hoạch vào quy hoạch tỉnh.
Việc lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành để triển khai các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Nội dung quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn và việc lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện, điều chỉnh quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị và pháp luật về xây dựng.
Việc công bố, công khai quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về quy hoạch đô thị và pháp luật về xây dựng.
PLANNING FORMULATION
SECTION 1. ORGANIZING PLANNING FORMULATION
Article 14. Power to organize planning formulation
1. The Government shall organize formulation of the national comprehensive planning, national marine spatial planning and national land use planning.
2. The Prime Minister shall organize formulation of regional planning.
3. Ministry and ministerial authorities shall organize formulation of national sector planning.
4. The People’s Committees of provinces shall organize formulation of provincial planning.
1. Planning tasks include:
a) Bases for planning formulation;
b) Requirements for planning contents and planning formulation methods;
c) Costs of planning formulation;
d) Time limit for planning formulation;
dd) Responsibilities of relevant authorities for organization of planning formulation.
2. The power to organize appraisal and approval for planning tasks:
a) The Government shall organize appraisal and approval for the tasks in formulation of the national comprehensive planning, national marine spatial planning and national land use planning;
b) The Prime Minister shall organize appraisal and approval for the tasks in formulation of the national sector planning, regional planning and provincial planning.
3. The Government shall elaborate this Article.
Article 16. Procedures for planning formulation
1. Procedures for formulation of the national comprehensive planning, national marine spatial planning and national land use planning:
a) The planning authority shall take charge and cooperate with Relevant Ministries, ministerial authorities and local governments in determining planning tasks and submitting them to the Government for approval.
b) The planning authority shall select a planning consultancy; take charge and cooperate with relevant Ministries, ministerial authorities and local governments in formulating planning; analyze, assess and forecast factors, conditions, resources, development situation, assess national socio-economic development, propose viewpoints, objectives and prioritized development orientations serving as a basis for planning formulation;
c) Relevant Ministries, ministerial authorities and local governments shall select a consultancy to develop the parts of the planning contents and appraise such parts before they are submitted to the planning authority;
d) The planning authority shall take charge and cooperate with Relevant Ministries, ministerial authorities and local governments in considering and addressing common, inter-regional and inter-provincial issues to ensure uniformity and effectiveness of the planning; propose adjustments to contents of the planning developed by relevant Ministries, ministerial authorities and local governments;
dd) Relevant Ministries, ministerial authorities and local governments shall adjust and complete parts of the planning and send them to the planning authority;
e) The planning authority shall complete the planning and send it for enquiry as prescribed in Article 19 of this Law;
g) The planning authority shall respond to opinions, complete the planning and submit it to the planning appraisal council;
h) The planning authority shall complete the planning according to the conclusion of the planning appraisal council, report it to the Prime Minister, who will submit it to the National Assembly.
2. Procedures for formulation of the national sector planning:
a) The authority organizing formulation of the planning shall take charge and cooperate with Ministries and ministerial authorities concerned in determining planning tasks and submitting them to the Prime Minister for approval.
b) The planning authority shall select a planning consultancy; formulate planning and send it for enquiry as prescribed in Article 19 of this Law;
c) The planning authority shall respond to opinions, complete the planning and submit it to the planning appraisal council;
d) The planning authority shall complete the planning according to the conclusion of the planning appraisal council, report it to the Minister, who will submit it to the Prime Minister for approval.
3. Procedures for formulation of the regional planning:
a) The planning authority shall take charge and cooperate with Relevant Ministries, ministerial authorities and local governments in determining planning tasks and submitting them to the Prime Minister for approval.
b) The planning authority shall select a planning consultancy; take charge and cooperate with Relevant Ministries, ministerial authorities and local governments in formulating planning; analyze, assess and forecast factors, conditions, resources, development situation, assess regional socio-economic development, propose viewpoints, objectives and prioritized development orientations serving as a basis for planning formulation;
c) Relevant Ministries, ministerial authorities and local governments shall select a consultancy to develop the parts of the planning contents and appraise such parts before they are submitted to the planning authority;
d) The planning authority shall take charge and cooperate with relevant Ministries, ministerial authorities and local governments in considering and addressing inter-regional and inter-provincial issues to ensure uniformity and effectiveness of the planning; propose adjustments to the contents of the planning developed by relevant Ministries, ministerial authorities and local governments;
dd) Relevant Ministries, ministerial authorities and local governments shall adjust and complete the parts of the planning and send them to the planning authority;
e) The planning authority shall complete the planning and send it for enquiry as prescribed in Article 19 of this Law;
g) The planning authority shall respond to opinions, complete the planning and submit it to the planning appraisal council;
h) The planning authority shall complete the planning according to the conclusion of the planning appraisal council, which will submit it to the Prime Minister for approval.
4. Procedures for formulation of the provincial planning:
a) The planning authority shall take charge and cooperate with relevant authorities, the People’s Committees of districts in determining planning tasks, reporting them to the People’s Committees of provinces, which will submit them to the Prime Minister for approval;
b) The planning authority shall select a planning consultancy; take charge and cooperate with relevant authorities and the People’s Committees of districts in formulating planning; analyze, assess and forecast factors, conditions, resources, development situation, assess local socio-economic development, propose viewpoints, objectives and prioritized development orientations serving as a basis for planning formulation;
c) Relevant authorities and the People’s Committees of districts shall propose the contents to be included in the planning under the their management and send them to the planning authority;
d) The planning authority shall take charge and cooperate with relevant authorities and the People’s Committee of the district in considering and addressing common and inter-district issues to ensure uniformity and effectiveness of the planning; propose adjustments to the contents of the planning developed by authorities and People's Committees of districts;
dd) Relevant authorities and People’s Committees of districts shall adjust and complete the parts of the planning and send them to the planning authority;
e) The planning authority shall complete the planning and send it for enquiry as prescribed in Article 19 of this Law;
g) The planning authority shall respond to opinions, complete the planning and submit it to the planning appraisal council;
h) The planning authority shall complete the planning according to the conclusion of the planning appraisal council and submit it to the People’s Committees of provinces;
i) The People’s Committee of the province shall submit the planning to the People's Council of the province, which will submit it to the Prime Minister for approval.
Article 17. Planning consultancy
1. Planning authorities, Ministries, ministerial authorities and local governments shall select planning consultancies in accordance with regulations of the Law on Bidding.
2. A planning consultancy shall have a legal status and satisfy qualification requirements suitable for its assigned tasks in accordance with regulations of the Government.
Article 18. Strategic environmental assessment during planning formulation
1. The planning authority shall prepare a strategic environmental assessment report in accordance with regulations of the Law on Environmental Protection.
2. The strategic environmental assessment report shall be prepared and appraised at the same time the planning is formulated and appraised.
3. The contents of the strategic environmental assessment report upon planning formulation are specified in the Law on Environmental Protection.
Article 19. Seeking opinions on planning
1. The planning authority shall seek opinions from Ministries, ministerial authorities, People’s Committees at all levels of relevant local governments, the public, and other organizations and individuals related to planning, except for those related to the national sector planning, their opinions shall be sought by the authority organizing formulation of the planning. For the regional and provincial planning, the planning authority shall seek opinions from the People’s Committees of provinces of adjacent areas.
2. Opinions of organizations and individuals shall be sought through submission of documents and website of the planning authority. The enquired organizations shall give written responses.
3. The public’s opinions on the planning shall be sought through website of the planning authority, public places, questionnaires, conferences, workshops and in other forms in accordance with regulations of the law on exercise of democracy in communes, wards and townships.
4. Opinions must be considered, responded to and reported to a competent authority before the planning is appraised, decided or approved. The planning authority shall make opinions and responses to opinions publicly available.
5. The Government shall elaborate seeking of opinions on each type of planning.
Article 20. Bases for formulating planning
1. Socio-economic development strategy and field and sector development strategy during the same development period.
2. Planning at a higher level.
3. Planning of the previous period.
Article 21. Requirements for contents of the planning
1. Ensure the fulfillment of requirements for planning and developing entire national territory towards sustainable development in association with environmental protection, natural disaster management and climate change resilience; distribute, extract and use natural resources in a proper and effective manner and preserve historical-cultural relics, cultural heritages and natural heritages for present and future generations.
2. Regarding the spatial distribution during planning formulation, ensure uniformity between infrastructure, land allocation and environmental protection, ecosystem services.
3. Ensure connection, uniformity and systematism between sectors and regions nationwide, between areas in the regions and take maximum advantage of the existing infrastructure; fully exploit potentials and advantages of each region and area in association with social progress and equality and assurance of social security and national defense and security.
4. Maintain a balance between socio-economic factors, national defense and security, and environmental protection during planning formulation.
5. Secure reduction in negative effects of socio-economic development and environment on the livelihood of the public, elderly people, disabled people, ethnics, women and children. The planning shall be formulated in combination with other policies to promote development in disadvantaged and extremely disadvantaged areas and ensure sustainable livelihood of the people in disadvantaged and extremely disadvantaged areas.
6. Ensure harmony of interests between the State and the public and between regions and areas.
7. Protect the public’s and other organizations and individuals’ right to offer their opinions during planning formulation.
8. Ensure scientism and apply modern technology during planning formulation; meet technical standards and regulations and conform to the country’s needs for development and international integration.
9. Ensure uniformity and connection in planning contents, which shall be shown in a planning report and system of planning diagrams, maps and database.
Article 22. Contents of the national comprehensive planning
1. The national comprehensive planning shall specify spatial distribution and arrangement of nationally or internationally important socio-economic, defense, security and environmental protection activities as well as inter-regionally strategic ones in the territory of Vietnam, including mainland, islands, archipelagoes, territorial waters and airspace.
2. The national comprehensive planning includes the following main parts:
a) Analysis and assessment of natural conditions, national development, national and international development trend, major development policies and orientations, relevant planning and plans, and resources; scientific and technological development trends; national defense and security areas; nature reserves; areas that need to be preserved or rehabilitated, historical-cultural relics, scenic beauties and subjects already inventoried; areas where extraction and use are restricted and areas where development is encouraged in accordance with relevant regulations of law.
b) Viewpoints and objectives for development;
c) Forecasting of development trends and developmental scenarios;
d) Orientation for socio-economic space development;
dd) Orientation for marine space development;
e) Orientation for national land use;
g) Orientation for airspace exploitation and use;
h) Orientation for zoning and regional interconnection;
i) Orientation for development of national urban and rural system;
k) Orientation for development of national social infrastructure;
k) Orientation for development of national technical infrastructure;
m) Orientation for use of natural resources, environmental protection, natural disaster management and climate change resilience;
n) List of nationally important projects and their execution in order of priority;
o) Solutions and resources for planning implementation.
3. The Government shall elaborate the contents of the national comprehensive planning that are specified in Clause 2 of this Article and provide for integration of planning into the national comprehensive planning.
The formulation, appraisal, approval and adjustment of the detailed planning for development of the contents specified in Clause 2 of this Article shall be carried out in accordance with relevant regulations of law.
Article 23. Contents of the national marine spatial planning
1. The national marine spatial planning shall specify zoning and spatial arrangement, distribution and organization of various fields and sectors within coastal areas, islands, archipelagoes, territorial waters and airspace that belong to sovereignty, sovereign rights and national jurisdiction of Vietnam.
2. The national marine spatial planning includes the following main contents:
a) Analysis and assessment of factors, natural conditions, resources, conditions directly affecting and use of spaces for carrying out activities within coastal areas, islands, archipelagoes, territorial waters and airspace that belong to sovereignty, sovereign rights and national jurisdiction of Vietnam;
b) Areas where extraction is prohibited, conditional extraction areas, areas where development is encouraged, areas that need to be provided with special protection for the purposes of national defense, security, environmental protection and preservation of ecosystem within coastal areas, islands, archipelagoes, territorial waters and airspace that belong to sovereignty, sovereign rights and national jurisdiction of Vietnam;
c) Forecasting of trends in fluctuation of natural resources and environment, effects of climate change on natural resources and environment; demand for extraction and use of natural resources and requirements for protection of environment within coastal areas, islands, archipelagoes, territorial waters and airspace that belong to sovereignty, sovereign rights and national jurisdiction of Vietnam during the planning period;
d) Forecasting of developmental context and scenarios; assessment of opportunities and challenges to activities requiring marine space;
dd) Viewpoints and objectives for development;
e) Orientation for provision and use of spaces for carrying out activities within coastal areas, islands, archipelagoes, territorial waters and airspace that belong to sovereignty, sovereign rights and national jurisdiction of Vietnam;
g) Zoning of land within coastal areas, islands, archipelagoes, territorial waters and airspace that belong to sovereignty, sovereign rights and national jurisdiction of Vietnam;
h) Solutions and resources for planning implementation;
i) List of nationally important projects and their execution in order of priority;
3. The Government shall elaborate the contents of the national marine spatial planning that are specified in Clause 2 of this Article and provide for integration of planning into the national marine spatial planning.
The formulation, appraisal, approval and adjustment of the detailed planning for development of the contents specified in Clause 2 of this Article shall be carried out in accordance with relevant regulations of law.
Article 24. Contents of the national land use planning
1. The national land use planning shall specify distribution and organization of spaces used for the purposes of socio-economic development, national defense and security assurance, environmental protection, natural disaster management and climate change resilience according to land potentials and demand for land use by inter-regional and inter-provincial fields and sectors.
2. The national land use planning includes the following main parts:
a) Analysis and assessment of factors, natural conditions, resources, conditions directly affecting and use of land by fields and sectors.
b) Forecasting of trends in fluctuation of land use;
c) Viewpoints and objectives for land use during the new period;
d) Orientation for distribution of spaces and quotas for use of farming land and forest land;
dd) Orientation for distribution of spaces and quotas for use of non-farming land;
e) Unused land space;
g) Solutions and resources for planning implementation.
3. The Government shall elaborate the contents of the national land use planning that are specified in Clause 2 of this Article.
Article 25. Contents of the national sector planning
1. The national sector planning shall specify orientations for development, distribution and organization of spaces and resources used for common, inter-regional and inter-provincial sectors.
2. A list of national sector planning is specified in the Appendix 1 of this Law.
According to socio-economic conditions and state management requirements during each period, the Government shall review the list of national sector planning and submit it to the Standing Committee of National Assembly.
3. The national infrastructure planning includes the following main parts:
a) Analysis and assessment of factors, natural conditions, resources, provision and use of spaces by national infrastructure sectors;
b) Forecasting of development trends and development scenarios directly affecting national infrastructure during the planning period;
c) Common and inter-regional assessment; socio-economic development requirements applied to sectors; opportunities and challenges to the development of national infrastructure sectors;
d) Viewpoints and objectives for development of national infrastructure sectors;
dd) Plans for development of infrastructure sectors nationwide and in territories;
e) Orientation for provision of land used for development of national infrastructure sectors, environmental protection, climate change resilience and preservation of ecology, landscapes and relics that have been nationally ranked;
g) List of nationally important projects, prioritized projects on national infrastructure sectors and their execution in order of priority;
h) Solutions and resources for planning implementation.
4. The national natural resource use planning includes the following main contents:
a) Analysis and assessment of natural conditions, investigation and survey of extraction and use of natural resources;
b) Assessment of effects of extraction and use of natural resources;
c) Analysis and assessment of socio-economic development policies and orientations related to extraction and use of natural resources, national environmental protection and relevant planning;
d) Forecasting of science and technology advances and socio-economic development that affects protection, extraction and use of natural resources during the planning period;
dd) Viewpoints and objectives for extraction and use of natural resources in service of socio-economic development;
e) Areas where extraction and use of natural resources are prohibited, restricted or encouraged;
g) Orientation for environmental protection, natural disaster management and climate change resilience;
h) Solutions and resources for planning implementation.
5. The national environmental protection planning includes the following main parts:
a) Assessment of state and changes in the quality of environment, natural landscapes and biodiversity; waste generation and forecasting of waste generation; effects of climate change; environmental management and protection;
b) Viewpoints, objectives, tasks and solutions for environmental protection;
c) Environmental zoning; nature and biodiversity conservation; waste management; environmental monitoring and warning;
d) List of nationally important projects, prioritized projects on environmental protection and their execution in order of priority;
dd) Solutions and resources for planning implementation.
6. The national biodiversity conservation planning includes the following main contents:
a) Assessment of state and changes in biodiversity, biodiversity management and conservation;
b) Viewpoints, objectives, tasks and solutions for biodiversity conservation;
c) High-biodiversity areas; important ecological landscapes; nature reserves; biodiversity corridors; biodiversity conservation establishments;
d) List of nationally important projects, prioritized projects on biodiversity conservation and their execution in order of priority;
dd) Solutions and resources for planning implementation.
7. The Government shall elaborate the contents of the national sector planning that are specified in Clauses 3, 4, 5 and 6 of this Article and provide for integration of planning into the national sector planning.
The formulation, appraisal, approval and adjustment of the detailed planning for development of the contents specified in Clauses 3, 4, 5 and 6 of this Article shall be carried out in accordance with relevant regulations of law.
Article 26. Contents of the regional planning
1. The regional planning shall specify orientations for development, arrangement and distribution of resources for carrying out common, inter-regional and inter-provincial socio-economic, national defense and security, and environmental protection activities.
2. The regional planning includes the following main parts:
a) Analysis and assessment of factors, natural conditions, special resources of the region;
b) Viewpoints and objectives for regional development;
c) Orientation for development of key sectors of the region; plans for development, arrangement, selection and provision of resources for development within the region;
d) Orientation for creation of urban and rural system; economic zones, industrial parks, export-processing zones, hi-tech parks; tourism areas; research and training areas; sports complex; nature reserves, areas that need to be preserved or rehabilitated, historical-cultural relics, scenic beauties and subjects already inventoried; centralized production areas;
dd) Orientation for infrastructure development;
e) Orientation for environmental protection, extraction and protection of river basin water, natural disaster management and climate change resilience within the region;
g) List of projects and their execution in order of priority;
dd) Solutions and resources for planning implementation.
3. The Government shall elaborate the contents of the regional planning that are specified in Clause 2 of this Article and provide for integration of planning into the regional planning.
The formulation, appraisal, approval and adjustment of the detailed planning for development of the contents specified in Clause 2 of this Article shall be carried out in accordance with relevant regulations of law.
Article 27. Contents of the provincial planning
1. The provincial planning shall specify national projects included in the national planning; regional and inter-provincial projects included in the regional planning; orientation for development and arrangement of spaces and provision of resources for carrying out socio-economic, national defense and security, and environmental protection activities at provincial and inter-district level, and orientation for distribution within districts.
2. The provincial planning includes the following main parts:
a) Analysis and assessment of and forecasting of factors, special development conditions of the province; assessment of socio-economic development, land use, and urban and rural systems;
b) Viewpoints, objectives and plans for development;
c) Orientation for development of important sectors within the province; plans for organization of socio-economic activities;
d) Schemes for urban system planning, including national and regional urban areas already specified in the regional planning within the province; plans for development of provincial capitals, cities and towns within the province; plans for distribution of economic zones; industrial parks; export-processing zones, hi-tech parks; tourism areas; research and training areas; sports complexes; nature reserves, areas that need to be preserved or rehabilitated, historical-cultural relics, scenic beauties and subjects already inventoried and specified in the national planning and regional planning within the province; plans for development of industrial clusters; plans for spatial organization of rural areas and development of centralized agricultural production areas; plans for distribution of residential areas; determination of military and security zones; plans for development of disadvantaged and extremely disadvantaged areas and key areas;
dd) Plans for development of transport network, including the network of expressways, national highways and railways; inland waterways and sea routes; seaports, international and national airports; inter-provincial road and waterway networks already specified in the national planning and regional planning within the province; provincial road network;
e) Plans for development of electricity supply network, including electricity supply works and transmission network already specified in the national planning and regional planning within the province; transmission network and distribution grid;
g) Plans for development of telecommunications network, including international, national and inter-provincial telecommunications already specified in the national planning and regional planning within the province; plans for development of passive telecommunications infrastructure; important telecommunications works related to national security and telecommunications works of provinces;
h) Plans for development of irrigation and water supply networks, including regional and inter-provincial irrigation and water supply networks already specified in the national planning and regional planning within the province; inter-district irrigation and water supply networks;
i) Plans for development of waste treatment areas, including regional and inter-provincial hazardous waste treatment areas already specified in the national planning and regional planning within the province; inter-district waste treatment areas;
k) Plans for development of social infrastructure, including national, regional and inter-provincial social infrastructure projects already specified in the national planning and regional planning within the province; culture, sports and tourism institutions, trade centers, fairs, exhibitions and other social infrastructure of provinces;
l) Allocation and zoning of land by purpose and type of land up to district level;
m) Schemes for inter-regional and inter-district construction planning;
n) Plans for environmental protection, extraction, use and protection of natural resources, biodiversity, natural disaster management and climate change resilience within the province;
o) List of provincial projects and their execution in order of priority;
p) Solutions and resources for planning implementation.
3. The Government shall elaborate the contents of the provincial planning that are specified in Clause 2 of this Article and provide for integration of planning into the provincial planning.
The formulation, appraisal, approval and adjustment of the detailed planning for development of the contents specified in Clause 2 of this Article shall be carried out in accordance with relevant regulations of law.
Article 28. Contents of the urban planning and rural planning
The contents of the urban and rural planning and the development, appraisal, approval, implementation and adjustment thereof shall be carried out in accordance with regulations of the Law on Urban Planning and Law on Construction.
The urban and rural planning shall be made publicly available in accordance with regulations of this Law, the Law on Urban Planning and Law on Construction.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 15. Nhiệm vụ lập quy hoạch
Điều 19. Lấy ý kiến về quy hoạch
Điều 22. Nội dung quy hoạch tổng thể quốc gia
Điều 23. Nội dung quy hoạch không gian biển quốc gia
Điều 24. Nội dung quy hoạch sử dụng đất quốc gia
Điều 25. Nội dung quy hoạch ngành quốc gia
Điều 26. Nội dung quy hoạch vùng
Điều 27. Nội dung quy hoạch tỉnh
Điều 30. Hội đồng thẩm định quy hoạch
Điều 41. Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch
Điều 15. Nhiệm vụ lập quy hoạch
Điều 17. Tổ chức tư vấn lập quy hoạch
Điều 19. Lấy ý kiến về quy hoạch
Điều 22. Nội dung quy hoạch tổng thể quốc gia
Điều 23. Nội dung quy hoạch không gian biển quốc gia
Điều 24. Nội dung quy hoạch sử dụng đất quốc gia
Điều 25. Nội dung quy hoạch ngành quốc gia
Điều 26. Nội dung quy hoạch vùng
Điều 27. Nội dung quy hoạch tỉnh
Điều 30. Hội đồng thẩm định quy hoạch
Điều 40. Hình thức công bố quy hoạch
Điều 41. Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch