Chương I Luật quy hoạch 2017: Những quy định chung
Số hiệu: | 21/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 24/11/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 29/12/2017 | Số công báo: | Từ số 1061 đến số 1062 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định việc lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá, điều chỉnh quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia; trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch.
Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá, điều chỉnh quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quy hoạch là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định.
2. Quy hoạch tổng thể quốc gia là quy hoạch cấp quốc gia, mang tính chiến lược theo hướng phân vùng và liên kết vùng của lãnh thổ bao gồm đất liền, các đảo, quần đảo, vùng biển và vùng trời; hệ thống đô thị và nông thôn; kết cấu hạ tầng; sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường; phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
3. Quy hoạch không gian biển quốc gia là quy hoạch cấp quốc gia, cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia về phân vùng chức năng và sắp xếp, phân bố hợp lý không gian các ngành, lĩnh vực trên vùng đất ven biển, các đảo, quần đảo, vùng biển, vùng trời thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.
4. Quy hoạch sử dụng đất quốc gia là quy hoạch cấp quốc gia, cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia về phân bổ và khoanh vùng đất đai cho các ngành, lĩnh vực và các địa phương trên cơ sở tiềm năng đất đai.
5. Quy hoạch ngành quốc gia là quy hoạch cấp quốc gia, cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia theo ngành trên cơ sở kết nối các ngành, các vùng có liên quan đến kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.
6. Vùng là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia bao gồm một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lân cận gắn với một số lưu vực sông hoặc có sự tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, lịch sử, dân cư, kết cấu hạ tầng và có mối quan hệ tương tác tạo nên sự liên kết bền vững với nhau.
7. Quy hoạch vùng là quy hoạch cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia ở cấp vùng về không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, xây dựng vùng liên tỉnh, kết cấu hạ tầng, nguồn nước lưu vực sông, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối các tỉnh.
8. Quy hoạch tỉnh là quy hoạch cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng ở cấp tỉnh về không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bố đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.
9. Quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành là quy hoạch cụ thể hóa quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh. Quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành bao gồm các quy hoạch được quy định tại Phụ lục 2 của Luật này.
10. Tích hợp quy hoạch là phương pháp tiếp cận tổng hợp và phối hợp đồng bộ giữa các ngành, lĩnh vực có liên quan đến kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trong việc lập quy hoạch trên một phạm vi lãnh thổ xác định nhằm đạt được mục tiêu phát triển cân đối, hài hòa, hiệu quả và bền vững.
11. Hoạt động quy hoạch bao gồm việc tổ chức lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh quy hoạch.
12. Cơ quan lập quy hoạch là cơ quan, tổ chức được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao trách nhiệm lập quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia.
13. Cơ sở dữ liệu về quy hoạch là tập hợp thông tin thể hiện nội dung cơ bản về quy hoạch được xây dựng, cập nhật, duy trì để quản lý, khai thác và sử dụng thông qua các phương tiện điện tử.
14. Sơ đồ, bản đồ quy hoạch là bản vẽ thể hiện nội dung quy hoạch.
1. Tuân theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa quy hoạch với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm kết hợp quản lý ngành với quản lý lãnh thổ; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường.
3. Bảo đảm sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc trong hệ thống quy hoạch quốc gia.
4. Bảo đảm tính nhân dân, sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân; bảo đảm hài hòa lợi ích của quốc gia, các vùng, các địa phương và lợi ích của người dân, trong đó lợi ích quốc gia là cao nhất; bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới.
5. Bảo đảm tính khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại, kết nối liên thông, dự báo, khả thi, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực của đất nước; bảo đảm tính khách quan, công khai, minh bạch, tính bảo tồn.
6. Bảo đảm tính độc lập giữa cơ quan lập quy hoạch với Hội đồng thẩm định quy hoạch.
7. Bảo đảm nguồn lực để thực hiện quy hoạch.
8. Bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước về quy hoạch, phân cấp, phân quyền hợp lý giữa các cơ quan nhà nước.
1. Quy hoạch cấp quốc gia.
Quy hoạch cấp quốc gia bao gồm quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia.
2. Quy hoạch vùng.
3. Quy hoạch tỉnh.
4. Quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định.
5. Quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.
1. Quy hoạch tổng thể quốc gia là cơ sở để lập quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn trên cả nước.
2. Quy hoạch ngành quốc gia phải phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia.
Trường hợp quy hoạch ngành quốc gia có mâu thuẫn với quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia hoặc các quy hoạch ngành quốc gia mâu thuẫn với nhau thì phải điều chỉnh và thực hiện theo quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia và quy hoạch tổng thể quốc gia.
3. Quy hoạch vùng phải phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia; quy hoạch tỉnh phải phù hợp quy hoạch vùng, quy hoạch cấp quốc gia.
Trường hợp quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh có mâu thuẫn với quy hoạch ngành quốc gia thì phải điều chỉnh và thực hiện theo quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch tổng thể quốc gia.
Trường hợp quy hoạch vùng có mâu thuẫn với nhau, quy hoạch tỉnh có mâu thuẫn với nhau thì phải điều chỉnh và thực hiện theo quy hoạch cao hơn; trường hợp quy hoạch tỉnh có mâu thuẫn với quy hoạch vùng thì phải điều chỉnh và thực hiện theo quy hoạch vùng và quy hoạch cấp quốc gia.
4. Quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn phải phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh.
1. Lập quy hoạch:
a) Lập, thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch;
b) Tổ chức lập quy hoạch.
2. Thẩm định quy hoạch.
3. Quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch.
4. Công bố quy hoạch.
5. Thực hiện quy hoạch.
1. Thời kỳ quy hoạch là khoảng thời gian được xác định để làm cơ sở dự báo, tính toán các chỉ tiêu kinh tế - xã hội cho việc lập quy hoạch.
2. Thời kỳ quy hoạch của các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia là 10 năm. Tầm nhìn của quy hoạch cấp quốc gia là từ 30 năm đến 50 năm. Tầm nhìn của quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh là từ 20 năm đến 30 năm.
1. Chi phí lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch được sử dụng từ vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
2. Chi phí đánh giá quy hoạch được sử dụng từ nguồn kinh phí thường xuyên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
1. Nhà nước quản lý phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường theo quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt.
2. Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích và huy động nguồn lực để thúc đẩy phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt.
3. Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài hỗ trợ nguồn lực cho hoạt động quy hoạch bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch.
4. Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động quy hoạch.
5. Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động quy hoạch.
1. Hợp tác quốc tế trong hoạt động quy hoạch nhằm bảo đảm hoạt động quy hoạch đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, bảo đảm các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch quy định tại Điều 4 của Luật này.
2. Các hoạt động hợp tác quốc tế chủ yếu trong hoạt động quy hoạch gồm chia sẻ kinh nghiệm, ứng dụng khoa học và công nghệ mới, đào tạo và thu hút nguồn nhân lực cho hoạt động quy hoạch.
3. Hợp tác quốc tế trong hoạt động quy hoạch phải phù hợp với đường lối và chính sách đối ngoại của Việt Nam; bảo đảm nguyên tắc hòa bình, hợp tác, hữu nghị cùng phát triển trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, cùng có lợi, tôn trọng pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Cơ quan, tổ chức, cộng đồng có quyền tham gia ý kiến, giám sát hoạt động quy hoạch; cá nhân có quyền tham gia ý kiến về hoạt động quy hoạch.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời trong thời hạn yêu cầu.
3. Cơ quan được giao trách nhiệm tổ chức lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, thực hiện và điều chỉnh quy hoạch phải tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng tham gia ý kiến, giám sát hoạt động quy hoạch; tạo điều kiện cho cá nhân tham gia ý kiến về hoạt động quy hoạch.
4. Ý kiến tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân về hoạt động quy hoạch phải được nghiên cứu, tiếp thu, giải trình và công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật.
1. Lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch không phù hợp với quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
2. Lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ.
3. Lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch, tư vấn phản biện độc lập không đủ điều kiện về năng lực chuyên môn phù hợp với công việc đảm nhận hoặc trái với quy định của pháp luật.
4. Cản trở việc tham gia ý kiến của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân.
5. Không công bố, công bố chậm, công bố không đầy đủ quy hoạch hoặc từ chối cung cấp thông tin về quy hoạch, trừ trường hợp thông tin thuộc bí mật nhà nước; cố ý công bố sai quy hoạch; cố ý cung cấp sai thông tin về quy hoạch; hủy hoại, làm giả hoặc làm sai lệch hồ sơ, giấy tờ, tài liệu.
6. Thực hiện không đúng quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt.
7. Can thiệp bất hợp pháp, cản trở hoạt động quy hoạch.
GENERAL PROVISIONS
This Law provides for formulation, appraisal, decision or approval, announcement, implementation, assessment and adjustment of the planning under the national planning system; responsibility for state management of planning.
This Law applies to organizations and individuals involved in the formulation, appraisal, decision or approval, announcement, implementation, assessment and adjustment of the planning under the national planning system and other relevant organizations and individuals.
For the purposes of this Law, the terms below shall be construed as follows:
1. “planning” means the spatial arrangement and distribution of socio-economic, national defense and security activities in combination with infrastructure development, use of natural resources and environmental protection in a defined territory in order to effectively use the resources of country in service of sustainable development for a definite period of time.
2. “national comprehensive planning” means the national and strategic planning towards zoning and interconnecting regions of a territory, including mainland, islands, archipelagoes, territorial waters and airspace; urban and rural systems; infrastructure; use of natural resources and environmental protection; natural disaster management, climate change resilience, assurance of national defense and security and international integration.
3. “national marine spatial planning” means the national planning that is aimed at realizing the national comprehensive planning for zoning of various fields and sectors within coastal areas, islands, archipelagoes, territorial waters and airspace that belong to sovereignty, sovereign rights and national jurisdiction of Vietnam.
4. “national land use planning” means the national planning that is aimed at realizing the national comprehensive planning for allocation and zoning of land used by fields, sectors and areas on the basis of land potential.
5. “national sector planning” means the national planning that is aimed at realizing the national comprehensive planning according to sectors on the basis of interconnection of sectors and regions related to infrastructure, use of natural resources, environmental protection and biodiversity conservation.
6. “region” means a part of a national territory that includes some neighboring provinces and central-affiliated cities adjacent to some river basins or has similarities in natural and socio-economic conditions, history, population and infrastructure, and has an interrelationship that makes a strong connection.
7. “regional planning” means the planning that is aimed at realizing the national comprehensive planning at regional level in terms of spaces used for socio-economic, national defense and security activities, urban system and rural population distribution, development of inter-provincial regions, infrastructure, water resources of river basins, use of natural resources and environmental protection on the basis of provincial interconnection.
8. “provincial planning” means the planning that is aimed at realizing the national comprehensive planning and regional planning at provincial level in terms of spaces used for socio-economic, national defense and security activities, urban system and rural population distribution, land allocation, infrastructure, use of natural resources and environmental protection on the basis of interconnection of national, regional, urban and rural planning.
9. “detailed planning” means the planning that is aimed at realizing national, regional and provincial planning. The detailed planning includes the planning specified in the Appendix 2 of this Law.
10. “integrated planning” means an approach that integrates fields and sectors related to infrastructure, use of natural resources and environmental protection in a uniform manner upon the formulation of the planning in a define territory in order to achieve the goal of balanced, harmonious, effective and sustainable development.
11. “planning” includes formulation, appraisal, decision or approval, announcement, implementation, assessment and adjustment of the planning.
12. “planning authority” means an authority assigned to formulate planning under the national planning system by the Government, Prime Minister, Ministries, ministerial authorities and People’s Committees of provinces.
13. “planning database” means a collection of information showing basic contents of the planning which is formulated, updated and maintained to serve management and use of information through electronic means.
14. “planning diagram or map” means a drawing that shows contents of the planning.
Article 4. Basic principles of planning
1. Comply with regulations of this Law, other relevant regulations of law and international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
2. Ensure uniformity between the planning and the socio-economic development strategy and plan, ensure the combination of the sector management and territorial management; ensure national defense and security; protect the environment.
3. Ensure compliance, continuity, inheritance, stability and hierarchy in the national planning system.
4. Ensure participation of the people, the public, other organizations and individuals; ensure harmony of national interests, interests of regions and areas and the people with an emphasis on national interests; ensure gender equality.
5. Ensure scientism, application of modern technology, interconnection, forecast, feasibility, economization and effective use of national resources; ensure objectivity, publicity, transparency and conservation.
6. Ensure independence between the planning authority and planning appraisal council.
7. Provide resources to implement planning.
8. Ensure uniform state management of planning, appropriate assignment and authorization between regulatory authorities.
Article 5. National planning system
1. National planning.
National planning includes national comprehensive planning, national marine spatial planning, national land use planning and national sector planning.
2. Regional planning.
3. Provincial planning.
4. Special administrative-economic unit planning.
Special administrative-economic unit planning decided by the National Assembly.
5. Urban planning, rural planning.
Article 6. Relationship between planning types
1. The national comprehensive planning serves as a basis for formulation of national marine spatial planning, national land use planning, national sector planning, regional planning, provincial planning, special administrative-economic unit planning, urban planning and rural planning nationwide.
2. The national sector planning shall be conformable to the national comprehensive planning, national marine spatial planning and national land use planning.
In the event that the national sector planning is inconsistent with the national marine spatial planning and national land use planning or national planning is inconsistent with each other, it shall be adjusted and implemented according to the national marine spatial planning, national land use planning and national comprehensive planning.
3. The regional planning shall be conformable to the national planning; the provincial planning shall be conformable to the regional planning and national planning.
In the event that the regional planning and provincial planning are inconsistent with the national sector planning, they shall be adjusted and implemented according to the national sector planning and national comprehensive planning.
In the event that the regional planning is inconsistent with each other and the provincial planning is inconsistent with each other, they shall be adjusted and implemented according to the planning at a higher level; in the event that the provincial planning is inconsistent with the regional planning, it shall be adjusted and implemented according to the regional planning and national planning.
4. The urban planning and rural planning shall be conformable to the national planning, regional planning and provincial planning.
Article 7. Procedures for planning
1. Formulate planning:
a) Formulate, appraise and approve planning tasks;
b) Organize formulation of planning.
2. Appraise planning.
3. Decide or approve planning.
4. Announce planning.
5. Implement planning.
1. The planning period is a time limit determined to serve as a basis for forecasting and setting socio-economic targets to serve planning formulation.
2. The planning under the national planning system covers a period of 10 years. The orientations of the national planning cover a period of 30 - 50 years. The orientations of the regional planning and provincial planning cover a period of 20 - 30 years.
1. The costs of formulation, appraisal, decision or approval, announcement and adjustment of the planning shall be covered by public investments in accordance with regulations of the Law on Public Investment.
2. The costs of planning assessment shall be covered by regular funding sources in accordance with regulations of the Law on State Budget.
Article 10. State policies on planning
1. The State shall manage socio-economic development, ensure national defense and security and protect the environment according to the decided or approved planning.
2. The State shall introduce policies on encouragement and mobilization of resources to promote sustainable development in association with environmental protection and climate change resilience according to the decided or approved planning.
3. The State shall introduce policies on encouraging domestic and foreign organizations and individuals to provide resources for planning in an objective, public and transparent manner.
4. The State shall introduce policies on encouraging and enabling organizations and individuals of all economic sectors to participate in planning.
5. The State shall introduce policies on promotion of international cooperation in planning.
Article 11. International cooperation in planning
1. International cooperation in planning is aimed at ensuring that the planning is compliant with international integration requirements and basic principles of planning specified in Article 4 of this Law.
2. The main international cooperation activities include experience sharing, application of new science and technology, provision of training and mobilization of human resources for planning.
3. International cooperation in planning shall be conformable to Vietnam’s diplomatic policies; ensure application of the principle of peace, cooperation and friendship on the basis of respect for independence, sovereignty and territorial integrity, mutual benefit, Vietnam’s law and relevant international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
Article 12. Rights and responsibilities of the public, other organizations and individuals for offering opinions on and supervising planning
1. The public and organizations have the right to offer opinions on and supervise planning; individuals have the right to offer opinions on planning.
2. The enquired organizations and individuals shall respond within the prescribed time limit.
3. The organization assigned to formulate, appraise, decide or approve, implement and adjust planning shall enable the public and organizations to offer opinions on and supervise planning; enable individuals to offer opinions on planning.
4. Opinions of the public, other organizations and individuals on planning must be considered, responded to and published in accordance with regulations of law.
Article 13. Prohibited acts in planning
1. Formulating, appraising, deciding or approving, and adjusting planning inconsistent with regulations of this Law and relevant regulations of law.
2. Formulating, appraising, deciding or approving, and adjusting planning for investment in and development of specific goods, services and products, determination of the volume of goods, services and products that are produced and sold.
3. Selecting the planning consultancy and independent reviewers that fail to satisfy qualification requirements suitable for their assigned tasks or in contravention of law.
4. Obstructing the public, other organizations and individuals in offering opinions.
5. Not announcing, delaying, inadequately announcing planning or refusing to provide information on planning, except for information classified as state secret; deliberately announcing wrong planning; deliberately providing false information on planning; destroying, forging or falsifying documents.
6. Failure to implement the decided or approved planning.
7. Illegally interfering in or obstructing planning.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 15. Nhiệm vụ lập quy hoạch
Điều 19. Lấy ý kiến về quy hoạch
Điều 22. Nội dung quy hoạch tổng thể quốc gia
Điều 23. Nội dung quy hoạch không gian biển quốc gia
Điều 24. Nội dung quy hoạch sử dụng đất quốc gia
Điều 25. Nội dung quy hoạch ngành quốc gia
Điều 26. Nội dung quy hoạch vùng
Điều 27. Nội dung quy hoạch tỉnh
Điều 30. Hội đồng thẩm định quy hoạch
Điều 41. Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch
Điều 15. Nhiệm vụ lập quy hoạch
Điều 17. Tổ chức tư vấn lập quy hoạch
Điều 19. Lấy ý kiến về quy hoạch
Điều 22. Nội dung quy hoạch tổng thể quốc gia
Điều 23. Nội dung quy hoạch không gian biển quốc gia
Điều 24. Nội dung quy hoạch sử dụng đất quốc gia
Điều 25. Nội dung quy hoạch ngành quốc gia
Điều 26. Nội dung quy hoạch vùng
Điều 27. Nội dung quy hoạch tỉnh
Điều 30. Hội đồng thẩm định quy hoạch
Điều 40. Hình thức công bố quy hoạch
Điều 41. Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch