Chương VII Luật phòng cháy chữa cháy 2001: Quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy
Số hiệu: | 27/2001/QH10 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/06/2001 | Ngày hiệu lực: | 04/10/2001 |
Ngày công báo: | 08/09/2001 | Số công báo: | Số 33 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật phòng cháy chữa cháy 2001 số 27/2001/QH10 quy định về phòng cháy, chữa cháy, xây dựng lực lượng, trang bị phương tiện, chính sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phòng cháy và chữa cháy.
2. Ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
3. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật và kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.
4. Tổ chức và chỉ đạo hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
5. Tổ chức đào tạo, xây dựng lực lượng, trang bị và quản lý phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
6. Bảo đảm ngân sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy; tổ chức bảo hiểm cháy, nổ gắn với hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
7. Thẩm định, phê duyệt các dự án, thiết kế và nghiệm thu công trình xây dựng về phòng cháy và chữa cháy; kiểm định và chứng nhận an toàn phương tiện; xác nhận điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
8. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến tiến bộ khoa học và công nghệ về phòng cháy và chữa cháy.
9. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về phòng cháy và chữa cháy; điều tra vụ cháy.
10. Tổ chức thống kê nhà nước về phòng cháy và chữa cháy.
11. Hợp tác quốc tế về phòng cháy và chữa cháy.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy.
2. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an tổ chức thực hiện các quy định về phòng cháy và chữa cháy.
Chính phủ quy định việc phối hợp giữa Bộ Công an với Bộ Quốc phòng trong tổ chức thực hiện phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở quốc phòng và giữa Bộ Công an với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong tổ chức thực hiện phòng cháy và chữa cháy rừng.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương.
1. Thanh tra phòng cháy và chữa cháy là thanh tra chuyên ngành.
2. Thanh tra phòng cháy và chữa cháy có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;
b) Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp tài liệu có liên quan và trả lời những vấn đề cần thiết cho việc thanh tra;
c) Xử lý các vi phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền.
3. Đoàn thanh tra, thanh tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.
4. Chính phủ quy định cụ thể tổ chức và hoạt động của Thanh tra phòng cháy và chữa cháy.
1. Đối tượng thanh tra có các quyền sau đây :
a) Yêu cầu đoàn thanh tra xuất trình quyết định thanh tra, thanh tra viên xuất trình thẻ thanh tra viên và thực hiện đúng pháp luật về thanh tra;
b) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyết định thanh tra, hành vi của thanh tra viên và kết luận thanh tra nếu có căn cứ cho là không đúng pháp luật;
c) Yêu cầu bồi thường thiệt hại do các biện pháp xử lý không đúng pháp luật của đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên gây ra.
2. Đối tượng thanh tra có nghĩa vụ thực hiện yêu cầu của đoàn thanh tra, thanh tra viên; tạo điều kiện để đoàn thanh tra, thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ; chấp hành các quyết định xử lý của đoàn thanh tra, thanh tra viên theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện về quyết định hoặc biện pháp xử lý của đoàn thanh tra, thanh tra viên theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền những hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
3. Cơ quan nhận được khiếu nại, tố cáo, khởi kiện có trách nhiệm xem xét và giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật.
STATE MANAGEMENT OVER FIRE PREVENTION AND FIGHTING
Article 57.- Contents of State management over fire prevention and fighting
1. Elaborating fire prevention and fighting strategy, planning and plans, and directing the implementation thereof.
2. Issuing, guiding and organizing the implementation of legal documents on fire prevention and fighting.
3. Conducting the propagation and education on fire prevention and fighting legislation and knowledge.
4. Organizing and directing fire prevention and fighting activities.
5. Organizing the training and building of fire prevention and fighting forces as well as the equipment and management of fire prevention and fighting means.
6. Ensuring budget for fire prevention and fighting activities; organizing fire and explosion insurance in association with fire prevention and fighting activities.
7. Evaluating and ratifying projects, designing and after-test accepting fire prevention and fighting constructions; expertising and certifying the means safety; certifying the fire prevention and fighting safety conditions.
8. Organizing research, application and dissemination of scientific and technological advances regarding fire prevention and fighting.
9. Examining, inspecting, handling violations and settling complaints and denunciations regarding fire prevention and fighting; investigating fires.
10. Making the State statistics on fire prevention and fighting.
11. Effecting international cooperation on fire prevention and fighting.
Article 58.- State management bodies in charge of fire prevention and fighting
1. The Government shall exercise the unified State management over fire prevention and fighting.
2. The Ministry of Public Security shall take responsibility before the Government for exercising the State management over fire prevention and fighting.
3. The ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government shall, within their tasks and powers, have to coordinate with the Ministry of Public Security in organizing the implementation of regulations on fire prevention and fighting.
The Government shall stipulate the coordination between the Ministry of Public Security and the Ministry of Defense in organizing fire prevention and fighting for defense establishments, and between the Ministry of Public Security and the Ministry of Agriculture and Rural Development in organizing forest fire prevention and fighting.
4. The People’s Committees of different levels shall, within their tasks and powers, have to exercise the State management over fire prevention and fighting in their respective localities.
Article 59.- Fire prevention and fighting inspectorate
1. The fire prevention and fighting inspectorate is the specialized inspectorate.
2. The fire prevention and fighting inspectorate shall have the following tasks and powers:
a/ Organizing inspection of the observance of law provisions on fire prevention and fighting;
b/ Requesting the inspected subjects to supply relevant documents and reply on matters necessary for inspection;
c/ To handle violations of the legislation on fire prevention and fighting according to their competence.
3. Inspection delegations and inspectors shall be held responsible before law for their decisions.
4. The Government shall prescribe in detail the organization and operation of the fire prevention and fighting inspectorate.
Article 60.- Rights and obligations of inspected subjects
1. Inspected subjects shall have the following rights:
a/ To request inspection delegations to show inspection decisions and inspectors to show their cards and strictly comply with the inspection legislation;
b/ To lodge complaints, denunciations or initiate lawsuits with the competent State bodies about inspection decisions, inspectors acts and inspection conclusions, if having grounds to believe that they are contrary to law;
c/ To request compensation for damage caused by inspection delegations or inspectors handling measures which are contrary to law.
2. Inspected subjects are obliged to satisfy requests of inspection delegations and inspectors; create conditions for inspection delegations and inspectors to perform their tasks; and execute handling decisions of inspection delegations and inspectors according to the provisions of law.
Article 61.- Right to complain, denounce and initiate lawsuits
1. Agencies, organizations and individuals shall have the right to complain or initiate lawsuits against decisions or handling measures of inspection delegations and inspectors according to law provisions.
2. Individuals shall have the right to denounce with the competent State agencies acts of violating the fire prevention and fighting legislation.
3. The agencies receiving complaints, denunciations or petitions shall have to consider and settle them in time as prescribed by law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực