Thông tư 57/2015/TT-BCA trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
Số hiệu: | 57/2015/TT-BCA | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công an | Người ký: | Trần Đại Quang |
Ngày ban hành: | 26/10/2015 | Ngày hiệu lực: | 06/01/2016 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 57/2015/TT-BCA hướng dẫn về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ với các nội dung về danh mục, định mức trang bị, kiểm định phương tiện PCCC phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được ban hành ngày 26/10/2015.
1. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thuộc đối tượng trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo Thông tư 57, gồm:
- Ô tô từ 04 chỗ ngồi trở lên, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc chở khách được kéo bởi xe ô tô, máy kéo quy định tại khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ và TCVN 6211:2003 Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa, TCVN 7271:2003 Phương tiện giao thông đường bộ - Ô tô - Phân loại theo mục đích sử dụng.
- Thông tư 57/2015/BCA quy định phương tiện giao thông đường bộ vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ thuộc các loại 1, 2, 3, 4 và 9 quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 104/2009/NĐ-CP phải trang bị phương tiện PCCC.
2. Danh mục, định mức trang bị phương tiện PCCC đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
- Danh mục, định mức trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với xe cơ giới đường bộ được hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo TT số 57/2015/TT-BCA.
- Danh mục, định mức trang bị phương tiện PCCC đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ được hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 57/2015.
- Tùy đặc điểm loại PTGT đường bộ và kinh phí, chủ sở hữu phương tiện giao thông hoặc cơ quan, tổ chức sử dụng NSNN có thể trang bị thêm các loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thuộc phạm vi quản lý.
- Phương tiện phòng cháy và chữa cháy trang bị đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được bố trí tại nơi dễ thấy, dễ lấy nhưng không ảnh hưởng tới thao tác, tầm nhìn của người lái, an toàn của người đi trên xe cơ giới đường bộ.
Thông tư 57 còn quy định kinh phí bảo đảm trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông đường bộ và việc kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy PTGT đường bộ. Thông tư 57/2015/BCA có hiệu lực từ ngày 06/01/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ CÔNG AN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 57/2015/TT-BCA |
Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2015 |
HƯỚNG DẪN VỀ TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
Căn cứ Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây viết gọn là Nghị định số 104/2009/NĐ-CP);
Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định số 79/2014/NĐ-CP);
Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư hướng dẫn về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
1. Thông tư này hướng dẫn về danh mục, định mức trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm: Ô tô từ 04 chỗ ngồi trở lên, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc chở khách được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ; nguyên tắc, kiểm định, kinh phí bảo đảm trang bị và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Việc trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sau đây được thực hiện theo quy định của pháp luật khác có liên quan:
a) Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chuyên sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
b) Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, trừ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hoạt động phục vụ mục đích kinh tế - xã hội;
c) Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo quy định của pháp luật;
d) Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phục vụ chở lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam, khách quốc tế đến thăm và làm việc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về Cảnh vệ.
1. Chủ sở hữu phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
2. Cơ quan, tổ chức quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
3. Công an các đơn vị, địa phương.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
1. Tuân thủ quy định của Luật phòng cháy và chữa cháy, Luật Giao thông đường bộ, quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Phù hợp với yêu cầu, tính chất, đặc điểm hoạt động của phương tiện và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.
3. Bảo đảm tiết kiệm, hợp lý, đúng định mức, đúng mục đích.
1. Ô tô từ 04 chỗ ngồi trở lên, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc chở khách được kéo bởi xe ô tô, máy kéo theo quy định tại khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ và TCVN 6211:2003 Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa, TCVN 7271:2003 Phương tiện giao thông đường bộ - Ô tô - Phân loại theo mục đích sử dụng.
2. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ thuộc các loại 1, 2, 3, 4 và 9 quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP không phụ thuộc vào số chỗ ngồi.
1. Chủ sở hữu phương tiện giao thông cơ giới đường bộ tự bảo đảm kinh phí trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện thuộc phạm vi quản lý của mình.
2. Kinh phí bảo đảm trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước ở Trung ương và địa phương do ngân sách nhà nước bảo đảm và thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
1. Danh mục, định mức trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Danh mục, định mức trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ được hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Tùy đặc điểm loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và khả năng bảo đảm kinh phí, chủ sở hữu phương tiện hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước căn cứ kinh phí được bảo đảm có thể trang bị thêm các loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thuộc phạm vi quản lý như: Bình chữa cháy, phương tiện cứu người, quần, áo chữa cháy, mũ chữa cháy, ủng chữa cháy, hộp sơ cứu kèm theo các dụng cụ cứu thương và các loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy cần thiết khác.
4. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy trang bị đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được bố trí tại nơi dễ thấy, dễ lấy để sử dụng khi chữa cháy nhưng không ảnh hưởng tới thao tác, tầm nhìn của người lái, an toàn của người đi trên xe.
Phương tiện phòng cháy và chữa cháy trang bị đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được kiểm định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định tại khoản 5 Điều 38 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP và Điều 18 Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 01 năm 2016.
2. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã được trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy bằng hoặc cao hơn hướng dẫn tại Thông tư này trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng; trường hợp chưa được trang bị hoặc trang bị thấp hơn hướng dẫn tại Thông tư này thì thực hiện theo Thông tư này.
1. Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.
2. Cục Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm kiểm tra, xử lý hoặc hướng dẫn khắc phục vi phạm quy định về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo quy định của pháp luật.
3. Căn cứ yêu cầu và tình hình thực tế, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hướng dẫn về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hướng dẫn tại Thông tư này trình Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định.
4. Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn, kiểm tra và định kỳ vào tháng 12 hàng năm báo cáo Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ) việc thực hiện hướng dẫn về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thuộc phạm vi quản lý.
b) Tổng hợp đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung danh mục, định mức trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thuộc phạm vi quản lý báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ).
5. Các Tổng cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
6. Đề nghị thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Công an trong việc quản lý, kiểm tra việc thực hiện các hướng dẫn về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thuộc phạm vi quản lý.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ) để kịp thời hướng dẫn.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC, ĐỊNH MỨC TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 57/2015/TT-BCA ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công an)
STT |
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 04 chỗ ngồi trở lên |
Danh mục, định mức trang bị |
|||||
Bình bột chữa cháy loại dưới 4kg hoặc bình bọt chữa cháy loại dưới 5 lít hoặc bình nước với chất phụ gia chữa cháy dưới 5 lít hoặc bình khí CO2 chữa cháy loại dưới 4kg |
Bình bột chữa cháy loại từ 4kg đến 6kg hoặc bình bọt chữa cháy loại từ 5 lít đến 9 lít hoặc bình nước với chất phụ gia chữa cháy loại từ 5 lít đến 9 lít hoặc bình khí CO2 chữa cháy loại từ 4kg đến 6kg |
Bộ dụng cụ phá dỡ chuyên dùng: Kìm cộng lực, búa, xà beng |
Đèn pin chuyên dụng |
Găng tay chữa cháy |
Khẩu trang lọc độc |
||
1. |
Ô tô từ 04 đến 09 chỗ ngồi |
1 bình |
|
|
|
|
|
2 |
Ô tô từ 10 chỗ ngồi trở lên |
|
|
|
|
|
|
2.1 |
Ô tô từ 10 chỗ ngồi đến 15 chỗ ngồi |
|
1 bình |
1 bộ |
1 chiếc |
1 đôi |
1 chiếc |
2.2 |
Ô tô từ 16 đến 30 chỗ ngồi |
1 bình |
1 bình |
1 bộ |
1 chiếc |
2 đôi |
2 chiếc |
2.3 |
Ô tô trên 30 chỗ ngồi |
1 bình |
2 bình |
1 bộ |
1 chiếc |
2 đôi |
2 chiếc |
3. |
Rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc chở khách được kéo bởi xe ô tô, máy kéo |
1 bình |
1 bình |
1 bộ |
1 chiếc |
2 đôi |
2 chiếc |
DANH MỤC, ĐỊNH MỨC TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ VẬN CHUYỂN CHẤT, HÀNG NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 57/2015/TT-BCA ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công an)
STT |
Loại chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ được vận chuyển bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ |
Danh mục, định mức trang bị |
|||||
Bình bột chữa cháy loại trên 6kg |
Bình bọt chữa cháy loại trên 8 lít |
Bộ dụng cụ phá dỡ chuyên dụng: Kìm cộng lực, búa, xà beng |
Đèn pin chuyên dụng |
Găng tay chữa cháy |
Khẩu trang lọc độc |
||
1. |
Loại 1. |
|
|
|
|
|
|
1.1 |
Nhóm 1.1: Các chất nổ |
|
|
|
|
|
|
1.1.1 |
Phương tiện vận chuyển có trọng tải dưới 5 tấn |
2 bình |
|
1 bộ |
1 chiếc |
1 đôi |
1 chiếc |
1.1.2 |
Phương tiện vận chuyển có trọng tải từ 5 tấn trở lên |
3 bình |
|
1 bộ |
1 chiếc |
2 đôi |
2 chiếc |
1.2 |
Nhóm 1.2: Các chất và vật liệu nổ công nghiệp |
|
|
|
|
|
|
1.2.1 |
Phương tiện vận chuyển có trọng tải dưới 5 tấn |
2 bình |
|
1 bộ |
1 chiếc |
1 đôi |
1 chiếc |
1.2.2 |
Phương tiện vận chuyển có trọng tải từ 5 tấn trở lên |
3 bình |
|
1 bộ |
1 chiếc |
2 đôi |
2 chiếc |
2. |
Loại 2. |
|
|
|
|
|
|
2.1 |
Nhóm 2.1: Khí gas dễ cháy |
|
|
|
|
|
|
2.1.1 |
Phương tiện vận chuyển có trọng tải dưới 5 tấn |
2 bình |
|
1 bộ |
1 chiếc |
1 đôi |
1 chiếc |
2.1.2 |
Phương tiện vận chuyển có trọng tải từ 5 tấn trở lên |
3 bình |
|
1 bộ |
1 chiếc |
2 đôi |
2 chiếc |
2.2 |
Nhóm 2.2: Khí gas không dễ cháy, không độc hại |
|
|
|
|
|
|
2.2.1 |
Phương tiện vận chuyển có trọng tải dưới 5 tấn |
1 bình |
|
1 bộ |
1 chiếc |
1 đôi |
1 chiếc |
2.2.2 |
Phương tiện vận chuyển có trọng tải từ 5 tấn trở lên |
2 bình |
|
1 bộ |
1 chiếc |
1 đôi |
1 chiếc |
2.3 |
Nhóm 2.3: Khí gas độc hại |
|
|
|
|
|
|
2.3.1 |
Phương tiện vận chuyển có trọng tải dưới 5 tấn |
1 bình |
|
1 bộ |
1 chiếc |
2 đôi |
2 chiếc |
2.3.2 |
Phương tiện vận chuyển có trọng tải từ 5 tấn trở lên |
2 bình |
|
1 bộ |
1 chiếc |
2 đôi |
2 chiếc |
3. |
Loại 3. Các chất lỏng dễ cháy và các chất nổ lỏng khử nhạy |
|
|
|
|
|
|
3.1 |
Phương tiện vận chuyển có trọng tải dưới 5 tấn |
|
2 bình |
1 bộ |
1 chiếc |
2 đôi |
2 chiếc |
3.2 |
Phương tiện vận chuyển có trọng tải từ 5 tấn trở lên |
|
3 bình |
1 bộ |
1 chiếc |
2 đôi |
2 chiếc |
4. |
Loại 4. |
|
|
|
|
|
|
4.1 |
Nhóm 4.1: Các chất đặc dễ cháy, các chất tự phản ứng và các chất nổ đặc khử nhậy |
|
|
|
|
|
|
4.1.1 |
Phương tiện vận chuyển có trọng tải dưới 5 tấn |
2 bình |
|
1 bộ |
1 chiếc |
1 đôi |
1 chiếc |
4.1.2 |
Phương tiện vận chuyển có trọng tải từ 5 tấn trở lên |
3 bình |
|
1 bộ |
1 chiếc |
2 đôi |
2 chiếc |
4.2 |
Nhóm 4.2: Các chất dễ tự bốc cháy |
|
|
|
|
|
|
4.2.1 |
Phương tiện vận chuyển có trọng tải dưới 5 tấn |
2 bình |
|
1 bộ |
1 chiếc |
2 đôi |
2 chiếc |
4.2.2 |
Phương tiện vận chuyển có trọng tải từ 5 tấn trở lên |
4 bình |
|
1 bộ |
1 chiếc |
2 đôi |
2 chiếc |
4.3 |
Nhóm 4.3: Các chất khi gặp nước phát ra khí gas dễ cháy |
|
|
|
|
|
|
4.3.1 |
Phương tiện vận chuyển có trọng tải dưới 5 tấn |
2 bình |
|
1 bộ |
1 chiếc |
2 đôi |
2 chiếc |
4.3.2 |
Phương tiện vận chuyển có trọng tải từ 5 tấn trở lên |
4 bình |
|
1 bộ |
1 chiếc |
2 đôi |
2 chiếc |
5. |
Loại 9: Các chất và hàng nguy hiểm khác |
|
|
|
|
|
|
5.1 |
Phương tiện vận chuyển có trọng tải dưới 5 tấn |
1 bình |
|
1 bộ |
1 chiếc |
1 đôi |
1 chiếc |
5.2 |
Phương tiện vận chuyển có trọng tải từ 5 tấn trở lên |
2 bình |
|
1 bộ |
1 chiếc |
2 đôi |
2 chiếc |
DANH MỤC, ĐỊNH MỨC TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 57/2015/TT-BCA ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công an)
STT |
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 04 chỗ ngồi trở lên |
Danh mục, định mức trang bị |
|||||
Bình bột chữa cháy loại dưới 4kg hoặc bình bọt chữa cháy loại dưới 5 lít hoặc bình nước với chất phụ gia chữa cháy dưới 5 lít hoặc bình khí CO2 chữa cháy loại dưới 4kg |
Bình bột chữa cháy loại từ 4kg đến 6kg hoặc bình bọt chữa cháy loại từ 5 lít đến 9 lít hoặc bình nước với chất phụ gia chữa cháy loại từ 5 lít đến 9 lít hoặc bình khí CO2 chữa cháy loại từ 4kg đến 6kg |
Bộ dụng cụ phá dỡ chuyên dùng: Kìm cộng lực, búa, xà beng |
Đèn pin chuyên dụng |
Găng tay chữa cháy |
Khẩu trang lọc độc |
||
1. |
Ô tô từ 04 đến 09 chỗ ngồi |
1 bình |
|
|
|
|
|
2 |
Ô tô từ 10 chỗ ngồi trở lên |
|
|
|
|
|
|
2.1 |
Ô tô từ 10 chỗ ngồi đến 15 chỗ ngồi |
|
1 bình |
1 bộ |
1 chiếc |
1 đôi |
1 chiếc |
2.2 |
Ô tô từ 16 đến 30 chỗ ngồi |
1 bình |
1 bình |
1 bộ |
1 chiếc |
2 đôi |
2 chiếc |
2.3 |
Ô tô trên 30 chỗ ngồi |
1 bình |
2 bình |
1 bộ |
1 chiếc |
2 đôi |
2 chiếc |
3. |
Rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc chở khách được kéo bởi xe ô tô, máy kéo |
1 bình |
1 bình |
1 bộ |
1 chiếc |
2 đôi |
2 chiếc |
DANH MỤC, ĐỊNH MỨC TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ VẬN CHUYỂN CHẤT, HÀNG NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 57/2015/TT-BCA ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công an)
STT |
Loại chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ được vận chuyển bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ |
Danh mục, định mức trang bị |
|||||
Bình bột chữa cháy loại trên 6kg |
Bình bọt chữa cháy loại trên 8 lít |
Bộ dụng cụ phá dỡ chuyên dụng: Kìm cộng lực, búa, xà beng |
Đèn pin chuyên dụng |
Găng tay chữa cháy |
Khẩu trang lọc độc |
||
1. |
Loại 1. |
|
|
|
|
|
|
1.1 |
Nhóm 1.1: Các chất nổ |
|
|
|
|
|
|
1.1.1 |
Phương tiện vận chuyển có trọng tải dưới 5 tấn |
2 bình |
|
1 bộ |
1 chiếc |
1 đôi |
1 chiếc |
1.1.2 |
Phương tiện vận chuyển có trọng tải từ 5 tấn trở lên |
3 bình |
|
1 bộ |
1 chiếc |
2 đôi |
2 chiếc |
1.2 |
Nhóm 1.2: Các chất và vật liệu nổ công nghiệp |
|
|
|
|
|
|
1.2.1 |
Phương tiện vận chuyển có trọng tải dưới 5 tấn |
2 bình |
|
1 bộ |
1 chiếc |
1 đôi |
1 chiếc |
1.2.2 |
Phương tiện vận chuyển có trọng tải từ 5 tấn trở lên |
3 bình |
|
1 bộ |
1 chiếc |
2 đôi |
2 chiếc |
2. |
Loại 2. |
|
|
|
|
|
|
2.1 |
Nhóm 2.1: Khí gas dễ cháy |
|
|
|
|
|
|
2.1.1 |
Phương tiện vận chuyển có trọng tải dưới 5 tấn |
2 bình |
|
1 bộ |
1 chiếc |
1 đôi |
1 chiếc |
2.1.2 |
Phương tiện vận chuyển có trọng tải từ 5 tấn trở lên |
3 bình |
|
1 bộ |
1 chiếc |
2 đôi |
2 chiếc |
2.2 |
Nhóm 2.2: Khí gas không dễ cháy, không độc hại |
|
|
|
|
|
|
2.2.1 |
Phương tiện vận chuyển có trọng tải dưới 5 tấn |
1 bình |
|
1 bộ |
1 chiếc |
1 đôi |
1 chiếc |
2.2.2 |
Phương tiện vận chuyển có trọng tải từ 5 tấn trở lên |
2 bình |
|
1 bộ |
1 chiếc |
1 đôi |
1 chiếc |
2.3 |
Nhóm 2.3: Khí gas độc hại |
|
|
|
|
|
|
2.3.1 |
Phương tiện vận chuyển có trọng tải dưới 5 tấn |
1 bình |
|
1 bộ |
1 chiếc |
2 đôi |
2 chiếc |
2.3.2 |
Phương tiện vận chuyển có trọng tải từ 5 tấn trở lên |
2 bình |
|
1 bộ |
1 chiếc |
2 đôi |
2 chiếc |
3. |
Loại 3. Các chất lỏng dễ cháy và các chất nổ lỏng khử nhạy |
|
|
|
|
|
|
3.1 |
Phương tiện vận chuyển có trọng tải dưới 5 tấn |
|
2 bình |
1 bộ |
1 chiếc |
2 đôi |
2 chiếc |
3.2 |
Phương tiện vận chuyển có trọng tải từ 5 tấn trở lên |
|
3 bình |
1 bộ |
1 chiếc |
2 đôi |
2 chiếc |
4. |
Loại 4. |
|
|
|
|
|
|
4.1 |
Nhóm 4.1: Các chất đặc dễ cháy, các chất tự phản ứng và các chất nổ đặc khử nhậy |
|
|
|
|
|
|
4.1.1 |
Phương tiện vận chuyển có trọng tải dưới 5 tấn |
2 bình |
|
1 bộ |
1 chiếc |
1 đôi |
1 chiếc |
4.1.2 |
Phương tiện vận chuyển có trọng tải từ 5 tấn trở lên |
3 bình |
|
1 bộ |
1 chiếc |
2 đôi |
2 chiếc |
4.2 |
Nhóm 4.2: Các chất dễ tự bốc cháy |
|
|
|
|
|
|
4.2.1 |
Phương tiện vận chuyển có trọng tải dưới 5 tấn |
2 bình |
|
1 bộ |
1 chiếc |
2 đôi |
2 chiếc |
4.2.2 |
Phương tiện vận chuyển có trọng tải từ 5 tấn trở lên |
4 bình |
|
1 bộ |
1 chiếc |
2 đôi |
2 chiếc |
4.3 |
Nhóm 4.3: Các chất khi gặp nước phát ra khí gas dễ cháy |
|
|
|
|
|
|
4.3.1 |
Phương tiện vận chuyển có trọng tải dưới 5 tấn |
2 bình |
|
1 bộ |
1 chiếc |
2 đôi |
2 chiếc |
4.3.2 |
Phương tiện vận chuyển có trọng tải từ 5 tấn trở lên |
4 bình |
|
1 bộ |
1 chiếc |
2 đôi |
2 chiếc |
5. |
Loại 9: Các chất và hàng nguy hiểm khác |
|
|
|
|
|
|
5.1 |
Phương tiện vận chuyển có trọng tải dưới 5 tấn |
1 bình |
|
1 bộ |
1 chiếc |
1 đôi |
1 chiếc |
5.2 |
Phương tiện vận chuyển có trọng tải từ 5 tấn trở lên |
2 bình |
|
1 bộ |
1 chiếc |
2 đôi |
2 chiếc |
THE MINISTRY OF PUBLIC SECURITY |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 57/2015/TT-BCA |
Hanoi, October 26, 2015 |
PROVIDING INSTRUCTIONS ON INSTALLATION OF FIRE PREVENTION AND FIREFIGHTING EQUIPMENT INTO ROAD VEHICLES
Pursuant to the Law on Fire Prevention and Firefighting dated June 29, 2001; the Law on Amendments to several articles of the Law on Fire Prevention and Firefighting dated November 22, 2013;
Pursuant to the Law on Road Traffic dated November 13, 2008;
Pursuant to the Decree No. 104/2009/ND-CP dated November 9, 2009 stipulating the list of hazardous goods and transportation of hazardous goods by road vehicles (hereinafter referred to as the Decree No. 104/2009/ND-CP);
Pursuant to the Decree No. 79/2014/ND-CP dated July 31, 2014 enforcing detailed provisions for implementation of several articles of the Law on Fire Prevention and Firefighting and the Law on Amendments to several articles of the Law on Fire Prevention and Firefighting (hereinafter referred to as the Decree No. 79/2014/ND-CP);
Pursuant to the Decree No. 106/2014/ND-CP dated November 17, 2014 on defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Public Security;
At the request of the Director of the Police Department for Fire safety, Firefighting, Rescue and Emergency Service;
The Minister of Public Security hereby introduces the Circular that provides instructions on installation of fire prevention and firefighting equipment into road vehicles.
Article 1. Scope of application
1. This Circular shall provide guidance on the list and required amount of fire prevention and firefighting equipment items to be installed into road vehicles, including motor vehicles of more than 4 seats, passenger-carrying trailers or semi-trailers towed by transport vehicles or tractors; road vehicles used for carrying goods and substances posing the fire and explosion hazards; installation principles, inspections and adequate budget covering costs of this installation and responsibilities of relevant agencies, organizations and individuals.
2. Installation of fire prevention and firefighting equipment into the following road vehicles shall comply with other relevant laws and regulations:
a) Road vehicles used for national defence and security purposes;
b) Road vehicles that fall under the authority of the Ministry of National Defense, except those for socio-economic purposes;
c) Road vehicles of foreign agencies, organizations and individuals operating within the territory of Vietnam that are accorded diplomatic or consular immunities and privileges in accordance with laws and regulations;
d) Road vehicles used for carrying senior leaders of the Communist Party and Government of Vietnam, international delegates paying a business visit to Vietnam in accordance with laws and regulations on the Security Guard.
Article 2. Applicable entities
1. Owners of road vehicles.
2. Institutions, organizations responsible for the management of road vehicles.
3. Police authorities at all levels and administrative divisions.
4. Agencies, organizations or individuals relating to installation of fire prevention and firefighting equipment into road vehicles.
Article 3. Principles of installation of fire prevention and firefighting equipment into road vehicles
1. Comply with regulations set forth in the Law on Fire Prevention and Firefighting, the Law on Road Traffic and provisions enshrined in this Circular as well as other relevant laws and regulations.
2. Be consistent with operational requirements, specifications and characteristics of road vehicles, and technical standards and regulations on fire prevention and firefighting.
3. Ensure the cost efficiency, rationality and conformance to the required amount of equipment and stated purposes.
Article 4. Road vehicles subject to requirements for installation of fire prevention and firefighting equipment
1. Transport vehicles of more than 4 seats, passenger-carrying trailers or semi-trailers towed by transport vehicles or tractors in accordance with paragraph 18 Article 3 of the Law on Road Traffic and TCVN 6211:2003 on Road Vehicles – Types – Terms and definitions, TCVN 7271:2003 on Road Vehicles – Motor vehicles – Classification by usage purposes.
2. Road vehicles that carry goods or substances posing fire and explosion hazards under category 1, 2, 3, 4 and 9 as referred to in paragraph 1 Article 4 of the Decree No. 104/2009/ND-CP without reliance on the number of seats.
Article 5. Adequate budget covering costs of installation of fire prevention and firefighting equipment into road vehicles
1. Owners of road vehicles shall autonomously maintain an adequate budget covering costs of installation of fire prevention and firefighting equipment into road vehicles under their management.
2. An adequate budget covering costs of installation of fire prevention and firefighting equipment into road vehicles under their management of agencies, organizations or affiliations covered by central and local government budget shall be provided by the state budget and is consistent with regulations laid down in the Law on State Budget and other instructional documents.
LIST, REQUIRED AMOUNT AND INSPECTION OF FIRE PREVENTION AND FIREFIGHTING EQUIPMENT ITEMS INSTALLED INTO ROAD VEHICLES
Article 6. List and required amount of fire prevention and firefighting equipment items installed into road vehicles
1. List and required amount of fire prevention and firefighting equipment items installed into road vehicles shall be provided for in Appendix I to this Circular.
2. List and required amount of fire prevention and firefighting equipment items installed into road vehicles that carrying goods and substances posing the fire and explosion hazards shall be provided for in Appendix II to this Circular.
3. Depending on specifications of road vehicles and capability of providing adequate budget for this installation, owners of road vehicles or agencies, organizations or affiliations covered by the state budget shall take into account this budget to install additional fire prevention and firefighting equipment items into these road vehicles, including fire extinguishers, life-saving equipment, fire safety suits, fire-fighting hats, boots, first aid kits and emergency supplies and other fire prevention and firefighting necessities.
4. Fire prevention and firefighting equipment into motor vehicles should be installed in a conspicuous position and within reach in case of a fire emergency but should not restrict the driver's visibility and physical movements and passenger's safety.
Article 7. Inspection of fire prevention and firefighting equipment
Fire prevention and firefighting equipment installed into road vehicles shall be inspected with respect to quality, type and model as prescribed in paragraph 5 Article 38 of the Decree No. 79/2014/ND-CP and Article 18 of the Circular No. 66/2014/TT-BCA dated December 16, 2014 of the Minister of Public Security containing detailed provisions for implementation of several articles of the Decree No. 79/2014/ND-CP dated July 31, 2014 containing detailed provisions for implementation of several articles of the Law on Fire Prevention and Firefighting and the Law on Amendment or Modification to several articles of the Law on Fire Prevention and Firefighting.
IMPLEMENTATION AND ENFORCEMENT
1. This Circular shall enter into force from January 6, 2016.
2. Road vehicles which have already had fire prevention and firefighting equipment items which are the same as or more than those defined in this Circular before the entry into force of this Circular shall be allowed for continuing use; in the event that they have had such equipment items or have equipment items which are less than those provided for in this Circular, this Circular shall prevail.
Article 9. Implementation responsibility
1. The Director of the Police Department for Fire safety, Firefighting, Rescue and Emergency Service shall be responsible for providing instructions and carrying out examination and expedition of implementation of this Circular.
2. The Department of Traffic Police shall, within its delegated authority and functions, take responsibility for inspecting, imposing sanctions or relief against violations regarding installation of fire prevention and firefighting equipment into road vehicles in accordance with laws and regulations.
3. With reference to the practical requirements and conditions, the Police Department for Fire safety, Firefighting, Rescue and Emergency Service shall be responsible for taking charge of and collaborate with affiliations in studying any modification of instructions on installation of fire prevention and firefighting equipment into road vehicles as stipulated by this Circular for submission to the Minister of Public Security for review and grant of decision.
4. The Fire Department and Police Department of a centrally-affiliated city and province shall assume the following responsibilities:
a) Provide guidance on, check and report, on a periodic basis and in every December, to the Ministry of Public Security (via the Police Department for Fire safety, Firefighting, Rescue and Emergency Service) on provision of instructions on installation of fire prevention and firefighting equipment into road vehicles under its management.
b) Carry out synthesis of recommendations and proposals for modifications and amendments of the list and required amount of fire prevention and firefighting equipment items installed into road vehicles under its management for the purpose of reporting to the Ministry of Public Security (via the Police Department for Fire safety, Firefighting, Rescue and Emergency Service).
5. The Director of the General Department and Heads of affiliations of the Ministry of Public Security, Directors of the Police Departments and the Fire Departments of centrally-affiliated cities and provinces, and relevant organizations or individuals, shall be responsible for enforcing this Circular.
6. Heads of Ministries, ministerial-level agencies, Governmental bodies, and People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces, within their delegated authority and functions, shall be requested to cooperate with the Ministry of Public Security on management and checking of compliance with instructions on installation of fire prevention and firefighting equipment into road vehicles within their management.
In the course of implementation of this Circular, if there is any difficulty that may arise, Police authorities at all levels and localities, involved agencies, organizations and individuals must report on this to the Ministry of Public Security (via the Police Department for Fire safety, Firefighting, Rescue and Emergency Service) for further instructions provided in a timely manner.
|
THE MINISTER |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực