Chương I Thông tư 57/2015/TT-BCA trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy phương tiện giao thông cơ giới đường bộ: Quy định chung
Số hiệu: | 57/2015/TT-BCA | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công an | Người ký: | Trần Đại Quang |
Ngày ban hành: | 26/10/2015 | Ngày hiệu lực: | 06/01/2016 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 57/2015/TT-BCA hướng dẫn về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ với các nội dung về danh mục, định mức trang bị, kiểm định phương tiện PCCC phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được ban hành ngày 26/10/2015.
1. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thuộc đối tượng trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo Thông tư 57, gồm:
- Ô tô từ 04 chỗ ngồi trở lên, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc chở khách được kéo bởi xe ô tô, máy kéo quy định tại khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ và TCVN 6211:2003 Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa, TCVN 7271:2003 Phương tiện giao thông đường bộ - Ô tô - Phân loại theo mục đích sử dụng.
- Thông tư 57/2015/BCA quy định phương tiện giao thông đường bộ vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ thuộc các loại 1, 2, 3, 4 và 9 quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 104/2009/NĐ-CP phải trang bị phương tiện PCCC.
2. Danh mục, định mức trang bị phương tiện PCCC đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
- Danh mục, định mức trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với xe cơ giới đường bộ được hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo TT số 57/2015/TT-BCA.
- Danh mục, định mức trang bị phương tiện PCCC đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ được hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 57/2015.
- Tùy đặc điểm loại PTGT đường bộ và kinh phí, chủ sở hữu phương tiện giao thông hoặc cơ quan, tổ chức sử dụng NSNN có thể trang bị thêm các loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thuộc phạm vi quản lý.
- Phương tiện phòng cháy và chữa cháy trang bị đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được bố trí tại nơi dễ thấy, dễ lấy nhưng không ảnh hưởng tới thao tác, tầm nhìn của người lái, an toàn của người đi trên xe cơ giới đường bộ.
Thông tư 57 còn quy định kinh phí bảo đảm trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông đường bộ và việc kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy PTGT đường bộ. Thông tư 57/2015/BCA có hiệu lực từ ngày 06/01/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thông tư này hướng dẫn về danh mục, định mức trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm: Ô tô từ 04 chỗ ngồi trở lên, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc chở khách được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ; nguyên tắc, kiểm định, kinh phí bảo đảm trang bị và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Việc trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sau đây được thực hiện theo quy định của pháp luật khác có liên quan:
a) Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chuyên sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
b) Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, trừ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hoạt động phục vụ mục đích kinh tế - xã hội;
c) Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo quy định của pháp luật;
d) Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phục vụ chở lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam, khách quốc tế đến thăm và làm việc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về Cảnh vệ.
1. Chủ sở hữu phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
2. Cơ quan, tổ chức quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
3. Công an các đơn vị, địa phương.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
1. Tuân thủ quy định của Luật phòng cháy và chữa cháy, Luật Giao thông đường bộ, quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Phù hợp với yêu cầu, tính chất, đặc điểm hoạt động của phương tiện và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.
3. Bảo đảm tiết kiệm, hợp lý, đúng định mức, đúng mục đích.
1. Ô tô từ 04 chỗ ngồi trở lên, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc chở khách được kéo bởi xe ô tô, máy kéo theo quy định tại khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ và TCVN 6211:2003 Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa, TCVN 7271:2003 Phương tiện giao thông đường bộ - Ô tô - Phân loại theo mục đích sử dụng.
2. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ thuộc các loại 1, 2, 3, 4 và 9 quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP không phụ thuộc vào số chỗ ngồi.
1. Chủ sở hữu phương tiện giao thông cơ giới đường bộ tự bảo đảm kinh phí trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện thuộc phạm vi quản lý của mình.
2. Kinh phí bảo đảm trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước ở Trung ương và địa phương do ngân sách nhà nước bảo đảm và thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Article 1. Scope of application
1. This Circular shall provide guidance on the list and required amount of fire prevention and firefighting equipment items to be installed into road vehicles, including motor vehicles of more than 4 seats, passenger-carrying trailers or semi-trailers towed by transport vehicles or tractors; road vehicles used for carrying goods and substances posing the fire and explosion hazards; installation principles, inspections and adequate budget covering costs of this installation and responsibilities of relevant agencies, organizations and individuals.
2. Installation of fire prevention and firefighting equipment into the following road vehicles shall comply with other relevant laws and regulations:
a) Road vehicles used for national defence and security purposes;
b) Road vehicles that fall under the authority of the Ministry of National Defense, except those for socio-economic purposes;
c) Road vehicles of foreign agencies, organizations and individuals operating within the territory of Vietnam that are accorded diplomatic or consular immunities and privileges in accordance with laws and regulations;
d) Road vehicles used for carrying senior leaders of the Communist Party and Government of Vietnam, international delegates paying a business visit to Vietnam in accordance with laws and regulations on the Security Guard.
Article 2. Applicable entities
1. Owners of road vehicles.
2. Institutions, organizations responsible for the management of road vehicles.
3. Police authorities at all levels and administrative divisions.
4. Agencies, organizations or individuals relating to installation of fire prevention and firefighting equipment into road vehicles.
Article 3. Principles of installation of fire prevention and firefighting equipment into road vehicles
1. Comply with regulations set forth in the Law on Fire Prevention and Firefighting, the Law on Road Traffic and provisions enshrined in this Circular as well as other relevant laws and regulations.
2. Be consistent with operational requirements, specifications and characteristics of road vehicles, and technical standards and regulations on fire prevention and firefighting.
3. Ensure the cost efficiency, rationality and conformance to the required amount of equipment and stated purposes.
Article 4. Road vehicles subject to requirements for installation of fire prevention and firefighting equipment
1. Transport vehicles of more than 4 seats, passenger-carrying trailers or semi-trailers towed by transport vehicles or tractors in accordance with paragraph 18 Article 3 of the Law on Road Traffic and TCVN 6211:2003 on Road Vehicles – Types – Terms and definitions, TCVN 7271:2003 on Road Vehicles – Motor vehicles – Classification by usage purposes.
2. Road vehicles that carry goods or substances posing fire and explosion hazards under category 1, 2, 3, 4 and 9 as referred to in paragraph 1 Article 4 of the Decree No. 104/2009/ND-CP without reliance on the number of seats.
Article 5. Adequate budget covering costs of installation of fire prevention and firefighting equipment into road vehicles
1. Owners of road vehicles shall autonomously maintain an adequate budget covering costs of installation of fire prevention and firefighting equipment into road vehicles under their management.
2. An adequate budget covering costs of installation of fire prevention and firefighting equipment into road vehicles under their management of agencies, organizations or affiliations covered by central and local government budget shall be provided by the state budget and is consistent with regulations laid down in the Law on State Budget and other instructional documents.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực