Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi
Số hiệu: | 79/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 31/07/2014 | Ngày hiệu lực: | 15/09/2014 |
Ngày công báo: | 15/08/2014 | Số công báo: | Từ số 767 đến số 768 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/01/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn mới về Luật PCCC 2013
Vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi.
Theo đó có một số nội dung mới nổi bật:
- Quy định cụ thể điều kiện hoạt động kinh doanh các loại dịch vụ PCCC.
- Bổ sung quy định riêng về điều kiện an toàn PCCC đối với công trình cao tầng và nhà khung thép mái tôn.
- Tăng mức hệ số hỗ trợ cho người trực tiếp tham gia chữa cháy và phục vụ chữa cháy trong 1 số trường hợp; thay đổi đơn vị tính từ ngày công lao động trung bình ở địa phương sang ngày lương cơ sở.
Đặc biệt Nghị định này còn ban hành mới phụ lục danh mục các cơ sở thuộc diện quản lý PCCC, cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ, cơ sở thuộc diện phải thông báo về đảm bảo điều kiện an toàn PCCC.
Nghị định sẽ có hiệu lực từ 15/9/2014, thay thế Nghị định 35/2003/NĐ-CP và Điều 1 Nghị định 46/2012/NĐ-CP .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 79/2014/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 31 tháng 07 năm 2014 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
Nghị định này quy định về hoạt động phòng cháy và chữa cháy, tổ chức lực lượng, phương tiện phòng cháy và chữa cháy, đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy, trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động phòng cháy và chữa cháy tại Việt Nam.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Công an xây dựng nội dung, thời lượng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng cháy và chữa cháy để lồng ghép vào chương trình giảng dạy, hoạt động ngoại khóa trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác phù hợp với từng cấp học, ngành học.
Ban hành kèm theo Nghị định này các phụ lục về danh mục cơ sở, dự án, công trình thuộc diện quản lý về phòng cháy, chữa cháy, phương tiện phòng cháy, chữa cháy và quy cách cờ hiệu, biển hiệu, băng sử dụng trong chữa cháy:
1. Phụ lục I: Danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy.
2. Phụ lục II: Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ.
3. Phụ lục III: Danh mục cơ sở thuộc diện phải thông báo với cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy về việc bảo đảm các điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy trước khi đưa vào sử dụng.
4. Phụ lục IV: Danh mục dự án, công trình do cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
5. Phụ lục V: Danh mục phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
6. Phụ lục VI: Quy cách các tín hiệu ưu tiên và tín hiệu sử dụng trong chữa cháy.
Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy là nơi sản xuất, kinh doanh, công trình công cộng, trụ sở làm việc, khu chung cư và các công trình độc lập theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Cơ quan, tổ chức có thể có một hoặc nhiều cơ sở.
Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật Phòng cháy và chữa cháy là cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 5 Nghị định này nhưng có yêu cầu cao về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
a) Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.
b) Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở.
c) Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
d) Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
đ) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
e) Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.
g) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
h) Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
i) Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.
2. Các cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này nhưng không phải là cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Khoản 1 Điều này phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở đó và phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.
3. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Khoản 1 Điều này phải được tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.
1. Có quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ; có biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm của khu dân cư.
2. Có thiết kế và phải được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư xây dựng mới.
3. Hệ thống điện bảo đảm tiêu chuẩn an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
4. Có hệ thống giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, giải pháp chống cháy lan, phương tiện phòng cháy và chữa cháy bảo đảm số lượng và chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
5. Có phương án chữa cháy và thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.
6. Có lực lượng dân phòng được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
7. Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.
1. Nơi đun nấu, nơi thờ cúng, nơi có sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt, hệ thống điện, thiết bị sử dụng điện phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
2. Tài sản, vật tư, chất cháy phải được bố trí, sắp xếp, bảo quản và sử dụng đúng quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
3. Có phương tiện chữa cháy phù hợp với đặc điểm hoạt động và điều kiện của từng hộ gia đình.
1. Phương tiện giao thông cơ giới từ 04 chỗ ngồi trở lên, phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm và duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
a) Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động của phương tiện.
b) Quy trình vận hành phương tiện; hệ thống điện, nhiên liệu; việc bố trí, sắp xếp người, vật tư, hàng hóa trên phương tiện phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
c) Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới phải được học tập kiến thức về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình đào tạo cấp giấy phép điều khiển phương tiện theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
d) Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới có phụ cấp trách nhiệm theo quy định của pháp luật về chế độ tiền lương và phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và người điều khiển, người làm việc, người phục vụ trên phương tiện giao thông cơ giới có từ 30 chỗ ngồi trở lên và trên phương tiện giao thông cơ giới chuyên dùng để vận chuyển các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ phải có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy do cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền cấp.
đ) Có phương tiện chữa cháy phù hợp với yêu cầu, tính chất, đặc điểm của phương tiện, bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
2. Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy gồm tàu thủy, tàu hỏa chuyên dùng để vận chuyển hành khách, vận chuyển xăng, dầu, chất lỏng dễ cháy, khí cháy, vật liệu nổ, hóa chất có nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm và duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
a) Các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động của phương tiện.
b) Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
3. Phương tiện giao thông cơ giới khi vận chuyển các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ trên đường thủy nội địa, đường sắt, đường bộ phải có giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ do cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp theo quy định của pháp luật về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, trên đường thủy nội địa, đường sắt, đường bộ (trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc phòng).
Bộ Công an quy định cụ thể mẫu, thủ tục và phân cấp thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.
Công trình cao tầng, nhà khung thép mái tôn là cơ sở quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, ngoài việc đáp ứng các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này còn phải bảo đảm các điều kiện sau:
1. Đối với công trình cao tầng có chiều cao trên 09 tầng hoặc từ 25 m trở lên:
a) Kết cấu xây dựng của nhà phải có giới hạn chịu lửa phù hợp với tính chất sử dụng và chiều cao của nhà theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.
b) Tường, vách ngăn và trần treo của đường thoát nạn, lối thoát nạn, buồng thang thoát nạn, các gian phòng công cộng tập trung đông người không được sử dụng vật liệu trang trí nội thất, vật liệu cách âm, cách nhiệt là vật liệu dễ cháy.
2. Đối với nhà khung thép mái tôn có diện tích vượt quá diện tích khoang ngăn cháy theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Có giải pháp chống cháy lan bằng kết cấu xây dựng hoặc hệ thống phòng cháy và chữa cháy.
b) Có giải pháp tăng giới hạn chịu lửa của cấu kiện xây dựng chủ yếu theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy nhằm hạn chế nguy cơ sụp đổ khi xảy ra cháy.
Khi lập quy hoạch dự án xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải bảo đảm các nội dung sau:
1. Địa điểm xây dựng công trình, cụm công trình, bố trí các khu đất, các lô nhà phải bảo đảm chống cháy lan, giảm tối thiểu tác hại của nhiệt, khói bụi, khí độc do đám cháy sinh ra đối với các khu vực dân cư và công trình xung quanh.
2. Hệ thống giao thông, khoảng trống phải đủ kích thước và tải trọng bảo đảm cho phương tiện chữa cháy cơ giới triển khai các hoạt động chữa cháy.
3. Phải có hệ thống cấp nước chữa cháy; hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp điện phải bảo đảm phục vụ các hoạt động chữa cháy, thông tin báo cháy.
4. Bố trí địa điểm xây dựng đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ở những nơi cần thiết và phù hợp với quy hoạch để bảo đảm cho các hoạt động thường trực sẵn sàng chiến đấu, tập luyện, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.
5. Trong dự án phải có dự toán kinh phí cho các hạng mục phòng cháy và chữa cháy.
Khi lập dự án và thiết kế xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng của công trình thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy phải bảo đảm các nội dung sau:
1. Địa điểm xây dựng công trình phải bảo đảm khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình xung quanh.
2. Bậc chịu lửa của công trình phải phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của công trình; có giải pháp bảo đảm ngăn cháy và chống cháy lan giữa các hạng mục của công trình và giữa công trình này với công trình khác.
3. Công nghệ sản xuất, hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, chống nổ của công trình và việc bố trí hệ thống kỹ thuật, thiết bị, vật tư phải bảo đảm các yêu cầu an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
4. Lối thoát nạn (cửa, lối đi, hành lang, cầu thang thoát nạn), thiết bị chiếu sáng, thông gió hút khói, chỉ dẫn lối thoát nạn, báo tín hiệu; phương tiện cứu người phải bảo đảm cho việc thoát nạn nhanh chóng, an toàn.
5. Hệ thống giao thông, bãi đỗ phục vụ cho phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt động phải bảo đảm kích thước và tải trọng; hệ thống cấp nước chữa cháy phải bảo đảm yêu cầu phục vụ chữa cháy.
6. Hệ thống báo cháy, chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác phải bảo đảm số lượng; vị trí lắp đặt và các thông số kỹ thuật phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của công trình theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.
7. Trong dự án và thiết kế phải có dự toán kinh phí cho các hạng mục phòng cháy và chữa cháy.
1. Kinh phí phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng gồm các khoản kinh phí cho hạng mục phòng cháy và chữa cháy tại Điều 12 và Điều 13 Nghị định này và các khoản kinh phí khác phục vụ cho việc lập dự án thiết kế, thẩm duyệt, thử nghiệm, kiểm định, thi công, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
2. Kinh phí phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng và kinh phí để duy trì hoạt động của lực lượng, phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải được bố trí ngay trong giai đoạn lập dự án quy hoạch, dự án đầu tư và thiết kế công trình.
1. Thiết kế quy hoạch xây dựng, dự án đầu tư và thiết kế xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng công trình, hạng mục công trình, (sau đây gọi chung là dự án, công trình), phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy khi chế tạo mới hoặc hoán cải thuộc mọi nguồn vốn đầu tư phải tuân theo các quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy. Việc lập dự án, thiết kế công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy phải do đơn vị tư vấn thiết kế có đủ năng lực và tư cách pháp nhân thực hiện.
2. Đối tượng thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy:
a) Các dự án, công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng.
b) Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định này khi chế tạo mới hoặc hoán cải.
3. Hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
Hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy gồm 02 bộ, có xác nhận của chủ đầu tư, chủ phương tiện, nếu hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch phần thuyết minh ra tiếng Việt kèm theo, cụ thể như sau:
a) Đối với dự án thiết kế quy hoạch, hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của cơ quan phê duyệt dự án hoặc của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo);
- Dự toán tổng mức đầu tư của dự án thiết kế quy hoạch;
- Các tài liệu và bản vẽ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1:500 thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 12 Nghị định này.
b) Đối với thiết kế cơ sở, hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo);
- Bản sao văn bản cho phép đầu tư của cấp có thẩm quyền;
- Dự toán tổng mức đầu tư dự án, công trình;
- Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế cơ sở thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 13 Nghị định này.
c) Đối với thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo);
- Bản sao văn bản chấp thuận quy hoạch của cấp có thẩm quyền;
- Dự toán tổng mức đầu tư dự án, công trình;
- Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 13 Nghị định này.
d) Đối với chấp thuận địa điểm xây dựng công trình, hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị chấp thuận địa điểm xây dựng về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền, kèm theo);
- Bản sao văn bản nêu rõ tính hợp pháp của khu đất dự kiến xây dựng công trình;
- Bản vẽ, tài liệu thể hiện rõ hiện trạng địa hình của khu đất có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy như bậc chịu lửa của công trình, khoảng cách từ công trình dự kiến xây dựng đến các công trình xung quanh, hướng gió, cao độ công trình.
đ) Đối với thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư, chủ phương tiện (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo);
- Bản sao văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư, chế tạo mới hoặc hoán cải phương tiện;
- Dự toán tổng mức đầu tư phương tiện;
- Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật thể hiện giải pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với tính chất hoạt động và đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của phương tiện; điều kiện ngăn cháy, chống cháy lan, thoát nạn, cứu người khi có cháy xảy ra; giải pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hệ thống điện, hệ thống nhiên liệu và động cơ; hệ thống báo cháy, chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác; hệ thống, thiết bị phát hiện và xử lý sự cố rò rỉ các chất khí, chất lỏng nguy hiểm về cháy, nổ.
4. Trình tự thẩm duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy
a) Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công của dự án, công trình.
Đối với hồ sơ thiết kế quy hoạch tỷ lệ 1: 500 của dự án thiết kế quy hoạch và hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án, công trình, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về giải pháp phòng cháy và chữa cháy.
b) Công trình có nguy hiểm về cháy, nổ nêu tại các Mục 14, 16 và 20 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này phải có văn bản chấp thuận về địa điểm xây dựng của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trước khi tiến hành thiết kế công trình.
c) Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật.
5. Thời hạn thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
Thời hạn thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy được tính kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể như sau:
a) Dự án thiết kế quy hoạch: Không quá 10 ngày làm việc.
b) Chấp thuận địa điểm xây dựng công trình: Không quá 05 ngày làm việc.
c) Thiết kế cơ sở: Không quá 10 ngày làm việc đối với dự án nhóm A; không quá 05 ngày làm việc đối với dự án nhóm B và C.
d) Thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công: Không quá 15 ngày làm việc đối với dự án, công trình nhóm A; không quá 10 ngày làm việc đối với dự án, công trình nhóm B và C.
Phân nhóm dự án, công trình các nhóm A, B, C nêu trên được thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
đ) Thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy: Không quá 10 ngày làm việc.
6. Dự án, công trình không thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng vẫn phải thiết kế bảo đảm yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy nhưng không bắt buộc phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
7. Nội dung thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với dự án thiết kế quy hoạch phải theo đúng quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 12 Nghị định này; đối với thiết kế công trình phải theo đúng quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 13 Nghị định này.
Kết quả thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy là một trong những căn cứ để xem xét, phê duyệt dự án và cấp giấy phép xây dựng.
8. Bộ Công an quy định về phân cấp thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy; hướng dẫn nội dung và trình tự thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
9. Bộ Tài chính chủ trì, thống nhất với Bộ Công an quy định việc thu và sử dụng phí thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy. Phí thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, được xác định trong tổng mức đầu tư của dự án, công trình và phương tiện giao thông cơ giới.
1. Trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ phương tiện giao thông cơ giới:
a) Lập dự án thiết kế theo đúng quy định, tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định này. Trình hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, dự án, công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Tổ chức thi công, kiểm tra, giám sát thi công theo đúng thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt. Trường hợp trong quá trình thi công nếu có sự thay đổi về thiết kế và thiết bị phòng cháy và chữa cháy thì phải giải trình hoặc thiết kế bổ sung và phải được thẩm duyệt lại.
c) Tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, dự án, công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
d) Đối với các cơ sở quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy trước khi đưa vào hoạt động, người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện phải thông báo với cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
đ) Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình trong suốt quá trình xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng.
2. Trách nhiệm của đơn vị tư vấn dự án và giám sát thi công:
Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư trong việc thực hiện các nội dung về phòng cháy và chữa cháy theo cam kết trong hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và đơn vị tư vấn.
3. Trách nhiệm của đơn vị tư vấn thiết kế:
a) Thiết kế bảo đảm các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy; chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm thiết kế trong thời gian xây dựng và sử dụng công trình.
b) Thực hiện giám sát tác giả trong quá trình thi công xây lắp công trình.
c) Tham gia nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
4. Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng:
a) Thi công theo đúng thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt.
b) Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy thuộc phạm vi quản lý của mình trong suốt quá trình thi công đến khi bàn giao công trình.
c) Lập hồ sơ hoàn công; chuẩn bị các tài liệu và điều kiện để phục vụ công tác nghiệm thu và tham gia nghiệm thu công trình.
5. Trách nhiệm của cơ quan phê duyệt dự án và cơ quan cấp giấy phép xây dựng:
a) Cơ quan phê duyệt dự án, công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này, trước khi phê duyệt thì tùy từng dự án, công trình phải có giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, văn bản chấp thuận địa điểm xây dựng, văn bản về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
b) Cơ quan cấp giấy phép xây dựng, trước khi cấp giấy phép có trách nhiệm yêu cầu chủ đầu tư xuất trình giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
6. Trách nhiệm của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy:
a) Xem xét, trả lời về giải pháp phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế quy hoạch, hồ sơ thiết kế cơ sở; chấp thuận địa điểm xây dựng công trình; thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công dự án, công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy.
b) Kiểm định thiết bị, phương tiện phòng cháy và chữa cháy; kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình thi công xây dựng.
c) Kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền.
1. Dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đã, được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy, trước khi đưa vào sử dụng phải được chủ đầu tư, chủ phương tiện tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy bao gồm nghiệm thu từng phần, từng giai đoạn, từng hạng mục và nghiệm thu bàn giao; riêng đối với các bộ phận, của công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy khi thi công bị che khuất thì phải được nghiệm thu trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.
2. Thủ tục nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy:
a) Các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định này phải được chủ đầu tư, chủ phương tiện tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy và trước khi đưa vào sử dụng chủ đầu tư, chủ phương tiện phải thông báo cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã thẩm duyệt trước đó đến kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
b) Hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy gồm:
- Bản sao giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;
- Bản sao giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy đã lắp đặt trong công trình, phương tiện giao thông cơ giới;
- Các biên bản thử nghiệm, nghiệm thu từng phần và nghiệm thu tổng thể các hạng mục, hệ thống phòng cháy và chữa cháy;
- Các bản vẽ hoàn công hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hạng mục liên quan đến phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt;
- Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới;
- Văn bản nghiệm thu hoàn thành hệ thống, thiết bị có liên quan về phòng cháy và chữa cháy.
Các văn bản, tài liệu nêu trên phải có xác nhận của chủ đầu tư, chủ phương tiện, nhà thầu, đơn vị tư vấn thiết kế. Nếu hồ sơ thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt.
c) Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo các nội dung sau:
- Kiểm tra nội dung và tính pháp lý của hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy do chủ đầu tư, chủ phương tiện giao thông cơ giới chuẩn bị;
- Kiểm tra việc thi công, lắp đặt phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới theo thiết kế đã thẩm duyệt;
- Tổ chức kiểm tra thử nghiệm hoạt động thực tế của các phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới khi xét thấy cần thiết.
d) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thông qua biên bản kiểm tra nghiệm thu, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xem xét, nếu đạt các yêu cầu thì ra văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
đ) Văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy là một trong những căn cứ để chủ đầu tư nghiệm thu, quyết toán và đưa công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy vào sử dụng.
1. Nội dung kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy gồm:
a) Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ sở, khu dân cư, hộ gia đình, rừng, phương tiện giao thông cơ giới theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy, Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.
b) Việc thực hiện trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của từng đối tượng quy định tại Luật Phòng cháy và chữa cháy, Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.
c) Việc chấp hành các quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy, Nghị định này, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các quy định của pháp luật có liên quan và các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
2. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy được tiến hành thường xuyên, định kỳ, đột xuất theo quy định sau đây:
a) Người đứng đầu cơ sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ rừng, chủ hộ gia đình có trách nhiệm tổ chức kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình.
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên có trách nhiệm tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình.
c) Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ hàng quý đối với các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy; 6 tháng hoặc một năm đối với các đối tượng còn lại và kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu nguy hiểm, mất an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy và khi có yêu cầu bảo vệ đặc biệt.
3. Bộ Công an quy định cụ thể về thủ tục kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
1. Các trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động:
a) Trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ xuất hiện nguồn lửa, nguồn nhiệt hoặc khi đang có nguồn lửa, nguồn nhiệt mà xuất hiện môi trường nguy hiểm cháy, nổ (sau đây gọi là nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ).
b) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy nếu không được ngăn chặn kịp thời thì có thể dẫn đến nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ và có thể gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
c) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy yêu cầu khắc phục mà không khắc phục hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy mà tiếp tục vi phạm.
2. Việc tạm đình chỉ hoạt động chỉ giới hạn trong phạm vi nhỏ nhất và theo nguyên tắc nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ xuất hiện ở phạm vi nào hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy ở phạm vi nào thì tạm đình chỉ hoạt động trong phạm vi đó.
3. Thời hạn tạm đình chỉ hoạt động được xác định căn cứ vào điều kiện, khả năng loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ, khả năng khắc phục vi phạm về phòng cháy và chữa cháy nhưng không vượt quá 30 ngày.
4. Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và hoạt động của cá nhân bị tạm đình chỉ theo quy định tại Khoản 1 Điều này đã hết thời hạn tạm đình chỉ mà không khắc phục hoặc không thể khắc phục được và có nguy cơ cháy, nổ gây hậu quả nghiêm trọng thì bị đình chỉ hoạt động. Việc đình chỉ hoạt động có thể thực hiện đối với từng bộ phận hoặc toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và hoạt động của cá nhân.
5. Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động được thể hiện bằng văn bản; trường hợp cấp thiết có thể ra quyết định tạm đình chỉ bằng lời nói và ngay sau đó phải thể hiện quyết định bằng văn bản.
Người đứng đầu cơ sở, cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình, người điều khiển hoặc chủ phương tiện giao thông cơ giới và cá nhân khi nhận được quyết định tạm đình chỉ phải chấp hành ngay và có trách nhiệm loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc khắc phục vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong thời gian ngắn nhất.
6. Thẩm quyền tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động được quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Công an hoặc người được ủy quyền được quyền quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân trong phạm vi cả nước.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được quyền quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình.
c) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ở địa phương trong phạm vi thẩm quyền của mình được quyền quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động đối với từng bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân.
d) Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được tạm đình chỉ hoạt động đối với trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này và trong thời gian ngắn nhất sau khi tạm đình chỉ phải báo cáo người trực tiếp quản lý có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ.
7. Bộ Công an quy định cụ thể mẫu quyết định và thủ tục tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động.
1. Trong thời hạn tạm đình chỉ hoạt động, nếu nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ được loại trừ hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được khắc phục thì phải làm đơn gửi người có thẩm quyền đã ra quyết định tạm đình chỉ trước đó xem xét, quyết định cho phục hồi hoạt động.
2. Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân đã bị đình chỉ hoạt động, nếu sau đó đáp ứng đủ các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy và muốn hoạt động trở lại thì phải làm đơn gửi người có thẩm quyền đã ra quyết định đình chỉ hoạt động trước đó xem xét, quyết định cho phục hồi hoạt động.
3. Quyết định phục hồi hoạt động được thể hiện bằng văn bản; trường hợp người có thẩm quyền sau khi quyết định tạm đình chỉ bằng lời nói mà nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được loại trừ hoặc khắc phục xong thì có thể quyết định phục hồi hoạt động bằng lời nói.
4. Người có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động có quyền quyết định phục hồi hoạt động.
5. Bộ Công an quy định cụ thể mẫu quyết định và thủ tục phục hồi hoạt động.
1. Phương án chữa cháy phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản sau đây:
a) Nêu được tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy.
b) Đề ra tình huống cháy phức tạp nhất và một số tình huống cháy đặc trưng khác có thể xảy ra, khả năng phát triển của đám cháy theo các mức độ khác nhau.
c) Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và các công việc phục vụ chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của từng tình huống cháy.
2. Trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở, trưởng thôn, chủ rừng, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ trong phạm vi quản Iý của mình (sau đây gọi là phương án chữa cháy của cơ sở). Người đứng đầu cơ sở hạt nhân có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với các tình huống cháy, nổ gây ra sự cố hạt nhân quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 2 Điều 82 Luật Năng lượng nguyên tử.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở, khu dân cư thuộc danh mục do Bộ Công an quy định tại Điểm b Khoản này có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy xây dựng phương án chữa cháy cho khu dân cư, cơ sở do mình quản lý theo hướng dẫn của Bộ Công an.
b) Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy đối với cơ sở, khu dân cư cần huy động lực lượng, phương tiện của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, của nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương (sau đây gọi là phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy).
Bộ Công an quy định danh mục cơ sở, khu dân cư do cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy.
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có địa bàn giáp ranh giữa hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp, chỉ đạo xây dựng và phê duyệt phương án chữa cháy để huy động, tổ chức lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy khi có cháy lớn, cháy có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản xảy ra trên địa bàn giáp ranh giữa hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ sở hạt nhân chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với tình huống cháy, nổ gây ra sự cố hạt nhân quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 82 Luật Năng lượng nguyên tử; có trách nhiệm xây dựng phương án phối hợp và tổ chức lực lượng tham gia chữa cháy đối với cơ sở, rừng trên địa bàn cấp xã giáp ranh của hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
đ) Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ sở hạt nhân và cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với tình huống cháy, nổ gây ra sự cố hạt nhân quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 82 Luật Năng lượng nguyên tử.
e) Phương án chữa cháy phải được bổ sung, chỉnh lý kịp thời khi có những thay đổi về tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy.
3. Phương án chữa cháy được xây dựng theo quy định tại các Điểm a và c Khoản 2 Điều này được quản lý tại cơ sở và sao gửi cho đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quản lý địa bàn; phương án chữa cháy được xây dựng theo quy định tại các Điểm b và d Khoản 2 Điều này được quản lý tại đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và sao gửi cho cơ sở, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng phương án chữa cháy. Cơ quan, tổ chức có lực lượng, phương tiện tham gia trong phương án được phổ biến những nội dung liên quan đến nhiệm vụ của mình.
4. Chế độ và trách nhiệm tổ chức thực tập phương án chữa cháy:
a) Phương án chữa cháy được xây dựng theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này được tổ chức thực tập ít nhất mỗi năm một lần và thực tập đột xuất khi có yêu cầu.
b) Phương án chữa cháy được xây dựng theo quy định tại các Điểm b, c và d Khoản 2 Điều này được tổ chức thực tập khi có yêu cầu.
c) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức thực tập phương án chữa cháy. Đối với phương án quy định tại các Điểm b, c và d Khoản 2 Điều này trước khi tổ chức thực tập phải có sự trao đổi thống nhất với cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy để huy động lực lượng, phương tiện tham gia.
d) Lực lượng, phương tiện có trong phương án chữa cháy khi được huy động thực tập phải tham gia đầy đủ.
5. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, thực tập, quản lý và sử dụng phương án chữa cháy.
6. Bộ Công an quy định mẫu phương án chữa cháy của cơ sở và mẫu phương án của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; quy định thẩm quyền phê duyệt, thời hạn thực tập phương án chữa cháy; quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có liên quan khi cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tổ chức xây dựng phương án chữa cháy; quy định chế độ thực tập phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
1. Người phát hiện thấy cháy phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho người xung quanh biết, cho một hoặc tất cả các đơn vị sau đây:
a) Đội dân phòng hoặc đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tại nơi xảy ra cháy.
b) Đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy nơi gần nhất.
c) Chính quyền địa phương sở tại hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất.
2. Cơ quan, đơn vị quy định tại Khoản 1 Điều này khi nhận được tin báo về vụ cháy xảy ra trong địa bàn được phân công quản lý thì phải nhanh chóng đến tổ chức chữa cháy, đồng thời báo cho các cơ quan, đơn vị cần thiết khác để chi viện chữa cháy; trường hợp cháy xảy ra ngoài địa bàn được phân công quản lý thì sau khi nhận được tin báo cháy phải bằng mọi cách nhanh chóng báo cho các cơ quan, đơn vị quản lý địa bàn nơi xảy cháy biết để xử lý, đồng thời báo cáo cấp trên của mình.
3. Người có mặt tại nơi xảy ra cháy và có sức khỏe phải tìm mọi biện pháp để cứu người, ngăn chặn cháy lan và dập cháy; người tham gia chữa cháy phải chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy.
4. Lực lượng Công an, Quân đội, Dân quân tự vệ, cơ quan y tế, điện lực, cấp nước, môi trường đô thị, giao thông và các cơ quan khác có liên quan có nhiệm vụ chữa cháy và tham gia chữa cháy theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 33 Luật Phòng cháy và chữa cháy.
1. Người và phương tiện của quân đội khi không làm nhiệm vụ khẩn cấp đều có thể được huy động để chữa cháy và phục vụ chữa cháy. Người chỉ huy đơn vị quân đội khi nhận được lệnh huy động lực lượng và phương tiện để chữa cháy và phục vụ chữa cháy phải chấp hành ngay hoặc báo cáo ngay lên cấp có thẩm quyền để tổ chức thực hiện.
Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng hướng dẫn chi tiết việc huy động người và phương tiện của quân đội để chữa cháy và phục vụ chữa cháy.
2. Không huy động các loại xe sau đây để chữa cháy và phục vụ chữa cháy:
a) Xe quân sự, xe Công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp.
b) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu.
c) Xe hộ đê, xe đang làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.
d) Đoàn xe có Cảnh sát dẫn đường.
đ) Đoàn xe tang.
e) Các xe ưu tiên khác theo quy định của pháp luật.
3. Người và phương tiện của tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam đều có thể được huy động để chữa cháy và phục vụ chữa cháy trừ những tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ theo quy định của pháp luật.
Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thông báo cho Bộ Công an về những tổ chức quốc tế; tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ.
1. Thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy được quy định như sau:
a) Người chỉ huy chữa cháy là Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, người đứng đầu cơ quan, tổ chức và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi quản lý của mình; trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện và tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình thì phải báo cho người có thẩm quyền huy động để quyết định.
b) Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ở địa phương được quyền huy động lực lượng, phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi địa bàn quản lý. Sau khi huy động thì thông báo cho người có thẩm quyền quản lý lực lượng, phương tiện và tài sản đó biết.
c) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được quyền huy động lực lượng, phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi cả nước. Sau khi huy động thì thông báo cho người có thẩm quyền quản lý lực lượng, phương tiện, tài sản đó biết.
2. Bộ Công an quy định mẫu, chế độ quản lý, sử dụng lệnh huy động lực lượng, phương tiện, tài sản để chữa cháy và thủ tục huy động.
Phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được huy động để chữa cháy và phục vụ chữa cháy phải được hoàn trả ngay sau khi kết thúc chữa cháy. Trường hợp phương tiện, tài sản được huy động mà bị mất, bị hư hỏng; nhà, công trình bị phá dỡ theo quy định tại các Điểm c, d Khoản 1 Điều 38 Luật Phòng cháy và chữa cháy thì được bồi thường theo quy định của pháp luật.
Kinh phí bồi thường được cấp từ ngân sách nhà nước.
1. Các xe, tàu, máy bay và các phương tiện giao thông khác của lực lượng Cảnh, sát phòng cháy và chữa cháy khi đi chữa cháy và phục vụ chữa cháy được sử dụng tín hiệu ưu tiên, quyền ưu tiên lưu thông và các quyền ưu tiên khác theo quy định của pháp luật.
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của cơ quan, tổ chức và cá nhân được huy động làm nhiệm vụ chữa cháy được hưởng quyền ưu tiên quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 36 Luật Phòng cháy và chữa cháy và được ưu tiên qua cầu, phà và được miễn phí lưu thông trên đường.
2. Người được huy động làm nhiệm vụ chữa cháy khi xuất trình lệnh huy động thì chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện giao thông hoặc những người có trách nhiệm liên quan giải quyết đi ngay trong thời gian sớm nhất.
Cờ hiệu, biển hiệu và băng sử dụng trong chữa cháy, gồm có:
1. Cờ hiệu chữa cháy, cờ hiệu ban chỉ huy chữa cháy.
2. Băng chỉ huy chữa cháy.
3. Biển báo, dải băng phân ranh giới khu vực chữa cháy.
4. Biển cấm qua lại khu vực chữa cháy.
Quy cách cờ hiệu, biển hiệu và băng sử dụng trong chữa cháy quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Đối với lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, người chỉ huy chữa cháy phải là người có chức vụ cao nhất của đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có mặt tại nơi xảy ra cháy.
2. Trong trường hợp tại nơi xảy ra cháy, lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chưa đến mà đám cháy lan từ cơ sở này sang cơ sở khác hoặc cháy lan từ cơ sở sang khu dân cư và ngược lại thì người chỉ huy chữa cháy của cơ sở và khu dân cư bị cháy phải có trách nhiệm phối hợp trong chỉ huy chữa cháy.
3. Trường hợp phương tiện giao thông cơ giới bị cháy trong địa phận của cơ sở, thôn, khu rừng mà lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chưa đến thì người chỉ huy chữa cháy phương tiện giao thông cơ giới phải phối hợp với người có trách nhiệm chỉ huy chữa cháy sở tại để chỉ huy chữa cháy.
4. Khi người có chức vụ cao nhất của đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đến nơi xảy ra cháy thì người chỉ huy chữa cháy quy định tại Khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm tham gia ban chỉ huy chữa cháy và chịu sự phân công của người chỉ huy chữa cháy thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
1. Nhiệm vụ chỉ huy chữa cháy:
a) Huy động lực lượng, phương tiện, tài sản, nguồn nước và vật liệu chữa cháy để chữa cháy.
b) Xác định khu vực chữa cháy, đề ra và tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy.
c) Đề ra các yêu cầu về bảo đảm giao thông, trật tự.
d) Tổ chức hậu cần chữa cháy, phục vụ chữa cháy và y tế.
đ) Tổ chức thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy.
e) Tổ chức công tác chính trị tư tưởng trong chữa cháy.
g) Tổ chức thông tin về vụ cháy.
h) Đề xuất các yêu cầu khác phục vụ cho chữa cháy.
2. Nhiệm vụ chỉ đạo chữa cháy là tổ chức thực hiện việc huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị, dụng cụ, vật tư, nguồn nước và vật liệu chữa cháy để chữa cháy; bảo đảm các điều kiện phục vụ chữa cháy như giao thông, trật tự, thông tin liên lạc, hậu cần chữa cháy, y tế và công tác chính trị tư tưởng trong chữa cháy.
3. Khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chưa đến đám cháy, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này. Khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đến đám cháy thì người chỉ huy đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Khoản 1 Điều này; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên có trách nhiệm tham gia chỉ huy chữa cháy và thực hiện các nhiệm vụ chỉ đạo chữa cháy quy định tại Khoản 2 Điều này.
Người chỉ huy chữa cháy thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được thực hiện quyền quyết định phá, dỡ nhà, công trình, vật chướng ngại và di chuyển tài sản quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 38 Luật Phòng cháy và chữa cháy trong những tình thế cấp thiết sau đây:
1. Có người đang bị mắc kẹt trong đám cháy hoặc đám cháy đang trực tiếp đe dọa tính mạng của nhiều người.
2. Đám cháy có nguy cơ trực tiếp dẫn đến nổ, độc; nguy cơ tác động xấu đến môi trường; nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản; khả năng gây tác động ảnh hưởng xấu về chính trị nếu không có các biện pháp ngăn, chặn kịp thời.
3. Nhà, công trình, vật chướng ngại cản trở việc triển khai chữa cháy mà không có cách nào khác để chữa cháy đạt hiệu quả cao hơn.
1. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được phép vào trụ sở của các cơ quan sau đây để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của các cơ quan đó:
a) Trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao.
b) Trụ sở của cơ quan lãnh sự của những nước ký kết với Việt Nam hiệp định lãnh sự trong đó có quy định lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được phép vào để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của các cơ quan đó.
c) Trụ sở cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc.
d) Trụ sở cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế liên Chính phủ ngoài hệ thống Liên hợp quốc, các đoàn thể của tổ chức quốc tế, nếu trong điều ước ký kết giữa Việt Nam và các tổ chức này có quy định lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được phép vào để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của các cơ quan đó.
2. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được vào trụ sở cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế không quy định tại Khoản 1 Điều này để chữa cháy mà không cần có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của cơ quan.
3. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được phép vào nhà ở của những người sau đây để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của những người đó:
a) Nhà ở của viên chức ngoại giao, thành viên gia đình của viên chức ngoại giao không phải là công dân Việt Nam; nhân viên hành chính, kỹ thuật và thành viên gia đình họ không phải là công dân Việt Nam hoặc không phải là người thường trú tại Việt Nam.
b) Nhà ở của viên chức lãnh sự không phải là công dân Việt Nam hoặc không phải là người thường trú tại Việt Nam; nếu trong hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và nước cử lãnh sự có quy định lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được phép vào để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của những người đó.
4. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được vào nhà ở của các thành viên các cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế không thuộc đối tượng được quy định tại Khoản 3 Điều này để chữa cháy mà không cần có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của các thành viên đó.
5. Bộ Ngoại giao thông báo cho Bộ Công an về các đối tượng được quy định tại các Điểm b, c và d Khoản 1 và Điểm b Khoản 3 Điều này.
1. Trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố (sau đây viết gọn là thôn) có trách nhiệm đề xuất việc thành lập và trực tiếp duy trì hoạt động của đội dân phòng tại thôn. Đối với thôn có địa bàn rộng thì đội dân phòng có thể gồm nhiều tổ dân phòng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện và bảo đảm các điều kiện để duy trì hoạt động của đội dân phòng.
2. Người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm thành lập hoặc đề xuất thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và trực tiếp duy trì hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách. Người đứng đầu cơ sở quy định tại Khoản 3 Điều 44 Luật Phòng cháy và chữa cháy, có trách nhiệm thành lập hoặc đề xuất thành lập và duy trì đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành hoạt động theo chế độ chuyên trách. Chủ đầu tư cơ sở hạ tầng tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có trách nhiệm thành lập và trực tiếp duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độ chuyên trách.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở có trách nhiệm quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện và bảo đảm các điều kiện để duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.
3. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đối với lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành.
4. Tổ chức, biên chế đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành:
a) Đội dân phòng được biên chế từ 10 đến 30 người, trong đó có đội trưởng và có từ 01 đến 02 đội phó.
b) Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được biên chế từ 10 đến 25 người trong đó có đội trưởng và có từ 02 đến 03 đội phó.
c) Tổ chức, biên chế đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành được thực hiện theo quy định của Bộ Công an.
1. Cá nhân tình nguyện tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận, lập danh sách gửi cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quản lý địa bàn.
Tổ chức tình nguyện tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy phải đăng ký với cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quản lý địa bàn.
2. Tổ chức, cá nhân khi đã đăng ký tình nguyện tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy phải thực hiện nhiệm vụ và chịu sự chỉ đạo của Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng, đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở và chuyên ngành hoặc người có thẩm quyền khác theo quy định.
1. Cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành, được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy theo nội dung sau đây:
a) Kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng đối tượng.
b) Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy.
c) Biện pháp phòng cháy.
d) Phương pháp xây dựng và thực tập phương án chữa cháy; biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy.
đ) Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
e) Phương pháp kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
2. Đội trưởng đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành phải có trình độ từ trung cấp phòng cháy và chữa cháy trở lên và được đào tạo kiến thức chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hoạt động.
3. Bộ Công an hướng dẫn chi tiết chương trình và nội dung, thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy; quy định cụ thể việc cấp và mẫu giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, tổ chức bồi dưỡng theo nội dung, chương trình cho các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này.
1. Người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy và phục vụ chữa cháy theo lệnh triệu tập, huy động của người có thẩm quyền thì được hưởng chế độ như sau:
a) Nếu thời gian chữa cháy dưới 02 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,5 ngày lương cơ sở.
b) Nếu thời gian chữa cháy từ 02 giờ đến dưới 04 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,75 ngày lương cơ sở.
c) Nếu thời gian chữa cháy từ 04 giờ trở lên hoặc chữa cháy nhiều ngày thì cứ 04 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 01 ngày lương cơ sở. Nếu tham gia chữa cháy vào ban đêm từ 22 giờ đến 6 giờ sáng thì được tính gấp 2 lần theo cách tính trên.
d) Trường hợp bị tai nạn, bị thương được thanh toán tiền khám bệnh, chữa bệnh; bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì được xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động; bị chết thì được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí. Những khoản chi chế độ nêu trên do tổ chức bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chi trả theo quy định; nếu người đó chưa tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội thì do ngân sách địa phương hoặc cơ quan, tổ chức quản lý bảo đảm.
đ) Trường hợp bị thương thuộc một trong các trường hợp quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì được xét hưởng chính sách thương binh hoặc như thương binh.
e) Trường hợp bị chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì được xét công nhận là liệt sỹ.
2. Căn cứ điều kiện cụ thể của từng địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức hỗ trợ thường xuyên cho các chức danh Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng nhưng không thấp hơn 25% lương cơ sở.
3. Đội trưởng, Đội phó đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở không chuyên trách ngoài việc được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) còn được hưởng hỗ trợ thường xuyên do cơ quan, tổ chức quản lý chi trả. Căn cứ vào điều kiện thực tế, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định, mức hỗ trợ cho từng chức danh nhưng không thấp hơn hệ số 0,3 lương cơ sở.
4. Cán bộ, đội viên đội dân phòng khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, mỗi ngày được hưởng trợ cấp một khoản tiền bằng 1,5 ngày lương cơ sở; cán bộ, đội viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành trong thời gian tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) và mỗi ngày được hưởng một khoản tiền bồi dưỡng bằng 0,5 ngày lương.
5. Đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều này khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy nếu bị tai nạn, tổn hại sức khỏe hoặc bị chết thì được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội; trường hợp chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì do ngân sách địa phương hoặc cơ quan, tổ chức quản lý bảo đảm.
6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan hướng dẫn cụ thể Điểm d, đ và e Khoản 1 và Khoản 4, 5 Điều này.
1. Thẩm quyền điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức được điều động đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của mình.
b) Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ở địa phương được điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành trong phạm vi địa bàn quản lý của mình.
c) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành trong phạm vi cả nước.
2. Khi nhận được quyết định điều động tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy thì người có thẩm quyền quản lý lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành phải chấp hành.
3. Bộ Công an quy định mẫu, chế độ quản lý, sử dụng quyết định điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy và thủ tục điều động.
Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ngoài việc được hưởng chế độ, chính sách theo quy định đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân còn được hưởng các chế độ định lượng ăn cao, bồi dưỡng khi tập luyện, khi chữa cháy; được hưởng chế độ theo danh mục ngành, nghề đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại theo quy định của Nhà nước. Công nhân viên thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được hưởng chế độ, chính sách như đối với công nhân viên Công an.
1. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy gồm phương tiện cơ giới, thiết bị, máy móc, dụng cụ, hóa chất, công cụ hỗ trợ chuyên dùng cho việc phòng cháy và chữa cháy, cứu người, cứu tài sản được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Phương tiện chữa cháy cơ giới của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy gồm xe, tàu, máy bay chữa cháy.
3. Xe chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy gồm xe phun chất chữa cháy, xe chở lực lượng và phương tiện chữa cháy, xe chở nước, xe thang chữa cháy và các phương tiện giao thông cơ giới khác sử dụng vào mục đích chữa cháy và phục vụ chữa cháy.
4. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Bảo đảm về các thông số kỹ thuật theo thiết kế phục vụ cho phòng cháy và chữa cháy.
b) Phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế được phép áp dụng tại Việt Nam.
5. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy sản xuất mới trong nước hoặc nhập khẩu phải được kiểm định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định của Bộ Công an.
6. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy lắp ráp, hoán cải trong nước phải được phép của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền và phải được kiểm định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định của Bộ Công an.
Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy và các phương tiện, thiết bị khác bảo đảm về số lượng và chất lượng, đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, cứu người trong mọi tình huống và trong mọi lĩnh vực, phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước.
Bộ Công an quy định định mức, tiêu chuẩn trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
1. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải được quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng quy định và bảo đảm sẵn sàng chữa cháy. Phương tiện chữa cháy cơ giới còn được sử dụng vào các mục đích sau đây:
a) Tham gia công tác bảo đảm an ninh chính trị.
b) Tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
c) Cấp cứu người bị nạn; xử lý tai nạn khẩn cấp.
d) Chống thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai.
2. Bộ trưởng Bộ Công an hoặc người được ủy quyền, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện chữa cháy cơ giới sử dụng vào mục đích quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an cấp tỉnh trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện chữa cháy cơ giới sử dụng vào mục đích quy định tại các Điểm b, c và d Khoản 1 Điều này.
4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện chữa cháy cơ giới sử dụng vào mục đích quy định tại các Điểm c, d Khoản 1 Điều này.
5. Bộ Công an quy định chế độ quản lý, bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy và hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương thực hiện.
1. Người đứng đầu doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của cơ sở phải có văn bằng, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.
2. Doanh nghiệp, cơ sở phải có cá nhân đủ điều kiện hành nghề dịch vụ phòng cháy và chữa cháy, cụ thể:
a) Có ít nhất 01 cá nhân có chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế; tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát, tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điểm b, c Khoản 3 Điều 47 Nghị định này.
b) Có ít nhất 01 cá nhân đảm nhiệm chức danh chủ trì thiết kế, thẩm định, giám sát, kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Khoản 4 Điều 47 Nghị định này.
3. Có địa điểm hoạt động; phương tiện, thiết bị, địa điểm bảo đảm thực hiện tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát, kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.
1. Người đứng đầu doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của cơ sở phải có văn bằng, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.
2. Có ít nhất 01 người có trình độ đại học chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy hoặc trình độ đại học chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy ít nhất 06 tháng.
3. Có địa điểm hoạt động; phương tiện, thiết bị, địa điểm bảo đảm thực hiện tư vấn chuyển giao công nghệ; phương tiện, thiết bị phục vụ huấn luyện, địa điểm tổ chức huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.
1. Người đứng đầu doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của cơ sở phải có văn bằng, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.
2. Có ít nhất 01 chỉ huy trưởng thi công về phòng cháy và chữa cháy.
3. Có địa điểm hoạt động và cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, máy móc bảo đảm cho việc thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy.
1. Người đứng đầu doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của cơ sở phải có văn bằng, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.
2. Có ít nhất 01 người có trình độ đại học chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy hoặc trình độ đại học chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy ít nhất 06 tháng.
3. Có địa điểm hoạt động; có nhà xưởng, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy.
1. Người đứng đầu doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của cơ sở phải có văn bằng, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.
2. Có ít nhất 02 người có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hoạt động kinh doanh.
3. Có địa điểm hoạt động và cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư phòng cháy và chữa cháy.
Cá nhân được phép hành nghề dịch vụ phòng cháy và chữa cháy khi đáp ứng các điều kiện sau:
1. Có văn bằng, chứng chỉ hành nghề về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hoạt động kinh doanh.
2. Hoạt động cho một doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.
1. Văn bằng về phòng cháy và chữa cháy gồm:
a) Bằng đại học chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy.
b) Bằng cao đẳng chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy.
c) Bằng trung cấp chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy.
2. Chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy gồm:
a) Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.
b) Chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
c) Chứng chỉ hành nghề tư vấn thẩm định về phòng cháy và chữa cháy.
d) Chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy.
đ) Chứng chỉ hành nghề tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.
e) Chứng chỉ bồi dưỡng chỉ huy trưởng thi công về phòng cháy và chữa cháy.
3. Điều kiện cấp chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy:
a) Cá nhân để được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phải qua lớp bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy ít nhất 06 tháng.
b) Cá nhân để được cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy phải đáp ứng yêu cầu sau:
- Có trình độ đại học về phòng cháy và chữa cháy hoặc trình độ đại học chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hoạt động tư vấn và đã được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy;
- Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thiết kế hoặc tư vấn thẩm định hoặc tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy và đã tham gia thực hiện thiết kế ít nhất 05 công trình.
c) Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy phải đáp ứng yêu cầu sau:
- Có trình độ trung cấp về phòng cháy và chữa cháy trở lên hoặc trình độ chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hoạt động tư vấn giám sát và đã được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy;
- Có ít nhất 03 năm kinh nghiệm tham gia thiết kế hoặc thi công hoặc giám sát thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy, đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công.
d) Cá nhân để được cấp chứng chỉ bồi dưỡng chỉ huy trưởng thi công về phòng cháy và chữa cháy phải đáp ứng yêu cầu sau:
- Có trình độ trung cấp về phòng cháy và chữa cháy trở lên hoặc trình độ chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hoạt động và đã được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy;
- Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy.
4. Cá nhân đảm nhiệm chức danh chủ trì thiết kế, thẩm định, kiểm tra, giám sát, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế hoặc tư vấn thẩm định, tư vấn kiểm tra, giám sát, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.
b) Đã thực hiện tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn kiểm tra, giám sát, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy ít nhất 03 công trình.
1. Hồ sơ đề nghị xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy bao gồm:
a) Văn bản đề nghị xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.
b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của doanh nghiệp, cơ sở.
c) Danh sách cá nhân có chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của doanh nghiệp, cơ sở; có kèm theo bản sao chứng chỉ và bản sao quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của từng cá nhân.
d) Bản sao văn bằng chứng nhận về trình độ chuyên môn của cá nhân.
đ) Văn bản chứng minh về điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền phải hoàn thành việc xác nhận đủ điều kiện kinh doanh, dịch vụ phòng cháy và chữa cháy cho doanh nghiệp, cơ sở. Trường hợp không đủ điều kiện để xác nhận thì cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
3. Doanh nghiệp, cơ sở chỉ được tiến hành các hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy sau khi được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.
1. Người đứng đầu doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm quản lý giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy. Nghiêm cấm sửa chữa, tẩy xóa, mua bán, cho mượn, cho thuê giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.
2. Khi doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh bị phá sản hoặc không còn kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy thì giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy không còn giá trị sử dụng; trường hợp ngừng hoạt động thì trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày ngừng hoạt động, phải nộp lại giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã cấp trước đó; trường hợp tạm ngừng hoạt động phải có văn bản thông báo cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã cấp trước đó biết về lý do, thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
3. Trường hợp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy bị mất, hỏng; doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh có sự thay đổi về tên gọi, người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật hoặc thay đổi địa điểm, ngành, nghề kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy thì doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh đó phải làm văn bản đề nghị gửi cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã cấp giấy xác nhận trước đó để cấp lại hoặc đổi giấy xác nhận mới.
4. Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy bị thu hồi trong các trường hợp sau:
a) Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh bị phá sản hoặc không còn kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.
b) Không bảo đảm các điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy sau khi đã được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Nghị định này.
1. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, doanh nghiệp, cơ sở đang kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy phải đến cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy để được xác nhận và cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.
2. Sau 36 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, nếu doanh nghiệp, cơ sở không đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Nghị định này thì phải chấm dứt kinh doanh về lĩnh vực này.
3. Cá nhân đã được cấp chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy không phải do cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp thì phải làm thủ tục để được cấp đổi chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy định tại Khoản 3 Điều 47 Nghị định này.
1. Nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy được sử dụng cho các nội dung sau đây:
a) Đầu tư cho hoạt động, cơ sở vật chất, trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy và các thiết bị của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
b) Hỗ trợ hoạt động của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở.
c) Hỗ trợ tuyên truyền và xây dựng phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy.
d) Hỗ trợ khen thưởng trong công tác phòng cháy và chữa cháy.
đ) Hỗ trợ các hoạt động phòng cháy và chữa cháy khác.
2. Nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy được quản lý và sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
1. Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động phòng cháy và chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang và các đơn vị khác thụ hưởng ngân sách nhà nước ở Trung ương và địa phương do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
Hàng năm Nhà nước bảo đảm và bố trí riêng ngân sách cho hoạt động của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; Bộ Công an lập kế hoạch ngân sách đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy và giao Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện; Ủy ban nhân dân các cấp phải lập kế hoạch ngân sách quốc phòng và an ninh bảo đảm cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy của địa phương.
2. Cơ quan, tổ chức không thụ hưởng ngân sách nhà nước, hộ gia đình, cá nhân, tổ chức nước ngoài đóng trên lãnh thổ Việt Nam tự bảo đảm kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
3. Ngân sách nhà nước đầu tư cho hoạt động của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được sử dụng cho các nội dung sau:
a) Hoạt động thường xuyên của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
b) Trang bị, đổi mới và hiện đại hóa phương tiện phòng cháy và chữa cháy và cơ sở vật chất kỹ thuật; nghiên cứu khoa học và công nghệ về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
4. Nội dung chi cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy trong ngân sách quốc phòng và an ninh của Ủy ban nhân dân các cấp bao gồm:
a) Hoạt động thường xuyên của lực lượng dân phòng; hỗ trợ thường xuyên cho Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng.
b) Mua sắm thiết bị bảo hộ, phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng dân phòng.
1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế đầu tư, tài trợ trong các lĩnh vực sau đây:
a) Hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
b) Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
c) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức phòng cháy và chữa cháy.
d) Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
2. Nhà nước khuyến khích nghiên cứu sản xuất, lắp ráp trong nước, xuất khẩu phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sản xuất, lắp ráp phương tiện phòng cháy và chữa cháy trong nước, xuất khẩu, nhập khẩu phương tiện phòng cháy và chữa cháy được hưởng chính sách ưu đãi về thuế theo quy định của Nhà nước.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Công an tổ chức thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy và có nhiệm vụ cụ thể sau đây:
1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các quy định về phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý và thẩm quyền của mình.
2. Phối hợp với Bộ Công an tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
3. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, hướng dẫn kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; chỉ đạo xây dựng và duy trì phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy.
4. Chỉ đạo việc đầu tư kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy, trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
5. Chỉ đạo về tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy.
6. Bố trí lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy; thống kê, báo cáo Chính phủ và Bộ Công an về phòng cháy và chữa cháy.
Bộ Công an có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi cả nước và thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
1. Đề xuất và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phòng cháy và chữa cháy trên phạm vi toàn quốc.
2. Đề xuất ban hành hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc chấp hành các quy định về phòng cháy và chữa cháy.
3. Hướng dẫn, chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy, chữa cháy, xây dựng phong trào quần chúng tham gia hoạt động phòng cháy, chữa cháy.
4. Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra về phòng cháy và chữa cháy; giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi thẩm quyền.
5. Thực hiện thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình xây dựng, các phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy; kiểm tra, kiểm định và chứng nhận phù hợp đối với thiết bị, phương tiện phòng cháy và chữa cháy, vật liệu chống cháy.
6. Thực hiện công tác điều tra, xử lý vụ cháy và xử lý các vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy.
7. Hướng dẫn, chỉ đạo việc tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy, xây dựng và thực tập phương án chữa cháy; thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ.
8. Xây dựng và tổ chức thực hiện dự án đầu tư trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về trang bị, sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
9. Xây dựng lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; tổ chức đào tạo cán bộ chuyên môn về phòng cháy và chữa cháy.
10. Tổ chức việc nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.
11. Tổ chức hệ thống thông tin quản lý, chỉ huy điều hành hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
12. Kiểm tra hoạt động bảo hiểm, cháy, nổ gắn với hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
13. Trình Chính phủ về việc tham gia các tổ chức quốc tế, ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế về hoạt động phòng cháy và chữa cháy; thực hiện các hoạt động quốc tế liên quan đến hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy ở địa phương và có nhiệm vụ cụ thể sau đây:
a) Ban hành các quy định về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương.
b) Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương; xử lý hành chính các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền.
c) Hướng dẫn, chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy cho nhân dân, xây dựng phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy.
d) Đầu tư ngân sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy; trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
đ) Quy hoạch địa điểm, đề xuất cấp đất và xây dựng doanh trại cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
e) Chỉ đạo việc xây dựng và thực tập phương án chữa cháy cần huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia.
g) Chỉ đạo tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy.
h) Thống kê, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên, Chính phủ và Bộ Công an về phòng cháy và chữa cháy.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy ở địa phương và có nhiệm vụ cụ thể sau:
a) Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương; bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư; xử lý hành chính các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền.
b) Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy.
c) Tổ chức quản lý đội dân phòng tại các thôn.
d) Đầu tư kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy; trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy cho các đội dân phòng theo quy định.
đ) Bảo đảm điều kiện về thông tin báo cháy, đường giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy.
e) Chỉ đạo việc xây dựng và thực tập phương án chữa cháy.
g) Tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy.
h) Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy lên Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2014 và thay thế Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Điều 1 Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
1. Bộ trưởng các Bộ: Công an, Tài chính, Xây dựng, Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
DANH MỤC CƠ SỞ THUỘC DIỆN QUẢN LÝ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
(Ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ)
1. Học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trường dạy nghề, trường phổ thông và trung tâm giáo dục; nhà trẻ, trường mẫu giáo.
2. Bệnh viện, nhà điều dưỡng, trung tâm y tế, cơ sở y tế khám chữa bệnh khác.
3. Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, rạp chiếu phim, rạp xiếc, nhà thi đấu thể thao trong nhà, sân vận động ngoài trời; vũ trường, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí đông người, công trình công cộng khác.
4. Cơ sở lưu trữ, bảo tàng, thư viện, di tích lịch sử, công trình văn hóa khác, nhà hội chợ, triển lãm.
5. Chợ kiên cố, bán kiên cố, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hóa.
6. Cơ sở phát thanh, truyền hình; cơ sở bưu chính viễn thông.
7. Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển thuộc mọi lĩnh vực.
8. Cảng hàng không, cảng biển; cảng thủy nội địa xuất nhập hàng hóa, vật tư cháy được; bến tàu thủy chờ khách; bến xe khách, bãi đỗ xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy; gara ô tô, xe mô tô, xe gắn máy; nhà ga hành khách đường sắt, ga hàng hóa đường sắt cấp IV trở lên.
9. Nhà chung cư, nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ.
10. Trụ sở cơ quan hành chính nhà nước, trụ sở làm việc, cơ sở nghiên cứu.
11. Hầm lò khai thác than, hầm lò khai thác các khoáng sản khác cháy được, công trình giao thông ngầm; công trình trong hang hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ.
12. Cơ sở hạt nhân; cơ sở bức xạ; cơ sở sản xuất vật liệu nổ; cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng, bảo quản dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cơ sở sản xuất công nghiệp, sản xuất chế biến hàng hóa khác có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B, C, D và E.
13. Kho vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt; cảng xuất nhập vật liệu nổ, cảng xuất nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, cảng xuất nhập khí đốt.
14. Cửa hàng kinh doanh xăng dầu có từ 01 cột bơm trở lên; cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lượng khí tồn chứa từ 70 kg trở lên.
15. Nhà máy điện, trạm biến áp.
16. Nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu; nhà máy sửa chữa, bảo dưỡng máy bay.
17. Kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc hàng hóa vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được; bãi hàng hóa, vật tư cháy được./.
DANH MỤC CƠ SỞ CÓ NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ)
1. Học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trường dạy nghề, trường phổ thông và trung tâm giáo dục có khối lớp học có khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà trẻ, trường mẫu giáo có từ 100 cháu trở lên.
2. Bệnh viện tỉnh, Bộ, ngành; nhà điều dưỡng và các cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh khác có quy mô từ 21 giường trở lên.
3. Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, rạp chiếu phim, rạp xiếc có sức chứa từ 300 chỗ ngồi trở lên; nhà thi đấu thể thao trong nhà có thiết kế từ 200 chỗ ngồi trở lên; sân vận động có sức chứa từ 5.000 chỗ ngồi trở lên; vũ trường, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí đông người có khối tích từ 1.500 trở lên; công trình công cộng khác có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
4. Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà lưu trữ cấp huyện trở lên; di tích lịch sử, công trình văn hóa, nhà hội chợ cấp tỉnh trở lên hoặc thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
5. Chợ kiên cố, bán kiên cố thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên; các chợ kiên cố, bán kiên cố khác, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hóa có tổng diện tích các gian hàng từ 300 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
6. Cơ sở phát thanh, truyền hình, bưu chính viễn thông cấp huyện trở lên.
7. Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển quy mô từ cấp tỉnh trở lên thuộc mọi lĩnh vực.
8. Cảng hàng không, cảng biển, cảng thủy nội địa, bến xe cấp tỉnh trở lên; bãi đỗ có 200 xe tô tô trở lên; gara ô tô có sức chứa từ 05 chỗ trở lên; nhà ga hành khách đường sắt cấp I, cấp II và cấp III; ga hàng hóa đường sắt cấp I và cấp II.
9. Nhà chung cư; nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
10. Trụ sở cơ quan hành chính nhà nước; viện, trung tâm nghiên cứu, trụ sở làm việc của các cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức khác từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
11. Hầm lò khai thác than, hầm lò khai thác các khoáng sản khác cháy được; công trình giao thông ngầm có chiều dài từ 100 m trở lên; công trình trong hang hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ và có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
12. Cơ sở hạt nhân, cơ sở sản xuất vật liệu nổ, cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng, bảo quản dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cơ sở sản xuất, chế biến hàng hóa khác cháy được có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
13. Kho vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; kho sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cảng xuất nhập vật liệu nổ, dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ, khí đốt.
14. Cửa hàng kinh doanh xăng dầu có từ 01 cột bơm trở lên; cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lượng khí tồn chứa từ 70 kg trở lên.
15. Nhà máy điện; trạm biến áp từ 110 KV trở lên.
16. Nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu; nhà máy sửa chữa, bảo dưỡng máy bay.
17. Kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc hàng hóa vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được có khối tích từ 1.000 m3 trở lên; bãi hàng hóa, vật tư cháy được có diện tích từ 500 m2 trở lên.
18. Công trình sản xuất công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy nổ A, B, C, D, E thuộc dây chuyền công nghệ sản xuất chính có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
19. Cơ sở, công trình có hạng mục hay bộ phận chính nếu xảy ra cháy nổ ở đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn bộ cơ sở, công trình hoặc có tổng diện tích hay khối tích của hạng mục, bộ phận chiếm từ 25% tổng diện tích trả lên hoặc khối tích của toàn bộ cơ sở, công trình mà các hạng mục hay bộ phận đó trong quá trình hoạt động thường xuyên có số lượng chất nguy hiểm cháy, nổ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Khí cháy với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5% thể tích không khí trong phòng trở lên hoặc có từ 70 kg khí cháy trở lên.
b) Chất lỏng có nhiệt độ bùng cháy đến 61°C với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5 % thể tích không khí trong phòng trở lên hoặc các chất lỏng cháy khác có nhiệt độ bùng cháy cao hơn 61°C với khối lượng từ 1.000 lít trở lên.
c) Bụi hay xơ cháy được có giới hạn nổ dưới bằng hoặc nhỏ hơn 65g/m3 với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5% thể tích không khí trong phòng trở lên; các chất rắn, hàng hóa, vật tư là chất rắn cháy được với khối lượng trung bình từ 100 kg trên một mét vuông sàn trở lên.
d) Các chất có thể cháy, nổ hoặc sinh ra chất cháy, nổ khi tác dụng với nhau với tổng khối lượng từ 1.000 kg trở lên.
đ) Các chất có thể cháy, nổ hoặc sinh ra chất cháy, nổ khi tác dụng với nước hay với ôxy trong không khí với khối lượng từ 500 kg trở lên./.
DANH MỤC CƠ SỞ THUỘC DIỆN PHẢI THÔNG BÁO VỚI CƠ QUAN CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY VỀ VIỆC BẢO ĐẢM CÁC ĐIỀU KIỆN AN TOÀN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY TRƯỚC KHI ĐƯA VÀO SỬ DỤNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ)
1. Trụ sở cơ quan hành chính nhà nước, nhà chung cư có chiều cao từ 09 tầng trở lên; nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, trụ sở làm việc của cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp, tổ chức chính trị xã hội và tổ chức khác, viện, trung tâm nghiên cứu cao từ 07 tầng trở lên.
2. Cảng hàng không; nhà máy sửa chữa bảo dưỡng máy bay.
3. Cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất xăng dầu, khí đốt và hóa chất dễ cháy, nổ với mọi quy mô.
4. Kho vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; cơ sở sản xuất, kinh doanh, cung ứng, bảo quản và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
5. Kho xăng dầu có tổng dung tích 500 m3 trở lên; kho khí đốt có tổng trọng lượng khí từ 600 kg trở lên.
6. Cửa hàng kinh doanh xăng dầu có từ 01 cột bơm trở lên; cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lượng khí tồn chứa từ 70 kg trở lên.
7. Chợ kiên cố hoặc bán kiên cố có tổng diện tích kinh doanh từ 1.200 m2 trở lên hoặc có từ 300 hộ kinh doanh trở lên; trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hóa có tổng diện tích các gian hàng từ 300 m2 trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
8. Nhà máy điện hạt nhân; nhà máy nhiệt điện có công suất từ 100 MW trở lên; nhà máy thủy điện có công suất từ 20 MW trở lên; trạm biến áp có điện áp từ 220 KV trở lên./.
DANH MỤC DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH DO CƠ QUAN CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
(Ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ)
1. Dự án quy hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; dự án xây dựng mới hoặc cải tạo công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp huyện trở lên.
2. Học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường dạy nghề, trường phổ thông và các loại trường khác có khối lớp học có khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà trẻ, trường mẫu giáo có từ 100 cháu trở lên.
3. Bệnh viện cấp huyện trở lên; nhà điều dưỡng và các cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh khác có quy mô từ 21 giường trở lên.
4. Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, rạp chiếu phim, rạp xiếc có sức chứa từ 300 chỗ ngồi trở lên; nhà thi đấu thể thao trong nhà có sức chứa từ 200 chỗ ngồi trở lên; sân vận động ngoài trời có sức chứa từ 5.000 chỗ ngồi trở lên; vũ trường, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí đông người có khối tích từ 1.500 m3 trở lên; công trình công cộng khác có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
5. Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà lưu trữ cấp tỉnh trở lên; nhà hội chợ, di tích lịch sử, công trình văn hóa khác cấp tỉnh hoặc thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
6. Chợ kiên cố cấp huyện trở lên; chợ khác, trung tâm thương mại, siêu thị có tổng diện tích gian hàng từ 300 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
7. Công trình phát thanh, truyền hình, bưu chính viễn thông cấp huyện trở lên.
8. Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển quy mô khu vực và cấp tỉnh trở lên thuộc mọi lĩnh vực.
9. Cảng hàng không; cảng biển, cảng đường thủy nội địa từ cấp IV trở lên; bến xe ô tô cấp huyện trở lên; nhà ga đường sắt có tổng diện tích sàn từ 500 m2 trở lên.
10. Nhà chung cư cao 05 tầng trở lên; nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
11. Trụ sở cơ quan hành chính nhà nước cấp xã trở lên; trụ sở làm việc của các cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức khác cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
12. Công trình thuộc cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
13. Công trình tàu điện ngầm; hầm đường sắt có chiều dài từ 2.000 m trở lên; hầm đường bộ có chiều dài từ 100 m trở lên; gara ô tô có sức chứa từ 05 chỗ trở lên; công trình trong hang hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ và có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
14. Kho vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; công trình xuất nhập, chế biến, bảo quản, vận chuyển dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, vật liệu nổ công nghiệp.
15. Công trình sản xuất công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B, C, D, E thuộc dây chuyền công nghệ sản xuất chính có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
16. Cửa hàng kinh doanh xăng dầu có từ 01 cột bơm trở lên; cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lượng khí tồn chứa từ 70 kg trở lên.
17. Nhà máy điện (hạt nhân, nhiệt điện, thủy điện, phong điện...) trạm biến áp có điện áp từ 110 KV trở lên.
18. Nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu; nhà máy sửa chữa, bảo dưỡng máy bay.
19. Nhà kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc có bao bì cháy được có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
20. Công trình an ninh, quốc phòng có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc có yêu cầu bảo vệ đặc biệt./.
DANH MỤC PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
(Ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ)
1. Phương tiện chữa cháy cơ giới:
a) Các loại xe chữa cháy thông thường: Xe chữa cháy có téc, xe chữa cháy không téc (xe bơm).
b) Các loại xe chữa cháy đặc biệt: Xe chữa cháy sân bay, xe chữa cháy rừng, xe chữa cháy hóa chất, xe chữa cháy chống biểu tình gây rối...
c) Máy bay chữa cháy; tàu, xuồng chữa cháy.
d) Các loại xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy: Xe thang, xe nâng, xe chỉ huy, xe thông tin ánh sáng, xe trạm bơm, xe chở nước, xe chở phương tiện, xe chở quân, xe chở hóa chất, xe cấp cứu sự cố, xe cứu nạn, cứu hộ, xe hút khói, xe kỹ thuật...
đ) Các loại máy bơm chữa cháy: Máy bơm khiêng tay, máy bơm rơmoóc, máy bơm nổi.
2. Phương tiện chữa cháy thông dụng:
a) Vòi, ống hút chữa cháy.
b) Lăng chữa cháy.
c) Đầu nối, ba chạc, hai chạc chữa cháy, Ezectơ.
d) Giỏ lọc.
đ) Trụ nước, cột lấy nước chữa cháy.
e) Thang chữa cháy (thang 3, thang 2, thang hộp, thang móc, thang khác).
g) Bình chữa cháy (xách tay, có bánh xe): Bình bột, bình bọt, bình khí...
3. Chất chữa cháy: Nước, bột chữa cháy, khí chữa cháy, thuốc bọt chữa cháy.
4. Vật liệu và chất chống cháy:
a) Sơn chống cháy.
b) Vật liệu chống cháy.
c) Chất ngâm tẩm chống cháy.
5. Trang phục và thiết bị bảo hộ cá nhân:
a) Trang phục chữa cháy: Quần, áo, mũ, ủng, găng tay, thắt lưng, khẩu trang chữa cháy; ủng và găng tay cách điện; quần áo cách nhiệt; quần áo chống hóa chất; quần áo chống phóng xạ.
b) Mặt nạ phòng độc lọc độc, mặt nạ phòng độc cách ly, khẩu trang lọc độc, máy san nạp khí cho mặt nạ phòng độc.
6. Phương tiện cứu người: Dây cứu người, đệm cứu người, thang cứu người (thang dây, thang xếp...), ống cứu người, thiết bị dò tìm người...
7. Phương tiện, dụng cụ phá dỡ:
a) Máy cắt, máy kéo, máy banh, máy kích, máy nâng vận hành bằng khí nén, thủy lực, bằng điện hoặc bằng động cơ.
b) Kìm cộng lực, cưa tay, búa, xà beng...
8. Thiết bị, dụng cụ thông tin liên lạc, chỉ huy chữa cháy gồm:
a) Bàn chỉ huy chữa cháy, lều chỉ huy chữa cháy.
b) Hệ thống thông tin hữu tuyến.
c) Hệ thống thông tin vô tuyến.
9. Hệ thống báo cháy, chữa cháy:
a) Hệ thống báo cháy tự động, bán tự động.
b) Hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động (bằng khí, nước, bột, bọt), hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà, hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà./.
QUY CÁCH CÁC TÍN HIỆU ƯU TIÊN VÀ TÍN HIỆU SỬ DỤNG TRONG CHỮA CHÁY
(Ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ)
1. Cờ ưu tiên cho xe chữa cháy:
Cờ có nền màu xanh, viền vàng, chữ vàng, mũi tên vàng. |
|
2. Dải băng phân định ranh giới khu vực chữa cháy:
Băng có nền đỏ, viền vàng, chữ vàng.
3. Cờ hiệu của ban chỉ huy chữa cháy:
Cờ có nền xanh, viền vàng, chữ vàng. |
|
4. Băng chỉ huy chữa cháy:
Băng có nền màu đỏ, viền vàng, chữ vàng.
5. Biển báo khu vực chữa cháy:
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 79/2014/ND-CP |
Hanoi, July 31, 2014 |
GUIDELINES FOR THE LAW ON FIRE SAFETY AND FIREFIGHTING AND THE LAW ON AMENDMENTS TO THE LAW ON FIRE SAFETY AND FIREFIGHTING
Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;
Guidelines for the Law on Fire safety and firefighting dated June 29, 2001; the Law on amendments to the Law on Fire safety and firefighting dated November 22, 2013;
At the request of the Minister of Public Security,
The government promulgates a Decree on guidelines for the Law on Fire safety and firefighting and the Law on amendments to the Law on Fire safety and firefighting.
This Decree deals with fire safety and firefighting activities, fire safety and firefighting equipment, forces; investment in fire safety and firefighting, responsibilities of Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, the People’s Committees for fire safety and firefighting.
This Decree applies to fire safety and firefighting of organizations, households, and other entities related to fire safety and firefighting in Vietnam.
Article 3. Training in fire safety and firefighting
The Ministry of Education and Training shall cooperate with the Ministry of Public Security developing training programs in fire safety and firefighting, which will be integrated in school programs and extracurricular activities of schools and educational institutions at various levels.
Lists of constructions whose fire safety is monitored are promulgated together with this Decree:
1. Appendix I: List of constructions whose fire safety is monitored.
2. Appendix II: List of constructions posing a risk of conflagration.
3. Appendix III: List of constructions required to inform fire departments of their fire safety before being put into operation.
4. Appendix IV: List of constructions whose fire safety design is approved by fire departments.
5. Appendix V: List of fire safety and firefighting equipment.
6. Appendix VI: Specifications of priority signals and signals used during firefighting.
Article 5. Appendix I: List of constructions whose fire safety is supervised.
Constructions whose fire safety is supervised are include manufacturing facilities, business premises, public constructions, office buildings, apartment buildings, and independent constructions defined in Clause 1 Article 1 of the Law on amendments to the Law on Fire safety and firefighting and are specified in Appendix I enclosed herewith. Many constructions may belong to one organization.
Article 6. Constructions posing a risk of conflagration
A construction posing a risk of conflagration defined in Clause 4 Article 3 of the Law on Fire safety and firefighting means a construction whose fire safety is supervised defined in Article 5 of this Article and is subject to strict fire safety requirements. Such constructions are enumerated in Appendix II enclosed herewith.
Article 7. Fire safety requirements applied to facilities
1. The facilities posing a risk of conflagration enumerated in Appendix II enclosed herewith must satisfy the fire safety requirements below:
a) There are fire safety regulations, signs, diagrams or escape plan that are suitable for the operation of the facility.
b) There are persons in charge of fire safety and firefighting in the facility.
c) The electricity system, lightning protection system, antistatic system, electric devices, spark-generating devices, heat-generating devices, the use of fire sources and heat sources must ensure fire safety.
d) There are fire safety procedures that are suitable for the operation of the facility.
dd) There is an internal firefighting team that is trained in fire safety and firefighting that is ready to deal with conflagration on the spot.
e) There is a firefighting plan and escape plan approved by a competent authority as prescribed in Article 21 of this Decree.
g) There is adequate traffic system, water supply system and communication system serving fire fighting; fire alarm system, firefighting system, fire blocking system, other fire safety and firefighting equipment, and rescue equipment that are suitable for the facility and conformable with technical standards on fire safety and firefighting or regulations of the Ministry of Public Security.
h) There are documents about fire safety design acceptance and approval issued by the fire department if the facility is one of the works specified in Appendix IV enclosed herewith.
i) The fire safety and firefighting activities are monitored in writing as prescribed by the Ministry of Public Security.
2. The facilities whose fire safety is supervised prescribed in Appendix I enclosed herewith that do not pose a risk of conflagration must satisfy fire safety requirements as prescribed in Clause 1 of this Article depending on the scale and operation of the facility and in accordance with technical standards on fire safety and firefighting.
3. The fire safety requirements prescribed in Clause 1 of this Article must be fulfilled throughout the operation of the facility.
Article 8. Fire safety regulations applied to residential areas
1. There are regulations on fire safety, use of electricity, fire, inflammable substances; signs, diagrams or instructions on fire safety, firefighting, and escape plan that are suitable for the residential area.
2. If the residential area is a new one, its fire safety designed must be approved.
3. The electricity system is conformable with fire safety standards.
4. There is a traffic system and water supply system serving firefighting, solutions for preventing spread of fire, adequate and decent fire safety and firefighting equipment according to fire safety and firefighting standards or regulations of the Ministry of Public Security.
5. There is a firefighting plan and escape plan approved by a competent authority as prescribed in Article 21 of this Decree.
6. There is a watchman team that is trained in fire safety and firefighting, and is ready to deal with conflagration on the spot.
7. There are documents serving management and monitoring of fire safety and firefighting activities as prescribed by the Ministry of Public Security.
Article 9. Fire safety regulations applied to households
1. The places of cooking and worship where fire sources, heat sources, fire-generating devices, heat-generating devices, electricity, and appliances are used must be conformable with fire safety regulations.
2. Property, supplies, and flammables must be arranged, preserved, and used in accordance with fire safety regulations.
3. There are firefighting instruments suitable for the household.
Article 10. Fire safety regulations applied to motor vehicles
1. Motor vehicles with 04 seats or more, motor vehicles used for transporting flammable goods must follow the fire safety regulations below:
There are regulations on fire safety, use of electricity, fire, inflammable substances; signs, diagrams or instructions on fire safety, firefighting, and escape plan that are suitable for the residential area.
b) The operation procedures, power and fuel supply system; arrangement of people and goods on the vehicle ensures fire safety.
c) The motor vehicle operator must is trained in fire safety and firefighting during the driving training program as prescribed by the Ministry of Transport.
d) The operator of the motor vehicle has responsibility allowance as prescribed by regulations of law on wages and responsibility allowance of officials, civil servants, servicemen; the operator and workers on motor vehicles with ≥ 30 seats or motor vehicles used for transporting flammable or explosive goods have certificate of training in fire safety and firefighting techniques issued by a competent fire department.
dd) There is firefighting equipment suitable for the requirements and characteristics of the vehicle with sufficient quantity and satisfactory quality according to fire safety standards or regulations of the Ministry of Public Security.
2. Motor vehicles with special fire safety requirements including ships, trains used for transporting passengers, oil, gas, flammable liquids, flammable gas, flammable or explosive chemicals must adhere with fire safety regulations below:
a) The requirements in Clause 1 of this Article that are suitable for the characteristics and operation of the vehicle.
b) The fire department has issued a written approval and acceptance of fire safety design.
3. There is a license to transport flammable or explosive goods when transporting flammable or explosive goods by inland waterways, railway, or road (except for the case within the authority of the Ministry of National Defense)
The Ministry of Public Security shall provide the license template and establish licensing procedures.
Article 11. Fire safety regulations applied to high-rise buildings and steel-frame buildings
Apart from fire safety requirements in Clause 1 and Article 7 High-rise buildings and steel-frame buildings, which are enumerated in Appendix II enclosed herewith, the following requirements must be complied with:
1. With regard to high-rise constructions with more than 09 stories or higher than 25 m:
a) The fire-resistance rating of structure the building must be suitable for its operation and height according to fire safety and firefighting standards.
b) The furniture and insulation of the walls, partitions, and suspended ceilings of the escape routes, escape stair shaft, and rooms where people gather must not be made of flammable materials.
2. Any steel-frame building of which the area exceeds the fire compartment area according to fire safety and firefighting standards must satisfy the requirements below:
a) There is a solution for preventing spread of fire using the construction structure or fire prevention and extinguishing system.
b) There are solutions for increasing the fire-resistance ratings of the structures according to fire safety and firefighting standards in order to reduce the risk of collapse in the event of fire.
Article 12. Fire safety and firefighting requirements when planning a new construction project or renovation of an urban area, residential area, industrial park, or hi-tech zone
When planning a new construction project or renovation of an urban area, residential area, industrial park, or hi-tech zone, the following requirements must be complied with:
1. The construction location, layout of land and housing blocks must be able to prevent spread of fire, minimize damage to the residential area and adjacent constructions caused by heat, dust, and noxious gases generated from the fire.
2. The size and capacity of the traffic system and space must be sufficient for firefighting vehicles to perform their firefighting tasks.
3. There is a water supply system serving firefighting; the communication system and electricity system must be able to serve firefighting activities and fire alarm notification.
4. The fire brigade is located rationally to ensure convenience for preparation, training, and maintenance of firefighting equipment according to regulations of the Ministry of Public Security.
5. The project must provide a budget for fire safety and firefighting.
Article 13. Fire safety and firefighting requirements during project planning and construction design
When planning a new project or making a new construction design, renovating or changing the purpose of a construction whose fire safety design must be approved, the requirements shall be complied with:
1. The fire safety distance of the construction site from adjacent constructions is conformable.
2. The fire-resistance level of the construction is suitable for its scale and operation; there is a solution for preventing spread of fire between parts of the construction and between the constructions.
3. The manufacturing technologies, electricity system, lightning protection system, antistatic system, explosion system, arrangement of technical systems and supplies must comply with fire safety requirements.
4. The escape route (doors, pathways, corridors, staircase), lighting equipment, ventilation, indication of the escape route, signals, and rescue equipment must ensure quick and safe escape.
5. The size and capacity of the traffic system and parking lot must be suitable for operation of firefighting vehicles; the water supply system is sufficient for firefighting.
6. The fire alarm system, firefighting system, and other firefighting equipment must be sufficient; their positions and specifications are suitable for the operation of the construction according to fire safety and firefighting standards.
7. The project must provide a budget for fire safety and firefighting.
Article 14. Budget for fire safety and firefighting in construction
1. Budget for fire safety and firefighting items in Article 12 and Article 13 of this Decree are the budget for developing, assessing, testing, building, and acceptance of fire safety design.
2. Budget for fire safety and firefighting and budget for sustaining operation of firefighting forces and equipment must be set up in the beginning of the project planning.
Article 15. Fire safety designs and approval for fire safety design
1. The new construction or renovation of a project or item (hereinafter referred to as construction), the manufacturing or modification of a motor vehicle with special fire safety requirements must comply with fire safety and firefighting standards. The planning and design of the constructions mentioned in Appendix IV enclosed herewith and motor vehicles with special fire safety requirements must be carried out by a qualified and lawful designing unit.
2. Fire safety designs of the following subjects must be approved:
a) Any new or modified construction enumerated in Appendix IV enclosed herewith.
b) Any new or modified motor vehicle with special fire safety requirements mentioned in Clause 2 Article 10 of this Decree.
3. Application for approval for fire safety design:
The application for approval for fire safety design shall be made into 02 sets and be certified by the project investor or vehicle owner. Documents in foreign languages must be translated into Vietnamese.
a) An application for approval of a planning project consists of:
- A written request for opinions about the fire safety and firefighting solution of the approving body or project investor (a letter of authorization must be made if another unit is authorized to do this tasks);
- Estimated investment in the project;
- Documents and drawings in 1:500 scale showing the requirements for fire safety and firefighting solutions according to Clauses 1, 2, 3, and 4 Article 12 of this Decree.
b) An application for approval for fundamental design consists of:
- A written request for opinions about the fire safety and firefighting solution made by the investor (a letter of authorization must be made if another unit is authorized to do this tasks);
- A copy of the written permission for investment issued by a competent authority;
- Estimated investment in the project;
- Drawings and description of the fundamental design, which specify the requirements for fire safety and firefighting solution according to Clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 6 Article 13 of this Decree.
c) An application for approval for technical design or construction drawing consists of:
- A written request for approval for the fire safety design of the investor (a letter of authorization must be made if another unit is authorized to do this tasks);
- A copy of the written approval for the planning issued by a competent authority;
- Estimated investment in the project;
- Drawings and description of the technical design or construction drawing, which specify the requirements for fire safety and firefighting solution according to Clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 6 Article 13 of this Decree.
d) An application for approval for the construction location consists of:
- A written request for approval for the construction location (a letter of authorization must be made if another unit is authorized to do this tasks);
- A copy of the document about the lawfulness of the land on which the construction is built;
- Drawings and documents showing the terrain of the land pertaining to fire safety such as fire resistance level, distance from the construction to adjacent constructions, wind direction, altitude.
dd) An application for technical design of a motor vehicle with special fire safety requirements consists of:
- A written request for approval for the fire safety design made by the project investor or vehicle owner (a letter of authorization must be made if another unit is authorized to do this tasks);
- A copy of the written permission for investment, manufacturing, or modification of the vehicle issued by a competent authority;
- Estimated investment in the vehicle;
- Drawings and description of the technical design, which describes the fire safety solution with regard to the operation and flammability threat of the vehicle; conditions for fire blocking, preventing spread of fire, escape, and rescue in the event of fire; solution for fire safety of the electricity system, the fuel system and engines; the fire alarm system, fire extinguishing system and other firefighting equipment; systems and equipment for detecting and dealing with leak of flammable gases and liquids.
4. Procedures for approving fire safety design.
a) The fire departments shall approve the fire safety design of construction drawings of construction projects
Fire departments shall make written responses with regard to fire safety and firefighting solutions of planning projects in scale 1:500 and fundamental designs of construction projects.
b) Locations of the constructions posing a threat of conflagration mentioned in Sections 14, 16, and 20 of Appendix IV enclosed herewith must be approved in writing by fire departments before their design is created.
c) Fire safety design in the technical design documents of motor vehicles with special fire safety requirements shall be approved by fire departments.
5. Time limits for approving fire safety design
The time limit for approving fire safety design begins when satisfactory documents are received, in particular:
a) Planning project: 10 working days.
b) Construction location: 05 working days.
c) Fundamental design: 10 working days for Group A projects; 05 working days for Group B and C projects.
d) Technical design or construction drawing: 15 working days for Group A projects; 10 working days for Group B and C projects.
The classification of construction projects into Group A, B and C is carried out in accordance with regulations of the government on construction project management.
dd) Technical design of motor vehicle with special fire safety requirements: 10 working days.
6. When a construction that is not mentioned in Appendix IV enclosed herewith is built or renovated, its design must satisfy fire safety requirements in accordance with fire safety and firefighting standards. Approval for fire safety design is exempt.
7. Fire safety designs of planning projects shall be approved in accordance with Clauses 1, 2, 3, and 4 Article 12 of this Decree; Fire safety designs of construction designs shall be approved in accordance with Clauses 1, 2, 3, 4, 5, and 6 Article 13 of this Decree.
Result of fire safety design assessment is the basis for considering approving the project and issue the construction license.
8. The Ministry of Public Security shall specify the competence to approve fire safety designs of constructions, projects, and motor vehicles with special fire safety requirements; provide instructions and procedures for approving fire safety designs.
9. The Ministry of Finance shall cooperate with the Ministry of Public Security in specifying the collection and use of fees for fire safety design approval. The fee for fire safety design approval is part of the investment in the project or vehicle.
Article 16. Responsibilities of project investors, owners of motor vehicles, consultancy units, supervisory units, designing units, building contractors, approving bodies, licensing bodies, and fire departments
1. Responsibilities of project investors and vehicle owners:
a) Develop the design in accordance with Clause 1 Article 15 of this Decree. Submit the application for approval for fire safety design of the motor vehicle with special fire safety requirements or the project mentioned in Appendix IV enclosed herewith to the fire department.
b) Organize and supervise the construction according to the approve fire safety design. Provide explanation or additional design if the design or fire safety and firefighting equipment is changed during the construction process. Another assessment shall be carried out.
c) Inspect and accept fire safety design of motor vehicles with special fire safety requirements or project mentioned in Appendix IV enclosed herewith.
d) Before a facility mentioned in Appendix III enclosed herewith or a motor vehicle with special fire safety requirements is put into operation, the head of the facility or owner of the vehicle must notify the fire department of fulfillment of fire safety requirements.
dd) Ensure fire safety of the project through out its construction until it is accepted and transferred.
2. Responsibilities of advisory and supervisory unit:
Take legal responsibility for implementation of fire safety and firefighting regulations according to the contract between the project investor and the advisory unit.
3. Responsibilities of designing unit:
a) Make designs that satisfy fire safety requirements; take responsibility for design quality during the construction and operation of the project.
b) Carry out designer's supervision throughout the construction of the project.
c) Participate in fire safety inspection.
4. Responsibilities of building contractor:
a) Carry out the instruction in accordance with approved fire safety design.
b) Ensure fire safety of the project through out its construction until the project is transferred.
c) Make the as-built dossiers; prepare documents and conditions for inspection and participate in the inspection.
5. Responsibilities of the approving body and licensing body:
a) Before approving a project mentioned in Appendix IV enclosed herewith, the approving body must obtain a certificate of approved fire safety design or written approval for the construction location or solution for fire safety and firefighting of a fire department.
b) Before issuing the construction license to a construction mentioned in Appendix IV enclosed herewith, the licensing body shall request the investor to present the certificate of approved fire safety design issued by a fire department.
6. Responsibilities of fire departments:
a) Consider and response to fire safety and firefighting solutions in the planning project documents, fundamental design documents; consider approving construction locations; assess fire safety designs in technical design documents or construction drawings of the constructions in Appendix IV enclosed herewith and motor vehicles with special fire safety requirements.
b) Inspect fire safety and firefighting equipment; inspect fire safety during the construction process.
c) Carry out inspection and acceptance of fire safety design of constructions and motor vehicles with special fire safety requirements.
Article 17. Fire safety acceptance
1. Before a project or motor vehicle with special fire safety requirements, of which fire safety design has been assessed, is put into operation, its fire safety must be inspected and accepted by its investor or owner.
Each stage, each part shall be inspected; then a final inspection shall be carried out before acceptance. The parts of the construction or motor vehicle that is blocked must be inspected before carrying out other tasks.
2. Acceptance procedures:
a) The subjects mentioned in Clause 2 Article 15 of this Decree must undergo fire safety inspection and accepted by their investors or owners. Then, their investors and owners must request fire departments to carry out a fire safety inspection before they are put into operation.
b) Fire safety acceptance documents include:
- A copy of the certificate of approved fire safety design issued by a fire department;
- A copy of the certificate of inspection of fire safety and firefighting equipment in the construction or motor vehicle.
- Records on testing, partial inspection and overall inspection of the fire prevention and extinguishing system;
- As-built drawings of fire prevention and extinguishing system and items pertaining to fire safety and firefighting according to the approved design documents;
- Instructions on operation and maintenance of fire prevention and extinguishing system of the construction or motor vehicle;
- Record of acceptance of the whole system and equipment related to fire safety and firefighting.
The aforesaid documents must be certified by the project investor/vehicle owner, contractor, and consultancy unit. Documents in other languages shall be translated into Vietnamese.
c) The fire department shall carry out the fire safety inspection as follows:
- Inspect the contents and legitimacy of fire safety and firefighting acceptance documents prepared by the project investor or vehicle owner;
- Inspect the installation of fire prevention and fighting equipment in the construction or motor vehicle according to the approved design;
- Test the fire prevention and fighting equipment in the construction or motor vehicle if necessary.
d) Within 07 working days from the day on which the inspection record is approved, the fire department shall issue a written acceptance of the fire safety design if all requirements are met.
dd) The written acceptance of the fire safety design issued by the fire department is one of the bases for the investor to make the financial statement and put the construction or vehicle with special fire safety requirements into operation.
Article 18. Fire safety inspection
1. A fire safety inspection includes inspection of:
a) Fire safety of the facility, residential area, household, forest, or motor vehicles according to the Law on Fire safety and firefighting, this Decree, and relevant regulations of law.
b) Fulfillment of responsibility for fire safety and firefighting of the entities mentioned in the Law on Fire safety and firefighting, this Decree, and relevant regulations of law.
c) Adherence to the Law on Fire safety and firefighting, this Decree, technical regulations and standards, relevant regulations of law, and fire safety requirements of fire departments.
2. Periodic and irregular fire safety inspections shall be carried out as follows:
a) Heads of facilities, Presidents of the People’s Committees of communes, or vehicle owners, forest owners, householders shall carry out periodic and irregular fire safety inspections within their area of competence.
b) Heads of organizations and Presidents of the People’s Committees of districts shall carry out periodic and irregular fire safety inspections within their area of competence.
c) Fire departments shall carry out periodic and quarterly fire safety inspections at facilities posing a risk of conflagration and motor vehicles with special fire safety requirements; carry out biannual and annual fire safety inspections at other places; carry out irregular inspections when a fire safety threat or a violation against fire safety regulations is found or when there is a special security demand.
3. The Ministry of Public Security shall specify procedures for fire safety inspection.
Article 19. Suspension of operation of facilities, vehicles, households, and individuals that fail to ensure fire safety
1. Cases of suspension:
a) There is a new fire source or heat source in the environment, or there is a threat near the fire source of heat sources (hereinafter referred to as flammability threat).
b) If the violations against fire safety regulations are not prevented promptly,
c) Violations against regulations on fire safety and firefighting are not rectified after the fire department has requested that the violations be rectified or after administrative violations have been imposed.
2. The suspension is limited to the operations that pose a risk of conflagration or violate regulations on fire safety and firefighting.
3. The suspension duration is determined according to the possibility to eliminate the threat of conflagration and ability to rectify violations. Nevertheless, the suspension duration shall not exceed 30 days.
4. Any facility, motor vehicle, household, or individual whose operation is suspended as prescribed in Clause 1 of this Article that still poses a threat of conflagration shall be banned from operation. The ban shall be imposed upon some parts or the whole facility, motor vehicle, household, or individual’s operation.
5. The decision on suspension or ban shall be made in writing. In an emergency, the decision may be made orally but then a written decision must be issued.
The head of the facility, householder, vehicle owner or operator, or individual shall promptly implement the decision, eliminate the threat of conflagration or rectify the violations against regulations on fire safety and firefighting.
6. Competence to impose suspension and ban:
a) The Minister of Public Security or an authorized person is entitled to impose suspension or ban upon part of or the whole operation of any facility, motor vehicle, household, or individual nationwide.
b) Presidents of the People’s Committees are entitled to impose suspension or ban upon part of or the whole operation of any facility, motor vehicle, household, or individual under their management.
c) Directors of Central Department of Fire safety, Firefighting, and Rescue and heads of local fire departments are entitled to impose suspension or ban upon part of or the whole operation of any facility, motor vehicle, household, or individual under their management.
d) Fire department officers and firefighters are entitled to impose suspension in the cases mentioned in Point a Clause 1 of this Article and report the case to his/her superior officer.
7. The Ministry of Public Security shall provide the template of the decision on suspension and decision on ban.
Article 20. Restoration of operation of facilities, vehicles, households, and individuals
1. During the suspension, if the threat of conflagration is eliminated or violations against regulations on fire safety and firefighting have been rectified, a request for lift of suspension shall be sent to the person that issued the decision on suspension.
2. Any facility, motor vehicle, household, or individual whose operation is suspended that wishes to resume their operation after all fire safety requirements have been met shall submit a written request for lift of suspension to the person that issued the decision on suspension.
3. The decision on restoration of operation shall be made in writing. If the decision on suspension was made orally, the decision on restoration of operation may be made orally.
4. The person that issued the decision on suspension or ban also has the competence to decide the restoration of operation.
5. The Ministry of Public Security shall provide the template of the decision on restoration of operation.
1. The firefighting plan must:
a) Show the nature and danger of fire, explosion, toxicity, and conditions related to firefighting activities.
b) Construct the worst-case scenario and some typical scenarios with various fire development rates.
c) Formulate a plan for mobilizing forces, vehicles, coordination, technical measures, firefighting tactics, and firefighting tasks suitable for each stage of the fire.
2. Responsibilities for formulating firefighting plans:
a) Presidents of the People’s Committees of communes, heads of facilities, owners of forests, owners of motor vehicles with special fire safety requirements are responsible for formulating firefighting plans using the forces and vehicles under their management (hereinafter referred to as grassroots firefighting plans). Heads of nuclear facilities shall formulate firefighting and rescue plans in the cases of fire that leads to nuclear accidents prescribed in Points a, b, and c Clause 2 Article 82 of the Law on Atomic Energy.
Presidents of the People’s Committees of communes, heads of facilities and residential areas enumerated by the Ministry of Public Security in Point b of this Clause shall cooperate with fire departments in formulating firefighting plans for their residential areas and facilities as instructed by the Ministry of Public Security.
b) Fire departments shall formulate firefighting plans for the facilities and residential areas that need the intervention of forces and vehicles of fire departments and other local organizations (hereinafter referred to as firefighting plans of fire departments).
The Ministry of Public Security shall compile a list of the aforesaid facilities and residential areas.
c) Presidents of the People’s Committees of provinces adjacent to two other provinces shall cooperate in formulating and approving firefighting plans in order to mobilize forces and vehicles to participate in firefighting in the event of big fire that threatens to cause loss of lives and property in the bordering area between two provinces.
d) Presidents of the People’s Committees of provinces that have nuclear facilities shall formulate firefighting and rescue plans in the cases of fire that leads to nuclear accidents prescribed in Point d Clause 2 Article 82 of the Law on Atomic Energy; formulate a plan for cooperation in firefighting at facilities and forests in the communes in bordering areas between two provinces.
dd) The Ministry of Public Security shall take charge and cooperate with the Ministry of Science and Technology, the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Health, the Ministry of National Defense, Presidents of the People’s Committees of provinces that have nuclear facilities in formulating firefighting and rescue plans in the cases of fire that leads to nuclear accidents prescribed in Point dd Clause 2 Article 82 of the Law on Atomic Energy.
e) Firefighting plans must be promptly revised when there are changes to the nature of danger of fire, explosion, toxicity, and conditions related to firefighting activities.
3. Every firefighting plan formulated in accordance with Point a and Point c Clause 2 of this Article shall be kept at the facility; its copies shall be sent to the local fire department. Every firefighting plan formulated in accordance with Point b and Point d Clause 2 of this Article shall be kept at the fire department; its copies shall be sent to the facility and the People’s Committee of the commune. The organizations whose forces are involved in the firefighting plan shall be informed of their tasks.
4. Practice of firefighting plans:
a) Every firefighting plan formulated in accordance with Point a Clause 2 of this Article shall be practiced at least once per year. Irregular practice shall be conducted on request.
b) Every firefighting plan formulated in accordance with Points b, c, and d Clause 2 of this Article shall be practiced on request.
c) Heads of organizations and Presidents of the People’s Committees of communes are responsible for conducting practice of firefighting plans. Before a firefighting plan mentioned in Point b, c, or d Clause 2 of this Article is practiced, an agreement shall be reached with the fire department in order to mobilize forces and vehicles.
d) All forces and vehicles mentioned in the firefighting plan must participate in the practice.
5. Fire departments shall provide instructions and inspect the formulation, practice, management, and application of firefighting plans.
6. The Ministry of Public Security shall provide the templates of grassroots firefighting plans and firefighting plans of fire departments; specify the competence to grant approval and time limit for practicing firefighting plan; specify responsibilities of organizations, households, and individuals when fire departments formulate firefighting plans; specify the practice of firefighting plans of fire departments.
Article 22. Responsibility for fire alarm notification, firefighting and participation in firefighting
1. Any person that discovers a fire shall immediately notify people nearby and any or all of the units below:
a) The watchmen, intramural or professional firefighting team where the fire occurs.
b) The nearest fire department.
c) Local government or nearest police station.
2. When being notified of a fire that occurs locally, any organization or unit mentioned in Clause 1 of this Article must immediately go to the scene, notify relevant units to provide reinforcement; if a fire occurs beyond their administrative division, the units in charge of the administrative division where the fire occurs must be notified.
3. The health persons present at the scene shall take every measures to save people, prevent spread of fire, and extinguish the fire; participants in firefighting must comply with every order of the fire commander.
4. Police officers, the army, the militia, medical facilities, electricity supply and water supply authority, urban environment authority, traffic authority, and other agencies relevant to firefighting shall comply with regulations in Clauses 2, 3, and 4 Article 33 of the Law on Fire safety and firefighting.
Article 23. Mobilization of privileged vehicles forces, vehicles and equipment of the army, international organizations, and foreign entities Vietnam to participate in firefighting
1. Military forces and equipment army that are not on any emergency mission may be mobilized to participate in firefighting. Every military commander who receives the order to mobilize force and equipment for firefighting must immediately comply to such order or notify his/her superior officer.
The Ministry of Public Security shall take charge and cooperate with the Ministry of National Defense in providing instructions on mobilization of military forces and equipment for firefighting.
2. The following vehicles shall not be mobilized to participate in firefighting:
a) Military vehicles or police vehicles on emergency missions.
b) Ambulances on emergency missions.
c) Vehicles serving recovery of natural disaster or state of emergency prescribed by law.
d) Vehicles guided by the police.
d) Funerary vehicles.
e) Other privileged vehicles defined by law.
3. Forces and equipment of international organizations and foreign entities in Vietnam may be mobilized to participate in firefighting, except for the international organizations and foreign entities entitled to diplomatic immunity and privileges as prescribed by law.
The Ministry of Foreign Affairs shall notify the Ministry of Public Security of the international organizations and foreign entities entitled to diplomatic immunity and privileges.
Article 24. Competence to mobilize forces, vehicles, and property in firefighting
1. Competence to mobilize forces, vehicles, and property to extinguish fire:
a) The fire commander that is a firefighter, head of the organization, or President of the People’s Committee is entitled to mobilize people, vehicles, and property of organizations, households, and individuals under their management; if people, vehicles and property beyond their competence must be mobilized, a competent person must be notified.
b) Heads of fire departments are entitled to mobilize people, vehicles, and property of local organizations, households, and individuals under their management. After mobilizing, the person in charge of such forces, vehicles, and property shall be notified.
c) Heads of Central Department of Fire safety, Firefighting, and Rescue are entitled to mobilize people, vehicles, and property of organizations, households, and individuals nationwide. After mobilizing, the person in charge of such forces, vehicles, and property shall be notified.
2. The Ministry of Public Security shall specify the procedures for mobilization of forces, vehicles, and property.
Article 25. Compensation for damage to vehicles and property mobilized in firefighting
Vehicles and property of organizations, households, and individuals mobilized in firefighting shall be returned to their owner after firefighting is done. If vehicles or property are lost or damaged, houses or constructions are dismantled as prescribed in Point c and Point d Clause 1 Article 38 of the Law on Fire safety and firefighting, compensation shall be provided as prescribed by law.
Compensation shall be covered by government budget.
Article 26. Privileges and assurance of privileges of people and vehicles mobilized in firefighting
1. Vehicles, ships, aircraft, and other means of transport of fire departments may switch on siren and is entitled to right of way, and other privileges prescribed by law.
Road motor vehicles of organizations and individuals mobilized in firefighting are given the privileges prescribed in Point b Clause 2 Article 36 of the Law on Fire safety and firefighting, given priority to pass bridges, ferries, and exempt from road charges.
2. When a person mobilized in firefighting presents the mobilization order, the vehicle owner or operator, or a relevant person shall run the vehicle as soon as possible.
Article 27. Flags, signs, and bands used during firefighting
Flags, signs, and bands used during firefighting include:
1. Flags of fire commanders
2. Fire commander’s band.
3. Signs and tapes indicating the boundary of firefighting zone.
4. No entry signs at the firefighting zone.
Designs of the flags, signs, and bands used during firefighting are specified in Appendix VI enclosed herewith.
1. The fire commander of a fire department is the person holding the highest rank of the fire department that is present at the fire scene.
2. If the fire spreads from one facility to another or from a facility to a residential area and vice versa before the firefighters arrive, the fire commander of that facility and residential area shall cooperate with each other in commanding the firefighting.
3. If a motor vehicle is on fire in a facility, village, or forest, before the firefighters arrive, the fire commander of the vehicle shall cooperate with the local fire commander.
4. When the person holding the highest rank of the fire department arrives at the fire scene, the fire commanders defined in Clause 2 Article 37 of the Law on Fire safety and firefighting shall participate in the commanding board and comply with the orders of the fire commander of the fire department.
Article 29. Fire commander’s tasks
1. Fire commander’s tasks:
a) mobilize forces, vehicles, and property in firefighting.
b) Determine the firefighting zone, develop and implement technical measures as well as fire fighting tactics.
c) Make demands for assurance of traffic and order.
d) Organize logistics and health services serving firefighting.
dd) Organize communications serving firefighting.
e) Encourage belief and morale.
g) Organize disclosure of information about the fire.
h) Make other requests serving firefighting.
2. Forces, vehicles, equipment, supplies, water, and extinguishing materials shall be mobilized in firefighting; ensure conditions for firefighting such as traffic, order, communication, logistics, health services, and encouragement works.
3. Before the firefighter arrive at the fire scene, the head of the facility or Presidents of the People’s Committees shall perform the tasks mentioned in Clause 1 and Clause 2 of this Article. Before the firefighters arrive at the fire scene, the head of the facility or Presidents of the People’s Committees shall perform the tasks mentioned in Clause 1 of this Article. They are also responsible for commanding the firefighting and perform the tasks in Clause 2 of this Article.
Article 30. Emergencies in which houses, constructions, obstacles may be dismantled or destroyed and property may be moved to serve firefighting.
Fire commanders of fire departments are entitled to decide to destroy, dismantle houses, constructions, obstacles and move property in accordance with Point d Clause 1 Article 38 of the Law on Fire safety and firefighting in the following emergencies:
1. There are people stuck in the fire or the fire is threatening lives of many people.
2. The fire is likely to cause an explosion or poisoning, negative impacts to the environment, serious loss of lives and property; or negative political impacts if it is not promptly controlled.
3. The firefighting is obstructed by houses, constructions, obstacles and there are no other better solutions.
Article 31. Firefighting at diplomatic missions, consular offices, representative offices of international organizations, and houses of members thereof
1. Firefighters of Vietnam may enter the premises of the organizations below to carry out firefighting upon request or approval of the heads of the organizations (or persons authorized by the heads):
a) The premises of diplomatic missions.
b) The premises of consular offices of countries with which Vietnam sign consular agreements that which allow Vietnam’s firefighters to enter to carry out firefighting upon request or approval of the heads of the organizations (or persons authorized by the heads).
c) The premises of representative offices of international organizations that belong to the UN.
d) The premises of intergovernmental organizations that do not belong to the UN, associations of international organizations if the international agreements between Vietnam and such organizations allow Vietnam’s firefighter to enter and carry out firefighting upon request or approval of the heads of the organizations (or persons authorized by the heads).
2. Vietnam’s firefighters may enter the premises of the organizations that are not mentioned in Clause 1 of this Article without request or approval of the heads or persons authorized by the heads.
3. Vietnam’s firefighters may enter houses of the persons below to carry out firefighting upon their request or approval:
a) Houses of foreign service officers that are not Vietnamese citizens and their families; technical and administrative employees that are not Vietnamese citizens or Vietnam’s residents and their families.
b) Houses of consular officers that are not Vietnamese citizens or Vietnam’s residents if the consular agreement between Vietnam and their countries allow Vietnam’s firefighters to enter and carry out firefighting upon their request or approval.
4. Vietnam’s firefighters may enter houses of members of consular offices, representative offices of international organizations that are not mentioned in Clause 3 of this Article to carry out firefighting without their request or approval.
5. The Ministry of Foreign Affairs shall notify the Ministry of Public Security of the entities mentioned in Points b, c, and d Clause 1 and Point b Clause 3 of this Article.
ORGANIZATION OF FIRE SAFETY FORCES
Article 32. Organization and management of watchman forces and intramural and professional firefighting forces
1. Heads of villages, mountain villages, mountain hamlets, ethnic minority villages or neighborhoods (hereafter referred to as villages) must suggest setting up and maintaining the operations of the watchman groups of the villages. With regard to large villages, the watchmen may be divided into multiple smaller groups. Presidents of People’s Committees of communes must set up, impose operating regulation, balance the budget, provide equipment and maintain the operations of the watchman groups.
2. The heads of facilities must set up or propose setting up a full-time or part-time intramural firefighting team. The heads of facilities prescribed in Clause 3 of Article 44 of Law on fire safety must set up or propose setting up and maintain a full-time professional firefighting team. The infrastructure investors in industrial zones, export processing zones, or hi-tech zones must set up and directly maintain full-time intramural firefighting teams.
The heads of authorities supervising the facilities must set up, impose operating regulation, balance the budget, provide equipment and maintain the operations of intramural firefighting teams and professional firefighting teams.
3. The Fire department must direct and inspect the qualification and professional skills of watchman groups, intramural and professional firefighting teams.
4. Composition of the watchman groups, intramural and professional firefighting teams:
a) A watchman group is composed of from 10 to 30 people, where there is 1 captain and 1 or 2 vice captains.
b) An intramural firefighting team is composed of from 10 to 25 people, where there is 1 captain and 2 or 3 vice captains.
c) A professional firefighting team shall be composed as prescribed in regulations of the Ministry of Public Security.
Article 33. Fire safety volunteers
1. A volunteer taking part in the fire safety operations must register with the People’s Committee of commune where he/she resides or with his/her workplace; that People’s Committee of commune, or company must receive and make a list, then send it to the fire department supervising such commune.
A volunteer organization taking part in the fire safety operations must register with the local fire department.
2. Once participation in fire safety operations is registered, the volunteer or volunteer organization must fulfill their duties and follow the guidance of the Captains or Vice captains of watchman groups, intramural or professional firefighting teams or other person in charge as prescribed.
Article 34. Providing training and fresher courses in fire safety operations for members of watchman groups, intramural and professional firefighting teams
1. The members of watchman groups, intramural and professional firefighting teams shall be provided with training and fresher courses in fire safety operations as follows:
a) Legal knowledge, fire safety knowledge that is suitable for every entity.
b) Method of propagation and raising the public awareness of fire safety.
c) Fire safety method.
d) Formulation and practice of firefighting plans; measures, tactics, techniques in firefighting.
dd) Method of preserving and using firefighting equipment.
e) Method for inspecting fire safety.
2. A Captain of a professional firefighting team must have an associate’s degree in fire safety or above and have professional knowledge in accordance with operating field.
3. The Ministry of Public Security shall provide specific guidance on program, content, and duration of fresher course in fire safety; the issuance and form of Certificate of training in fire safety, and provide members prescribed in Clause 1 of this Article with that training.
Article 35. Benefits for firefighting participants and members of watchman groups, intramural and professional firefighting teams.
1. A person who is ordered to directly extinguish the fire and serve the firefighting by the competent persons shall receive benefits as follows:
a) If it takes longer than 2 hours for firefighting, he shall receive 0.5 day’s basic salary.
b) If it takes from 2 hours to 4 hours for firefighting, he shall receive 0.75 day's basic salary.
c) If it takes longer than 4 hours or multiple days for firefighting, he shall receive a day’s basic salary for every 4 hours of firefighting. If he extinguishes the fire from 22:00 p.m to 6:00 a.m, the above benefits shall be doubled.
d) If a firefighting participant has an accident or injuries, he shall have the treatment cost covered; if his working capacity reduces due to the accident according to the conclusion of Medical Examination Council, he shall receive a subsidy depending on the reduced working capacity; if he dies, he shall be received the death benefits and funeral cost The above expenditures shall be paid by a social insurance organization of health insurance organization as prescribed; if the aforesaid participant has not bought the social insurance and health insurance, his expenditures shall be covered by the local government or his supervisory organization.
dd) If he has injuries in one of the cases mentioned in Ordinance on Preferential Treatment of People with Meritorious Services to the Revolution, he shall receive benefits for war invalids or equivalent.
e) If he dies in any of the cases mentioned in Ordinance on Preferential Treatment of People with Meritorious Services to the Revolution, he shall be recognized as a revolutionary martyr.
2. According to specific condition of each province, the Presidents of the People’s Committees of provinces shall request People’s Council of provinces to decide a regular support for a Caption or a Vice captain of watchman groups provided that it is not lower than 25% of basic salary.
3. Apart from receiving adequate salary and other allowances (if any), a Captain or a Vice captain of a part-time intramural firefighting team may receive a regular support paid by his supervisory organization. According to actual condition, the head of that organization shall provide every position with a support provided that it is not lower than 0.3 basic salary.
4. When participating in a fresher course in fire safety operations, a member of a watchman group shall receive an allowance of 1.5 day’s basic salary; a member of an intramural or professional firefighting team shall receive day offs, adequate salary and other allowances (if any), and a support of 0.5 day’s basic salary.
5. When participating in a fresher course in fire safety operations, if a member prescribed in Clause 4 of this Article has accidents, injuries, or he dies, he shall benefit from social insurance; if he has not bought compulsory social insurance, his benefits shall be covered by the local government budget or his supervisory organization.
6. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall take charge or cooperate with the Ministry of Public Security, the Ministry of Finance and relevant agencies in guidance on Point d, dd and e Clause 1, Clause 4 and Clause 5 of this Article.
Article 36. Mobilization of watchman forces and intramural and professional firefighting forces in participation in fire safety operations
1. Competence to mobilize watchman forces and intramural and professional firefighting forces in participation in fire safety operations:
a) The Presidents of the People’s Committees, Heads of authorities or organization may mobilize watchman groups, intramural and professional firefighting teams within their area of competence.
b) Heads of local fire departments may mobilize watchman forces, intramural and specialist firefighting forces in participation in fire safety operations within their area of competence.
c) Directors of Central Department of Fire safety, Firefighting, and Rescue may mobilize watchman forces, intramural and specialist firefighting forces in participation in fire safety operations on the national scale.
2. When the Decision of mobilization in fire safety operations is received, the person in charge of the watchman forces, intramural and professional firefighting forces must implement that Decision.
3. The Ministry of Public Security shall provide for forms, management regulation and use of the Decision of mobilizing watchman forces and intramural and specialist firefighting forces in participation in fire safety operations and procedures of mobilization.
Article 37. Benefits for commissioned officers, non-commissioned officers, or soldiers in the Fire department
Apart from benefits for commissioned officers, non-commissioned officers, or soldiers, they shall be provided with special diet after a practice session or a firefighting event; they also receive the benefits according to the List of extremely exhausting, dangerous or noxious jobs prescribed in regulations of law. Employees in the Fire department shall receive the same benefits as those of employees in Public Security.
FIRE SAFETY AND FIREFIGHTING EQUIPMENT
Article 38. Fire safety and firefighting equipment
1. Fire safety and firefighting equipment includes motor vehicles, equipment, machinery, tools, chemical, or supporting tools specially used in fire safety, saving people and property prescribed in Appendix V enclosed herewith.
2. The firefighting vehicles of the Fire department include fire trucks, firefighting boats or firefighting aircrafts.
3. Fire trucks of the Fire department include trucks ejecting extinguishant, trucks transporting fire-fighting personnel and material, water trucks, aerial ladder trucks and other motor vehicles used for the purpose of fire safety.
4. Domestic or imported fire safety and firefighting equipment must:
a) Conform with technical specifications required to fire safety purpose.
b) Conform with Vietnam’s technical regulations and standards or foreign or international standards permitted to apply in Vietnam.
5. New domestic or imported fire safety and firefighting equipment must be undergone verification of quality, category and model as prescribed in regulations of the Ministry of Public Security.
6. Fire safety and firefighting equipment which is domestically assembled or converted must be permitted by the competent Fire departments and undergone the verification of quality, category and model as prescribed in regulations of the Ministry of Public Security.
Article 39. Provision of fire safety and firefighting equipment for the Fire department
According to capacity of the government budget, the Fire department shall be provided the fire safety and firefighting equipment and other equipment with assurance of quantity, quality, uniformity, and modernity that satisfy requirements for fire safety and saving people in any cases and any fields.
The Ministry of Public Security shall allocate quota and standard of fire safety and firefighting equipment provided for the Fire department.
Article 40. Management and use of fire safety and firefighting equipment
1. Fire safety and firefighting equipment must be managed, maintained, and repaired as prescribed and be ready for fire fighting. Apart from fire safety purpose, the fire trucks may be used in the following purposes:
a) Assurance of security and politics.
b) Assurance of social order and safety.
c) Providing emergency care for victims; or handling urgent accidents.
d) Prevention of disaster and disaster recovery.
2. The Minister of Public Security or authorized person, the President of provincial People’s Committees within their competence is entitled to entitled to mobilize the fire trucks used in the purpose prescribed in Clause 1 of this Article.
3. Directors of Central Department of Fire safety, Firefighting, and Rescue of provinces, Chiefs of Office of Fire safety and Rescue affiliated to the Public Security of provinces within their competence are entitled to mobilize the fire trucks used in the purpose prescribed in Point b, c and d Clause 1 of this Article.
4. Heads of authorities within their competence are entitled to mobilize the fire trucks used in the purpose prescribed in Clause 1 of this Article.
5. The Ministry of Public Security shall provide for regulations of management, preservation, maintenance and use of fire safety and firefighting equipment and provide guidance of implementation for Ministries, regulatory bodies and local governments.
PROVISION OF FIRE SAFETY SERVICES
Article 41. Requirements applied to a business providing services of consultancy of design, assessment, supervision and inspection, technical assessment of fire safety
1. The Head or the legal representative of the business must have qualification or certificates of training in fire safety.
2. A business must have employees obtaining the practice certificates of eligibility for fire safety, in particular:
a) There is at least 1 employee obtaining a practice certificate in consultancy of design, assessment, supervision and inspection, and technical assessment of fire safety prescribed in Point a and c Clause 3 Article 47 of this Decree.
b) There is at least 1 employee who is in charge of design, assessment, supervision and inspection, and technical assessment of fire safety prescribed in Clause 4 Article 47 of this Decree.
3. There are operating places; vehicles, equipment, or places serving the consultancy of design, assessment, supervision and inspection, and technical assessment of fire safety
Article 42. Requirements applied to a business providing fire safety technology transfer consultancy services; training and guidance on fire safety operations
1. The Head and legal representative of the business must have qualification or certificates of training in fire safety.
2. There is at least one employee having a bachelor’s degree in fire safety or having bachelor’s degree in business-related field together with completing at least a 6-month fresher course in fire safety.
3. There are operating places; vehicles, equipment, or places serving the consultancy of technology transfers; there are vehicles and equipment serving training, or places organizing training or guidance on fire safety operation.
Article 43. Requirements applied to a business providing fire safety system construction and installation services
1. The Head and legal representative of the business must have qualification and certificates of training in fire safety.
2. There is at least one Commander who is in charge of construction of fire safety.
3. There are operating places and facilities, vehicles, equipment, or machinery serving the construction and installation of fire safety system.
Article 44. Requirements applied to a business that manufacture or assemble fire safety equipment
1. The Director and legal representative of the business must have qualification and certificates of training in fire safety.
2. There is at least one employee having a bachelor’s degree in fire safety or having bachelor’s degree in business-related field as well as completing at least a 6-month fresher course in fire safety.
3. There are operating places and workshops, vehicles, or equipment serving the production and installation of fire safety equipment.
Article 45. Requirements applied to a business providing services of vehicles and equipment serving fire safety
1. The Director and legal representative of the business must have qualification and certificates of training in fire safety.
2. There are at least two employees having certificates of fire safety in business-related field.
3. There are operating places and facilities, vehicles, or equipment serving the operation of fire safety equipment.
Article 46. Requirement applied to a person providing fire safety services
A person shall be permitted to provide fire safety services if he satisfy the following requirements:
1. The person has qualification or certificates of fire safety in business-related field.
2. The person works in a business providing fire safety services.
Article 47. Qualification or certificates of fire safety and requirements applied to persons that are in charge of design, assessment, inspection, and technical assessment of fire safety
1. Qualification in fire safety includes:
a) Bachelor’s degree in fire safety.
b) College’s degree in fire safety.
c) Associate’s degree in fire safety.
2. Certificates of fire safety include:
a) Certificates of training in fire safety.
b) Practice certificates of designing consultancy for fire safety.
c) Practice certificates of assessment consultancy for fire safety.
d) Practice certificates of observing consultancy for fire safety.
dd) Practice certificates of inspecting consultancy and technical assessment for fire safety.
e) Certificates of commander training in construction of fire safety.
3. Requirements for issuance of Certificates of fire safety:
a) In order to be granted a Certificate of training in fire safety, a person must be completed at least a 6-month fresher course in fire safety.
b) In order to be granted a practice certificate of inspecting consultancy and technical assessment for fire safety, a person must satisfy the following requirements:.
- The person has a bachelor’s degree in fire safety or a bachelor’s degree in consultancy-related field together with a certificate of training in fire safety.
- The person has at least 5 years' experience in consultancy of design, assessment, supervision and inspection, and technical assessment of fire safety and designs at least 5 constructions.
c) In order to be granted a practice certificate of observing consultancy for fire safety, a person must satisfy the following requirements:
- The person has an associate’s degree in fire safety or above or there is an equivalent degree in observing consultancy-related field together with certificate of training in fire safety;
- The person has at least 3 years' experience in design or construction or observation of construction or installation of fire safety system and completion of fresher course in observation of construction.
d) In order to be granted the Certificate of commander training in construction of fire safety, a person must satisfy the following requirements:
- The person has an associate’s degree in fire safety or above or there is an equivalent degree together with certificate of training in fire safety;
- The person has at least 5 years' experience in construction or installation of fire safety system.
4. In order to be in charge of design, assessment, inspection, observation, or technical assessment of fire safety, a person must satisfy the following requirements:
a) The person has a practice certificate in consultancy of design, assessment, inspection, observation, or technical assessment of fire safety as prescribed in Point b Clause 3 of this Article.
b) The person involves in consultancy in design, assessment, inspection, observation, or technical assessment of fire safety for at least 3 constructions.
Article 48. Procedures for Certificate of eligibility to provide fire safety services
1. Application for Certificate of eligibility to provide fire safety services includes:
a) Application form for Certificate of eligibility to provide fire safety services.
b) Copies of Certificates of Business registration or Operating licenses.
c) A list of employees having the Certificates of fire safety in accordance with provision of fire safety services; together with copies of their Certificates and copies of their employment decisions or labor contracts.
d) Copies of qualification of employees.
dd) Documentary evidence for conditions of facilities, vehicles, or equipment serving the businesses.
2. Within 7 working days, from the day on which the satisfactory application is received, the competent fire department must provide the businesses with the Certificate of eligibility to provide the fire safety services. If the application is rejected, the Fire department shall notify the businesses or the persons and provide an explanation in writing.
3. The businesses may not provide any fire safety services unless they are granted the Certificate of eligibility to provide fire safety services by a fire department.
Article 49. Management, use, replacement, reissuance, or revocation of Certificate of eligibility to provide fire safety services (hereinafter referred to as the Certificate)
1. The Director or the legal representative of a business providing fire safety services must manage the Certificate. All acts of correction, cleaning, trading, lending, leasing of Certificate are prohibited.
2. If the business goes bankrupt or no longer provides the fire safety services, the Certificate shall be annulled; if it is shut down, the Certificate must be returned to the fire department who granted that Certificate within 5 days from the day on which their operations are shut down; if it suspend its operation, a notification of reason and duration of suspension must be send to the fire department who granted that Certificate.
3. In case the Certificate is lost or damaged; or the business change their names, directors, legal representatives, location, or operations of fire safety services, they must send the application for reissuance the Certificate or replacement of new Certificate to the fire department who granted the initial Certificate.
4. The Certificate shall be revoked in the following cases:
a) The businesses go bankrupt or no longer provide the fire safety services.
b) They do not satisfy the requirements for provision of fire safety services after granted the Certificate as prescribed in this Decree.
Article 50. Handling with businesses providing fire safety services and persons granted the practice certificate of fire safety before the effective date of this Decree
1. From the effective date of this Decree, the businesses that are providing the fire safety must be granted the Certificate by the fire department.
2. After 36 months from the effective date of this Decree, if the businesses do not satisfy the requirements for provision of fire safety services as prescribed in this Decree, they must terminate their businesses.
3. If a person is granted a Certificate of fire safety by other authorities not the fire department, he must apply for replacement of the Certificate in accordance with Clause 3 Article 47 of this Decree.
INVESTMENT IN THE FIRE SAFETY OPERATIONS
Article 51. Use of financial investment in the fire safety operations
1. The financial source invested in the fire safety operations shall be used for the following purposes:
a) Investment in operations, facilities, fire safety equipment and other equipment of the fire department.
b) Support for operations of watchman groups, intramural firefighting teams.
c) Support for propagating and raising the public awareness of fire safety.
d) Support for giving commendations in fire safety operations.
dd) Support for other fire safety operations.
2. The sources of finance invested in the fire safety operations shall be managed and used as prescribed in the Law on Government budget.
Article 52. Budget invested in the fire safety operations
1. The expenditure on fire safety operations of fire department, regulatory agencies, public service providers, the armed forces and other units entitled to the central or local government budget shall be provided for by the government budget according to the current divisions of the budget.
The Government shall allocate an annual budget to the fire department; the Ministry of Public Security shall make a plan for budget invested in the fire safety operations and authorize Central Department of Fire safety, Firefighting, and Rescue to implement that plan; the People’s Committees shall make a plan for defense and security budget serving the local fire safety operations.
2. Authorities not entitled to the Government budget, households, individuals, or foreign organizations located within Vietnam’s territory shall budget themselves for their fire safety operations as prescribed.
3. The government budget invested in the fire safety operations of the fire department shall be used for the following purposes:
a) Regular operations of the Fire department.
b) Provision, renovation and modernization of firefighting equipment and technical facilities; scientific and technological research on fire safety as prescribed.
4. The expenditures on fire safety operations in defense and security budget of the People’s Committees include:
a) Regular operations of militia forces; regular support for Captains or Vice captains of watchman groups.
b) Purchase of protecting equipment, firefighting equipment for watchman groups.
Article 53. Investment promotions of the fire safety operations
1. The Government encourages and enables domestic agencies, organizations, and individuals; overseas Vietnamese; foreign organizations and individuals; or international organizations to invest and finance in the following fields:
a) Fire safety operations.
b) Provision of firefighting equipment.
c) Training and improvement in fire safety knowledge.
d) Application of science and technology advance to fire safety operations.
2. The Government encourages investors in domestic production and assembly, and export of firefighting equipment.
3. The agencies, organizations, and individuals who produce or assemble firefighting equipment domestically, export or import firefighting equipment shall be eligible for incentive policy on taxes as prescribed in regulation of law.
RESPONSIBILITIES OF MINISTRIES, MINISTERIAL-LEVEL AGENCIES, GOVERNMENTAL AGENCIES AND THE PEOPLE’S COMMITTEE IN THE FIRE SAFETY OPERATIONS
Article 54. Responsibilities of Ministries, Ministerial-level agencies, and Governmental agencies
The Ministries, Ministerial-level agencies, and Governmental agencies within their competence shall cooperate with the Ministry of Public Security in implementation of fire safety operations and, in particular:
1. Issue legislative documents and regulations on fire safety within their competence.
2. Cooperate with the Ministry of Public Security in implementation of law on fire safety.
3. Propagate legal knowledge; improve knowledge of fire safety; direct organization and maintenance of raising the public awareness of fire safety.
4. Direct the financial investment in fire safety operations, provision of fire safety equipment.
5. Direct the organization of firefighting and recover from negative effect of the fire.
6. Arrange the forces performing the fire safety duties; release statistics and send reports to the Government and the Ministry of Public Security on fire safety.
Article 55. Responsibilities of the Ministry of Public Security
The Ministry of Public Security shall perform their State management function in fire safety on the national scale, in particular:
1. Propose and implement the strategy, project, or plan for fire safety on the national scale.
2. Propose issuing or issue legislative documents on fire safety; provide guidance, organize the implementation and inspect the compliance with regulations on fire safety.
3. Provide guidance on propagation of legal knowledge, improve knowledge of fire safety; raise the public awareness of fire safety.
4. Carry out the inspection on fire safety; handle complaints or denunciation relating to fire safety within their competence.
5. Carry out the inspection on fire safety of projects, constructions, or motor vehicles which require special requirement for fire safety; inspect and certify that firefighting equipment, flameproof material are conformable.
6. Conduct an investigation or solve the fire case and handle with violations against regulations on fire safety.
7. Provide guidance on establishment of a standing organization that are ready for firefighting, practicing firefighting plans; and perform the rescue duties.
8. Set up and carry out the investment project on provision of firefighting equipment for the fire department; issue and implement regulations of provision and use of firefighting equipment.
9. Set up the fire department forces; offer the fresher courses on fire safety to officials.
10. Examine, popularize and apply the science and technology advance to fire safety operations.
11. Create management information system, conduct the fire safety operations.
12. Inspect the fire and explosion insurance relating to fire safety operations.
13. Suggest the participation in international organizations, conclusion of national agreement on fire safety operations to the Government; conduct the international operations relating to fire safety within their competence.
Article 56. Responsibilities of the People’s Committees
1. The People’s Committees of provinces and districts shall perform their State management function in fire safety within their competence in that provinces and districts in particular:
a) Issue local regulations on fire safety.
b) Direct, inspect and organize the implementation of law on fire safety in the local areas; handle the administrative violations against regulations on fire safety within their competence.
c) Provide guidance on propagation, improve knowledge of fire safety for the people; raise the public awareness of fire safety.
d) Allocate the budget for fire safety operations; provide fire safety equipment.
dd) Make a site plan; suggest granting land and building barracks for the fire department.
e) Direct the practicing firefighting plans which require a great number of forces and vehicles.
g) Direct the organization of firefighting and handling with negative effect of the fire.
h) Release statistics and send reports to the supervisory People’s Committees, the Government and the Ministry of Public Security on fire safety.
2. The People’s Committees of communes shall perform their State management function in fire safety within their competence in that communes in particular:
a) Direct, inspect and organize the implementation of law on fire safety in the local areas; ensure the safe requirement for fire safety applied to residential areas; handle the administrative violations against regulations on fire safety within their competence.
b) Propagate legal knowledge; improve knowledge of fire safety; direct organization and maintenance of raising the public awareness of fire safety.
c) Set up and manage the watchman groups in the villages.
d) Allocate the budget for fire safety operations; provide fire safety equipment for watchman groups as prescribed.
dd) Fulfill requirements for fire alarm information; road, or water source serving firefighting.
e) Direct the formulation and practice firefighting plans.
g) Direct the organization of firefighting and handling with negative effect of the fire.
h) Release statistics and send reports to the People’s Committees of districts.
This Decree shall take effect from September 15, 2014 and replace the Decree No. 35/2003/ND-CP dated April 4, 2003 providing guidance on Law on fire safety and Article 1 of Decree No. 46/2012/ND-CP dated May 22, 2012 on amendments to Decree No. 35/2003/ND-CP dated April 1, 2003 providing guidance on Law on fire safety.
1. The Ministers of: Public Security, Finance, Construction, Labor – Invalids and Social Affairs, and Education and Training within their competence shall provide guidance on implementation of this Decree.
2. The Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of People’s Committees of provinces and relevant entities shall be responsible for implementation of this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
LIST OF CONSTRUCTIONS WHOSE FIRE SAFETY IS MONITORED
(Enclosed with Decree No. 79/2014/ND-CP dated July 31, 2014 by the Government)
1. Institute, university, college, secondary school, vocational school, compulsory school and junior college; nursery, kindergarten.
2. Hospital, sanitarium, medical centers, other medical facilities.
3. Conference center, theatre, recreation center, circus, indoor sports hall, outdoor stadium; discotheque, crowded entertaining establishment, other public works.
4. Archive, museum, library, historical remain, other cultural works, fair/exhibit house.
5. Indoor market, semi-indoor market, shopping mall, supermarket, grocery.
6. Radio/television broadcasting facility; post and telecommunications facility.
7. Control center of all fields.
8. Airport, seaport; inland port for export and import of flammable goods/materials; cruise terminal; coach station, parking lot for automobiles/motorcycles/motorbikes; garage for automobiles/motorcycles/motorbikes; railway passenger station, railway freight station of level IV or higher.
9. Apartment building, multi-function house, hotel, inn, rest house.
10. Head office of State administrative agencies, office, research establishment.
11. Coal mine, flammable-mineral mine, underground traffic works; works in pits where the production, storage and use of flammable materials and explosives.
12. Nuclear facility; radiation facility; explosive material production facility; facilities for extraction, processing, production, transport, trade and use of petroleum and products thereof; facilities for industrial manufacture and manufacture and processing of other goods that are grade A, B, C, D or E fire safety risk.
13. Storage of weapons, explosive materials and supporting tools; storage of petroleum and petroleum products; harbor for export and import of explosive materials, harbor for export and import of petroleum, petroleum products and gas.
14. Petrol stations with at least 01 fuel dispenser; gas stations with at least 70kg of stored gas.
15. Power plant, electrical substation.
16. Shipyard; aircraft repairing factory.
17. Storage of flammable goods/materials or storage of non-flammable goods/materials with flammable package; ground of flammable goods/materials./.
LIST OF CONSTRUCTION POSING A FIRE SAFETY RISK
(Enclosed with Decree No. 79/2014/ND-CP dated July 31, 2014 by the Government)
1. Institutes, universities, colleges, secondary schools, vocational schools, compulsory schools and education centers whose classrooms have a volume of 5,000 m3 or more; nursery schools, kindergartens with 100 children or more.
2. Provincial, Ministerial and specialized hospitals; sanitaria and other medical facilities with 21 hospital beds or more.
3. Conference centers, theatres, recreation centers, cinemas, circuses with a seating capacity of 300 or more; indoor sports halls with a seating capacity of 200 or more; stadiums with a seating capacity of 5,000 or more; discotheques, crowded entertaining establishments with a volume of 1,500 m3 or more; other public works with a volume of 1,000 m3 or more.
4. Museums, libraries, exhibition halls, archives of district level or higher; historical remains, cultural works, fair houses of provincial level or higher or directly under the management of Ministerial offices, Ministerial-level agencies and/or Governmental agencies.
5. Indoor markets, semi-indoor markets directly under the management of People’s Committees of districts or higher level; other indoor/semi-indoor markets, shopping malls, supermarkets and groceries with a total area of pavilions of 300 m2 or more or with a volume of 1,000 m3 or more.
6. Radio/television broadcasting facilities; post and telecommunications facilities of district level or higher.
7. Control centers of provincial level or higher of all fields.
8. Airports, seaports, inland ports and coach stations of provincial level or higher; parking lot with a capacity of 200 automobiles or more; automobile garages with a capacity of 05 automobiles or more; grade I, II and III railway passenger stations; grade I and grade II railway freight stations.
9. Apartment buildings, multi-function houses, hotels, inns, rest houses with 05 floors or more or with a volume of 5,000 m3 or more.
10. Head offices of State administrative agencies; institutes, research centers, head office of specialized agencies, enterprises, political and social organizations and other organizations with 05 floors or more or with a volume of 5,000 m3 or more.
11. Coal mines, flammable-mineral mines, underground traffic works with a length of 100 m or more; works in pits for the production, storage and use of flammable/explosive substances with a volume of 1,000 m 2 or more.
12. Nuclear facilities; explosive production facilities; facilities for extraction, processing, production, transport, trade and use of petroleum, petroleum products and gas; facilities for production of other flammable goods with a volume of 5,000 m3 or more.
13. Storages of weapons, explosive materials and supporting tools; storages of petroleum and petroleum products; harbors for export and import of explosive materials, petroleum, petroleum products and gas.
14. Petrol stations with at least 01 fuel dispenser; gas stations with at least 70kg of stored gas.
15. Power plants; electrical substation of 110 KV or higher.
16. Shipyard; aircraft repairing factory.
17. Storage of flammable goods/materials or storage of non-flammable goods/materials with flammable package with a volume of 1,000 m3 or more; ground of flammable goods/materials with an area of 500 m2 or more.
18. Industrial production works with grade A, B, C, D or E risk of fire and explosion that are parts of main production lines with a volume of 1,000 m3 or more.
19. Facilities and works with items or the main parts that if the fire and explosion occurs there, will affect seriously to the entire facilities/works or have a total area or volume of items and parts accounted for from 25% of total area or more or volume of the entire facilities/works that the items or parts in the course of regular operations have the number of dangerous fire and explosion substances to be of one of the following cases:
a) Combustion air with a volume that may form explosive mixtures occupying from 5% of air volume in room or more or from 70 kg of flammable gases or more.
b) Liquid with deflagration temperature up to 61oC with a volume that may form explosive mixtures occupying from 5% of air volume in room or more or other burning liquid with deflagration temperature higher than 61oC with a volume of 1,000 litters or more.
c) Combustible dust or fibers with lower explosive limit of equal to or less than 65 g/m3 with a volume that may form explosive mixtures occupying from 5% of air volume in room or more; solid materials, goods, materials being combustible solid substances with an average weight of 100 kg per square meter of floor or more.
d) The substance that can burn, explode or produce flammable substances or explosives when they act together with the total volume of 1,000 kg or more.
dd) The substance that can burn, explode or produce flammable substance or explosive when it acts with water or the oxygen in the air with an amount of 500 kg or more./.
LIST OF CONSTRUCTIONS REQUIRED TO INFORM FIRE DEPARTMENTS OF THEIR FIRE SAFETY BEFORE BEING PUT INTO OPERATION
(Enclosed with Decree No. 79/2014/ND-CP dated July 31, 2014 by the Government)
1. Head office of State administrative agencies, apartment buildings with 09 floors or more; multi-function houses, hotels, inns, rest houses, head office of specialized agencies, enterprises, political and social organizations and other organizations, institutes, research centers with 07 floors or more.
2. Airports; aircraft repairing factories.
3. Petroleum, gas and flammable chemicals extraction, processing and production facilities of all scales.
4. Weapon, explosive and auxiliary tool storages; industrial explosive production, trade, supply, storage and consume facilities.
5. Petroleum storages with a volume of 500 m3 or more; gas storage with total weight of 600 kg or more.
6. Petrol stations with at least 01 fuel dispenser; gas stations with at least 70kg of stored gas.
7. Indoor markets, semi-indoor markets with total business area of 1,200 m2 or more or with 300 business households or more; shopping malls, supermarkets and groceries with a total area of pavilions of 300 m2 or more or with a volume of 1,000 m3 or more.
8. Nuclear power plants; thermo-electric plants with a capacity of 100 MW or higher; hydroelectric plants with a capacity of 20 MW or higher; electrical substations with a voltage of 220 KV or higher./.
LIST OF CONSTRUCTIONS WHOSE FIRE SAFETY DESIGN IS APPROVED BY FIRE DEPARTMENTS
(Enclosed with Decree No. 79/2014/ND-CP dated July 31, 2014 by the Government)
1. Projects on planning for new construction or renovation of urban areas, residential areas, industrial zones, export-processing zones, hi-tech zones; projects on new construction or renovation of infrastructural works related to fire prevention and fighting activities of urban areas, residential areas, industrial zones, export-processing zones and hi-tech zones under the competence in approval of district level or higher.
2. Institutes, universities, colleges, secondary schools, vocational schools, compulsory schools and education centers whose classroom has a volume of 5,000 m3 or more; nursery schools, kindergartens with 100 children or more.
3. Hospitals of districts or higher level; sanitaria and other medical facilities with at least 21 beds.
4. Conference centers, theatres, recreation centers, cinemas, circuses with a seating capacity of 300 or more; indoor sports halls with a seating capacity of 200 or more; stadiums with seating capacity of 5,000 or more; discotheque, crowded entertaining establishments with a volume of 1,500 m3 or more; other public works with a volume of 1,000 m3 or more.
5. Museums, libraries, exhibition halls, archives of district level or higher; historical remains other cultural works of provincial level or directly under the management of Ministerial offices, Ministerial-level agencies and/or Governmental agencies.
6. Indoor markets of district level or higher; other markets, shopping malls and supermarkets with a total area of pavilions of 300 m2 or more or with a volume of 1,000 m3 or more.
7. Radio/television broadcasting works; post and telecommunications facilities of district level or higher.
8. Control centers of regional and provincial level or higher of all fields.
9. Airports, seaports, inland waterways ports of grade IV or higher; car stations of district level or higher; railway stations with a total area of floor at 500 m2 or higher.
10. Apartment buildings with 05 floors or more; multi-function houses, hotels, inns, rest houses with 05 floors or more or with a volume of 5,000 m3 or more.
11. Head office of State administrative agencies of communes or higher level; head office of specialized agencies, enterprises, political and social organizations and other organizations with 05 floors or more or with a volume of 5,000 m3 or more.
12. Works affiliated to scientific research or high-tech facilities with 05 floors or more or with a volume of 5,000 m3 or more.
13. Underground train works; railway tunnels with a length of 2,000 m or more; road tunnels with a length of 100 m or more; automobile garages with a capacity of 05 automobiles; works in pits where the production, storage and use of flammable substances are performed with a volume of 1,000 m3 or more.
14. Storages of weapons, explosive materials and supporting tools; works for export, import, processing, storage and transport of petroleum and petroleum products, industrial explosives.
15. Industrial production works with grade A, B, C, D or E risk of fire and explosion that are parts of main production lines with a volume of 1,000 m3 or more.
16. Petrol stations with at least 01 fuel dispenser; gas stations with at least 70kg of stored gas.
17. Power plants (nuclear, thermo-electric, hydroelectric, wind electric, etc) electrical substations with a voltage of 110 KV or higher.
18. Shipyards; aircraft repairing factories.
19. Storages of flammable goods/materials or storages of non-flammable goods/materials with flammable package with a volume of 1,000 m3 or more;
20. National defense and security works with risk of fire and explosion or with special security requirements./.
LIST OF FIRE SAFETY AND FIREFIGHTING EQUIPMENT
(Enclosed with Decree No. 79/2014/ND-CP dated July 31, 2014 by the Government)
1. Mechanical firefighting equipment:
a) Normal fire trucks: fire truck with or without a tanker.
b) Special fire trucks: airport fire truck, forest fire truck, chemical fire truck, fire truck for disruptive manifestations, etc.
c) Firefighting aircraft; firefighting boat.
d) Vehicles specialized for firefighting: ladder truck, bucket truck, director truck, information and lighting truck, pumping truck, water tanker, vehicle transporter, firefighter transporter, chemical tank truck, ambulance, tow truck, rescue truck, smoke ejector vehicle, technical vehicle, etc.
dd) Firefighting pump: hand pump, trailer pump, floating pump.
2. Popular firefighting equipment:
a) Firefighting hoses.
b) Fire nozzle.
c) 2-fork, 3-fork breaching, ejectors.
d) Filter.
dd) Fire plug, fire hydrant standpipe.
e) Fire ladder.
g) Extinguisher (portable, trolley): powder extinguisher, gas extinguisher, foam extinguisher, etc.
3. Extinguishant: fire powder, fire gas and fire foam.
4. Fire-resistant material and flame retardant:
a) Fire-retardant paint.
b) Fire-resistant material.
c) Fire-retardant impregnated material.
5. Personal protective apparel and equipment:
a) Fire apparel: clothing, hat, boots, gloves, goggles, belts, fire fighting mask; insulated boots and gloves; heatproof clothing; anti-chemical and radioactive clothing.
b) Protective masks, filter masks, oxygen chargers to gas masks.
6. Means of life rescue: rope, pad, ladder, tube, tracing device, etc.
7. Demolition tools:
a) Cutter, tractor, lifting machine operated with compressed air, hydropower, electricity or engine.
b) Bolt cutter, hand saw, hammer, crowbar, etc.
8. Devices and tools for firefighting information and control, including:
a) Control table, control tent.
b) Landline information system.
c) Wireless information system.
9. Fire alarm system, fire fighting system;
a) Automatic/semiautomatic fire alarm system.
b) Automatic/semiautomatic fire extinguishing system (with gas, water, powder, foam), indoor fire hydrant system, outdoor fire water supply system./.
SPECIFICATIONS OF PRIORITY SIGNALS AND SIGNALS USED DURING FIREFIGHTING
(Enclosed with Decree No. 79/2014/ND-CP dated July 31, 2014 by the Government)
1. Priority flag for fire truck:
Green background, yellow edge, yellow text, yellow arrow. |
|
2. Firefighter ribbon:
Red background, yellow edge, yellow text.
3. Pennant of firefighting control boards:
Green background, yellow edge, yellow text. |
|
4. Band of firefighting controller:
Red background, yellow edge, yellow text.
5. Signs of firefighting area:
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực