Nghị định 46/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 35/2003/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng cháy và chữa cháy và Nghị định 130/2006/NĐ-CP quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
Số hiệu: | 46/2012/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 22/05/2012 | Ngày hiệu lực: | 15/07/2012 |
Ngày công báo: | 01/06/2012 | Số công báo: | Từ số 381 đến số 382 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/04/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46/2012/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2012 |
NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 35/2003/NĐ-CP NGÀY 04 THÁNG 4 NĂM 2003 QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 130/2006/NĐ-CP NGÀY 08 THÁNG 11 NĂM 2006 QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM CHÁY, NỔ BẮT BUỘC
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2006 quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc,
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định số 35/2003/NĐ-CP)
1. Khoản 3 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"3. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Khoản 1 Điều này phải được tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.
Đối với các cơ sở quy định tại Phụ lục 2 Nghị định này, trước khi đưa vào hoạt động, người đứng đầu cơ sở phải có văn bản thông báo cam kết với cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy về việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy; đồng thời, gửi kèm theo các giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy, cụ thể như sau:
- Bản sao "Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy", văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;
- Bản thống kê các phương tiện phòng cháy và chữa cháy; phương tiện, thiết bị cứu người đã trang bị cho cơ sở;
- Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở kèm theo danh sách những người đã qua huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy;
- Phương án chữa cháy;
- Bản sao các quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở;
- Quy định về phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy của cơ sở;
- Các quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.
Bộ Công an quy định cụ thể mẫu văn bản thông báo cam kết; các loại giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo và việc tiếp nhận văn bản thông báo cam kết của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy."
2. Khoản 2 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"2. Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy gồm tàu thủy, tàu hỏa chuyên dùng để vận chuyển hành khách, vận chuyển xăng dầu, chất lỏng dễ cháy, khí cháy, vật liệu nổ, hóa chất có nguy hiểm cháy, nổ khi chế tạo mới hoặc hoán cải phải được thẩm duyệt và nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy. Trước khi đưa vào hoạt động, chủ phương tiện phải có văn bản thông báo cam kết với cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy về việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy; đồng thời, gửi kèm theo các giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy, cụ thể như sau:
- Bản sao "Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy", văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;
- Bản sao các quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của phương tiện;
- Bản sao giấy chứng nhận đã qua huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền cấp cho người điều khiển phương tiện làm việc;
- Bản thống kê các phương tiện phòng cháy và chữa cháy; phương tiện, thiết bị cứu người đã trang bị cho phương tiện.
3. Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 16. Thiết kế và thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
1. Dự án, thiết kế quy hoạch xây dựng, dự án đầu tư và thiết kế xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng công trình, hạng mục công trình (sau đây gọi chung là dự án, công trình) thuộc mọi nguồn vốn đầu tư phải tuân theo các quy định của tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.
Việc lập dự án, thiết kế công trình quy định tại Phụ lục 3 và Phụ lục 3a Nghị định này phải do đơn vị tư vấn thiết kế xây dựng có đủ năng lực và tư cách pháp nhân thực hiện.
2. Các dự án, công trình quy định tại Phụ lục 3 Nghị định này khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng phải được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Khoản 6 Điều này.
3. Các dự án, công trình quy định tại Phụ lục 3a Nghị định này và các công trình thuộc diện phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng do cơ quan quản lý xây dựng và chủ đầu tư tự thẩm định các nội dung thiết kế về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy khi phê duyệt dự án, thiết kế và cấp giấy phép xây dựng. Đối với những công trình xét thấy gặp khó khăn về nghiệp vụ chuyên môn thẩm định về phòng cháy và chữa cháy thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng hoặc cơ quan phê duyệt dự án, thiết kế cần xin thêm ý kiến của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy bằng văn bản.
Đối với dự án, công trình quy định tại Phụ lục 3a Nghị định này, trước khi đưa vào sử dụng, chủ đầu tư phải có văn bản thông báo cam kết với cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy về việc công trình đã được thẩm định, phê duyệt thiết kế và nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo đúng quy định của pháp luật.
4. Dự án, công trình không thuộc danh mục quy định tại Phụ lục 3 và Phụ lục 3a Nghị định này khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng vẫn phải thiết kế bảo đảm yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy nhưng không bắt buộc phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
5. Nội dung thẩm duyệt, thẩm định, phê duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, thiết kế quy hoạch phải theo đúng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 13; đối với thiết kế xây dựng công trình phải theo đúng quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 14 Nghị định này. Kết quả thẩm duyệt, thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy là một trong những căn cứ để xem xét, phê duyệt dự án, thiết kế và cấp giấy phép xây dựng.
6. Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình quy định tại Phụ lục 3 Nghị định này được thực hiện như sau:
a) Đối với dự án thiết kế quy hoạch, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có văn bản trả lời về giải pháp phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế quy hoạch tỷ lệ 1:500;
b) Đối với dự án, công trình có từ hai bước thiết kế trở lên, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có văn bản góp ý về giải pháp phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế cơ sở và thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công;
c) Đối với dự án, công tác có một bước thiết kế, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công. Công trình có nguy hiểm cháy, nổ nêu tại mục 13, 14 và 19 của Phụ lục 3 Nghị định này phải có văn bản chấp thuận về địa điểm xây dựng của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trước khi tiến hành thiết kế công trình.
7. Hồ sơ trình thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình quy định tại Phụ lục 3 của Nghị định này gồm 02 bộ, có xác nhận của chủ đầu tư, nếu hồ sơ bằng tiếng nước ngoài, thì phải có bản dịch phần thuyết minh ra tiếng Việt kèm theo. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm duyệt phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch đó. Hồ sơ bao gồm:
a) Đối với hồ sơ dự án thiết kế, quy hoạch:
- Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức thẩm định, phê duyệt dự án hoặc của chủ đầu tư; nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo;
- Các tài liệu và bản vẽ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1:500 thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 13 Nghị định này.
b) Đối với hồ sơ thiết kế cơ sở:
- Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức thẩm định, phê duyệt dự án hoặc của chủ đầu tư; nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo;
- Bản sao văn bản cho phép đầu tư của cấp có thẩm quyền;
- Các bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế cơ sở thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 14 Nghị định này.
c) Đối với hồ sơ chấp thuận địa điểm xây dựng:
- Văn bản đề nghị kiểm tra, chấp thuận địa điểm xây dựng về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư có nêu rõ quy mô, tính chất, đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của công trình dự kiến xây dựng, đặc điểm, hiện trạng và sự phù hợp của khu đất dự kiến xây dựng công trình;
- Bản sao giấy tờ xác nhận quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu nhà, công trình;
- Bản vẽ, tài liệu thể hiện rõ hiện trạng địa hình của khu đất có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy như: Bậc chịu lửa hay mức độ chịu lửa của công trình, khoảng cách từ công trình dự kiến xây dựng đến các công trình xung quanh, hướng gió, cao độ công trình.
d) Đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công:
- Văn bản đề nghị thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư; trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo;
- Bản sao văn bản cho phép đầu tư của cấp có thẩm quyền hoặc chứng chỉ quy hoạch hoặc giấy tờ xác nhận quyền sử dụng đất;
- Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 14 Nghị định này.
8. Thời hạn thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình quy định tại Phụ lục 3 Nghị định này được tính kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể như sau:
a) Đối với dự án quy hoạch: Không quá 10 ngày làm việc;
b) Đối với thiết kế cơ sở: Không quá 10 ngày làm việc đối với dự án nhóm A; không quá 5 ngày làm việc đối với dự án nhóm B và nhóm C;
c) Đối với chấp thuận địa điểm xây dựng: Không quá 05 ngày làm việc;
d) Đối với thẩm duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công: Không quá 15 ngày làm việc đối với dự án, công trình nhóm A; không quá 10 ngày làm việc đối với dự án, công trình nhóm B và nhóm C.
Phân nhóm dự án, công trình các nhóm A, B, C nêu trên được thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
9. Bộ Công an và các Bộ, ngành có liên quan ban hành tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy đối với từng loại công trình; phối hợp với Bộ Xây dựng hướng dẫn về nội dung, trình tự thẩm duyệt, thẩm định, phê duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy trong xây dựng. Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân về phòng cháy và chữa cháy trong hoạt động xây dựng.
10. Bộ Tài chính chủ trì, thống nhất với Bộ Công an quy định việc thu và sử dụng phí thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy. Phí thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy được xác định trong vốn đầu tư của dự án, công trình."
4. Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 17. Trách nhiệm của chủ đầu tư, đơn vị tư vấn dự án, giám sát thi công, đơn vị tư vấn thiết kế, nhà thầu xây dựng, cơ quan phê duyệt dự án, cơ quan cấp giấy phép xây dựng và cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng công trình.
1. Trách nhiệm của chủ đầu tư:
a) Bảo đảm việc lập dự án, thiết kế theo đúng quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định này. Trình hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình quy định tại Phụ lục 3 Nghị định này;
b) Thẩm định, phê duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình quy định tại Phụ lục 3a Nghị định này;
c) Tổ chức thi công, kiểm tra, giám sát thi công theo đúng thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đã được phê duyệt. Trường hợp trong quá trình thi công nếu có sự thay đổi về thiết kế và thiết bị phòng cháy và chữa cháy thì phải giải trình hoặc thiết kế bổ sung và phải được thẩm duyệt, phê duyệt lại;
d) Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình trong suốt quá trình xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng;
đ) Tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy. Đối với dự án, công trình quy định tại Phụ lục 3 Nghị định này, trước khi đưa vào sử dụng, chủ đầu tư phải có văn bản thông báo cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã thẩm duyệt trước đó đến kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;
e) Đối với dự án, công trình quy định tại Phụ lục 3a Nghị định này, trước khi đưa vào sử dụng, chủ đầu tư phải có văn bản thông báo cam kết với cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy về việc công trình đã được thẩm định, phê duyệt thiết kế và nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo đúng quy định của pháp luật.
Bộ Công an quy định mẫu văn bản thông báo cam kết của chủ đầu tư.
2. Trách nhiệm của đơn vị tư vấn thiết kế:
a) Thiết kế bảo đảm các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy; chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm thiết kế trong thời gian xây dựng và sử dụng công trình;
b) Thực hiện giám sát tác giả trong quá trình thi công xây lắp công trình;
c) Tham gia nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
3. Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng:
a) Thi công theo đúng thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đã được phê duyệt;
b) Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy thuộc phạm vi quản lý của mình trong suốt quá trình thi công đến khi bàn giao công trình;
c) Lập hồ sơ hoàn công, chuẩn bị các tài liệu và điều kiện để phục vụ công tác nghiệm thu và tham gia nghiệm thu công trình.
4. Trách nhiệm của đơn vị tư vấn quản lý dự án và giám sát thi công:
Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư trong việc thực hiện các nội dung về phòng cháy và chữa cháy theo cam kết trong hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và đơn vị tư vấn.
5. Trách nhiệm của cơ quan phê duyệt dự án và cơ quan cấp giấy phép xây dựng
a) Cơ quan phê duyệt dự án có trách nhiệm tổ chức thẩm định, phê duyệt nội dung phòng cháy và chữa cháy trước khi phê duyệt dự án. Đối với dự án, công trình quy định tại Phụ lục 3 Nghị định này, trước khi phê duyệt phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy theo quy định;
b) Cơ quan cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm yêu cầu chủ đầu tư xuất trình văn bản thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình quy định tại Phụ lục 3 Nghị định này, văn bản thẩm định, phê duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư đối với các dự án, công trình quy định tại Phụ lục 3a Nghị định này.
6. Trách nhiệm của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy:
a) Xem xét, trả lời về giải pháp phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế quy hoạch và hồ sơ thiết kế cơ sở; thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công của các dự án, công trình quy định tại Phụ lục 3 Nghị định này;
b) Xem xét, trả lời về giải pháp phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình khi có yêu cầu của chủ đầu tư theo quy định tại Khoản 3 Điều 16 Nghị định này;
c) Kiểm định thiết bị, phương tiện phòng cháy và chữa cháy trước khi lắp đặt; kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình thi công xây dựng;
d) Kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình theo thẩm quyền."
5. Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 22. Phương án chữa cháy
1. Phương án chữa cháy phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản sau đây:
a) Nêu được tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy;
b) Đề ra tình huống cháy phức tạp nhất và một số tình huống cháy đặc trưng khác có thể xảy ra, khả năng phát triển của đám cháy theo các mức độ khác nhau;
c) Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và các công việc phục vụ chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của từng tình huống cháy.
2. Trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy
a) Người đứng đầu cơ sở, trưởng thôn, trưởng ấp, trưởng bản, tổ trưởng tổ dân phố, chủ rừng, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ trong phạm vi quản lý của mình (gọi chung là phương án chữa cháy của cơ sở);
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở thuộc danh mục do Bộ Công an quy định tại Điểm b Khoản này có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy xây dựng phương án chữa cháy cho khu dân cư, cơ sở do mình quản lý theo hướng dẫn của Bộ Công an;
b) Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy cơ sở và khu vực dân cư cần huy động lực lượng, phương tiện của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và của nhiều cơ quan, tổ chức hoặc nhiều địa phương (gọi chung là phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy);
Bộ Công an quy định danh mục cơ sở, khu dân cư do cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy.
c) Phương án chữa cháy phải được bổ sung, chỉnh lý kịp thời khi có những thay đổi về tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy.
3. Thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở không thuộc Phụ lục 1 Nghị định này;
b) Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thuộc Công an cấp tỉnh phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở quy định tại Phụ lục 1 Nghị định này; phương án chữa cháy do Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy xây dựng có huy động lực lượng, phương tiện của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và của nhiều cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi địa bàn quản lý; trường hợp đặc biệt do Giám đốc Công an cấp tỉnh phê duyệt;
c) Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thuộc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở quy định tại Phụ lục 1 Nghị định này trong phạm vi địa bàn quản lý; phương án chữa cháy do Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy xây dựng có huy động lực lượng, phương tiện của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thuộc thẩm quyền quản lý, của nhiều cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi địa bàn quản lý;
d) Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phê duyệt phương án chữa cháy do Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy xây dựng có huy động lực lượng, phương tiện của các phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trực thuộc, của nhiều cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi địa bàn quản lý;
đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án chữa cháy có huy động lực lượng, phương tiện của Quân đội;
e) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phê duyệt phương án chữa cháy có huy động lực lượng và phương tiện của nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; trường hợp cần thiết trình Bộ trưởng Bộ Công an hoặc người được ủy quyền phê duyệt; trường hợp đặc biệt thì Bộ trưởng Bộ Công an trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Trình tự thủ tục, thời hạn phê duyệt phương án chữa cháy:
a) Trình tự thủ tục phê duyệt phương án chữa cháy:
Sau khi tổ chức lập xong phương án chữa cháy cơ sở thuộc Phụ lục 1 Nghị định này, người có trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án duyệt, ký tên, đóng dấu, làm hồ sơ đề nghị phê duyệt gửi đến người có thẩm quyền phê duyệt.
Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án chữa cháy gồm 1 bộ. Thành phần hồ sơ gồm 1 văn bản đề nghị phê duyệt phương án chữa cháy kèm theo 2 phương án chữa cháy đã được người có trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án duyệt, ký tên, đóng dấu.
Trong thời hạn quy định tại Điểm b Khoản này, người có thẩm quyền phê duyệt phương án tổ chức kiểm tra các thông tin có liên quan đến nội dung phương án để xem xét quyết định phê duyệt hay có văn bản yêu cầu bổ sung, chỉnh lý lại phương án chữa cháy;
b) Thời hạn phê duyệt đối với các phương án chữa cháy cơ sở thuộc Phụ lục 1 Nghị định này được tính kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, quy định cụ thể như sau:
- Phương án chữa cháy do Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phê duyệt: Không quá 07 ngày làm việc;
- Phương án chữa cháy do Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phê duyệt: Không quá 10 ngày làm việc.
5. Phương án chữa cháy được xây dựng theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này được quản lý tại cơ sở và sao gửi cho đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quản lý địa bàn; phương án chữa cháy được xây dựng theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này được quản lý tại đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và sao gửi cho cơ sở, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng phương án chữa cháy. Cơ quan, tổ chức có lực lượng, phương tiện tham gia trong phương án được phổ biến những nội dung liên quan đến nhiệm vụ của mình.
6. Chế độ và trách nhiệm tổ chức thực tập phương án chữa cháy
a) Phương án chữa cháy được xây dựng theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này được tổ chức thực tập ít nhất mỗi năm một lần và thực tập đột xuất khi có yêu cầu;
b) Phương án chữa cháy được xây dựng theo quy định tại Điểm b khoản 2 Điều này được tổ chức thực tập khi có yêu cầu;
c) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức thực tập phương án chữa cháy. Đối với phương án quy định tại Điểm b Khoản này trước khi tổ chức thực tập phải có sự trao đổi thống nhất với cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy để huy động lực lượng, phương tiện tham gia;
d) Lực lượng, phương tiện có trong phương án chữa cháy khi được huy động thực tập phải tham gia đầy đủ.
7. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, thực tập, quản lý và sử dụng phương án chữa cháy;
8. Bộ Công an quy định mẫu phương án chữa cháy của cơ sở và mẫu phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; quy định cụ thể trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân có liên quan khi cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy xây dựng phương án chữa cháy và chế độ thực tập phương án chữa cháy do cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy lập."
6. Khoản 5 Điều 46 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"5. Thực hiện thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình xây dựng, các phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy; kiểm định thiết bị, phương tiện phòng cháy và chữa cháy, vật liệu chống cháy".
7. Mục 15 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định số 35/2003/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung như sau:
"15. Công trình tàu điện ngầm; hầm đường sắt có chiều dài trên 2.000 m; hầm đường bộ có chiều dài từ 600m trở lên; hầm mỏ khai thác than và các khoáng sản khác cháy được; các công trình ngầm trong hoạt động có sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ và có khối tích từ 1.000 m3 trở lên."
8. Tiêu đề Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định số 35/2003/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Phụ lục 2: Danh mục cơ sở thuộc diện phải có văn bản thông báo cam kết bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy trước khi đưa vào hoạt động."
9. Phụ lục 3 ban hành kèm theo Nghị định số 35/2003/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Phụ lục 3: Danh mục dự án, công trình do cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy:
1. Dự án quy hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và dự án xây dựng mới hoặc cải tạo công trình thuộc cơ sở hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu dân cư, đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp tỉnh trở lên.
2. Nhà ở tập thể, nhà chung cư và nhà ở khác cao từ 9 tầng trở lên.
3. Bệnh viện, nhà điều dưỡng, trung tâm y tế, cơ sở khám chữa bệnh có quy mô trên 50 giường.
4. Trường học, cơ sở giáo dục có khối tích từ 10.000 m3 trở lên; nhà trẻ, mẫu giáo có từ 200 cháu trở lên.
5. Chợ kiên cố, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng có từ 300 hộ buôn bán trở lên hoặc có tổng diện tích gian hàng từ 1.200 m2 trở lên.
6. Rạp hát, rạp chiếu phim, hội trường, nhà văn hóa có thiết kế từ 300 chỗ ngồi trở lên; nhà thi đấu thể thao trong nhà có từ 1.000 chỗ ngồi trở lên, sân vận động ngoài trời có từ 10.000 chỗ ngồi trở lên; vũ trường, câu lạc bộ, cơ sở dịch vụ chơi giải trí đông người có khối tích từ 1.500 m3 trở lên; những công trình công cộng khác có khối tích từ 3.000 m3 trở lên.
7. Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ cao từ 7 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 10.000 m3 trở lên.
8. Nhà hành chính, nhà văn phòng làm việc từ 7 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 10.000 m3 trở lên; trụ sở làm việc của cơ quan chính quyền, tổ chức chính trị, xã hội cấp tỉnh trở lên.
9. Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày, nhà lưu trữ cấp tỉnh trở lên.
10. Nhà, công trình thuộc cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ từ 7 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 10.000 m3 trở lên.
11. Đài phát thanh, truyền hình, cơ sở bưu chính viễn thông từ cấp tỉnh trở lên. Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển quy mô khu vực và quốc gia thuộc các lĩnh vực.
12. Nhà ga hàng không, đường thủy, đường sắt, bến xe ô tô thuộc cấp đặc biệt, cấp I, cấp II và cấp III; cảng đường thủy thuộc cấp đặc biệt, cấp I, cấp II và cấp III theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân loại, phân cấp xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị.
13. Cửa hàng kinh doanh xăng dầu, khí đốt.
14. Công trình xuất nhập, chế biến, bảo quản, vận chuyển dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, vật liệu nổ công nghiệp.
15. Nhà, công trình sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp thuộc hạng nguy hiểm cháy nổ A, B có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
16. Nhà, công trình sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp thuộc hạng nguy hiểm cháy nổ C, D, E có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
17. Nhà kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc có bao bì cháy được có khối tích từ 2.500 m3 trở lên.
18. Nhà máy điện có công suất từ 20 MW trở lên; trạm biến áp từ 110 kV trở lên.
19. Công trình an ninh, quốc phòng có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc có yêu cầu bảo vệ đặc biệt.
20. Công trình tàu điện ngầm; hầm đường sắt có chiều dài trên 2.000 m; hầm đường bộ có chiều dài từ 600 m trở lên; các công trình ngầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ và có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
10. Bổ sung Phụ lục số 3a như sau:
"Phụ lục 3a: Danh mục dự án, công trình do cơ quan quản lý xây dựng và chủ đầu tư thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy và trước khi đưa vào sử dụng, chủ đầu tư phải có văn bản thông báo cam kết với cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy:
1. Dự án quy hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, công trình thuộc cơ sở hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu dân cư, đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thuộc thẩm quyền phê duyệt cấp huyện.
2. Nhà ở tập thể, nhà chung cư và nhà ở khác cao từ 5 tầng đến 8 tầng.
3. Bệnh viện, nhà điều dưỡng, trung tâm y tế, cơ sở khám chữa bệnh có quy mô từ 25 giường đến 50 giường.
4. Trường học, cơ sở giáo dục có khối lớp học có khối tích từ 5.000 m3 đến dưới 10.000 m3; nhà trẻ, mẫu giáo có từ 100 đến dưới 200 cháu.
5. Chợ kiên cố, bán kiên cố, Trung tâm thương mại có dưới 300 hộ buôn bán hoặc có tổng diện tích gian hàng dưới 1.200 m2.
6. Rạp hát, rạp chiếu phim, hội trường, nhà văn hóa có thiết kế từ 200 chỗ đến dưới 300 chỗ; nhà thi đấu thể thao trong nhà có từ 200 chỗ đến dưới 1.000 chỗ ngồi, sân vận động ngoài trời có dưới 10.000 chỗ ngồi; vũ trường, câu lạc bộ, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí có khối tích dưới 1.500 m3 và những công trình công cộng khác có khối tích từ 1.000 m3 đến dưới 3.000 m3.
7. Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ cao từ 5 tầng đến 6 tầng hoặc có khối tích từ 5.000 m3 đến dưới 10.000 m3.
8. Nhà hành chính, trụ sở làm việc cao dưới 7 tầng hoặc có khối tích từ 5.000 m3 đến dưới 10.000 m3; nhà hành chính của cơ quan chính quyền, tổ chức chính trị xã hội cấp huyện quản lý.
9. Nhà lưu trữ, thư viện với trữ lượng từ 10.000 đến dưới 500.000 đơn vị sách, tài liệu; nhà triển lãm có diện tích từ 300 m2 đến dưới 10.000 m2; nhà bảo tàng do cấp huyện quản lý.
10. Nhà, công trình thuộc cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ cao từ 5 tầng đến 6 tầng hoặc có khối tích từ 5.000 m3 đến dưới 10.000 m3.
11. Đài phát thanh, truyền hình, cơ sở bưu chính viễn thông do cấp huyện quản lý.
12. Cảng đường thủy thuộc cấp IV và nhà ga hàng không, đường thủy, đường sắt và bến xe ô tô thuộc cấp IV theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân loại, phân cấp xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị.
13. Nhà kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc có bao bì cháy được có khối tích từ 1.000 m3 đến 2.500 m3.
14. Nhà, công trình sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp hạng sản xuất A, B, có khối tích từ 500 m3 đến dưới 1000 m3; hạng sản xuất C, D có khối tích từ 2.000 m3 đến dưới 5.000 m3.
15. Nhà máy điện có công suất dưới 20 MW; trạm biến áp từ 35 kV đến dưới 110 kV."
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2006 quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc như sau:
1. Khoản 2 Điều 13 sửa đổi, bổ sung như sau:
"2. Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy."
2. Khoản 2 Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"2. Từ chối bán bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong các trường hợp sau:
a) Cơ sở chưa được nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng;
b) Cơ sở không có biên bản kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra đã quá 01 năm tính từ thời điểm lập đến thời điểm mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc;
c) Cơ sở đang bị đình chỉ hoặc tạm đình chỉ hoạt động do vi phạm nghiêm trọng các quy định về phòng cháy và chữa cháy."
3. Khoản 2 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"2. Bán bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc khi bên mua bảo hiểm có yêu cầu bằng văn bản. Trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định này."
4. Khoản 2 Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"2. Sáu tháng một lần, doanh nghiệp bảo hiểm chuyển số kinh phí thu được theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định này vào tài khoản của Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy do Bộ Công an mở tại Kho bạc Nhà nước Trung ương để tạo nguồn kinh phí bổ sung hàng năm cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể nội dung chi, cơ chế quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn kinh phí này."
5. Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 18. Trách nhiệm của Bộ Công an
1. Hướng dẫn việc kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy và kiểm tra việc thực hiện các quy định về phòng cháy và chữa cháy đối với các cơ sở thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
2. Tiếp nhận, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí đóng góp cho các hoạt động phòng cháy và chữa cháy thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật."
Điều 3. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2012.
Điều 4. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 46/2012/ND-CP |
Hanoi, May 22, 2012 |
DECREE
ON AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF ARTICLES OF THE GOVERNMENT'S DECREE NO. 35/2003/ND-CP OF APRIL 04, 2003 ON DETAILING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON FIRE PREVENTION AN FIGHTING AND THE GOVERNMENT'S DECREE NO. 130/2006/ND-CP OF August 11, 2006 ON THE COMPULSORY FIRE AND EXPLOSION INSURANCE REGIME
Pursuant to the Law on Government organization of December 25, 2001;
Pursuant to the Law on Fire prevention and fighting of June 29, 2001;
At the proposal of the Minister of Public Security;
The Government promulgates the Decree on amending and supplementing a number of articles of the Government's Decree No. 35/2003/ND-CP of April 04, 2003 on detailing the implementation of a number of articles of the Law on Fire prevention and fighting and the Government's Decree No. 130/2006/ND-CP of November 08, 2006 on the compulsory fire and explosion insurance regime,
Article 1. Amending and supplementing a number of articles of the Decree No. 35/2003/ND-CP of April 04, 2003 on detailing the implementation of a number of articles of the Law on Fire prevention and fighting (hereinafter referred to as the Decree No. 35/2003/ND-CP)
1. Clause 3 Article 9 is amended and supplemented as follows:
“3. The fire prevention and fighting safety conditions prescribed in Clause 1 this Article must be organized and sustained throughout the operation.
The heads of the facilities prescribed in Appendix 2 of this Decree must send written commitments to the Fire department on the fulfillment of the conditions for fire prevention and fighting before the operation, enclosed with the documents and papers proving such fulfillment, in particular:
- The copy of the Fire prevention and fighting approval certificate and the written acceptance of fire prevention and fighting;
- The written statistics of the means of fire prevention and fighting; equipment and means of rescue that have been equipped to the facility;
- The decision on establishing the internal fire prevention and fighting team enclosed with the list of the persons that have undergone the fire prevention and fighting training;
- The fire fighting plan;
- The copies of the regulations, signboards, diagrams or guiding boards of fire prevention and fighting and escape consistent with the operation characteristics and properties of the facility;
- The regulation on the fire prevention and fighting duty and task assignments of the facility;
- The technical safety process of fire prevention and fighting consistent with the operation characteristics and properties of the facility;
The Ministry of Public Security shall promulgates the forms of commitments, notifications, the enclosed documents and the Fire department reception of the written commitments.”
2. Clause 2 Article 12 is amended and supplemented as follows:
“2. The motor transport with special requirement for fire prevention and fighting including ships, trains specialized in transporting passengers, petroleum, inflammable liquid, gas, explosives, inflammable chemicals, explosive chemicals must be examined, approved and accepted regarding fire prevention and fighting before the manufacture or transformation.. Before being put into use, the transport owners must send written commitments to the Fire department on the fulfillment of the conditions for fire prevention and fighting, enclosed with the documents and papers proving such fulfillment, in particular:
- The copy of the Fire prevention and fighting approval certificate and the written acceptance of fire prevention and fighting;
- The copies of the regulations, signboards, diagrams or guiding boards of fire prevention and fighting and escape consistent with the operation characteristics and properties of the transport;
- The copy of the fire prevention and fighting training qualification issued by the competent Fire department to the transport driver;
- The written statistics of the means of fire prevention and fighting; equipment and means of rescue that have been equipped to the transport;
3. Article 16 is amended and supplemented as follows:
“Article 16. Designing, appraising and approving the fire prevention and fighting design
1. The construction project, design and planning, new construction design, investment projects, construction use purpose transformation or changes, construction items (hereinafter referred to as projects and constructions) from every investment capital sources must comply with the technical regulations and standards of fire prevention and fighting.
The construction design and project prescribed in Appendix 3 and Appendix 3a of this Decree must be carried out by capable and lawful construction design and consultancy units.
When building, transforming or changing the use purposes of the projects and constructions prescribed in Appendix 3 of this Decree, their fire prevention and fighting design must be appraised and approved by the Fire department as prescribed in Clause 6 this Article.
3. When building, transforming or changing the use purposes of the projects and constructions prescribed in Appendix 3a of this Decree and the constructions subject to compulsory construction license under the provisions on construction investment project management, their fire prevention and fighting design shall be appraised under the technical regulations and standards of fire prevention and fighting when approving projects, designing and licensing construction. For constructions of which the fire prevention and fighting design are technically difficult to appraise, the construction licensing agencies or the project, design approval agencies must obtain written opinions from the Fire department.
Before putting into use, the heads of the projects and constructions prescribed in Appendix 3a of this Decree must send written commitments to the Fire department on the fire prevention and fighting design of the construction having been appraised, approved and accepted as prescribed by law.
4. When building, transforming or changing the use purposes of the projects and constructions not being prescribed in Appendix 3a of this Decree, the requirements for fire prevention and fighting must be satisfied as prescribed by technical regulations and standards of fire prevention and fighting but the fire prevention and fighting design appraisal and approval are not compulsory.
5. The fire prevention and fighting appraisal and approval contents must comply with Clause 1, 2, 3, and 4 Article 13 regarding the project and planning design; or comply with Clause 1, 2, 3, 4, 5 and 6 Article 14 of this Decree regarding work construction and design. The fire prevention and fighting design appraisal and approval results are one of the bases for considering, approving the project, the design and licensing the construction.
6. The fire prevention and fighting design appraisal and approval for the projects and constructions prescribed in Appendix 3 of this Decree is carried out as follows:
a) For planning design projects, the Fire department must respond in writing about the fire prevention and fighting solutions for the planning design dossier (the scale of 1:500);
b) For projects and constructions consisting of two or more design stages, the Fire department shall make the written recommendation on the fire prevention and fighting solutions for the fundamental design dossier and appraise the fire prevention and fighting standards for the technical design dossier or the construction drawing dossier;
a) For projects and constructions consisting of one design stage, the Fire department shall appraise and approve the fire prevention and fighting standards for the construction drawing dossier. The constructions with fire and explosion potential prescribed in Section 13, 14 and 19 of Appendix 3 promulgated together with this Decree must obtain the written consent for the construction location from the Fire department before designing the construction.
7. The dossier on fire prevention and fighting standard appraisal and approval for the projects and constructions prescribed in Appendix 3 of this Decree consists of 02 set certified by the investor. The dossier in foreign languages must be enclosed with the Vietnamese translation. The agency, organization or individual that request the appraisal and approval must be responsible for the accuracy of such translation. The dossier includes:
a) For planning and design project dossiers:
- The written request for consideration and recommendation on the fire prevention and fighting solutions from the organization or agency that appraises and approves the investor’s project, and enclosed with the written authorization if it is authorized to be done by another unit.
- The document and detailed planning drawing with the scale of 1:500 demonstrating the requirements for fire prevention and fighting solutions prescribed in Clause 1, 2, 3 and 4 Article 13 of this Decree.
b) For fundamental design dossier:
- The written request for consideration and recommendation on the fire prevention and fighting solutions from the organization or agency that appraises and approves the investor’s project, and enclosed with the written authorization if it is authorized to be done by another unit.
- The copy of the written permission for investment from competent authorities;
- The drawings and fundamental design description must demonstrate the requirements for fire prevention and fighting solutions prescribed in Clause 1, 2, 3, 4, 5 and 6 Article 14 of this Decree.
c) For construction location approval dossiers:
- The written request for the inspection and approval for the investor’s construction location regarding fire prevention and fighting standards specifying the scale, nature, and characteristics of the explosiveness and inflammability of the planned construction, as well as the characteristics, conditions and compatibility of the land where the construction is planned to be built;
- The copies of the papers certifying the land use right or the construction, house ownership;
- The drawings and documents must express the land terrain related to fire prevention and fighting such as: The fire resistance level or degree of the construction, the distance from the construction to the surrounding constructions, the wind direction, the construction elevation.
d) For technical design dossiers or construction drawings:
- The written request from the investor for the appraisal and approval for the fire prevention and fighting standard, and enclosed with the written authorization if it is authorized to be done by another unit.
- The copy of the written permission for investment from competent authorities, or the planning certificate, or the papers certifying the land use rights;
- The drawings and technical design description demonstrating the requirements for fire prevention and fighting solutions prescribed in Clause 1, 2, 3, 4, 5 and 6 Article 14 of this Decree.
8. The time limits for fire prevention and fighting design appraisal and approval for the projects and constructions prescribed in Appendix 3 of this Decree as from fully receiving the valid dossier is prescribed as follows:
a) For planning projects: Within 10 working days;
b) For fundamental designs: Within 10 working days for projects of Group A; within 5 working days for projects of Group B and Group C;
c) For construction location approval: Within 05 working days;
d) For construction drawing or technical design appraisal and approval: Within 15 working days for projects and constructions of Group A; within 10 working days for projects and constructions of Group B and Group C.
The classification of projects and constructions to Group A, B, C shall be carried out under the Government’s provisions on construction investment project management.
9. The Ministry of Public Security, relevant Ministries and branches shall promulgate the technical regulations and standards of fire prevention and fighting for each kind of constructions; cooperate with the Ministry of Construction in establishing the contents and order for appraising and approving the fire prevention and fighting design in construction. The Ministry of Construction shall cooperate with the Ministry of Public Security in guiding the capability of organizations and individuals of fire fighting and preventing in construction.
10. The Ministry of Finance shall lead and cooperate with the Ministry of Public Security in uniformly collecting and using the fire prevention and fighting appraisal and approval charges. The fire prevention and fighting appraisal and approval charges are calculated on the investment capital of the projects and constructions.”
4. Article 17 is amended and supplemented as follows:
“ Article 17. Responsibilities of the investors, project consultancy, construction supervision units, design consultancy units, construction contractors, project approval agencies, construction licensing agencies and Fire departments work investment and construction.
1. Responsibilities of investors:
a) Ensuring the conformity with law of the project and design as prescribed in Clause 1 Article 16 of this Decree. Submitting the fire prevention and fighting design appraisal and approval to the Fire department regarding the projects and constructions prescribed in Appendix 3 of this Decree;
Appraising, approving the fire prevention and fighting design of the projects and constructions prescribed in Appendix 3a of this Decree;
c) Building, inspecting, supervising the construction consistently with the approved fire prevention and fighting design. In case the fire prevention and fighting design and equipment is changed during the construction, the explanation must be provided and the additional design must be appraised and approved again;
d) Ensuring the fire prevention and fighting safety throughout the construction until the construction is accepted, handed over and put into use;
dd) Organizing the fire prevention and fighting acceptance. Before putting into use, the heads of the projects and constructions prescribed in Appendix 3 of this Decree must send written request to the Fire department for the fire prevention and fighting inspection and acceptance;
e) Before putting into use, the heads of the projects and constructions prescribed in Appendix 3a of this Decree must send written commitments to the Fire department on the fire prevention and fighting design of the construction having been appraised, approved and accepted as prescribed by law.
The Ministry of Public Security shall promulgate the notification and commitment form of the investor.
2. Responsibilities of design consultancy units:
a) Ensuring the fire prevention and fighting design, bearing responsibilities for the design quality during the construction and operation of the building;
b) Provide designer supervision during the construction and installation;
c) Participating in the fire prevention and fighting acceptance.
3. Responsibilities of the construction contractors:
a) Building consistently with the approved fire prevention and fighting design.
b) Ensuring the fire prevention and fighting safety within their management until the construction is handed over;
c) Making finishing dossiers, preparing documents and conditions serving the acceptance of the construction; participating in the construction acceptance.
4. Responsibilities of project consultancy, management and construction supervision units:
Being responsible before the law and the investor for the implementation of the fire prevention and fighting content as committed in the contract signed between the investor and the consultancy unit.
5. Responsibilities of project approval agencies and construction licensing agencies
a) Project approval agencies are responsible to appraise and approve the fire prevention and fighting contents before approving the project. Before approving the projects and constructions prescribed in Appendix 3 of this Decree the written consent from the Fire department must be obtained as prescribed by law;
b) Construction licensing agencies are responsible to request the investor to submit the fire prevention and fighting appraisal and approval from the Fire department regarding the projects and constructions prescribed in Appendix 3 of this Decree, as well as the fire prevention and fighting design appraisal and approval regarding the projects and constructions prescribed in Appendix 3a of this Decree.
6. Responsibilities of the Fire department:
a) Considering and giving response about the fire prevention and fighting solutions for planning design dossiers and fundamental design dossiers; giving fire prevention and fighting appraisal and approval of technical design dossiers or the construction design drawings of the projects and constructions prescribed in Appendix 3 of this Decree;
b) Considering and giving response about the fire prevention and fighting solutions for projects and constructions at the request of the investor as prescribed in Clause 3 Article 16 of this Decree;
c) Testing the equipment and means of fire prevention and fighting before the installation; conducting safety inspection of fire prevention and fighting during the construction;
d) Inspecting the fire prevention and fighting acceptance regarding the projects and constructions intra vires.”
5. Article 22 is amended and supplemented as follows:
“Article 22. The fire fighting plan;
1. The fire fighting plan must satisfy the following requirements and contents:
a) Expressing the nature and characteristic of the inflammability, explosiveness, toxicity, and the conditions related to the fire fighting;
b) Providing the most complicated situation and a number of typical fire situations that might happen, the possibility of fire growth by various degree;
c) Providing the plans for mobilizing forces and means, control, technical measures, fire fighting tactics and other tasks serving the fire fighting consistent with each stage of the fire situation.
2. Responsibilities for making fire fighting plans;
a) The heads of the facilities, the Chiefs of hamlets and villages, Chiefs of neighborhoods, forest owners, motor transport owners with special requirements for fire prevention and fighting safety shall be responsible to make plans for fire fighting using the available forces and means (hereinafter referred to as internal fire fighting plans);
The Presidents of commune-level People’s Committees, the heads of the facilities in the list prescribed by the Ministry of Public Security in Point b this Clause are responsible to cooperate with the Fire department in making fire fighting plans for the local residential areas and facilities under the guidance from the Ministry of Public Security;
b) The Fire departments are responsible to make internal fire fighting plans and fire fighting plans for residential areas that mobilize forces and means from the Fire departments and multiple agencies, organizations or localities (hereinafter referred to as fire fighting plans of the Fire department);
The Ministry of Public Security shall enumerate the facility and residential areas for which the Fire department is responsible to make fire fighting plans.
c) The fire fighting plans must be promptly supplemented and adjusted upon the changes in the nature and characteristic of the inflammability, explosiveness, toxicity, and the conditions related to the fire fighting;
3. Authority to approve fire fighting plans:
a) The Presidents of commune-level People’s Committees, heads of agencies, organizations that approve the internal fire fighting plans not being prescribed in Appendix 1 of this Decree;
b) The Chief of the Fire department belonging to the provincial Police department shall approve the internal fire fighting plans prescribed in Appendix 1 of this Decree and the fire fighting plans that mobilize forces and means from the Fire departments and from multiple local agencies, organizations. The special cases shall be approved by the Chief of the provincial Police department;
c) The Chief of the Fire department belonging to the provincial Fire department shall approve the internal fire fighting plans prescribed in Appendix 1 of this Decree and the fire fighting plans made by the Fire department that mobilize the forces and means from the Fire departments under their management and from multiple local agencies, organizations.
d) The Chief of the provincial Fire department shall approve the fire fighting plans made by the Fire department that mobilize the forces and means from affiliated Fire departments and from multiple local agencies, organizations;
dd) The Presidents of the provincial-level People’s Committees shall approve the fire fighting plans that mobilize military forces and means;
e) The Director of the Fire Prevention and Fighting Department shall approve the fire fighting plans that mobilize forces and means from multiple central-affiliated cities and provinces. If necessary, the Minister of Public Security or the authorized person shall give approval. In special cases, the Minister of Public Security shall submit it to the Prime Minister for approval.
4. Order, procedures and time limits for approving fire fighting plans:
a) Order and procedures for approving fire fighting plans:
After the internal fire fighting plans prescribed in Appendix 1 of this Decree is made, the person responsible to make the plans shall sign, append the seal, compile and send the dossier on requesting the approval to the competent persons.
The dossier on requesting the fire fighting plan approval consists of 01 set. The dossier includes 1 written request for fire fighting plan approval enclosed with 2 fire fighting plans that have been approved, signed and sealed by the person responsible to make such plans .
Within the time limit prescribed in Point b this Clause, the person competent to approve the plans shall verify the information related to the plans in order to make decisions on approving or requesting amendment and supplement of the fire fighting plans;
The time limits for approving the internal fire fighting plans of the projects and constructions prescribed in Appendix 1 of this Decree is counted as from fully receiving the valid dossier. In particular:
- The fire fighting plans approved by the Chief of the Fire department: Within 07 working days;
- The fire fighting plans approved by the Chief of the provincial Fire department, the Presidents of the provincial-level People’s Committees the Director of the Fire Prevention and Fighting Department: Within 10 working days;
5. The fire fighting plans being made as prescribed in Point a Clause 2 this Article shall be managed at the facilities and their copies shall be sent to local the Fire departments; The fire fighting plans being made as prescribed in Point b Clause 2 this Article shall be managed at the Fire departments and their copies shall be sent to the facilities and the People’s Committees at the communes where the fire fighting plans are made The agencies, organizations of which the forces and means participate in the plans shall be provided with the information related to their tasks.
6. Regulation and responsibilities to organize of fire fighting plan practice;
a) The fire fighting plans being made as prescribed in Point a Clause 2 this Article must be practiced at least once per year and irregularly on request;
b) The fire fighting plans being made as prescribed in Point b Clause 2 this Article must be practiced on request;
c) The heads of agencies, organizations, the Presidents of commune-level People’s Committees are responsible to organize fire fighting plan practice. The plans made under Point b this Clause must be uniformly agreed with the Fire department about the mobilization of forces and means;
d) The forces and means in the fire fighting plan must participate in the practice;
7. The Fire departments are responsible to guide and inspect the construction, practice, management and use of fire fighting plans;
8. The Ministry of Public Security shall prescribe the internal fire fighting plan form and the Fire department fire fighting plans; define the responsibilities of relevant units and individuals when the Fire department formulate the fire fighting plan and the practice of such fire fighting plans.”
6. Clause 5 Article 46 is amended and supplemented as follows:
“2. Appraising, approving the fire prevention and fighting design of projects, constructions and motor transport with special requirement for fire prevention and fighting; testing the equipment and means of fire prevention and fighting, flameproof material”.
7. Section 15 Appendix 1 promulgated together with the Decree No. 35/2003/ND-CP is amended and supplemented as follows:
“15. Subway works, railway tunnels with over 2,000 m length; road tunnels with 600 m length or above; coal mines and mines of other inflammable resources; underground works with inflammable and explosive substance production, preservation and use of which the volume is 1,000 m3 or above.”
8. The title of Appendix 2 promulgated together with the Decree No. 35/2003/ND-CP is amended and supplemented as follows:
“Appendix 2: List of facilities subject to compulsory written commitment on fire prevention and fighting safety conditions before putting into operation.”
9. Appendix 3 promulgated together with the Decree No. 35/2003/ND-CP is amended and supplemented as follows:
“Appendix 3: List of projects and constructions of which the fire prevention and fighting designs are appraised and approved by the Fire department:
1. Projects of new construction or transformation of urban areas, residential areas, special economic zones, industrial zones, processing and exporting zones, hi-tech zones and projects of new construction of transformation of works belonging to the technical infrastructure related to the fire prevention and fighting design of urban areas, residential areas, special economic zones, industrial zones, processing and exporting zones, hi-tech zones under the provincial approval authority or above.
2. Tenements, apartment buildings and other residential houses with 9 floors or more.
3. Hospitals, sanitariums, medical centers, medical examination and treatment facilities with 50 beds or more.
4. Schools, educational facilities with 10,000 m3 in volume or above, preschools with 200 kids or more.
5. Indoor markets, shopping malls, supermarkets, with 300 trading households or more, or stores with 1,200 m3 in volume or more.
6. Theatres, cinemas, halls, cultural houses with 300 seats or more, indoor sports stadiums with 1,000 seats or more, outdoors stadiums with 10,000 seats or more; dance halls, clubs, recreation facilities with 1,500 m3 in volume or more; other public works with 3,000 m3 or more.
7. Hotels, guest-houses with 7 floors or more, or with 10,000 m3 or more.
8. Administration buildings, office buildings with 7 floors or more, or with 10,000 m3 or more; offices of provincial authorities and socio-political organizations or above.
9. Provincial archives, museums, libraries, exhibition centers, display centers or above,
10. Houses, constructions belonging to science research facilities with 7 floors or more, or with 10,000 m3 in volume or more.
11. Provincial post and telecommunication facilities, radio stations, TV stations or above. National and international command centers, regulation centers, operation centers, control centers.
12. Airports, train stations, wharves, car stations belonging to special grade, first grade, second grade and third grade; water ports belonging to special grade, first grade, second grade and third grade under the National Technical Regulation on classifying and rating civil constructions, industrial constructions and urban technical infrastructure.
13. Petrol and gas trading stores.
14. Constructions for exporting, importing, processing, preserving, transporting petroleum and products from petroleum, gas, industrial explosives.
15. Houses, constructions for industrial production, handicrafts production of which the fire danger is rated A, B with 1,000 m3 in volume or more.
16. Houses, constructions for industrial production, handicrafts production of which the fire danger is rated C, D, E with 5,000 m3 in volume or more.
17. Warehouses that store inflammable goods, materials or package with 2,500 m3 in volume or more.
18. Power plants from 20 MW or above; transformer stations from 110 kV or above.
19. National defense and security constructions with fire and explosion potential that require special protection.
20. “15. Subway works, railway tunnels with over 2,000 m length; road tunnels with 600 m length or above; underground constructions with inflammable and explosive substance production, preservation and use of which the volume is 1,000 m3 or above.”
10. Appendix 3a is supplemented as follows:
“Appendix 3a: The list of projects and constructions of which the fire prevention and fighting designs are appraised by the investors and the construction management agencies. Before putting into use, the investor must send the written commitment to the Fire department:
1. Projects of new construction or transformation of urban areas, constructions belonging to the technical infrastructure related to the fire prevention and fighting design of urban areas, residential areas, special economic zones, industrial zones, processing and exporting zones, hi-tech zones under the district-level approval authority.
2. Tenements, apartment buildings and other residential houses from 5 to 8 floors.
3. Hospitals, sanitariums, medical centers, medical examination and treatment facilities from 25 to 50 beds.
4. Schools, educational with 5,000 to under 10,000 m3 , preschools from 100 to under 200 kids.
5. Indoor markets, semi-indoor markets, shopping malls, supermarkets, with under 300 trading households, or stores with under 1,200 m3 in volume.
6. Theatres, cinemas, halls, cultural houses from 200 to under 300 seats, indoor sports stadiums from 200 to under 1,000 seats, outdoors stadiums with under 10,000 seats; dance halls, clubs, recreation facilities with under 1,500 m3 in volume; other public works from 1,000 m3 to under 3,000 m3.
7. Hotels, guest-houses fro 5 to 6 floors, or from 5,000 m3 to under 10,000 m3 in volume.
8. Administration buildings, offices under 7 floors, or with 5,000 m3 to under 10,000 m3; administration buildings of district-level authorities and socio-political organizations or above
9. Archives, libraries with 10,000 to under 500,000 units of books and documents; exhibitions centers from 300 m2 to under 10,000 m2; district-level museums.
10. Houses, constructions belonging to science research facilities from 5 to 6 floors, or from 5,000 m3 to under 10,000 m3 in volume.
11. District-level post and telecommunication facilities, radio stations, TV stations.
12. Grade IV water ports, airports, train stations, wharves, car stations under the National Technical Regulation on classifying and rating civil constructions, industrial constructions and urban technical infrastructure.
13. Warehouses that store inflammable goods, materials or package from 1,000 m3 to 2,500 m3 in volume.
14. Houses, constructions for industrial production, handicrafts production rated A, B from 500 m3 to under 1,000 m3; rated C, D from 2,000 m3 to under 5,000 m3.
15. Power plants under 20 MW; transformer stations from 35 kV to under 110 kV.”
Article 2. amending and supplementing a number of articles of the Decree No. 130/2006/ND-CP of November 08, 2006 on the compulsory fire and explosion insurance regime as follows:
1. Clause 2 Article 13 is amended and supplemented as follows:
“2. Complying with the law provisions on fire prevention and fighting.”
2. Clause 2 Article 14 is amended and supplemented as follows:
"2. Refusing to sell compulsory fire and explosion insurance in the following cases:
a) The facilities of which the fire prevention and fighting design is not accepted when building, transforming or changing the use purpose;
b) The facilities that does not have the inspection records on fire prevention and fighting from the Fire department or it has been over 01 year as from the date of making the inspection record until the time of purchasing the compulsory fire and explosion insurance;
c) The facilities of which the operation is suspended or terminated due to serious violations of fire prevention and fighting regulations.”
3. Clause 2 Article 15 is amended and supplemented as follows:
"2. Selling compulsory fire and explosion insurance when the buyer requests in writing. Except for the case prescribed in Clause 2 Article 14 of this Decree.”
4. Clause 2 Article 16 is amended and supplemented as follows:
“2. Every six months, the insurer shall transfer the revenue prescribed in Clause 1 Article 16 of this Decree to the account of the Fire Prevention and Fighting Department opened by the Ministry of Public Security at the Central State Treasury in order to create the additional annual budget for the fire prevention and fighting activities.
The Ministry of Finance shall guide the expenditures and the mechanism for managing, dispensing, paying and settling this budget.”
5. Article 18 is amended and supplemented as follows:
“Article 18. Responsibilities of the Ministry of Public Security
1. Guiding the inspection of fire prevention and fighting safety and inspecting the implementation of the fire prevention and fighting regulations of the facilities subject to compulsory fire and explosion insurance.
2. Receiving, managing, using and settling the budget contributed to the fire prevention and fighting activities collected from compulsory fire and explosion insurance as prescribed by law."
Article 3. Effects
This Decree takes effect on July 15, 2012.
Article 4. Implementation responsibilities
The Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, the Presidents of People’s Committees of central-affiliated cities and provinces are responsible to implement this Decree.
|
FOR THE GOVERNMENT |