Chương III Nghị định 79/2014/NĐ-CP: Chữa cháy
Số hiệu: | 79/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 31/07/2014 | Ngày hiệu lực: | 15/09/2014 |
Ngày công báo: | 15/08/2014 | Số công báo: | Từ số 767 đến số 768 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/01/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn mới về Luật PCCC 2013
Vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi.
Theo đó có một số nội dung mới nổi bật:
- Quy định cụ thể điều kiện hoạt động kinh doanh các loại dịch vụ PCCC.
- Bổ sung quy định riêng về điều kiện an toàn PCCC đối với công trình cao tầng và nhà khung thép mái tôn.
- Tăng mức hệ số hỗ trợ cho người trực tiếp tham gia chữa cháy và phục vụ chữa cháy trong 1 số trường hợp; thay đổi đơn vị tính từ ngày công lao động trung bình ở địa phương sang ngày lương cơ sở.
Đặc biệt Nghị định này còn ban hành mới phụ lục danh mục các cơ sở thuộc diện quản lý PCCC, cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ, cơ sở thuộc diện phải thông báo về đảm bảo điều kiện an toàn PCCC.
Nghị định sẽ có hiệu lực từ 15/9/2014, thay thế Nghị định 35/2003/NĐ-CP và Điều 1 Nghị định 46/2012/NĐ-CP .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Phương án chữa cháy phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản sau đây:
a) Nêu được tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy.
b) Đề ra tình huống cháy phức tạp nhất và một số tình huống cháy đặc trưng khác có thể xảy ra, khả năng phát triển của đám cháy theo các mức độ khác nhau.
c) Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và các công việc phục vụ chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của từng tình huống cháy.
2. Trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở, trưởng thôn, chủ rừng, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ trong phạm vi quản Iý của mình (sau đây gọi là phương án chữa cháy của cơ sở). Người đứng đầu cơ sở hạt nhân có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với các tình huống cháy, nổ gây ra sự cố hạt nhân quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 2 Điều 82 Luật Năng lượng nguyên tử.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở, khu dân cư thuộc danh mục do Bộ Công an quy định tại Điểm b Khoản này có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy xây dựng phương án chữa cháy cho khu dân cư, cơ sở do mình quản lý theo hướng dẫn của Bộ Công an.
b) Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy đối với cơ sở, khu dân cư cần huy động lực lượng, phương tiện của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, của nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương (sau đây gọi là phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy).
Bộ Công an quy định danh mục cơ sở, khu dân cư do cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy.
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có địa bàn giáp ranh giữa hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp, chỉ đạo xây dựng và phê duyệt phương án chữa cháy để huy động, tổ chức lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy khi có cháy lớn, cháy có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản xảy ra trên địa bàn giáp ranh giữa hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ sở hạt nhân chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với tình huống cháy, nổ gây ra sự cố hạt nhân quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 82 Luật Năng lượng nguyên tử; có trách nhiệm xây dựng phương án phối hợp và tổ chức lực lượng tham gia chữa cháy đối với cơ sở, rừng trên địa bàn cấp xã giáp ranh của hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
đ) Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ sở hạt nhân và cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với tình huống cháy, nổ gây ra sự cố hạt nhân quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 82 Luật Năng lượng nguyên tử.
e) Phương án chữa cháy phải được bổ sung, chỉnh lý kịp thời khi có những thay đổi về tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy.
3. Phương án chữa cháy được xây dựng theo quy định tại các Điểm a và c Khoản 2 Điều này được quản lý tại cơ sở và sao gửi cho đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quản lý địa bàn; phương án chữa cháy được xây dựng theo quy định tại các Điểm b và d Khoản 2 Điều này được quản lý tại đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và sao gửi cho cơ sở, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng phương án chữa cháy. Cơ quan, tổ chức có lực lượng, phương tiện tham gia trong phương án được phổ biến những nội dung liên quan đến nhiệm vụ của mình.
4. Chế độ và trách nhiệm tổ chức thực tập phương án chữa cháy:
a) Phương án chữa cháy được xây dựng theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này được tổ chức thực tập ít nhất mỗi năm một lần và thực tập đột xuất khi có yêu cầu.
b) Phương án chữa cháy được xây dựng theo quy định tại các Điểm b, c và d Khoản 2 Điều này được tổ chức thực tập khi có yêu cầu.
c) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức thực tập phương án chữa cháy. Đối với phương án quy định tại các Điểm b, c và d Khoản 2 Điều này trước khi tổ chức thực tập phải có sự trao đổi thống nhất với cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy để huy động lực lượng, phương tiện tham gia.
d) Lực lượng, phương tiện có trong phương án chữa cháy khi được huy động thực tập phải tham gia đầy đủ.
5. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, thực tập, quản lý và sử dụng phương án chữa cháy.
6. Bộ Công an quy định mẫu phương án chữa cháy của cơ sở và mẫu phương án của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; quy định thẩm quyền phê duyệt, thời hạn thực tập phương án chữa cháy; quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có liên quan khi cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tổ chức xây dựng phương án chữa cháy; quy định chế độ thực tập phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
1. Người phát hiện thấy cháy phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho người xung quanh biết, cho một hoặc tất cả các đơn vị sau đây:
a) Đội dân phòng hoặc đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tại nơi xảy ra cháy.
b) Đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy nơi gần nhất.
c) Chính quyền địa phương sở tại hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất.
2. Cơ quan, đơn vị quy định tại Khoản 1 Điều này khi nhận được tin báo về vụ cháy xảy ra trong địa bàn được phân công quản lý thì phải nhanh chóng đến tổ chức chữa cháy, đồng thời báo cho các cơ quan, đơn vị cần thiết khác để chi viện chữa cháy; trường hợp cháy xảy ra ngoài địa bàn được phân công quản lý thì sau khi nhận được tin báo cháy phải bằng mọi cách nhanh chóng báo cho các cơ quan, đơn vị quản lý địa bàn nơi xảy cháy biết để xử lý, đồng thời báo cáo cấp trên của mình.
3. Người có mặt tại nơi xảy ra cháy và có sức khỏe phải tìm mọi biện pháp để cứu người, ngăn chặn cháy lan và dập cháy; người tham gia chữa cháy phải chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy.
4. Lực lượng Công an, Quân đội, Dân quân tự vệ, cơ quan y tế, điện lực, cấp nước, môi trường đô thị, giao thông và các cơ quan khác có liên quan có nhiệm vụ chữa cháy và tham gia chữa cháy theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 33 Luật Phòng cháy và chữa cháy.
1. Người và phương tiện của quân đội khi không làm nhiệm vụ khẩn cấp đều có thể được huy động để chữa cháy và phục vụ chữa cháy. Người chỉ huy đơn vị quân đội khi nhận được lệnh huy động lực lượng và phương tiện để chữa cháy và phục vụ chữa cháy phải chấp hành ngay hoặc báo cáo ngay lên cấp có thẩm quyền để tổ chức thực hiện.
Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng hướng dẫn chi tiết việc huy động người và phương tiện của quân đội để chữa cháy và phục vụ chữa cháy.
2. Không huy động các loại xe sau đây để chữa cháy và phục vụ chữa cháy:
a) Xe quân sự, xe Công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp.
b) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu.
c) Xe hộ đê, xe đang làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.
d) Đoàn xe có Cảnh sát dẫn đường.
đ) Đoàn xe tang.
e) Các xe ưu tiên khác theo quy định của pháp luật.
3. Người và phương tiện của tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam đều có thể được huy động để chữa cháy và phục vụ chữa cháy trừ những tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ theo quy định của pháp luật.
Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thông báo cho Bộ Công an về những tổ chức quốc tế; tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ.
1. Thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy được quy định như sau:
a) Người chỉ huy chữa cháy là Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, người đứng đầu cơ quan, tổ chức và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi quản lý của mình; trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện và tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình thì phải báo cho người có thẩm quyền huy động để quyết định.
b) Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ở địa phương được quyền huy động lực lượng, phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi địa bàn quản lý. Sau khi huy động thì thông báo cho người có thẩm quyền quản lý lực lượng, phương tiện và tài sản đó biết.
c) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được quyền huy động lực lượng, phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi cả nước. Sau khi huy động thì thông báo cho người có thẩm quyền quản lý lực lượng, phương tiện, tài sản đó biết.
2. Bộ Công an quy định mẫu, chế độ quản lý, sử dụng lệnh huy động lực lượng, phương tiện, tài sản để chữa cháy và thủ tục huy động.
Phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được huy động để chữa cháy và phục vụ chữa cháy phải được hoàn trả ngay sau khi kết thúc chữa cháy. Trường hợp phương tiện, tài sản được huy động mà bị mất, bị hư hỏng; nhà, công trình bị phá dỡ theo quy định tại các Điểm c, d Khoản 1 Điều 38 Luật Phòng cháy và chữa cháy thì được bồi thường theo quy định của pháp luật.
Kinh phí bồi thường được cấp từ ngân sách nhà nước.
1. Các xe, tàu, máy bay và các phương tiện giao thông khác của lực lượng Cảnh, sát phòng cháy và chữa cháy khi đi chữa cháy và phục vụ chữa cháy được sử dụng tín hiệu ưu tiên, quyền ưu tiên lưu thông và các quyền ưu tiên khác theo quy định của pháp luật.
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của cơ quan, tổ chức và cá nhân được huy động làm nhiệm vụ chữa cháy được hưởng quyền ưu tiên quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 36 Luật Phòng cháy và chữa cháy và được ưu tiên qua cầu, phà và được miễn phí lưu thông trên đường.
2. Người được huy động làm nhiệm vụ chữa cháy khi xuất trình lệnh huy động thì chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện giao thông hoặc những người có trách nhiệm liên quan giải quyết đi ngay trong thời gian sớm nhất.
Cờ hiệu, biển hiệu và băng sử dụng trong chữa cháy, gồm có:
1. Cờ hiệu chữa cháy, cờ hiệu ban chỉ huy chữa cháy.
2. Băng chỉ huy chữa cháy.
3. Biển báo, dải băng phân ranh giới khu vực chữa cháy.
4. Biển cấm qua lại khu vực chữa cháy.
Quy cách cờ hiệu, biển hiệu và băng sử dụng trong chữa cháy quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Đối với lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, người chỉ huy chữa cháy phải là người có chức vụ cao nhất của đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có mặt tại nơi xảy ra cháy.
2. Trong trường hợp tại nơi xảy ra cháy, lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chưa đến mà đám cháy lan từ cơ sở này sang cơ sở khác hoặc cháy lan từ cơ sở sang khu dân cư và ngược lại thì người chỉ huy chữa cháy của cơ sở và khu dân cư bị cháy phải có trách nhiệm phối hợp trong chỉ huy chữa cháy.
3. Trường hợp phương tiện giao thông cơ giới bị cháy trong địa phận của cơ sở, thôn, khu rừng mà lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chưa đến thì người chỉ huy chữa cháy phương tiện giao thông cơ giới phải phối hợp với người có trách nhiệm chỉ huy chữa cháy sở tại để chỉ huy chữa cháy.
4. Khi người có chức vụ cao nhất của đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đến nơi xảy ra cháy thì người chỉ huy chữa cháy quy định tại Khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm tham gia ban chỉ huy chữa cháy và chịu sự phân công của người chỉ huy chữa cháy thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
1. Nhiệm vụ chỉ huy chữa cháy:
a) Huy động lực lượng, phương tiện, tài sản, nguồn nước và vật liệu chữa cháy để chữa cháy.
b) Xác định khu vực chữa cháy, đề ra và tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy.
c) Đề ra các yêu cầu về bảo đảm giao thông, trật tự.
d) Tổ chức hậu cần chữa cháy, phục vụ chữa cháy và y tế.
đ) Tổ chức thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy.
e) Tổ chức công tác chính trị tư tưởng trong chữa cháy.
g) Tổ chức thông tin về vụ cháy.
h) Đề xuất các yêu cầu khác phục vụ cho chữa cháy.
2. Nhiệm vụ chỉ đạo chữa cháy là tổ chức thực hiện việc huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị, dụng cụ, vật tư, nguồn nước và vật liệu chữa cháy để chữa cháy; bảo đảm các điều kiện phục vụ chữa cháy như giao thông, trật tự, thông tin liên lạc, hậu cần chữa cháy, y tế và công tác chính trị tư tưởng trong chữa cháy.
3. Khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chưa đến đám cháy, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này. Khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đến đám cháy thì người chỉ huy đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Khoản 1 Điều này; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên có trách nhiệm tham gia chỉ huy chữa cháy và thực hiện các nhiệm vụ chỉ đạo chữa cháy quy định tại Khoản 2 Điều này.
Người chỉ huy chữa cháy thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được thực hiện quyền quyết định phá, dỡ nhà, công trình, vật chướng ngại và di chuyển tài sản quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 38 Luật Phòng cháy và chữa cháy trong những tình thế cấp thiết sau đây:
1. Có người đang bị mắc kẹt trong đám cháy hoặc đám cháy đang trực tiếp đe dọa tính mạng của nhiều người.
2. Đám cháy có nguy cơ trực tiếp dẫn đến nổ, độc; nguy cơ tác động xấu đến môi trường; nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản; khả năng gây tác động ảnh hưởng xấu về chính trị nếu không có các biện pháp ngăn, chặn kịp thời.
3. Nhà, công trình, vật chướng ngại cản trở việc triển khai chữa cháy mà không có cách nào khác để chữa cháy đạt hiệu quả cao hơn.
1. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được phép vào trụ sở của các cơ quan sau đây để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của các cơ quan đó:
a) Trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao.
b) Trụ sở của cơ quan lãnh sự của những nước ký kết với Việt Nam hiệp định lãnh sự trong đó có quy định lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được phép vào để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của các cơ quan đó.
c) Trụ sở cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc.
d) Trụ sở cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế liên Chính phủ ngoài hệ thống Liên hợp quốc, các đoàn thể của tổ chức quốc tế, nếu trong điều ước ký kết giữa Việt Nam và các tổ chức này có quy định lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được phép vào để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của các cơ quan đó.
2. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được vào trụ sở cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế không quy định tại Khoản 1 Điều này để chữa cháy mà không cần có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của cơ quan.
3. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được phép vào nhà ở của những người sau đây để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của những người đó:
a) Nhà ở của viên chức ngoại giao, thành viên gia đình của viên chức ngoại giao không phải là công dân Việt Nam; nhân viên hành chính, kỹ thuật và thành viên gia đình họ không phải là công dân Việt Nam hoặc không phải là người thường trú tại Việt Nam.
b) Nhà ở của viên chức lãnh sự không phải là công dân Việt Nam hoặc không phải là người thường trú tại Việt Nam; nếu trong hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và nước cử lãnh sự có quy định lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được phép vào để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của những người đó.
4. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được vào nhà ở của các thành viên các cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế không thuộc đối tượng được quy định tại Khoản 3 Điều này để chữa cháy mà không cần có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của các thành viên đó.
5. Bộ Ngoại giao thông báo cho Bộ Công an về các đối tượng được quy định tại các Điểm b, c và d Khoản 1 và Điểm b Khoản 3 Điều này.
1. The firefighting plan must:
a) Show the nature and danger of fire, explosion, toxicity, and conditions related to firefighting activities.
b) Construct the worst-case scenario and some typical scenarios with various fire development rates.
c) Formulate a plan for mobilizing forces, vehicles, coordination, technical measures, firefighting tactics, and firefighting tasks suitable for each stage of the fire.
2. Responsibilities for formulating firefighting plans:
a) Presidents of the People’s Committees of communes, heads of facilities, owners of forests, owners of motor vehicles with special fire safety requirements are responsible for formulating firefighting plans using the forces and vehicles under their management (hereinafter referred to as grassroots firefighting plans). Heads of nuclear facilities shall formulate firefighting and rescue plans in the cases of fire that leads to nuclear accidents prescribed in Points a, b, and c Clause 2 Article 82 of the Law on Atomic Energy.
Presidents of the People’s Committees of communes, heads of facilities and residential areas enumerated by the Ministry of Public Security in Point b of this Clause shall cooperate with fire departments in formulating firefighting plans for their residential areas and facilities as instructed by the Ministry of Public Security.
b) Fire departments shall formulate firefighting plans for the facilities and residential areas that need the intervention of forces and vehicles of fire departments and other local organizations (hereinafter referred to as firefighting plans of fire departments).
The Ministry of Public Security shall compile a list of the aforesaid facilities and residential areas.
c) Presidents of the People’s Committees of provinces adjacent to two other provinces shall cooperate in formulating and approving firefighting plans in order to mobilize forces and vehicles to participate in firefighting in the event of big fire that threatens to cause loss of lives and property in the bordering area between two provinces.
d) Presidents of the People’s Committees of provinces that have nuclear facilities shall formulate firefighting and rescue plans in the cases of fire that leads to nuclear accidents prescribed in Point d Clause 2 Article 82 of the Law on Atomic Energy; formulate a plan for cooperation in firefighting at facilities and forests in the communes in bordering areas between two provinces.
dd) The Ministry of Public Security shall take charge and cooperate with the Ministry of Science and Technology, the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Health, the Ministry of National Defense, Presidents of the People’s Committees of provinces that have nuclear facilities in formulating firefighting and rescue plans in the cases of fire that leads to nuclear accidents prescribed in Point dd Clause 2 Article 82 of the Law on Atomic Energy.
e) Firefighting plans must be promptly revised when there are changes to the nature of danger of fire, explosion, toxicity, and conditions related to firefighting activities.
3. Every firefighting plan formulated in accordance with Point a and Point c Clause 2 of this Article shall be kept at the facility; its copies shall be sent to the local fire department. Every firefighting plan formulated in accordance with Point b and Point d Clause 2 of this Article shall be kept at the fire department; its copies shall be sent to the facility and the People’s Committee of the commune. The organizations whose forces are involved in the firefighting plan shall be informed of their tasks.
4. Practice of firefighting plans:
a) Every firefighting plan formulated in accordance with Point a Clause 2 of this Article shall be practiced at least once per year. Irregular practice shall be conducted on request.
b) Every firefighting plan formulated in accordance with Points b, c, and d Clause 2 of this Article shall be practiced on request.
c) Heads of organizations and Presidents of the People’s Committees of communes are responsible for conducting practice of firefighting plans. Before a firefighting plan mentioned in Point b, c, or d Clause 2 of this Article is practiced, an agreement shall be reached with the fire department in order to mobilize forces and vehicles.
d) All forces and vehicles mentioned in the firefighting plan must participate in the practice.
5. Fire departments shall provide instructions and inspect the formulation, practice, management, and application of firefighting plans.
6. The Ministry of Public Security shall provide the templates of grassroots firefighting plans and firefighting plans of fire departments; specify the competence to grant approval and time limit for practicing firefighting plan; specify responsibilities of organizations, households, and individuals when fire departments formulate firefighting plans; specify the practice of firefighting plans of fire departments.
Article 22. Responsibility for fire alarm notification, firefighting and participation in firefighting
1. Any person that discovers a fire shall immediately notify people nearby and any or all of the units below:
a) The watchmen, intramural or professional firefighting team where the fire occurs.
b) The nearest fire department.
c) Local government or nearest police station.
2. When being notified of a fire that occurs locally, any organization or unit mentioned in Clause 1 of this Article must immediately go to the scene, notify relevant units to provide reinforcement; if a fire occurs beyond their administrative division, the units in charge of the administrative division where the fire occurs must be notified.
3. The health persons present at the scene shall take every measures to save people, prevent spread of fire, and extinguish the fire; participants in firefighting must comply with every order of the fire commander.
4. Police officers, the army, the militia, medical facilities, electricity supply and water supply authority, urban environment authority, traffic authority, and other agencies relevant to firefighting shall comply with regulations in Clauses 2, 3, and 4 Article 33 of the Law on Fire safety and firefighting.
Article 23. Mobilization of privileged vehicles forces, vehicles and equipment of the army, international organizations, and foreign entities Vietnam to participate in firefighting
1. Military forces and equipment army that are not on any emergency mission may be mobilized to participate in firefighting. Every military commander who receives the order to mobilize force and equipment for firefighting must immediately comply to such order or notify his/her superior officer.
The Ministry of Public Security shall take charge and cooperate with the Ministry of National Defense in providing instructions on mobilization of military forces and equipment for firefighting.
2. The following vehicles shall not be mobilized to participate in firefighting:
a) Military vehicles or police vehicles on emergency missions.
b) Ambulances on emergency missions.
c) Vehicles serving recovery of natural disaster or state of emergency prescribed by law.
d) Vehicles guided by the police.
d) Funerary vehicles.
e) Other privileged vehicles defined by law.
3. Forces and equipment of international organizations and foreign entities in Vietnam may be mobilized to participate in firefighting, except for the international organizations and foreign entities entitled to diplomatic immunity and privileges as prescribed by law.
The Ministry of Foreign Affairs shall notify the Ministry of Public Security of the international organizations and foreign entities entitled to diplomatic immunity and privileges.
Article 24. Competence to mobilize forces, vehicles, and property in firefighting
1. Competence to mobilize forces, vehicles, and property to extinguish fire:
a) The fire commander that is a firefighter, head of the organization, or President of the People’s Committee is entitled to mobilize people, vehicles, and property of organizations, households, and individuals under their management; if people, vehicles and property beyond their competence must be mobilized, a competent person must be notified.
b) Heads of fire departments are entitled to mobilize people, vehicles, and property of local organizations, households, and individuals under their management. After mobilizing, the person in charge of such forces, vehicles, and property shall be notified.
c) Heads of Central Department of Fire safety, Firefighting, and Rescue are entitled to mobilize people, vehicles, and property of organizations, households, and individuals nationwide. After mobilizing, the person in charge of such forces, vehicles, and property shall be notified.
2. The Ministry of Public Security shall specify the procedures for mobilization of forces, vehicles, and property.
Article 25. Compensation for damage to vehicles and property mobilized in firefighting
Vehicles and property of organizations, households, and individuals mobilized in firefighting shall be returned to their owner after firefighting is done. If vehicles or property are lost or damaged, houses or constructions are dismantled as prescribed in Point c and Point d Clause 1 Article 38 of the Law on Fire safety and firefighting, compensation shall be provided as prescribed by law.
Compensation shall be covered by government budget.
Article 26. Privileges and assurance of privileges of people and vehicles mobilized in firefighting
1. Vehicles, ships, aircraft, and other means of transport of fire departments may switch on siren and is entitled to right of way, and other privileges prescribed by law.
Road motor vehicles of organizations and individuals mobilized in firefighting are given the privileges prescribed in Point b Clause 2 Article 36 of the Law on Fire safety and firefighting, given priority to pass bridges, ferries, and exempt from road charges.
2. When a person mobilized in firefighting presents the mobilization order, the vehicle owner or operator, or a relevant person shall run the vehicle as soon as possible.
Article 27. Flags, signs, and bands used during firefighting
Flags, signs, and bands used during firefighting include:
1. Flags of fire commanders
2. Fire commander’s band.
3. Signs and tapes indicating the boundary of firefighting zone.
4. No entry signs at the firefighting zone.
Designs of the flags, signs, and bands used during firefighting are specified in Appendix VI enclosed herewith.
1. The fire commander of a fire department is the person holding the highest rank of the fire department that is present at the fire scene.
2. If the fire spreads from one facility to another or from a facility to a residential area and vice versa before the firefighters arrive, the fire commander of that facility and residential area shall cooperate with each other in commanding the firefighting.
3. If a motor vehicle is on fire in a facility, village, or forest, before the firefighters arrive, the fire commander of the vehicle shall cooperate with the local fire commander.
4. When the person holding the highest rank of the fire department arrives at the fire scene, the fire commanders defined in Clause 2 Article 37 of the Law on Fire safety and firefighting shall participate in the commanding board and comply with the orders of the fire commander of the fire department.
Article 29. Fire commander’s tasks
1. Fire commander’s tasks:
a) mobilize forces, vehicles, and property in firefighting.
b) Determine the firefighting zone, develop and implement technical measures as well as fire fighting tactics.
c) Make demands for assurance of traffic and order.
d) Organize logistics and health services serving firefighting.
dd) Organize communications serving firefighting.
e) Encourage belief and morale.
g) Organize disclosure of information about the fire.
h) Make other requests serving firefighting.
2. Forces, vehicles, equipment, supplies, water, and extinguishing materials shall be mobilized in firefighting; ensure conditions for firefighting such as traffic, order, communication, logistics, health services, and encouragement works.
3. Before the firefighter arrive at the fire scene, the head of the facility or Presidents of the People’s Committees shall perform the tasks mentioned in Clause 1 and Clause 2 of this Article. Before the firefighters arrive at the fire scene, the head of the facility or Presidents of the People’s Committees shall perform the tasks mentioned in Clause 1 of this Article. They are also responsible for commanding the firefighting and perform the tasks in Clause 2 of this Article.
Article 30. Emergencies in which houses, constructions, obstacles may be dismantled or destroyed and property may be moved to serve firefighting.
Fire commanders of fire departments are entitled to decide to destroy, dismantle houses, constructions, obstacles and move property in accordance with Point d Clause 1 Article 38 of the Law on Fire safety and firefighting in the following emergencies:
1. There are people stuck in the fire or the fire is threatening lives of many people.
2. The fire is likely to cause an explosion or poisoning, negative impacts to the environment, serious loss of lives and property; or negative political impacts if it is not promptly controlled.
3. The firefighting is obstructed by houses, constructions, obstacles and there are no other better solutions.
Article 31. Firefighting at diplomatic missions, consular offices, representative offices of international organizations, and houses of members thereof
1. Firefighters of Vietnam may enter the premises of the organizations below to carry out firefighting upon request or approval of the heads of the organizations (or persons authorized by the heads):
a) The premises of diplomatic missions.
b) The premises of consular offices of countries with which Vietnam sign consular agreements that which allow Vietnam’s firefighters to enter to carry out firefighting upon request or approval of the heads of the organizations (or persons authorized by the heads).
c) The premises of representative offices of international organizations that belong to the UN.
d) The premises of intergovernmental organizations that do not belong to the UN, associations of international organizations if the international agreements between Vietnam and such organizations allow Vietnam’s firefighter to enter and carry out firefighting upon request or approval of the heads of the organizations (or persons authorized by the heads).
2. Vietnam’s firefighters may enter the premises of the organizations that are not mentioned in Clause 1 of this Article without request or approval of the heads or persons authorized by the heads.
3. Vietnam’s firefighters may enter houses of the persons below to carry out firefighting upon their request or approval:
a) Houses of foreign service officers that are not Vietnamese citizens and their families; technical and administrative employees that are not Vietnamese citizens or Vietnam’s residents and their families.
b) Houses of consular officers that are not Vietnamese citizens or Vietnam’s residents if the consular agreement between Vietnam and their countries allow Vietnam’s firefighters to enter and carry out firefighting upon their request or approval.
4. Vietnam’s firefighters may enter houses of members of consular offices, representative offices of international organizations that are not mentioned in Clause 3 of this Article to carry out firefighting without their request or approval.
5. The Ministry of Foreign Affairs shall notify the Ministry of Public Security of the entities mentioned in Points b, c, and d Clause 1 and Point b Clause 3 of this Article.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực