Chương II Nghị định 79/2014/NĐ-CP: Phòng cháy
Số hiệu: | 79/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 31/07/2014 | Ngày hiệu lực: | 15/09/2014 |
Ngày công báo: | 15/08/2014 | Số công báo: | Từ số 767 đến số 768 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/01/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn mới về Luật PCCC 2013
Vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi.
Theo đó có một số nội dung mới nổi bật:
- Quy định cụ thể điều kiện hoạt động kinh doanh các loại dịch vụ PCCC.
- Bổ sung quy định riêng về điều kiện an toàn PCCC đối với công trình cao tầng và nhà khung thép mái tôn.
- Tăng mức hệ số hỗ trợ cho người trực tiếp tham gia chữa cháy và phục vụ chữa cháy trong 1 số trường hợp; thay đổi đơn vị tính từ ngày công lao động trung bình ở địa phương sang ngày lương cơ sở.
Đặc biệt Nghị định này còn ban hành mới phụ lục danh mục các cơ sở thuộc diện quản lý PCCC, cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ, cơ sở thuộc diện phải thông báo về đảm bảo điều kiện an toàn PCCC.
Nghị định sẽ có hiệu lực từ 15/9/2014, thay thế Nghị định 35/2003/NĐ-CP và Điều 1 Nghị định 46/2012/NĐ-CP .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy là nơi sản xuất, kinh doanh, công trình công cộng, trụ sở làm việc, khu chung cư và các công trình độc lập theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Cơ quan, tổ chức có thể có một hoặc nhiều cơ sở.
Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật Phòng cháy và chữa cháy là cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 5 Nghị định này nhưng có yêu cầu cao về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
a) Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.
b) Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở.
c) Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
d) Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
đ) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
e) Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.
g) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
h) Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
i) Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.
2. Các cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này nhưng không phải là cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Khoản 1 Điều này phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở đó và phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.
3. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Khoản 1 Điều này phải được tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.
1. Có quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ; có biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm của khu dân cư.
2. Có thiết kế và phải được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư xây dựng mới.
3. Hệ thống điện bảo đảm tiêu chuẩn an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
4. Có hệ thống giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, giải pháp chống cháy lan, phương tiện phòng cháy và chữa cháy bảo đảm số lượng và chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
5. Có phương án chữa cháy và thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.
6. Có lực lượng dân phòng được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
7. Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.
1. Nơi đun nấu, nơi thờ cúng, nơi có sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt, hệ thống điện, thiết bị sử dụng điện phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
2. Tài sản, vật tư, chất cháy phải được bố trí, sắp xếp, bảo quản và sử dụng đúng quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
3. Có phương tiện chữa cháy phù hợp với đặc điểm hoạt động và điều kiện của từng hộ gia đình.
1. Phương tiện giao thông cơ giới từ 04 chỗ ngồi trở lên, phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm và duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
a) Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động của phương tiện.
b) Quy trình vận hành phương tiện; hệ thống điện, nhiên liệu; việc bố trí, sắp xếp người, vật tư, hàng hóa trên phương tiện phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
c) Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới phải được học tập kiến thức về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình đào tạo cấp giấy phép điều khiển phương tiện theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
d) Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới có phụ cấp trách nhiệm theo quy định của pháp luật về chế độ tiền lương và phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và người điều khiển, người làm việc, người phục vụ trên phương tiện giao thông cơ giới có từ 30 chỗ ngồi trở lên và trên phương tiện giao thông cơ giới chuyên dùng để vận chuyển các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ phải có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy do cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền cấp.
đ) Có phương tiện chữa cháy phù hợp với yêu cầu, tính chất, đặc điểm của phương tiện, bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
2. Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy gồm tàu thủy, tàu hỏa chuyên dùng để vận chuyển hành khách, vận chuyển xăng, dầu, chất lỏng dễ cháy, khí cháy, vật liệu nổ, hóa chất có nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm và duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
a) Các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động của phương tiện.
b) Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
3. Phương tiện giao thông cơ giới khi vận chuyển các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ trên đường thủy nội địa, đường sắt, đường bộ phải có giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ do cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp theo quy định của pháp luật về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, trên đường thủy nội địa, đường sắt, đường bộ (trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc phòng).
Bộ Công an quy định cụ thể mẫu, thủ tục và phân cấp thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.
Công trình cao tầng, nhà khung thép mái tôn là cơ sở quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, ngoài việc đáp ứng các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này còn phải bảo đảm các điều kiện sau:
1. Đối với công trình cao tầng có chiều cao trên 09 tầng hoặc từ 25 m trở lên:
a) Kết cấu xây dựng của nhà phải có giới hạn chịu lửa phù hợp với tính chất sử dụng và chiều cao của nhà theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.
b) Tường, vách ngăn và trần treo của đường thoát nạn, lối thoát nạn, buồng thang thoát nạn, các gian phòng công cộng tập trung đông người không được sử dụng vật liệu trang trí nội thất, vật liệu cách âm, cách nhiệt là vật liệu dễ cháy.
2. Đối với nhà khung thép mái tôn có diện tích vượt quá diện tích khoang ngăn cháy theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Có giải pháp chống cháy lan bằng kết cấu xây dựng hoặc hệ thống phòng cháy và chữa cháy.
b) Có giải pháp tăng giới hạn chịu lửa của cấu kiện xây dựng chủ yếu theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy nhằm hạn chế nguy cơ sụp đổ khi xảy ra cháy.
Khi lập quy hoạch dự án xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải bảo đảm các nội dung sau:
1. Địa điểm xây dựng công trình, cụm công trình, bố trí các khu đất, các lô nhà phải bảo đảm chống cháy lan, giảm tối thiểu tác hại của nhiệt, khói bụi, khí độc do đám cháy sinh ra đối với các khu vực dân cư và công trình xung quanh.
2. Hệ thống giao thông, khoảng trống phải đủ kích thước và tải trọng bảo đảm cho phương tiện chữa cháy cơ giới triển khai các hoạt động chữa cháy.
3. Phải có hệ thống cấp nước chữa cháy; hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp điện phải bảo đảm phục vụ các hoạt động chữa cháy, thông tin báo cháy.
4. Bố trí địa điểm xây dựng đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ở những nơi cần thiết và phù hợp với quy hoạch để bảo đảm cho các hoạt động thường trực sẵn sàng chiến đấu, tập luyện, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.
5. Trong dự án phải có dự toán kinh phí cho các hạng mục phòng cháy và chữa cháy.
Khi lập dự án và thiết kế xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng của công trình thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy phải bảo đảm các nội dung sau:
1. Địa điểm xây dựng công trình phải bảo đảm khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình xung quanh.
2. Bậc chịu lửa của công trình phải phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của công trình; có giải pháp bảo đảm ngăn cháy và chống cháy lan giữa các hạng mục của công trình và giữa công trình này với công trình khác.
3. Công nghệ sản xuất, hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, chống nổ của công trình và việc bố trí hệ thống kỹ thuật, thiết bị, vật tư phải bảo đảm các yêu cầu an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
4. Lối thoát nạn (cửa, lối đi, hành lang, cầu thang thoát nạn), thiết bị chiếu sáng, thông gió hút khói, chỉ dẫn lối thoát nạn, báo tín hiệu; phương tiện cứu người phải bảo đảm cho việc thoát nạn nhanh chóng, an toàn.
5. Hệ thống giao thông, bãi đỗ phục vụ cho phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt động phải bảo đảm kích thước và tải trọng; hệ thống cấp nước chữa cháy phải bảo đảm yêu cầu phục vụ chữa cháy.
6. Hệ thống báo cháy, chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác phải bảo đảm số lượng; vị trí lắp đặt và các thông số kỹ thuật phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của công trình theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.
7. Trong dự án và thiết kế phải có dự toán kinh phí cho các hạng mục phòng cháy và chữa cháy.
1. Kinh phí phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng gồm các khoản kinh phí cho hạng mục phòng cháy và chữa cháy tại Điều 12 và Điều 13 Nghị định này và các khoản kinh phí khác phục vụ cho việc lập dự án thiết kế, thẩm duyệt, thử nghiệm, kiểm định, thi công, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
2. Kinh phí phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng và kinh phí để duy trì hoạt động của lực lượng, phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải được bố trí ngay trong giai đoạn lập dự án quy hoạch, dự án đầu tư và thiết kế công trình.
1. Thiết kế quy hoạch xây dựng, dự án đầu tư và thiết kế xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng công trình, hạng mục công trình, (sau đây gọi chung là dự án, công trình), phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy khi chế tạo mới hoặc hoán cải thuộc mọi nguồn vốn đầu tư phải tuân theo các quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy. Việc lập dự án, thiết kế công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy phải do đơn vị tư vấn thiết kế có đủ năng lực và tư cách pháp nhân thực hiện.
2. Đối tượng thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy:
a) Các dự án, công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng.
b) Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định này khi chế tạo mới hoặc hoán cải.
3. Hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
Hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy gồm 02 bộ, có xác nhận của chủ đầu tư, chủ phương tiện, nếu hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch phần thuyết minh ra tiếng Việt kèm theo, cụ thể như sau:
a) Đối với dự án thiết kế quy hoạch, hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của cơ quan phê duyệt dự án hoặc của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo);
- Dự toán tổng mức đầu tư của dự án thiết kế quy hoạch;
- Các tài liệu và bản vẽ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1:500 thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 12 Nghị định này.
b) Đối với thiết kế cơ sở, hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo);
- Bản sao văn bản cho phép đầu tư của cấp có thẩm quyền;
- Dự toán tổng mức đầu tư dự án, công trình;
- Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế cơ sở thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 13 Nghị định này.
c) Đối với thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo);
- Bản sao văn bản chấp thuận quy hoạch của cấp có thẩm quyền;
- Dự toán tổng mức đầu tư dự án, công trình;
- Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 13 Nghị định này.
d) Đối với chấp thuận địa điểm xây dựng công trình, hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị chấp thuận địa điểm xây dựng về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền, kèm theo);
- Bản sao văn bản nêu rõ tính hợp pháp của khu đất dự kiến xây dựng công trình;
- Bản vẽ, tài liệu thể hiện rõ hiện trạng địa hình của khu đất có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy như bậc chịu lửa của công trình, khoảng cách từ công trình dự kiến xây dựng đến các công trình xung quanh, hướng gió, cao độ công trình.
đ) Đối với thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư, chủ phương tiện (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo);
- Bản sao văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư, chế tạo mới hoặc hoán cải phương tiện;
- Dự toán tổng mức đầu tư phương tiện;
- Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật thể hiện giải pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với tính chất hoạt động và đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của phương tiện; điều kiện ngăn cháy, chống cháy lan, thoát nạn, cứu người khi có cháy xảy ra; giải pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hệ thống điện, hệ thống nhiên liệu và động cơ; hệ thống báo cháy, chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác; hệ thống, thiết bị phát hiện và xử lý sự cố rò rỉ các chất khí, chất lỏng nguy hiểm về cháy, nổ.
4. Trình tự thẩm duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy
a) Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công của dự án, công trình.
Đối với hồ sơ thiết kế quy hoạch tỷ lệ 1: 500 của dự án thiết kế quy hoạch và hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án, công trình, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về giải pháp phòng cháy và chữa cháy.
b) Công trình có nguy hiểm về cháy, nổ nêu tại các Mục 14, 16 và 20 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này phải có văn bản chấp thuận về địa điểm xây dựng của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trước khi tiến hành thiết kế công trình.
c) Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật.
5. Thời hạn thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
Thời hạn thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy được tính kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể như sau:
a) Dự án thiết kế quy hoạch: Không quá 10 ngày làm việc.
b) Chấp thuận địa điểm xây dựng công trình: Không quá 05 ngày làm việc.
c) Thiết kế cơ sở: Không quá 10 ngày làm việc đối với dự án nhóm A; không quá 05 ngày làm việc đối với dự án nhóm B và C.
d) Thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công: Không quá 15 ngày làm việc đối với dự án, công trình nhóm A; không quá 10 ngày làm việc đối với dự án, công trình nhóm B và C.
Phân nhóm dự án, công trình các nhóm A, B, C nêu trên được thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
đ) Thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy: Không quá 10 ngày làm việc.
6. Dự án, công trình không thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng vẫn phải thiết kế bảo đảm yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy nhưng không bắt buộc phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
7. Nội dung thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với dự án thiết kế quy hoạch phải theo đúng quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 12 Nghị định này; đối với thiết kế công trình phải theo đúng quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 13 Nghị định này.
Kết quả thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy là một trong những căn cứ để xem xét, phê duyệt dự án và cấp giấy phép xây dựng.
8. Bộ Công an quy định về phân cấp thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy; hướng dẫn nội dung và trình tự thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
9. Bộ Tài chính chủ trì, thống nhất với Bộ Công an quy định việc thu và sử dụng phí thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy. Phí thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, được xác định trong tổng mức đầu tư của dự án, công trình và phương tiện giao thông cơ giới.
1. Trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ phương tiện giao thông cơ giới:
a) Lập dự án thiết kế theo đúng quy định, tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định này. Trình hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, dự án, công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Tổ chức thi công, kiểm tra, giám sát thi công theo đúng thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt. Trường hợp trong quá trình thi công nếu có sự thay đổi về thiết kế và thiết bị phòng cháy và chữa cháy thì phải giải trình hoặc thiết kế bổ sung và phải được thẩm duyệt lại.
c) Tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, dự án, công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
d) Đối với các cơ sở quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy trước khi đưa vào hoạt động, người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện phải thông báo với cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
đ) Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình trong suốt quá trình xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng.
2. Trách nhiệm của đơn vị tư vấn dự án và giám sát thi công:
Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư trong việc thực hiện các nội dung về phòng cháy và chữa cháy theo cam kết trong hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và đơn vị tư vấn.
3. Trách nhiệm của đơn vị tư vấn thiết kế:
a) Thiết kế bảo đảm các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy; chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm thiết kế trong thời gian xây dựng và sử dụng công trình.
b) Thực hiện giám sát tác giả trong quá trình thi công xây lắp công trình.
c) Tham gia nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
4. Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng:
a) Thi công theo đúng thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt.
b) Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy thuộc phạm vi quản lý của mình trong suốt quá trình thi công đến khi bàn giao công trình.
c) Lập hồ sơ hoàn công; chuẩn bị các tài liệu và điều kiện để phục vụ công tác nghiệm thu và tham gia nghiệm thu công trình.
5. Trách nhiệm của cơ quan phê duyệt dự án và cơ quan cấp giấy phép xây dựng:
a) Cơ quan phê duyệt dự án, công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này, trước khi phê duyệt thì tùy từng dự án, công trình phải có giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, văn bản chấp thuận địa điểm xây dựng, văn bản về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
b) Cơ quan cấp giấy phép xây dựng, trước khi cấp giấy phép có trách nhiệm yêu cầu chủ đầu tư xuất trình giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
6. Trách nhiệm của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy:
a) Xem xét, trả lời về giải pháp phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế quy hoạch, hồ sơ thiết kế cơ sở; chấp thuận địa điểm xây dựng công trình; thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công dự án, công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy.
b) Kiểm định thiết bị, phương tiện phòng cháy và chữa cháy; kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình thi công xây dựng.
c) Kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền.
1. Dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đã, được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy, trước khi đưa vào sử dụng phải được chủ đầu tư, chủ phương tiện tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy bao gồm nghiệm thu từng phần, từng giai đoạn, từng hạng mục và nghiệm thu bàn giao; riêng đối với các bộ phận, của công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy khi thi công bị che khuất thì phải được nghiệm thu trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.
2. Thủ tục nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy:
a) Các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định này phải được chủ đầu tư, chủ phương tiện tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy và trước khi đưa vào sử dụng chủ đầu tư, chủ phương tiện phải thông báo cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã thẩm duyệt trước đó đến kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
b) Hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy gồm:
- Bản sao giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;
- Bản sao giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy đã lắp đặt trong công trình, phương tiện giao thông cơ giới;
- Các biên bản thử nghiệm, nghiệm thu từng phần và nghiệm thu tổng thể các hạng mục, hệ thống phòng cháy và chữa cháy;
- Các bản vẽ hoàn công hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hạng mục liên quan đến phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt;
- Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới;
- Văn bản nghiệm thu hoàn thành hệ thống, thiết bị có liên quan về phòng cháy và chữa cháy.
Các văn bản, tài liệu nêu trên phải có xác nhận của chủ đầu tư, chủ phương tiện, nhà thầu, đơn vị tư vấn thiết kế. Nếu hồ sơ thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt.
c) Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo các nội dung sau:
- Kiểm tra nội dung và tính pháp lý của hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy do chủ đầu tư, chủ phương tiện giao thông cơ giới chuẩn bị;
- Kiểm tra việc thi công, lắp đặt phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới theo thiết kế đã thẩm duyệt;
- Tổ chức kiểm tra thử nghiệm hoạt động thực tế của các phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới khi xét thấy cần thiết.
d) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thông qua biên bản kiểm tra nghiệm thu, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xem xét, nếu đạt các yêu cầu thì ra văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
đ) Văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy là một trong những căn cứ để chủ đầu tư nghiệm thu, quyết toán và đưa công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy vào sử dụng.
1. Nội dung kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy gồm:
a) Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ sở, khu dân cư, hộ gia đình, rừng, phương tiện giao thông cơ giới theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy, Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.
b) Việc thực hiện trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của từng đối tượng quy định tại Luật Phòng cháy và chữa cháy, Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.
c) Việc chấp hành các quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy, Nghị định này, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các quy định của pháp luật có liên quan và các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
2. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy được tiến hành thường xuyên, định kỳ, đột xuất theo quy định sau đây:
a) Người đứng đầu cơ sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ rừng, chủ hộ gia đình có trách nhiệm tổ chức kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình.
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên có trách nhiệm tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình.
c) Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ hàng quý đối với các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy; 6 tháng hoặc một năm đối với các đối tượng còn lại và kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu nguy hiểm, mất an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy và khi có yêu cầu bảo vệ đặc biệt.
3. Bộ Công an quy định cụ thể về thủ tục kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
1. Các trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động:
a) Trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ xuất hiện nguồn lửa, nguồn nhiệt hoặc khi đang có nguồn lửa, nguồn nhiệt mà xuất hiện môi trường nguy hiểm cháy, nổ (sau đây gọi là nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ).
b) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy nếu không được ngăn chặn kịp thời thì có thể dẫn đến nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ và có thể gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
c) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy yêu cầu khắc phục mà không khắc phục hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy mà tiếp tục vi phạm.
2. Việc tạm đình chỉ hoạt động chỉ giới hạn trong phạm vi nhỏ nhất và theo nguyên tắc nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ xuất hiện ở phạm vi nào hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy ở phạm vi nào thì tạm đình chỉ hoạt động trong phạm vi đó.
3. Thời hạn tạm đình chỉ hoạt động được xác định căn cứ vào điều kiện, khả năng loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ, khả năng khắc phục vi phạm về phòng cháy và chữa cháy nhưng không vượt quá 30 ngày.
4. Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và hoạt động của cá nhân bị tạm đình chỉ theo quy định tại Khoản 1 Điều này đã hết thời hạn tạm đình chỉ mà không khắc phục hoặc không thể khắc phục được và có nguy cơ cháy, nổ gây hậu quả nghiêm trọng thì bị đình chỉ hoạt động. Việc đình chỉ hoạt động có thể thực hiện đối với từng bộ phận hoặc toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và hoạt động của cá nhân.
5. Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động được thể hiện bằng văn bản; trường hợp cấp thiết có thể ra quyết định tạm đình chỉ bằng lời nói và ngay sau đó phải thể hiện quyết định bằng văn bản.
Người đứng đầu cơ sở, cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình, người điều khiển hoặc chủ phương tiện giao thông cơ giới và cá nhân khi nhận được quyết định tạm đình chỉ phải chấp hành ngay và có trách nhiệm loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc khắc phục vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong thời gian ngắn nhất.
6. Thẩm quyền tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động được quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Công an hoặc người được ủy quyền được quyền quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân trong phạm vi cả nước.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được quyền quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình.
c) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ở địa phương trong phạm vi thẩm quyền của mình được quyền quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động đối với từng bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân.
d) Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được tạm đình chỉ hoạt động đối với trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này và trong thời gian ngắn nhất sau khi tạm đình chỉ phải báo cáo người trực tiếp quản lý có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ.
7. Bộ Công an quy định cụ thể mẫu quyết định và thủ tục tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động.
1. Trong thời hạn tạm đình chỉ hoạt động, nếu nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ được loại trừ hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được khắc phục thì phải làm đơn gửi người có thẩm quyền đã ra quyết định tạm đình chỉ trước đó xem xét, quyết định cho phục hồi hoạt động.
2. Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân đã bị đình chỉ hoạt động, nếu sau đó đáp ứng đủ các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy và muốn hoạt động trở lại thì phải làm đơn gửi người có thẩm quyền đã ra quyết định đình chỉ hoạt động trước đó xem xét, quyết định cho phục hồi hoạt động.
3. Quyết định phục hồi hoạt động được thể hiện bằng văn bản; trường hợp người có thẩm quyền sau khi quyết định tạm đình chỉ bằng lời nói mà nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được loại trừ hoặc khắc phục xong thì có thể quyết định phục hồi hoạt động bằng lời nói.
4. Người có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động có quyền quyết định phục hồi hoạt động.
5. Bộ Công an quy định cụ thể mẫu quyết định và thủ tục phục hồi hoạt động.
Article 5. Appendix I: List of constructions whose fire safety is supervised.
Constructions whose fire safety is supervised are include manufacturing facilities, business premises, public constructions, office buildings, apartment buildings, and independent constructions defined in Clause 1 Article 1 of the Law on amendments to the Law on Fire safety and firefighting and are specified in Appendix I enclosed herewith. Many constructions may belong to one organization.
Article 6. Constructions posing a risk of conflagration
A construction posing a risk of conflagration defined in Clause 4 Article 3 of the Law on Fire safety and firefighting means a construction whose fire safety is supervised defined in Article 5 of this Article and is subject to strict fire safety requirements. Such constructions are enumerated in Appendix II enclosed herewith.
Article 7. Fire safety requirements applied to facilities
1. The facilities posing a risk of conflagration enumerated in Appendix II enclosed herewith must satisfy the fire safety requirements below:
a) There are fire safety regulations, signs, diagrams or escape plan that are suitable for the operation of the facility.
b) There are persons in charge of fire safety and firefighting in the facility.
c) The electricity system, lightning protection system, antistatic system, electric devices, spark-generating devices, heat-generating devices, the use of fire sources and heat sources must ensure fire safety.
d) There are fire safety procedures that are suitable for the operation of the facility.
dd) There is an internal firefighting team that is trained in fire safety and firefighting that is ready to deal with conflagration on the spot.
e) There is a firefighting plan and escape plan approved by a competent authority as prescribed in Article 21 of this Decree.
g) There is adequate traffic system, water supply system and communication system serving fire fighting; fire alarm system, firefighting system, fire blocking system, other fire safety and firefighting equipment, and rescue equipment that are suitable for the facility and conformable with technical standards on fire safety and firefighting or regulations of the Ministry of Public Security.
h) There are documents about fire safety design acceptance and approval issued by the fire department if the facility is one of the works specified in Appendix IV enclosed herewith.
i) The fire safety and firefighting activities are monitored in writing as prescribed by the Ministry of Public Security.
2. The facilities whose fire safety is supervised prescribed in Appendix I enclosed herewith that do not pose a risk of conflagration must satisfy fire safety requirements as prescribed in Clause 1 of this Article depending on the scale and operation of the facility and in accordance with technical standards on fire safety and firefighting.
3. The fire safety requirements prescribed in Clause 1 of this Article must be fulfilled throughout the operation of the facility.
Article 8. Fire safety regulations applied to residential areas
1. There are regulations on fire safety, use of electricity, fire, inflammable substances; signs, diagrams or instructions on fire safety, firefighting, and escape plan that are suitable for the residential area.
2. If the residential area is a new one, its fire safety designed must be approved.
3. The electricity system is conformable with fire safety standards.
4. There is a traffic system and water supply system serving firefighting, solutions for preventing spread of fire, adequate and decent fire safety and firefighting equipment according to fire safety and firefighting standards or regulations of the Ministry of Public Security.
5. There is a firefighting plan and escape plan approved by a competent authority as prescribed in Article 21 of this Decree.
6. There is a watchman team that is trained in fire safety and firefighting, and is ready to deal with conflagration on the spot.
7. There are documents serving management and monitoring of fire safety and firefighting activities as prescribed by the Ministry of Public Security.
Article 9. Fire safety regulations applied to households
1. The places of cooking and worship where fire sources, heat sources, fire-generating devices, heat-generating devices, electricity, and appliances are used must be conformable with fire safety regulations.
2. Property, supplies, and flammables must be arranged, preserved, and used in accordance with fire safety regulations.
3. There are firefighting instruments suitable for the household.
Article 10. Fire safety regulations applied to motor vehicles
1. Motor vehicles with 04 seats or more, motor vehicles used for transporting flammable goods must follow the fire safety regulations below:
There are regulations on fire safety, use of electricity, fire, inflammable substances; signs, diagrams or instructions on fire safety, firefighting, and escape plan that are suitable for the residential area.
b) The operation procedures, power and fuel supply system; arrangement of people and goods on the vehicle ensures fire safety.
c) The motor vehicle operator must is trained in fire safety and firefighting during the driving training program as prescribed by the Ministry of Transport.
d) The operator of the motor vehicle has responsibility allowance as prescribed by regulations of law on wages and responsibility allowance of officials, civil servants, servicemen; the operator and workers on motor vehicles with ≥ 30 seats or motor vehicles used for transporting flammable or explosive goods have certificate of training in fire safety and firefighting techniques issued by a competent fire department.
dd) There is firefighting equipment suitable for the requirements and characteristics of the vehicle with sufficient quantity and satisfactory quality according to fire safety standards or regulations of the Ministry of Public Security.
2. Motor vehicles with special fire safety requirements including ships, trains used for transporting passengers, oil, gas, flammable liquids, flammable gas, flammable or explosive chemicals must adhere with fire safety regulations below:
a) The requirements in Clause 1 of this Article that are suitable for the characteristics and operation of the vehicle.
b) The fire department has issued a written approval and acceptance of fire safety design.
3. There is a license to transport flammable or explosive goods when transporting flammable or explosive goods by inland waterways, railway, or road (except for the case within the authority of the Ministry of National Defense)
The Ministry of Public Security shall provide the license template and establish licensing procedures.
Article 11. Fire safety regulations applied to high-rise buildings and steel-frame buildings
Apart from fire safety requirements in Clause 1 and Article 7 High-rise buildings and steel-frame buildings, which are enumerated in Appendix II enclosed herewith, the following requirements must be complied with:
1. With regard to high-rise constructions with more than 09 stories or higher than 25 m:
a) The fire-resistance rating of structure the building must be suitable for its operation and height according to fire safety and firefighting standards.
b) The furniture and insulation of the walls, partitions, and suspended ceilings of the escape routes, escape stair shaft, and rooms where people gather must not be made of flammable materials.
2. Any steel-frame building of which the area exceeds the fire compartment area according to fire safety and firefighting standards must satisfy the requirements below:
a) There is a solution for preventing spread of fire using the construction structure or fire prevention and extinguishing system.
b) There are solutions for increasing the fire-resistance ratings of the structures according to fire safety and firefighting standards in order to reduce the risk of collapse in the event of fire.
Article 12. Fire safety and firefighting requirements when planning a new construction project or renovation of an urban area, residential area, industrial park, or hi-tech zone
When planning a new construction project or renovation of an urban area, residential area, industrial park, or hi-tech zone, the following requirements must be complied with:
1. The construction location, layout of land and housing blocks must be able to prevent spread of fire, minimize damage to the residential area and adjacent constructions caused by heat, dust, and noxious gases generated from the fire.
2. The size and capacity of the traffic system and space must be sufficient for firefighting vehicles to perform their firefighting tasks.
3. There is a water supply system serving firefighting; the communication system and electricity system must be able to serve firefighting activities and fire alarm notification.
4. The fire brigade is located rationally to ensure convenience for preparation, training, and maintenance of firefighting equipment according to regulations of the Ministry of Public Security.
5. The project must provide a budget for fire safety and firefighting.
Article 13. Fire safety and firefighting requirements during project planning and construction design
When planning a new project or making a new construction design, renovating or changing the purpose of a construction whose fire safety design must be approved, the requirements shall be complied with:
1. The fire safety distance of the construction site from adjacent constructions is conformable.
2. The fire-resistance level of the construction is suitable for its scale and operation; there is a solution for preventing spread of fire between parts of the construction and between the constructions.
3. The manufacturing technologies, electricity system, lightning protection system, antistatic system, explosion system, arrangement of technical systems and supplies must comply with fire safety requirements.
4. The escape route (doors, pathways, corridors, staircase), lighting equipment, ventilation, indication of the escape route, signals, and rescue equipment must ensure quick and safe escape.
5. The size and capacity of the traffic system and parking lot must be suitable for operation of firefighting vehicles; the water supply system is sufficient for firefighting.
6. The fire alarm system, firefighting system, and other firefighting equipment must be sufficient; their positions and specifications are suitable for the operation of the construction according to fire safety and firefighting standards.
7. The project must provide a budget for fire safety and firefighting.
Article 14. Budget for fire safety and firefighting in construction
1. Budget for fire safety and firefighting items in Article 12 and Article 13 of this Decree are the budget for developing, assessing, testing, building, and acceptance of fire safety design.
2. Budget for fire safety and firefighting and budget for sustaining operation of firefighting forces and equipment must be set up in the beginning of the project planning.
Article 15. Fire safety designs and approval for fire safety design
1. The new construction or renovation of a project or item (hereinafter referred to as construction), the manufacturing or modification of a motor vehicle with special fire safety requirements must comply with fire safety and firefighting standards. The planning and design of the constructions mentioned in Appendix IV enclosed herewith and motor vehicles with special fire safety requirements must be carried out by a qualified and lawful designing unit.
2. Fire safety designs of the following subjects must be approved:
a) Any new or modified construction enumerated in Appendix IV enclosed herewith.
b) Any new or modified motor vehicle with special fire safety requirements mentioned in Clause 2 Article 10 of this Decree.
3. Application for approval for fire safety design:
The application for approval for fire safety design shall be made into 02 sets and be certified by the project investor or vehicle owner. Documents in foreign languages must be translated into Vietnamese.
a) An application for approval of a planning project consists of:
- A written request for opinions about the fire safety and firefighting solution of the approving body or project investor (a letter of authorization must be made if another unit is authorized to do this tasks);
- Estimated investment in the project;
- Documents and drawings in 1:500 scale showing the requirements for fire safety and firefighting solutions according to Clauses 1, 2, 3, and 4 Article 12 of this Decree.
b) An application for approval for fundamental design consists of:
- A written request for opinions about the fire safety and firefighting solution made by the investor (a letter of authorization must be made if another unit is authorized to do this tasks);
- A copy of the written permission for investment issued by a competent authority;
- Estimated investment in the project;
- Drawings and description of the fundamental design, which specify the requirements for fire safety and firefighting solution according to Clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 6 Article 13 of this Decree.
c) An application for approval for technical design or construction drawing consists of:
- A written request for approval for the fire safety design of the investor (a letter of authorization must be made if another unit is authorized to do this tasks);
- A copy of the written approval for the planning issued by a competent authority;
- Estimated investment in the project;
- Drawings and description of the technical design or construction drawing, which specify the requirements for fire safety and firefighting solution according to Clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 6 Article 13 of this Decree.
d) An application for approval for the construction location consists of:
- A written request for approval for the construction location (a letter of authorization must be made if another unit is authorized to do this tasks);
- A copy of the document about the lawfulness of the land on which the construction is built;
- Drawings and documents showing the terrain of the land pertaining to fire safety such as fire resistance level, distance from the construction to adjacent constructions, wind direction, altitude.
dd) An application for technical design of a motor vehicle with special fire safety requirements consists of:
- A written request for approval for the fire safety design made by the project investor or vehicle owner (a letter of authorization must be made if another unit is authorized to do this tasks);
- A copy of the written permission for investment, manufacturing, or modification of the vehicle issued by a competent authority;
- Estimated investment in the vehicle;
- Drawings and description of the technical design, which describes the fire safety solution with regard to the operation and flammability threat of the vehicle; conditions for fire blocking, preventing spread of fire, escape, and rescue in the event of fire; solution for fire safety of the electricity system, the fuel system and engines; the fire alarm system, fire extinguishing system and other firefighting equipment; systems and equipment for detecting and dealing with leak of flammable gases and liquids.
4. Procedures for approving fire safety design.
a) The fire departments shall approve the fire safety design of construction drawings of construction projects
Fire departments shall make written responses with regard to fire safety and firefighting solutions of planning projects in scale 1:500 and fundamental designs of construction projects.
b) Locations of the constructions posing a threat of conflagration mentioned in Sections 14, 16, and 20 of Appendix IV enclosed herewith must be approved in writing by fire departments before their design is created.
c) Fire safety design in the technical design documents of motor vehicles with special fire safety requirements shall be approved by fire departments.
5. Time limits for approving fire safety design
The time limit for approving fire safety design begins when satisfactory documents are received, in particular:
a) Planning project: 10 working days.
b) Construction location: 05 working days.
c) Fundamental design: 10 working days for Group A projects; 05 working days for Group B and C projects.
d) Technical design or construction drawing: 15 working days for Group A projects; 10 working days for Group B and C projects.
The classification of construction projects into Group A, B and C is carried out in accordance with regulations of the government on construction project management.
dd) Technical design of motor vehicle with special fire safety requirements: 10 working days.
6. When a construction that is not mentioned in Appendix IV enclosed herewith is built or renovated, its design must satisfy fire safety requirements in accordance with fire safety and firefighting standards. Approval for fire safety design is exempt.
7. Fire safety designs of planning projects shall be approved in accordance with Clauses 1, 2, 3, and 4 Article 12 of this Decree; Fire safety designs of construction designs shall be approved in accordance with Clauses 1, 2, 3, 4, 5, and 6 Article 13 of this Decree.
Result of fire safety design assessment is the basis for considering approving the project and issue the construction license.
8. The Ministry of Public Security shall specify the competence to approve fire safety designs of constructions, projects, and motor vehicles with special fire safety requirements; provide instructions and procedures for approving fire safety designs.
9. The Ministry of Finance shall cooperate with the Ministry of Public Security in specifying the collection and use of fees for fire safety design approval. The fee for fire safety design approval is part of the investment in the project or vehicle.
Article 16. Responsibilities of project investors, owners of motor vehicles, consultancy units, supervisory units, designing units, building contractors, approving bodies, licensing bodies, and fire departments
1. Responsibilities of project investors and vehicle owners:
a) Develop the design in accordance with Clause 1 Article 15 of this Decree. Submit the application for approval for fire safety design of the motor vehicle with special fire safety requirements or the project mentioned in Appendix IV enclosed herewith to the fire department.
b) Organize and supervise the construction according to the approve fire safety design. Provide explanation or additional design if the design or fire safety and firefighting equipment is changed during the construction process. Another assessment shall be carried out.
c) Inspect and accept fire safety design of motor vehicles with special fire safety requirements or project mentioned in Appendix IV enclosed herewith.
d) Before a facility mentioned in Appendix III enclosed herewith or a motor vehicle with special fire safety requirements is put into operation, the head of the facility or owner of the vehicle must notify the fire department of fulfillment of fire safety requirements.
dd) Ensure fire safety of the project through out its construction until it is accepted and transferred.
2. Responsibilities of advisory and supervisory unit:
Take legal responsibility for implementation of fire safety and firefighting regulations according to the contract between the project investor and the advisory unit.
3. Responsibilities of designing unit:
a) Make designs that satisfy fire safety requirements; take responsibility for design quality during the construction and operation of the project.
b) Carry out designer's supervision throughout the construction of the project.
c) Participate in fire safety inspection.
4. Responsibilities of building contractor:
a) Carry out the instruction in accordance with approved fire safety design.
b) Ensure fire safety of the project through out its construction until the project is transferred.
c) Make the as-built dossiers; prepare documents and conditions for inspection and participate in the inspection.
5. Responsibilities of the approving body and licensing body:
a) Before approving a project mentioned in Appendix IV enclosed herewith, the approving body must obtain a certificate of approved fire safety design or written approval for the construction location or solution for fire safety and firefighting of a fire department.
b) Before issuing the construction license to a construction mentioned in Appendix IV enclosed herewith, the licensing body shall request the investor to present the certificate of approved fire safety design issued by a fire department.
6. Responsibilities of fire departments:
a) Consider and response to fire safety and firefighting solutions in the planning project documents, fundamental design documents; consider approving construction locations; assess fire safety designs in technical design documents or construction drawings of the constructions in Appendix IV enclosed herewith and motor vehicles with special fire safety requirements.
b) Inspect fire safety and firefighting equipment; inspect fire safety during the construction process.
c) Carry out inspection and acceptance of fire safety design of constructions and motor vehicles with special fire safety requirements.
Article 17. Fire safety acceptance
1. Before a project or motor vehicle with special fire safety requirements, of which fire safety design has been assessed, is put into operation, its fire safety must be inspected and accepted by its investor or owner.
Each stage, each part shall be inspected; then a final inspection shall be carried out before acceptance. The parts of the construction or motor vehicle that is blocked must be inspected before carrying out other tasks.
2. Acceptance procedures:
a) The subjects mentioned in Clause 2 Article 15 of this Decree must undergo fire safety inspection and accepted by their investors or owners. Then, their investors and owners must request fire departments to carry out a fire safety inspection before they are put into operation.
b) Fire safety acceptance documents include:
- A copy of the certificate of approved fire safety design issued by a fire department;
- A copy of the certificate of inspection of fire safety and firefighting equipment in the construction or motor vehicle.
- Records on testing, partial inspection and overall inspection of the fire prevention and extinguishing system;
- As-built drawings of fire prevention and extinguishing system and items pertaining to fire safety and firefighting according to the approved design documents;
- Instructions on operation and maintenance of fire prevention and extinguishing system of the construction or motor vehicle;
- Record of acceptance of the whole system and equipment related to fire safety and firefighting.
The aforesaid documents must be certified by the project investor/vehicle owner, contractor, and consultancy unit. Documents in other languages shall be translated into Vietnamese.
c) The fire department shall carry out the fire safety inspection as follows:
- Inspect the contents and legitimacy of fire safety and firefighting acceptance documents prepared by the project investor or vehicle owner;
- Inspect the installation of fire prevention and fighting equipment in the construction or motor vehicle according to the approved design;
- Test the fire prevention and fighting equipment in the construction or motor vehicle if necessary.
d) Within 07 working days from the day on which the inspection record is approved, the fire department shall issue a written acceptance of the fire safety design if all requirements are met.
dd) The written acceptance of the fire safety design issued by the fire department is one of the bases for the investor to make the financial statement and put the construction or vehicle with special fire safety requirements into operation.
Article 18. Fire safety inspection
1. A fire safety inspection includes inspection of:
a) Fire safety of the facility, residential area, household, forest, or motor vehicles according to the Law on Fire safety and firefighting, this Decree, and relevant regulations of law.
b) Fulfillment of responsibility for fire safety and firefighting of the entities mentioned in the Law on Fire safety and firefighting, this Decree, and relevant regulations of law.
c) Adherence to the Law on Fire safety and firefighting, this Decree, technical regulations and standards, relevant regulations of law, and fire safety requirements of fire departments.
2. Periodic and irregular fire safety inspections shall be carried out as follows:
a) Heads of facilities, Presidents of the People’s Committees of communes, or vehicle owners, forest owners, householders shall carry out periodic and irregular fire safety inspections within their area of competence.
b) Heads of organizations and Presidents of the People’s Committees of districts shall carry out periodic and irregular fire safety inspections within their area of competence.
c) Fire departments shall carry out periodic and quarterly fire safety inspections at facilities posing a risk of conflagration and motor vehicles with special fire safety requirements; carry out biannual and annual fire safety inspections at other places; carry out irregular inspections when a fire safety threat or a violation against fire safety regulations is found or when there is a special security demand.
3. The Ministry of Public Security shall specify procedures for fire safety inspection.
Article 19. Suspension of operation of facilities, vehicles, households, and individuals that fail to ensure fire safety
1. Cases of suspension:
a) There is a new fire source or heat source in the environment, or there is a threat near the fire source of heat sources (hereinafter referred to as flammability threat).
b) If the violations against fire safety regulations are not prevented promptly,
c) Violations against regulations on fire safety and firefighting are not rectified after the fire department has requested that the violations be rectified or after administrative violations have been imposed.
2. The suspension is limited to the operations that pose a risk of conflagration or violate regulations on fire safety and firefighting.
3. The suspension duration is determined according to the possibility to eliminate the threat of conflagration and ability to rectify violations. Nevertheless, the suspension duration shall not exceed 30 days.
4. Any facility, motor vehicle, household, or individual whose operation is suspended as prescribed in Clause 1 of this Article that still poses a threat of conflagration shall be banned from operation. The ban shall be imposed upon some parts or the whole facility, motor vehicle, household, or individual’s operation.
5. The decision on suspension or ban shall be made in writing. In an emergency, the decision may be made orally but then a written decision must be issued.
The head of the facility, householder, vehicle owner or operator, or individual shall promptly implement the decision, eliminate the threat of conflagration or rectify the violations against regulations on fire safety and firefighting.
6. Competence to impose suspension and ban:
a) The Minister of Public Security or an authorized person is entitled to impose suspension or ban upon part of or the whole operation of any facility, motor vehicle, household, or individual nationwide.
b) Presidents of the People’s Committees are entitled to impose suspension or ban upon part of or the whole operation of any facility, motor vehicle, household, or individual under their management.
c) Directors of Central Department of Fire safety, Firefighting, and Rescue and heads of local fire departments are entitled to impose suspension or ban upon part of or the whole operation of any facility, motor vehicle, household, or individual under their management.
d) Fire department officers and firefighters are entitled to impose suspension in the cases mentioned in Point a Clause 1 of this Article and report the case to his/her superior officer.
7. The Ministry of Public Security shall provide the template of the decision on suspension and decision on ban.
Article 20. Restoration of operation of facilities, vehicles, households, and individuals
1. During the suspension, if the threat of conflagration is eliminated or violations against regulations on fire safety and firefighting have been rectified, a request for lift of suspension shall be sent to the person that issued the decision on suspension.
2. Any facility, motor vehicle, household, or individual whose operation is suspended that wishes to resume their operation after all fire safety requirements have been met shall submit a written request for lift of suspension to the person that issued the decision on suspension.
3. The decision on restoration of operation shall be made in writing. If the decision on suspension was made orally, the decision on restoration of operation may be made orally.
4. The person that issued the decision on suspension or ban also has the competence to decide the restoration of operation.
5. The Ministry of Public Security shall provide the template of the decision on restoration of operation.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 20. Bảo vệ Thủ đô và bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô
Điều 7. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở
Điều 8. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư
Điều 10. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới
Điều 15. Thiết kế và thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
Điều 17. Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy
Điều 18. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy
Điều 20. Phục hồi hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân
Điều 24. Thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy
Điều 38. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy
Điều 48. Hồ sơ, thủ tục xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
Điều 54. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ