Thông tư 66/2014/TT-BCA hướng dẫn Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi
Số hiệu: | 66/2014/TT-BCA | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công an | Người ký: | Trần Đại Quang |
Ngày ban hành: | 16/12/2014 | Ngày hiệu lực: | 06/02/2015 |
Ngày công báo: | 23/01/2015 | Số công báo: | Từ số 145 đến số 146 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
20/02/0221 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ CÔNG AN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 66/2014/TT-BCA |
Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2014 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 79/2014/NĐ-CP NGÀY 31/7/2014 QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Căn cứ Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
Thông tư này quy định về thẩm duyệt, nghiệm thu, kiểm tra, kiểm định, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, thống kê, báo cáo, nội quy an toàn, hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy; vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ; thông báo về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy; phương án chữa cháy; huy động, điều động lực lượng, phương tiện, tài sản tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy; tổ chức hoạt động của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành; tạm đình chỉ, đình chỉ và phục hồi hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân; chứng chỉ, giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy; danh mục cơ sở, khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao do cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy và biểu mẫu để sử dụng trong công tác phòng cháy và chữa cháy.
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
2. Công an các đơn vị, địa phương.
3. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến hoạt động phòng cháy và chữa cháy
1. Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, khu dân cư do người đứng đầu cơ sở, khu dân cư lập, lưu giữ; hồ sơ gồm:
a) Quy định, nội quy, quy trình, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy và chữa cháy;
b) Hồ sơ thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (nếu có); văn bản thông báo về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy (nếu có);
c) Sơ đồ bố trí công nghệ, hệ thống kỹ thuật, vật tư có nguy hiểm về cháy, nổ của cơ sở; sơ đồ bố trí khu vực nhiều nhà dễ cháy; vị trí nguồn nước chữa cháy của khu dân cư;
d) Quyết định thành lập đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
đ) Phương án chữa cháy của cơ sở đã được phê duyệt; phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy;
e) Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; văn bản đề xuất, kiến nghị về công tác phòng cháy và chữa cháy; biên bản vi phạm và quyết định xử lý vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy (nếu có);
g) Sổ theo dõi công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và hoạt động của đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành; sổ theo dõi phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
h) Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy; hồ sơ vụ cháy, nổ (nếu có).
2. Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định số 79/2014/NĐ-CP) nhưng không phải là cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ do người đứng đầu cơ sở lập, lưu giữ theo các nội dung quy định tại các điểm a, d, đ, e và g Khoản 1 Điều này.
Trường hợp cơ sở có thay đổi về quy mô, tính chất sử dụng thành cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ thì người đứng đầu cơ sở đó phải lập hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này.
1. Thống kê về phòng cháy và chữa cháy, gồm:
a) Thống kê số lần kiểm tra, tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ và xử lý vi phạm về phòng cháy và chữa cháy;
b) Danh sách cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành;
c) Thống kê về phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
d) Thống kê về thời gian học tập, thực tập phương án chữa cháy; về số vụ cháy, công tác chữa cháy và những nội dung khác liên quan đến hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
2. Báo cáo về phòng cháy và chữa cháy, gồm:
a) Báo cáo về vụ cháy, nổ;
b) Báo cáo về công tác phòng cháy và chữa cháy 06 tháng, 01 năm;
c) Báo cáo sơ kết, tổng kết công tác phòng cháy và chữa cháy.
3. Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy định kỳ phải gửi đến cơ quan, tổ chức cấp trên quản lý trực tiếp. Trường hợp có những thay đổi liên quan đến việc bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức thì cơ quan, tổ chức đó phải thông báo kịp thời cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quản lý trực tiếp.
1. Nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy gồm các nội dung cơ bản sau: Quy định việc quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy, nổ, thiết bị, dụng cụ có khả năng sinh lửa, sinh nhiệt; những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; quy định việc quản lý, bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy; những việc phải làm để phòng ngừa cháy, nổ hoặc khi có cháy, nổ xảy ra.
2. Sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy phải thể hiện được các hạng mục công trình, hệ thống đường nội bộ, lối thoát nạn, hướng thoát nạn, vị trí nguồn nước chữa cháy và phương tiện chữa cháy. Tùy theo tính chất, đặc điểm hoạt động cụ thể của cơ sở, sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy có thể tách thành các sơ đồ chỉ dẫn riêng thể hiện một hoặc một số nội dung nêu trên.
3. Biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, gồm:
a) Biển cấm lửa, biển cấm hút thuốc, biển cấm cản trở lối đi lại, biển cấm dùng nước làm chất dập cháy. Đối với những nơi sản xuất, quản lý, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ, khí đốt hóa lỏng, xăng, dầu và những nơi có nguy cơ cháy, nổ cao có thể có biển cấm mang, sử dụng diêm, bật lửa, điện thoại di động, thiết bị thu phát sóng và các thiết bị, vật dụng, chất có khả năng phát sinh nhiệt, tia lửa hoặc lửa thì phải có biển phụ ghi rõ những vật cần cấm;
b) Biển báo khu vực hoặc vật liệu có nguy hiểm về cháy, nổ;
c) Biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, gồm: Biển chỉ hướng thoát nạn, cửa thoát nạn, vị trí để điện thoại, bình chữa cháy, trụ nước chữa cháy, nơi lấy nước chữa cháy, phương tiện chữa cháy cơ giới và phương tiện chữa cháy khác.
4. Quy cách, mẫu biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy thực hiện theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4879: Phòng cháy - Dấu hiệu an toàn về mẫu mã, kích thước. Trong trường hợp cần phải quy định rõ hiệu lực của biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn thì phải có biển phụ kèm theo.
5. Nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy phải được phổ biến và niêm yết ở những nơi dễ thấy để mọi người biết và chấp hành.
1. Điều kiện đối với phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ
Phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ phải là phương tiện chạy bằng động cơ đốt trong hoặc động cơ phòng nổ và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Động cơ của phương tiện phải được cách ly với khoang chứa hàng bằng vật liệu không cháy hoặc buồng (khoang) đệm theo quy định;
b) Ống xả của động cơ phải được đặt ở vị trí kín hoặc được che chắn, bảo đảm an toàn về cháy, nổ;
c) Hệ thống điện (kể cả bình ắc quy) phải bảo đảm không phát sinh tia lửa; dây dẫn điện bằng lõi đồng phải bảo đảm cách điện và có tiết diện theo thiết kế;
d) Sàn, kết cấu của khoang chứa hàng và các khu vực khác của phương tiện nằm trong vùng nguy hiểm cháy, nổ phải làm bằng vật liệu không cháy hoặc khó cháy và không phát sinh tia lửa do ma sát;
đ) Phương tiện có mái che chống mưa, nắng;
e) Phương tiện chở chất lỏng nguy hiểm về cháy, nổ có dây tiếp đất. Riêng đối với xe bồn vận chuyển khí đốt hóa lỏng thực hiện theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6484: Khí đốt hóa lỏng - Xe bồn vận chuyển - Yêu cầu an toàn về thiết kế, chế tạo và sử dụng;
g) Có đủ trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo quy định;
h) Bảo đảm điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định;
i) Phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ bằng đường bộ, đường sắt phải có biểu trưng chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ (mẫu số PC01) ở kính phía trước và hai bên thành phương tiện trong suốt quá trình vận chuyển;
k) Phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ bằng đường thủy, ban ngày phải cắm cờ báo hiệu chữ “B”, ban đêm phải có đèn báo hiệu phát sáng màu đỏ trong suốt quá trình vận chuyển. Quy cách, tiêu chuẩn cờ, đèn báo hiệu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
2. Điều kiện đối với người điều khiển phương tiện, người làm việc, người phục vụ trên phương tiện vận chuyển
a) Người điều khiển phương tiện phải có giấy phép điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy;
b) Người làm việc, người phục vụ trên phương tiện phải có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.
3. Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ
a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ, gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ (mẫu số PC02);
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện; giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ); giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với phương tiện thủy nội địa); giấy chứng nhận kiểm định bao bì, thùng, xi téc chứa chất, hàng nguy hiểm theo quy định của các Bộ, ngành (nếu có); hợp đồng vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.
b) Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện (mẫu số PC05) và cấp giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ (mẫu số PC01); trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
4. Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh), Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh) cấp giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ cho phương tiện của tổ chức, cá nhân có trụ sở hoạt động, cư trú trên địa bàn quản lý.
5. Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ có hiệu lực trên toàn quốc và có giá trị một lần đối với phương tiện có hợp đồng vận chuyển theo chuyến; có giá trị không quá 12 tháng đối với phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo kế hoạch hoặc hợp đồng vận chuyển.
1. Dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng; phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy khi chế tạo mới hoặc hoán cải phải thiết kế bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định và phải do đơn vị có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 41 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP thực hiện.
2. Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy là việc kiểm tra, đối chiếu các giải pháp, nội dung thiết kế dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy, tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế về phòng cháy và chữa cháy được phép áp dụng tại Việt Nam.
3. Trình tự, nội dung thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 7 Điều 15 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP.
Khi hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công của dự án, công trình, hồ sơ thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đáp ứng các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy thì cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (mẫu số PC03) và đóng dấu đã thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (mẫu số PC04) vào bản thuyết minh, các bản vẽ đã được thẩm duyệt và trả lại cho chủ đầu tư hoặc chủ phương tiện 01 bộ, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trực tiếp thẩm duyệt giữ 01 bộ.
4. Dự án, công trình chỉ cải tạo một phần, nếu không ảnh hưởng đến điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy của dự án, công trình đó thì chỉ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với phần cải tạo.
5. Phân cấp thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
a) Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình quan trọng quốc gia, dự án đầu tư xây dựng công trình nhóm A (trừ dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng ngân sách nhà nước do cấp tỉnh là chủ đầu tư); dự án, công trình có chiều cao từ 100m trở lên; tàu hỏa chuyên dùng để vận chuyển hành khách, vận chuyển xăng, dầu, chất lỏng dễ cháy, khí cháy, vật liệu nổ, hóa chất có nguy hiểm về cháy, nổ; tàu thủy chuyên dùng để vận chuyển hành khách có chiều dài từ 50m trở lên, vận chuyển xăng, dầu, chất lỏng dễ cháy, khí cháy, vật liệu nổ, hóa chất có nguy hiểm về cháy, nổ có trọng tải toàn phần từ 1.000 tấn trở lên; dự án đầu tư xây dựng công trình do Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh hoặc chủ đầu tư đề nghị;
b) Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy không thuộc thẩm quyền của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn quản lý và những trường hợp do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ủy quyền.
6. Xử lý chuyển tiếp
a) Đối với dự án, công trình quy định tại Phụ lục 3a Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định số 46/2012/NĐ-CP) thuộc danh mục dự án, công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP đã được cơ quan quản lý xây dựng, chủ đầu tư tự thẩm định, phê duyệt thiết kế và đã tổ chức thi công về phòng cháy và chữa cháy trước ngày Nghị định số 79/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì cơ quan quản lý xây dựng, chủ đầu tư tiếp tục nghiệm thu và chịu trách nhiệm về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình;
b) Đối với dự án, công trình quy định tại Phụ lục 3a Nghị định số 46/2012/NĐ-CP thuộc danh mục dự án, công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP đã được cơ quan quản lý xây dựng, chủ đầu tư tự thẩm định, phê duyệt thiết kế nhưng chưa tổ chức thi công về phòng cháy và chữa cháy sau ngày Nghị định số 79/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì chủ đầu tư phải trình hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy để thẩm duyệt theo quy định;
c) Đối với dự án, công trình đã được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy mà chưa thi công hoặc đang thi công về phòng cháy và chữa cháy, nếu có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mới về phòng cháy và chữa cháy thì chủ đầu tư tiếp tục tổ chức thi công theo hồ sơ thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt. Trong trường hợp này, căn cứ vào tình hình thực tế, chủ đầu tư có thể áp dụng các giải pháp điều chỉnh phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mới được ban hành.
1. Dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, trước khi đưa vào sử dụng phải được chủ đầu tư, chủ phương tiện tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo hồ sơ thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của chủ đầu tư, chủ phương tiện giao thông cơ giới, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã thẩm duyệt trước đó có trách nhiệm tổ chức kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo nội dung quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP. Việc kiểm tra phải được lập biên bản (mẫu số PC05).
3. Văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Thông tin về tên công trình hoặc phương tiện; địa điểm xây dựng; chủ đầu tư hoặc chủ phương tiện;
b) Nội dung đã được tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;
c) Các yêu cầu khác (nếu có).
1. Đối với cơ sở quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, trước khi đưa vào hoạt động, người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông cơ giới phải có văn bản thông báo với cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy (mẫu số PC06); đồng thời, gửi kèm theo các giấy tờ, tài liệu chứng minh việc bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Khoản 1 Điều 7 và Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP.
2. Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới thuộc đối tượng phải thông báo theo quy định tại Khoản 1 Điều này khi cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng thì trước khi đưa vào hoạt động, người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông cơ giới phải có văn bản thông báo như lần đầu với cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
3. Văn bản thông báo về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy có thể gửi qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp đến cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy địa phương nơi trực tiếp quản lý cơ sở, phương tiện.
4. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thực hiện việc quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới sau khi nhận được văn bản thông báo.
1. Người có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP căn cứ vào điều kiện, tình hình thực tế và yêu cầu bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định cụ thể về thời gian, số lần kiểm tra thường xuyên, định kỳ về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình.
2. Kiểm tra thường xuyên
Người có trách nhiệm kiểm tra thường xuyên về an toàn phòng cháy và chữa cháy phải xây dựng kế hoạch, nội dung kiểm tra trước khi tổ chức thực hiện việc kiểm tra.
3. Kiểm tra định kỳ, đột xuất
a) Người có trách nhiệm kiểm tra định kỳ phải thông báo trước 03 ngày làm việc cho đối tượng được kiểm tra về thời gian, nội dung và thành phần đoàn kiểm tra;
b) Người có trách nhiệm kiểm tra đột xuất về an toàn phòng cháy và chữa cháy phải thông báo rõ lý do kiểm tra cho đối tượng được kiểm tra. Cán bộ Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy khi thực hiện công tác kiểm tra đột xuất phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan trực tiếp quản lý;
c) Đối tượng được kiểm tra phải chuẩn bị đầy đủ các nội dung kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đã được thông báo và bố trí người có thẩm quyền, trách nhiệm để làm việc với người có trách nhiệm kiểm tra khi nhận được thông báo về việc kiểm tra.
4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết gọn là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện) trở lên khi tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất về an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở, địa bàn do cấp dưới quản lý thì phải thông báo cho cấp quản lý cơ sở, địa bàn đó biết. Trường hợp cần thiết thì yêu cầu cấp quản lý cơ sở, địa bàn đó tham gia đoàn kiểm tra, cung cấp tài liệu và tình hình liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy của cơ sở, địa bàn được kiểm tra. Kết quả kiểm tra được thông báo cho cấp quản lý cơ sở, địa bàn biết.
5. Việc kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất về an toàn phòng cháy và chữa cháy phải được lập biên bản (mẫu số PC05).
1. Thủ tục tạm đình chỉ hoạt động
a) Khi phát hiện trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP thì người có thẩm quyền tạm đình chỉ hoạt động theo quy định tại Khoản 6 Điều 19 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân ngừng hoạt động hoặc chấm dứt hành vi vi phạm và thực hiện theo các quy định sau đây:
- Lập biên bản xác định phạm vi nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy;
- Ra quyết định hoặc báo cáo người có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động.
b) Việc ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động phải bằng văn bản (mẫu số PC07). Trường hợp cấp thiết có thể ra quyết định, tạm đình chỉ bằng lời nói và ngay sau đó phải thể hiện quyết định bằng văn bản. Khi ra quyết định tạm đình chỉ bằng lời nói phải xưng rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, phạm vi và những hoạt động bị tạm đình chỉ.
Người ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động có trách nhiệm tổ chức theo dõi việc khắc phục, loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ.
2. Thủ tục đình chỉ hoạt động
a) Khi hết thời hạn tạm đình chỉ hoạt động, người có thẩm quyền đã ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động trước đó có trách nhiệm tổ chức kiểm tra cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và hoạt động của cá nhân bị tạm đình chỉ để xem xét khả năng loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc khắc phục vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy. Việc kiểm tra phải được lập biên bản (mẫu số PC05);
b) Kết thúc kiểm tra, nếu xét thấy nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ chưa được loại trừ hoặc vi phạm không được khắc phục hoặc không thể khắc phục được và có nguy cơ cháy, nổ gây hậu quả nghiêm trọng thì người có thẩm quyền đã ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động trước đó xem xét, ra quyết định đình chỉ hoạt động của cơ sở, hộ gia đình, phương tiện giao thông cơ giới, hoạt động của cá nhân (mẫu số PC08).
3. Thủ tục phục hồi hoạt động
a) Trong thời hạn tạm đình chỉ hoạt động hoặc hết thời hạn tạm đình chỉ hoạt động, nếu xét thấy nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ đã được loại trừ hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được khắc phục thì người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình, chủ phương tiện giao thông cơ giới, cá nhân phải làm đơn đề nghị (mẫu số PC09) gửi người có thẩm quyền đã ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động trước đó xem xét, quyết định cho phục hồi hoạt động (mẫu số PC10);
b) Cơ sở, hộ gia đình, phương tiện giao thông cơ giới, cá nhân đã bị đình chỉ hoạt động, nếu sau đó đáp ứng đủ các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy và muốn hoạt động trở lại thì người đứng đầu cơ sở, chủ hộ hộ gia đình, chủ phương tiện giao thông cơ giới, cá nhân phải làm đơn đề nghị (mẫu số PC09) gửi người có thẩm quyền đã ra quyết định đình chỉ hoạt động trước đó xem xét, quyết định cho phục hồi hoạt động;
c) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cho phục hồi hoạt động, người đã ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động, đình chỉ hoạt động trước đó phải tổ chức kiểm tra, xem xét kết quả khắc phục nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ, khắc phục vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy hoặc các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy. Kết quả kiểm tra phải được lập biên bản (mẫu số PC05).
Trường hợp nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ đã được loại, trừ hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được khắc phục hoặc đã đáp ứng các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy thì ra quyết định cho phục hồi hoạt động (mẫu số PC10).
4. Quyết định tạm đình chỉ hoạt động, quyết định đình chỉ hoạt động, quyết định cho phục hồi hoạt động phải được giao cho đối tượng bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động, cấp trên trực tiếp quản lý của đối tượng bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động (nếu có), Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đối tượng bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động có trụ sở hoặc cư trú; trường hợp các hoạt động bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động có liên quan tới nhiều đối tượng thì phải giao cho mỗi đối tượng một quyết định.
1. Xây dựng phương án chữa cháy
a) Phương án chữa cháy của cơ sở (mẫu số PC11);
b) Phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy (mẫu số PC12);
c) Phương án chữa cháy phải được người có thẩm quyền phê duyệt lại khi có thay đổi tình huống cháy phức tạp nhất hoặc thay đổi từ hai tình huống cháy đặc trưng trở lên. Trường hợp phương án chữa cháy chỉ thay đổi một tình huống cháy đặc trưng thì do người đứng đầu đơn vị, cơ sở xây dựng phương án phê duyệt.
2. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy khi xây dựng phương án chữa cháy đối với cơ sở hạt nhân, cơ sở trên địa bàn cấp xã giáp ranh của hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ sở, khu dân cư quy định tại Điều 13 Thông tư này phải thông báo trước 03 ngày làm việc cho người đứng đầu cơ sở, khu dân cư về thời gian xây dựng phương án. Người đứng đầu cơ sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết liên quan tới việc xây dựng phương án chữa cháy theo yêu cầu của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, bố trí người tham gia và bảo đảm các điều kiện để xây dựng phương án chữa cháy.
3. Thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở đối với cơ sở không thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình;
b) Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thuộc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở đối với cơ sở quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP thuộc phạm vi địa bàn quản lý; phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý;
c) Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở đối với cơ sở quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP; phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở, khu dân cư thuộc phạm vi địa bàn quản lý; trường hợp đặc biệt do Giám đốc Công an cấp tỉnh phê duyệt;
d) Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh phê duyệt phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có huy động lực lượng, phương tiện của từ 02 đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trực thuộc trở lên hoặc huy động lực lượng, phương tiện của nhiều cơ quan, tổ chức nằm ngoài địa bàn quản lý của 01 đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trực thuộc trên địa bàn quản lý;
đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở trên địa bàn cấp xã giáp ranh của hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và phương án chữa cháy có huy động lực lượng, phương tiện của Quân đội đóng ở địa phương;
e) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phê duyệt phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có huy động lực lượng, phương tiện của nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Chế độ thực tập phương án chữa cháy
a) Phương án chữa cháy của cơ sở quy định tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP phải được tổ chức thực tập định kỳ, số lần thực tập do người có thẩm quyền xây dựng phương án chữa cháy quyết định nhưng không ít hơn một lần/năm; mỗi lần thực tập phương án chữa cháy có thể thực tập một hoặc nhiều tình huống khác nhau, nhưng phải bảo đảm tất cả các tình huống trong phương án đều được thực tập;
b) Phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được tổ chức thực tập khi có yêu cầu của người có thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy quy định tại các điểm b, c, d, đ và e Khoản 3 Điều này. Người có thẩm quyền yêu cầu tổ chức thực tập phương án chữa cháy phải thông báo bằng văn bản cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở nơi dự kiến tổ chức thực tập trước thời điểm thực tập ít nhất 30 ngày làm việc và gửi yêu cầu huy động lực lượng, phương tiện cho các cơ quan, tổ chức, địa phương nơi có lực lượng, phương tiện được huy động trước thời điểm thực tập ít nhất 20 ngày làm việc. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở nơi tổ chức thực tập phương án chữa cháy có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện cần thiết cho việc tổ chức thực tập phương án chữa cháy;
c) Phương án chữa cháy được tổ chức thực tập đột xuất khi có yêu cầu bảo đảm về an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với các sự kiện đặc biệt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương hoặc quốc gia theo yêu cầu của người có thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy quy định tại Khoản 3 Điều này.
1. Việc huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy phải được thể hiện bằng lệnh huy động (mẫu số PC13); trường hợp khẩn cấp, lệnh huy động có thể bằng lời nói, nhưng chậm nhất không quá 03 ngày làm việc phải thể hiện lệnh đó bằng văn bản.
2. Người ra lệnh bằng lời nói phải xưng rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, đồng thời phải nêu rõ yêu cầu về người, phương tiện, tài sản cần huy động, thời gian, địa điểm tập kết.
1. Tổ chức, biên chế đội dân phòng, tổ dân phòng
a) Đội dân phòng có biên chế từ 10 người đến 20 người, trong đó 01 đội trưởng và 01 đội phó; biên chế trên 20 người đến 30 người được biên chế thêm 01 đội phó. Đội dân phòng có thể được chia thành các tổ dân phòng; biên chế của tổ dân phòng từ 05 đến 10 người, trong đó có 01 tổ trưởng và 01 tổ phó;
b) Cán bộ, đội viên đội dân phòng là những người thường xuyên có mặt tại nơi cư trú;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định bổ nhiệm đội trưởng, đội phó đội dân phòng, tổ trưởng, tổ phó tổ dân phòng;
d) Công an cấp xã có trách nhiệm tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thành lập đội dân phòng và trực tiếp chỉ đạo hoạt động của đội dân phòng.
2. Tổ chức, biên chế đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độ không chuyên trách
a) Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có dưới 10 người thường xuyên làm việc thì tất cả những người làm việc tại cơ sở đó là thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và do người lãnh đạo cơ sở, chỉ huy phương tiện giao thông cơ giới đó chỉ huy, chỉ đạo;
b) Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có từ 10 người đến 50 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu là 10 người, trong đó có 01 đội trưởng;
c) Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có trên 50 người đến 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu là 15 người, trong đó có 01 đội trưởng và 01 đội phó;
d) Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có trên 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu là 25 người, trong đó có 01 đội trưởng và 02 đội phó;
đ) Phương tiện giao thông cơ giới, cơ sở có nhiều phân xưởng, bộ phận làm việc độc lập hoặc làm việc theo ca thì mỗi bộ phận, phân xưởng, mỗi ca làm việc có 01 tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sở; biên chế của tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu từ 05 đến 09 người, do đội trưởng hoặc đội phó kiêm tổ trưởng.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp, quản lý cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới ra quyết định bổ nhiệm đội trưởng, đội phó đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở.
3. Tổ chức, biên chế đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độ chuyên trách
a) Biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độ chuyên trách, phải bảo đảm yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của cơ sở và phù hợp với tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ của cơ sở đó. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở xem xét, quyết định về tổ chức, biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độ chuyên trách. Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độ chuyên trách làm việc theo ca, bảo đảm thường trực 24/24 giờ trong ngày. Ban lãnh đạo đội gồm có 01 đội trưởng và các đội phó giúp việc;
b) Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được thực hiện theo quy định của Bộ Công an; cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hướng dẫn về nghiệp vụ chữa cháy.
4. Ngoài các cơ sở phải lập đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành theo quy định tại Khoản 25 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật phòng cháy và chữa cháy thì tại các cơ sở là kho dự trữ quốc gia; kho xăng dầu có trữ lượng 50.000 m³ trở lên; nhà máy điện hạt nhân, nhà máy điện có công suất từ 200 MW trở lên; cơ sở sản xuất giấy 35.000 tấn/năm trở lên, cơ sở sản xuất phân đạm 180.000 tấn/năm trở lên, cơ sở dệt 20 triệu mét vuông/năm; nhà máy lọc dầu; khu công nghiệp, khu chế xuất có diện tích từ 50 héc ta trở lên phải lập đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.
Biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành phải bảo đảm yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của cơ sở và phù hợp với tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ của cơ sở đó. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở xem xét, quyết định về tổ chức, biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành. Đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành làm việc theo ca, bảo đảm thường trực 24/24 giờ trong ngày. Ban lãnh đạo đội gồm có 01 đội trưởng và các đội phó giúp việc.
5. Người ra quyết định thành lập đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành có trách nhiệm duy trì hoạt động, định kỳ hàng năm tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy, tổ chức phân loại chất lượng hoạt động của đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành.
1. Đối tượng huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy
a) Người có chức danh chỉ huy chữa cháy quy định tại Khoản 2 Điều 37 Luật phòng cháy và chữa cháy;
b) Cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
c) Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ;
d) Người chỉ huy tàu thủy, tàu hỏa, tàu bay, người làm việc và phục vụ trên phương tiện giao thông cơ giới có từ 30 chỗ ngồi trở lên, trên phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ;
đ) Người làm việc trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
e) Các cá nhân khác có yêu cầu được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở có trách nhiệm tổ chức các lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý. Người đứng đầu cơ sở đào tạo, dạy nghề lái xe ô tô có trách nhiệm đưa nội dung kiến thức phòng cháy và chữa cháy vào nội dung, chương trình đào tạo.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, cơ sở không tự tổ chức được lớp huấn luyện hoặc cá nhân có nhu cầu được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy thì phải có đơn đề nghị cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tổ chức lớp huấn luyện. Kinh phí tổ chức lớp huấn luyện do cơ quan, tổ chức, cơ sở hoặc cá nhân tham gia lớp huấn luyện chịu trách nhiệm.
3. Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
a) Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ lần đầu: Từ 16 đến 24 giờ đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Thời gian huấn luyện lại để được cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy sau khi giấy này hết thời hạn sử dụng tối thiểu là 16 giờ.
4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy gửi cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, cụ thể:
a) Đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở tự tổ chức lớp huấn luyện, hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện;
- Kế hoạch, chương trình nội dung huấn luyện;
- Danh sách trích ngang lý lịch của người đã dự lớp huấn luyện.
b) Đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở không tự tổ chức lớp huấn luyện, hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị tổ chức huấn luyện;
- Danh sách trích ngang lý lịch của người đăng ký dự lớp huấn luyện.
c) Cá nhân có nhu cầu được huấn luyện và xin cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy phải nộp đơn đăng ký dự lớp huấn luyện (mẫu số PC14).
5. Thủ tục cấp, đổi, cấp lại giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
a) Các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu thì được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy (mẫu số PC15);
b) Trường hợp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy bị rách, cũ nát hoặc bị mất, hết thời hạn sử dụng thì phải có đơn đề nghị xin đổi, cấp lại.
Thời gian cấp, đổi, cấp lại giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy là 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu hoặc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị xin đổi, cấp lại.
6. Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy do Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh, Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh cấp và có giá trị sử dụng trên phạm vi cả nước trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp. Hết thời hạn này, phải huấn luyện lại để được cấp giấy chứng nhận mới.
1. Đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành khi được điều động tham gia tuyên truyền, mít tinh, diễu hành, hội thao về phòng cháy và chữa cháy, thực tập phương án chữa cháy; tham gia khắc phục nguy cơ phát sinh cháy, nổ; khắc phục hậu quả vụ cháy và những hoạt động phòng cháy và chữa cháy khác có trách nhiệm thực hiện theo yêu cầu của người có thẩm quyền.
2. Thủ tục điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy phải có quyết định bằng văn bản (mẫu số PC16); trong trường hợp khẩn cấp thì được điều động bằng lời nói, nhưng chậm nhất không quá 03 ngày làm việc phải có quyết định bằng văn bản. Khi điều động bằng lời nói, người điều động phải xưng rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, địa chỉ, số điện thoại liên lạc và nêu rõ yêu cầu về số lượng người cần điều động, thời gian, địa điểm có mặt và nội dung hoạt động.
3. Quyết định điều động được gửi cho đối tượng có nghĩa vụ chấp hành và lưu hồ sơ.
1. Nội dung kiểm định
a) Kiểm định chủng loại, mẫu mã phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
b) Kiểm định thông số kỹ thuật liên quan đến chất lượng phương tiện.
2. Phương thức kiểm định
a) Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, thời gian sản xuất, số sêri và các thông số kỹ thuật của phương tiện;
b) Kiểm tra chủng loại, mẫu mã phương tiện;
c) Kiểm tra, thử nghiệm, thực nghiệm theo phương pháp lấy mẫu xác suất; đối với mỗi lô hàng cùng chủng loại, mẫu mã tiến hành kiểm định không quá 5% số lượng phương tiện cần kiểm định, nhưng không ít hơn 10 mẫu; trường hợp kiểm định dưới 10 phương tiện thì kiểm định toàn bộ;
d) Đánh giá kết quả và lập biên bản kiểm định phương tiện (mẫu số PC18).
3. Mỗi phương tiện phòng cháy và chữa cháy chỉ phải kiểm định một lần, nếu đạt kết quả sẽ được cấp giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (mẫu số PC19) và dán tem kiểm định (mẫu số PC20).
4. Thủ tục kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy
a) Hồ sơ đề nghị kiểm định, gồm:
- Đơn đề nghị kiểm định phương tiện (mẫu số PC17);
- Các tài liệu kỹ thuật của phương tiện đề nghị kiểm định;
- Chứng nhận chất lượng của phương tiện (nếu có);
- Chứng nhận xuất xưởng của phương tiện.
Hồ sơ đề nghị kiểm định nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt và cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm định phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch đó. Cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị kiểm định và cung cấp mẫu phương tiện cần kiểm định cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
b) Chậm nhất không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và mẫu phương tiện cần kiểm định, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền phải có kết quả và trả kết quả kiểm định. Đối với các phương tiện khi kiểm định phải phụ thuộc vào việc lắp đặt hệ thống đồng bộ phương tiện thì cơ quan tiến hành kiểm định cần thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm định biết và thống nhất thời gian trả kết quả kiểm định.
Chậm nhất không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn kèm theo biên bản kiểm định của đơn vị kiểm định, phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều này, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền phải xem xét, cấp giấy chứng nhận kiểm định phương tiện; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
5. Phân cấp kiểm định, cấp giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy
a) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện kiểm định, cấp giấy chứng nhận kiểm định đối với phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP;
b) Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh thực hiện kiểm định, cấp giấy chứng nhận kiểm định đối với phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại các mục 2, 7, 8 và 9 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, các loại máy bơm chữa cháy của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở có trụ sở đóng trên địa bàn quản lý và các loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có văn bản ủy quyền kiểm định;
c) Các đơn vị khác được Bộ Công an cho phép thực hiện kiểm định đối với phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP. Sau khi có kết quả kiểm định phải gửi công văn kèm theo biên bản kiểm định đề nghị Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh theo thẩm quyền kiểm định để xem xét, cấp giấy chứng nhận kiểm định.
6. Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ xây dựng, ban hành quy trình kiểm định, quản lý và hướng dẫn thực hiện việc kiểm định đối với phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
1. Thủ tục cấp, đổi, cấp lại giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị (mẫu số PC21) và các giấy tờ hợp lệ theo quy định tại các điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều 48 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền phải tổ chức kiểm tra các điều kiện về địa điểm hoạt động, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh. Kết quả kiểm tra phải được lập biên bản (mẫu số PC05). Trường hợp doanh nghiệp, cơ sở đủ điều kiện theo quy định thì cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy (mẫu số PC22); trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
b) Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy được cấp lại hoặc đổi theo quy định tại Khoản 3 Điều 49 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Cấp lại, đổi giấy xác nhận do bị mất, hỏng: Không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị;
- Trường hợp đổi giấy xác nhận khi doanh nghiệp, cơ sở có sự thay đổi về tên gọi, người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật hoặc thay đổi địa điểm, ngành, nghề kinh doanh dịch vụ về phòng cháy và chữa cháy, hồ sơ gồm: Đơn đề nghị đổi giấy xác nhận; bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của doanh nghiệp, cơ sở sau khi thay đổi. Thời hạn giải quyết đổi giấy xác nhận không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
2. Thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
a) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp, đổi, cấp lại giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy cho doanh nghiệp, cơ sở thuộc các Bộ, ngành ở Trung ương, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh, Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, cấp, đổi, cấp lại giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy cho các doanh nghiệp, cơ sở ở địa phương và những trường hợp do Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ủy quyền.
1. Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy do cơ sở có chức năng đào tạo nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy cấp và có giá trị sử dụng trên phạm vi toàn quốc.
2. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy
a) Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy, gồm 02 bộ (kèm theo 02 ảnh màu cỡ 3x4), cụ thể:
- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy kèm theo bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn có liên quan đến lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn (mẫu số PC23);
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu văn bằng, chứng chỉ có liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy.
b) Trong thời hạn 35 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điểm a Khoản này, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm xem xét, cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy cho cá nhân (mẫu số PC24).
3. Thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy khi chứng chỉ hết thời hạn sử dụng hoặc bị mất; đổi chứng chỉ khi bị hỏng hoặc cá nhân đề nghị bổ sung nội dung hành nghề tư vấn mới, cụ thể:
a) Trường hợp cấp lại chứng chỉ hành nghề tư vấn, cá nhân phải làm đơn đề nghị cấp lại (mẫu số PC23) gửi cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã cấp trước đó;
b) Trường hợp đổi chứng chỉ hành nghề tư vấn do bị hỏng, ngoài việc gửi đơn đề nghị, cá nhân còn phải nộp lại chứng chỉ cũ đã cấp;
c) Trường hợp đổi chứng chỉ hành nghề tư vấn khi bổ sung nội dung hành nghề tư vấn mới, cá nhân phải nộp hồ sơ, gồm: Đơn đề nghị (mẫu số PC23); bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu văn bằng, chứng chỉ có liên quan đến nội dung đề nghị đổi chứng chỉ hành nghề tư vấn.
d) Thời hạn cấp lại, đổi chứng chỉ hành nghề tư vấn
- Thời hạn cấp lại, đổi chứng chỉ hành nghề tư vấn do bị hỏng là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị;
- Thời hạn đổi chứng chỉ hành nghề tư vấn khi cá nhân đề nghị bổ sung nội dung hành nghề tư vấn mới là 35 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy có giá trị sử dụng trên phạm vi toàn quốc và có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp
Ban hành kèm theo Thông tư này các biểu mẫu để sử dụng trong công tác phòng cháy và chữa cháy (Phụ lục II); cụ thể:
1. Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ (Mẫu số PC01).
2. Đơn đề nghị cấp giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ (Mẫu số PC02).
3. Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC03).
4. Mẫu dấu thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC04).
5. Biên bản kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC05).
6. Văn bản thông báo về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC06).
7. Quyết định tạm đình chỉ hoạt động (Mẫu số PC07).
8. Quyết định đình chỉ hoạt động (Mẫu số PC08).
9. Đơn đề nghị cho phục hồi hoạt động (Mẫu số PC09).
10. Quyết định cho phục hồi hoạt động (Mẫu số PC10).
11. Phương án chữa cháy của cơ sở (Mẫu số PC11).
12. Phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC12).
13. Lệnh huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy (Mẫu số PC13).
14. Đơn đăng ký dự lớp huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC14).
15. Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC15).
16. Quyết định điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC16).
17. Đơn đề nghị kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC17).
18. Biên bản kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC18).
19. Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC19).
20. Tem kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC20).
21. Đơn đề nghị cấp/cấp lại/đổi giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC21).
22. Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC22).
23. Đơn đề nghị cấp/cấp lại/đổi chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy và bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC23).
24. Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC24).
Công an các đơn vị, địa phương khi in các biểu mẫu quy định tại Điều này phải in thống nhất trên khổ giấy A4 (trừ các biểu mẫu PC01, PC03, PC04, PC15, PC19, PC20, PC22 và PC24 do Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ in, cấp phát) và không được tự ý thay đổi nội dung biểu mẫu; có trách nhiệm quản lý việc in, cấp phát, sử dụng biểu mẫu và có sổ sách để theo dõi.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 02 năm 2015 và thay thế Thông tư số 11/2014/TT-BCA ngày 12/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 và Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Chương III Thông tư số 35/2010/TT-BCA ngày 11/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và hàng nguy hiểm.
1. Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.
2. Các Tổng cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ) để kịp thời hướng dẫn.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ) để kịp thời hướng dẫn.
|
BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC CƠ SỞ, KHU DÂN CƯ CÓ NGUY CƠ CHÁY, NỔ CAO DO CƠ QUAN CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CÓ TRÁCH NHIỆM XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY (Ban hành kèm theo Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an)
1. Học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trường dạy nghề, trường phổ thông và trung tâm giáo dục có khối lớp học có khối tích từ 25.000 m³ trở lên; trường mẫu giáo, mầm non, nhà trẻ có từ 06 nhóm, lớp trở lên.
2. Bệnh viện tỉnh, Bộ, ngành; nhà điều dưỡng và các cơ sơ y tế khám bệnh, chữa bệnh khác có quy mô từ 100 giường bệnh trở lên.
3. Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, rạp chiếu phim, rạp xiếc có sức chứa từ 800 chỗ ngồi trở lên; nhà thi đấu thể thao trong nhà có thiết kế từ 1.000 chỗ ngồi trở lên; sân vận động có sức chứa từ 20.000 chỗ ngồi trở lên; vũ trường, cơ sở dịch vụ vui chơi, giải trí đông người có khối tích từ 2.000 m³ trở lên; công trình công cộng khác có khối tích từ 5.000 m³ trở lên.
4. Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà lưu trữ cấp huyện trở lên; di tích lịch sử; công trình văn hóa, nhà hội chợ cấp tỉnh trở lên hoặc thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
5. Chợ kiên cố cấp huyện trở lên; trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hóa có tổng diện tích các gian hàng từ 2.000 m² trở lên hoặc có khối tích từ 10.000 m³ trở lên.
6. Cơ sở phát thanh, truyền hình, bưu chính viễn thông cấp tỉnh trở lên.
7. Trung tâm chỉ huy, điều hành, điều khiển quy mô từ cấp tỉnh trở lên thuộc mọi lĩnh vực.
8. Cảng hàng không, cảng biển, cảng thủy nội địa, bến xe cấp tỉnh trở lên; bãi đỗ có 500 xe ôtô trở lên; gara ô tô có sức chứa từ 200 xe trở lên; nhà ga hành khách đường sắt cấp I, ga hàng hóa đường sắt cấp I;
9. Nhà chung cư; nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 10 tầng trở lên hoặc cao từ 5 tầng đến 9 tầng và có khối tích từ 25.000 m³ trở lên.
10. Trụ sở cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện trở lên; trụ sở làm việc của các cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức khác từ 10 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 25.000 m³ trở lên.
11. Cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m³ trở lên.
12. Công trình tàu điện ngầm; hầm đường sắt có chiều dài từ 2.000 m trở lên; hầm đường bộ có chiều dài từ 1.000 m trở lên; công trình trong hang hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ và có khối tích từ 1.000 m³ trở lên; hầm lò khai thác than, hầm lò khai thác các khoáng sản khác cháy được có khối tích từ 1.000 trở lên.
13. Kho vũ khí, vật liệu nổ cố định, công cụ hỗ trợ; công trình xuất nhập, chế biến, bảo quản dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, vật liệu nổ công nghiệp.
14. Cơ sở sản xuất công nghiệp, sản xuất chế biến hàng hóa khác có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B và có tổng diện tích nhà xưởng sản xuất từ 2.000 m² trở lên hoặc tổng khối tích từ 10.000 m² trở lên; có hạng nguy hiểm cháy, nổ C, D và có tổng diện tích nhà xưởng sản xuất từ 5.000 m² trở lên hoặc tổng khối tích từ 25.000 m² trở lên.
15. Cửa hàng kinh doanh xăng, dầu có trữ lượng từ 101 m³ đến 210 m³; cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lượng khí tồn chứa từ 500 kg trở lên.
16. Cơ sở hạt nhân; nhà máy nhiệt điện có công suất từ 100 MW trở lên; nhà máy thủy điện có công suất từ 200 MW trở lên; trạm biến áp có điện áp từ 200 KV trở lên.
17. Nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu; nhà máy sửa chữa, bảo dưỡng máy bay.
18. Kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc có bao bì cháy được có khối tích từ 10.000 m³ trở lên; bãi hàng hóa, vật tư cháy được có diện tích từ 10.000 m² trở lên.
19. Nhà, công trình an ninh có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc có yêu cầu bảo vệ đặc biệt.
20. Khu dân cư tập trung các căn, nhà có nguy cơ cháy, nổ cao mà khi xảy ra cháy có nguy cơ trở thành cháy lớn và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thuộc tổ dân phố tại các đô thị và có các nhà liền kề chuyên sản xuất, kinh doanh hàng hóa dễ cháy và cháy được với tổng số căn nhà liền kề từ 30 nhà trở lên.
b) Thuộc thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và có các nhà, công trình phụ trợ nhà mái, tường bao làm bằng vật liệu dễ cháy với tổng số căn nhà từ 50 nhà trở lên; có làng nghề chuyên sản xuất chế biến hàng hóa dễ cháy và cháy được với tổng số căn nhà từ 25 nhà trở lên.
PHỤ LỤC II
BIỂU MẪU ĐỂ SỬ DỤNG TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
(Ban hành kèm theo Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an)
GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN CHẤT, HÀNG NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số Căn cứ Điều 6 Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết, thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; Theo đề nghị của: ........................................................................................., (2) ......................................................... cho phép: Phương tiện: ...................................................................... Số BKS/Ký hiệu: ........................ Chủ phương tiện:..................................................................................................................... Đại diện là ông/bà: ................................................... Chức danh............................................ Số CMND/Hộ chiếu số: .............................. do: ..................... cấp ngày ...../......./.................. Được phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ ghi tại trang ..., đồng thời chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện phải có trách nhiệm duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy của phương tiện và chấp hành đầy đủ các quy định về phòng cháy và chữa cháy trong suốt quá trình vận chuyển.
Chú ý: Những quy định trong quá trình vận chuyển: - Người điều khiển, người làm việc, người phục vụ trên phương tiện phải có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy. - Giấy phép này phải xuất trình khi có yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền. - Không dừng, đỗ phương tiện chở hàng nguy hiểm về cháy, nổ ở nơi tập trung đông người. - Khi cần nghỉ lại đêm trên đường phải thông báo cho cơ quan Công an sở tại biết. |
Ghi chú: (1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp; (2) Tên cơ quan Cảnh Sát phòng cháy và chữa cháy cấp giấy; (3) Quyền hạn chức vụ của người ký giấy.
DANH MỤC CHẤT, HÀNG
NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ ĐƯỢC PHÉP VẬN CHUYỂN
STT |
TÊN HÀNG |
KÝ HIỆU |
LOẠI |
GHI CHÚ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
MẪU BIỂU TRƯNG
CHẤT, HÀNG NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ
Mặt trước:
Mặt sau:
NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý 1. Khi vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ trên phương tiện phải dán biểu trưng “Chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ" trên kính chắn gió phía trước của phương tiện. Hết thời hạn cho phép vận chuyển phải nộp biểu trưng này cho cơ quan đã cấp trước đó. 2. Chỉ được chở loại chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ ghi trong giấy phép. 3. Ngoài chủ phương tiện, người điều khiển, người làm việc, người phục vụ trên phương tiện, không được chở người và hàng hóa khác. 4. Phải chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông. 5. Phải duy trì đầy đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy của phương tiện trong suốt thời gian được phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ. 6. Có giá trị đến hết ngày ... tháng ... năm ... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Mẫu số PC02 |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN CHẤT, HÀNG NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ
Kính gửi: ........................................................
Tên chủ phương tiện:
Địa chỉ:
Điện thoại: ...................................... Fax:
Quyết định thành lập doanh nghiệp số ............. ngày ... tháng ... năm
Đăng ký kinh doanh số.............. ngày .......... tháng.... năm
tại
Số tài khoản ....................................... tại ngân hàng
Họ tên người đại diện theo pháp luật:
Chức danh:
CMND/Hộ chiếu số:........................... do: ........................ cấp ngày......./.........../
Hộ khẩu thường trú
Đề nghị Quý cơ quan xem xét và cấp “Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ” cho phương tiện .....................BKS/Ký hiệu: được vận chuyển loại chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ ghi tại trang
Tôi cam kết phương tiện vận chuyển này bảo đảm an toàn để tham gia giao thông và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.
|
..., ngày... tháng... năm..... |
DANH MỤC CHẤT, HÀNG
NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ ĐƯỢC PHÉP VẬN CHUYỂN
STT |
TÊN HÀNG |
KÝ HIỆU |
LOẠI |
GHI CHÚ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
GIẤY CHỨNG NHẬN THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; Căn cứ Điều 7 Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; Xét hồ sơ và văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy số ....... ngày.../......./........... của: ............................................................................ Người đại diện là ông/bà: ................................. Chức danh:....................................... ........................ (2) ..................... CHỨNG NHẬN: (3) ....................................................................................................................................... Địa điểm xây dựng:............................................................................................................. Chủ đầu tư/chủ phương tiện:.............................................................................................. Đơn vị lập dự án/thiết kế:..................................................................................................... Đã được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy các nội dung sau: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... theo các tài liệu, bản vẽ ghi ở trang 2.
|
Ghi chú: Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy in trên giấy khổ A4; khung viền kép, hai nét đều nhau, màu đỏ; nền giấy màu vàng nhạt, ở giữa lưới bảo vệ có hình Công an hiệu.
(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp; (2) Tên cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ban hành giấy chứng nhận thẩm duyệt; (3) Tên dự án, công trình hoặc phương tiện giao thông cơ giới được thẩm duyệt; (4) Quyền hạn, chức vụ của người ký giấy.
DANH MỤC TÀI LIỆU, BẢN VẼ ĐÃ ĐƯỢC
THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
STT |
TÊN TÀI LIỆU, BẢN VẼ |
KÝ HIỆU |
GHI CHÚ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
MẪU DẤU THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY |
Mẫu số PC04 |
Quy cách:
- Kích thước: Chiều dài: 70 mm; Chiều rộng: 37 mm;
- Vạch chia cách mép trên 14mm, 1 nét, độ đậm 2pt;
- Khung viền: Kép 2 nét đều nhau; độ đậm nét 2pt
Nội dung:
+ Tên cơ quan cấp trên trực tiếp; kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 8, in hoa, in nhạt;
+ Tên cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt: kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 8, in hoa, in đậm;
+ Đã thẩm duyệt thiết kế: kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 13; in hoa, in đậm;
+ Về phòng cháy và chữa cháy: kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 10; in hoa, in đậm;
+ Số:... TD-PCCC ngày.../.../...: kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 12, in thường.
Ghi chú: (1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp; (2) Tên cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt.
.......(1)....... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Mẫu số PC05 |
BIÊN BẢN KIỂM TRA VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
(3) .................................................................
Hồi ....... giờ ....... ngày ....... tháng .......năm ... , tại.....................
Địa chỉ: ...............................................................................................................................
Chúng tôi gồm:
Đại diện:...........................
- Ông/bà: .................................... Chức vụ: .........................................................................
- Ông/bà: .................................... Chức vụ: .........................................................................
- .........................................................................................................................................
- .........................................................................................................................................
Đã tiến hành kiểm tra đối với.................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Đại diện .........................
- Ông/bà: .................................... Chức vụ: .........................................................................
- Ông/bà: .................................... Chức vụ: .........................................................................
Tình hình và kết quả kiểm tra như sau:
(4) ......................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Biên bản được lập xong hồi .... giờ ....... ngày ... tháng ....... năm ......., gồm trang ....... được lập thành ... bản, mỗi bên liên quan giữ 01 bản.,đã đọc lại cho mọi người cùng nghe, công nhận đúng và nhất trí ký tên dưới đây.
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ |
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ LIÊN QUAN |
ĐẠI DIỆN ĐOÀN KIỂM TRA |
Ghi chú: (1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp; (2) Tên cơ quan, tổ chức của người chủ trì kiểm tra; (3) Ghi nội dung kiểm tra về vấn đề gì; (4) Ghi phần trình bày của cơ sở, phần kiểm tra hồ sơ, phần kiểm tra thực tế, nội dung kiểm tra của từng vấn đề, nhận xét đánh giá về kiến nghị kết luận; (5) Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu.
.......(1)....... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Mẫu số PC06 |
Số: ......./TB........... |
|
|
THÔNG BÁO
Về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy
Kính gửi: ................................................................................(3)
Tôi là:.................................................................................................................................... (4)
Chức vụ:...................................................................................................................................
Số CMND/Hộ chiếu: ..........., ngày cấp: ............... nơi cấp: .................................................
Đại diện cho: ........................................................................................................................
Địa chỉ: ...................................................................................................................................
Điện thoại:............................................. Fax: ..........................................................................
Cam kết đã bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại (5)............................................. đối với (6) ............................................................, có các tài liệu gửi kèm như sau:
1. ....(7)
2. ...
Kể từ ngày ...... tháng .... năm .... (8) chính thức đi vào hoạt động.
Tôi xin cam kết các nội dung nêu trên là đúng và chịu trách nhiệm tổ chức duy trì liên tục các điều kiện trên, thông báo kịp thời cho Quý cơ quan biết về những thay đổi có liên quan đến các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Nơi nhận: |
......, ngày .... tháng .... năm ......... |
Ghi chú: (1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có); (2) Tên cơ quan, tổ chức thực hiện thông báo; (3) Ghi tên cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy địa phương nơi quản lý cơ sở (phương tiện) tiếp nhận thông báo; (4) Người đứng đầu cơ sở/chủ phương tiện hoặc người được ủy quyền hợp pháp;(5) Ghi Điều 6 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 đối với cơ sở hoặc Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 đối với phương tiện giao thông cơ giới; (6) Ghi tên cơ sở (tên hoặc ký hiệu phương tiện giao thông) phải đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo cam kết; (7) Liệt kê các tài liệu gửi kèm theo; (8) Tên cơ sở (tên hoặc ký hiệu phương tiện giao thông cơ giới); (9) Chức danh người ký thông báo.
.......(1)....... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Mẫu số PC07 |
Số: ......./QĐTĐC.......... |
|
|
QUYẾT ĐỊNH
Tạm đình chỉ hoạt động
................ (3) ................
Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Điều 11 Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Biên bản kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy lập ngày ... tháng... năm... của .............
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tạm đình chỉ hoạt động đối với: (4) ........................................................
Địa chỉ .................................................................................................................................
Do Ông/bà: ............................là (5) ....................................................................................
từ ...giờ ... phút, ngày....tháng...năm ....đến...giờ...phút, ngày ...tháng .....năm .................
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ... giờ ....phút, ngày...tháng.... năm ...
Điều 3. Ông/bà: .............................. có trách nhiệm thi hành Quyết định này và thực hiện các yêu cầu về đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy.
Nơi nhận: |
......, ngày .... tháng .... năm ......... |
Ghi chú: (1) Tên cơ quan chủ quản cấp trên; (2) Tên cơ quan của người ra quyết định; (3) Thẩm quyền ra quyết định; (4) Tên cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân, địa điểm hoặc khu vực xuất hiện nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ; (5) Người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình, chủ phương tiện giao thông cơ giới; (6) Chức danh của người ra quyết định.
.......(1)....... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Mẫu số PC08 |
Số: ......./QĐĐC.......... |
|
|
QUYẾT ĐỊNH
Đình chỉ hoạt động
........................ (3) ........................
Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Điều 11 Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Quyết định tạm đình chỉ hoạt động số ...... ngày ...... tháng ...... năm ...... của ............;
Căn cứ tình hình thực tế, xét thấy nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ chưa được loại trừ, vi phạm không được khắc phục hoặc không thể khắc phục được và có nguy cơ cháy, nổ gây hậu quả nghiêm trọng của (4) .........................,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Đình chỉ hoạt động đối với: (4) .................................................................................
Địa chỉ: ..................................................................................................................................
Do Ông/bà: ........................ là (5) ........................ kể từ .... giờ .... phút, ngày ........ tháng ........ năm ........
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ.... giờ ....phút, ngày .... tháng .... năm ....
Điều 3. Ông/bà:........................ có trách nhiệm thi hành Quyết định này và thực hiện các yêu cầu về đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy.
Nơi nhận: |
......, ngày .... tháng .... năm ......... |
Ghi chú: (1) Tên cơ quan chủ quản cấp trên; (2) Tên cơ quan của người ra quyết định; (3) Thẩm quyền ban hành quyết định; (4) Tên cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân, địa điểm hoặc khu vực xuất hiện cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ; (5) Người đứng đầu cơ sở; chủ hộ gia đình, chủ phương tiện giao thông cơ giới; (6) Chức danh của người ra quyết định.
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Mẫu số PC09 |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CHO PHỤC HỒI HOẠT ĐỘNG
Kính gửi: .......................(1) .....................................................
Tên tổ chức/cá nhân: ..............................................................................................................
Địa chỉ: ....................................................................................................................................
Điện thoại: ............................. Fax: ...................... Email: ......................................................
Họ tên người đại diện pháp luật: .............................................................................................
Chức danh: ..............................................................................................................................
Số CMND/Hộ chiếu: ............................ do:............................ cấp ngày ........./......... / ............
Hộ khẩu thường trú: ...............................................................................................................
Sau khi thi hành Quyết định tạm đình chỉ hoạt động/đình chỉ hoạt động theo quyết định số: .............. ngày ......../....../............ của: ........................(1) ................................................
Hiện tại: ....................................(2) .....................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Đề nghị Quý cơ quan cho phục hồi hoạt động đối với: .................. (2)...................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
kể từ ............ giờ...... ngày ......tháng ......năm ........................
Tôi xin cam đoan những điều nêu trên là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
|
..., ngày... tháng... năm .......... |
Ghi chú: (1) Tên cơ quan của người ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động/đình chỉ hoạt động trước đó; (2) Tên cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới hộ gia đình, cá nhân, địa điểm hoặc khu vực bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động.
.......(1)....... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Mẫu số PC10 |
Số: ......./QĐPH-.......... |
|
|
QUYẾT ĐỊNH
Cho phục hồi hoạt động
.............................. (3) ..............................
Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Điều 11 Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Biên bản kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy lập ngày ... tháng... năm ... của ..............
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phục hồi hoạt động đối với (4) .....................................................................
Địa chỉ .....................................................................................................................
Do Ông/bà: .......................................là (5) .................................................................
trước đó đã bị tạm đình chỉ hoạt động/đình chỉ hoạt động theo Quyết định số ............. ngày .... tháng ........ năm .............
Điều 2. Kể từ ......... giờ ......... phút, ngày .........tháng .........năm .........Quyết định số .................. ngày .........tháng .........năm .........hết hiệu lực.
Điều 3. Ông/bà:.................................... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
......, ngày .... tháng .... năm ......... |
Ghi chú: (1) Tên cơ quan chủ quản cấp trên; (2) Tên cơ quan của người ra quyết định; (3) Thẩm quyền ban hành quyết định; (4) Tên cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân, địa điểm hoặc khu vực xuất hiện nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ; (5) Người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình, chủ phương tiện giao thông cơ giới, cá nhân; (6) Chức danh của người ra quyết định.
PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY CỦA CƠ SỞ (Lưu hành nội bộ)
Tên cơ sở; thôn, ấp, bản ...:(1)... Địa chỉ:... Điện thoại: ... Cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp: ........ Điện thoại: .................
...., tháng ... năm ....
|
SƠ ĐỒ MẶT BẰNG TỔNG THỂ CỦA CƠ SỞ(2)
A. ĐẶC ĐIỂM CƠ SỞ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CHỮA CHÁY
I. Vị trí địa lý: (3)...................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
- Phía Đông giáp:.................................................................................................................
- Phía Tây giáp: ...................................................................................................................
- Phía Nam giáp: .................................................................................................................
- Phía Bắc giáp: ..................................................................................................................
II. Giao thông phục vụ chữa cháy:(4)
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
III. Nguồn nước chữa cháy:(5)
TT |
Nguồn nước |
Trữ lượng (m³) hoặc lưu lượng (l/s) |
Vị trí, khoảng cách nguồn nước |
Những điểm cần lưu ý |
I |
Bên trong: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Bên ngoài: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IV. Tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc:(6)
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
V. Tổ chức lực lượng chữa cháy tại chỗ:(7)
1. Tổ chức lực lượng:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
2. Lực lượng thường trực chữa cháy:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
VI. Phương tiện chữa cháy của cơ sở:(8)
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
B. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CHÁY
I. Phương án xử lý tình huống cháy phức tạp nhất:
1. Giả định tình huống cháy phức tạp nhất:(9)
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
2. Tổ chức triển khai chữa cháy:(10)
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
3. Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy:(11)
4. Nhiệm vụ của người chỉ huy chữa cháy tại chỗ khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có mặt để chữa cháy:(12)
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
II. Phương án xử lý các tình huống cháy đặc trưng: (13)
1. Tình huống 1:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
2. Tình huống 2:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Tình huống
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
C. BỔ SUNG, CHỈNH LÝ PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY (14)
TT |
Ngày, tháng, năm |
Nội dung bổ sung, chỉnh lý |
Người xây dựng phương án ký |
Người phê duyệt phương án ký |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
D. THEO DÕI HỌC VÀ THỰC TẬP PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY (15)
Ngày, tháng, năm |
Nội dung, hình thức học tập, thực tập |
Tình huống cháy |
Lực lượng, phương tiện tham gia |
Nhận xét, đánh giá kết quả |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
............, ngày ...../........../........... |
............, ngày ...../........../........... |
HƯỚNG DẪN GHI PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY Chú ý: Mẫu phương án chữa cháy có thể co giãn số trang tùy theo mức độ nội dung cụ thể. (1) - Tên của cơ sở; thôn, ấp, bản, tổ dân phố. khu rừng, phương tiện giao thông cơ giới đặc biệt ghi theo tên giao dịch hành chính. (2) - Sơ đồ mặt bằng tổng thể: Cần thể hiện rõ kích thước, tên gọi, đặc điểm sử dụng của các hạng mục, nhà, công trình, đường giao thông, nguồn nước trong cơ sở; vị trí và kích thước đường giao thông; vị trí và trữ lượng các nguồn nước chữa cháy tiếp giáp xung quanh. (Có thể sử dụng khổ giấy lớn hơn A4) Đối với cơ sở là nhà cao tầng phải có thêm sơ đồ mặt cắt đứng và mặt bằng tầng điển hình. (3) - Vị trí địa lý: Ghi sơ lược vị trí cơ sở nằm ở khu vực nào, cách trung tâm quận, huyện... bao nhiêu km; các công trình, đường phố, sông, hồ.... tiếp giáp theo bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. (4) - Giao thông phục vụ chữa cháy: Ghi đặc điểm các tuyến đường chính phục vụ công tác chữa cháy. (5) - Nguồn nước chữa cháy: Thống kê tất cả các nguồn nước có thể trực tiếp phục vụ chữa cháy bên trong cơ sở và tiếp giáp với cơ sở như: bể, hồ, ao, sông, ngòi, kênh, rạch, trụ, bến lấy nước, hố lấy nước..., ghi rõ khả năng lấy nước vào các mùa, thời điểm trong ngày; chỉ dẫn vị trí, khoảng cách tới các nguồn nước ở bên ngoài. (6) - Tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc: Ghi rõ đặc điểm kiến trúc, xây dựng và bố trí các hạng mục công trình (số đơn nguyên, số tầng, bậc chịu lửa, diện tích mặt bằng, loại vật liệu của các cấu kiện xây dựng chủ yếu như tường, cột, trần, sàn, mái...; phân tích tính chất hoạt động, công năng sử dụng của các hạng mục công trình liên quan đến nguy hiểm cháy, nổ, độc, đặc điểm dây chuyền sản xuất, số người thường xuyên có mặt; nêu đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của các chất cháy chủ yếu: Loại chất cháy, vị trí bố trí, sắp xếp, số lượng, khối lượng, đặc điểm cháy, yếu tố độc hại khi cháy, khả năng cháy lan ra khu vực xung quanh. (7) - Tổ chức lực lượng chữa cháy tại chỗ: Ghi rõ tổ chức (tổ hay đội), người phụ trách, số lượng đội viên phòng cháy chữa cháy và số người đã qua huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy, số người thường trực trong và ngoài giờ làm việc. (8) - Phương tiện chữa cháy của cơ sở: Ghi rõ chủng loại, số lượng, vị trí bố trí phương tiện chữa cháy (chỉ thống kê phương tiện chữa cháy đảm bảo chất lượng theo quy định). (9) - Nội dung giả định tình huống cháy phức tạp nhất: Giả định tình huống cháy xảy ra ở khu vực dễ dẫn đến cháy lan, tạo thành đám cháy lớn, phát triển phức tạp đe dọa hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng của nhiều người, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, đồng thời gây khó khăn, phức tạp cho việc chữa cháy mà cần phải huy động nhiều người và phương tiện mới có thể xử lý được, cần giả định rõ thời điểm xảy ra cháy, nơi xuất phát cháy và chất cháy chủ yếu, nguyên nhân xảy ra cháy, thời gian cháy tự do và quy mô, diện tích đám cháy tính đến thời điểm triển khai chữa cháy của lực lượng tại chỗ; dự kiến xuất hiện những yếu tố gây ảnh hưởng tác động lớn tới việc chữa cháy như: Nhiệt độ cao, nhiều khói, khí độc, sụp đổ công trình.....; dự kiến vị trí và số lượng người bị kẹt hoặc bị nạn trong khu vực cháy. (10) - Tổ chức triển khai chữa cháy: Ghi rõ nhiệm vụ của người chỉ huy, của từng người, từng bộ phận trong việc báo cháy, cắt điện, triển khai các biện pháp dập tắt đám cháy, chống cháy lan, hướng dẫn thoát nạn và tổ chức cứu người, cứu và di tản tài sản; đón tiếp các lực lượng được cấp có thẩm quyền huy động đến chữa cháy; đảm bảo hậu cần và thực hiện các hoạt động phục vụ chữa cháy khác: bảo vệ hiện trường và khắc phục hậu quả vụ cháy. (11) - Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy: Vẽ sơ đồ thể hiện rõ vị trí và kích thước đám cháy ở hạng mục của nhà, công trình hoặc khu vực cụ thể trong cơ sở; hướng gió chủ đạo; các vị trí bố trí triển khai lực lượng, phương tiện để dập cháy, chống cháy lan, hướng dẫn tự thoát nạn và tổ chức cứu người, di tản tài sản; hướng tấn công chính... (Các ký hiệu, hình vẽ trên sơ đồ thống nhất theo quy định). (12) - Nhiệm vụ của người chỉ huy chữa cháy tại chỗ khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có mặt để chữa cháy: Ghi rõ những nội dung nhiệm vụ mà người chỉ huy chữa cháy tại chỗ cần phải thực hiện, trong đó chú ý đến việc báo cáo tình hình về đám cháy, công tác chữa cháy đang tiến hành và những việc liên quan với người chỉ huy chữa cháy thuộc cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy khi người chỉ huy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đến đám cháy, nhiệm vụ tiếp tục tham gia chữa cháy và bảo đảm các điều kiện cần thiết nếu đám cháy có khả năng kéo dài. (13) - Phương án xử lý một số tình huống cháy đặc trưng: Giả định tình huống cháy xảy ra ở từng khu vực, hạng mục công trình có tính chất nguy hiểm về cháy, nổ khác nhau và việc tổ chức chữa cháy cũng khác nhau; các tình huống sắp xếp theo thứ tự “Tình huống 1, 2, 3,..”; nội dung từng tình huống được ghi tóm tắt theo thứ tự và số lượng lực lượng, phương tiện của các bộ phận cần huy động và bố trí triển khai làm gì, ở vị trí nào; nội dung tóm tắt nhiệm vụ cơ bản của chỉ huy và đội viên ở các bộ phận trong cơ sở được huy động chữa cháy (Cách ghi tương tự như tình huống cháy phức tạp nhất và có sơ đồ chữa cháy kèm theo). (14) - Bổ sung chỉnh lý phương án chữa cháy: Ghi rõ trường hợp thay đổi có liên quan đến việc tổ chức chữa cháy nhưng chưa đến mức làm thay đổi cơ bản nội dung phương án chữa cháy. Trường hợp có thay đổi lớn cơ bản làm ảnh hưởng đến nội dung phương án thì phải tiến hành xây dựng lại theo quy định. (15) - Theo dõi học và thực tập phương án chữa cháy: Ghi rõ việc đã tổ chức học và thực tập các tình huống cháy trong phương án, có sơ đồ bố trí lực lượng, phương tiện đã thực tập và đính kèm vào phương án chữa cháy này. (16) - Chức danh người phê duyệt phương án chữa cháy. (17) - Chức danh người có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy, đối với phương án chữa cháy thuộc thẩm quyền phê duyệt cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thì người đứng đầu cơ sở ký tên, đóng dấu. |
KÝ HIỆU DÙNG TRONG SƠ ĐỒ PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Mẫu số PC12 |
........................................................... (*)
........................................................... (**)
(1) |
|
Cơ sở loại: |
(2) |
|
Cấp phê duyệt phương án: |
|
PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY
CỦA CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Tên cơ sở, khu dân cư:(3) ..................................................................................................
Địa chỉ: .............................................................................................................................
Điện thoại:...........................................................................................................................
Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp:....................................................................................
Điện thoại: ............................................................................................................................
Đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ quản lý địa bàn: .....................
...............................................................................................................................................
..., tháng .... năm ....
A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ SỞ, KHU DÂN CƯ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CHỮA CHÁY
I. Vị trí địa lý:(4)
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
II. Giao thông bên trong và bên ngoài:(5)
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
III. Nguồn nước phục vụ chữa cháy:(6)
TT |
Nguồn nước |
Trữ lượng (m³) hoặc lưu lượng (l/s) |
Vị trí, khoảng cách nguồn nước (m) |
Những điểm cần lưu ý |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
Bên trong: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bên ngoài: |
|
|
|
|
|
|
|
|
IV. Tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ:(7)
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
V. Tổ chức lực lượng chữa cháy tại chỗ:(8)
1. Tổ chức lực lượng:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
2. Tổ chức thường trực chữa cháy:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
VI. Phương tiện chữa cháy của cơ sở:(9)
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
B. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CHÁY PHỨC TẠP NHẤT CÓ HUY ĐỘNG LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN CỦA NHIỀU ĐƠN VỊ, CƠ QUAN, TỔ CHỨC THAM GIA
I. Giả định tình huống cháy phức tạp nhất:(10)
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
II. Chiến thuật chữa cháy:(11)
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
III. Tính toán lực lượng, phương tiện chữa cháy: (12)
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
IV. Lực lượng, phương tiện dự kiến huy động:(13)
TT |
Đơn vị được huy động |
Điện thoại |
Số người được huy động |
Số lượng, chủng loại phương tiện được huy động |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
V. Tổ chức triển khai chữa cháy:
1. Nhiệm vụ của lực lượng tại chỗ:(14)
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
2. Nhiệm vụ cụ thể của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ:(15)
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
3. Nhiệm vụ của các lực lượng khác:(16)
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
VI. Sơ đồ bố trí lực lượng, phương tiện để chữa cháy tình huống cháy phức tạp nhất:(17)
C. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CHÁY ĐẶC TRƯNG KHÁC(18)
I. Tình huống 1:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
II. Tình huống 2:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Tình huống ...
D. BỔ SUNG, CHỈNH LÝ PHƯƠNG ÁN CHỮA CHẤY (19)
TT |
Ngày, tháng, năm |
Nội dung bổ sung, chỉnh lý |
Người xây dựng phương án ký |
Chỉ huy đơn vị xây dựng phương án duyệt ký |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
E. THEO DÕI HỌC VÀ THỰC TẬP PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY (20)
TT |
Ngày, tháng, năm |
Nội dung, hình thức học tập, thực tập |
Tình huống cháy |
Lực lượng, phương tiện tham gia |
Nhận xét, đánh giá |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
......., ngày .../..../....... |
......., ngày .../..../....... |
|
HƯỚNG DẪN GHI PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY Ghi chú: Phương án chữa cháy có thể co giãn số trang tùy theo yêu cầu thực tế; giữa các trang cần đóng dấu giáp lai và đóng dấu treo sơ đồ đính kèm. (*) - Ghi tên cơ quan chủ quản cấp trên của cơ quan xây dựng phương án chữa cháy. (**) - Ghi tên cơ quan xây dựng phương án chữa cháy. (1) - Độ mật: Đóng dấu “Mật”, “Tối mật” theo quy định. Đối với phương án thuộc độ “Mật”, “Tối mật” phải trích lược nội dung trong phương án khi phổ biến nhiệm vụ cho các lực lượng khác và khi tổ chức thực tập tình huống để bảo mật theo quy định. (2) - Cơ sở loại: Ghi “TĐ” - Trọng điểm, “I”, “II” theo quy định phân loại cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy địa phương. - Cấp phê duyệt phương án: Ghi “UB” đối với phương án chữa cháy do Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt; “C” do Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phê duyệt; do Giám đốc Công an cấp tỉnh hoặc Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh phê duyệt; “P” do Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phê duyệt; các trường hợp còn lại ghi trực tiếp cấp phê duyệt. (3) - Ghi tên của cơ sở theo văn bản giao dịch hành chính. (4) - Vị trí địa lý: Ghi rõ các công trình, đường phố, sông, hồ.... tiếp giáp theo bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. (5) - Giao thông bên trong và bên ngoài: Ghi rõ các tuyến đường bên trong và bên ngoài mà các phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt động được; các tuyến đường chính mà phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt động được và khoảng cách từ đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ quản lý địa bàn đến cơ sở. (6) - Nguồn nước: Thống kê các nguồn nước chính gần nhất có thể phục vụ chữa cháy như: bể, hồ, ao, sông, ngòi, kênh, rạch, trụ, bến lấy nước, hố lấy nước..., ghi rõ khả năng lấy nước vào các mùa, thời điểm trong ngày; chỉ dẫn vị trí, khoảng cách tới các nguồn nước ở bên ngoài. (7) - Tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc: Ghi rõ đặc điểm kiến trúc, xây dựng và bố trí các hạng mục công trình (số đơn nguyên, số tầng, bậc chịu lửa, diện tích mặt bằng, loại vật liệu của các cấu kiện xây dựng chủ yếu như tường, cột, trần, sàn, mái...; phân tích tính chất hoạt động, công năng sử dụng của các hạng mục công trình liên quan đến nguy hiểm cháy, nổ; nêu đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của các chất cháy chủ yếu: Loại chất cháy, vị trí bố trí, sắp xếp, số lượng, khối lượng, vận tốc cháy, đặc điểm cháy, yếu tố độc hại khi cháy, khả năng cháy lan ra khu vực xung quanh, số người thường xuyên có mặt trong các hạng mục công trình. (8) - Tổ chức lực lượng chữa cháy tại chỗ: Ghi rõ tổ chức, số lượng đội viên phòng cháy chữa cháy và số người đã qua huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy, số người thường trực trong và ngoài giờ làm việc. (9) - Phương tiện chữa cháy của cơ sở: Ghi rõ chủng loại, số lượng, vị trí bố trí phương tiện chữa cháy cơ giới, hệ thống chữa cháy vách tường, phương tiện cứu người... (chỉ thống kê phương tiện chữa cháy đảm bảo chất lượng theo quy định). (10) - Giả định tình huống cháy phức tạp nhất: Giả định tình huống cháy dễ dẫn đến cháy lan, đám cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, gây khó khăn, phức tạp cho việc chữa cháy, cứu người mà cần phải huy động nhiều lực lượng và phương tiện mới có thể xử lý được. Ghi rõ thời điểm xảy ra cháy, điểm xuất phát cháy, nguyên nhân xảy ra cháy, chất cháy, thời gian cháy tự do, dự kiến khả năng lan truyền của đám cháy và những ảnh hưởng tác động tới việc chữa cháy như: Nhiệt độ, khói, khí độc, sụp đổ công trình...; dự kiến vị trí và số lượng người bị nạn. (11) - Chiến, kỹ thuật chữa cháy: Căn cứ vào quy mô, diện tích, tốc độ cháy, dạng phát triển của đám cháy (giả định) và khả năng huy động lực lượng phương tiện đề ra chiến thuật, kỹ thuật, phương pháp, biện pháp chữa cháy phù hợp (12) - Tính toán lực lượng, phương tiện chữa cháy: Trên cơ sở quy mô, diện tích, đám cháy, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy tính toán số lượng lực lượng, phương tiện, chất chữa cháy cần thiết để chữa cháy và tổ chức các hoạt động trinh sát, hướng dẫn thoát nạn, cứu người, cứu tài sản; (13) - Lực lượng, phương tiện dự kiến huy động: Căn cứ vào kết quả tính toán ở (11) để ghi vào bảng lực lượng, phương tiện dự kiến huy động. Chú ý ghi đầy đủ số lượng phương tiện chữa cháy cơ giới, chất chữa cháy, phương tiện cứu người, thiết bị thông tin liên lạc và các phương tiện cần thiết khác. (14) - Nhiệm vụ của lực lượng tại chỗ: Ghi tóm tắt nhiệm vụ chữa cháy sẽ phân công cho người chỉ huy và lực lượng chữa cháy tại chỗ, cho nhân viên chuyên môn về điện, hóa chất độc hại, khu vực nguy hiểm nổ (nếu có) của cơ sở có trách nhiệm hướng dẫn Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ triển khai hoạt động chữa cháy, ở khu vực nguy hiểm, nhiệm vụ thông tin liên lạc, phối hợp với các lực lượng được huy động đến chữa cháy, bảo đảm một số yêu cầu cần thiết phục vụ hoạt động chữa cháy trong trường hợp đám cháy kéo dài, bảo vệ hiện trường và khắc phục hậu quả vụ cháy. (15) - Nhiệm vụ cụ thể của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy: Ghi rõ nhiệm vụ của cán bộ trực chỉ huy trong việc nhận và xử lý tin cháy, nổ, tổ chức điều động, huy động lực lượng phương tiện đến chữa cháy, chỉ huy và tổ chức chỉ huy chữa cháy (thành lập Ban chỉ huy, Ban tham mưu - số lượng thành viên, nhiệm vụ của các thành viên...), trinh sát đám cháy, tham mưu tác chiến, bố trí lực lượng phương tiện theo các tổ, nhóm (hay khu vực) đồng thời có phân công nhiệm vụ cụ thể để thực hiện các hoạt động cắt điện, tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu tài sản và triển khai thực hiện các biện pháp chiến thuật chữa cháy theo từng giai đoạn. (16) - Nhiệm vụ của các lực lượng khác: Ghi rõ nhiệm vụ cơ bản sẽ phân công cho các lực lượng được huy động tham gia trực tiếp chữa cháy và thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến chữa cháy theo quy trình chữa cháy. (17) - Sơ đồ bố trí lực lượng phương tiện để chữa cháy' tình huống cháy phức tạp nhất: Vẽ mặt bằng tổng thể (riêng với nhà cao tầng phải có thêm mặt đứng và mặt bằng tầng điển hình); các công trình, đường giao thông, sông, hồ... giáp ranh; hướng gió chủ đạo; giao thông nguồn nước bên trong và chỉ dẫn nguồn nước bên ngoài; kích thước công trình, khoảng cách giữa các hạng mục công trình; vị trí đám cháy; bố trí lực lượng, phương tiện để chữa cháy; hướng tấn công chính; vị trí ban chỉ huy;.. Các ký hiệu, hình vẽ trên sơ đồ thống nhất theo quy định. Sơ đồ sử dụng khổ giấy A4 hoặc lớn hơn cho phù hợp. (18) - Phương án xử lý một số tình huống cháy đặc trưng khác: Giả định tình huống cháy đối với một số hạng mục công trình, khu vực có khả năng trở thành đám cháy phức tạp cần phải áp dụng chiến kỹ thuật chữa cháy khác nhau mà phải huy động từ 3 xe chữa cháy các loại trở lên. Các tình huống sắp xếp theo thứ tự “Tình huống 1, 2, 3...”, cách ghi tương tự như tình huống cháy lớn phức tạp nhất và có sơ đồ chữa cháy cho từng tình huống kèm theo. (19) - Bổ sung, chỉnh lý phương án chữa cháy: Ghi rõ trường hợp thay đổi có liên quan đến việc tổ chức chữa cháy nhưng chưa đến mức làm thay đổi cơ bản nội dung phương án chữa cháy. Khi có thay đổi lớn cơ bản làm ảnh hưởng đến nội dung phương án thì phải tiếp hành xây dựng và phê duyệt lại. (20) - Theo dõi học và thực tập phương án chữa cháy: Ghi rõ việc đã tổ chức học và thực tập các tình huống cháy trong phương án, có sơ đồ bố trí lực lượng, phương tiện đã thực tập và đính kèm vào phương án chữa cháy này. (21) - Chức danh người phê duyệt phương án chữa cháy. (22) - Chức danh người chỉ huy đơn vị tổ chức xây dựng và trình duyệt phương án chữa cháy (cấp Đội, Phòng...). (23) - Chức danh người trực tiếp xây dựng phương án chữa cháy hoặc chủ trì xây dựng phương án chữa cháy. |
KÝ HIỆU HÌNH VẼ DÙNG TRONG SƠ ĐỒ PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY
.......(1)....... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Mẫu số PC13 |
Số: ......./LHĐ- |
..., ngày ... tháng ... năm ... |
|
LỆNH HUY ĐỘNG
LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN VÀ TÀI SẢN ĐỂ CHỮA CHÁY
Tại: ......................................................
Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Điều 14 Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Xét theo yêu cầu chữa cháy,
Tôi: .......................................... Chức vụ ..............................................................................
Cơ quan/đơn vị: ....................................................................................................................
Yêu cầu Ông/bà: ...................................................................................................................
Đại diện cho cơ quan/tổ chức/hộ gia đình: ...........................................................................
Địa chỉ: ................................................................................................................................
Điều động ngay lực lượng, phương tiện, tài sản thuộc phạm vi quản lý của mình gồm:
- Lực lượng .................................................. người;
- Phương tiện .........................................................................................................................
- Tài sản ................................................................................................................................
Có mặt tại: .............................................................................................................................. trước .......giờ .......phút, ngày ......./......./....... để chữa cháy./.
Ghi chú: Giờ phát lệnh:...........................; Giờ nhận lệnh:..........................; |
......................(3)...................... |
Ghi chú: (1) Tên cơ quan chủ quản cấp trên; (2) Tên cơ quan của người ra lệnh; (3) Chức danh của người ra lệnh.
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Mẫu số PC14 |
ĐƠN ĐĂNG KÝ
Dự lớp huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
(Huấn luyện lần đầu: □ Cấp lại: □)
Kính gửi: .......................... (1) ..........................
Tên tôi là: .............................................................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: ........................................................................................................
Số CMND/Hộ chiếu: .............................................. Ngày cấp: ............................................
Nơi cấp: ..............................................................................................................................
Nghề nghiệp: .......................................................................................................................
Nơi làm việc/thường trú: ......................................................................................................
Số điện thoại: .......................................................................................................................
Tôi xin đăng ký tham dự lớp huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy do quý cơ quan tổ chức.
Tôi xin chấp hành đầy đủ các quy định về tổ chức của lớp học./.
|
........., ngày ...... tháng ...... năm ...... |
Ghi chú: (1) Ghi tên cơ quan chủ trì tổ chức lớp huấn luyện.
|
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY |
Mẫu số PC15 |
Mặt trước:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
GIẤY CHỨNG NHẬN
HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ
Số:……………. |
Mặt sau:
(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
………(2)…… Ông/bà:…………………………………….…..Năm sinh:………….. |
||
|
….(3), ngày….. tháng…năm…. |
|
Thời hạn sử dụng: 02 năm kể từ ngày ký. |
||
Ghi chú: Giấy chứng nhận huấn luyện có kích thước 90 x 65 mm: mặt trước và mặt sau có khung viền kép, độ đậm 2pt, màu đỏ; mặt trước nền giấy màu trắng, mặt sau nền giấy màu xanh nhạt, ở giữa có hoa văn hình Công an hiệu.
(1) Tên cơ quan chủ quản trực tiếp; (2) Tên cơ quan cấp giấy chứng nhận); (3) Địa danh; (4) Chức vụ, tên của người ký
.......(1)....... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Mẫu số PC16 |
Số: ....../QĐ........ |
|
|
QUYẾT ĐỊNH
Điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy
............................. (3) .............................
Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Điều 17 Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Theo đề nghị của ....................................................................................................,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Điều động lực lượng ....................................... của ................................................
gồm: ................................ người ...........................................................................................
Thời gian huy động: ............. ngày, kể từ .........giờ .........ngày .........tháng .........năm .........đến ......... giờ .........ngày .........tháng .........năm .........
Đúng .........giờ .........ngày .........tháng .........năm .........có mặt tại: .................. để: .........
Điều 2. Ông (bà) .................................... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
......................(4)...................... |
Ghi chú: (1) Tên cơ quan chủ quản cấp trên; (2) Tên cơ quan của người ra quyết định; (3) Thẩm quyền ban hành Quyết định; (4) Chức danh của người ký quyết định.
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Mẫu số PC17 |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy
Kính gửi: .......................................................................
Tên tổ chức/cá nhân: ...................................................................................................
Địa chỉ: .........................................................................................................................
Điện thoại: ................................. Email: .......................................................................
Đăng ký kinh doanh số ........... ngày ...........tháng ...........năm ...........tại......................
Họ tên người đại diện theo pháp luật: ..........................................................................
Chức danh:....................................................................................................................
Số CMND/Hộ chiếu số: ................................................. cấp ngày ......./......./ .......
Đề nghị Quý cơ quan kiểm định và cấp “Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy” cho phương tiện/lô phương tiện ghi tại bảng thống kê kèm theo./.
|
...., ngày .... tháng .... năm .... |
Ghi chú: (1) Chức danh của người làm đơn.
BẢNG THỐNG KÊ
Phương tiện phòng cháy và chữa cháy đề nghị kiểm định
(Kèm theo đơn đề nghị của ...................., ngày ... tháng ... năm ...)
Số TT |
Tên, số hiệu, quy cách phương tiện |
Ký, mã hiệu |
Đơn vị |
Số lượng |
Nơi sản xuất |
Năm sản xuất |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Mẫu số PC18 |
BIÊN BẢN
Kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy
Hồi ...... giờ...... phút, ngày ... tháng ... năm ..... tại: ............................................................
Chúng tôi gồm:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Đã tiến hành kiểm định chất lượng, chủng loại, mẫu mã phương tiện phòng cháy và chữa cháy ghi ở trang .............. và .............. của .............................................................................
I. Phương thức kiểm định:
1. Mẫu thử nghiệm: ...........................................................................................................
.............................................................................................................................................
2. Kiểm tra hồ sơ, tài liệu: ................................................................................................
.............................................................................................................................................
3. Kiểm định các thông số kỹ thuật của phương tiện phòng cháy và chữa cháy
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
II. Thiết bị kiểm định:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
III. Kết quả kiểm định:
Số TT |
Tên, số hiệu, quy cách phương tiện |
Ký, mã hiệu |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Nơi sản xuất |
Năm sản xuất |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Số TT |
Nội dung kiểm định |
Yêu cầu về thông số kỹ thuật kiểm định |
Nhận xét đánh giá |
||||
Theo TCVN |
Catalog |
Thực tế |
|||||
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
||
IV. Kết luận:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Biên bản được lập thành ......... bản./.
Người kiểm định |
Đại diện cơ quan kiểm định |
GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; Căn cứ Điều 18 Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; Xét đề nghị của .............. về việc kiểm định về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện tại văn bản số ..............., ngày ....... tháng ....... năm .......; Căn cứ kết quả kiểm định về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện tại biên bản kiểm định ngày ...... tháng ...... năm ...... của .........................................., ............................ (2) ............................ CHỨNG NHẬN: Phương tiện/lô phương tiện ............................ ghi tại trang ........ của ........................ Tại thời điểm kiểm định, số phương tiện này có các thông số kỹ thuật phù hợp với các quy định, về phòng cháy và chữa cháy và được phép sử dụng trong công tác phòng cháy và chữa cháy.
|
Ghi chú: Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy in trên giấy khổ A4; khung viền kép, hai nét đều nhau, màu đỏ; nền giấy màu xanh nhạt, ở giữa có hình Công an hiệu.
(1) Tên cơ quan chủ quản cấp trên; (2) Tên cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp giấy chứng nhận kiểm định; (3) Chức vụ, quyền hạn của người ký.
BẢNG THỐNG KÊ
PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY ĐÃ ĐƯỢC KIỂM ĐỊNH
(Kèm theo Giấy chứng nhận kiếm định số ......, ngày .../.../.... của ...................)
Số TT |
Tên, số hiệu, quy cách của phương tiện |
Ký, mã hiệu |
Đơn vị |
Số lượng |
Nơi sản xuất |
Năm sản xuất |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TEM KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY |
Mẫu số PC20 |
Mẫu A
Ghi chú:
Bộ Công an: kiểu chữ Times New Roman in hoa, cỡ chữ 11
Cục Cảnh sát PCCC và CNCH (Cảnh sát PCCC): kiểu chữ Times New Roman, in hoa, in đậm, cỡ chữ 12
Đã kiểm định: kiểu chữ Times New Roman in hoa, in đậm, cỡ chữ 12
Tên, mã hiệu phương tiện: kiểu chữ Times New Roman, in đậm, cỡ chữ 12
Số kiểm định: kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 12
Ngày kiểm định: kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 12
Mẫu B
Ghi chú:
Bộ Công an: kiểu chữ Times New Roman in hoa cỡ chữ 5,5
Cục Cảnh sát PCCC và CNCH (Cảnh sát PCCC): kiểu chữ Times New Roman, in hoa, in đậm, cỡ chữ 6
Đã kiểm định: kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 5,5
Tên, mã hiệu PT: kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 6
Số KĐ: kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 6
Ngày kiểm định: kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 6
Mẫu C
Ghi chú:
Cục Cảnh sát PCCC và CNCH (Cảnh sát PCCC......): kiểu chữ Times New Roman in hoa, in đậm cỡ chữ 36
KĐ: kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 11
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Mẫu số PC21 |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI/ĐỔI GIẤY XÁC NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Kính gửi: ................................................................
Tôi là:....................................................................................................................................
Chức vụ: ..............................................................................................................................
CMND/Hộ chiếu số: .............................. do: ............... cấp ngày .../.../....
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: .........................................................................................
là đại diện cho ......................................................................................................................
Địa chỉ ..................................................................................................................................
Điện thoại ....................................................... Fax:............................................................
Quyết định thành lập doanh nghiệp số: .................... ngày ..... tháng ..... năm ....
Đăng ký kinh doanh số: ......................... ngày ....... tháng ....... năm .........., tại ...............
Số tài khoản: ............................................. tại ngân hàng ..................................................
Đề nghị Quý cơ quan xem xét cấp/cấp lại/đổi "Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy" cho: ..........................................................................................
Địa chỉ:.................................................................................................................................
Để: ................................................(1) ................................................................................
Tôi cam kết thực hiện, bảo đảm và duy trì liên tục các điều kiện theo quy định như đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy xác nhận; đồng thời, có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Quý cơ quan biết về những thay đổi có liên quan đến điều kiện về phòng cháy và chữa cháy đã được xác nhận.
|
......., ngày ....... tháng ....... năm ....... |
Ghi chú: (1) Ghi lĩnh vực hoạt động (Tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định...); (2) Chức danh của người làm đơn.
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; Căn cứ Điều 19 Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ đề nghị xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy đối với doanh nghiệp, cơ sở tại biên bản kiểm tra ngày .... tháng .... năm .... của ............................; Xét hồ sơ và đề nghị của: ................................................................................................. ................................... (2) ............................ XÁC NHẬN: (3) ........................................................................................................ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động) Số: ............................ ngày ..... tháng ...... năm ........ Cơ quan cấp: ........................................................................ Trụ sở tại: ........................................................................................................................... Người đại diện theo pháp luật là Ông/bà: .......................................................................... Chức danh: ........................................................................................................................ Giấy CMND/Hộ chiếu số: ................................................................................................... Cơ quan cấp: ..................................................................................................................... Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ....................................................................................... Đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.
|
Ghi chú: Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy in trên giấy khổ A4; khung viền kép, hai nét đều nhau, màu đỏ; nền giấy màu xanh nhạt, ở giữa có hình Công an hiệu.
(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp; (2) Tên cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp Giấy xác nhận; (3) Tên doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy; (4) Chức danh của người ký giấy.
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Mẫu số PC23 |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP/CẤP LẠI/ĐỔI CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ TƯ VẤN
VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Kính gửi: Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Họ và tên: ................................................................................................ Nam/Nữ: ..............
2. Sinh ngày .................. tháng ......... năm ..................
3. Nơi sinh: ..............................................................................................................................
4. Quốc tịch: ............................................................................................................................
5. Số CMMD/Hộ chiếu:...................................., cấp ngày ......... tháng ......... năm ..................,
nơi cấp: ..................
6. Địa chỉ thường trú: ..............................................................................................................
7. Trình độ chuyên môn: ..........................................................................................................
- Văn bằng, chứng chỉ đã được cấp (ghi rõ chuyên ngành đào tạo): ....................................
8. Kinh nghiệm nghề nghiệp:
- Thời gian đã tham gia hoạt động về phòng cháy và chữa cháy: .............................................
- Số lượng công trình đã tham gia thiết kế hoặc thi công về phòng cháy và chữa cháy: .........
Đề nghị được cấp/cấp lại/đổi chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung đơn này và cam kết hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy theo đúng nội dung ghi trong chứng chỉ được cấp và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.
|
..., ngày ... tháng ... năm ... |
BẢN KHAI KINH NGHIỆM CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN
TRONG HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
1. Họ và tên (chữ in hoa):
2. Quá trình hoạt động chuyên môn về phòng cháy và chữa cháy:
STT |
Thời gian hoạt động chuyên môn về phòng cháy và chữa cháy (từ tháng, năm, .... đến tháng năm...) |
Hoạt động phòng cháy và chữa cháy trong cơ quan, tổ chức nào? |
Nội dung hoạt động phòng cháy và chữa cháy (thiết kế, kiểm định kỹ thuật, thẩm định, sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy hoặc giám sát phòng cháy và chữa cháy) tại công trình nào? chủ trì hay tham gia? |
Tên cơ quan Chủ đầu tư, địa điểm xây dựng |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tôi xin cam đoan nội dung bản khai này là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Xác nhận của cơ quan, |
Người làm đơn |
MẪU CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ TƯ VẤN VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
|
Mẫu số PC24 |
Trách nhiệm của người - Chỉ được nhận và thực hiện các hoạt động tư vấn về phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi của chứng chỉ này. - Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy và các quy định của pháp luật có liên quan. - Không được cho người khác thuê, mượn hoặc sử dụng chứng chỉ này để hành nghề. - Không tẩy xóa, sửa chữa chứng chỉ.
|
|
BỘ CÔNG AN
CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ TƯ VẤN
Số chứng chỉ: .... |
|||
|
|
|
|||
Chữ ký của người được cấp chứng chỉ ........................................
- Số CMND/Hộ chiếu: .................................... cấp ngày .../..../..... tại .................................... - Quốc tịch: .................................................... Chứng chỉ này có giá trị Từ ngày ... tháng ... năm ..... Đến ngày ... tháng ... năm ..... |
|
CỤC TRƯỞNG
- Cấp cho Ông/Bà: ....................................... - Ngày, tháng, năm sinh: .............................. - Địa chỉ thường trú: ..................................... ....................................................................... - Trình độ chuyên môn: - Được phép hành nghề tư vấn trong lĩnh vực PCCC: (1)................................................................... ....................................................................... ....................................................................... ....................................................................... .......................................................................
|
Ghi chú: (1) Ghi nội dung cụ thể từng lĩnh vực được phép hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy, như tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát...
MINISTRY OF PUBLIC SECURITY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 66/2014/TT-BCA |
Hanoi, December 16, 2014 |
DETAILING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE DECREE No. 79/2014/NĐ-CP DATED JULY 31, 2014 DETAILING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON FIRE PREVENTION AND FIGHTING AND THE LAW ON AMENDMENTS AND SUPPLEMENTS TO THE NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON FIRE PREVENTION AND FIGHTING
Pursuant to the Law on fire prevention and fighting dated June 29, 2001; the Law on amendments and supplements to a number of articles of the law on fire prevention and fighting dated November 22, 2013;
Pursuant to the Decree No. 79/2014/NĐ-CP detailing the implementation of a number of articles of the law on fire prevention and fighting and the Law on amendments and supplements to the number of articles of the law on fire prevention and fighting;
Pursuant to the Decree No. 106/2014/NĐ-CP dated November 17, 2014 defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure the Ministry of Public Security;
At the proposal of General Director of Department of Fire Prevention, Fighting, Relief and Rescue;
The Minister of Public Security promulgates the Circular detailing the implementation of a number of articles of the Decree No. 79/2014/NĐ-CP detailing the implementation of a number of articles of the Law on fire prevention and fighting and the Law on amendments and supplements to the number of articles of the Law on fire prevention and fighting (hereinafter referred to as the Decree No.79/2014/NĐ-CP).
This Circular regulates appraisal, inspection, verification, acceptance, training in competence, statistics, reports, safety rules, fire prevention and fighting control documents; transport of inflammable and explosive commodities; notification of safety conditions to be ensured for fire prevention and fighting; firefighting plans; mobilization of human force, means and assets to get involved in fire prevention and fighting activities; activities of nigh-watch teams, intramural and professional fire prevention and fighting forces; temporary and permanent suspension and restoration of operation of facilities and motor vehicles, households and individuals; certificates of fulfillment of conditions for fire prevention and fighting service business activities; list of facilities, residential areas likely to catch fire and explode for which the Fire department is responsible for building the firefighting plan and forms used in fire prevention and fighting.
This Circular applies to:
1. Military officers, fire fighters
2. Police from units and localities
3. Agencies, organizations, households and individuals concerning fire prevention and fighting activities
Article 3. Fire prevention and fighting control documentation
1. Fire prevention and fighting control documentation prepared and stored by heads of facilities at risk of fire and explosion, residential areas includes:
a) Regulations, rules, procedures, directives and guidance on fire prevention and fighting;
b) Design documents, written approval of design, inspection of fire prevention and fighting (if any); written notice about safety conditions to be ensured for fire prevention and fighting (if any);
c) Process chart, technical system, facilities’ inflammable and explosive materials; chart of series of houses easy to catch fire; position of emergency water in the residential area;
d) Decision on the establishment of night-watch teams, intramural and professional fire prevention and fighting teams;
dd) Facilities’ approved fire plan; the Fire department's fire plan; reports on fire prevention and fighting practice;
e) Inspection record of fire prevention and fighting; written proposals about fire prevention and fighting tasks; offence notice and decision on the settlement of administrative violations of fire prevention and fighting (if any);
g) Logbook of propaganda, training in competence in fire prevention and fighting, activities of night-watch forces, intramural and professional fire prevention and fighting teams; logbook of fire prevention and fighting equipment;
h) Statistics, reports on fire prevention and fighting; records of fire, explosion (if any).
2. Fire prevention and fighting control documents prepared and stored by heads of the facilities that are not at risk of fire, explosion according to the provisions set out in Points a, d, dd, e and g, Clause 1 of this Article.
In case any facility the scale and nature of which is changed into the facility posing high risk of fire, explosion, head of such facility must prepare fire prevention and fighting control documents according to the provisions set out in Clause 1 of this Article.
Article 4. Statistics, reports on fire prevention and fighting
1. Statistics on fire prevention and fighting includes:
a) Statistics on frequency of inspection, propaganda, training in competence and handling of violations of fire prevention and fighting;
b) List of officers, night-watch members, members of intramural, professional fire prevention and fighting team;
c) Statistics on fire prevention and fighting equipment:
d) Statistics on the duration of learning and practice in fire plans; number of fire cases, fire fighting tasks and other issues relating to fire prevention and fighting activities.
2. Reports on fire prevention and fighting includes:
a) Reports on fire, explosion cases;
b) Reports on fire prevention and fighting tasks (six-month, annual basis):
c) Reports on preliminary and general summing-up of fire prevention and fighting tasks
3. Periodical statistics, reports on fire prevention and fighting must be sent to upper-level agencies, organizations In case there are changes concerning fire prevention and fighting safety to any agency or organization, such agency, organization should make early notice to the Fire department.
Article 5. Safety rules, direction map, instruction signs for fire prevention and fighting
1. Safety rules for fire prevention and fighting include the following information such as management and use of fire and heat sources, inflammable and explosive substances, fire, heat generating equipment; prohibited acts according to the provisions of the Law on fire prevention and fighting; regulations on management, storage, maintenance, employment of means, equipment of fire prevention and fighting; things to be done to prevent and fight fire, explosion.
2. Direction map of fire prevention and fighting must present work items, internal road system, escape path, position of emergency water and fire fighting equipment. Depending on nature and characteristics of specific operation of the facility, the guiding map of fire prevention and fighting can be made into separate maps to present one or some of the aforesaid information.
3. Prohibition signs, notice signs and guiding signs about fire prevention and fighting, including:
a) No fire sign, no smoking sign, no blocking sign, do not use water on fires sign... As for places where explosive materials, LPG, petrol are manufactured, managed, stored and used and other places running high risk of fire, explosion, it is required to set up secondary signs prohibiting carriage and use of sulfur, mobile phone, transmitters and receivers, and other devices likely to generate heat, spark or fire
b) Notice signs about materials running risk of fire, explosion;
c) Guiding signs about fire prevention and fighting including: escape way sign, fire exit, positions where phones, extinguishers, pillar hydrants, emergency water, mechanical and other fire fighting equipment are stored.
4. Size, forms of prohibition sign, notice signs and guiding signs about fire prevention and fighting shall follow TCVN 4879: Fire prevention – Safety signs. In case validity of prohibition sign, notice sign and guiding sign needs to be defined, secondary signs should be set up.
5. Safety rules, guiding maps, prohibition signs, notice signs and guiding signs about fire prevention and fighting must be disseminated and set up at easy-to-notice places.
Article 6. Transport of inflammable and explosive materials
1. Conditions for vehicles transporting inflammable and explosive materials
Vehicles transporting inflammable and explosive materials must be internal combustion engines or explosion-proof engines and meet the following conditions:
a) Engines of vehicles must be separated from material storage compartment by a fire-proof material or a buffer chamber as regulated;
b) Exhaust pipe of engines must be placed at an separated position, or covered to ensure fire and explosion safety;
c) Electricity system (including battery) must ensure no generation of spark; copper core electric wires must be insulated and have cross section according to the design;
d) Floor, structure of material storage compartment and other spaces of the vehicle within range of possible fire and explosion must be made of fire-proof material and ensure no generation of spark due to friction;
dd) Vehicles with roof;
e) Vehicles transporting inflammable and explosive liquid must be grounded Particularly for LPG trucks, Vietnam’s Standards TCVN 6484: LPG – trucks – safety requirements for design, manufacture and usage shall be applied.
g) Fire prevention and fighting equipment is adequate as regulated;
h) Conditions of technical safety and environmental protection must be ensured as regulated;
i) Vehicles transporting inflammable and explosive materials by road, railway must be stuck with a notice about fire, explosion (form No. PC01) at front or the two sides of vehicles during the transportation;
k) i) Vehicles transporting inflammable and explosive materials by road, railway must be stuck with a notice about fire, explosion (form No. PC01) at front screen or the two sides of vehicles during the transportation; Size, standards of flag and signal must follow the regulations promulgated by the Ministry of Transport.
2. Conditions for drivers and people working on the vehicle
a) Drivers must have driver’s license as regulated by the Law on road, railway, inland waterways traffic, and certificate of competence in fire prevention and fighting;
b) People working on the vehicle must have certificates of competence in fire prevention and fighting.
3. Procedures for issuance of inflammable and explosive material transporting permit
a) Documentation requesting issuance of inflammable and explosive material transporting permit includes:
- Application for issuance of inflammable and explosive material transporting permit (form No. PC02);
- An authenticated copy or a copy accompanied by an original for comparison with respect to the following papers: Certificate of vehicle registration; certificate of technical safety and environmental protection (with respect to motor vehicles); certificate of technical safety and environmental protection (with respect to inland watercraft); certificate of conformity with respect to packages, containers, tanks storing inflammable and explosive materials as regulated by the Ministries, departments (if any); contract of transport for inflammable and explosive material.
b) Within 10 working days since receipt of eligible documentation, the Fire department shall be responsible for organizing the inspection of fire safety for vehicles (form No. PC05) and issuing inflammable and explosive material transporting permit (form No.PC01); in case the permit is not issued, a written reply should be given with proper reasons stated.
4. Director of the Fire department of central-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as the Fire department of provincial level), heads of Department of fire prevention, fighting, relief and rescue of central-affiliated provinces and cities (hereinafter referred to as the Department of fire safety, relief and rescue) shall be responsible for issuing the inflammable and explosive material transporting permit to organizations, individuals whose facilities are situated in the administrative division.
5. Inflammable and explosive material transporting permit is effective throughout the country and valid once for vehicles with contract of affreightment; valid for 12 months for vehicles transporting inflammable and explosive materials by plans or contracts of transport.
Article 7. Design, valuation of design on fire prevention and fighting
1. Any project, work as defined in the list shown in the Appendix IV enclosed together with the Decree No. 79/2014/NĐ-CP that is developed, renovated or has its function changed; any motor vehicle with special fire safety requirements that is constructed or renovated must be designed in such a way to ensure fire safety according to the provisions and must be executed by a qualified organization as regulated by Article 41 of the Decree 79/2014/NĐ-CP.
2. Examination and approval of fire safety designs are to check solutions and issues concerning the designs of projects, works and motor vehicles with special fire safety requirements against technical regulations and standards, Vietnamese laws concerning fire prevention and fighting, foreign, international standards on fire prevention and fighting applicable in Vietnam.
3. Examination and approval of fire safety designs shall be done according to the provisions set out in Clauses 4, 7 of Article 15 of the Decree No. 79/2014/NĐ-CP.
As technical design documents or shop drawing design documents of projects, works and motor vehicles with special fire safety requirements meet special requirements of fire prevention and fighting, the Fire department shall issue certificate of approved fire safety design (form No. PC03) and affix an “Approved design” stamp (form No. PC04) to the approved explanation and drawings and return one (01) set to the investor or vehicle owner.
4. For any project, works only part of which is renovated and such renovation does not affect safety conditions for fire prevention and fighting of the project or works, the examination and approval of fire safety designs shall be done only for the renovated part.
5. Decentralizing examination and approval of fire safety designs
a) The Department of Fire Prevention, Fighting, Relief and Rescue shall carry out the examination and approval of fire safety designs with respect to projects and works of national level, group A investment and construction projects (except projects invested by the provincial level using state budget); projects, works with building height at least 100 meters; special-use trains transporting passengers, petrol, gas, LPG, explosives, inflammable and explosive material; special-use ships of at least 50 meters in length transporting petrol, gas, LPG, explosives, inflammable and explosive material, chemicals with dead weight at least 1,000 tons; investment and construction projects proposed by the Fire department of provincial level, Department of Fire Prevention, Fighting, Relief and Rescue of provincial level or the Investor.
b) The Fire department of provincial level, Department of Fire Prevention, Fighting, Relief and Rescue of provincial level shall carry out the examination and approval of fire safety designs with respect to investment and construction projects, motor vehicles with special fire safety requirements that are out of authorities of Department of Fire Prevention, Fighting, Relief and Rescue in the administrative division, and the cases authorized by Department of Fire Prevention, Fighting, Relief and Rescue.
6. Transitional handling
a) For any project, works as defined in the Appendix 3a of the Decree No. 46/2012/NĐ-CP dated May 22, 2012 amending and supplementing a number of articles of the Decree No. 35/2003/NĐ-CP dated April 04, 2003 detailing the implementation of the Law on fire prevention and fighting (hereinafter referred to as the Decree No. 46/2012/NĐ-CP) and on the list of projects, works as defined in the Appendix IV enclosed together with the Decree No. 79/2014/NĐ-CP with fire safety designs being examined, approved and put into construction by the construction management organization, investor themselves before the Decree No. 79/2014/NĐ-CP takes effect, such construction management organization, investor shall continue the inspection and be responsible for ensuring fire safety for the project, works;
b) For any project, work as defined in the Appendix 3a of the Decree No. 46/2012/NĐ-CP and on the list of projects, works as defined in the Appendix IV enclosed together with the Decree No. 79/2014/NĐ-CP with fire safety designs being examined and approved but not yet put into construction by the construction management organization, investor themselves after the Decree No. 79/2014/NĐ-CP takes effect, the investor must make the submission of fire safety design documents according to the provisions set out in Clause 3, Article 15 of the Decree No. 79/2014/ NĐ-CP to the Fire department for examination and approval;
c) For any project, works with fire safety designs being examined and approved but not yet put into construction or in construction, if there are any new technical regulations and standards on fire prevention and fighting to be issued, the investor shall continue the construction according to the approved designs on fire prevention and fighting. In this case, in reliance on real-life circumstance, the investor shall make adjustments in conformity with issued technical regulations and standards.
Article 8. Acceptance of fire prevention and fighting
1. Any project, works and motor vehicles with special fire safety requirements having the fire safety designs already examined and approved shall be inspected and accepted on fire prevention and fighting according to the design approved by the fire Department before they are put into use.
2. Within 07 working days since receipt of notice from the investor, vehicle owner, the fire Department shall be responsible for carrying out the inspection and acceptance of fire prevention and fighting according to the provisions set out in Point c, Clause 2, Article 17 of the Decree No. 79/2014/NĐ-CP. Inspection must be documented (form No. PC05)
3. Inspection and acceptance of fire prevention and fighting shall include:
a) Information about the works or vehicle; construction site; investor or vehicle owner;
b) Issues to be inspected and accepted on fire prevention and fighting:
c) Other requirements (if any)
Article 9. Notice about satisfaction of safety conditions for fire prevention and fighting
1. Before any facility as defined in the Appendix III enclosed together with the Decree No. 79/2014/NĐ-CP and motor vehicle with special fire safety requirements is put into operation, head of the facility and vehicle owner must issue a written notice to the fire Department about the satisfaction of safety conditions of fire prevention and fighting (form No. PC06), and at the same time enclose some documents proving satisfaction of safety conditions of fire prevention and fighting according to the provisions set out in Clause 1, Article 7 and Clause 1, Article 10 of the Decree 79/2014/NĐ-CP.
2. Before any facility or motor vehicle that is subject to notification as regulated in Clause 1 of this Article and is under renovation or change of function is put into operation, heads of such facility or motor vehicle must issue a written notice to the fire Department.
3. The written notice about satisfaction of safety conditions for fire prevention and fighting may be sent by post or directly to the fire Department in the locality where the facility or vehicle is directly managed.
4. After receipt of written notice, the fire Department shall be responsible for executing state management in fire prevention and fighting with respect to facilities, motor vehicles.
Article 10. Procedures for the inspection of fire prevention and fighting safety
1. Persons who are responsible for inspecting fire prevention and fighting safety as regulated in Points a, b, Clause 2, Article 18 of the Decree No. 79/2014/NĐ-CP shall define time and frequency of regular inspections of fire prevention and fighting safety within their own management in reliance on real-life conditions, circumstances as well as requirements for fire prevention and fighting safety.
2. Regular inspection
Persons who are responsible for carrying out regular inspection of fire prevention and fighting safety must build plans and issues of inspection before starting the inspection.
3. Regular, unregular inspection
a) Persons who are responsible for carrying out regular inspection must make a written notification to those subject to inspection about the time, content and members of the Inspectorate before three working days;
b) Persons who are responsible for carrying out unexpected inspection of fire prevention and fighting safety must provide reasons for inspection to those subject to inspection. Before starting unexpected inspection, members from the fire Department must present letter of introduction issued by the agency directly in charge.
c) Those subject to inspection must make adequate preparations for the inspection as notified and arrange competent and responsible persons to work with the Inspectorate members upon receipt of notice about the inspection.
4. Upon conducting regular or unregular inspections of fire prevention and fighting safety with respect to facilities, administrative divisions managed by lower levels, heads of upper-level agencies, organizations, Presidents of the People’s Committee of central or provincial-affiliated districts, communes (hereinafter referred to as Presidents of the People’s Committees of districts) must make a written notice to such facility, administrative division. In case of necessity, the management level to such facility, administrative division is required to join the Inspectorate, providing documents and developments concerning fire prevention and fighting at the facility and administrative division inspected. Results of inspection shall be notified to the management level of such facility and administrative division.
5. 5. Regular and unregular inspection of fire prevention and fighting safety must be documented (form No. PC05)
Article 11. Procedures for temporary, permanent suspension and restoration of operation with respect to facilities, motor vehicles, households and individuals
1. Procedures for temporary suspension of operation
a) Upon detection of the cases subject to temporary suspension according to the provisions set out in Clause 1, Article 19 of the Decree No. 79/2014/NĐ-CP, the competent person as defined in Clause 6, Article 19 of the Decree No.79/2014/NĐ-CP has the power to ask organizations, individuals to stop operation or terminate acts of violation and execute the followings :
- Make written records to determine the risk of causing fire, explosion or acts of violation of the regulations on fire prevention and fighting;
- Issue decision or make reports to competent persons for decision on temporary suspension of operation.
b) Issuance of decision on temporary suspension must be made in writing (form No.PC07). In case of urgency, decision may be made orally but must be made in writing after that. When a oral decision on temporary suspension is made, full name, title, organization, scope of activities that result in temporary suspension must be clearly announced.
Persons who issue a decision on temporary suspension shall be responsible for following up remedial work to eliminate possible generation of fire, explosion.
2. Procedures for the suspension of operation
a) When the time limit for temporary suspension expires, competent persons who issued previous decision on temporary suspension shall be responsible for organizing the inspection of the facilities, motor vehicles, households and activities of individuals being temporarily suspended to consider and eliminate possible generation of fire, explosion or to tackle violations of the regulations on fire prevention and fighting. The inspection must be documented (form No. PC05);
b) When the inspection is completed, upon finding signs of possible generation of fire, explosion are not yet eliminated or violations are not fully tackled or can not be tackled and likely to cause fire, explosion resulting serious consequences, the competent persons who gave previous decision shall consider and give the decision on temporary suspension of the operation of the facilities, households, motor vehicles and activities of individuals (form No. PC08).
3. Procedures for the restoration of operation
a) During the period of temporary suspension or when the time limit of temporary suspension expires, upon finding that signs of possible generation of fire, explosion are eliminated or violations of the regulations on fire prevention and fighting are tackled, heads of the facilities, households, motor vehicle owners, and individuals must make a written request (form No. PC09) to competent persons who gave previous decision on temporary suspension for consideration and decision on the restoration of operation (form No. PC10);
b) Facilities, households, motor vehicles and activities of individuals that are temporarily suspended shall be considered for the restoration of operation if later they are found to have met all safety conditions of fire prevention and fighting and want to start operation again. However, heads of such facilities, households, motor vehicle owners and individuals must make a written request (form No. PC09) to the competent persons for consideration and decision;
c) Within five working days since receipt of the written request for the restoration of operation, persons who gave previous decision on temporary or permanent suspension must organize the inspection to find out ways to tackle risks of causing fire, explosion and violations of the regulations on fire prevention and fighting or safety conditions of fire prevention and fighting. The results of inspection must be documented (form No. PC05);
In case risks of causing fire, explosion are eliminated, or violations of the regulations on fire prevention and fighting are tackled or the safety conditions of fire prevention and fighting are met, a decision of the restoration of operation shall be given (form No.PC10).4.
Decisions on temporary, permanent suspension or restoration of operation must be delivered to subjects under temporary or permanent suspension, to management levels directly above such subjects (if any); district-level People’s Committee where subjects under suspension are headquartered or reside; in case temporary or permanent suspension involving a multiple of subjects, each subject must be delivered a decision.
Article 12. Fire fighting plans
1. Construction of fire fighting plans
a) Fire fighting plans of facility (form No.PC11);
b) Fire fighting plans of the fire Department (form No.PC12);
c) Fire fighting plans must be re-examined and approved by competent persons when the most complicated fire detail is changed or there are at least two typical fire details being changed.
In case there is only one fire detail being changed, fire fighting plans shall be examined and approved by head of the facility that construct such fire fighting plans.
2. The fire Department that constructs the fire fighting plan for nuclear facility, other facilities on the administrative division of commune-level neighboring the two central-affiliated provinces, and residential areas as regulated in Article 13 hereof must make a written notice about the time for construction of fire fighting plans to heads of the abovementioned facilities and residential areas before three working days. Heads of facilities, the Presidents of the People’s Committee of communes, wards, and towns (hereinafter referred to as Presidents of People’s Committees of communes) shall be responsible for providing necessary documents, information concerning the construction of fire fighting plans as required by the fire Department, arranging people to get involved and ensuring conditions for the construction of fire fighting plan.
3. Authorities to approve fire fighting plan
a) Presidents of People’s Committees of communes, heads of agencies, organizations shall approve the fire fighting plan for facilities that are not defined in the Appendix II enclosed together with Decree No. 79/2014/NĐ-CP within their scope of management ;
b) Heads of the Fire department affiliated to the Fire department of provincial level shall approve the fire fighting plans prepared by facilities as defined in the Appendix II enclosed together with the Decree No.79/2014/NĐ-CP within the administrative division; the fire fighting plans prepared by the fire Department for facilities within their scope of management;
c) Head of the Department of fire safety, relief and rescue shall approve the fire fighting plans prepared by facilities as defined in the Appendix II enclosed together with the Decree No.79/2014/NĐ-CP; the fire fighting plans prepared by the fire Department for facilities, residential areas within their administrative division; in special circumstances, the fire fighting plans shall be approved by Director of provincial police department;
d) Director of the fire Department of provincial level shall approve the fire fighting plans prepared by the fire Department that mobilizes human forces and means from at least two subordinate fire Departments or mobilizes human forces and means from many agencies, organizations outside the administrative division of one subordinate fire Department;
dd) The President of the People’s Committee of central-affiliated provinces and cities shall approve the fire fighting plans prepared by the fire Department for facilities on the administrative division of commune neighboring the two central-affiliated provinces and the fire fighting plans prepared by the locally based army with human forces and means mobilized;
e) General Director of the Central Department of Fire Prevention, Firefighting, Relief and Rescue shall approve the fire fighting plans by the fire Department that mobilizes human forces and means from many central-affiliated provinces and cities.
4. Fire fighting plan practice
a) The fire fighting plans by facilities as defined in Clause 2, Article 21 of the Decree No.79/2014/NĐ-CP must be developed for regular practice. Number of practices shall be decided by a competent person who develops the fire fighting plan but shall not be less than once a year; the fire fighting plan can be developed into one or more different situations but ensures all the situations in the plan are practiced;
b) The fire fighting plan by the Fire department shall be practiced at the request of the competent person who approves the fire fighting plan as stipulated in the Points b, c, d, dd and e, Clause 3 of this Article; The competent person who requests practice of the fire fighting plan must make a written notice to the President of People’s Committee of commune, head of the facility where the practice is expected to take place at least 30 working days prior to the practice, and send request for mobilization of human forces and means for agencies, organizations and locality at least 20 working days before the practice takes place. The President of People’s Committee of commune, head of the facility where the practice is expected to take place shall be responsible for ensuring necessary conditions for the organization of the practice of fire fighting plan;
c) The fire fighting plan shall be put into unexpected practice in the preparation for special political, cultural and social events at local or national levels at the request of the competent person who approves the fire fighting plan according to the provisions set out in Clause 3 of this Article.
Article 13. List of facilities, residential areas posing high risk of fire, explosion
Enclosed together with this Circular is the list of facilities, residential areas posing high risk of fire, explosion to which the fire Department shall be responsible for constructing the fire fighting plans (Appendix I).
Article 14. Procedures for the mobilization of human forces, means and properties for fire fighting
1. The mobilization of human forces, means and properties for fire fighting must be carried out by orders (form No. PC13); in case of urgency, such orders may be given orally but must be made in writing no later than three working days.
2. Persons who give orders must declare full name, title, business organization, and specific requests for human forces, means and properties, time and location for gathering.
Section 3. ORGANIZATION OF HUMAN FORCE FOR FIRE PREVENTION AND FIGHTING
Section 15. Activities of night-watch forces, human force for prevention and fighting at intramural and professional levels
1. Organization, staff of night-watch teams
a) Night-watch teams from 10-20 staff shall be arranged with one captain and one vice-captain; from 20 to 30 staff, an additional vice-captain shall be promoted. Night-watch teams can be divided into sub-teams from 5-10 staff with one captain and one vice-captain;
b) Officials, members of the night-watch teams are those who are permanently present at their residence;
c) The President of People’s Committee of commune shall decide the appointment of captains, vice-captains of the night-watch teams and sub-teams;
d) Police authorities of communes shall act as an advisor for the President of the People’s Committee of the same level in the direction of night-watch teams.
2. Organization and part-time staff of intramural fire fighting team
a) If any facility, motor vehicle has less than 10 permanent staff, all the staff working in such facility, motor vehicle shall be considered as members of intramural fire fighting team under the command of the head of such facility, motor vehicle;
b) If any facility, motor vehicle has from 10-50 permanent staff, the number of staff as members of the intramural fire fighting team shall be at least 10 with one captain;
c) If any facility, motor vehicle has from 50-100 permanent staff, the number of staff as members of the intramural fire fighting team shall be at least 15 with one captain and one vice-captain;
d) If any facility, motor vehicle has from 100 permanent staff and over, the number of staff as members of the intramural fire fighting team shall be at least 25 with one captain and two vice-captains;
dd) If any motor vehicle or facility has more than one independent workshop, department, or operates in shifts, each department, workshop, and shift must have one intramural fire fighting team with at least from 05-09 staff with one captain and one vice-captain.
Head of the agency or organization directly superior to facilities, motor vehicles shall decide the appointment of captains, vice-captains of the intramural fire fighting team.
3. Organization and full-time staff of intramural fire fighting team
a) Number of full-time staff of intramural fire fighting team must ensure requirements for fire prevention and fighting of the facility and be suitable for nature and characteristics of fire, explosion in such facility. Head of the agency or organization directly superior to facilities shall consider and give decision on the organization and full-time staff of the intramural fire fighting team. Full-time staff of intramural fire fighting team shall work in shifts around the clock. Leaders of the team include one captain and one vice-captain;
b) Equipment of fire prevention and fighting for intramural fire fighting teams shall be decided by the Ministry of Public Security; Agency of fire prevention and fighting shall provide guidance on fire fighting competence.
4. In addition to the facilities that need the establishment of the professional fire fighting team according to the provisions set out in Clause 25, Article 1 of the Law on amendments and supplements to a number of articles of the Law on fire prevention and fighting, other facilities such as national reserve and petrol stores with capacity of at least 50,000 m³, nuclear power plants and power plants with capacity of at least 200 MW, paper production facilities with capacity of at least 25,000 tons per year, nitrogenous fertilizer production facilities with capacity of at least 180,000 tons per year, textile factories with capacity of 20 million m2 per year; oil refineries, industrial zones, processing and exporting zones with an area of at least 50 ha must establish the professional fire fighting team.
Number of staff of professional fire fighting team must ensure requirements for fire prevention and fighting of the facility and be suitable for nature and characteristics of fire, explosion in such facility. Head of the agency or organization directly over facilities shall consider and give decision on the organization and staff of the professional fire fighting team. The professional fire fighting team shall work shifts around the clock. Leaders of the team include one captain and one vice-captain;
5. The person who decides the establishment of night-watch team, intramural and professional fire fighting teams shall be responsible for maintaining the operation, organizing training in fire fighting competence, ranking operation of armed force teams, intramural and professional fire fighting team on an annual basis.
Article 16. Training in fire prevention and fighting competence
1. Trainees
a) Fire fighting commanders as defined in Clause 2, Article 37 of the Law on fire prevention and fighting;
b) Officials, members of night-watch team, intramural and professional firefighting team;
c) Staff who work in the environment posing risks of fire, explosion or are frequently in contact with inflammable and explosive substances;
d) Ship, train and plane captains, persons working on motor vehicles with at least 30 seats, transporters of substances and commodities posing risk of fire, explosion.
dd) Persons who work in fire prevention and fighting equipment manufacturers
e) Other individuals who need training in fire prevention and fighting competence.
2. The President of the People’s Committee of all levels, heads of agencies, organizations and facilities shall be responsible for organizing training courses in fire prevention and fighting for the subjects within scope of management. Heads of automobile driver training institutions shall be responsible for introducing knowledge of fire prevention and fighting into the training course.
In case agencies, organizations and facilities that are not able to organize their own training course or individuals have demand for the training in fire prevention and fighting competence, they should submit a written request of the fire Department for the organization of the training course. Expenses for the organization of the training course shall be incurred by such agencies, organizations, facilities or individuals.
3. Time for the training in ire prevention and fighting competence
a) Time for the first training is from 16 to 24 hours with respect to the subjects as defined in Clause 1 of this Article;
b) Time for re-training for replacement of the expired certificate of fire prevention and fighting competence is 16 hours at a minimum.
4. Application for the issuance of the certificate of fire prevention and fighting competence submitted to the fire Department is as follows:
a) For agencies, organizations and facilities that organize the training themselves, the documents include:
- Written request for inspection and issuance of certificate of fire prevention and fighting competence;
- Training plan and program
- Resumes of participants in the training course
b) For agencies, organizations and facilities that are not able to organize the training themselves, the documents include:
- Written request for the training;
- Resumes of participants in the training
e) Other individuals who need to take part in the training and apply for the certificate of fire prevention and fighting competence must submit the application for attendance in the training course (form No. PC14).
5. Procedures for issuance, re-issuance and replacement of certificates of fire prevention and fighting competence
a) After completing the training with satisfactory results, the subjects as defined in Clause 1 of this Article shall be issued the certificates of fire prevention and fighting competence by the competent fire agency.
b) In case the certificate becomes torn, lost or invalid, a written request for re-issuance or replacement must be submitted.
The time for issuance, re-issuance and replacement of certificates of fire prevention and fighting competence is five working days since the result is confirmed as satisfactory or a written request for re-issuance and replacement is submitted.
6. Certificates of fire prevention and fighting competence issued by General Director of Central Department of Fire Prevention, Fighting, Relief and Rescue, Director of provincial fire Department, Head of provincial Department of Fire Prevention, Fighting, Relief and Rescue are valid across the country for a period of two years since the date of issuance. After this period, re-training is compulsory for re-issuance of certificate.
Article 17. Procedures for mobilization of night-watch teams, intramural and professional fire prevention and fighting forces in the activities of fire prevention and fighting
1. Upon request for participation in propaganda, marches, and manoeuvres about fire prevention and fighting, practice of fire prevention and fighting plans; participation in the remedy of possible generation of fire, explosion, aftermath of fire cases and other activities, the night-watch teams, intramural and professional fire prevention and fighting teams shall be responsible for complying with the competent person’s requests.
2. Mobilization of night-watch teams, intramural and professional fire prevention and fighting forces in the activities of fire prevention and fighting must be decided in writing (form No. PC16); for emergencies, the mobilization can be made orally but no later than three working days after that a written decision must be issued. When the mobilization is made orally, a person who carries out the mobilization must declare full name, title, business organization, address, contact phone number and specify number of people to be mobilized, time, location and activities.
3. Decision on mobilization shall be sent to those who are responsible for execution and filing.
Section 4. ASSESSMENT OF EQUIPMENT, CERTIFICATES OF SATISFACTION OF CONDITIONS FOR PROVISION OF FIRE PREVENTION AND FIGHTING SERVICES; FORMS USED IN FIRE PREVENTION AND FIGHTING
Article 18. Assessment of fire prevention and fighting equipment
1. Content of assessment
a) Assess types, designs of fire prevention and fighting equipment
b) Assess technical specifications concerning quality of equipment
2. Method of assessment
a) Inspect origins, time of manufacture, serial number and technical specifications of equipment;
b) Inspect types and designs of equipment;
c) Carry out inspection, testing and experiment by probability sampling; for each batch of goods of the same type, design, assessment shall be done on less than 5% of the vehicle quantity but from 10 samples and over; in case there are less than 10 vehicles to be assessed, all those vehicles shall be assessed;
d) Valuation of results and establishment of written records of vehicle assessment (form No. PC18);
3. Each fire prevention and fighting equipment shall be inspected once and issued certificate of fire prevention and fighting equipment assessment (form No.PC19) and stuck with an “assessed” stamp (form No.PC20) on the equipment if the result is satisfactory.
4. Procedures for assessment of fire prevention and fighting vehicles
a) Application documents for assessment includes:
- A written request for assessment of equipment (form No. PC17);
- Technical materials of the equipment proposed for assessment;
- Certificate of equipment quality (if any);
- Equipment’s factory certificate
If the application documents for assessment of equipment are in a foreign language, a translation in Vietnamese must be included and agencies, organizations, and individuals that request the assessment must be responsible for accuracy of such translation. Agencies, organizations, and individuals must submit one set of application documents for assessment of equipment and provide a sample of equipment to be assessed to the agency of fire prevention and fighting.
b) Within 30 working days at the latest since receipt of all eligible documents and sample of equipment for assessment, the competent agency of fire prevention and fighting must return the result of assessment. For equipment that requires comprehensive installation of the system, the competent agency that carries out the assessment must make a written notice to agencies, organizations, and individuals that request assessment about the time for returning the result of assessment.
b) Within five working days at the latest since receipt of an official dispatch accompanied by the minutes of assessment issued by the assessing organization as stipulated in Point c, Clause 5 of this Article, the competent agency of fire prevention and fighting must review and issue the certificate of equipment assessment. In case the certificate is not issued, a written reply must be issued with proper reasons stated.
5. Decentralization in assessment and issuance of certificates of fire prevention and fighting equipment
a) General Director of Central Department of Fire Prevention, Fighting, Relief and Rescue shall carry out the assessment and issue the certificate of fire prevention and fighting equipment assessment as stipulated in the Appendix V enclosed together with the Decree No. 79/2014/NĐ-CP;
b) Director of the Fire department of provincial level shall carry out the assessment and issue the certificate of fire prevention and fighting equipment assessment according to the provisions set out in Sections 2, 7, 8 and 9 of the Appendix V enclosed together with the Decree No. 79/2014/NĐ-CP with respect to the fire pumps possessed by agencies, enterprises and facilities situated in the administrative division and other fire prevention and fighting equipment assessed under the authorization by the fire Department;
c) Other organizations allowed by the Ministry of Public Security to carry out the assessment of the fire prevention and fighting as defined in the Appendix V enclosed together with the Decree No. 79/2014/NĐ-CP; After the result of assessment is available, an official request accompanied by the minutes of assessment must be sent to General Director of Central Department of Fire Prevention, Fighting, Relief and Rescue or Director of the fire Department of provincial level for assessment and issuance of the certificate of assessment.
6. The Department of Fire Prevention, Fighting, Relief and Rescue shall construct and promulgate procedures for assessment, management and guidance on the assessment of fire prevention and fighting equipment;
Article 19. Procedures, powers to issue, re-issue and replace certificates of satisfaction of conditions for provision of fire prevention and fighting services
1. Procedures for issuance, re-issuance and replacement of certificates of satisfaction of conditions for provision of fire prevention and fighting services
a) Within seven working days since receipt of the written request (form No. PC21) and eligible papers as defined in the Points b, c, d and dd, Clause 1, Article 48 of the Decree No. 79/2014/NĐ-CP, the competent agency of fire prevention and fighting shall organize the inspection of the satisfaction of conditions of location, material facilities, vehicles and equipment for business activities. The result of inspection shall be documented (form No.PC05). In case enterprises, facilities meet the conditions as required, the competent agency of fire prevention and fighting shall issue the certificate of satisfaction of conditions for provision of fire prevention and fighting services (form No. PC22) or make a written reply with proper reasons stated in case of refusal to issue the certificate.
b) Certificates of satisfaction of conditions for provision of fire prevention and fighting services shall be issued or replaced according to the provisions set out in Clause 3, Article 49 of the Decree No.79/2014/NĐ-CP, specifically as follows:
- Re-issuance or replacement due to loss or damage: No later than five working days since receipt of the request form;
- Replacement due to changes in name, head, representative, location, and activities of fire prevention and fighting services: in this case, the documents shall include the followings: A written request for replacement of the certificate; authenticated copy of Certificate of Business registration or Certificate of operation registration after changes. Time limit for settling replacement of the certificate shall not exceed five working days since the agency of fire prevention and fighting receives all the eligible documents;
2. Powers to issue, replace, and re-issue certificates of satisfaction of conditions for provision of fire prevention and fighting services.
a) General Director of Central Department of Fire Prevention, Fighting, Relief and Rescue shall issue, replace, re-issue certificates of satisfaction of conditions for provision of fire prevention and fighting services to enterprises, facilities that belong to the ministries, departments, or foreign-invested enterprises;
b) Director of the fire Department of provincial level, Head of provincial Department of Fire Prevention, Fighting, Relief and Rescue shall issue, replace and re-issue certificates of satisfaction of conditions for provision of fire prevention and fighting services to enterprises, facilities at local level and cases authorized by General Director of Central Department of Fire Prevention, Fighting, Relief and Rescue.
Article 20. Certificates of fire prevention and fighting
1. Certificates of fire prevention and fighting issued by fire prevention and fighting training institutions shall be valid throughout the country.
2. Procedures for issuance of the practising certificate of fire prevention and fighting consulting (hereinafter referred to as the practising certificate)
a) The application documents for issuance of the practising certificate shall include two sets (enclosed with two color photos 3x4 size), specifically:
- A request form for issuance of the practising certificate accompanied by a track record in relevant areas (form No. PC23);
- An authenticated copy of degrees, certificates in relevant areas;
b) Within 35 working days since receipt of eligible documents according to the provisions set out in Point a of this Clause, Central Department of Fire Prevention, Fighting, Relief and Rescue shall be responsible for consideration and issuance of the practising certificate to relevant individuals (form No. PC24).
3. Procedures for re-issuance of the practising certificate in case of expiration or loss; replacement of the practising certificate in case of damage or any individual has request for supplements made to his/her practising activities, specifically:
a) In case of re-issuance of the practising certificate, individuals must submit a request form (form No. PC23) to the agency of fire prevention and fighting that previously issued the certificate to them.
b) In case of replacement due to damage, in addition to a request form, the damaged certificate must be submitted;
c) In case of replacement due to some supplements made to the practising activities, the documents shall include: A request form (form No. PC23); an authenticated copy of degrees, certificates in relevant areas.
d) Time limit for re-issuance, replacement of the practising certificate
- The time limit for re-issuance or replacement of the practising certificate due to damage is five working days since receipt of the request form;
- The time limit for replacement of the practising certificate when an individual has a request for supplements made to his/her practising activities is 35 working days since receipt of all eligible documents.
4. The practising certificate shall be valid throughout the country (Vietnam) for a period of five years since the date of issuance.
Enclosed herewith are forms used in fire prevention and fighting tasks (Appendix II); specifically:
1. Permit for transport of substances, commodities posing risk of fire, explosion (form No. PC01).
2. Request form for issuance of permit for transport of substances, commodities posing risk of fire, explosion (form No. PC02).
3. Certificate of approved fire safety design (form No.PC03);
4. Specimen seal of fire safety approval (form No.PC04);
5. Inspection record of fire prevention and fighting (form No.PC05);
6. Written notice about fire safety condition assurance (form No.PC06);
7. Decision on temporary suspension of operation (form No. PC07).
8. Decision on permanent suspension of operation (form No. PC08).
9. A request form for restoration of operation (form No. PC09);
10. Decision on the restoration of operation (form No. PC10);
11. Fire fighting plans made by facilities (form No.PC11);
12. Fire fighting plans made by the fire Department (form No.PC12);
13. Orders given to human forces, means and properties for fire fighting (form No. PC13).
14. Application form for attendance in the fire safety training course (form No. PC14)
15. Certificates of fire prevention and fighting competence (form No. PC15)
16. Decision on mobilization of night-watch teams, intramural and professional fire prevention and fighting forces in the activities of fire prevention and fighting (form No. PC16).
17. A request form for assessment of fire prevention and fighting equipment (form No. PC17).
18. Minutes of assessment of fire prevention and fighting equipment (form No. PC18).
19. Certificates of fire prevention and fighting equipment assessment (form No. PC19).
20. Stamp of fire prevention and fighting equipment assessment (form No. PC20).
21. A request form for issuance, re-issuance and replacement of certificates of satisfaction of conditions for provision of fire prevention and fighting services (form No. PC21).
22. Certificates of satisfaction of conditions for provision of fire prevention and fighting services (form No. PC22).
23. A request form for issuance/re-issuance/replacement of the practising certificate and a track record in activities of fire prevention and fighting (form No. PC23);
24. The practising certificate (form No. PC24)
The forms as defined in this Article must be uniform in A4 size paper when they are made (printed) by local police authorities (except such forms as PC01, PC03, PC04, PC15, PC19, PC20, PC22, PC24 to be printed and delivered by General Department of Fire Prevention, Fighting, Relief and Rescue) without discretionary modification to content or format accepted. Local police authorities shall be responsible for managing the production, delivery and use of the forms.
This Circular shall take effect since February 06, 2015 and replace the Minister of Public Security’s Circular No. 11/2014/TT-BCA dated March 12, 2014 detailing the implementation of a number of articles of the Decree No. 35/2003/NĐ-CP dated April 04, 2003, the Decree No. 46/2012/NĐ-CP dated May 22, 2012 detailing the implementation of a number of articles of the Law on Fire Prevention and Fighting and Chapter III of the Minister of Public Security’s Circular No. 35/2010/TT-BCA dated October 11, 2010 regulating the issuance of permit for transport of industrial explosives and dangerous commodities.
1. General Director of Central Department of Fire Prevention, Fighting, Relief and Rescue shall be responsible for instructing, inspecting and speeding up the implementation of this Circular.
2. General directors, heads of agencies, organizations affiliated to the Ministry of Public Security, directors of fire departments of central-affiliated provinces, cities, and relevant organizations, individuals shall be responsible for executing this Circular.
Local police authorities, agencies, organizations, and individuals should report difficulties that arise during the implementation of this Circular to the Ministry of Public Security (via Central Department of Fire Prevention, Fighting, Relief and Rescue) for early instruction.
|
MINISTER |
|
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
Form No. PC11 (Issued together with Circular No. 66/2014/TT-BCA dated December 16, 2014) |
FIREFIGHTING PLAN OF FACILITY
(For internal circulation only)
Name of facility; village…(1)
Address:
Phone number:
Superior agency:
Phone number:
...., [Date]………………………….
SITE PLAN OF FACILITY(2)
A. CHARACTERISTICS OF FACILITY FOR FIREFIGHTING
I. Geographic location:(3)....................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
- Bordering to the East:.........................................................................................................
- Bordering to the West: .......................................................................................................
- Bordering to the South: .......................................................................................................
- Bordering to the North: .......................................................................................................
II. Traffic system for firefighting:(4)
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
III. Water supply system for firefighting:(5)
No. |
Water supply system |
Reserves (m³) or flow (l/s) |
Location and remoteness of water resource |
Notes |
I |
Internal: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
External: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IV. Nature and danger of fire, explosion, or toxicity:(6)
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
V. Internal firefighting team:(7)
1. Organization of internal firefighting team
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
2. Standing firefighting team
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
VI. Firefighting equipment:(8)
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
B. SPECIFIC PLAN FOR A NUMBER OF SCENARIOS
I. Plan for worst-case scenario:
1. Presumptive worst-case scenario:(9)
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
2. Performance of firefighting activities:(10)
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
3. Diagram of firefighting forces and equipment:(11)
4. Duties of internal fire commander upon the presence of a fire department at the fire scene:(12)
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
II. Plan for typical scenarios
1. Scenario 1:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
2. Scenario 2:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Scenario
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
C. REVISION TO FIREFIGHTING PLAN (14)
No. |
Date |
Revision |
Plan maker’s signature |
Plan approver’s signature |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
D. TRAINING PROGRAM AND PRACTICE OF FIREFIGHTING PLAN (15)
Date |
Content of training program and practice |
Scenario |
Firefighting equipment and forces |
Comments and results |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
............, [Location]……,[date]…………. |
............, [Location]……,[date]…………. |
GUIDELINES FOR FIREFIGHTING PLAN Notes: The number of pages of the firefighting plan template may vary depending on detailed contents. (1) – Name of facility; village, forest, special motor vehicles according to their trading names. (2) – Site plan: sizes, names, and characteristics of work items, houses, constructions, traffic system, and water supply system in the facility; location and size of roads; location and reserves of adjacent water supply for firefighting. (A paper of A4-size or larger may be used). A vertical section diagram and a typical ground floor are also required regarding high-rise buildings. (3) - Geographic location: area, distance to the district center (km); constructions, roads, rivers, lakes, etc. bordering to the East, West, South, and North. (4) – Traffic system for firefighting: features of main routes for the firefighting activities. (5) – Water supply system for firefighting: statistics on water supply directly serving the internal firefighting and bordering the facility: seas, lakes, ponds, rivers, streams, canals, etc. and supply capacity in seasons in a year and periods in a day; location and remoteness of outside water supply. (6) – Nature and danger of fire, explosion, or toxicity: architecture, construction and arrangement of work items (number of items, number of stories, fire resistance level, floor area, materials of buildings components (walls, columns, ceilings, floors, roofs, etc.); functions of work items related to danger of fire, explosion, or toxicity, features of production line, number of regular people; danger of fire or explosion of flammable substances: types of flammable substances, location, quantity, volume, characteristics, toxic factors, possibility of fire spread. (7) - Internal firefighting team: team, person in charge, number of members, trained members and standing members during or beyond working hours. (8) – Internal firefighting equipment: types, quantity, location (only qualified equipment be listed) (9) – Worse-case scenario: Assuming a fire scenario occurring in a bush fire prone area, which threatens to cause loss of lives, causing serious damage to property and preventing the firefighting that need mobilizing more people and equipment, fire time, locations where fire and flammable substance derived mainly, causes of fire, time of freedom fire and scale, fire zone until the performance of internal fighting teams; predictable factors affecting major impacts on the fighting, such as: high temperatures, a lot of smoke, poisonous gases, collapsed buildings .....; predictable locations and number of people to be trapped or injured in the fire zone. (10) – Performance of firefighting: tasks of fire commander and each person and department in fire alarm, power cuts and perform measures for extinguishing the fire, preventing the fire spread, guidelines for escape and rescue of people, rescue and evacuation of assets; welcoming the forces mobilized by competent authorities for firefighting; ensure logistics and perform service activities other fire fighting activities: protection of the site and recovery from negative effect of the fire. (11) – Diagram of firefighting forces and equipment: location and size of a fire in the work items in construction or specific areas in the facility; prevailing wind direction; layout positions of forces and equipment to extinguish fires and against fire spread, guidelines for self-escape and rescue of people and evacuation of assets; the main assault, etc. (Signs and drawings shown on the diagram shall comply with regulations of law). (12) – Tasks of the internal fire commander as presence of a fire department: tasks of the internal fire commander, including reports on condition of the fire, performing firefighting activities and related tasks to the fire commander of the fire department as their presence, subsequent tasks and assurance of necessary conditions in case of prolonged fire. (13) – Plan for typical scenarios: Assuming a number of fire scenarios occurring in each area, work item in danger of fire and explosion with various fire levels and firefighting plans; scenarios shall be sorted in order of "Scenario 1, 2, 3, .."; the contents of each scenario summarized according to order and quantity of forces and equipment to be mobilized and tasks and location of forces; summary basic duties of the commander and team members (similar to the worse-case scenario and diagram attached) (14) – Revision to firefighting plans: changes in organization of firefighting not leading to major changes in the firefighting plan. If there are major changes affecting the firefighting plan, another firefighting plan is required. (15) – Training program and practice of firefighting plans: training program and practice, diagram of forces and equipment and attached plan. (16) – Position of the plan approver. (17) – Position of the plan maker, or the head of the facility with respect to firefighting plans approved by a fire department. |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực