Chương IV Luật phòng cháy chữa cháy 2001: Tổ chức lực lượng phòng cháy và chữa cháy
Số hiệu: | 27/2001/QH10 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/06/2001 | Ngày hiệu lực: | 04/10/2001 |
Ngày công báo: | 08/09/2001 | Số công báo: | Số 33 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật phòng cháy chữa cháy 2001 số 27/2001/QH10 quy định về phòng cháy, chữa cháy, xây dựng lực lượng, trang bị phương tiện, chính sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Lực lượng phòng cháy và chữa cháy là lực lượng nòng cốt trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy của toàn dân bao gồm:
1. Lực lượng dân phòng;
2. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
3. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật;
4. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
1. Đội dân phòng và đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được thành lập, quản lý, chỉ đạo theo quy định sau đây:
a) Tại thôn, ấp, bản, tổ dân phố phải thành lập đội dân phòng. Đội dân phòng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã thành lập, quản lý và chỉ đạo;
b) Tại cơ sở phải thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở. Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở do người đứng đầu cơ quan, tổ chức thành lập, quản lý và chỉ đạo.
2. Cấp ra quyết định thành lập đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy địa phương.
1. Đề xuất việc ban hành quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào quần chúng tham gia phòng cháy và chữa cháy.
3. Kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
4. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.
5. Xây dựng phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện và thực hiện nhiệm vụ chữa cháy khi có cháy xảy ra; tham gia chữa cháy ở địa phương, cơ sở khác khi có yêu cầu.
1. Lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; chịu sự điều động của cấp có thẩm quyền để tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
2. Lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở được hưởng chế độ, chính sách trong thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ và khi trực tiếp tham gia chữa cháy theo quy định của Chính phủ.Bổ sung
1. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy là một bộ phận của lực lượng vũ trang, được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương do Bộ trưởng Bộ Công an quản lý, chỉ đạo.
2. Nhà nước xây dựng lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
3. Tổ chức bộ máy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy do Chính phủ quy định.
1. Tham mưu đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật; huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; hướng dẫn xây dựng phong trào quần chúng tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
3. Thực hiện các biện pháp phòng cháy; chữa cháy kịp thời khi có cháy xảy ra.
4. Xây dựng lực lượng phòng cháy và chữa cháy; trang bị và quản lý phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
5. Tổ chức nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.
6. Kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
1. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trang phục, phù hiệu, cấp hiệu và hưởng chế độ, chính sách được quy định đối với lực lượng Cảnh sát nhân dân; được hưởng phụ cấp và các chế độ khác theo quy định của Chính phủ.
2. Công nhân viên thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được hưởng chế độ, chính sách như đối với công nhân viên công an.
ORGANIZATION OF FIRE PREVENTION AND FIGHTING FORCES
Article 43.- Fire prevention and fighting forces
Fire prevention and fighting forces constitute the core in the entire population’s fire prevention and fighting activities, which include:
1. The civil defense force;
2. The grassroots fire prevention and fighting force;
3. The specialized fire prevention and fighting force, organized and operating according to law provisions;
4. The fire prevention and fighting police.
Article 44.- Setting up, management and direction of civil defense groups and grassroots fire brigades
1. The civil defense groups and grassroots fire brigades shall be set up, managed and directed according to the following stipulations:
a/ In villages, hamlets and urban quarters civil defense groups shall be set up. The civil defense groups shall be set up, managed and directed by the presidents of the commune-level People’s Committees;
b/ At establishments, grassroots fire brigades shall be set up. The grassroots fire brigades shall be set up, managed and directed by the heads of agencies and organizations.
2. The authorities issuing decisions to set up civil defense groups or grassroots fire brigades shall have to notify them in writing to the local fire prevention and fighting police.
Article 45.- Tasks of the civil defense force and grassroots fire prevention and fighting force
1. To suggest the promulgation of regulations and internal rules on fire prevention and fighting safety.
2. To organize the propagation and popularization of fire prevention and fighting legislation and knowledge; to build up movement for mass participation in fire prevention and fighting.
3. To inspect and urge the execution of regulations and rules on safety for fire prevention and fighting safety.
4. To organize the drilling and fostering of professional fire prevention and fighting skills.
5. To work out plans, prepare forces and means and perform fire-fighting task in case of fire; to take part in fire-fighting in localities or other establishments when requested.
Article 46.- Drilling, fostering, directing, inspecting, professionally guiding and mobilizing civil defense force and grassroots fire prevention and fighting force, and the regimes and policies therefor
1. The civil defense and grassroots fire prevention and fighting forces shall be drilled and professionally fostered; subject to the direction, inspection and professional guidance by the fire prevention and fighting police; and subject to the mobilization by the competent authorities for participation in fire prevention and fighting activities.
2. The civil defense and grassroots fire prevention and fighting forces shall enjoy regimes and policies during the time of professional drilling and fostering and when directly participating in fire fighting according to the Government’s regulations.
Article 47.- Organization of the fire prevention and fighting police force
1. The fire prevention and fighting police force constitutes part of the armed forces, is organized uniformly from the central to local levels under the management and direction by the Minister of Public Security.
2. The State builds a regular and well-trained fire prevention and fighting police force, which shall be step by step modernized to meet the socio-economic development requirements of the country.
3. The organizational structure of the fire prevention and fighting police force shall be prescribed by the Government.
Article 48.- Functions and tasks of the fire prevention and fighting police force
1. To give advice and suggestions to the competent State agencies on the promulgation of fire prevention and fighting legislation, and direct and organize the implementation thereof.
2. To organize the propagation and popularization of laws as well as drilling and fostering of professional knowledge about fire prevention and fighting; to guide the building up of a movement of the mass participation in fire prevention and fighting activities.
3. To apply fire prevention and fighting measures, promptly fight fires when they occur.
4. To build up fire prevention and fighting forces; equip and manage fire prevention and fighting means.
5. To organize the research and application of scientific and technological advances in the field of fire prevention and fighting.
6. To inspect and handle acts of violating the fire prevention and fighting legislation.
Article 49.- Uniforms, badges, stripes and regimes, as well as policies for fire prevention and fighting police force
1. Officers, non-commissioned officers and soldiers of the fire prevention and fighting police shall wear uniforms, badges and stripes and enjoy regimes and policies as prescribed for the people’s police force; and be entitled to allowances and other regimes as provided for by the Government.
2. Workers and employees of the fire prevention and fighting police force shall enjoy regimes and policies as those of the police force.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 21. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
Điều 22. Quyền của cơ quan bảo hiểm xã hội
Điều 27. Bàn giao nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai
Điều 25. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
Điều 5. Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy
Điều 6. Trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng cháy và chữa cháy
Điều 8. Ban hành và áp dụng tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy
Điều 10. Chính sách đối với người tham gia chữa cháy
Điều 13. Các hành vi bị nghiêm cấm
Điều 17. Phòng cháy đối với nhà ở và khu dân cư
Điều 18. Phòng cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới
Điều 19. Phòng cháy đối với rừng
Điều 21. Phòng cháy đối với đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao
Điều 24. Phòng cháy trong sản xuất, cung ứng, sử dụng điện và thiết bị, dụng cụ điện
Điều 25. Phòng cháy đối với chợ, trung tâm thương mại, kho tàng
Điều 26. Phòng cháy đối với cảng, nhà ga, bến xe
Điều 31. Xây dựng và thực tập phương án chữa cháy
Điều 32. Thông tin báo cháy và chữa cháy
Điều 33. Trách nhiệm chữa cháy và tham gia chữa cháy
Điều 37. Người chỉ huy chữa cháy
Điều 43. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy
Điều 44. Thành lập, quản lý, chỉ đạo đội dân phòng và đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở
Điều 47. Tổ chức lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy
Điều 48. Chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy
Điều 55. Ngân sách nhà nước đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy
Điều 57. Nội dung quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy
Điều 26. Bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai
Điều 23. Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội
Điều 15. Thiết kế và thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
Điều 16. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong đầu tư xây dựng và sử dụng công trình
Điều 17. Phòng cháy đối với nhà ở và khu dân cư
Điều 18. Phòng cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới
Điều 20. Phòng cháy đối với cơ sở
Điều 34. Huy động lực lượng, phương tiện để chữa cháy
Điều 36. Ưu tiên và bảo đảm quyền ưu tiên cho người, phương tiện tham gia chữa cháy
Điều 37. Người chỉ huy chữa cháy
Điều 38. Quyền và trách nhiệm của người chỉ huy chữa cháy
Điều 51. Trang bị phương tiện cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy
Điều 52. Quản lý và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy
Điều 54. Nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy
Điều 55. Ngân sách nhà nước đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy
Điều 56. Khuyến khích đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy