Chương 5 Luật Hợp tác xã 2012: Tài sản, tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Số hiệu: | 23/2012/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 20/11/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2013 |
Ngày công báo: | 24/12/2012 | Số công báo: | Từ số 765 đến số 766 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thành viên HTX có thể là người nước ngoài
Ngày 20/11 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật Hợp tác xã (HTX) 2012.
Một trong những điểm mới đáng quan tâm là đã bổ sung tư cách trở thành thành viên HTX cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
Theo đó, Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục trở thành thành viên HTX đối với pháp nhân Việt Nam và cá nhân là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
Cũng theo Luật HTX mới, tỷ lệ vốn góp của thành viên theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của HTX.
Ngoài ra, cơ cấu tổ chức của HTX có những thay đổi cơ bản thông qua quy định về đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên…
Luật HTX 2012 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Vốn góp là tiền đồng Việt Nam, các loại tài sản khác được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam bao gồm ngoại tệ, hiện vật, giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ và các loại giấy tờ có giá tại thời điểm góp vốn.
2. Giá trị vốn góp bằng các loại tài sản khác được xác định theo nguyên tắc thỏa thuận giữa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc thông qua tổ chức thẩm định.
1. Vốn điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tăng trong trường hợp đại hội thành viên quyết định tăng mức vốn góp tối thiểu hoặc huy động thêm vốn góp của thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc kết nạp thành viên, hợp tác xã thành viên mới.
2. Vốn điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã giảm khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trả lại vốn góp cho thành viên, hợp tác xã thành viên.
Trường hợp vốn điều lệ giảm mà có thành viên, hợp tác xã thành viên có vốn góp vượt quá mức vốn góp tối đa theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 17 của Luật này thì phải trả lại phần vốn vượt mức vốn góp tối đa theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này hoặc huy động thêm vốn của thành viên, hợp tác xã thành, viên khác hoặc kết nạp thành viên, hợp tác xã thành viên mới để bảo đảm về tỷ lệ vốn góp tối đa theo quy định của Luật này và điều lệ.
Đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong ngành, nghề yêu cầu phải có vốn pháp định thì vốn điều lệ sau khi giảm không được thấp hơn vốn pháp định áp dụng đối với ngành, nghề đó.
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ưu tiên huy động vốn từ thành viên, hợp tác xã thành viên để đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh trên cơ sở thỏa thuận với thành viên, hợp tác xã thành viên.
Trường hợp huy động vốn từ thành viên, hợp tác xã thành viên chưa đáp ứng đủ nhu cầu thì hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã huy động vốn từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật và điều lệ.
2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tiếp nhận các khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Việc quản lý các khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước được thực hiện như sau:
a) Khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước được tính vào tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Khoản hỗ trợ của Nhà nước phải hoàn lại được tính vào số nợ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
4. Việc quản lý, sử dụng các khoản trợ cấp, hỗ trợ có yếu tố nước ngoài phải phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Vốn hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gồm vốn góp của thành viên, hợp tác xã thành viên, vốn huy động, vốn tích luỹ, các quỹ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; các khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; được tặng, cho và các nguồn thu hợp pháp khác.
2. Điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng vốn hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phù hợp với quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan.
3. Việc sử dụng vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã để góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp do chính phủ quy định.
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được phân phối như sau:
1. Trích lập quỹ đầu tư phát triển với tỷ lệ không thấp hơn 20% trên thu nhập; trích lập quỹ dự phòng tài chính với tỷ lệ không thấp hơn 5% trên thu nhập;
2. Trích lập các quỹ khác đo đại hội thành viên quyết định;
3. Thu nhập còn lại sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được phân phối cho thành viên, hợp tác xã thành viên theo nguyên tắc sau đây:
a) Chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên; theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm;
b) Phần còn lại được chia theo vốn góp;
c) Tỷ lệ và phương thức phân phối cụ thể do điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quy định;
4. Thu nhập đã phân phối cho thành viên, hợp tác xã thành viên là tài sản thuộc sở hữu của thành viên, hợp tác xã thành viên. Thành viên, hợp tác xã thành viên có thể giao thu nhập đã phân phối cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quản lý, sử dụng theo thỏa thuận với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
1. Việc quản lý, sử dụng các quỹ phải được quy định trong điều lệ, quy chế về quản lý tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Hằng năm, hội đồng quản trị báo cáo đại hội thành viên về việc quản lý, sử dụng các quỹ và phương hướng sử dụng các quỹ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong năm tiếp theo.
1. Tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được hình thành từ nguồn sau đây:
a) Vốn góp của thành viên, hợp tác xã thành viên;
b) Vốn huy động của thành viên, hợp tác xã thành viên và vốn huy động khác;
c) Vốn, tài sản được hình thành trong quá trình hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
d) Khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước và khoản được tặng, cho khác.
2. Tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bao gồm:
a) Quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất;
b) Khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước; khoản được tặng, chữ theo thỏa thuận là tài sản không chia;
c) Phần trích lại từ quỹ đầu tư phát triển hằng năm được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia;
d) Vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia.
3. Việc quản lý, sử dụng tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thực hiện theo quy định của điều lệ, quy chế quản lý tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, nghị quyết đại hội thành viên và các quy định của pháp luật có liên quan.
1. Trình tự xử lý vốn, tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã:
a) Thu hồi các tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Thanh lý tài sản, trừ phần tài sản không chia;
c) Thanh toán các khoản nợ phải trả và thực hiện nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
2. Xử lý tài sản còn lại, trừ tài sản không chia được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Thanh toán chi phí giải thể, bao gồm cả khoản chi cho việc thu hồi và thanh lý tài sản;
b) Thanh toán nợ lương, trợ cấp và bảo hiểm xã hội của người lao động;
c) Thanh toán các khoản nợ có bảo đảm theo quy định của pháp luật;
d) Thanh toán các khoản nợ không bảo đảm;
đ) Giá trị tài sản còn lại được hoàn trả cho thành viên, hợp tác xã thành viên theo tỷ lệ vốn góp trên tổng số vốn điều lệ.
3. Việc xử lý tài sản thực hiện theo thứ tự ưu tiên được quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp giá trị tài sản còn lại không đủ để thanh toán các khoản nợ thuộc cùng một hàng ưu tiên thanh toán thì thực hiện thanh toán một phần theo tỷ lệ tương ứng với các khoản nợ phải chi trả trong hàng ưu tiên đó.
4. Chính phủ quy định việc xử lý tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi giải thể, phá sản.
1. Kết thúc năm tài chính, nếu phát sinh lỗ thì hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải xử lý giảm lỗ theo quy định của pháp luật. Trường hợp đã xử lý giảm lỗ nhưng vẫn không đủ thì sử dụng quỹ dự phòng tài chính để bù đắp; nếu vẫn chưa đủ thì khoản lỗ còn lại được chuyển sang năm sau; khoản lỗ này được trừ vào thu nhập tính thuế. Thời gian được chuyển các khoản lỗ thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
2. Các khoản nợ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được xử lý theo quy định của pháp luật và điều lệ.
1. Việc trả lại vốn góp cho thành viên, hợp tác xã thành viên chỉ được thực hiện sau khi hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã đã quyết toán thuế của năm tài chính và bảo đảm khả năng thanh toán các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Thành viên, hợp tác xã thành viên chỉ được trả lại vốn góp sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính của mình đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Cá nhân hoặc tập thể quyết định việc trả lại vốn góp cho thành viên, hợp tác xã thành viên không đúng quy định tại khoản này phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
2. Việc trả lại vốn góp cho thành viên, hợp tác xã thành viên do điều lệ quy định, phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này và các quy định của pháp luật có liên quan.
ASSETS AND FINANCE OF COOPERATIVES AND UNIONS OF COOPERATIVES
Article 42. Determination of value of contributed capital
1. Contributed capital is in Vietnam dong and other kinds of asset convertible into Vietnam dong, including foreign currency, objects, value of land use rights, intellectual property rights and valuable papers at the time of contribution.
2. The value of other kinds of assets contributed as capital is determined according to the principles of agreement between the cooperative or union of cooperatives and the contributing member or member cooperative or through an appraisal organization.
Article 43. Increase and decrease of charter capital of cooperatives and unions of cooperatives
1. The charter capital of a cooperative or union of cooperatives may be increased in case the general meeting of members decides to increase the minimum level of contributed capital or mobilize additional contributed capital of members or member cooperatives or admit new members or member cooperatives.
2. The charter capital of a cooperative or union of cooperatives may be decreased when the cooperative or union of cooperatives returns contributed capital to its members or member cooperatives.
In case the charter capital decreases but there are members or member cooperatives with their contributed capital exceeding the maximum level prescribed in Clause 1 or 2, Article 17 of this Law, the capital amount in excess of the maximum level must be returned as prescribed in Clause 1, Article 18 of this Law or additional capital must be mobilized from members or member cooperatives or new members or member cooperatives must be admitted to ensure the ratio of maximum capital contribution as prescribed by this Law and the charter.
For a cooperative or union of cooperatives operating in business lines which are required to have legal capital, the charter capital after the decrease must not be lower than the legal capital applicable to those business lines.
Article 44. Mobilization of capital and subsidies and financial assistance
1. Cooperatives or unions of cooperatives shall give priority to mobilization of capital from their members or member cooperatives to invest in and expand business and production on the basis of agreement with their members or member cooperatives.
In case the capital mobilized from their members or member cooperatives has not met the requirements, cooperatives or unions of cooperatives may mobilize capital from other sources as prescribed by law and their charter.
2. Cooperatives or unions of cooperatives may receive subsidies and financial assistance from the State and organizations and individuals at home and abroad under agreement as prescribed by law.
3. The management of subsidies and financial assistance of the State must be implemented as follows:
a/ Non-refundable subsidies and financial assistance of the State must be included in the undivided assets of cooperatives or unions of cooperatives;
b/ Refundable financial assistance of the State must be included in the debts of cooperatives or unions of cooperatives.
4. The management and use of foreign-involved subsidies and financial assistance must comply with the provisions of law and the treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
Article 45. Working capital of cooperatives and unions of cooperatives
1. Working capital of a cooperative or union of cooperatives includes the contributed capital of members or member cooperatives, mobilized capital, accumulated capital, funds of the cooperative or union of cooperatives, subsidies and financial assistance of the State and organizations and individuals at home and abroad; offerings, donations and other lawful resources.
2. The charter of a cooperative or union of cooperatives must specify the management and use of working capital of the cooperative or union of cooperatives in accordance with this Law and relevant laws.
3. The Government shall stipulate the use of capital of cooperatives and unions of cooperatives for capital contribution, share purchase and establishment of businesses.
Article 46. Distribution of income
After fulfilling its financial obligations as prescribed by law, the income of a cooperative or union of cooperatives may be distributed as follows:
1. Deduction for the development investment fund at a rate of at least 20% of income; deduction for the financial reserve fund at the rate of at least 5% of income;
2. Deduction for other funds as decided by the general meeting of members;
3. The remaining income after the deduction of funds as prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article may be distributed to members or member cooperatives according to the following principles:
a/ Distribution mainly based on the level of use of products and services by members or member cooperatives; and labor effort contributed by members for job creation cooperatives;
b/ Division of the remaining income in proportion to contributed capital;
c/ The rate and mode of distribution are specified by the charter of the cooperative or union of cooperatives.
4. Income distributed to members or member cooperatives is the asset under the ownership of these members or member cooperatives. The members or member cooperatives may hand over their distributed incomes to the cooperative or union of cooperatives for management and use under the agreement with the cooperative or union of cooperatives.
Article 47. Management and use of funds of cooperatives and unions of cooperatives
1. Cooperatives or unions of cooperatives shall use and manage their funds in accordance with their charters and regulations on financial management and in accordance with law.
2. The Boards of Directors shall annually reports to the general meetings of members on the management and use of funds and direction of the use of funds of the cooperatives or unions of cooperatives in the subsequent year.
Article 48. Assets of cooperatives and unions of cooperatives
1. Assets of a cooperative or union of cooperatives may be formed from the following sources:
a/ Contributed capital of members or member cooperatives;
b/ Mobilized capital of members or member cooperatives and other mobilized capital;
c/ Capital and assets formed during the operation of the cooperative or union of cooperatives;
d/ Subsidies and financial assistance of the State and other offered and donated amounts.
2. Undivided assets of the cooperative or union of cooperatives include:
a/ Use rights of land allocated or leased by the State;
b/ Non-refundable subsidies and financial assistance of the State; offered and donated amounts treated as undivided assets as agreed upon;
c/ Annual deductions from the development investment fund which are included in the undivided assets under decisions of the general meeting of members;
d/ Other capital and assets being undivided assets as prescribed by the charter.
3. A cooperative or union of cooperatives shall manage and use its assets in accordance with its charter and regulations on financial management, resolutions of its general meeting of members and relevant laws.
Article 49. Handling of assets and capital of cooperatives or unions of cooperatives upon dissolution
1. The order of handling assets and capital of a cooperative or union of cooperatives:
a/ Recovery of its assets;
b/ Liquidation of assets, excluding undivided assets;
c/ Payment of its liabilities payable and fulfillment of financial obligations.
2. Remaining assets, excluding undivided assets, must be handled according to the following order of priority:
a/ Payment of dissolution expenses, including expenses for the recovery and liquidation of assets;
b/ Payment of debts being salaries, allowances and social insurance of laborers;
c/ Payment of secured debts as prescribed by law;
d/ Payment of unsecured debts;
e/ The remaining value of asset must be returned to members or member cooperatives according to the ratio of their contributed capital to total charter capital.
3. The handling of assets must comply with the order of priority prescribed in Clause 2 of this Article. In case the value of remaining assets is insufficient to pay debts under the same payment priority line, only a part of debt must be paid in proportion to the debts payable in that priority line.
4. The Government shall specify the handling of undivided assets of cooperatives and unions of cooperatives upon their dissolution or bankruptcy.
Article 50. Handling of losses and debts of cooperatives and unions of cooperatives
1. By the end of a fiscal year, if losses arise, a cooperative or union of cooperatives shall seek to reduce losses as prescribed by law. In case the loss reduction has been made but is still insufficient, the financial reserve fund must be used to offset; if still insufficient, the remaining losses may be carried forward to the subsequent year and deducted from taxable income. The time for carrying forward losses must comply with the tax law.
2. Debts of a cooperative or union of cooperatives must be handled in accordance with law and its charter.
Article 51. Order of returning contributed capital
1. The return of contributed capital to members or member cooperatives must only be made after the cooperative or union of cooperatives has finalized tax of the fiscal year and ensure solvency to pay its debts and fulfill its financial obligations.
Members or member cooperatives may only be returned their contributed capital after fulfilling their financial obligations toward their cooperative or union of cooperatives.
An individual or a collective making decisions on the return of contributed capital to the members or member cooperatives not in accordance with this Clause shall pay compensation for damage to the cooperative or union of cooperatives.
2. The return of capital to members or member cooperatives is prescribed by the charter and in accordance with Clause 1 of this Article and relevant laws.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực