Chương 2 Luật hợp tác xã 2012: Thành viên, hợp tác xã thành viên
Số hiệu: | 23/2012/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 20/11/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2013 |
Ngày công báo: | 24/12/2012 | Số công báo: | Từ số 765 đến số 766 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thành viên HTX có thể là người nước ngoài
Ngày 20/11 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật Hợp tác xã (HTX) 2012.
Một trong những điểm mới đáng quan tâm là đã bổ sung tư cách trở thành thành viên HTX cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
Theo đó, Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục trở thành thành viên HTX đối với pháp nhân Việt Nam và cá nhân là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
Cũng theo Luật HTX mới, tỷ lệ vốn góp của thành viên theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của HTX.
Ngoài ra, cơ cấu tổ chức của HTX có những thay đổi cơ bản thông qua quy định về đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên…
Luật HTX 2012 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân trở thành thành viên hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam.
Đối với hợp tác xã tạo việc làm thì thành viên chỉ là cá nhân;
b) Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã;
c) Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã;
d) Góp vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này và điều lệ hợp tác xã;
đ) Điều kiện khác theo quy định của điều lệ hợp tác xã.
2. Hợp tác xã trở thành thành viên liên hiệp hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có nhu cầu hợp tác với các hợp tác xã thành viên và có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của liên hiệp hợp tác xã;
b) Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của liên hiệp hợp tác xã;
c) Góp vốn theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này và điều lệ liên hiệp hợp tác xã;
d) Điều kiện khác theo quy định của điều lệ liên hiệp hợp tác xã.
3. Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có thể là thành viên của nhiều hợp tác xã; hợp tác xã có thể là thành viên của nhiều liên hiệp hợp tác xã trừ trường hợp điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quy định khác.
4. Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục trở thành thành viên hợp tác xã đối với pháp nhân Việt Nam và cá nhân là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
1. Được hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hợp đồng dịch vụ.
2. Được phân phối thu nhập theo quy định của Luật này và điều lệ.
3. Được hưởng các phúc lợi của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
4. Được tham dự hoặc bầu đại biểu tham dự đại hội thành viên, hợp tác xã thành viên.
5. Được biểu quyết các nội dung thuộc quyền của đại hội thành viên theo quy định tại Điều 32 của Luật này.
6. Ứng cử, đề cử thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
7. Kiến nghị, yêu cầu hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên giải trình về hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; yêu cầu hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên triệu tập đại hội thành viên bất thường theo quy định của Luật này và điều lệ.
8. Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ phục vụ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
9. Ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của điều lệ.
10. Được trả lại vốn góp khi ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật này và điều lệ.
11. Được chia giá trị tài sản được chia còn lại của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật này và điều lệ.
12. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
13. Quyền khác theo quy định của điều lệ.
1. Sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo hợp đồng dịch vụ.
2. Góp đủ, đúng thời hạn vốn góp đã cam kết theo quy định của điều lệ.
3. Chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong phạm vi vốn góp vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
4. Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
5. Tuân thủ điều lệ, quy chế của hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã, nghị quyết đại hội thành viên, hợp tác xã thành viên và quyết định của hội đồng quản trị hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của điều lệ.
1. Tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên bị chấm dứt khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Thành viên là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị kết án phạt tù theo quy định của pháp luật;
b) Thành viên là hộ gia đình không có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; thành viên là pháp nhân bị giải thể, phá sản; hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã bị giải thể, phá sản;
c) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị giải thể, phá sản;
d) Thành viên, hợp tác xã thành viên tự nguyện ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
đ) Thành viên, hợp tác xã thành viên bị khai trừ theo quy định của điều lệ;
e) Thành viên, hợp tác xã thành viên không sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong thời gian liên tục theo quy định của điều lệ nhưng không quá 03 năm. Đối với hợp tác xã tạo việc làm, thành viên không làm việc trong thời gian liên tục theo quy định của điều lệ nhưng không quá 02 năm;
g) Tại thời điểm cam kết góp đủ vốn, thành viên, hợp tác xã thành viên không góp vốn hoặc góp vốn thấp hơn vốn góp tối thiểu quy định trong điều lệ;
h) Trường hợp khác do điều lệ quy định.
2. Thẩm quyền quyết định chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên được thực hiện như sau:
a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều này thì hội đồng quản trị quyết định và báo cáo đại hội thành viên gần nhất;
b) Đối với trường hợp quy định tại điểm đ, g và h khoản 1 Điều này thì hội đồng quản trị trình đại hội thành viên quyết định sau khi có ý kiến của ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên.
3. Việc giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ đối với thành viên, hợp tác xã thành viên trong trường hợp chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên thực hiện theo quy định của Luật này và điều lệ.
1. Đối với hợp tác xã, vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã.
2. Đối với liên hiệp hợp tác xã, vốn góp của hợp tác xã thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 30% vốn điều lệ của liên hiệp hợp tác xã.
3. Thời hạn, hình thức và mức góp vốn điều lệ theo quy định của điều lệ, nhưng thời hạn góp đủ vốn không vượt quá 06 tháng, kể từ ngày hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoặc kể từ ngày được kết nạp.
4. Khi góp đủ vốn, thành viên, hợp tác xã thành viên được hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cấp giấy chứng nhận vốn góp. Giấy chứng nhận vốn góp có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Số và ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của thành viên là cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp cho hộ gia đình.
Trường hợp thành viên là pháp nhân thì phải ghi rõ tên, trụ sở chính, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Đối với hợp tác xã thành viên thì phải ghi rõ tên, trụ sở chính, số giấy chứng nhận đăng ký của hợp tác xã thành viên; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên;
d) Tổng số vốn góp; thời điểm góp vốn;
đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
5. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thay đổi, thu hồi giấy chứng nhận vốn góp do điều lệ quy định.
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trả lại vốn góp cho thành viên, hợp tác xã thành viên khi chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc trả lại phần vốn vượt quá mức vốn góp tối đa khi vốn góp của thành viên, hợp tác xã thành viên vượt quá mức vốn tối đa quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 17 của Luật này.
2. Trường hợp thành viên là cá nhân chết thì người thừa kế nếu đáp ứng đủ điều kiện của Luật này và điều lệ, tự nguyện tham gia hợp tác xã thì trở thành thành viên và tiếp tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ của thành viên; nếu không tham gia hợp tác xã thì được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật.
Trường hợp thành viên là cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất tích, việc trả lại vốn góp và quản lý tài sản của người mất tích được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp thành viên là cá nhân bị Tòa án tuyên bố bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì vốn góp được trả lại thông qua người giám hộ.
4. Trường hợp thành viên là pháp nhân, hợp tác xã thành viên bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản thì việc trả lại, kế thừa vốn góp được thực hiện theo quy định của pháp luật.
5. Trường hợp vốn góp của thành viên là cá nhân không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì vốn góp được giải quyết theo quy định của pháp luật.
6. Trường hợp người thừa kế tự nguyện để lại tài sản thừa kế cho hợp tác xã thì vốn góp đó được đưa vào tài sản không chia của hợp tác xã.
MEMBERS AND MEMBER COOPERATIVES
Article 13. Conditions for becoming members or member cooperatives
1. Individuals, households and legal entities that wish to become members of a cooperative must meet the following conditions:
a/ Individuals are Vietnamese citizens or foreigners lawfully residing in Vietnam, are 18 years or older, have full civil act capacity; households have a lawful representative as prescribed by law; an agency or organization is a Vietnamese legal entity.
For a job creation cooperative, its members are individuals only;
b/ Having needs for cooperation with other members and for using products and services of the cooperative;
c/ Filing an application for voluntarily joining the cooperative and agreeing with its charter;
d/ Contributing capital as prescribed in Clause 1, Article 17 of this Law and the cooperative’s charter;
e/ Other conditions as prescribed by the cooperative’s charter.
2. A cooperative wishing to become a member of a union of cooperatives must meet the following conditions:
a/ Having needs for cooperation with other member cooperatives and for using products and services of the union of cooperatives;
b/ Filing an application for voluntarily joining and agreeing with the charter of the union of cooperatives;
c/ Contributing capital as prescribed in Clause 2, Article 17 of this Law and the charter of the union of cooperatives;
d/ Other conditions as prescribed by the charter of the union of cooperatives.
3. Individuals, households or legal entities can be members of more than one cooperative; cooperatives can be members of more than one union of cooperatives unless otherwise prescribed by the charters of cooperatives or unions of cooperatives.
4. The Government shall stipulate the conditions and procedures for becoming members of a cooperative for Vietnamese legal entities and foreign individuals who are lawfully residing in Vietnam.
Article 14. Rights of members and member cooperatives
1. To be supplied with products and services by their cooperative or union of cooperatives under service contracts.
2. To receive incomes distributed in accordance with this Law and the charter.
3. To enjoy benefits of their cooperative or union of cooperatives.
4. To attend or elect deputies for attending general meetings of members or member cooperatives.
5. To vote the contents within the rights of the general meeting of members as prescribed in Article 32 of this Law.
6. To self-nominate or nominate others as members of the Board of Directors, the Control Board or controller and other elected positions of their cooperative or union of cooperatives.
7. To propose and request the Board of Directors, Director (General Director), Control Board or controller to explain the operation of the cooperative or union of cooperatives; to request the Board of Directors, Control Board or controller to convene an extraordinary general meeting of members in accordance with this Law and the charter.
8. To be provided with necessary information relating to the operation of their cooperative or union of cooperatives; to receive supports in training, retraining and improvement of operational skills for activities of their cooperative or union of cooperatives.
9. To leave their cooperative or union of cooperatives as prescribed by the charter.
10. To be returned contributed capital upon leaving their cooperative or union of cooperatives in accordance with this Law and the charter.
11. To receive the remaining divided value of assets of their cooperative or union of cooperatives in accordance with this Law and the charter.
12. To lodge complaints and denunciations and initiate lawsuits in accordance with law.
13. Other rights as prescribed by the charter.
Article 15. Obligations of members and member cooperatives
1. To use products and services of their cooperative or union of cooperatives under service contracts.
2. To contribute fully and in due time capital as committed under the charter.
3. To take responsibility for debts and financial obligations of their cooperative or union of cooperatives within the scope of contributed capital in their cooperative or union of cooperatives.
4. To pay compensations for damages caused by themselves to their cooperative or union of cooperatives as prescribed by law.
5. To comply with the charter and regulation of their cooperative or union of cooperatives, resolutions of the general meetings of members or member cooperatives and decisions of the Boards of Directors of their cooperative or union of cooperatives.
6. Other obligations as prescribed by the charter.
Article 16. Termination of the status of member and member cooperative
1. The status of member or member cooperative is terminated upon occurrence of any of the following cases:
a/ A member who is an individual dies, is declared dead or missing by a court, has his/her civil act capacity restricted or lost, or is sentenced to imprisonment in accordance with law;
b/ A member that is a household no longer has a lawful representative as prescribed by law; a member that is a legal entity is dissolved or goes bankrupt; a member cooperative of a cooperative union is dissolved or goes bankrupt;
c/ The cooperative or union of cooperatives is dissolved or goes bankrupt;
d/ A member or member cooperative voluntarily leaves the cooperative or union of cooperatives;
e/ A member or member cooperative is expelled as prescribed by the charter;
f/ A member or member cooperative does not use products or services for a continuous time prescribed by the charter, but not more than 3 years. For a job creation cooperative, a member does not work for a continuous time prescribed by the charter, but not more than 2 years;
g/ At the committed time of full capital contribution, a member or member cooperative does not contribute or has contributed capital less than the minimum contributed capital specified in the charter;
h/ Other cases as prescribed by the charter.
2. The competence to terminate the status of member or member cooperative is as follows:
a/ For the cases specified at Points a, b, c, d and f, Clause 1 of this Article, the Board of Directors shall make decision and report to the coming general meeting of members;
b/ For the cases specified at Points e, g and h, Clause 1 of this Article, the Board of Directors shall request the general meeting of members to make decision after consulting the Control Board or controller.
3. The settlement of the benefits and obligations toward members or member cooperatives in the case of termination of the status of member or member cooperative must comply with this Law and the charter.
Article 17. Contribution of charter capital and certificates of capital contribution
1. For cooperatives, contributed capital of a member must comply with the agreement and the charter, but must not exceed 20% of the charter capital of the cooperative.
2. For unions of cooperatives, contributed capital of a member cooperative must comply with the agreement and the charter, but must not exceed 30% of the charter capital of the cooperative union.
3. The time limit for, form and level of capital contribution are prescribed in the charter, but the time limit for full capital contribution must not exceed 6 months from the date the cooperative or union of cooperatives is issued a certificate of registration or from the date of admission.
4. When fully contributing capital, a member or member cooperative shall be issued a certificate of capital contribution by his/her/its cooperative or union of cooperatives. A certificate of capital contribution has the following principal contents:
a/ Name and address of the head office of the cooperative or union of cooperatives;
b/ Number and date of issue of the certificate of registration of the cooperative or union of cooperatives;
c/ Full name, permanent address, nationality, identity card or passport number of the individual member or lawful representative of the household.
For a member being a legal entity, to specify its name, head office, number of the establishment decision or registration number; and the full name, permanent address, nationality, identity card or passport number of its at-law representative. For a member cooperative, to specify its name, head office, number of the certificate of registration of the member cooperative; the full name, permanent address, nationality, identity card or passport number of its at-law representative;
d/ Total contributed capital and time of contribution;
e/ Full name and signature of the at-law representative of the cooperative or union of cooperatives.
5. The order and procedures for issuance, re-issuance, change and revocation of certificates of contributed capital are prescribed in the charter.
Article 18. Return and inheritance of contributed capital
1. Cooperatives or unions of cooperatives shall return contributed capital to their members or member cooperatives upon termination of the status of member or member cooperative or return the capital amount in excess of the maximum contributed capital when the contributed capital of members or member cooperatives exceeds the maximum capital prescribed in Clause 1 or 2, Article 17 of this Law.
2. In case an individual member dies, if his/her heirs satisfy the conditions prescribed by this Law and the charter and voluntarily participate in the cooperative, they may become members and continue to exercise the rights and perform the obligations of members. If they do not wish to participate in the cooperatives, they are entitled to inherit the dead member’s contributed capital in accordance with law.
In case of an individual member is declared missing by a court, his/her contributed capital must be returned and his/her assets be managed in accordance with law.
3. In case an individual member is declared by a court to have his/her civil act capacity restricted or lost, his/her contributed capital must be returned through a guardian.
4. In case a member being a legal entity or a member cooperative is separated, split up, consolidated, merged, dissolved or bankrupt, the return or inheritance of its contributed capital must comply with law.
5. In case there is no person to inherit the contributed capital of an individual member or his/her heirs refuse to inherit or are deprived of the right to inherit his/her contributed capital, the contributed capital must be handled in accordance with law.
6. In case the heirs voluntarily leave their inheritance to the cooperative, such contributed capital must be included in the undivided assets of the cooperative.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực