Chương VIII Luật Dạy nghề 2006: Kiểm định chất lượng dạy nghề
Số hiệu: | 76/2006/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/11/2006 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2007 |
Ngày công báo: | 23/06/2007 | Số công báo: | Từ số 406 đến số 407 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Giáo dục | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Kiểm định chất lượng dạy nghề nhằm đánh giá, xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung dạy nghề đối với cơ sở dạy nghề.
2. Kiểm định chất lượng dạy nghề được thực hiện định kỳ đối với cơ sở dạy nghề trong phạm vi cả nước. Kết quả kiểm định được công bố công khai để người học nghề, xã hội biết và giám sát.
1. Nội dung kiểm định chất lượng đối với cơ sở dạy nghề bao gồm các tiêu chí sau đây:
a) Mục tiêu và nhiệm vụ;
b) Tổ chức và quản lý;
c) Hoạt động dạy và học;
d) Giáo viên và cán bộ quản lý;
đ) Chương trình, giáo trình;
e) Thư viện;
g) Cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học;
h) Quản lý tài chính;
i) Các dịch vụ cho người học nghề.
2. Các hình thức kiểm định chất lượng dạy nghề bao gồm:
a) Tự kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ sở dạy nghề;
b) Kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề.
Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương quy định tiêu chuẩn, quy trình kiểm định chất lượng dạy nghề, chỉ đạo, tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề.
1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch dài hạn, kế hoạch hằng năm về nâng cao chất lượng dạy nghề.
2. Tổ chức tự kiểm định chất lượng dạy nghề theo tiêu chuẩn, quy trình kiểm định chất lượng dạy nghề.
3. Cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề khi cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề thực hiện kiểm định tại cơ sở mình.
4. Trong trường hợp không đồng ý với kết luận kiểm định thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
1. Cơ sở dạy nghề đã được kiểm định chất lượng nếu đạt yêu cầu thì được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề. Giấy chứng nhận có giá trị trong thời hạn năm năm.
2. Cơ sở dạy nghề không duy trì được chất lượng theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề thì bị thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề.
3. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương có thẩm quyền cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề.
Cơ sở dạy nghề được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Duy trì và tiếp tục nâng cao chất lượng dạy nghề;
2. Hằng năm báo cáo kết quả tự kiểm định với cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề;
3. Được hưởng chính sách hỗ trợ đầu tư để nâng cao chất lượng dạy nghề và được tham gia đấu thầu thực hiện chỉ tiêu dạy nghề theo đơn đặt hàng của Nhà nước.
VOCATIONAL TRAINING QUALITY TESTING
Article 73.- Vocational training quality testing
1. Vocational training quality testing aims to assess and determine the attainment of vocational training objectives as well as the realization of vocational training programs and contents by vocational training institutions.
2. Vocational training quality testing is conducted periodically for vocational training institutions throughout the country. Testing results are publicized for trainees and people to know and supervise.
Article 74.- Contents and forms of vocational training quality testing
1. The contents of vocational training quality testing for vocational training institutions cover the following criteria:
a/ Objectives and tasks;
b/ Organization and management;
c/ Teaching and learning activities;
d/ Trainers and administrators;
e/ Curricula and syllabuses;
f/ Libraries;
g/ Material foundations, equipment, teaching aids;
h/ Financial management;
i/ Services provided for trainees.
2. Forms of vocational training quality testing include:
a/ Self-testing of vocational training quality by vocational training institutions;
b/ Vocational training quality testing by state management agencies in charge of vocational training.
Article 75.- Management and organization of vocational training quality testing
The head of the central agency in charge of state management of vocational training provides for vocational training quality testing standards and procedures, directs and organizes vocational training quality testing.
Article 76.- Tasks and powers of vocational training institutions in the implementation of vocational training quality testing
1. To formulate and implement long-term and annual plans to raise the vocational training quality.
2. To organize self-testing of vocational training quality according to vocational training quality testing standards and procedures.
3. To supply information and documents in service of vocational training quality testing activities when state management agencies in charge of vocational training conduct testing at their respective establishments.
4. In case of disagreement with testing conclusions, to lodge complaints according to law.
Article 77.- Recognition of attainment of vocational training quality testing standards
1. If quality-tested vocational training institutions satisfy the requirements, they are granted certificates of vocational training quality testing standards. Such a certificate is valid for five years.
2. If vocational training institutions fail to maintain their quality according to vocational training quality testing standards, their certificates of vocational training quality testing standards will be withdrawn.
3. The head of the central agency in charge of state management of vocational training is competent to grant and withdraw certificates of vocational training quality testing standards.
Article 78.- Tasks and rights of vocational training institutions recognized to have achieved vocational training quality testing standards
Vocational training institutions recognized to have achieved vocational training quality testing standards have the following tasks and rights:
1. To maintain and heighten the vocational training quality;
2. To annually report on the self-testing results to state management agencies in charge of vocational training.
3. To enjoy policies on investment supports for raising the vocational training quality and participate in bidding for performance of vocational training under quotas ordered by the State.