Chương VI Luật Dạy nghề 2006: Giáo viên dạy nghề, người học nghề
Số hiệu: | 76/2006/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/11/2006 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2007 |
Ngày công báo: | 23/06/2007 | Số công báo: | Từ số 406 đến số 407 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Giáo dục | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Giáo viên dạy nghề là người dạy lý thuyết, dạy thực hành hoặc vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trong các cơ sở dạy nghề.
2. Giáo viên dạy nghề phải có những tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 70 của Luật giáo dục.
3. Trình độ chuẩn của giáo viên dạy nghề được quy định như sau:
a) Giáo viên dạy lý thuyết trình độ sơ cấp nghề phải có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên; giáo viên dạy thực hành phải là người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao;
b) Giáo viên dạy lý thuyết trình độ trung cấp nghề phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc đại học chuyên ngành; giáo viên dạy thực hành phải là người có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao;
c) Giáo viên dạy lý thuyết trình độ cao đẳng nghề phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc đại học chuyên ngành trở lên; giáo viên dạy thực hành phải là người có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao;
d) Trường hợp giáo viên dạy nghề quy định tại các điểm a, b và c của khoản này không có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc đại học sư phạm kỹ thuật thì phải có chứng chỉ đào tạo sư phạm.
1. Giáo viên dạy nghề có các nhiệm vụ quy định tại Điều 72 của Luật giáo dục.
2. Giáo viên dạy nghề có các quyền quy định tại Điều 73 của Luật giáo dục và các quyền sau đây:
a) Được đi thực tế sản xuất, tiếp cận với công nghệ mới;
b) Được sử dụng các tài liệu, phương tiện, đồ dùng dạy học, thiết bị và cơ sở vật chất của cơ sở dạy nghề để thực hiện nhiệm vụ được giao;
c) Được tham gia đóng góp ý kiến về chủ trương, kế hoạch của cơ sở dạy nghề, xây dựng chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy và các vấn đề có liên quan đến quyền lợi của giáo viên.
1. Tuyển dụng giáo viên dạy nghề ở cơ sở dạy nghề công lập phải bảo đảm các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 58 của Luật này và được thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật về lao động.
2. Tuyển dụng giáo viên dạy nghề ở các cơ sở dạy nghề tư thục phải bảo đảm các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 58 của Luật này và được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Việc bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng nghề, tin học, ngoại ngữ đối với giáo viên dạy nghề thực hiện theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương.
1. Cơ sở dạy nghề được mời người có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 58 của Luật này đến giảng dạy theo chế độ thỉnh giảng.
2. Người được mời thỉnh giảng phải thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 72 của Luật giáo dục.
3. Người được mời thỉnh giảng là cán bộ, công chức phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ ở nơi mình công tác.
1. Được hưởng chính sách bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, chính sách tiền lương, chính sách đối với nhà giáo công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại các điều 80, 81 và 82 của Luật giáo dục.
2. Được hưởng phụ cấp khi dạy thực hành các nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của Chính phủ và được hưởng các chính sách khác đối với nhà giáo.
1. Người tốt nghiệp các khoá học nghề theo chế độ cử tuyển, theo các chương trình do Nhà nước đặt hàng, cấp học bổng, chi phí dạy nghề hoặc do nước ngoài tài trợ theo hiệp định ký kết với Nhà nước Việt Nam phải chấp hành sự điều động làm việc có thời hạn của Nhà nước; trường hợp không chấp hành thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí dạy nghề.
2. Người tốt nghiệp các khoá học nghề do người sử dụng lao động cấp học bổng, chi phí dạy nghề phải làm việc cho người sử dụng lao động theo thời hạn đã cam kết trong hợp đồng học nghề; trường hợp không thực hiện đúng cam kết thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí dạy nghề.
1. Người học nghề được hưởng chính sách học bổng và trợ cấp xã hội, chế độ cử tuyển, chính sách tín dụng giáo dục, chính sách miễn, giảm phí dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên quy định tại các điều 89, 90, 91 và 92 của Luật giáo dục.
2. Học sinh tốt nghiệp trường trung học cơ sở dân tộc nội trú, trường trung học phổ thông dân tộc nội trú, kể cả nội trú dân nuôi được tuyển thẳng vào học trường trung cấp nghề.
3. Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú khi chuyển sang học nghề được hưởng chính sách như học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú.
4. Trong quá trình học nghề nếu người học nghề đi làm nghĩa vụ quân sự hoặc do ốm đau, tai nạn, thai sản không đủ sức khoẻ hoặc gia đình có khó khăn không thể tiếp tục học nghề hoặc đi làm thì được bảo lưu kết quả học nghề và được trở lại tiếp tục học tập để hoàn thành khóa học. Thời gian được bảo lưu kết quả học nghề không quá bốn năm.
1. Nhà nước có chính sách tổ chức dạy nghề cho người lao động để đưa đi làm việc ở nước ngoài.
2. Trường hợp người đang học nghề mà đi làm việc ở nước ngoài thì được bảo lưu kết quả học nghề. Thời gian được bảo lưu kết quả học nghề không quá bốn năm.
1. Nhà nước khuyến khích người học nghề tham gia thi học sinh giỏi nghề để nâng cao năng lực thực hành nghề. Người đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi nghề quốc gia, quốc tế được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.
2. Người đạt một trong các giải nhất, nhì, ba tại các kỳ thi học sinh giỏi nghề quốc gia, nếu có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp nghề được tuyển thẳng vào trường cao đẳng, trường cao đẳng nghề để học ngành nghề phù hợp với nghề đã đạt giải.
3. Người đạt một trong các giải nhất, nhì, ba tại các kỳ thi học sinh giỏi nghề quốc tế, nếu có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp nghề thì được tuyển thẳng vào trường đại học để học ngành nghề phù hợp với nghề đã đạt giải.
VOCATIONAL TRAINERS AND TRAINEES
Section 1. VOCATIONAL TRAINERS
Article 58.- Vocational trainers
1. Vocational trainers are those who teach theories and practice or both in vocational training institutions.
2. Vocational trainers must meet the criteria specified in Clause 2, Article 70 of the Education Law.
3. The standard qualifications of vocational trainers are provided for as follows:
a/ Elementary vocational training theory teachers must possess intermediate vocational training diplomas or higher degrees; practice trainers must possess intermediate vocational training diplomas or higher degrees or be artisans or persons with high professional skills;
b/ Intermediate vocational training theory teachers must possess diplomas of technical teachers' training universities or specialized universities or higher levels; practice trainers must possess professional college diplomas or be artisans or persons with high professional skills;
c/ College theory teachers must possess diplomas of technical teachers' training universities or specialized universities or higher degrees; practice trainers must possess diplomas of vocational training colleges or be artisans or persons with high professional skills;
d/ Where vocational trainers defined at Points a, b or c of this Clause do not possess diplomas of technical teachers' training colleges or universities, they must possess teachers' training certificates.
Article 59.- Tasks and rights of vocational trainers
1. Vocational trainers have the tasks defined in Article 72 of the Education Law.
2. Vocational trainers have the rights defined in Article 73 of the Education Law and the following rights:
a/ To go on field trips to production establishments, approaching new technologies;
b/ To use documents, means, teaching aids and equipment and material foundations of vocational training institutions for the performance of their assigned tasks;
c/ To contribute opinions on undertakings and plans of vocational training institutions, on the formulation of programs, syllabuses and teaching methodology and matters related to their interests.
Article 60.- Recruitment and professional fostering of vocational trainers
1. Recruited vocational trainers at public vocational training institutions must satisfy the criteria specified in Clauses 2 and 3, Article 58 of this Law and comply with the provisions of law on public servants and labor law.
2. Recruited vocational trainers at private vocational training institutions must satisfy the criteria specified in Clauses 2 and 3, Article 58 of this Law and comply with the provisions of labor law.
3. The fostering for standardization, the fostering to raise professional and pedagogical qualifications, professional skills, informatics and foreign languages for vocational trainers comply with regulations of the head of the central agency in charge of state management of vocational training.
1. Vocational training institutions may invite persons who meet the criteria specified in Clauses 2 and 3, Article 58 of this Law to give lectures under the guest-lecturing regime.
2. Guest lecturers shall perform the tasks defined in Article 72 of the Education Law.
3. Guest lecturers who are public servants shall fulfill the tasks at their work places.
Article 62.- Policies toward vocational trainers
1. To enjoy policies on professional training and fostering, policies on wage and policies towards teachers working in special schools, areas meeting with exceptional socio-economic difficulties specified in Articles 80, 81 and 82 of the Education Law.
2. To enjoy allowances when instructing practice in heavy, hazardous or dangerous jobs under the Government's regulations and enjoy other policies toward teachers.
Article 63.- Tasks and rights of trainees
Trainees have the tasks and rights defined in Articles 85 and 86 of the Education Law.
Article 64.- Trainees' obligation to work for a definite term
1. Graduates from vocational training courses who are enrolled by nomination or under State-ordered programs and granted scholarships, vocational training expenses or foreign funds under agreements signed with the Vietnamese State must abide by the State's mobilization for work for a definite term; if not, they must refund scholarships and vocational training expenses.
2. Graduates from vocational training courses who are granted scholarships and vocational training expenses by employers must work for the latter for a duration committed in their vocational training contracts; if failing to fulfill their commitment, they must refund scholarships and vocational training expenses.
Article 65.- Policies toward trainees
1. Trainees are entitled to scholarship and social relief policies, nomination-based enrolment regime, education credit policies, public service charge reduction or exemption policies applicable to pupils and students under the provisions of Articles 89, 90, 91 and 92 of the Education Law.
2. Graduates from boarding ethnic minority lower secondary schools or upper secondary schools, including boarding schools financed by people, are entitled to be enrolled directly into intermediate vocational training schools.
3. When switching to vocational training, pupils of boarding ethnic minority general education schools are entitled to policies applicable to pupils of boarding ethnic minority general education schools.
4. In the course of vocational training, if trainees cannot continue their study due to the performance of military service, ailments, accidents, maternity or difficulties met by their families, they are entitled to reserve their study results and may resume their vocational training to accomplish the training courses. The time for reserve of vocational training results does not exceed four years.
Article 66.- Policies toward trainees to-be-guest workers
1. The State adopts policies to organize vocational training for to-be-guest workers.
2. If trainees leave to work overseas midway, they are entitled to the reserve of their vocational training results. The time for reserve of vocational training results does not exceed four years.
Article 67.- Policies toward prize winners at trainees' contests
1. The State encourages trainees to participate in trainees' contests in order to raise their professional practice capability. Prize winners at national or international trainees' contests are commended according to the law on emulation and commendation.
2. First-, second- or third-prize winners at national trainees' contests are enrolled directly into colleges, vocational training colleges for training in disciplines compatible with those on which they have won prizes, if they possess general education diplomas or intermediate vocational training diplomas.
3. First-, second- or third-prize winners at international trainees' contests are enrolled directly into universities for training in disciplines compatible with those on which they have won prizes, if they possess general education diplomas or intermediate vocational training diplomas.