Chương I Luật Dạy nghề 2006: Những quy định chung
Số hiệu: | 76/2006/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/11/2006 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2007 |
Ngày công báo: | 23/06/2007 | Số công báo: | Từ số 406 đến số 407 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Giáo dục | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về tổ chức, hoạt động của cơ sở dạy nghề; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dạy nghề.
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dạy nghề và tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động dạy nghề tại Việt Nam.
1. Hoạt động dạy nghề và quản lý dạy nghề phải tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Mục tiêu dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học.
2. Mô-đun là đơn vị học tập được tích hợp giữa kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp một cách hoàn chỉnh nhằm giúp cho người học nghề có năng lực thực hành trọn vẹn một công việc của một nghề.
3. Chương trình khung quy định về cơ cấu nội dung, số lượng, thời lượng các mô-đun, môn học, tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành, bảo đảm mục tiêu cho từng ngành nghề đào tạo.
4. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quy định về mức độ thực hiện và yêu cầu kiến thức, kỹ năng, thái độ cần có để thực hiện các công việc của một nghề.
Dạy nghề có ba trình độ đào tạo là sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề. Dạy nghề bao gồm dạy nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên.
1. Đầu tư mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề, nâng cao chất lượng dạy nghề góp phần bảo đảm cơ cấu nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; góp phần thực hiện phân luồng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông; tạo điều kiện phổ cập nghề cho thanh niên và đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động; đào tạo nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
2. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy nghề, phát triển đội ngũ giáo viên, hiện đại hoá thiết bị, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề; tập trung xây dựng một số cơ sở dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới; chú trọng phát triển dạy nghề ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; đầu tư đào tạo các nghề thị trường lao động có nhu cầu, nhưng khó thực hiện xã hội hoá.
3. Thực hiện xã hội hoá hoạt động dạy nghề, khuyến khích tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thành lập cơ sở dạy nghề và tham gia hoạt động dạy nghề. Khuyến khích nghệ nhân và người có tay nghề cao tham gia dạy nghề; khuyến khích, hỗ trợ dạy các nghề truyền thống và ngành nghề ở nông thôn. Các cơ sở dạy nghề bình đẳng trong hoạt động dạy nghề và được hưởng ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng theo quy định của pháp luật.
4. Hỗ trợ các đối tượng được hưởng chính sách người có công, quân nhân xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, người tàn tật, khuyết tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, người trực tiếp lao động trong các hộ sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất canh tác và các đối tượng chính sách xã hội khác nhằm tạo cơ hội cho họ được học nghề để tìm việc làm, tự tạo việc làm, lập thân, lập nghiệp.
1. Liên thông trong đào tạo được thực hiện căn cứ vào chương trình đào tạo; người học nghề khi chuyển từ trình độ đào tạo thấp lên trình độ cao hơn cùng ngành nghề hoặc khi chuyển sang học ngành nghề, trình độ đào tạo khác thì không phải học lại những nội dung đã học.
2. Hiệu trưởng các trường quy định tại Điều 22 và Điều 29 của Luật này căn cứ vào chương trình dạy nghề để quyết định mô-đun, môn học hoặc nội dung mà người học nghề không phải học lại.
3. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương chỉ đạo xây dựng chương trình dạy nghề bảo đảm liên thông giữa các trình độ đào tạo trong dạy nghề.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương quy định việc thực hiện liên thông giữa trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề với trình độ đại học cùng ngành nghề đào tạo.
1. Lợi dụng hoạt động dạy nghề để trục lợi, lạm dụng sức lao động.
2. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên của cơ sở dạy nghề và người học nghề.
3. Gian lận trong tuyển sinh, thi, kiểm tra, cấp bằng, chứng chỉ nghề.
This Law provides for the organization and operation of vocational training institutions; rights and obligations of organizations and individuals participating in vocational training activities.
Article 2.- Subjects of application
This Law applies to organizations and individuals participating in vocational training activities and organizations and individuals involved in vocational training activities in Vietnam.
Article 3.- Application of the Law on Vocational Training
1. Vocational training activities and management of vocational training comply with the provisions of this Law and relevant laws.
2. Where treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party contain provisions different from those of this Law, the provisions of such treaties prevail.
Article 4.- Objectives of vocational training
Vocational training aims to train technical personnel directly involved in production or services to have professional-practice capabilities commensurate to the training degrees, to possess professional ethics and conscience, sense of discipline, industrial working style and good health with a view to creating conditions for trainees to find jobs after their graduation, to create jobs for themselves or to further their study, meeting the requirements of national industrialization and modernization.
Article 5.- Interpretation of terms
In this Law, the terms below are construed as follows:
1. Vocational training means activities of teaching and learning, which aim to equip trainees with necessary professional knowledge, skills and attitudes so that they can find jobs or self-employ after the completion of their training courses.
2. Modules means study units integrated comprehensively between professional knowledge, practicing skills and professional behaviors with a view to helping trainees acquire the capability to practice completely a job of a profession.
3. Framework programs provide for the content structure, quantity and time volume of modules, study subjects, time ratios between theory and practice, ensuring the objectives of each training discipline.
4. Professional skills standards set the performance extent and the knowledge, skills and attitudes needed for the performance of different jobs of a profession.
Article 6.- Vocational training degrees
There are three degrees in vocational training: the elementary degree, the intermediate degree and the collegial degree. The vocational training covers formal training and continuing training.
Article 7.- State policies on vocational training development
1. To invest in the expansion of a network of vocational training institutions and raise the quality of vocational training, contributing to assuring human resources in service of national industrialization and modernization; contributing to the specialization of lower or upper secondary education graduates; creating conditions for the universalization of vocations for youths and meeting the job-learning demands of laborers; providing vocational training for laborers going to work overseas.
2. To make focal and key investments so as to renew vocational training contents, programs and methods, develop a contingent of trainers, modernize equipment and intensify scientific research with a view to raising the quality of vocational training; to concentrate on building a number of vocational training institutions up to the advanced levels of the region and the world; to attach importance to developing vocational training in areas facing exceptionally difficult socio-economic conditions; to invest in training in vocations demanded by the labor market, which is hardly socialized.
3. To socialize vocational training activities, encouraging Vietnamese and foreign organizations and individuals as well as overseas Vietnamese to set up vocational training institutions and participate in vocational training activities. To encourage artisans and persons with high professional skills to participate in vocational training; to encourage and support training in traditional and rural crafts. Vocational training institutions are equal in vocational training activities and enjoy land, tax and credit incentives according to law.
4. To support policy beneficiaries including people with meritorious services to the country, demobilized armymen, ethnic minority people, members of poor households, disabled or handicapped persons, supportless orphans, direct laborers in agricultural households with farm land recovered and other social- policy beneficiaries with a view to creating opportunities for them to learn vocations in order to find jobs or self-employ, earn their living and make a fortune.
Article 8.- Transferability in training
1. Transferability in training is realized, based on training programs; trainees who further their study from lower to higher degree in the same disciplines or shift to other disciplines or other training degrees are not required to re-study the contents they have learned.
2. Principals of schools specified in Articles 22 and 29 of this Law shall base themselves on vocational training programs to decide on modules, study subjects or contents which trainees shall re-study.
3. The head of the central agency in charge of state management of vocational training shall direct the formulation of vocational training programs to ensure transferability between different degrees in vocational training.
4. The Education and Training Minister shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the head of the central agency in charge of state management of vocational training in, providing for transferability between the intermediate and collegial levels and the university level of the same disciplines.
Article 9.- Prohibited acts in vocational training
1. Taking advantage of vocational training activities to seek personal profits, abuse labor force.
2. Hurting the honor or dignity, infringing upon the bodies of trainers, administrators or staff members of vocational training institutions or of trainees.
3. Committing fraudulence in enrolment of trainees, examinations, tests, grant of professional diplomas and certificates.