Chương III Luật Dạy nghề 2006: Tuyển sinh học nghề,hợp đồng học nghề; thi, kiểm tra
Số hiệu: | 76/2006/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/11/2006 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2007 |
Ngày công báo: | 23/06/2007 | Số công báo: | Từ số 406 đến số 407 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Giáo dục | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tuyển sinh sơ cấp nghề được thực hiện theo hình thức xét tuyển.
2. Tuyển sinh trung cấp nghề được thực hiện theo hình thức xét tuyển.
3. Tuyển sinh cao đẳng nghề được thực hiện theo hình thức xét tuyển hoặc thi tuyển.
4. Các trường hợp được tuyển thẳng vào cao đẳng nghề bao gồm:
a) Người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề loại khá trở lên đăng ký học cùng ngành nghề đào tạo;
b) Người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề đăng ký học cùng ngành nghề đào tạo nếu có ít nhất hai năm làm việc theo nghề đã được đào tạo.
5. Tuyển sinh học nghề được thực hiện một hoặc nhiều lần trong năm, tuỳ theo khả năng đào tạo của cơ sở dạy nghề, thời gian của khoá học và nhu cầu của người học nghề, của doanh nghiệp.
6. Quy chế tuyển sinh học nghề do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương ban hành.
1. Hợp đồng học nghề là sự thoả thuận về quyền và nghĩa vụ giữa người đứng đầu cơ sở dạy nghề với người học nghề.
2. Hợp đồng học nghề phải được giao kết bằng văn bản trong các trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp tuyển người vào học nghề để làm việc cho doanh nghiệp;
b) Học nghề tại cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.
3. Hợp đồng học nghề được giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản trong các trường hợp sau đây:
a) Truyền nghề;
b) Kèm cặp nghề tại doanh nghiệp.
4. Hợp đồng học nghề được giao kết trực tiếp giữa người đứng đầu cơ sở dạy nghề với người học nghề. Trường hợp giao kết bằng văn bản thì hợp đồng học nghề được lập thành hai bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ một bản.
1. Hợp đồng học nghề phải có các nội dung sau đây:
a) Tên nghề học, kỹ năng nghề đạt được;
b) Nơi học và nơi thực tập;
c) Thời gian hoàn thành khoá học;
d) Mức học phí và phương thức thanh toán học phí;
đ) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng;
e) Các thoả thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
2. Trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào học nghề để làm việc cho doanh nghiệp thì hợp đồng học nghề ngoài những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này còn có các nội dung sau đây:
a) Cam kết của người học nghề về thời hạn làm việc cho doanh nghiệp;
b) Cam kết của doanh nghiệp về việc giao kết hợp đồng lao động sau khi học xong;
c) Trả công cho người học nghề trực tiếp hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp trong thời gian học nghề.
3. Hợp đồng học nghề theo hình thức kèm cặp nghề tại doanh nghiệp ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, phải có thỏa thuận thời gian bắt đầu được trả công và mức tiền công trả cho người học nghề theo từng thời gian.
1. Người học nghề đơn phương chấm dứt hợp đồng học nghề thì không được trả lại học phí. Trường hợp người học nghề đi làm nghĩa vụ quân sự hoặc do ốm đau, tai nạn, thai sản không đủ sức khoẻ hoặc gia đình có khó khăn không thể tiếp tục học nghề thì được trả lại phần học phí đã đóng của thời gian học còn lại.
2. Cơ sở dạy nghề đơn phương chấm dứt hợp đồng học nghề thì phải báo cho người học nghề biết trước ít nhất ba ngày làm việc và trả lại toàn bộ học phí đã thu, trừ những sự kiện bất khả kháng theo quy định của pháp luật dân sự.
3. Trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào học nghề để làm việc cho doanh nghiệp, nếu người học nghề không làm việc theo cam kết thì phải bồi hoàn chi phí dạy nghề. Mức bồi hoàn do hai bên thoả thuận theo hợp đồng học nghề.
Chi phí dạy nghề gồm các khoản chi phí hợp lý cho người dạy, tài liệu, vật liệu thực hành, chi phí khấu hao nhà xưởng, máy móc thiết bị và các chi phí khác đã chi cho người học nghề.
1. Thi, kiểm tra trong trong quá trình học nghề gồm kiểm tra định kỳ; kiểm tra kết thúc mô-đun, môn học theo chương trình đã ban hành; thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khoá học.
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương ban hành quy chế thi, kiểm tra.
ENROLMENT OF TRAINEES, VOCATIONAL TRAINING CONTRACTS, EXAMS AND TESTS
Article 34.- Enrolment of trainees
1. Enrolment of elementary vocational trainees is carried out in the form of consideration and enrolment.
2. Enrolment of intermediate vocational trainees is carried out in the form of consideration and enrolment.
3. Enrolment of collegial vocational trainees is carried out in the form of consideration and enrolment or exams and enrolment.
4. Cases entitled to direct enrolment into vocational training colleges cover:
a/ Persons holding intermediate vocational training diplomas of satisfactory or higher levels and registering to study the same disciplines;
b/ Persons holding intermediate vocational training diplomas and registering to study the same disciplines if they have worked on their trained vocations for at least two years.
5. Enrolment of vocational trainees is carried out once or many times in a year, depending on the training capability of vocational training institutions, the duration of training courses and the demands of trainees or enterprises.
6. The Regulation on enrolment of vocational trainees is promulgated by the head of the central agency in charge of state management of vocational training.
Article 35.- Vocational training contracts
1. Vocational training contract mean the agreement on the rights and obligations between the head of a vocational training institution and a trainee.
2. Vocational training contracts must be concluded in writing in the following cases:
a/ Enterprises recruit people for vocational training to work for them;
b/ Vocational training is conducted at foreign-invested vocational training institutions.
3. Vocational training contracts are concluded verbally or in writing in the following cases of:
a/ Hand-down of professions;
b/ Professional apprentice at enterprises.
4. Vocational training contracts are concluded directly between heads of vocational training institutions and trainees. If a contract is concluded in writing, it must be made in two copies of equal validity, each kept by a contracting party.
Article 36.- Contents of vocational training contracts
1. A vocational training contract contains the following details:
a/ The name of the training discipline, professional skills expected to reach.
b/ The venues of training and practice;
c/ The completion time of the training course;
d/ The training charge and mode of payment;
e/ Each contracting party's liabilities to pay damages upon contractual breach;
f/ Other agreements not contrary to law and social ethics.
2. If enterprises recruit people for training to work for them, apart from the contents specified in Clause 1 of this Article, a vocational training contract must also cover the following contents:
a/ Trainee's commitment on the duration of working for the enterprise;
b/ The enterprise's commitment to conclude a labor contract after completing the training course;
c/ Remuneration paid to trainee who directly turns out or participates in turning out products for the enterprise during his/her vocational training.
3. Contracts on vocational training in the form of professional apprentice at enterprises must, apart from the contents defined in Clause 1 of this Article, contain agreements on the time of commencing payment of remuneration and the levels of remuneration according to each period of time.
Article 37.- Termination of vocational training contracts
1. Trainees who unilaterally terminate their vocational training contracts shall not be refunded their school fees. If trainees leave for the reasons of performance of their military service obligations or ailment, accidents or maternity which render them poor health or difficulties confronting their families which make them unable to continue their vocational training, they shall be refunded a school fee amount corresponding to the remaining study duration.
2. Vocational training institutions that unilaterally terminate vocational training contracts shall notify trainees thereof at least three working days in advance and fully refund the collected school fee amounts, except for force majeure cases provided by civil law.
3. If trainees are recruited for vocational training to work for enterprises but decline to work as committed, they shall repay vocational training expenses. The repayment levels shall be agreed upon by the two parties under vocational training contracts.
Vocational training expenses cover reasonable expenses for lecturers, documents, expenses for practice materials, workshop and machinery amortization and other expenses already paid for trainees.
1. Exams and tests in the vocational training process cover periodical tests; tests at the end of modules or study subjects under the promulgated programs; graduation exams or course-end tests.
2. The head of the central agency in charge of state management of vocational training shall promulgate regulations on exams and tests.