Chương IV Luật Dạy nghề 2006: Cơ sở dạy nghề
Số hiệu: | 76/2006/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/11/2006 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2007 |
Ngày công báo: | 23/06/2007 | Số công báo: | Từ số 406 đến số 407 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Giáo dục | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.
2. Trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề tư thục do các tổ chức hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.
3. Trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề có vốn đầu tư nước ngoài thành lập theo hình thức liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài do tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.
1. Trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề được thành lập khi có đề án bảo đảm các điều kiện chủ yếu sau đây:
a) Có trường sở, khả năng tài chính và thiết bị dạy lý thuyết, thực hành phù hợp với nghề, trình độ và quy mô đào tạo;
b) Có đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất, trình độ chuẩn và kỹ năng nghề bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình dạy nghề.
2. Điều kiện cụ thể thành lập trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương quy định.
1. Thẩm quyền thành lập trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề công lập và cho phép thành lập trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề tư thục được quy định như sau:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định thành lập trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề công lập thuộc tỉnh và cho phép thành lập trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề tư thục trên địa bàn;
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội quyết định thành lập trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề trực thuộc;
c) Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương quyết định thành lập trường cao đẳng nghề công lập; cho phép thành lập trường cao đẳng nghề tư thục.
2. Người có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập thì có quyền đình chỉ hoạt động dạy nghề, sáp nhập, chia, tách, giải thể trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề.
3. Thủ tục thành lập, cho phép thành lập, đình chỉ hoạt động dạy nghề, sáp nhập, chia, tách, giải thể trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề và đăng ký hoạt động dạy nghề do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương quy định.
1. Đình chỉ hoạt động dạy nghề của cơ sở dạy nghề quy định tại các điều 15, 22 và 29 của Luật này khi có hành vi vi phạm pháp luật về dạy nghề gây hậu quả nghiêm trọng.
2. Đình chỉ hoạt động dạy nghề đối với từng nghề của cơ sở dạy nghề quy định tại các điều 15, 22 và 29 của Luật này khi có một trong các hành vi vi phạm pháp luật về dạy nghề sau đây:
a) Không bảo đảm các điều kiện về trường sở, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề quy định tại điểm a khoản 1 Điều 40 của Luật này;
b) Không bảo đảm các điều kiện về đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề quy định tại điểm b khoản 1 Điều 40 của Luật này;
c) Không bảo đảm các điều kiện về chương trình, giáo trình dạy nghề quy định tại các điều 13, 14, 20, 21, 27 và 28 của Luật này.
3. Thời hạn đình chỉ hoạt động dạy nghề được thực hiện theo các quy định sau đây:
a) Đình chỉ hoạt động dạy nghề đối với cơ sở dạy nghề cho đến khi khắc phục xong vi phạm, nhưng tối đa không quá 24 tháng. Trường hợp quá thời hạn này mà vẫn chưa khắc phục xong vi phạm thì cơ sở dạy nghề quy định tại khoản 3 Điều 15, khoản 3 Điều 22 và khoản 2 Điều 29 của Luật này không được tiếp tục hoạt động dạy nghề; cơ sở dạy nghề quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 15, khoản 1 và khoản 2 Điều 22, khoản 1 Điều 29 của Luật này bị giải thể theo quy định tại Điều 43 của Luật này;
b) Đình chỉ hoạt động dạy nghề đối với từng nghề của cơ sở dạy nghề cho đến khi khắc phục xong vi phạm, nhưng tối đa không quá 12 tháng. Trường hợp quá thời hạn này mà vẫn chưa khắc phục xong vi phạm thì cơ sở dạy nghề không được tiếp tục hoạt động dạy nghề đối với nghề chưa khắc phục xong vi phạm.
1. Trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
a) Có hành vi vi phạm pháp luật về dạy nghề gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
b) Khi trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề hết thời hạn bị đình chỉ hoạt động dạy nghề mà vẫn chưa khắc phục xong vi phạm;
c) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề;
d) Khi trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề hết thời hạn hoạt động được ghi trong quy chế, điều lệ.
2. Trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề bị giải thể phải xây dựng phương án giải quyết quyền lợi của cán bộ, giáo viên, nhân viên, người lao động, người học nghề và thực hiện nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật, trình người có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề xem xét, quyết định.
1. Quy chế mẫu của trung tâm dạy nghề có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nhiệm vụ và quyền hạn của trung tâm dạy nghề;
b) Nhiệm vụ và quyền của giáo viên dạy nghề, người học nghề;
c) Tổ chức, hoạt động và quản lý trung tâm dạy nghề;
d) Quan hệ giữa trung tâm dạy nghề với doanh nghiệp và xã hội.
2. Điều lệ mẫu của trường trung cấp nghề, Điều lệ mẫu của trường cao đẳng nghề có nội dung chủ yếu theo quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật giáo dục.
3. Quy chế mẫu trung tâm dạy nghề, Điều lệ mẫu trường trung cấp nghề, Điều lệ mẫu trường cao đẳng nghề do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương ban hành.
4. Trung tâm dạy nghề căn cứ vào Quy chế mẫu để xây dựng Quy chế của trung tâm mình. Trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề căn cứ vào Điều lệ mẫu để xây dựng Điều lệ của trường mình.
1. Giám đốc trung tâm dạy nghề phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất, đạo đức tốt;
b) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên;
c) Đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý;
d) Đủ sức khoẻ theo quy định.
2. Thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận giám đốc trung tâm dạy nghề được quy định như sau:
a) Người có thẩm quyền quyết định thành lập trung tâm dạy nghề công lập bổ nhiệm giám đốc trung tâm dạy nghề công lập trực thuộc;
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận giám đốc trung tâm dạy nghề tư thục trên địa bàn theo đề nghị của tổ chức hoặc những người góp vốn thành lập trung tâm hoặc cá nhân là chủ sở hữu trung tâm.
3. Giám đốc trung tâm dạy nghề có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Quản lý, điều hành các hoạt động của trung tâm dạy nghề;
b) Cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.
4. Thủ tục bổ nhiệm, công nhận giám đốc trung tâm dạy nghề được thực hiện theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương.
1. Hiệu trưởng trường trung cấp nghề, hiệu trưởng trường cao đẳng nghề phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất, đạo đức tốt, đã qua giảng dạy hoặc tham gia quản lý dạy nghề ít nhất là 5 năm;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với hiệu trưởng trường trung cấp nghề; có bằng thạc sỹ trở lên đối với hiệu trưởng trường cao đẳng nghề;
c) Đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý;
d) Đủ sức khoẻ theo quy định.
2. Thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận hiệu trưởng trường trung cấp nghề, hiệu trưởng trường cao đẳng nghề được quy định như sau:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội bổ nhiệm hiệu trưởng trường trung cấp nghề, hiệu trưởng trường cao đẳng nghề công lập trực thuộc;
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận hiệu trưởng trường trung cấp nghề tư thục trên địa bàn theo đề nghị của hội đồng quản trị hoặc cá nhân là chủ sở hữu trường;
c) Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương công nhận hiệu trưởng trường cao đẳng nghề tư thục theo đề nghị của hội đồng quản trị hoặc cá nhân là chủ sở hữu trường.
3. Hiệu trưởng trường trung cấp nghề, hiệu trưởng trường cao đẳng nghề có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trường;
b) Hiệu trưởng trường trung cấp nghề cấp bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, chứng chỉ sơ cấp nghề; hiệu trưởng trường cao đẳng nghề cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, chứng chỉ sơ cấp nghề.
4. Thủ tục bổ nhiệm, công nhận hiệu trưởng trường trung cấp nghề, hiệu trưởng trường cao đẳng nghề được thực hiện theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương.
1. Hội đồng trường được thành lập đối với trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề công lập; hội đồng quản trị được thành lập đối với trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề tư thục có từ hai thành viên góp vốn trở lên (sau đây gọi chung là hội đồng trường).
2. Hội đồng trường có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Quyết nghị về phương hướng, mục tiêu, kế hoạch và các dự án phát triển của trường;
b) Quyết nghị về điều lệ hoặc sửa đổi, bổ sung điều lệ của trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Quyết nghị về huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực của trường;
d) Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng trường, quy chế dân chủ trong các hoạt động của trường.
3. Thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của hội đồng trường được quy định trong Điều lệ mẫu của trường trung cấp nghề, Điều lệ mẫu của trường cao đẳng nghề.
Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, đoàn thể, tổ chức xã hội trong trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề hoạt động theo Điều lệ của tổ chức mình và theo quy định của pháp luật.
1. Hội đồng tư vấn trong trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề do giám đốc, hiệu trưởng thành lập để lấy ý kiến của giáo viên, cán bộ quản lý, đại diện các tổ chức trong trung tâm, trường nhằm thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của giám đốc, hiệu trưởng.
2. Hội đồng thẩm định chương trình, giáo trình dạy nghề là tổ chức tư vấn giúp giám đốc, hiệu trưởng duyệt chương trình, giáo trình. Hội đồng thẩm định gồm giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề, cán bộ khoa học, cán bộ kỹ thuật và người sử dụng lao động am hiểu về nghề. Hội đồng thẩm định có từ năm đến chín thành viên tuỳ theo từng chương trình, giáo trình được thẩm định.
3. Tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng tư vấn và Hội đồng thẩm định chương trình, giáo trình dạy nghề do giám đốc, hiệu trưởng quy định.
1. Trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề có nhiệm vụ, quyền hạn, quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm quy định tại các điều 58, 59 và 60 của Luật giáo dục.
2. Ngoài nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này, trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề còn có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Tư vấn học nghề, tư vấn việc làm miễn phí cho người học nghề;
b) Tổ chức cho người học nghề tham quan, thực tập tại doanh nghiệp;
c) Liên doanh, liên kết hoạt động dạy nghề với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài;
d) Được thành lập doanh nghiệp và tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật;
đ) Đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục tập quán, pháp luật có liên quan của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chương trình dạy nghề khi tổ chức dạy nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
1. Trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp theo pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động dạy nghề theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đủ đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên;
b) Có trường sở, thiết bị dạy lý thuyết, thực hành phù hợp với nghề, trình độ và quy mô đào tạo;
c) Có văn bản chứng nhận của ngân hàng về vốn điều lệ.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư cho trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề có vốn đầu tư nước ngoài khi có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và có văn bản thoả thuận của cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề có thẩm quyền.
1. Nhà nước có chính sách giao hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất, ưu đãi về tín dụng, miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật đối với cơ sở dạy nghề; miễn thuế theo quy định của pháp luật đối với sản phẩm được tạo ra từ hoạt động dạy nghề phục vụ cho cơ sở dạy nghề.
2. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề, cơ sở đào tạo khác, các nhà khoa học phổ biến tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, đặc biệt là trong các lĩnh vực về nông, lâm, ngư nghiệp.
3. Cơ sở dạy nghề tư thục được hưởng các chính sách quy định tại các điều 65, 66, 67 và 68 của Luật giáo dục.
1. Nhà nước có chính sách đầu tư bảo đảm các điều kiện cho cơ sở dạy nghề tiếp nhận học sinh phổ thông dân tộc nội trú khi ra trường được vào học nghề.
2. Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho các cơ sở dạy nghề phát triển các nghề đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
VOCATIONAL TRAINING INSTITUTIONS
Section 1. ORGANIZATION AND OPERATION OF VOCATIONAL TRAINING CENTERS, PROFESSIONAL SECONDARY SCHOOLS, VOCATIONAL- TRAINING COLLEGES
Article 39.- Types of vocational training centers, professional secondary schools, vocational training colleges
1. Public vocational-training centers, professional secondary schools and vocational training colleges which are established, materially invested and supplied with funds for regular tasks by the State.
2. Private vocational-training centers, professional secondary schools and vocational training colleges which are established, materially invested and supplied with funds for regular tasks by organizations or individuals.
3. Vocational training centers, professional secondary schools and vocational training colleges which are foreign-invested and established in the form of joint venture or with 100% foreign capital with foreign organizations or individuals, overseas Vietnamese investing in the construction of material foundations and supplying funds for regular tasks.
Article 40.- Conditions for establishment of vocational training centers, professional secondary schools, vocational training colleges
1. Vocational training centers, professional secondary schools and vocational training colleges may be established when the blueprints thereon satisfy the following principal conditions:
a/ Having school establishments, classrooms, financial capability and equipment for theoretical teaching and practice suitable to training disciplines, levels and scale;
b/ Having a contingent of lecturers and administrators enough in quantity, synchronous in structure, meeting the criteria on quality, standard levels and professional skills to attain the vocational training objectives and realize the vocational training programs.
2. Specific conditions for establishment of vocational training centers, professional secondary schools and vocational training colleges shall be set by the head of the central agency in charge of state management of vocational training.
Article 41.- Competence and procedures to establish, to permit the establishment of, to suspend vocational training activities of, to permit the merger, division, separation or dissolution of, vocational training centers, professional secondary schools or vocational training colleges
1. The competence to establish public vocational training centers, professional secondary schools or vocational training colleges and permit the establishment of private vocational training centers, professional secondary schools or vocational training colleges is provided as follows:
a/ Presidents of provincial/municipal People's Committees (below collectively referred to as presidents of provincial-level People's Committees) decide to establish public vocational training centers, professional secondary schools and vocational training colleges of their respective provinces and permit the establishment of private vocational training centers, professional secondary schools and vocational training colleges in their localities;
b/ Ministers, heads of ministerial-level agencies and heads of central bodies of socio-political organizations decide to establish their attached vocational training centers and professional secondary schools;
c/ The head of the central agency in charge of state management of vocational training decides to establish public vocational training colleges and permits the establishment of private vocational training colleges.
2. Persons competent to decide on or permit the establishment of vocational training centers, professional secondary schools and vocational training colleges are competent to suspend vocational training activities of, to merge, divide, separate or dissolve such centers, schools and colleges.
3. The procedures to establish, permit the establishment of, to suspend vocational training activities of, to merge, divide, separate or dissolve vocational training centers, professional secondary schools and vocational training colleges, and the registration of their vocational training activities shall be specified by the head of the central agency in charge of state management of vocational training.
Article 42.- Suspension of vocational training activities
1. Vocational training activities of vocational training institutions defined in Articles 15, 22 and 29 of this Law are suspended when the violations of law on vocational training cause serious consequences.
2. Vocational training activities for every discipline of vocational training institutions defined in Articles 15, 22 and 29 of this Law are suspended when one of the following acts of violating the law on vocational training is committed:
a/ Failing to satisfy the conditions on school establishments and classrooms, finance, material foundations, vocational training equipment, which are specified at Point a, Clause 1, Article 40 of this Law;
b/ Failing to satisfy the conditions on the contingent of administrators and vocational trainers, which are specified at Point b, Clause 1, Article 40 of this Law.
3. The vocational training suspension duration complies with the following regulations:
a/ The suspension of vocational training activities of vocational training institutions lasts until the violations are addressed, but must not exceed 24 months. If past this time limit the violations are not yet addressed, the vocational training institutions defined in Clause 3 of Article 15, Clause 3 of Article 22 and Clause 2 of Article 29 of this Law may not continue their vocational training activities; the vocational training institutions defined in Clauses 1 and 2 of Article 15, Clauses 1 and 2 of Article 22 and Clause 1 of Article 29 of this Law shall be dissolved under the provisions of Article 43 of this Law;
b/ The suspension of vocational training activities for any discipline of vocational training institutions lasts until the violations are addressed, but must not exceed 12 months. If past this time limit the violations are not yet addressed, the vocational training institutions may not continue their vocational training activities for the discipline where the violations are not yet addressed.
Article 43.- Dissolution of vocational training centers, professional secondary schools or vocational training colleges
1. Vocational training centers, professional secondary schools or vocational training colleges are dissolved in the following cases:
a/ Their acts of violating the law on vocational training cause particularly serious consequences;
b/ Upon the expiration of the vocational training suspension, the vocational training centers, professional secondary schools or vocational training colleges still fail to address their violations;
c/ At the request of organizations or individuals that have established them;
d/ When the operation duration stated in the regulations or charters of vocational training centers, professional secondary schools or vocational training colleges expire.
2. The dissolved vocational training centers, professional secondary schools or vocational training colleges must draw up plans to settle the interests of their officials, lecturers, employees, laborers and trainees and fulfill the financial obligations according to law and submit them to persons competent to decide on or permit the establishment of vocational training centers, professional secondary schools or vocational training colleges for consideration and decision.
Article 44.- Regulations of vocational training centers, charters of professional secondary schools, charters of vocational training colleges
1. The model regulation of vocational training centers contains the following principal details:
a/ Tasks and powers of the vocational training center;
b/ Tasks and rights of trainers and trainees;
c/ The organization, operation and management of the vocational training center;
d/ The relationship between the vocational training center and enterprises as well as the society.
2. The model charter of professional secondary schools and the model charter of vocational training colleges contain the principal details specified in Clause 2, Article 52 of the Education Law.
3. The model regulation of vocational training centers, the model charter of professional secondary schools and the model charter of vocational training colleges shall be promulgated by the head of the central agency in charge of state management of vocational training.
4. Vocational training centers shall base on the model regulation to formulate their respective regulations. Professional secondary schools and vocational training colleges shall base on the model charters to formulate their respective charters.
Article 45.- Directors of vocational training centers
1. The director of a vocational training center must fully meet the following criteria:
a/ Possessing good quality and morals;
b/ Possessing a college diploma or higher degree;
c/ Being trained and fostered in management operation;
d/ Being physically fit according to regulations.
2. Competence to appoint or recognize a director of a vocational training center is provided for as follows:
a/ The person competent to decide on the establishment of a public vocational training center shall appoint the director of the attached public vocational training center;
b/ Presidents of provincial-level People's Committees shall recognize directors of private vocational training centers in their respective localities at the proposal of organizations or persons contributing capital to the establishment of such centers or individuals owning such centers.
3. Directors of vocational training centers have the following tasks and powers:
a/ To manage and administer activities of their vocational training centers;
b/ To grant elementary vocational training certificates.
4. Procedures for appointing or recognizing directors of vocational training centers comply with the regulations of the head of the central agency in charge of state management of vocational training.
Article 46.- Principals of professional secondary schools or vocational training colleges
1. The principal of a professional secondary school or vocational training college must fully meet the following criteria:
a/ Possessing good quality and morals; having practiced the vocational training or participated in vocational training administration for at least 5 years;
b/ Possessing a university diploma or higher degree, for principals of professional secondary schools; a master or higher degree, for principals of vocational training colleges;
c/ Having been trained or fostered in management operation;
d/ Being physically fit according to regulations.
2. Competence to appoint and recognize principals of professional secondary schools and principals of vocational training colleges is provided for as follows:
a/ Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, presidents of provincial/municipal People's Committees, heads of central bodies of socio-political organizations appoint principals of their attached public professional secondary schools and principals of their attached public vocational training colleges.
b/ Provincial-level People's Committee presidents recognize principals of private professional secondary schools in their respective localities at the proposal of the managing boards or individuals being owners of those schools;
c/ The head of the central agency in charge of state management of vocational training recognizes principals of private vocational training colleges at the proposal of the managing boards or individuals being owners of the schools.
3. Principals of professional secondary schools and principals of vocational training colleges have the following tasks and powers:
a/ To manage and administer activities of their schools;
b/ Principals of professional secondary schools grant intermediate vocational training diplomas and elementary vocational training certificates; principals of vocational training colleges grant college diplomas, intermediate vocational training diplomas and elementary vocational training certificates.
4. Procedures for appointment and recognition of principals of professional secondary schools and principals of vocational training colleges comply with the regulations of the head of the central agency in charge of state management of vocational training.
1. A school council shall be set up for public professional secondary schools and vocational training colleges; a management council shall be set up for private professional secondary schools and vocational training colleges with two or more capital-contributing members (below collectively referred to as school councils).
2. A school council has the following tasks and powers:
a/ To decide on school development orientations, objectives, plans and projects;
b/ To decide on the school's charter or on the amendment and supplementation thereof for submission to competent authorities for approval;
c/ To decide to mobilize and supervise the use of school resources.
d/ To supervise the materialization of its resolutions, regulations on democracy in activities of the school.
3. Procedures for establishment, the organizational structure, specific tasks and powers of school councils are provided in the model charter of professional secondary schools and model charter of vocational training colleges.
Article 48.- Party organizations, mass organizations, social organizations in vocational training centers, professional secondary schools, vocational training colleges
Communist Party of Vietnam organizations, mass organizations and social organizations in vocational training centers, professional secondary schools and vocational training colleges operate under their respective charters and the provisions of law.
Article 49.- Advisory councils, vocational training program- and syllabus- appraising councils in vocational training centers, professional secondary schools, vocational training colleges
1. Advisory councils in vocational training centers, professional secondary schools or vocational training colleges are set up by their directors or principals to gather comments of trainers, administrators and representatives of various organizations in those centers or schools in order to perform a number of tasks and powers of the directors or principals.
2. A vocational training program- and syllabus- appraising council is an advisory council assisting the director or principal in approving the program and syllabuses. An appraising council comprises vocational trainers, administrators, scientists, technicians and employers knowledgeable about vocations. It is composed of between five and nine members, depending on the to-be-appraised programs or syllabuses.
3. The organization, operation, tasks and powers of advisory councils and vocational training program- and syllabus- appraising councils are provided by the directors or principals.
Article 50.- Tasks and powers of vocational training centers, professional secondary schools, vocational training colleges
1. Vocational training centers, professional secondary schools and vocational training colleges have the tasks, powers, autonomy and accountability prescribed in Articles 58, 59 and 60 of the Education Law.
2. Apart from the tasks and powers defined in Clause 1 of this Article, vocational training centers, professional secondary schools and vocational training colleges also have the following tasks and powers:
a/ To provide free-of-charge consultancy on vocational training and employment for trainees;
b/ To organize study tours and practice at enterprises for trainees;
c/ To enter into vocational training joint ventures or associations with enterprises, domestic organizations and individuals, foreign organizations and individuals;
d/ To set up enterprises and organize production, business or service activities under provisions of law;
e/ To integrate the teaching of languages, customs and relevant law of the countries where laborers go to work and relevant Vietnamese law into vocational training programs when organizing vocational training for laborers who go to work overseas.
Section 2. FOREIGN-INVESTED VOCATIONAL TRAINING CENTERS, PROFESSIONAL SECONDARY SCHOOLS, VOCATIONAL TRAINING COLLEGES
Article 51.- Foreign-invested vocational training centers, professional secondary schools, vocational training colleges
1. Foreign-invested vocational training centers, professional secondary schools and vocational training colleges have their legitimate rights and interests protected by the Vietnamese State under Vietnamese law and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
2. Foreign-invested vocational training centers, professional secondary schools and vocational training colleges shall conduct vocational training activities under the provisions of this Law and relevant laws.
Article 52.- Establishment of foreign-invested vocational training centers, professional secondary schools or vocational training colleges
1. Foreign-invested vocational training centers, professional secondary schools and vocational training colleges may be set up when the following conditions are fully met:
a/ Having an adequate contingent of administrators and trainers;
b/ Having school establishments, equipment for theoretical teaching and practice suitable to the training vocations, levels and scale;
c/ Having bank's written certification of the charter capital.
2. Competent state management agencies in charge of investment shall grant investment certificates to foreign-invested vocational training centers, professional secondary schools or vocational training colleges when the conditions specified in Clause 1 of this Article are fully met and the written agreement of competent state management agencies in charge of vocational training is available.
Section 3. POLICIES TOWARD VOCATIONAL TRAINING INSTITUTIONS
Article 53.- Policies toward vocational training institutions
1. The State adopts policies on assignment or lease of land or material foundations, on credit incentives, tax exemption or reduction for vocational training institutions under the provisions of law; exempts taxes under the provisions of law for products created from vocational training activities in service of vocational training establishments.
2. People's Committees at all levels shall create favorable conditions for vocational training institutions, other training institutions and scientists to disseminate scientific and technical advances and to transfer technologies, especially in the domains of agriculture, forestry and fishery.
3. Private vocational training institutions enjoy policies specified in Articles 65, 66, 67 and 68 of the Education Law.
Article 54.- Policies toward vocational training institutions which admit boarding pupils of ethnic minority and vocational training institutions which train Vietnamese laborers who go to work overseas
1. The State adopts investment policies to ensure conditions for vocational training institutions to receive boarding pupils of ethnic minority for vocational training after their graduation from general education schools.
2. The State adopts policies to support vocational training institutions in developing vocations to meet the vocational training demand of laborers who go to work overseas.