Chương II Luật Dạy nghề 2006: Các trình độ đào tạo trong dạy nghề
Số hiệu: | 76/2006/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/11/2006 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2007 |
Ngày công báo: | 23/06/2007 | Số công báo: | Từ số 406 đến số 407 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Giáo dục | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm trang bị cho người học nghề năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
Dạy nghề trình độ sơ cấp được thực hiện từ ba tháng đến dưới một năm đối với người có trình độ học vấn, sức khoẻ phù hợp với nghề cần học.
1. Nội dung dạy nghề trình độ sơ cấp phải phù hợp với mục tiêu dạy nghề trình độ sơ cấp, tập trung vào năng lực thực hành nghề, phù hợp với thực tiễn và sự phát triển của khoa học, công nghệ.
2. Phương pháp dạy nghề trình độ sơ cấp phải chú trọng rèn luyện kỹ năng thực hành nghề và phát huy tính tích cực, tự giác của người học nghề.
1. Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp thể hiện mục tiêu dạy nghề trình độ sơ cấp; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức dạy nghề; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với mỗi mô-đun, mỗi nghề.
2. Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp do người đứng đầu cơ sở dạy nghề quy định tại Điều 15 của Luật này tổ chức biên soạn và duyệt.
Giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp cụ thể hoá yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng của mỗi mô-đun trong chương trình dạy nghề, tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực. Người đứng đầu cơ sở dạy nghề quy định tại Điều 15 của Luật này tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức.
1. Trung tâm dạy nghề.
2. Trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề có đăng ký dạy nghề trình độ sơ cấp.
3. Doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác (sau đây gọi chung là doanh nghiệp), trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học, cơ sở giáo dục khác có đăng ký dạy nghề trình độ sơ cấp.
Dạy nghề trình độ trung cấp nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề; có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
Dạy nghề trình độ trung cấp được thực hiện từ một đến hai năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ ba đến bốn năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
1. Nội dung dạy nghề trình độ trung cấp phải phù hợp với mục tiêu dạy nghề trình độ trung cấp, tập trung vào năng lực thực hành các công việc của một nghề, nâng cao trình độ học vấn theo yêu cầu đào tạo, bảo đảm tính hệ thống, cơ bản, phù hợp với thực tiễn và sự phát triển của khoa học, công nghệ.
2. Phương pháp dạy nghề trình độ trung cấp phải kết hợp rèn luyện năng lực thực hành nghề với trang bị kiến thức chuyên môn và phát huy tính tích cực, tự giác, khả năng làm việc độc lập của người học nghề.
1. Chương trình dạy nghề trình độ trung cấp thể hiện mục tiêu dạy nghề trình độ trung cấp; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức dạy nghề; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với mỗi mô-đun, môn học, mỗi nghề.
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan tổ chức xây dựng chương trình khung trung cấp nghề.
3. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương quyết định thành lập hội đồng thẩm định chương trình khung trung cấp nghề; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động và số lượng thành viên của hội đồng; ban hành chương trình khung trung cấp nghề trên cơ sở kết quả thẩm định của hội đồng thẩm định chương trình khung trung cấp nghề.
4. Căn cứ vào chương trình khung, hiệu trưởng các trường quy định tại Điều 22 của Luật này tổ chức biên soạn và duyệt chương trình dạy nghề của trường mình.
Giáo trình dạy nghề trình độ trung cấp cụ thể hoá yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng của mỗi mô-đun, môn học trong chương trình dạy nghề, tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực. Hiệu trưởng các trường quy định tại Điều 22 của Luật này tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức.
1. Trường trung cấp nghề.
2. Trường cao đẳng nghề có đăng ký dạy nghề trình độ trung cấp.
3. Trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có đăng ký dạy nghề trình độ trung cấp.
Dạy nghề trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
Dạy nghề trình độ cao đẳng được thực hiện từ hai đến ba năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ một đến hai năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề cùng ngành nghề đào tạo.
1. Nội dung dạy nghề trình độ cao đẳng phải phù hợp với mục tiêu dạy nghề trình độ cao đẳng, tập trung vào năng lực thực hành các công việc của một nghề, nâng cao kiến thức chuyên môn theo yêu cầu đào tạo của nghề, bảo đảm tính hệ thống, cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn và đáp ứng sự phát triển của khoa học, công nghệ.
2. Phương pháp dạy nghề trình độ cao đẳng phải kết hợp rèn luyện năng lực thực hành nghề với trang bị kiến thức chuyên môn và phát huy tính tích cực, tự giác, năng động, khả năng tổ chức làm việc theo nhóm.
1. Chương trình dạy nghề trình độ cao đẳng thể hiện mục tiêu dạy nghề trình độ cao đẳng; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức dạy nghề; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với mỗi mô-đun, môn học, mỗi nghề.
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan tổ chức xây dựng chương trình khung cao đẳng nghề.
3. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương quyết định thành lập hội đồng thẩm định chương trình khung cao đẳng nghề; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động và số lượng thành viên của hội đồng; ban hành chương trình khung cao đẳng nghề trên cơ sở kết quả thẩm định của hội đồng thẩm định chương trình khung cao đẳng nghề.
4. Căn cứ vào chương trình khung, hiệu trưởng các trường quy định tại Điều 29 của Luật này tổ chức biên soạn và duyệt chương trình dạy nghề của trường mình.
Giáo trình dạy nghề trình độ cao đẳng cụ thể hoá yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng của mỗi mô-đun, môn học trong chương trình dạy nghề, tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực. Hiệu trưởng các trường quy định tại Điều 29 của Luật này tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức.
1. Trường cao đẳng nghề.
2. Trường cao đẳng, trường đại học có đăng ký dạy nghề trình độ cao đẳng.
1. Dạy nghề thường xuyên được thực hiện với các chương trình dạy nghề quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này.
2. Dạy nghề thường xuyên được thực hiện linh hoạt về thời gian, địa điểm, phương pháp đào tạo để phù hợp với yêu cầu của người học nghề nhằm tạo điều kiện cho người lao động học suốt đời, nâng cao trình độ kỹ năng nghề thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động, tạo cơ hội tìm việc làm, tự tạo việc làm.
1. Chương trình dạy nghề thường xuyên bao gồm:
a) Chương trình bồi dưỡng, nâng cao, cập nhật kiến thức và kỹ năng nghề;
b) Chương trình dạy nghề theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề;
c) Chương trình chuyển giao công nghệ;
d) Chương trình dạy nghề quy định tại các điều 13, 20 và 27 của Luật này được thực hiện theo hình thức vừa làm vừa học hoặc tự học có hướng dẫn để được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề.
2. Phương pháp dạy nghề thường xuyên phải phát huy vai trò chủ động, năng lực tự học và kinh nghiệm của người học nghề.
3. Người đứng đầu cơ sở dạy nghề quy định tại Điều 15 của Luật này xây dựng chương trình dạy nghề thường xuyên quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, tổ chức thực hiện và cấp chứng chỉ cho người học nghề. Chứng chỉ phải ghi rõ nội dung và thời gian khoá học.
Người dạy các chương trình dạy nghề thường xuyên quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này là nhà giáo, nhà khoa học, nghệ nhân, người có tay nghề cao.
4. Cơ sở dạy nghề quy định tại các điều 15, 22 và 29 của Luật này chỉ được tổ chức thực hiện các chương trình dạy nghề quy định tại điểm d khoản 1 Điều này sau khi đã bảo đảm thực hiện nhiệm vụ dạy nghề chính quy.
Section 1. ELEMENTARY VOCATIONAL TRAINING DEGREE
Article 10.- Elementary degree vocational training objectives
Elementary-degree vocational training aims to equip trainees with the capability to practice a simple profession or the capability to practice a number of jobs of a profession; with professional ethics and conscience, sense of discipline, industrial working style, good health, creating conditions for graduating trainees to find jobs, self-employ or further their study to higher levels.
Article 11.- Elementary-degree vocational training duration
Elementary-degree vocational training is conducted for between three months and less than one year for persons with educational level and health suitable to the occupations they need to learn.
Article 12.- Requirements on elementary-degree vocational training contents and methods
1. Elementary-degree vocational training contents must be compatible with the elementary-degree vocational training objectives, focus on practicing capabilities and be suitable to reality and scientific and technological development.
2. Elementary-degree vocational training methods must attach importance to training in practicing skills and promote dynamism and voluntariness of trainees.
Article 13.- Elementary-degree vocational training programs
1. Elementary-degree vocational training programs reflect the elementary-degree vocational training objectives; specify the knowledge and skill standards, the scope and structure of vocational training contents, methods and forms; ways of assessing the study results for each module or each discipline.
2. Elementary-degree vocational training programs shall be elaborated and approved by heads of vocational training institutions defined in Article 15 of this Law.
Article 14.- Elementary-degree vocational training syllabuses
Elementary-degree vocational training syllabuses detail the requirements on knowledge, skills of each module in the vocational training program, creating conditions for the application of active teaching methods. Heads of vocational training institutions defined in Article 15 of this Law shall organize the compilation of and approve the syllabuses, which serve as official teaching and learning documents.
Article 15.- Elementary-degree vocational training institutions
1. Vocational training centers.
2. Intermediate vocational-training schools and colleges which register for elementary-degree vocational training.
3. Enterprises, cooperatives, other production, business or service establishments (below collectively referred to as enterprises), professional secondary schools, colleges, universities and other educational institutions which register for elementary-degree vocational training.
Article 16.- Elementary-degree professional certificates
Trainees who finish an elementary-degree vocational training program and fully meet the conditions may sit for examinations; if passing such examinations, they are granted elementary-degree professional certificates by heads of vocational training institutions defined in Article 15 of this Law under the regulations of the head of the central agency in charge of state management of vocational training.
Section 2. INTERMEDIATE VOCATIONAL TRAINING DEGREE
Article 17.- Intermediate-degree vocational training objectives
Intermediate-degree vocational training aims to equip trainees with professional knowledge and capabilities to practice jobs of a profession, who can work independently and apply techniques and technologies to their work; have professional ethics and conscience, sense of discipline, industrial working styles and good health, and to create conditions for graduates to find jobs, self-employ or further their study to higher levels.
Article 18.- Intermediate-degree vocational training duration
Intermediate-degree vocational training is conducted for between one and two years, depending on the disciplines, for persons who possess an upper secondary education diploma; between three and four years, depending on the disciplines, for persons who possess a lower secondary education diploma.
Article 19.- Requirements on intermediate-degree vocational training contents and methods
1. Intermediate-degree vocational training contents must comply with the intermediate-degree vocational training objectives, focusing on the capabilities to practice jobs of a profession, raising the educational levels required by the training, ensuring their systematicity, fundamentals and suitability to reality and scientific and technological development.
2. Intermediate-degree vocational training methods must combine training in practicing capability with supply of professional knowledge and promote trainees' dynamism, voluntariness and capability to work independently.
Article 20.- Intermediate-degree vocational training programs
1. Intermediate-degree vocational training programs must reflect the intermediate-degree vocational training objectives; define the standards on knowledge, skills, scope and structure of vocational training contents, methods and forms as well as ways of assessing the study results for each module, study subject or discipline.
2. The head of the central agency in charge of state management of vocational training shall coordinate with relevant ministers, heads of ministerial-level agencies and heads of government-attached agencies in organizing the formulation of framework programs on vocational training.
3. The head of the central agency in charge of state management of vocational training shall decide to set up a council for appraisal of vocational training framework programs; define the tasks, powers, operation mode and membership of the council; promulgate vocational training framework programs on the basis of the results of appraisal by the council for appraisal of intermediate-degree vocational training framework programs.
4. Based on the framework programs, principals of schools defined in Article 22 of this Law shall organize the elaboration of and approve vocational training programs for their respective schools.
Article 21.- Intermediate-degree vocational training syllabuses
Intermediate-degree vocational training syllabuses must detail the requirements on knowledge, skills of each module, each study subject in the vocational training program, creating conditions for the application of active teaching methods. Principals of schools defined in Article 22 of this Law shall organize the elaboration of and approve teaching syllabuses for use as official teaching and learning documents.
Article 22.- Intermediate-degree vocational training institutions
1. Professional secondary schools.
2. Vocational training colleges registering for intermediate-degree vocational training,
3. Professional secondary schools, colleges and universities registering for intermediate-degree vocational training.
Article 23.- Intermediate-degree vocational training diplomas
Trainees who finish a intermediate-degree vocational training program and fully meet the prescribed conditions may sit for examinations; if passing such examinations, they are granted intermediate-degree vocational training diplomas by principals of schools defined in Article 22 of this Law according to regulations of the head of the central agency in charge of state management of vocational training.
Section 3. VOCATIONAL- TRAINING COLLEGES
Article 24.- Collegial-degree vocational training objectives
Collegial-degree vocational training aims to equip trainees with professional knowledge and capabilities to practice jobs of a profession, who are capable of working independently and in groups, have the capability to create and apply techniques and technologies to their work and settle complicated circumstances in reality; have professional ethics and conscience, sense of discipline, industrial working styles and good health, and aims to create conditions for graduates to find jobs, self-employ or further their study at higher levels.
Article 25.- Collegial-degree vocational training duration
Collegial-degree vocational training is conducted for between two and three years, depending on the training disciplines, for persons possessing an upper secondary school diploma; between one and two years, depending on the disciplines, for persons possessing an intermediate professional degree in the same disciplines.
Article 26.- Requirements on collegial-degree vocational training contents and methods
1. Collegial-degree vocational training contents must be compatible with the collegial-degree vocational training objectives, focusing on capabilities to practice various jobs of a profession, to raise the professional knowledge according to the vocational training requirements, ensuring their systematicity, fundamentals, modernity, practicality and satisfy the scientific and technological development.
2. Collegial-degree vocational training methods must combine training in practicing capabilities with supply of professional knowledge, and promote activity, voluntariness, dynamism, and capability to organize group work.
Article 27.- Collegial-degree vocational training programs
1. Collegial-degree vocational training programs reflect the collegial-degree vocational training objectives; provide the standards on knowledge, skills, scope and structure of vocational training contents, methods and forms; ways of assessing the study results for each module, study subject and or discipline.
2. The head of the central agency in charge of state management of vocational training shall coordinate with relevant ministers, heads of ministerial-level agencies and heads of government-attached agencies in organizing the formulation of collegial-degree vocational training programs.
3. The head of the central agency in charge of state management of vocational training shall decide to set up a council for appraisal of the collegial-degree vocational training framework program; define the tasks, powers, operation modes and membership of the council; promulgate the collegial-degree vocational training framework program on the basis of the results of appraisal by the council for appraisal of the collegial-degree vocational training framework program.
4. Based on the framework programs, principals of schools defined in Article 29 of this Law shall organize the elaboration of, and approve the vocational training programs for their respective schools.
Article 28.- Collegial-degree vocational training syllabuses
Collegial-degree vocational training syllabuses must detail the requirements on knowledge contents, skills of each module, study subject in the vocational training program, creating conditions for application of active teaching methods. Principals of schools defined in Article 29 of this Law shall organize the compilation of and approve the teaching syllabuses for use as official teaching and learning documents.
Article 29.- Collegial-degree vocational training institutions
1. Vocational training colleges.
2. Colleges and universities registering for collegial-degree vocational training.
Article 30.- Collegial-degree vocational training diplomas
Trainees who finish a collegial-degree vocational training program and satisfy the prescribed conditions may sit for examinations; if passing such examinations, they are granted collegial-degree vocational training diplomas by principals of schools defined in Article 29 of this Law under the regulations of the head of the central agency in charge of state management of vocational training.
Section 4. FORMAL VOCATIONAL TRAINING AND CONTINUING VOCATIONAL TRAINING
Article 31.- Formal vocational training
Formal vocational training applies to elementary, intermediate and collegial vocational training programs at vocational training institutions specified in Articles 15, 22 and 29 of this Law in formal and continuing training courses.
Article 32.- Continuing vocational training
1. Continuing vocational training applies to vocational training programs defined in Clause 1, Article 33 of this Law.
2. Continuing vocational training is conducted in a flexible manner in terms of time, venue and training methods to suit trainees' needs with a view to creating conditions for laborers to study all their lives and raise their professional skills compatible with the labor market's requirements, giving them opportunities to find jobs or self-employ.
Article 33.- Continuing vocational training programs and methods
1. Continuing vocational training programs include:
a/ Programs on fostering, raising, updating professional knowledge and skills;
b/ Programs on vocational training in forms of apprentice, hand-down of professions;
c/ Programs on technology transfer;
d/ Vocational training programs specified in Articles 13, 20 and 27 of this Law are conducted in the form of in-service training or guided self-training in order to be granted elementary vocational training certificates, intermediate vocational training diplomas or collegial-level vocational training diplomas.
2. Continuing vocational training methods must promote trainees' active roles, self-training capacity and experience.
3. Heads of vocational training institutions defined in Article 15 of this Law shall formulate continuing vocational training programs specified at Points a, b and c, Clause 1 of this Article, organize the implementation thereof and grant vocational training certificates to trainees. A certificate must clearly state the contents and duration of the training course.
Lecturers on continuing vocational training programs defined at Point a, b and c, Clause 1 of this Article are teachers, scientists, artisans and professionally skilled persons.
4. Vocational training institutions defined in Article 15, 22 and 29 of this Law may organize the implementation of vocational training programs defined at Point d, Clause 1 of this Article only after ensuring the performance of the task of formal vocational training.