Chương XI Luật Đấu thầu 2013: Hành vi bị cấm và xử lý vi phạm về đấu thầu
Số hiệu: | 43/2013/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 26/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2014 |
Ngày công báo: | 30/12/2013 | Số công báo: | Từ số 1007 đến số 1008 |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Xây dựng - Đô thị, Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ban hành Luật Đấu thầu 2013
Luật đấu thầu 2013 đã được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2013, Luật bao gồm 13 chương, 96 điều và có một số điểm mới sau:
- Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hoạt động đấu thầu, đồng thời quy định cụ thể hơn về các quy trình lựa chọn nhà thầu với từng trường hợp cụ thể.
- Quy định cụ thể và đầy đủ hơn về các phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu theo từng lĩnh vực, loại hình và quy mô của gói thầu.
- Quy định mới về hình thức mua sắm tập trung, quy định riêng về đấu thầu thuốc, vật tư y tế sử dụng vốn nhà nước, nguồn quỹ BHYT… của cơ sở y tế công lập.
- Sửa đổi một số quy định hiện hành về ký kết thực hiện và quản lý hợp đồng, theo đó hợp đồng trọn gói sẽ là loại hợp đồng cơ bản trong đấu thầu.
- Việc quyết định chỉ định thầu của Bộ trưởng , Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND các cấp… không còn phải trình Thủ tướng xem xét, quyết định.
Luật Đấu thầu 2013 có hiệu lực từ ngày 1/7/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đưa, nhận, môi giới hối lộ.
2. Lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu.
3. Thông thầu, bao gồm các hành vi sau đây:
a) Thỏa thuận về việc rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp trước đó để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu;
b) Thỏa thuận để một hoặc nhiều bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu cho các bên tham dự thầu để một bên thắng thầu;
c) Thỏa thuận về việc từ chối cung cấp hàng hóa, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc các hình thức gây khó khăn khác cho các bên không tham gia thỏa thuận.
4. Gian lận, bao gồm các hành vi sau đây:
a) Trình bày sai một cách cố ý hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu của một bên trong đấu thầu nhằm thu được lợi ích tài chính hoặc lợi ích khác hoặc nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào;
b) Cá nhân trực tiếp đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thẩm định kết quả lựa chọn danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư cố ý báo cáo sai hoặc cung cấp thông tin không trung thực làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
c) Nhà thầu, nhà đầu tư cố ý cung cấp các thông tin không trung thực trong hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
5. Cản trở, bao gồm các hành vi sau đây:
a) Hủy hoại, lừa dối, thay đổi, che giấu chứng cứ hoặc báo cáo sai sự thật; đe dọa, quấy rối hoặc gợi ý đối với bất kỳ bên nào nhằm ngăn chặn việc làm rõ hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ, gian lận hoặc thông đồng đối với cơ quan có chức năng, thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán;
b) Các hành vi cản trở đối với nhà thầu, nhà đầu tư, cơ quan có thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán.
6. Không bảo đảm công bằng, minh bạch, bao gồm các hành vi sau đây:
a) Tham dự thầu với tư cách là nhà thầu, nhà đầu tư đối với gói thầu, dự án do mình làm bên mời thầu, chủ đầu tư hoặc thực hiện các nhiệm vụ của bên mời thầu, chủ đầu tư;
b) Tham gia lập, đồng thời tham gia thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đối với cùng một gói thầu, dự án;
c) Tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đồng thời tham gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư đối với cùng một gói thầu, dự án;
d) Là cá nhân thuộc bên mời thầu, chủ đầu tư nhưng trực tiếp tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư hoặc tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư hoặc là người đứng đầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu đối với các gói thầu, dự án do cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột đứng tên dự thầu hoặc là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu, nhà đầu tư tham dự thầu;
đ) Nhà thầu tham dự thầu gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp do mình cung cấp dịch vụ tư vấn trước đó;
e) Đứng tên tham dự thầu gói thầu thuộc dự án do chủ đầu tư, bên mời thầu là cơ quan, tổ chức nơi mình đã công tác trong thời hạn 12 tháng, kể từ khi thôi việc tại cơ quan, tổ chức đó;
g) Nhà thầu tư vấn giám sát đồng thời thực hiện tư vấn kiểm định đối với gói thầu do mình giám sát;
h) Áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư không phải là hình thức đấu thầu rộng rãi khi không đủ điều kiện theo quy định của Luật này;
i) Nêu yêu cầu cụ thể về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa trong hồ sơ mời thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc gói thầu hỗn hợp khi áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế;
k) Chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu trái với quy định của Luật này nhằm mục đích chỉ định thầu hoặc hạn chế sự tham gia của các nhà thầu.
7. Tiết lộ, tiếp nhận những tài liệu, thông tin sau đây về quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 7 và điểm e khoản 8 Điều 73, khoản 12 Điều 74, điểm i khoản 1 Điều 75, khoản 7 Điều 76, khoản 7 Điều 78, điểm d khoản 2 và điểm d khoản 4 Điều 92 của Luật này:
a) Nội dung hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trước thời điểm phát hành theo quy định;
b) Nội dung hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, sổ tay ghi chép, biên bản cuộc họp xét thầu, các ý kiến nhận xét, đánh giá đối với từng hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trước khi công khai danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
c) Nội dung yêu cầu làm rõ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của bên mời thầu và trả lời của nhà thầu, nhà đầu tư trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trước khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
d) Báo cáo của bên mời thầu, báo cáo của tổ chuyên gia, báo cáo thẩm định, báo cáo của nhà thầu tư vấn, báo cáo của cơ quan chuyên môn có liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trước khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
đ) Kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trước khi được công khai theo quy định;
e) Các tài liệu khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được đóng dấu mật theo quy định của pháp luật.
8. Chuyển nhượng thầu, bao gồm các hành vi sau đây:
a) Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu có giá trị từ 10% trở lên hoặc dưới 10% nhưng trên 50 tỷ đồng (sau khi trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ) tính trên giá hợp đồng đã ký kết;
b) Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc thuộc trách nhiệm thực hiện của nhà thầu, trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ đã kê khai trong hợp đồng.
9. Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn tới tình trạng nợ đọng vốn của nhà thầu.
1. Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Ngoài việc bị xử lý theo quy định tại khoản 1 của Điều này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu còn bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu và đưa vào danh sách các nhà thầu vi phạm trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
3. Thẩm quyền cấm tham gia hoạt động đấu thầu được quy định như sau:
a) Người có thẩm quyền ban hành quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với các dự án, dự toán mua sắm trong phạm vi quản lý của mình; trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu trong phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương hoặc đề nghị Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu trên phạm vi cả nước;
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu trong phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương mình đối với những trường hợp do người có thẩm quyền đề nghị theo quy định tại điểm a khoản này;
c) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu trên phạm vi cả nước đối với những trường hợp do người có thẩm quyền đề nghị theo quy định tại điểm a khoản này.
a) Quyết định xử lý vi phạm phải được gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử lý và các cơ quan, tổ chức liên quan, đồng thời phải được gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi, tổng hợp;
b) Quyết định xử lý vi phạm phải được đăng tải trên Báo đấu thầu, hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
FRAUD AND CORRUPTION AND ACTIONS TAKEN
Article 89. Fraud and Corruption
1. Corrupt practice.
2. Take advantage of positions, powers aiming to interfere illegally in a bidding process.
3. Collusive practice, including the following acts:
a) Agreeing on bidding withdrawal or withdrawal of Letter of Bid already been submitted so that one party or parties in agreement win bid;
b) Agreeing to let one or many parties to prepare Bid for parties of bidding so that one party may win bid;
c) Agreeing on refusal for goods provision, refusal for signing contract of Subcontractor, or forms which cause other difficulties to parties which refuse to participate in agreement.
4. Fraudulent practice, including the following acts:
a) Providing a wrong presentation intentionally or falsifying information, dossier or documents of a party in bidding with the aim to obtain financial benefits or other benefits or with the aim to avoid any obligation;
b) Individuals who personally assess EOI responses, Applications, Bids, Proposals, evaluate result of selection of short list, result of selection of investor, bidder, intentionally providing wrong report or untrue information falsifying the result of selection of bidders/investors.
c) Bidders/investors intentionally provide dishonest information in EOI responses, Prequalification Application, Bids, Proposals falsifying the result of selection of bidders/investors.
5. Interference practice, including the following acts:
a) Destroying, cheating, changing, hiding proof or reporting contrary to the truth; threatening, disturbing or suggesting with any party with the aim to prevent the clarification of acts of handing, taking, brokerage of bribes, fraudulence or conclusion with functional agencies, authorized agencies in conducting supervisions, checks, inspections and audit;
b) Impeding bidder/investors, authorities in charge of supervision, inspection and audit.
6. Inequality and intransparency, including the following acts:
a) Making a bid as a bidder/investor in a procurement, project for which it is also the Procuring Entity, investor or person performing tasks of the Procuring Entity, investor;
b) Formulating and engaging in evaluation of dossier of invitation for expression of interest, Prequalification Document, Bid, Request for Proposals for a same procurement, project;
c) Engaging in evaluation of Bids, Proposals, concurrently evaluate result of selection of bidder/ investor for a same package, project;
d) Any individual of the Procuring Entity, investor directly participates in the process of selection of bidder/ investor or participate in expert groups, evaluation groups for result of selection of bidder/ investor, or a head of competent regulatory body, investor, the Procuring Entity for packages, projects in which his or her natural parent, parent-in-law, spouse, natural child, adopted child, son or daughter-in-law or sibling participates give their name in bidding or are representatives in law of bidders/investors making the bid;
dd) Participation by a bidder in bidding for goods procurement, works in a procurement for which such participant previously has provided consulting services;
e) Provision of one's name as the bidder for a procurement belonging to a project of an organization or body for which such person worked, within a period of 12 months from the date on which such person ceased to work for such body or organization;
g) Being consulting bidder for supervision concurrently provide the verification consulting for the procurement which is under supervision of bidder;
h) Application of a form of selection of bidder/ investor other than competitive bidding when the conditions stipulated in this Law have not been satisfied;
i) Imposition of specific requirements regarding brand names and country of origin of goods in Bid Documents applicable to procurement for procurement of goods, for works and mixed packages when applying forms of competitive bidding, limited bidding;
k) Division of a project, estimate for procurement into packages contrary to the provisions in this Law with the aim to apply Direct Contracting or limit participation of bidders.
7. Disclosure, receipt of the following data and information regarding selection of bidder/ investor, except for cases defined at point b clause 7 and point e clause 8 article 73, clause 12 Article 74, point i Clause 1 Article 75, Clause 7 Article 76, Clause 7 Article 78, point d Clause 2 and point d clause 4 Article 92 of this Law:
a) Contents of EOI requests, Prequalification Documents, Bid Documents prior to the stipulated date for issuance of such documents;
b) Contents of EOI responses, Applications, Bids, Proposals, notebooks and minutes of bid consideration meetings, comments and assessments regarding each dossier of expression of interest, dossier of prequalification participation, Proposals prior to the announcement of the short list, results of selection of bidder/ investor;
c) Requests for clarification of Bids, Proposals made by the Procuring Entity and responses of bidders/investors during the process of assessment of Bids, Proposals prior to announcement of the results of selection of bidder/ investor;
d) Reports by the Procuring Entity, by the expert group, evaluation report, report of consulting bidder, report of relevant specialized agencies during the process of selection of bidder/ investor prior to announcement of the results of selection of bidder/ investor;
dd) Result of selection of bidder/ investor prior to the stipulated time for announcement;
e) Other documents during the process of selection of bidder/ investor which are stamped "confidential" as prescribed by law.
8. Bid transfer including the following acts:
a) Contractor transfer to other contractor a part of work under procurement at value of 10% or more (after deducting part of work under responsibilities of Subcontractors) calculated on the signed Contract Price;
b) The investor or supervision consulting accepts for contractor to transfer work under duty of contractor, deducted part of work under duty of Subcontractors as stated in contract.
9. Holding selection of bidder when the financing source for the package has not yet been determined, resulting in insolvency of the contractor.
Article 90. Actions against violations
1. Any organization or individual who breaches the law on procurement and other relevant law shall, depending on the nature and seriousness of violation, be disciplined, sanctioned administratively or liable to criminal prosecution; in case where violation of law on procurement causes damages to benefits of state, the lawful rights and benefits of organizations and individuals, the offender must pay compensation as prescribed by law.
2. In addition to being dealt with pursuant to the provisions in clause 1 of this article, depending on the nature and seriousness of violation, organizations and individuals breaching law on procurement shall be also banned participation in bidding activities and put into list of infringing contractors on National E-procurement System.
3. Competence of banning participation in bidding activities is prescribed as follows:
a) The competent persons shall issue decisions on banning participation in bidding activities for projects, estimate of procurement under their management; case of serious violation, they may suggest the Ministers, Heads of ministerial-level agencies, chairpersons of the People’s Committees of provinces or central-affiliated cities to issue decision on banning participation in bidding activities within management of Ministries, sectors and localities or suggest the Minister of Planning and Investment to issue decisions on banning participation in bidding activities nationwide;
b) The Ministers, Heads of ministerial-level agencies, chairpersons of the People’s Committees of provinces or central-affiliated cities shall issue decisions on banning participation in bidding activities within management of their Ministries, sectors and localities for cases suggested by the competent persons as prescribed at point a this Clause;
c) The Minister of Planning and Investment shall issue decisions on banning participation in bidding activities nationwide for cases suggested by the competent persons as prescribed at point a this Clause.
4. Disclosure of actions against violations:
a) Decisions on actions against violations must be sent to the dealt organizations and individuals, the relevant agencies and organizations, concurrently be sent to the Ministry of Planning and Investment for monitoring and summing up;
b) Decisions on actions against violations must be published on bidding newspaper, National E-procurement System.
5. The Government shall elaborate this Article.