Chương V Luật Đấu thầu 2013: Mua sắm tập trung, mua sắm thường xuyên, mua thuốc, vật tư y tế; cung cấp sản phẩm, dịch vụ công
Số hiệu: | 43/2013/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 26/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2014 |
Ngày công báo: | 30/12/2013 | Số công báo: | Từ số 1007 đến số 1008 |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Xây dựng - Đô thị, Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ban hành Luật Đấu thầu 2013
Luật đấu thầu 2013 đã được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2013, Luật bao gồm 13 chương, 96 điều và có một số điểm mới sau:
- Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hoạt động đấu thầu, đồng thời quy định cụ thể hơn về các quy trình lựa chọn nhà thầu với từng trường hợp cụ thể.
- Quy định cụ thể và đầy đủ hơn về các phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu theo từng lĩnh vực, loại hình và quy mô của gói thầu.
- Quy định mới về hình thức mua sắm tập trung, quy định riêng về đấu thầu thuốc, vật tư y tế sử dụng vốn nhà nước, nguồn quỹ BHYT… của cơ sở y tế công lập.
- Sửa đổi một số quy định hiện hành về ký kết thực hiện và quản lý hợp đồng, theo đó hợp đồng trọn gói sẽ là loại hợp đồng cơ bản trong đấu thầu.
- Việc quyết định chỉ định thầu của Bộ trưởng , Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND các cấp… không còn phải trình Thủ tướng xem xét, quyết định.
Luật Đấu thầu 2013 có hiệu lực từ ngày 1/7/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Mua sắm tập trung là cách tổ chức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu thông qua đơn vị mua sắm tập trung nhằm giảm chi phí, thời gian, đầu mối tổ chức đấu thầu, tăng cường tính chuyên nghiệp trong đấu thầu, góp phần tăng hiệu quả kinh tế.
2. Mua sắm tập trung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm với số lượng nhiều, chủng loại tương tự ở một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc chủ đầu tư.
3. Mua sắm tập trung được thực hiện theo một trong hai cách sau đây:
a) Đơn vị mua sắm tập trung tập hợp nhu cầu mua sắm, tiến hành lựa chọn nhà thầu, trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn cung cấp hàng hóa, dịch vụ;
b) Đơn vị mua sắm tập trung tập hợp nhu cầu mua sắm, tiến hành lựa chọn nhà thầu, ký văn bản thỏa thuận khung với một hoặc nhiều nhà thầu được lựa chọn làm cơ sở để các đơn vị có nhu cầu mua sắm trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
4. Đơn vị mua sắm tập trung thực hiện việc lựa chọn nhà thầu trên cơ sở nhiệm vụ được giao hoặc hợp đồng ký với các đơn vị có nhu cầu.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Thỏa thuận khung trong mua sắm tập trung là thỏa thuận dài hạn giữa đơn vị mua sắm tập trung với một hoặc nhiều nhà thầu được lựa chọn, trong đó bao gồm các tiêu chuẩn và điều kiện để làm cơ sở cho việc mua sắm theo từng hợp đồng cụ thể.
2. Thời hạn cho việc sử dụng thỏa thuận khung được quy định trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu nhưng không quá 03 năm.
Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập áp dụng mua sắm thường xuyên đối với hàng hóa, dịch vụ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên;
2. Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mua sắm thường xuyên để duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
1. Hình thức, phương thức, kế hoạch, quy trình lựa chọn nhà thầu và phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đối với lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, vật tư y tế được thực hiện theo quy định tại các chương II, III và IV của Luật này.
2. Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc còn được thực hiện theo hình thức đàm phán giá. Hình thức đàm phán giá được áp dụng đối với gói thầu mua thuốc chỉ có từ một đến hai nhà sản xuất; thuốc biệt dược gốc, thuốc hiếm, thuốc trong thời gian còn bản quyền và các trường hợp đặc thù khác.
3. Nhà thầu được xem xét đề nghị trúng thầu cung cấp từng mặt hàng thuốc khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Các điều kiện quy định tại các điểm a, b, d, đ và e khoản 1 Điều 43 của Luật này;
b) Có đề xuất về kỹ thuật được đánh giá đáp ứng yêu cầu về chất lượng, cung cấp, bảo quản và thời hạn sử dụng thuốc.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Mua thuốc tập trung được thực hiện ở cấp quốc gia và cấp địa phương.
2. Mua thuốc tập trung và lộ trình thực hiện mua thuốc tập trung do Chính phủ quy định.
1. Bộ Y tế có trách nhiệm ban hành danh mục thuốc đấu thầu; danh mục thuốc đấu thầu tập trung; danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá.
2. Chính phủ quy định trách nhiệm của các bộ, ngành trong đấu thầu thuốc, vật tư y tế và việc công khai giá thuốc, vật tư y tế theo kết quả lựa chọn nhà thầu.
Trường hợp các cơ sở y tế ngoài công lập không chọn áp dụng quy định của Luật này đối với mua thuốc, vật tư y tế thì cơ sở y tế đó chỉ được thanh toán từ nguồn quỹ bảo hiểm y tế theo đúng mặt hàng thuốc và đơn giá thuốc, giá vật tư y tế đã trúng thầu của các cơ sở y tế công lập tuyến tỉnh trên cùng địa bàn.
Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công được thực hiện theo các hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, tự thực hiện.
1. Quy trình lựa chọn nhà thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công được thực hiện như sau:
a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
c) Đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và thương thảo hợp đồng;
d) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
đ) Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
CENTRALIZED PROCUREMENT, REGULAR PROCUREMENT, PURCHASE OF DRUGS, MEDICAL SUPPLIES; SUPPLY OF PUBLIC PRODUCTS AND SERVICES
Section 1. CENTRALIZED PROCUREMENT
Article 44. General provisions on centralized procurement
1. Centralized procurement means a way to organize an competitive bidding in order to select contractor through a centralized procurement unit with the aim to reduce expenses, time, and focal units of bidding organization, strengthen the professionalism in bidding, and contribute in increasing economic efficiency.
2. Centralized procurement shall apply in case where goods and services need to be procured with big quantity, similar categories at one or many agencies, organizations, enterprises or investors.
3. Centralized procurement may be performed in one of the following ways:
a) The centralized procurement unit gathers needs of procurement, conduct the selection of bidder, directly sign contract with the selected bidder for goods or service provision;
b) The centralized procurement unit gathers needs of procurement, conduct the selection of bidder, sign a written framework agreement with one or many selected bidders as basis for units which have need of Direct Procurement to sign contract with the selected bidders for goods or service provision.
4. The centralized procurement unit shall conduct the selection of bidder on the basis of assigned tasks, or sign contract with units which have need for procurement.
5. The Government shall elaborate this Article.
Article 45. Framework agreement
1. Framework agreement in the centralized procurement means a long-term agreement between the centralized procurement unit with one or many selected bidders, in which include standards and conditions as basis for procurement according to each specific contract.
2. Duration for use of framework agreements shall be stipulated in plan on bidder selection but not exceed 03 years.
Section 2. RECURRENT PROCUREMENT
Article 46. Conditions for application
Regulatory agencies, political organizations, socio-political organizations, socio-political-occupational organizations, social organizations, socio-occupational organizations and units of the People’s armed forces, and public non-business units may apply the recurrent procurement of goods and services upon satisfying all the following conditions:
1. Use the capital sources for recurrent procurement;
2. Goods and services under list of goods and services allowed applying recurrent procurement to maintain regular activities of agencies, organizations and units.
Article 47. Organizing selection of bidder
1. Selection of bidder in recurrent procurement shall comply with Articles 38, 39, 40, 41, 42 and 43 of this Law.
2. The Government shall elaborate regulations on on recurrent procurement.
Section 3. PURCHASE OF DRUGS AND MEDICAL SUPPLIES
Article 48. The selection of bidder for drugs and medical supplies provision
1. Form, method, plan and process of selection of bidder and method of assessment of Bid, Proposal for selection of bidder for drugs and medical supplies provision shall comply with provisions at chapter II, III and IV of this Law.
2. Selection of bidder for drugs provision shall also be performed under form of price negotiation. Form of negotiation shall be applied to packages for purchase of drugs which there are only one to two producers; original proprietary medicines, rare drugs, drugs still in time protected copyright and other particular cases.
3. A bidder shall be considered for the consulting bidder being organization shall be considered for recommendation as the winning bidder upon satisfying the following conditions:
a) Conditions specified at points a, b, d, dd and e Clause 1 Article 43 of this Law;
b) Bidder has Technical Proposal which are assessed to satisfy requirements on quality, provision, preservation and time limit for drugs use.
4. The Government shall elaborate this Article.
Article 49. Centralized purchase of drugs
1. The centralized purchase of drugs shall be performed at national level and local level.
2. The Government shall provide for the centralized purchase of drugs and roadmap to perform the centralized purchase of drugs.
Article 50. Preferential treatment in purchase of drugs
The preferential treatment in purchase of drugs shall comply with Article 14 of this Law. For drugs produced domestically, and the Ministry of Health has announced as satisfaction of such drugs for the requirements on medical treatment, price of drugs and ability of provision, in Bidding Documents, Request for Proposals shall stipulate that bidders are not permitted to offer the import drugs.
Article 51. Responsibilities of regulatory bodies in bidding of drugs and medical supplies
1. The Ministry of Health shall promulgate list of drugs involving bidding; list of drugs involving centralized bidding; and list of drugs allowed applying form of price negotiation.
2. Government shall provide for responsibilities of Ministries and sectors in bidding of drugs and medical supplies, and the disclosure of prices of drugs and medical supplies according to results of contractor selection.
Article 52. Payment of expenses associated with purchase of drugs and medical supplies
If non-public health facilities do not select to apply provisions of this Law for purchase of drugs, medical supplies, such health facilities shall only be paid from medical insurance fund according to the drugs items and unit prices of drugs and medical supplies already won bidding of the public health facilities at provincial level in the same localities.
Section 4. PROVISION OF PUBLIC PRODUCTS AND SERVICES
Article 53. Forms of selection of bidders
The selection of bidders for provision of public products and service shall perform under forms of competitive bidding, limited bidding, and Direct Contracting, Shopping Method, Direct Procurement and Force Account.
Article 54. The process of bidder selection
1. The process of bidder selection for provision of public products and services shall be performed as follows:
a) Prepare for selection of bidder;
b) Organize selection of bidder;
c) Assess the Bids, Proposals and negotiate contract;
d) Submit, evaluate, approve and publish result of bidder selection;
dd) Finalize and sign contract.
2. The Government shall elaborate this Article.