Chương IX Luật Đấu thầu 2013: Trách nhiệm của các bên trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư
Số hiệu: | 43/2013/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 26/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2014 |
Ngày công báo: | 30/12/2013 | Số công báo: | Từ số 1007 đến số 1008 |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Xây dựng - Đô thị, Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ban hành Luật Đấu thầu 2013
Luật đấu thầu 2013 đã được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2013, Luật bao gồm 13 chương, 96 điều và có một số điểm mới sau:
- Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hoạt động đấu thầu, đồng thời quy định cụ thể hơn về các quy trình lựa chọn nhà thầu với từng trường hợp cụ thể.
- Quy định cụ thể và đầy đủ hơn về các phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu theo từng lĩnh vực, loại hình và quy mô của gói thầu.
- Quy định mới về hình thức mua sắm tập trung, quy định riêng về đấu thầu thuốc, vật tư y tế sử dụng vốn nhà nước, nguồn quỹ BHYT… của cơ sở y tế công lập.
- Sửa đổi một số quy định hiện hành về ký kết thực hiện và quản lý hợp đồng, theo đó hợp đồng trọn gói sẽ là loại hợp đồng cơ bản trong đấu thầu.
- Việc quyết định chỉ định thầu của Bộ trưởng , Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND các cấp… không còn phải trình Thủ tướng xem xét, quyết định.
Luật Đấu thầu 2013 có hiệu lực từ ngày 1/7/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 74 của Luật này.
2. Giải quyết kiến nghị trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
3. Xử lý vi phạm về đấu thầu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Hủy thầu theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 của Luật này.
5. Đình chỉ cuộc thầu, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư hoặc tuyên bố vô hiệu đối với các quyết định của chủ đầu tư, bên mời thầu khi phát hiện có hành vi vi phạm về đấu thầu hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan.
6. Tổ chức kiểm tra, giám sát, theo dõi công tác đấu thầu, thực hiện hợp đồng.
7. Đối với lựa chọn nhà thầu, ngoài quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này, người có thẩm quyền còn có trách nhiệm sau đây:
a) Điều chỉnh nhiệm vụ và thẩm quyền của chủ đầu tư trong trường hợp không đáp ứng quy định của pháp luật về đấu thầu và các yêu cầu của dự án, gói thầu;
b) Yêu cầu chủ đầu tư, bên mời thầu cung cấp hồ sơ, tài liệu để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi, giải quyết kiến nghị, xử lý vi phạm về đấu thầu và công việc quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này;
c) Có ý kiến đối với việc xử lý tình huống trong trường hợp phức tạp theo đề nghị của chủ đầu tư quy định tại điểm a khoản 2 Điều 86 của Luật này.
8. Đối với lựa chọn nhà đầu tư, ngoài quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này, người có thẩm quyền còn có trách nhiệm sau đây:
a) Quyết định lựa chọn bên mời thầu;
b) Phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
c) Quyết định xử lý tình huống;
d) Ký kết và quản lý việc thực hiện hợp đồng;
đ) Hủy thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này;
e) Yêu cầu bên mời thầu cung cấp hồ sơ, tài liệu để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi, giải quyết kiến nghị, xử lý vi phạm về đấu thầu và công việc quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này.
9. Quyết định thành lập bên mời thầu với nhân sự đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật này đối với lựa chọn nhà đầu tư, mua sắm thường xuyên. Trường hợp nhân sự không đáp ứng, phải tiến hành lựa chọn một tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp để làm bên mời thầu hoặc thực hiện một số nhiệm vụ của bên mời thầu.
10. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.
11. Giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu của cơ quan cấp trên, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.
12. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này.
1. Phê duyệt các nội dung trong quá trình lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
a) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong trường hợp gói thầu được thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án;
b) Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, danh sách ngắn;
c) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
d) Danh sách xếp hạng nhà thầu;
đ) Kết quả lựa chọn nhà thầu.
2. Ký kết hoặc ủy quyền ký kết và quản lý việc thực hiện hợp đồng với nhà thầu.
3. Quyết định thành lập bên mời thầu với nhân sự đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật này. Trường hợp nhân sự không đáp ứng, phải tiến hành lựa chọn một tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp để làm bên mời thầu hoặc thực hiện một số nhiệm vụ của bên mời thầu.
4. Quyết định xử lý tình huống.
5. Giải quyết kiến nghị trong quá trình lựa chọn nhà thầu.
6. Bảo mật các tài liệu liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu.
7. Lưu trữ các thông tin liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của Chính phủ.
8. Báo cáo công tác đấu thầu hàng năm.
9. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.
10. Hủy thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này.
11. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người có thẩm quyền về quá trình lựa chọn nhà thầu.
12. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.
13. Trường hợp chủ đầu tư đồng thời là bên mời thầu thì còn phải thực hiện các trách nhiệm quy định tại Điều 75 của Luật này.
14. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Luật này.
1. Đối với lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu thuộc dự án:
a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu, đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;
b) Quyết định thành lập tổ chuyên gia;
c) Yêu cầu nhà thầu làm rõ hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trong quá trình đánh giá hồ sơ;
d) Trình duyệt kết quả lựa chọn danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu;
đ) Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng với nhà thầu;
e) Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra;
g) Bảo mật các tài liệu trong quá trình lựa chọn nhà thầu;
h) Bảo đảm trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình lựa chọn nhà thầu;
i) Cung cấp các thông tin cho Báo đấu thầu và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại khoản này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu;
k) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về quá trình lựa chọn nhà thầu.
2. Đối với lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên, ngoài quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều này, bên mời thầu còn phải thực hiện trách nhiệm sau đây:
a) Phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
b) Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
c) Ký kết và quản lý việc thực hiện hợp đồng với nhà thầu;
d) Quyết định xử lý tình huống;
đ) Giải quyết kiến nghị trong quá trình lựa chọn nhà thầu;
e) Hủy thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này;
g) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người có thẩm quyền về quá trình lựa chọn nhà thầu;
h) Lưu trữ các thông tin liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của Chính phủ;
i) Cung cấp các thông tin cho Báo đấu thầu và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại khoản này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu;
k) Báo cáo công tác đấu thầu hàng năm.
3. Đối với lựa chọn nhà đầu tư:
a) Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư; tổ chức lựa chọn nhà đầu tư; tổ chức đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo quy định của Luật này;
b) Quyết định thành lập tổ chuyên gia;
c) Yêu cầu nhà đầu tư làm rõ hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trong quá trình đánh giá hồ sơ;
d) Trình duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
đ) Đàm phán hợp đồng với nhà đầu tư;
e) Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật;
g) Bảo mật các tài liệu trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư;
h) Lưu trữ các thông tin liên quan trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của Chính phủ;
i) Giải quyết kiến nghị trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư;
k) Bảo đảm trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư;
l) Cung cấp các thông tin cho Báo đấu thầu và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại khoản này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.
4. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Luật này.
1. Trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
2. Đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo đúng yêu cầu.
3. Báo cáo bên mời thầu về kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và danh sách xếp hạng nhà thầu, nhà đầu tư.
4. Bảo mật các tài liệu liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
5. Bảo lưu ý kiến của mình.
6. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.
7. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.
8. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Luật này.
1. Yêu cầu bên mời thầu làm rõ hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
2. Thực hiện các cam kết theo hợp đồng đã ký và cam kết với nhà thầu phụ (nếu có).
3. Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong quá trình tham dự thầu.
4. Tuân thủ các quy định của pháp luật về đấu thầu.
5. Bảo đảm trung thực, chính xác trong quá trình tham dự thầu, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo.
6. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.
7. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.
8. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Hoạt động độc lập, tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan khi tiến hành thẩm định.
2. Yêu cầu chủ đầu tư, bên mời thầu cung cấp đầy đủ các tài liệu liên quan.
3. Bảo mật các tài liệu trong quá trình thẩm định.
4. Trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình thẩm định.
5. Bảo lưu ý kiến và chịu trách nhiệm về báo cáo thẩm định.
6. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.
7. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung, cơ quan tranh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.
8. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này.
Ngoài các trách nhiệm quy định tại Điều 75 của Luật này, bên mời thầu tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia còn có trách nhiệm sau đây:
1. Trang bị cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu đấu thầu qua mạng;
2. Quản lý và không tiết lộ khóa bí mật của chứng thư số được cấp. Trường hợp bên mời thầu bị mất chứng thư số hoặc phát hiện chứng thư số bị sử dụng trái phép thì phải thông báo ngay cho tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số để hủy bỏ và cấp mới chứng thư số; gia hạn thời hạn hiệu lực của chứng thư số bảo đảm chứng thư số còn hiệu lực trong suốt quá trình tổ chức đấu thầu;
3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và trung thực của các thông tin đã đăng ký, đăng tải lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia khi đăng nhập bằng chứng thư số của mình;
4. Kiểm tra và xác nhận việc đăng tải các thông tin của mình đã nhập vào hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
5. Tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Ngoài các trách nhiệm quy định tại Điều 77 của Luật này, nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia còn có trách nhiệm sau đây:
1. Trang bị cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin khi tham gia đấu thầu qua mạng;
2. Quản lý và không tiết lộ khóa bí mật của chứng thư số được cấp. Trường hợp người sử dụng thuộc nhà thầu, nhà đầu tư bị mất hoặc phát hiện có một bên thứ ba đang sử dụng chứng thư số của đơn vị mình thì phải tiến hành ngay việc thay đổi khóa bí mật chứng thư số, hủy bỏ chứng thư số theo hướng dẫn của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số; gia hạn thời hạn hiệu lực của chứng thư số bảo đảm chứng thư số còn hiệu lực trong suốt quá trình tham gia đấu thầu;
3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và trung thực của các thông tin đã đăng ký, đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia khi đăng nhập bằng chứng thư số của mình;
4. Chịu trách nhiệm về kết quả khi tham gia đấu thầu qua mạng trong trường hợp gặp sự cố do hệ thống mạng ở phía nhà thầu, nhà đầu tư làm cho tài liệu không mở và đọc được;
5. Tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
RESPONSIBILITIES OF PARTIES IN SELECTION OF BIDDERS/INVESTORS
Article 73. Responsibilities of the competent person
1. To approve the plan on selection of bidder/ investor, except for case defined at point a Clause 1 Article 74 of this Law.
2. To resolve protests during selection of bidder/ investor.
3. To deal with breaches of bidding in accordance with this Law and other relevant laws.
4. To cancel bid as prescribed at Clauses 2, 3 and 4 Article 17 of this Law.
5. To suspend bid, to refuse recognition of result of selecting bidder/investor, or to declare invalidity to decisions of the investor, the Procuring Entity when detecting violations of bidding or other provisions of relevant law.
6. To inspect, supervise, monitor the work of bidding and contract performance.
7. For the selected bidder, apart from provisions at Clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 6 of this Article, the competent person shall have the following responsibilities:
a) To adjust tasks and competence of investor in case of failing to meet legislation on bidding and requirements of project, package;
b) To require the investor, the Procuring Entity to supply dossiers, documents in order to serve the inspection, supervision, monitoring, settlement of protests, handling of violations on bidding and works defined at Clause 4 and clause 5 of this article;
c) To give opinions on handling of complex circumstances at the proposal of the investor defined at point a clause 2 Article 86 of this Law.
8. For the selected investor, apart from provisions at Clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 6 of this Article, the competent person shall have the following responsibilities:
a) To decide on selection of the Procuring Entity;
b) To approve Prequalification Document, result of prequalification, Bid, Request for Proposals, result of investor selection;
c) To make a decision dealing with any exceptional situation;
d) To sign and manage the contract performance;
dd) To cancel bid as prescribed at Clause 1 Article 17 of this Law;
e) To require the Procuring Entity to supply dossiers, documents in order to serve the inspection, supervision, monitoring, settlement of protests, handling of violations on bidding and works defined at Clause 4 and clause 5 of this article.
9. To decide on establishment of the Procuring Entity with personnel satisfying the conditions as prescribed by this Law in case of investor selection for recurrent procurement. If the personnel fails to satisfy, the competent person must conduct selection of a professional bidding organization to act as the Procuring Entity or to perform some of tasks of the Procuring Entity.
10. To pay compensation for loss and damage to relevant parties pursuant to this Law if such loss and damage was caused by the competent person’s fault.
11. To make explanations for observance with provisions in this article at the request of superior agencies, inspection agencies, regulatory bodies on bidding activities.
12. To perform other tasks as prescribed in this Law.
Article 74. Responsibilities of the investor
1. To approve contents during contractor selection including:
a) Plan on selection of bidders in case where the package is performed prior to decision on approving the project;
b) EOI request, Prequalification Document, short list;
c) Bidding Documents, Request for Proposals;
d) List of ranked contractors;
dd) Result of selection of bidders.
2. To sign or authorize for signing and manage the contract performance with contractor.
3. To decide on establishment of the Procuring Entity with personnel satisfying conditions as prescribed in this Law. If the personnel fail to satisfy, it must conduct selection of a professional bidding organization to act as the Procuring Entity or to perform some of tasks of the Procuring Entity.
4. To make a decision dealing with any exceptional situation.
5. To resolve protests during selection of bidders.
6. To maintain confidentiality of relevant documents during selection of bidders.
7. To archive relevant information during selection of bidders as prescribed by law on archival and regulations of Government.
8. To report the annual bidding work.
9. To pay compensation for loss and damage to relevant parties pursuant to this Law if such loss and damage was caused by the competent person’s fault.
10. To cancel bid as prescribed at Clause 1 Article 17 of this Law.
11. To be legally liable before law and competent person for the process of selection of bidder.
12. To provide information, relevant documents and make explanations on observance with provisions in this Article at the request of superior agencies, inspection agencies, regulatory bodies on bidding activities.
13. If the investor currently being the Procuring Entity, the investor must take responsibilities specified in Article 75 of this Law.
14. To perform other tasks as prescribed in this Law.
Article 75. Responsibilities of the Procuring Entity
1. For contractor selection to perform packages of project:
a) To conduct preparations for contractor selection; to organize contractor selection, and to assess EOI responses, Applications, Bids, Proposals;
b) To decide on establishment of expert group;
c) To request bidders to clarify their EOI responses, Applications, Bids and Proposals during the process of dossier assessment;
d) To submit for approval of the result of short list selection and result of bidder selection;
dd) To negotiate and finalize contract with bidder;
e) To pay compensation for loss and damage to relevant parties pursuant to this Law if such loss and damage was caused by the Procuring Entity’s fault;
g) To maintain confidentiality of relevant documents during selection of bidders;
h) To ensure honesty, objectivity and impartiality throughout the process of bidder selection;
i) To provide information to the bidding newspaper and to the national bidding website; to provide information and relevant documents and make explanations on observance with provisions in this Clause at the request of competent person, investor, inspection agencies, regulatory bodies on bidding activities;
k) To be legally liable before law and investor for the process of selection of bidder.
2. For selection of tenders in recurrent procurement, apart from provisions at points a, b, c, d, dd, e, g, h and i Clause 1 this Article, the Procuring Entity must take the following responsibilities:
a) To approve the Bid, Request for Proposals;
b) To approve the result of bidder selection;
c) To sign and manage the contract performance with contractor;
d) To make a decision dealing with any exceptional situation;
dd) To resolve protests during selection of bidders;
e) To cancel bid as prescribed at Clause 1 Article 17 of this Law;
g) To be legally liable before law and competent person for the process of selection of bidder;
h) To archive relevant information during selection of bidders as prescribed by law on archival and regulations of Government;
i) To provide information to the bidding newspaper and to the national bidding website; to provide information and relevant documents and make explanations on observance with provisions in this Clause at the request of competent person, inspection agencies, regulatory bodies on bidding activities;
k) To report the annual bidding work.
3. For selection of investors:
a) To conduct preparations for investor selection; to organize investor selection; to assess Applications, Bids, Proposals in accordance with this Law;
b) To decide on establishment of expert group;
c) To request investors to clarify their Applications, Bids and Proposals during the process of dossier assessment;
d) To submit for approval of Prequalification Document, result of prequalification, Bid, Request for Proposals, result of investor selection;
dd) To negotiate contract with investor;
e) To pay compensation for loss and damage to relevant parties pursuant to this Law if such loss and damage was caused by the Procuring Entity’s fault;
g) To maintain confidentiality of relevant documents during selection of investors;
h) To archive relevant information during selection of investors as prescribed by law on archival and regulations of Government;
i) To resolve protests during selection of investor;
k) To ensure honesty, objectivity and impartiality throughout the process of investor selection;
l) To provide information to the bidding newspaper and to the national bidding website; to provide information and relevant documents and make explanations on observance with provisions in this Clause at the request of competent person, inspection agencies, regulatory bodies on bidding activities.
4. To perform other tasks as prescribed in this Law.
Article 76. Responsibilities of the expert groups
1. To be honest, objective and impartial throughout the process of implementation of tasks.
2. To conduct assessments of EOI responses, Applications, Bids, Proposals correctly in accordance with the requirements.
3. To report the Procuring Entity about result of assessing EOI responses, Applications, Bids, Proposals and list of the ranked bidders/investors.
4. To maintain confidentiality of relevant documents during selection of bidders/investors.
5. To reserve their own opinions.
6. To pay compensation for loss and damage to relevant parties pursuant to this Law if such loss and damage was caused by the expert group’s fault.
7. To provide information, relevant documents and make explanations on observance with provisions in this Article at the request of competent person, the Procuring Entity, inspection agencies, regulatory bodies on bidding activities.
8. To perform other tasks as prescribed in this Law.
Article 77. Responsibilities of the bidders and investors
1. To request the Procuring Entity to clarify dossier of invitation for expression of interest, Prequalification Document, Bid, Request for Proposals.
2. To fulfill the contractual undertakings provided to the Subcontractors (if any).
3. To lodge protests, to make complaints and whistleblowing regarding bidding.
4. To comply with the provisions of the law on procurement.
5. To be honest and accurate during the process of participation in bidding and while lodging protests or making complaints and whistleblowing.
6. To pay compensation for loss and damage to relevant parties pursuant to this Law if such loss and damage was caused by the expert group’s fault.
7. To provide information, relevant documents and make explanations on observance with provisions in this Article at the request of competent person, the Procuring Entity, inspection agencies, regulatory bodies on bidding activities.
8. To perform other duties in accordance with this Law and other relevant laws.
Article 78. Responsibilities of the evaluating organizations
1. To act independently and to comply with the provisions of this Law and other relevant laws when conducting evaluations.
2. To request the investor and the Procuring Entity to provide all relevant documents and data.
3. To maintain confidentiality of documents and data throughout the process of evaluation.
4. To be honest, objective and impartial throughout the process of evaluation.
5. To reserve their own opinion and to bear liability for their evaluation report.
6. To pay compensation for loss and damage to relevant parties pursuant to this Law if such loss and damage was caused by their fault.
7. To provide information, relevant documents and make explanations on observance with provisions in this Article at the request of competent person, the investor, the Procuring Entity for recurrent procurement, centralized procurement, inspection agencies, regulatory bodies on bidding activities.
8. To perform other tasks as prescribed in this Law.
Article 79. Responsibilities of the Procuring Entity in participation in National E-procurement System
In addition to responsibilities defined in Article 75 of this Law, the Procuring Entity participating in National E-procurement System shall have the following responsibilities:
1. To equip an information technology infrastructure which meets requirements of bidding online;
2. To manage and not disclose secret key of the granted digital certificate. In case where a Procuring Entity lost digital certificate or detect the illegal use of digital certificate, it must notify immediately to the provider of digital signature certification service for cancelation and grant of new digital certificate; to expand the validity period of digital certificate to ensure the digital certificate to be valid during the process of bidding;
3. To be legally liable before law for accuracy and honesty of information registered or published on National E-procurement System when sign in by their digital signature;
4. To check and certify the publishing of their information entered in National E-procurement System;
5. To comply with provisions of this Law and other provisions of relevant legislation.
Article 80. Responsibilities of the bidders and investors participating in National E-procurement System
In addition to responsibilities defined in Article 77 of this Law, the bidders and investors participating in National E-procurement System also have the following responsibilities:
1. To equip an information technology infrastructure when participating in bidding online;
2. To manage and not disclose secret key of the granted digital certificate. If users of bidders or investors lost or detect the third party’s use of their digital certificate, they must change the secret key of digital certificate, cancel digital certificate under guide of the provider of digital signature certification service; extend the validity term of the digital certificate to ensure the digital certificate to be invalid during the process of participation in bidding;
3. To be legally liable before law for accuracy and honesty of information registered or published on National E-procurement System when sign in by their digital certificate;
4. To be responsible for result when participating in bidding online in case of having incident due to the network system at the side of bidders or investors which make documents to be not able to be open or not readable;
5. To comply with provisions of this Law and other provisions of relevant legislation.