Chương III Luật Đấu thầu 2013: Kế hoạch và quy trình lựa chọn nhà thầu
Số hiệu: | 43/2013/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 26/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2014 |
Ngày công báo: | 30/12/2013 | Số công báo: | Từ số 1007 đến số 1008 |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Xây dựng - Đô thị, Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ban hành Luật Đấu thầu 2013
Luật đấu thầu 2013 đã được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2013, Luật bao gồm 13 chương, 96 điều và có một số điểm mới sau:
- Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hoạt động đấu thầu, đồng thời quy định cụ thể hơn về các quy trình lựa chọn nhà thầu với từng trường hợp cụ thể.
- Quy định cụ thể và đầy đủ hơn về các phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu theo từng lĩnh vực, loại hình và quy mô của gói thầu.
- Quy định mới về hình thức mua sắm tập trung, quy định riêng về đấu thầu thuốc, vật tư y tế sử dụng vốn nhà nước, nguồn quỹ BHYT… của cơ sở y tế công lập.
- Sửa đổi một số quy định hiện hành về ký kết thực hiện và quản lý hợp đồng, theo đó hợp đồng trọn gói sẽ là loại hợp đồng cơ bản trong đấu thầu.
- Việc quyết định chỉ định thầu của Bộ trưởng , Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND các cấp… không còn phải trình Thủ tướng xem xét, quyết định.
Luật Đấu thầu 2013 có hiệu lực từ ngày 1/7/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm. Trường hợp chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm thì lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước.
2. Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu.
3. Việc phân chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện; bảo đảm tính đồng bộ của dự án, dự toán mua sắm và quy mô gói thầu hợp lý.
1. Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án:
a) Quyết định phê duyệt dự án hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và các tài liệu có liên quan. Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án thì căn cứ theo quyết định của người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư;
b) Nguồn vốn cho dự án;
c) Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế đối với các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi;
d) Các văn bản pháp lý liên quan.
2. Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm thường xuyên:
a) Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị, phương tiện làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức; trang thiết bị, phương tiện làm việc hiện có cần thay thế, mua bổ sung, mua sắm mới phục vụ cho công việc;
b) Quyết định mua sắm được phê duyệt;
c) Nguồn vốn, dự toán mua sắm thường xuyên được phê duyệt;
d) Đề án mua sắm trang bị cho toàn ngành được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (nếu có);
đ) Kết quả thẩm định giá của cơ quan, tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ thẩm định giá hoặc báo giá (nếu có).
3. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập sau khi có quyết định phê duyệt dự án, dự toán mua sắm hoặc đồng thời với quá trình lập dự án, dự toán mua sắm hoặc trước khi có quyết định phê duyệt dự án đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án.
1. Tên gói thầu:
Tên gói thầu thể hiện tính chất, nội dung và phạm vi công việc của gói thầu, phù hợp với nội dung nêu trong dự án, dự toán mua sắm. Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt, trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần nêu tên thể hiện nội dung cơ bản của từng phần.
a) Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc dự toán (nếu có) đối với dự án; dự toán mua sắm đối với mua sắm thường xuyên. Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết;
b) Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, giá gói thầu được xác định trên cơ sở các thông tin về giá trung bình theo thống kê của các dự án đã thực hiện trong khoảng thời gian xác định; ước tính tổng mức đầu tư theo định mức suất đầu tư; sơ bộ tổng mức đầu tư;
c) Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt thì ghi rõ giá ước tính cho từng phần trong giá gói thầu.
3. Nguồn vốn:
Đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ nguồn vốn hoặc phương thức thu xếp vốn, thời gian cấp vốn để thanh toán cho nhà thầu; trường hợp sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi thì phải ghi rõ tên nhà tài trợ và cơ cấu nguồn vốn, bao gồm vốn tài trợ, vốn đối ứng trong nước.
4. Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu:
Đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu; lựa chọn nhà thầu trong nước hay quốc tế.
5. Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu:
Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được tính từ khi phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, được ghi rõ theo tháng hoặc quý trong năm. Trường hợp đấu thầu rộng rãi có áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn, thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được tính từ khi phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển.
6. Loại hợp đồng:
Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải xác định rõ loại hợp đồng theo quy định tại Điều 62 của Luật này để làm căn cứ lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; ký kết hợp đồng.
7. Thời gian thực hiện hợp đồng:
Thời gian thực hiện hợp đồng là số ngày tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng, trừ thời gian thực hiện nghĩa vụ bảo hành (nếu có).
1. Trách nhiệm trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
a) Chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt;
b) Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án, trường hợp xác định được chủ đầu tư thì đơn vị thuộc chủ đầu tư có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người đứng đầu chủ đầu tư để xem xét, phê duyệt. Trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư thì đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người đứng đầu đơn vị mình để xem xét, phê duyệt.
2. Văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm những nội dung sau đây:
a) Phần công việc đã thực hiện, bao gồm nội dung công việc liên quan đến chuẩn bị dự án, các gói thầu thực hiện trước với giá trị tương ứng và căn cứ pháp lý để thực hiện;
b) Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu, bao gồm: hoạt động của ban quản lý dự án, tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng, khởi công, khánh thành, trả lãi vay và các công việc khác không áp dụng được các hình thức lựa chọn nhà thầu;
c) Phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu, bao gồm nội dung công việc và giá trị tương ứng hình thành các gói thầu được thực hiện theo một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các điều 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26 và 27 của Luật này. Trong phần này phải nêu rõ cơ sở của việc chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu. Đối với từng gói thầu, phải bảo đảm có đủ các nội dung quy định tại Điều 35 của Luật này. Đối với gói thầu không áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, trong văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do áp dụng hình thức lựa chọn khác;
d) Phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (nếu có), trong đó nêu rõ nội dung và giá trị của phần công việc này;
đ) Phần tổng hợp giá trị của các phần công việc quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này. Tổng giá trị của phần này không được vượt tổng mức đầu tư của dự án hoặc dự toán mua sắm được phê duyệt.
3. Tài liệu kèm theo văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
Khi trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải gửi kèm theo bản chụp các tài liệu làm căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điều 34 của Luật này.
1. Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
a) Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu là việc tiến hành kiểm tra, đánh giá các nội dung theo quy định tại các điều 33, 34, 35 và 36 của Luật này;
b) Tổ chức được giao thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu lập báo cáo thẩm định trình người có thẩm quyền phê duyệt;
c) Tổ chức được giao thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu lập báo cáo thẩm định trình người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với trường hợp gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án.
2. Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
a) Căn cứ báo cáo thẩm định, người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bằng văn bản để làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu sau khi dự án, dự toán mua sắm được phê duyệt hoặc đồng thời với quyết định phê duyệt dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp đủ điều kiện;
b) Căn cứ báo cáo thẩm định, người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án.
Điều 38. Quy trình lựa chọn nhà thầu
1. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế được thực hiện như sau:
a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
c) Đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng;
d) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
đ) Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
2. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu được thực hiện như sau:
a) Đối với chỉ định thầu theo quy trình thông thường bao gồm các bước: chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu; đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu; trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; hoàn thiện, ký kết hợp đồng;
b) Đối với chỉ định thầu theo quy trình rút gọn bao gồm các bước: chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu; thương thảo, hoàn thiện hợp đồng; trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; ký kết hợp đồng.
3. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chào hàng cạnh tranh được thực hiện như sau:
a) Đối với chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường bao gồm các bước: chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu; đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo hợp đồng; trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; hoàn thiện, ký kết hợp đồng;
b) Đối với chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn bao gồm các bước: chuẩn bị và gửi yêu cầu báo giá cho nhà thầu; nhà thầu nộp báo giá; đánh giá các báo giá và thương thảo hợp đồng; trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
4. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm trực tiếp được thực hiện như sau:
a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
c) Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu;
d) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
đ) Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
5. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với tự thực hiện được thực hiện như sau:
a) Chuẩn bị phương án tự thực hiện và dự thảo hợp đồng;
b) Hoàn thiện phương án tự thực hiện và thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;
c) Ký kết hợp đồng.
6. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với lựa chọn nhà thầu tư vấn cá nhân được thực hiện như sau:
a) Chuẩn bị và gửi điều khoản tham chiếu cho nhà thầu tư vấn cá nhân;
b) Nhà thầu tư vấn cá nhân nộp hồ sơ lý lịch khoa học;
c) Đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học của nhà thầu tư vấn cá nhân;
d) Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;
đ) Trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
e) Ký kết hợp đồng.
7. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu có sự tham gia thực hiện của cộng đồng được thực hiện như sau:
a) Chuẩn bị phương án lựa chọn cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương để triển khai thực hiện gói thầu;
b) Tổ chức lựa chọn;
c) Phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn;
d) Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
8. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
THE PLAN AND PROCESS OF BIDDER SELECTION
Article 33. Principles of making the plan on bidder selection
1. The plan on bidder selection shall be formulated for the entire project, estimate of procurement. In case where there are inadequate conditions to formulate a plan on bidder selection for the entire project, estimate of procurement, it shall be permitted to formulate a plan on bidder selection for one or a number of packages to be performed in advance.
2. A plan on bidder selection must set out clearly the number of packages and the contents of each procurement.
3. Division of the project, estimate of procurement into different packages shall be based on the technical nature and the sequence for its implementation, ensuring unity within the project, estimate of procurement and an appropriate size of procurement.
Article 34. Formulation of plan on bidder selection
1. Bases to formulate plan on bidder selection for project:
a) Decision on approving project or certificate of investment and relevant documents. For packages which must be performed prior to a decision on approving project, based on decision of head of investor or head of unit assigned to perform task of preparation of project, in case the investor has not yet been identified;
b) Capital sources for project;
c) International treaties, international agreements for projects used official development assistance capital, concessional loans;
d) Relevant legal documents.
2. Bases to formulate plan on bidder selection for recurrent procurement:
a) Standards, norms of equipment, means of working of agencies, organizations, units and cadres, civil servants, public employees; equipment, means of working existing which need to be replaced, purchased for supplementation, procured new ones to serve for work;
b) The approved decision on procurement;
c) The approved capital sources and estimate for recurrent procurement;
d) Scheme on procurement, equipping for entire branch which has been approved by the Prime Minister (if any);
dd) Result of price evaluation of agencies and organizations with function providing service of price or quotation evaluation (if any).
3. Plan on bidder selection may be formulated after decision on approving project, estimate of procurement or concurrently with process of formulating project, estimate of procurement or before decision on approving project for procurement which need to be performed before decision on approving project.
Article 35. Content of plan on bidder selection for each package
1. Name of package:
Name of procurement presents nature, content and work scope of package, in line with contents stated in project, estimate of procurement. If package includes many separate parts, plan on bidder selection should state the name describing basic content of each part.
2. Price of package:
a) Price of package is determined on the basis of total investment or estimated budget (if any) for project; estimate of procurement for recurrent procurement. Price of package is included exactly and fully entire expenses associated with performance of package, including reserve expenses, charges, fees and taxes. Price of package may be updated in time limit of 28 days before day of bid opening if necessary;
b) For packages of consulting service provision for formulation of pre-feasible study report, feasible study report, price of package shall be defined on the basis of information on average price according to statistics of projects which have been made in a defined duration; the estimated total investment based on investment ratio norms of projects; preliminary total investment;
c) If package includes many separate parts, to clearly indicate the estimated price for each part in price of package.
3. Capital sources:
For each package, it must clearly state capital sources or methods of capital arrangement, time of capital allocation to pay for bidder; case of using official development assistance capital, concessional loans, it must clearly state name of donors and structure of capital sources, including the financed capital, domestic reciprocal capital.
4. Forms and methods of selection of bidders:
For each package, it must clearly state forms and methods of selection of bidders; selection of domestic or international contractor.
5. Beginning time of contractor selection:
Beginning time of contractor selection is calculated as from issuing Bid, Request for Proposals, and clearly indicated under month or quarter in year. In case of competitive bidding with application of short-list selection procedures, beginning time of contractor selection is calculated as from issuing EOI requests, Prequalification Documents.
6. Contract type:
Plan on selection of bidder must clarify contract type as prescribed in Article 62 of this Law as the basis for formulation of EOI requests, Prequalification Documents, Bidding Documents, Request for Proposals; and signing contract.
7. Time for contract performance:
Time for contract performance is number of days calculated from the effective date of contract until parties fulfill obligations as prescribed in contract, exclusive of duration of warranty obligation performance (if any).
Article 36. Submission for approval of plan on bidder selection
1. Responsibilities for submission for approval of plan on bidder selection:
a) Investor for project, the Procuring Entity for recurrent procurement shall be responsible for submission of plan on bidder selection to the competent person for consideration and approval;
b) For packages which need to be performed prior to a decision on approving project, in case where the investor is identified, unit of investor shall submit the plan on bidder selection to the head of investor for consideration and approval. In case the investor has not yet been identified, unit assigned to perform task of preparation of project shall submit plan on bidder selection to the head of its unit for consideration and approval.
2. Documents to submit for plan on bidder selection include the following contents:
a) The performed part of work, including content of work related to preparation of project, packages performed previously with the respective value and legal bases for implementation;
b) The part of work which is not able to apply one of form of contractor selection, including: operation of project management board, organization of compensation and ground clearance, commencement, inauguration, payment of loan interest and other affairs not able to apply form of contractor selection;
c) The part of work in plan on bidder selection, including content of work and respective value forming packages which are performed in one of forms of contractor selection defined in Articles 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26 and 27 of this Law. This part must clarify bases of division of project, estimate of procurement into packages. For each procurement, it must ensure to have full contents specified in Article 35 of this Law. For procurement not apply form of competitive bidding, document to submit for plan on bidder selection must clarify reason of applying other selection form;
d) The part of work which have not yet adequate conditions for formulating plan on bidder selection (if any), in which clarifying content and value of this part of work;
dd) Part of summing up values of part of works specified in points a, b, c and d this Clause. Total value of this part does not exceed the approved total investment of project or estimated budget of procurement.
3. Documents enclosed with report to submit for approval of plan on bidder selection:
When submitting for approval of plan on bidder selection, it must enclose copies of documents as the basis for formulation of plan on bidder selection as prescribed in Article 34 of this Law.
Article 37. Evaluation and approval of plan on bidder selection
1. Evaluation of plan on bidder selection:
a) Evaluation of plan on bidder selection includes examination, assessment of contents as prescribed in Articles 33, 34, 35 and 36 of this Law;
b) Organization assigned evaluation of the plan on bidder selection shall formulate report on evaluation and submit to the competent person for the approval;
c) Organization assigned evaluation of the plan on bidder selection shall make an evaluation report and submit it to the head of investor or the head of unit assigned to perform task of preparation of project for approving plan on bidder selection in case where package needs to be performed prior to decision on approval for project.
2. The approval for plan on bidder selection:
a) Based on the evaluation report, the competent person shall approve the plan on bidder selection in writing in order to do as basis for selection of bidder after project or estimate of procurement has been approved or concurrently with decision on approving of project, estimate of procurement in eligible case;
b) Based on the evaluation report, the head of investor or the head of unit assigned to perform task of preparation of project shall approve plan on bidder selection in case where package needs to be performed prior to decision on approval for project.
Article 38. The process of bidder selection
1. The process of bidder selection for competitive bidding, limited bidding shall be performed as follows:
a) Prepare for selection of bidder;
b) Organize selection of bidder;
c) Assess the Bids and negotiate contract;
d) Submit, evaluate, approve and publish result of bidder selection;
dd) Finalize and sign contract.
2. The process of bidder selection for Direct Contracting shall be performed as follows:
a) For Direct Contracting according to the ordinary process including steps: Prepare for contractor selection; organize the contractor selection; assess Proposals and negotiate on proposals of bidders; submit, evaluate, approve and publish the result of bidder selection; finalize and sign contract;
b) For Direct Contracting according to the reduced process including steps: Prepare and send draft contract to bidder; negotiate, finalize contract; submit, approve and publish the result of bidder selection; sign contract.
3. The process of bidder selection for Shopping Method shall be performed as follows:
a) For Shopping Method according to the ordinary process including steps: Prepare for contractor selection; organize the contractor selection; assess Proposals and negotiate contract; submit, evaluate, approve and publish the result of bidder selection; finalize and sign contract;
b) For Shopping Method according to the reduced process including steps: Prepare and send requirement for quotation to bidder; bidders submit quotation; assess quotations and negotiate contract; submit, approve and publish the result of bidder selection; finalize and sign contract.
4. The process of bidder selection for Direct Procurement shall be performed as follows:
a) Prepare for selection of bidder;
b) Organize selection of bidder;
c) Assess the Proposals and negotiate on proposals of bidders;
d) Submit, evaluate, approve and publish result of bidder selection;
dd) Finalize and sign contract.
5. The process of bidder selection for Force Account shall be performed as follows:
a) Prepare for plan on Force Account and draft contract;
b) Finalize the plan on Force Account and negotiate, finalize contract;
c) Sign contract.
6. The process of selection for individual consulting bidder shall be performed as follows:
a) Prepare and send reference provisions to the individual consulting bidders;
b) The individual consulting bidders submit dossier of scientific curriculum vitae;
c) Assess dossier of scientific curriculum vitae of individual consulting bidders;
d) Negotiate, finalize contract;
dd) Submit, approve and publish result of bidder selection;
e) Sign contract.
7. The process of bidder selection for packages with participation of community in performance shall be performed as follows:
a) Prepare plan on selecting population communities, organizations, teams, groups of workers in localities to carry out the package.
b) Organize selection;
c) Approve and publish the selection result;
d) Finalize and sign contract.
8. The Government shall elaborate this Article.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực