Chương X Luật Đấu thầu 2013: Quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu
Số hiệu: | 43/2013/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 26/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2014 |
Ngày công báo: | 30/12/2013 | Số công báo: | Từ số 1007 đến số 1008 |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Xây dựng - Đô thị, Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ban hành Luật Đấu thầu 2013
Luật đấu thầu 2013 đã được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2013, Luật bao gồm 13 chương, 96 điều và có một số điểm mới sau:
- Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hoạt động đấu thầu, đồng thời quy định cụ thể hơn về các quy trình lựa chọn nhà thầu với từng trường hợp cụ thể.
- Quy định cụ thể và đầy đủ hơn về các phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu theo từng lĩnh vực, loại hình và quy mô của gói thầu.
- Quy định mới về hình thức mua sắm tập trung, quy định riêng về đấu thầu thuốc, vật tư y tế sử dụng vốn nhà nước, nguồn quỹ BHYT… của cơ sở y tế công lập.
- Sửa đổi một số quy định hiện hành về ký kết thực hiện và quản lý hợp đồng, theo đó hợp đồng trọn gói sẽ là loại hợp đồng cơ bản trong đấu thầu.
- Việc quyết định chỉ định thầu của Bộ trưởng , Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND các cấp… không còn phải trình Thủ tướng xem xét, quyết định.
Luật Đấu thầu 2013 có hiệu lực từ ngày 1/7/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Ban hành, phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách về đấu thầu.
2. Cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.
3. Quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu.
4. Tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu.
5. Quản lý hệ thống thông tin và các cơ sở dữ liệu về đấu thầu trên phạm vi cả nước.
6. Theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu và xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
7. Hợp tác quốc tế về đấu thầu.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu trên phạm vi cả nước.
2. Thủ tướng Chính phủ thực hiện trách nhiệm sau đây:
a) Quyết định các nội dung về đấu thầu quy định tại Điều 73 của Luật này đối với các dự án thuộc thẩm quyền của mình;
b) Phê duyệt phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt;
c) Chỉ đạo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong đấu thầu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu trên phạm vi cả nước theo quy định tại Điều 81 của Luật này.
2. Ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm sau đây:
a) Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư các dự án thuộc thẩm quyền xem xét, quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
b) Xây dựng, quản lý, hướng dẫn sử dụng hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và Báo đấu thầu;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác về đấu thầu được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:
1. Thực hiện quản lý công tác đấu thầu;
2. Tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu;
3. Giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu;
4. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;
5. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức về đấu thầu cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác đấu thầu;
6. Trường hợp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp là người có thẩm quyền thì còn phải thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Điều 73 của Luật này; trường hợp là chủ đầu tư thì còn phải thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Điều 74 của Luật này.
1. Quản lý và vận hành hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
2. Bảo mật thông tin trong quá trình đấu thầu qua mạng theo quy định.
3. Cung cấp các dịch vụ hướng dẫn chủ đầu tư, bên mời thầu, nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện đấu thầu qua mạng và đăng ký, đăng tải thông tin trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
4. Lưu trữ thông tin phục vụ công tác tra cứu, theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán.
5. Thông báo công khai điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin của người sử dụng khi tham gia đấu thầu qua mạng.
1. Xử lý tình huống là việc giải quyết trường hợp phát sinh trong đấu thầu chưa được quy định cụ thể, rõ ràng trong pháp luật về đấu thầu. Người quyết định xử lý tình huống phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế;
b) Căn cứ vào kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; hợp đồng đã ký kết với nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn; tình hình thực tế triển khai thực hiện gói thầu, dự án.
2. Thẩm quyền xử lý tình huống trong đấu thầu:
a) Đối với lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu thuộc dự án, người quyết định xử lý tình huống là chủ đầu tư. Trong trường hợp phức tạp, chủ đầu tư quyết định xử lý tình huống sau khi có ý kiến của người có thẩm quyền;
b) Đối với lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung, người quyết định xử lý tình huống là bên mời thầu;
c) Đối với lựa chọn nhà đầu tư, người quyết định xử lý tình huống là người có thẩm quyền.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Thanh tra hoạt động đấu thầu:
a) Thanh tra hoạt động đấu thầu được tiến hành đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đấu thầu quy định tại Luật này;
b) Thanh tra hoạt động đấu thầu là thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực đấu thầu. Tổ chức và hoạt động của thanh tra về đấu thầu được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
2. Kiểm tra hoạt động đấu thầu:
a) Kiểm tra hoạt động đấu thầu bao gồm: kiểm tra việc ban hành văn bản hướng dẫn về đấu thầu của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp; kiểm tra đào tạo về đấu thầu; kiểm tra việc lập và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; kiểm tra việc tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; ký kết hợp đồng và các hoạt động khác liên quan đến đấu thầu;
b) Kiểm tra về đấu thầu được tiến hành thường xuyên hoặc đột xuất theo quyết định của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
3. Giám sát hoạt động đấu thầu:
Việc giám sát hoạt động đấu thầu là công việc thường xuyên của người có thẩm quyền nhằm bảo đảm quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư tuân thủ theo quy định của Luật này.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về đấu thầu được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
STATE MANAGEMENT OF BIDDING ACTIVITIES
Article 81. Content of state management of bidding activities
1. Promulgating, disseminating, propagating, guiding and organizing implementation of legal documents and policies on bidding.
2. Granting certificates of practicing in bidding operation.
3. Managing the work of training and capacity building on bidding.
4. Summarizing, assessing and reporting on the status of implementation of bidding activities.
5. Administering on a nationwide basis the bidding information system.
6. Monitoring, supervising, checking, inspecting, resolving protests, complaints and whistleblowing regarding bidding, and dealing with breaches of the law on procurement in accordance with this Law and other relevant laws.
7. Conducting international cooperation on bidding.
Article 82. Responsibilities of Government and the Prime Minister
1. The Government shall exercise unified administration of bidding throughout the country.
2. The Prime Minister shall discharge the following responsibilities:
a) Make decisions on the bidding issues stipulated in article 73 of this Law for projects under his competence;
b) Approve plan on selection of bidders/investors in special cases;
c) Direct the work of conducting inspections and of resolving complaints, whistleblowing and dealing with breaches of the law in accordance with this Law and the other relevant law;
d) Discharge other responsibilities in accordance with this Law and other relevant laws.
Article 83. Responsibilities of the Ministry of Planning and Investment
1. To be responsible before the Government for the exercise of unified state administration of bidding activities nationwide as prescribed in Article 81 of this Law.
2. In addition to provision at Clause 1 this Article, the Ministry of Planning and Investment shall have the following responsibilities:
a) To evaluate plans on selection of bidder/ investor in projects under the consideration and decision competence of the Prime Minister;
b) To build up, manage, guide use of the national bidding website and bidding newspaper;
c) To perform other tasks on bidding as assigned by Government and the Prime Minister.
Article 84. Responsibilities of ministries, ministerial equivalent bodies, and all level people's committees
Ministries, ministerial equivalent bodies, and all level people's committees shall, within their tasks and powers, have the following responsibilities:
1. To exercise administration of bidding work;
2. To summarize, assess and report on the status of implementation of bidding activities;
3. To resolve protests regarding bidding;
4. To conduct checks and inspections, resolve complaints, whistleblowing, and with breaches of the law on procurement;
5. To organize the capacity building of bidding knowledge for cadres, civil servants and public employees engaged in bidding work;
6. In cases where a minister, head of a ministerial equivalent body or chairman of a people's committee at any level is concurrently the authorized person, then such minister, head or chairman must also discharge the responsibilities stipulated in article 73 of this Law; if being investor, he must also discharge the responsibilities stipulated in article 74 of this Law.
Article 85. Responsibilities of the organization operating National E-procurement System
1. To manage and operate National E-procurement System.
2. To maintain confidentiality of documents and data throughout the process of bidding through net work in accordance with regulations.
3. To supply services to guide investors, the Procuring Entity, bidders/investors in bidding online, and registering, publishing information on National E-procurement System.
4. To save information in serve of searching, monitoring, supervising, checking, inspecting and auditing.
5. To publish conditions on information technology infrastructure of users when participating in bidding online.
Article 86. Dealing with exceptional situations
1. Dealing with exceptional situations means settlement of cases arising in bidding which have not yet been stipulated specifically clearly in law on procurement. The person making a decision on dealing with any exceptional situation in bidding shall be responsible before the law for his decision on the basis of ensuring the following principles:
a) Ensuring competitiveness, fairness, transparency and economic efficiency;
b) Acting on the basis of the approved plan on selection of bidder/ investor, EOI requests, Prequalification Documents, Bidding Documents, Request for Proposals, EOI responses, Applications, Bids, Proposals; result of selection of bidder/ investor; the contract signed with selected bidder/investor; practical situation of performance of packages and projects.
2. Competencies for dealing with exceptional situations in bidding:
a) For contractor selection to perform packages of project, the person making decision to deal with exceptional situations is investor. In complex cases, the investor may make decision on dealing with exceptional situations after consulting the competent person;
b) For selection of tenders in recurrent procurement, centralized procurement, the person making decision to deal with exceptional situations is the Procuring Entity;
c) For investor selection, the person making decision to deal with exceptional situations is competent person.
3. The Government shall elaborate this Article.
Article 87. Inspection, examination and supervision of bidding activities
1. Inspection of bidding activities:
a) Bidding inspections shall be carried out and applied to organizations and individuals who are involved in bidding activities specified in this Law;
b) The bidding Inspectorate shall be the specialized inspectorate for the bidding sector. The organization and operations of the bidding Inspectorate shall be performed in accordance with the law on inspections.
2. Checks of bidding activities:
a) Checks of bidding activities include:
checks of promulgation of documents guiding on bidding of Ministries, sectors, localities and enterprises; checks of training on bidding, checks of formulation and approval of plan on selection of bidder/ investor; checks of selection of bidder/ investor; conclusion in contracts and other activities involving bidding;
b) Checks of bidding shall be conducted regularly or irregularly under decisions on the heads of agencies competent to check.
3. Supervision of bidding activities:
Supervision of bidding activities is regular work of the competent person aiming to ensure the observance of process of selection of bidder and investor with this Law.
4. The Government shall elaborate this Article.
Article 88. Complaints and whistleblowing
The making of complaints and whistleblowing and the resolution of such complaints and whistleblowing on bidding shall be performed in accordance with the law on complaints and whistleblowing.