Chương III Luật Chuyển giao công nghệ 2017: Hợp đồng chuyển giao công nghệ
Số hiệu: | 07/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 19/06/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2018 |
Ngày công báo: | 25/07/2017 | Số công báo: | Từ số 515 đến số 516 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Công nghệ thông tin, Sở hữu trí tuệ | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới về Hợp đồng chuyển giao công nghệ
Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về việc giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ như sau:
- Hợp đồng phải được các bên ký, đóng dấu (nếu có); ký, đóng dấu giáp lai (nếu có) vào các trang của hợp đồng, phụ lục hợp đồng;
(Luật hiện hành 2006 chỉ yêu cầu các bên ký kết, đóng dấu và có chữ ký tắt của các bên, đóng dấu giáp lai vào các trang của hợp đồng và phụ lục nếu một trong các bên là tổ chức khi có nhu cầu đăng ký hợp đồng)
- Ngôn ngữ trong hợp đồng do các bên thỏa thuận (không còn quy định trường hợp cần giao dịch tại Việt Nam thì phải có hợp đồng bằng tiếng Việt).
Ngoài ra, hợp đồng chuyển giao thuộc một trong các trường hợp sau phải đăng ký với cơ quan nhà nước (trừ công nghệ hạn chế chuyển giao đã được cấp Giấy phép chuyển giao):
- Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, từ Việt Nam ra nước ngoài;
- Chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn hoặc NSNN, trừ trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Luật Chuyển giao công nghệ 2017 có hiệu lực từ ngày 01/7/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Việc giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác được coi là giao dịch bằng văn bản theo quy định của Bộ luật Dân sự. Văn bản hợp đồng phải được các bên ký, đóng dấu (nếu có); ký, đóng dấu giáp lai (nếu có) vào các trang của hợp đồng, phụ lục hợp đồng.
2. Ngôn ngữ trong hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận.
3. Hợp đồng chuyển giao công nghệ được giao kết và thực hiện theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Cạnh tranh và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Tên công nghệ được chuyển giao.
2. Đối tượng công nghệ được chuyển giao, sản phẩm do công nghệ tạo ra, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm.
3. Chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.
4. Phương thức chuyển giao công nghệ.
5. Quyền và nghĩa vụ của các bên.
6. Giá, phương thức thanh toán.
7. Thời hạn, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
8. Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng (nếu có).
9. Kế hoạch, tiến độ chuyển giao công nghệ, địa điểm thực hiện chuyển giao công nghệ.
10. Trách nhiệm bảo hành công nghệ được chuyển giao.
11. Phạt vi phạm hợp đồng.
12. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
13. Cơ quan giải quyết tranh chấp.
14. Nội dung khác do các bên thỏa thuận.
1. Thời hạn thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận.
2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm giao kết, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Hợp đồng chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao có hiệu lực từ thời điểm được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.
Hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc trường hợp đăng ký theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 31 của Luật này có hiệu lực từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ; trường hợp gia hạn, sửa đổi, bổ sung thì hợp đồng gia hạn, sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung chuyển giao công nghệ.
1. Bên giao công nghệ có quyền sau đây:
a) Yêu cầu bên nhận công nghệ thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng;
b) Được thanh toán đầy đủ và hưởng quyền, lợi ích khác theo thỏa thuận trong hợp đồng;
c) Được thuê tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật;
d) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến công nghệ được chuyển giao;
đ) Yêu cầu bên nhận công nghệ áp dụng biện pháp khắc phục, bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên nhận công nghệ không thực hiện đúng nghĩa vụ quy định trong hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Bên giao công nghệ có nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo đảm quyền chuyển giao công nghệ là hợp pháp và không bị hạn chế bởi bên thứ ba, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
b) Thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng; bồi thường thiệt hại cho bên nhận công nghệ, bên thứ ba do vi phạm hợp đồng;
c) Giữ bí mật thông tin về công nghệ và thông tin khác trong quá trình đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ theo thỏa thuận;
d) Thông báo cho bên nhận công nghệ và thực hiện các biện pháp thích hợp khi phát hiện có khó khăn về kỹ thuật của công nghệ được chuyển giao làm cho kết quả chuyển giao công nghệ có khả năng không đúng cam kết trong hợp đồng;
đ) Đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ trong trường hợp chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao từ Việt Nam ra nước ngoài, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
e) Thực hiện nghĩa vụ về tài chính, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Bên nhận công nghệ có quyền sau đây:
a) Yêu cầu bên giao công nghệ thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng;
b) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến công nghệ được chuyển giao;
c) Được thuê tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật;
d) Yêu cầu bên giao công nghệ áp dụng biện pháp khắc phục, bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên giao công nghệ không thực hiện đúng nghĩa vụ quy định trong hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Bên nhận công nghệ có nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng; bồi thường thiệt hại cho bên giao công nghệ, bên thứ ba do vi phạm hợp đồng;
b) Giữ bí mật thông tin về công nghệ và thông tin khác trong quá trình đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ theo thỏa thuận;
c) Đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ trong trường hợp chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
d) Thực hiện nghĩa vụ về tài chính, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Giá công nghệ chuyển giao do các bên thỏa thuận.
2. Việc thanh toán được thực hiện bằng phương thức sau đây:
a) Trả một lần hoặc nhiều lần bằng tiền hoặc hàng hóa;
b) Chuyển giá trị công nghệ thành vốn góp vào dự án đầu tư hoặc vào vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
c) Trả theo phần trăm (%) giá bán tịnh;
d) Trả theo phần trăm (%) doanh thu thuần;
đ) Trả theo phần trăm (%) lợi nhuận trước thuế của bên nhận;
e) Phương thức thanh toán khác do các bên thỏa thuận.
3. Giá công nghệ chuyển giao phải được kiểm toán và thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế và giá trong trường hợp sau đây:
a) Giữa các bên mà một hoặc nhiều bên có vốn nhà nước;
b) Giữa các bên có quan hệ theo mô hình công ty mẹ - công ty con;
c) Giữa các bên có quan hệ liên kết theo quy định của pháp luật về thuế.
1. Tổ chức, cá nhân chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao quy định tại Điều 10 của Luật này phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.
2. Việc cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ được thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Chấp thuận chuyển giao công nghệ.
Đối với chuyển giao công nghệ của dự án đầu tư đã được thẩm định, lấy ý kiến công nghệ trong giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư thì không phải chấp thuận chuyển giao công nghệ;
b) Cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.
3. Hằng năm, bên nhận công nghệ trong trường hợp chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, chuyển giao công nghệ trong nước; bên giao công nghệ trong trường hợp chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài phải thực hiện báo cáo việc thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
1. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ;
b) Văn bản về tư cách pháp lý của bên đề nghị;
c) Tài liệu giải trình về công nghệ;
d) Tài liệu giải trình về điều kiện sử dụng công nghệ theo quy định của pháp luật;
đ) Tài liệu giải trình về việc phù hợp với quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
2. Tổ chức, cá nhân chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao gửi hồ sơ đến Bộ Khoa học và Công nghệ để đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm xem xét hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì có văn bản đề nghị tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ theo quy định.
4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với Bộ, ngành có liên quan ra văn bản chấp thuận chuyển giao công nghệ; trường hợp không chấp thuận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành mẫu văn bản đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ, mẫu tài liệu giải trình về công nghệ.
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ, trong đó ghi rõ cam kết trách nhiệm của các bên bảo đảm nội dung hợp đồng tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan;
b) Văn bản về tư cách pháp lý của các bên trong hợp đồng chuyển giao công nghệ;
c) Bản gốc bằng tiếng Việt hoặc bản sao có chứng thực hợp đồng chuyển giao công nghệ; trường hợp không có hợp đồng bằng tiếng Việt thì phải có bản dịch sang tiếng Việt và được công chứng hoặc chứng thực;
d) Danh mục tài liệu công nghệ, máy móc, thiết bị (nếu có) kèm theo hợp đồng chuyển giao công nghệ;
đ) Bản sao có chứng thực văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ (nếu có);
e) Tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, dịch vụ do ứng dụng công nghệ chuyển giao;
g) Giải trình về điều kiện sử dụng công nghệ;
h) Văn bản thẩm định giá công nghệ được chuyển giao trong trường hợp bên nhận chuyển giao công nghệ sử dụng vốn nhà nước.
2. Sau khi nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Khoa học và Công nghệ, tổ chức, cá nhân chuyển giao công nghệ tiến hành ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ.
3. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ, bên có nghĩa vụ thực hiện việc đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ đến Bộ Khoa học và Công nghệ.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm xem xét hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì có văn bản đề nghị tổ chức, cá nhân sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo quy định.
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung, các bên sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu hoặc có văn bản đề nghị gia hạn thời gian việc sửa đổi, bổ sung. Thời gian gia hạn không quá 60 ngày, hết thời hạn này, nếu các bên không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu thì Bộ Khoa học và Công nghệ ra thông báo từ chối cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ và trả lại hồ sơ nếu có yêu cầu.
5. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm thẩm định và cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ; trường hợp từ chối cấp Giấy phép thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Trường hợp cần thay đổi nội dung ghi trong Giấy phép chuyển giao công nghệ thì phải đề nghị cấp Giấy phép mới.
7. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành mẫu văn bản đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ, mẫu Giấy phép chuyển giao công nghệ.
1. Hợp đồng chuyển giao công nghệ và phần chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 2 Điều 5 của Luật này thuộc một trong những trường hợp sau đây phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, trừ công nghệ hạn chế chuyển giao đã được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ:
a) Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam;
b) Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài;
c) Chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn nhà nước hoặc ngân sách nhà nước, trừ trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ không thuộc trường hợp phải đăng ký quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Hồ sơ đăng ký chuyển giao công nghệ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị đăng ký chuyển giao công nghệ, trong đó ghi rõ cam kết trách nhiệm của các bên bảo đảm nội dung hợp đồng tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan;
b) Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực văn bản giao kết chuyển giao công nghệ thể hiện nội dung theo quy định tại Điều 23 của Luật này; trường hợp không có văn bản giao kết bằng tiếng Việt thì phải có bản dịch sang tiếng Việt và được công chứng hoặc chứng thực.
4. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày ký văn bản giao kết chuyển giao công nghệ, bên có nghĩa vụ thực hiện việc đăng ký chuyển giao công nghệ gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây:
a) Hợp đồng chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao;
b) Hợp đồng không có đối tượng công nghệ, nội dung chuyển giao công nghệ;
c) Nội dung hợp đồng trái với quy định của Luật này.
1. Giấy phép chuyển giao công nghệ, Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ có hiệu lực kể từ ngày cấp.
2. Cơ quan cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ, Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ có thẩm quyền hủy bỏ hiệu lực Giấy phép chuyển giao công nghệ, Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây:
a) Vi phạm nội dung trong Giấy phép chuyển giao công nghệ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ;
b) Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ hoặc đăng ký chuyển giao công nghệ;
c) Theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp vi phạm pháp luật có liên quan.
3. Trường hợp tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ và được hưởng hỗ trợ, ưu đãi theo quy định của pháp luật mà Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ bị hủy bỏ hiệu lực thì phải hoàn trả Nhà nước các khoản hỗ trợ, ưu đãi đã được nhận theo quy định của Chính phủ.
1. Các bên có thỏa thuận gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung chuyển giao công nghệ đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thì phải gửi hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung chuyển giao công nghệ.
2. Hồ sơ đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung chuyển giao công nghệ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung chuyển giao công nghệ;
b) Bản gốc bằng tiếng Việt hoặc bản sao có chứng thực văn bản gia hạn, sửa đổi, bổ sung; trường hợp không có văn bản bằng tiếng Việt thì phải có bản dịch sang tiếng Việt và được công chứng hoặc chứng thực.
3. Trình tự, thủ tục gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung chuyển giao công nghệ được thực hiện theo quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 31 của Luật này.
4. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành mẫu văn bản đề nghị gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung chuyển giao công nghệ, mẫu Giấy chứng nhận đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung chuyển giao công nghệ.
Cơ quan, cá nhân có trách nhiệm trong việc cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ, Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ có trách nhiệm giữ bí mật thông tin hồ sơ.
Article 22. Conclusion and performance of technology transfer agreement
1. A technology transfer agreement must be concluded in writing or in any forms which are considered as written transactions under regulations of the Civil Code. The agreement must be signed and sealed (if any) by the parties; all pages of the agreement or its appendixes must be initialed and sealed (if any).
2. The language used in the agreement shall be agreed upon by the parties.
3. The technology transfer agreement is concluded and performed in accordance with regulations of this Law, the Civil Code, and the Law on Commerce, the Law on Intellectual Property, the Competition Law and relevant laws.
Article 23. Contents of a technology transfer agreement
1. Name of technology to be transferred.
2. Technologies to be transferred, products created by the transferred technology, their quality standards.
3. Transfer of the ownership and/or the right to use technology.
4. Method of technology transfer.
5. Rights and obligations of the parties.
6. Price and method of payment.
7. Duration and effective date of the technology transfer agreement.
8. Definitions and terms used in the technology transfer agreement (if any).
9. Technology transfer plan or schedule, and location.
10. Warranty on transferred technology.
11. Penalty for breach of agreement.
12. Liability for breach of agreement.
13. Dispute resolution authority.
14. Other contents agreed upon by the parties.
Article 24. Duration and effective date of the technology transfer agreement
1. Duration of a technology transfer agreement shall be agreed upon by the parties.
2. The effective date of a technology transfer agreement shall be agreed upon by the parties. In case the parties fail to agree on the effective date, the technology transfer agreement shall become effective as from the date on which it is signed, excluding the cases prescribed in Clause 3 of this Article.
3. An agreement for transfer of technology restricted from transferring shall become effective as from the issued date of the technology transfer permit.
The technology transfer agreement which must be registered under regulations in Clause 1 and Clause 2 Article 31 herein shall become effective as from the issued date of Certificate of registration of technology transfer. If a technology transfer agreement is extended or revised, the written agreement on extension or revision shall become effective as from the issued date of Certificate of registration of technology transfer extension or revision.
Article 25. Rights and obligations of the transferor
1. The transferor has the following rights:
a) Request the transferee to strictly comply with provisions of the technology transfer agreement;
b) Receive full payment and enjoy other rights and interests as specified in the technology transfer agreement;
c) Hire an organization or individual to make technology transfer as regulated by law;
d) Request regulatory authorities to protect rights and legal interests related to the transferred technology;
dd) Request the transferee to implement corrective measures and make compensation for damage in case the transferee fails to fulfill its obligations specified in the technology transfer agreement, unless otherwise agreed;
e) Have other rights as defined by law.
2. The transferor must discharge the following obligations:
a) Ensure that the right to transfer technology is legal and not limited by the third party, unless otherwise agreed;
b) Comply with provisions specified in the technology transfer agreement; make compensation for damage caused to the transferee and/or the third party due to the transferor’s breach of agreement;
c) Keep secret of technology-related information and other information in course of negotiation, conclusion and performance of the technology transfer agreement;
d) Give a notification to the transferee and implement appropriate measures upon discovery of any technical difficulties which may result in the transferred technology fails to satisfy requirements specified in the agreement;
dd) Apply for permit to transfer technology which is restricted from transferring from Vietnam to foreign countries, unless otherwise agreed upon by the parties;
e) Fulfill financial obligations and other obligations as regulated by law.
Article 26. Rights and obligations of the transferee
1. The transferee has the following rights:
a) Request the transferor to strictly comply with provisions of the technology transfer agreement;
b) Request regulatory authorities to protect rights and legal interests related to the transferred technology;
c) Hire an organization or individual to make technology transfer as regulated by law;
d) Request the transferor to implement corrective measures and make compensation for damage in case the transferor fails to fulfill its obligations specified in the technology transfer agreement, unless otherwise agreed;
dd) Have other rights as defined by law.
2. The transferee must discharge the following obligations:
a) Comply with provisions specified in the technology transfer agreement; make compensation for damage caused to the transferor and/or the third party due to the transferee’s breach of agreement;
b) Keep secret of technology-related information and other information in course of negotiation, conclusion and performance of the technology transfer agreement;
c) Apply for permit to transfer technology which is restricted from transferring from a foreign country to Vietnam, unless otherwise agreed upon by the parties;
d) Fulfill financial obligations and other obligations as regulated by law.
Article 27. Price for technology transfer and payment method
1. The price for transferring technology shall be subject to agreement between the parties.
2. The payment may be made by adopting any of the following methods:
a) One-off or multiple payments in cash or by goods;
b) Transfer of technology value as capital contribution to the investment project or enterprise under regulations of law;
c) Payment by percentage (%) of the net selling price;
d) Payment by percentage (%) of the net revenue;
dd) Payment by percentage (%) of the earnings before income taxes of the transferee;
e) Other payment method as agreed upon by the parties.
3. The price of transferred technology must be audited and applied in accordance with regulations of the Law on taxation and prices in the following cases:
a) Technology is transferred between the parties among which one or both parties have state funding;
v) Technology is transferred between the parties having parent company-subsidiary company relationship;
c) Technology is transferred between the parties having association relationship as prescribed by the law on taxation.
4. The Government shall promulgate detailed regulations on this Article.
Article 28. Transfer of technology restricted from transferring
1. An organization or individual that wants to transfer any of the technologies restricted from transferring as prescribed in Article 10 herein must apply for a technology transfer permit.
2. The issuance of technology transfer permit must comply with the following order:
a) Giving approval for technology transfer.
The transfer of technologies applied to investment projects which have been appraised or given opinions in the phase of issuing investment policies or investment decisions is exempted from approval for technology transfer;
b) Issuing technology transfer permit.
3. Transferees of technologies which are transferred from foreign countries to Vietnam or transferred domestically and transferors of technologies which are transferred from Vietnam to foreign countries must prepare annual reports on their performance of technology transfer agreements under regulations by the Ministry of Science and Technology.
Article 29. Application and procedures for approval for technology transfer
1. An application for an approval for technology transfer includes:
a) The application form for an approval for technology transfer;
b) Proof of legal status of the applicant;
c) Written explanation for technology to be transferred;
d) Written explanation for conditions for applying transferred technology in accordance with regulations of law;
dd) written explanation for the consistency of transferred technology with laws on technical standards and regulations.
2. The organization or individual that wants to make transfer of technology restricted from transferring shall send an application for approval for technology transfer to the Ministry of Science and Technology.
3. Within 03 working days from the receipt of application, the Ministry of Science and Technology shall consider and request the applicant to supplement the application in accordance with regulations.
4. Within 30 days from the receipt of sufficient application, the Ministry of Science and Technology shall take charge of and cooperate with relevant ministries to give a written approval for technology transfer. If the application is refused, a written response which specifies reasons for refusal shall be given to the applicant.
5. Minister of Science and Technology is responsible for promulgating the templates of the application form for approval for technology transfer and explanation for technology.
Article 30. Application and procedures for issuance of technology transfer permit
1. An application for a technology transfer permit includes:
a) The application form for a technology transfer permit, which specifies the parties’ responsibility to ensure the compliance of contents of the technology transfer agreement with relevant laws;
b) Proof of legal status of the parties entering into the technology transfer agreement;
c) The original in Vietnamese or the certified copy of the technology transfer agreement. In case of unavailability of the technology transfer agreement in Vietnamese language, the notarized or certified translation into Vietnamese language shall be submitted;
d) The list of documents concerning technology, machinery, equipment (if any) enclosed with the technology transfer agreement;
dd) The certified copy of IP Rights Certificate for objects subject to IP Rights protection (if any);
e) Quality standards of products created by applying the transferred technology;
g) Explanation for conditions for using technology;
h) The written record of valuation of transferred technology in case the transferee uses state funding.
2. Upon the receipt of approval for technology transfer from the Ministry of Science and Technology, the parties shall conclude a technology transfer agreement.
3. Within 60 days from the conclusion of the technology transfer agreement, the party that is obliged to apply for a technology transfer permit shall send an application for a technology transfer permit to the Ministry of Science and Technology.
4. Within 05 working days from the receipt of application, the Ministry of Science and Technology shall consider and request the applicant to supplement the application in accordance with regulations.
Within 60 days from the receipt of the written request for supplementation of the application, the applicant must supplement required documents or submit an application for extension of deadline for supplementing documents. The extension given to supplement the application shall not exceed 60 days. Over this period, if the applicant fails to supplement required documents, the Ministry of Science and Technology shall give a written notification of refusal to issue the technology transfer permit and return the application as requested.
5. Within 15 working days from the receipt of sufficient application, the Ministry of Science and Technology shall process the application and grant a technology transfer permit to the applicant. If the application is refused, a written response which specifies reasons thereof shall be given.
6. In case of change in contents of a technology transfer permit, the applicant must carry out procedures for a new permit.
7. Minister of Science and Technology is responsible for promulgating the template of the application form for a technology transfer permit and the technology transfer permit template.
Article 31. Registration of technology transfer
1. Technology transfer agreement and part of technology transfer laid down in Clause 2 Article 5 herein must be registered with science and technology authorities in the following cases, excluding the transfer of technologies restricted from transferring which have been granted technology transfer permit:
a) Transfer of technology from a foreign country to Vietnam;
b) Transfer of technology from Vietnam to a foreign country;
c) Domestic technology transfer with use of state funding or state budget, excluding cases where Certificate of registration of science and technology task outcomes is available.
2. The Government encourages organizations and individuals to carry out the registration of technology transfer agreement in cases other than those prescribed in Clause 1 of this Article.
3. An application for registration of technology transfer includes:
a) The application form for registration of technology transfer, which specifies the parties’ responsibility to ensure the compliance of contents of the technology transfer agreement with relevant laws;
b) The original or the certified copy of the technology transfer agreement which includes all of contents prescribed in Article 23 herein. In case of unavailability of an agreement in Vietnamese language, the notarized or certified translation of the technology transfer agreement into Vietnamese language shall be submitted.
4. Within 90 days from the conclusion of the technology transfer agreement, the party that is obliged to apply for registration of technology transfer shall send an application for Certificate of registration of technology transfer to the science and technology authority.
5. Within 05 working days from the receipt of sufficient application, the science and technology authority shall process the application and grant a Certificate of registration of technology transfer to the applicant. If an application is refused, a written response which specifies reasons thereof shall be given to the applicant.
6. Science and technology authorities are entitled to refuse applications for Certificate of registration of technology transfer in the following cases:
a) A technology transfer agreement which is made for transfer of technology restricted from transferring;
b) An agreement which does not specify transferable technology or technology transfer contents;
c) An agreement whose contents are in contravention to regulations of this law.
7. The Government shall promulgate detailed regulations on this Article.
Article 32. Validity of technology transfer permit/ Certificate of registration of technology transfer
1. Technology transfer permit/ Certificate of registration of technology transfer shall become effective as from the issued date.
2. Issuing authorities shall have the power to nullify the issued technology transfer permit/ Certificate of registration of technology transfer in the following cases:
a) Failing to comply with provisions in the technology transfer permit or Certificate of registration of technology transfer;
b) Forging the application for the technology transfer permit or Certificate of registration of technology transfer;
c) At the request of a regulatory authority in case the holder commits violations against regulations of relevant laws.
3. If an organization or individual has been granted the Certificate of registration of technology transfer and enjoyed supports or incentives under regulations of law but such Certificate is nullified, the Certificate holder is responsible for returning received supports or incentives to the Government in accordance with the Government's regulations.
Article 33. Extension and revisions to technology transfer
1. If the parties reach an agreement on extension or revisions to the technology transfer of which Certificate of registration has been granted, the parties must submit the application prescribed in Clause 2 of this Article to the issuing authority of Certificate of registration of technology transfer for Certificate of registration of extension or revisions to the technology transfer under regulations of law.
2. An application for extension or revisions to technology transfer includes:
a) The application form for extension or revisions to technology transfer;
b) The original in Vietnamese language or the certified copy of the written agreement on extension or revisions. In case of unavailability of an agreement in Vietnamese language, the notarized or certified translation of such agreement into Vietnamese language shall be submitted.
3. Procedures for extension or revisions to technology transfer shall comply with regulations in Clauses 4, 5 and 6 Article 31 of this Law.
4. Minister of Science and Technology shall assume responsibility to promulgate the template of the application form for extension or revisions to technology transfer and the template of Certificate of registration of extension or revisions to technology transfer.
Article 34. Responsibility to keep secret in the course of issuing technology transfer permit or Certificate of registration of technology transfer
Authorities and/or individuals responsible for issuing the technology transfer permit or Certificate of registration of technology transfer shall assume responsibility to keep secret of application-related information.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực