Nghị định 83/2018/NĐ-CP về khuyến nông
Số hiệu: | 83/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 24/05/2018 | Ngày hiệu lực: | 10/07/2018 |
Ngày công báo: | 08/06/2018 | Số công báo: | Từ số 685 đến số 686 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới về hoạt động tư vấn và dịch vụ khuyến nông
Đây là một trong những nội dung nổi bật tại Nghị định 83/2018/NĐ-CP quy định về khuyến nông; theo đó, nội dung hoạt động tư vấn và dịch vụ khuyến nông quy định như sau:
- Chính sách và pháp luật liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn;
- Liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm;
- Dịch vụ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp;
- Khởi nghiệp, lập dự án đầu tư, huy động vốn, tuyển dụng và đào tạo lao động, xúc tiến thị trường, xây dựng thương hiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, bảo hiểm sản xuất, kinh doanh nông nghiệp;
- Dịch vụ giống, vật tư, thiết bị nông nghiệp, bảo vệ thực vật, thú y;
- Tư vấn và dịch vụ khác phù hợp với quy định, nhu cầu của người sản xuất và năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động khuyến nông.
Đối với các hoạt động trên, phương thức thực hiện tư vấn bao gồm:
- Trực tiếp hoặc thông qua các phương tiện truyền thông;
- Thông qua đào tạo, tập huấn, diễn dàn, tọa đàm hoặc qua thỏa thuận, hợp đồng.
Nghị định 83/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/7/2018 và thay thế cho Nghị định 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 83/2018/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2018 |
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Chuyển giao công nghệ ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Chính phủ ban hành Nghị định về khuyến nông.
1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định hình thức, phương thức, đối tượng, chính sách về khuyến nông và chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Luật Chuyển giao công nghệ.
2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động khuyến nông và chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp tại Việt Nam.
3. Các hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp liên quan đến các chương trình, dự án, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc tham gia ký kết thì tuân theo chương trình, dự án, điều ước quốc tế đó.
1. Khuyến nông là hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, thông tin, truyền bá kiến thức và đào tạo tay nghề cho nông dân nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới.
2. Phương thức đặc thù chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp bao gồm: đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, mô hình trình diễn, thông tin tuyên truyền được quy định chi tiết tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 của Nghị định này.
3. Hình thức đặc thù chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp được thực hiện thông qua chương trình, dự án, kế hoạch khuyến nông, chương trình, kế hoạch chuyển giao công nghệ do cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật liên quan.
4. Đối tượng thực hiện chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp là các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định này.
5. Đối tượng nhận chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp là các tổ chức, cá nhân tiếp nhận công nghệ chuyển giao quy định tại khoản 2 Điều 5 của Nghị định này.
6. Chương trình khuyến nông là tập hợp các dự án, nhiệm vụ khuyến nông để phục vụ mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn của ngành và địa phương trong từng giai đoạn, bao gồm: tên chương trình; mục tiêu khái quát; tên các dự án, nhiệm vụ khuyến nông để thực hiện chương trình; địa bàn triển khai; kết quả dự kiến.
7. Dự án khuyến nông trung ương là tập hợp các nội dung hoạt động khuyến nông để thực hiện chương trình khuyến nông trung ương, thời gian thực hiện từ 01 đến 05 năm, gồm: tên dự án; mục tiêu; nội dung hoạt động; địa bàn triển khai; thời gian thực hiện; kết quả dự kiến.
8. Kế hoạch khuyến nông địa phương là kế hoạch về nội dung và dự toán kinh phí các nhiệm vụ, hoạt động khuyến nông để thực hiện chương trình khuyến nông địa phương.
9. Mô hình trình diễn (sau đây gọi chung là mô hình) là một nội dung của chương trình, dự án, kế hoạch khuyến nông nhằm áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tiến bộ quản lý có quy mô phù hợp để làm mẫu nhân ra diện rộng.
10. Định mức kinh tế kỹ thuật khuyến nông là những chỉ tiêu biểu hiện bằng giá trị hoặc hiện vật được sử dụng để thực hiện nội dung hoạt động khuyến nông.
11. Hợp tác công tư trong hoạt động khuyến nông (sau đây gọi là khuyến nông PPP) là sự hợp tác giữa Nhà nước với các tổ chức, cá nhân cùng đầu tư, triển khai hoạt động khuyến nông phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
1. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp để tăng thu nhập, giảm nghèo, làm giàu, thích ứng với các điều kiện sinh thái, khí hậu và thị trường thông qua các nội dung, hình thức, phương thức hoạt động khuyến nông.
2. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; thúc đẩy tiến trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới; tăng cường khả năng chống chịu thiên tai; bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường.
3. Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp.
1. Xuất phát từ nhu cầu của sản xuất, thị trường và định hướng phát triển nông nghiệp của Nhà nước.
2. Phát huy vai trò chủ động, tích cực, tự nguyện và trách nhiệm giải trình của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động khuyến nông.
3. Dân chủ, công khai, có sự giám sát của cộng đồng và sự quản lý của Nhà nước.
4. Nội dung, hình thức, phương thức hoạt động khuyến nông phù hợp với từng địa bàn và nhóm đối tượng người sản xuất, cộng đồng dân tộc khác nhau.
5. Tiến bộ kỹ thuật, công nghệ chuyển giao phải được cấp có thẩm quyền công nhận hoặc chấp thuận.
6. Liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, cơ sở nghiên cứu khoa học, các doanh nghiệp với nông dân và giữa nông dân với nông dân.
7. Xã hội hóa hoạt động khuyến nông, đa dạng hóa dịch vụ khuyến nông để huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động khuyến nông.
8. Ưu tiên hoạt động khuyến nông ở địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn.
9. Ưu tiên phụ nữ, người dân tộc thiểu số; tổ chức có tỷ lệ cao về nữ hoặc người dân tộc thiểu số tham gia hoạt động khuyến nông.
1. Đối tượng chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp
a) Tổ chức, cá nhân thuộc hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước chuyên trách do cấp có thẩm quyền thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp;
c) Tổ chức, cá nhân khác bao gồm: tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội nghề nghiệp và tổ chức, cá nhân khác trong và ngoài nước có tham gia hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Đối tượng nhận chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp
a) Nông dân, chủ trang trại, tổ viên tổ hợp tác, thành viên hợp tác xã và các cá nhân khác hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp;
b) Tổ liên kết, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp và các tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
1. Nội dung hoạt động
a) Đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp, kỹ năng khuyến nông, bồi dưỡng kiến thức về chính sách, pháp luật cho các đối tượng chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này;
b) Tập huấn về kỹ thuật sản xuất, tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp, bồi dưỡng kiến thức về chính sách, pháp luật, thị trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, dịch hại cho các đối tượng nhận chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
2. Phương thức thực hiện
a) Tổ chức khóa học ngắn hạn gắn lý thuyết với thực hành;
b) Tổ chức lớp học tại hiện trường;
c) Đào tạo từ xa trên truyền thanh, truyền hình, trang thông tin điện tử khuyến nông;
d) Khảo sát học tập trong và ngoài nước;
đ) Các phương thức bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Nội dung hoạt động
a) Tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và khuyến nông;
b) Phổ biến quy trình sản xuất, tiến bộ kỹ thuật, mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, điển hình tiên tiến trong lĩnh vực nông nghiệp và hoạt động khuyến nông;
c) Thông tin thị trường, giá cả nông sản, vật tư nông nghiệp, lịch nông vụ, phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, dịch hại;
d) Xây dựng mạng lưới thông tin truyền thông khuyến nông để tư vấn, chuyển giao công nghệ và tiếp nhận thông tin phản hồi từ thực tế sản xuất.
2. Phương thức thực hiện
a) Qua hệ thống truyền thông đại chúng;
b) Xuất bản tạp chí, tài liệu và các loại ấn phẩm khuyến nông;
c) Tổ chức các sự kiện khuyến nông: hội nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ, triển lãm, tham quan học tập, diễn đàn, tọa đàm;
d) Bản tin, trang thông tin điện tử khuyến nông;
đ) Các phương thức truyền thông khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Nội dung hoạt động
a) Xây dựng mô hình trình diễn áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ phù hợp với từng địa phương, nhu cầu của sản xuất và định hướng phát triển của ngành;
b) Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ từ các mô hình trình diễn, điển hình sản xuất tiên tiến ra diện rộng.
2. Phương thức thực hiện
a) Tổ chức lựa chọn địa điểm, đối tượng tham gia, cung cấp giống, vật tư, thiết bị hỗ trợ và các nội dung cần thiết theo yêu cầu của mô hình;
b) Tổ chức trình diễn, giới thiệu tiến bộ kỹ thuật, công nghệ của mô hình;
c) Tổ chức đào tạo, hướng dẫn áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ;
d) Tổ chức tham quan, hội nghị, hội thảo đầu bờ để đánh giá hiệu quả và khả năng áp dụng của tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tại mô hình;
đ) Tổ chức thông tin tuyên truyền, phổ biến để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ ra diện rộng.
3. Ưu tiên xây dựng và nhân rộng các mô hình sau:
a) Mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt; mô hình sản xuất có chứng nhận; mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ; mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm; mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái;
b) Mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp;
c) Mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp hiệu quả và bền vững;
d) Mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, dịch hại, bảo vệ môi trường;
đ) Mô hình phát triển sản xuất để giảm nghèo bền vững cho các đối tượng yếu thế ở địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn;
e) Các mô hình khác theo nhu cầu của sản xuất, thị trường và định hướng phát triển của ngành, địa phương.
1. Nội dung hoạt động
a) Chính sách và pháp luật liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn;
b) Liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm;
c) Dịch vụ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp;
d) Khởi nghiệp, lập dự án đầu tư, huy động vốn, tuyển dụng và đào tạo lao động, xúc tiến thị trường, xây dựng thương hiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, bảo hiểm sản xuất, kinh doanh nông nghiệp;
đ) Dịch vụ giống, vật tư, thiết bị nông nghiệp, bảo vệ thực vật, thú y;
e) Tư vấn và dịch vụ khác phù hợp với quy định của pháp luật, nhu cầu của người sản xuất và năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động khuyến nông.
2. Phương thức thực hiện
a) Tư vấn trực tiếp;
b) Tư vấn thông qua các phương tiện truyền thông;
c) Tư vấn thông qua đào tạo, tập huấn, diễn đàn, tọa đàm;
d) Tư vấn và dịch vụ thông qua thỏa thuận, hợp đồng.
1. Nội dung hoạt động
a) Trao đổi kinh nghiệm khuyến nông và khoa học công nghệ với các tổ chức, chuyên gia quốc tế theo quy định của pháp luật;
b) Nâng cao năng lực, trình độ cho người làm công tác khuyến nông thông qua các chương trình hợp tác quốc tế và chương trình khảo sát học tập nước ngoài;
c) Các chương trình hợp tác về khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp từ nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài.
2. Phương thức thực hiện
a) Thông qua các hiệp định, nghị định thư về chương trình, dự án hợp tác chính thức nhà nước (song phương hoặc đa phương) hoặc các thỏa thuận hợp tác đối tác công tư (PPP);
b) Thông qua các hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa các tổ chức, cá nhân trong nước với các tổ chức, cá nhân nước ngoài;
c) Các phương thức hợp tác quốc tế khác phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
1. Hình thức hoạt động khuyến nông, hình thức đặc thù chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp ở trung ương bao gồm:
a) Chương trình khuyến nông trung ương (từ 05 đến 10 năm);
b) Kế hoạch nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên (hàng năm);
c) Chương trình, kế hoạch chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp khác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.
2. Hình thức hoạt động khuyến nông, hình thức đặc thù chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp ở địa phương bao gồm:
a) Chương trình khuyến nông địa phương (từ 03 đến 05 năm);
b) Kế hoạch khuyến nông địa phương (hàng năm);
c) Chương trình, kế hoạch chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt.
3. Các hình thức hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được thực hiện theo phương thức giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Căn cứ xây dựng chương trình khuyến nông trung ương
a) Chủ trương, định hướng, chiến lược, đề án phát triển nông nghiệp, nông thôn và các sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực của ngành;
b) Nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế; nhu cầu thực tiễn sản xuất;
c) Các chính sách đầu tư, khuyến khích đầu tư và dự báo nguồn lực đầu tư của khu vực nhà nước, tư nhân cho hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp trong thời gian thực hiện chương trình;
d) Chương trình, dự án, điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp mà Việt Nam là thành viên hoặc đã tham gia ký kết.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức xây dựng và phê duyệt chương trình khuyến nông trung ương theo từng giai đoạn 5 năm, 10 năm phù hợp với kế hoạch phát triển trung hạn, dài hạn của ngành. Trình tự thực hiện như sau:
a) Đề xuất, xây dựng chương trình khuyến nông trung ương theo từng lĩnh vực, sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực của ngành;
b) Lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân có liên quan;
c) Thành lập hội đồng tư vấn thẩm định chương trình khuyến nông trung ương;
d) Phê duyệt chương trình khuyến nông trung ương;
đ) Công bố trên cổng thông tin điện tử Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Điều chỉnh chương trình khuyến nông trung ương
Trong quá trình thực hiện, căn cứ chủ trương, định hướng phát triển của ngành và nhu cầu thực tiễn sản xuất, thị trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt điều chỉnh chương trình khuyến nông trung ương.
1. Đáp ứng mục tiêu, phạm vi, nội dung chương trình khuyến nông trung ương đã được phê duyệt hoặc nhiệm vụ đột xuất theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Tiến bộ kỹ thuật, công nghệ chuyển giao phải được cấp có thẩm quyền công nhận hoặc chấp thuận.
3. Nội dung hoạt động trong dự án khuyến nông trung ương bao gồm: xây dựng mô hình; nhân rộng mô hình; quản lý dự án. Trong đó, nội dung xây dựng mô hình phải có sự phối hợp tham gia của tổ chức khuyến nông cấp tỉnh hoặc tổ chức khuyến nông khác trên địa bàn có chức năng, nhiệm vụ phù hợp với nội dung của dự án.
1. Đối với tổ chức chủ trì dự án
a) Có chức năng, nhiệm vụ khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với lĩnh vực, sản phẩm của dự án; ưu tiên tổ chức có quyền sở hữu, quyền tác giả đối với tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mà dự án cần chuyển giao;
b) Đáp ứng các yêu cầu về nhân lực, khoa học kỹ thuật để triển khai thực hiện dự án;
c) Trong 2 năm tính đến thời điểm đăng ký chủ trì dự án không thuộc một trong các trường hợp sau: đã chủ trì dự án khuyến nông trung ương có kết quả nghiệm thu ở mức “không đạt”; sử dụng kinh phí dự án khuyến nông trung ương không đúng mục đích, quy định của pháp luật.
2. Đối với chủ nhiệm dự án
a) Là cá nhân thuộc tổ chức chủ trì, được giao trực tiếp tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm chính về kết quả dự án;
b) Có trình độ đại học trở lên, chuyên ngành đào tạo phù hợp với nội dung chính của dự án; có ít nhất 03 năm hoạt động khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật hoặc sản xuất kinh doanh trong cùng lĩnh vực, sản phẩm của dự án;
c) Trong 02 năm tính đến thời điểm đăng ký chủ nhiệm dự án không thuộc một trong các trường hợp sau: đã chủ nhiệm dự án khuyến nông trung ương có kết quả nghiệm thu ở mức “không đạt” hoặc có sai phạm dẫn đến bị đình chỉ thực hiện dự án;
d) Mỗi cá nhân chỉ chủ nhiệm 01 dự án khuyến nông trung ương trong cùng thời gian.
1. Căn cứ chương trình khuyến nông trung ương đã phê duyệt, hàng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập hội đồng tư vấn xác định danh mục dự án khuyến nông trung ương. Danh mục dự án bao gồm: tên dự án; mục tiêu; nội dung hoạt động; địa bàn triển khai; thời gian thực hiện; dự kiến kết quả.
2. Căn cứ ý kiến tư vấn của hội đồng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt danh mục dự án trước ngày 31 tháng 7; công bố trên cổng thông tin điện tử của Bộ và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đăng ký chủ trì dự án.
3. Trong trường hợp cần thiết (đáp ứng nhu cầu thực tiễn của sản xuất, thị trường hoặc để phục vụ nhiệm vụ đột xuất, cấp bách của ngành, phòng ngừa, khắc phục thiên tai, dịch hại), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt bổ sung một số danh mục dự án ngoài chương trình khuyến nông trung ương.
1. Văn bản đăng ký chủ trì dự án khuyến nông trung ương.
2. Tóm tắt hoạt động khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ trong nông nghiệp của tổ chức đăng ký chủ trì dự án khuyến nông trung ương (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này).
3. Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ nhiệm dự án khuyến nông trung ương (Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này).
4. Thuyết minh dự án khuyến nông trung ương (Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này).
5. Văn bản xác nhận phối hợp thực hiện dự án khuyến nông trung ương (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này).
6. Văn bản xác nhận triển khai dự án khuyến nông trung ương tại địa phương (Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định này).
7. Cam kết đóng góp vốn đối ứng (nếu có).
1. Tiếp nhận hồ sơ
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày công bố danh mục dự án, tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký chủ trì, chủ nhiệm dự án xây dựng hồ sơ dự án theo quy định tại Điều 16 Nghị định này và gửi 01 bộ hồ sơ (bản chính) về cơ quan tiếp nhận hồ sơ (trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích);
b) Ngày nhận hồ sơ là ngày ghi ở dấu của dịch vụ bưu chính công ích gửi đến (trường hợp gửi qua dịch vụ bưu chính công ích) hoặc dấu đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ (trường hợp nộp trực tiếp).
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức mở hồ sơ đăng ký để kiểm tra tính đầy đủ và tính hợp lệ của hồ sơ:
a) Thành phần tham gia gồm: đại diện các cơ quan có liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mời đại diện tổ chức, cá nhân đăng ký chủ trì, chủ nhiệm dự án tham dự;
b) Hồ sơ hợp lệ được đưa vào xem xét, đánh giá là hồ sơ được chuẩn bị theo các biểu mẫu quy định tại Điều 16, đáp ứng các tiêu chí quy định tại Điều 14 và nộp đúng thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Đối với các hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc mở, kiểm tra hồ sơ;
d) Kết quả mở hồ sơ được ghi thành biên bản theo quy định.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập hội đồng đánh giá hồ sơ đăng ký chủ trì dự án khuyến nông trung ương.
2. Tiêu chí và thang điểm đánh giá
Hồ sơ đăng ký chủ trì dự án khuyến nông được đánh giá, chấm điểm tối đa là 100 điểm, theo các nhóm tiêu chí và thang điểm như sau:
a) Năng lực tổ chức chủ trì: tối đa 15 điểm;
b) Năng lực của chủ nhiệm dự án: tối đa 10 điểm;
c) Năng lực của các tổ chức, cá nhân phối hợp thực hiện dự án: tối đa 10 điểm;
d) Nội dung hoạt động của dự án: tối đa 20 điểm;
đ) Phương pháp triển khai thực hiện và tính khả thi của dự án: tối đa 15 điểm;
e) Kết quả, hiệu quả và khả năng nhân rộng: tối đa 20 điểm;
g) Kinh phí thực hiện: tối đa 10 điểm.
3. Hồ sơ được hội đồng kiến nghị lựa chọn là hồ sơ có tổng số điểm trung bình của các tiêu chí cao nhất và phải đạt từ 70/100 điểm trở lên, trong đó không có tiêu chí nào có quá 1/3 số thành viên hội đồng có mặt cho điểm không (0 điểm).
1. Trên cơ sở kiến nghị của hội đồng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, phê duyệt, thông báo kết quả lựa chọn tổ chức chủ trì, cá nhân chủ nhiệm dự án khuyến nông trung ương.
2. Tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ dự án và gửi về cơ quan tiếp nhận hồ sơ (trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích) trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có văn bản thông báo.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định phê duyệt dự án, phê duyệt thuyết minh dự án khuyến nông trung ương trước ngày 30 tháng 11 và giao tổ chức chủ trì, chủ nhiệm dự án thực hiện dự án theo phương thức giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng theo quy định hiện hành.
1. Hàng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức xây dựng, phê duyệt kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất để kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện, tiến độ, kết quả, hiệu quả dự án khuyến nông trung ương. Tần suất kiểm tra được thực hiện ít nhất một lần cho mỗi dự án trong thời gian thực hiện.
2. Trước khi tiến hành kiểm tra (tối thiểu 05 ngày làm việc), đoàn kiểm tra thông báo thời gian, địa điểm kiểm tra tới tổ chức chủ trì, chủ nhiệm dự án và các thành viên đoàn kiểm tra. Tổ chức chủ trì, chủ nhiệm dự án làm báo cáo tiến độ thực hiện dự án gửi đoàn kiểm tra để phục vụ công tác kiểm tra.
3. Trong quá trình thực hiện dự án, tổ chức chủ trì tự tổ chức kiểm tra dự án và gửi báo cáo kết quả kiểm tra về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 15 tháng 6 và 15 tháng 12 hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu.
1. Điều chỉnh theo đề xuất của tổ chức chủ trì dự án khuyến nông trung ương
a) Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, tổ chức chủ trì đề xuất bằng văn bản nêu rõ lý do gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích);
b) Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của tổ chức chủ trì, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định điều chỉnh hoặc phân cấp cho cơ quan trực thuộc quyết định điều chỉnh dự án khuyến nông trung ương và thông báo cho tổ chức chủ trì để thực hiện.
2. Căn cứ kết quả kiểm tra, nghiệm thu dự án hàng năm hoặc trường hợp cần thiết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, phê duyệt điều chỉnh hoặc phân cấp cho cơ quan trực thuộc quyết định điều chỉnh dự án khuyến nông trung ương cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn và thông báo cho tổ chức chủ trì để thực hiện.
3. Thời gian điều chỉnh hoàn thành trước ngày 30 tháng 11.
1. Nghiệm thu dự án hàng năm
a) Trước ngày 25 tháng 12, tổ chức chủ trì dự án gửi 01 bộ hồ sơ nghiệm thu dự án hàng năm (trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích) về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Hồ sơ nghiệm thu dự án hàng năm gồm: văn bản đề nghị nghiệm thu của tổ chức chủ trì; báo cáo kết quả thực hiện dự án hàng năm (theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định này); hợp đồng và biên bản nghiệm thu giữa tổ chức chủ trì với các đơn vị phối hợp thực hiện dự án; biên bản kiểm tra (nếu có); các tài liệu, sản phẩm liên quan (nếu có);
c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân công các cơ quan trực thuộc tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiện dự án hàng năm trước ngày 30 tháng 01.
2. Nghiệm thu kết thúc dự án
a) Trước ngày 31 tháng 3 của năm sau khi dự án kết thúc, tổ chức chủ trì dự án gửi 01 bộ hồ sơ nghiệm thu kết thúc dự án về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích);
b) Hồ sơ nghiệm thu kết thúc dự án gồm: văn bản đề nghị nghiệm thu kết thúc dự án của tổ chức chủ trì; báo cáo tổng kết dự án (theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định này); biên bản nghiệm thu dự án hàng năm; biên bản kiểm tra; các tài liệu, sản phẩm liên quan (nếu có);
c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập hội đồng nghiệm thu kết thúc dự án;
d) Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày họp hội đồng nghiệm thu, tổ chức chủ trì có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu kết thúc dự án gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
đ) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt kết quả nghiệm thu kết thúc dự án trước ngày 30 tháng 6 hàng năm và công bố trên cổng thông tin điện tử của bộ.
1. Nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên được thực hiện hàng năm, gồm các nhóm nhiệm vụ sau:
a) Thông tin tuyên truyền: tổ chức sự kiện khuyến nông (diễn đàn, tọa đàm, hội nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ, triển lãm); tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng; bản tin và trang tin điện tử khuyến nông; xây dựng cơ sở dữ liệu khuyến nông; tài liệu, ấn phẩm khuyến nông;
b) Đào tạo huấn luyện: tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ khuyến nông các cấp và các đơn vị tham gia hoạt động khuyến nông; tập huấn nâng cao kỹ năng sản xuất và tổ chức quản lý cho người sản xuất; xây dựng học liệu khuyến nông; khảo sát học tập trong và ngoài nước;
c) Hợp tác quốc tế về khuyến nông;
d) Mua sắm, sửa chữa trang thiết bị phục vụ hoạt động khuyến nông;
đ) Quản lý, kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông.
2. Xây dựng, thẩm định, phê duyệt kế hoạch nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên
a) Trước ngày 31 tháng 7 hàng năm, tổ chức, cá nhân đề xuất nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên năm tiếp theo (Mẫu số 08 ban hành kèm theo Nghị định này) gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích);
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân công cơ quan trực thuộc tổng hợp, xây dựng kế hoạch nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên trước ngày 31 tháng 8;
c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập hội đồng thẩm định kế hoạch nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên;
d) Căn cứ kết quả thẩm định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt kế hoạch nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên trước ngày 31 tháng 10.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ cho tổ chức khuyến nông trực thuộc thực hiện nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên theo phương thức giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng theo quy định hiện hành.
4. Kiểm tra nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức xây dựng, phê duyệt kế hoạch kiểm tra nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên và phân công cơ quan trực thuộc tổ chức thực hiện theo kế hoạch được phê duyệt.
5. Điều chỉnh nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên
a) Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, tổ chức, cá nhân đề xuất bằng văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích);
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, phê duyệt điều chỉnh hoặc phân cấp cho đơn vị trực thuộc phê duyệt điều chỉnh và thông báo cho tổ chức, cá nhân để thực hiện;
c) Trong quá trình thực hiện, căn cứ chủ trương, định hướng phát triển của ngành và nhu cầu thực tiễn sản xuất, thị trường, kết quả kiểm tra, trường hợp cần thiết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt điều chỉnh nhiệm vụ cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn và thông báo cho tổ chức, cá nhân để thực hiện.
6. Nghiệm thu nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân công các cơ quan trực thuộc tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên với các tổ chức, cá nhân trước ngày 30 tháng 01;
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập hội đồng thẩm định kết quả nghiệm thu nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên trước ngày 30 tháng 4;
c) Căn cứ kết quả thẩm định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt kết quả nghiệm thu nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên trước ngày 30 tháng 6.
1. Căn cứ xây dựng chương trình khuyến nông địa phương
a) Chủ trương, định hướng, chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn và các sản phẩm hàng hóa trọng điểm, chủ lực của địa phương;
b) Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương; nhu cầu thực tiễn sản xuất, thị trường;
c) Chương trình khuyến nông trung ương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành trong từng giai đoạn.
2. Trình tự xây dựng, thẩm định, phê duyệt chương trình khuyến nông địa phương
a) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phân công cơ quan chuyên môn trực thuộc tổ chức xây dựng chương trình khuyến nông địa phương và lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan;
b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức hội đồng thẩm định chương trình khuyến nông địa phương;
c) Căn cứ kết quả thẩm định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt chương trình khuyến nông địa phương và công bố trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.
3. Điều chỉnh chương trình khuyến nông địa phương
Trong quá trình thực hiện, căn cứ chủ trương, định hướng phát triển của địa phương và nhu cầu thực tiễn sản xuất, thị trường, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt điều chỉnh chương trình khuyến nông địa phương.
1. Hàng năm, căn cứ chương trình khuyến nông địa phương đã phê duyệt và nhu cầu thực tiễn sản xuất, thị trường, tổ chức khuyến nông địa phương và các tổ chức, cá nhân khác tham gia hoạt động khuyến nông trên địa bàn đề xuất kế hoạch khuyến nông và dự toán kinh phí gửi cơ quan quản lý nhà nước về khuyến nông ở địa phương trước ngày 30 tháng 9.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về khuyến nông ở địa phương tổ chức thẩm định nội dung, dự toán kinh phí và trình Ủy ban nhân dân cùng cấp trước ngày 15 tháng 11.
3. Ủy ban nhân dân các cấp phê duyệt hoặc phân cấp cho cơ quan trực thuộc phê duyệt kế hoạch khuyến nông trước ngày 30 tháng 11 và công bố theo quy định.
4. Ủy ban nhân dân các cấp quyết định hoặc phân cấp cho cơ quan trực thuộc giao nhiệm vụ cho tổ chức khuyến nông địa phương thực hiện kế hoạch khuyến nông theo phương thức giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng theo quy định hiện hành.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phân công các cơ quan trực thuộc chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện kế hoạch khuyến nông, tổ chức kiểm tra, nghiệm thu, quyết toán theo quy định hiện hành.
1. Đối tượng nhận chuyển giao công nghệ
Được hỗ trợ tối đa 100% chi phí tài liệu, tiền ăn, đi lại, nơi ở trong thời gian tham dự đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, khảo sát học tập khuyến nông theo quy định hiện hành.
2. Đối tượng chuyển giao công nghệ
a) Được hỗ trợ tối đa 100% chi phí tài liệu, đi lại, tiền ăn, nơi ở trong thời gian tham dự đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, khảo sát học tập khuyến nông theo quy định hiện hành;
b) Người tham gia giảng dạy, trợ giảng, hướng dẫn tham quan, tổ chức lớp học được hưởng 100% các chế độ theo quy định hiện hành;
c) Ưu tiên đào tạo cán bộ khuyến nông là nữ, người dân tộc thiểu số.
1. Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 100% kinh phí xây dựng nội dung tuyên truyền khuyến nông trên các phương tiện thông tin đại chúng, xuất bản tạp chí, tài liệu, ấn phẩm khuyến nông, tổ chức sự kiện khuyến nông (hội nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ, triển lãm, diễn đàn, tọa đàm), xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu thông tin khuyến nông và các hình thức thông tin tuyên truyền khuyến nông khác.
2. Đối tượng chuyển giao, đối tượng nhận chuyển giao công nghệ khi tham dự các sự kiện khuyến nông được hỗ trợ chi phí tài liệu, đi lại, tiền ăn, nơi ở theo quy định hiện hành.
1. Chính sách hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn
a) Mô hình trình diễn ở địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, địa bàn bị ảnh hưởng của thiên tai, dịch hại, biến đổi khí hậu theo công bố của cấp có thẩm quyền được hỗ trợ tối đa 100% chi phí về giống, thiết bị, vật tư thiết yếu để xây dựng mô hình;
b) Mô hình trình diễn ở địa bàn trung du, miền núi, bãi ngang được hỗ trợ tối đa 70% chi phí về giống, thiết bị, vật tư thiết yếu để xây dựng mô hình;
c) Mô hình trình diễn ở địa bàn đồng bằng được hỗ trợ tối đa 50% chi phí về giống, thiết bị, vật tư thiết yếu để xây dựng mô hình;
d) Mô hình ứng dụng công nghệ cao được hỗ trợ tối đa 40% tổng kinh phí thực hiện mô hình (đối với tất cả các địa bàn);
đ) Mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp được hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện mô hình nhưng không quá 100 triệu đồng/mô hình (đối với tất cả các địa bàn);
e) Hỗ trợ tối đa 100% chi phí chứng nhận cơ sở sản xuất thực phẩm an toàn, cơ sở an toàn dịch bệnh khi tham gia xây dựng mô hình theo quy định hiện hành (đối với tất cả các loại mô hình).
2. Chính sách nhân rộng mô hình
Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 100% kinh phí tổ chức đào tạo, tập huấn, thông tin tuyên truyền, hội nghị, hội thảo, tham quan học tập để nhân rộng mô hình.
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động khuyến nông được tham gia tư vấn và dịch vụ khuyến nông quy định tại Điều 9 Nghị định này và theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Tổ chức, cá nhân hoạt động tư vấn và dịch vụ khuyến nông được ưu tiên thuê đất, vay vốn ưu đãi, miễn, giảm thuế, lệ phí theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Chi phí dịch vụ, tư vấn khuyến nông do các bên thỏa thuận. Việc quản lý, sử dụng các khoản thu từ dịch vụ, tư vấn khuyến nông theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Các tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp được hưởng các chính sách sau:
a) Được vinh danh, quảng bá, giới thiệu sản phẩm thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân khi thực hiện hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ có hiệu quả, có tác động tốt đến sản xuất kinh doanh nông nghiệp;
b) Được cơ quan quản lý nhà nước về khuyến nông hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi khi tham gia hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp;
c) Được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, lệ phí, vay vốn, thuê đất và các chính sách khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp:
a) Giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, máy móc, thiết bị nông nghiệp chuyển giao phải được công nhận tiến bộ kỹ thuật hoặc được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng, lưu hành theo quy định của pháp luật;
b) Khi chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ phải có hướng dẫn cụ thể về tính năng, tác dụng của tiến bộ kỹ thuật, công nghệ;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ gây ra (trừ trường hợp bất khả kháng);
d) Trước khi thực hiện tối thiểu 15 ngày, gửi văn bản báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về khuyến nông tại địa bàn. Nội dung báo cáo gồm: tên tiến bộ kỹ thuật, công nghệ chuyển giao, sản phẩm được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng, lưu hành kèm theo hướng dẫn sử dụng; nội dung hoạt động; thời gian, địa điểm thực hiện; đối tượng nhận chuyển giao; cam kết trách nhiệm theo quy định tại điểm c khoản này.
3. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về khuyến nông:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo, cơ quan quản lý nhà nước về khuyến nông có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này; trường hợp không hợp lệ hoặc không phù hợp với chủ trương, nhu cầu, điều kiện của địa phương thì phải có văn bản gửi tổ chức, cá nhân nêu rõ lý do;
b) Chủ động kiểm tra, giám sát hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp của các tổ chức, cá nhân thực hiện trên địa bàn.
1. Kinh phí khuyến nông trung ương được hình thành từ các nguồn:
a) Ngân sách trung ương bố trí cho chương trình, dự án, kế hoạch khuyến nông thuộc nhiệm vụ chi của Trung ương và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt;
b) Thực hiện hợp đồng tư vấn và dịch vụ khuyến nông;
c) Tài trợ và đóng góp hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
d) Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Kinh phí khuyến nông địa phương bao gồm kinh phí khuyến nông cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã được hình thành từ các nguồn:
a) Ngân sách địa phương bố trí cho chương trình, kế hoạch khuyến nông thuộc nhiệm vụ chi của địa phương và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã phê duyệt;
b) Thực hiện hợp đồng tư vấn và dịch vụ khuyến nông;
c) Tài trợ và đóng góp hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
d) Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
3. Kinh phí của tổ chức khuyến nông khác được hình thành từ các nguồn sau:
a) Nguồn vốn của tổ chức khuyến nông khác;
b) Hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước thông qua các chương trình, dự án, kế hoạch khuyến nông được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Thực hiện hợp đồng tư vấn và dịch vụ khuyến nông;
d) Tài trợ và đóng góp hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
đ) Từ nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
1. Kinh phí khuyến nông thuộc ngân sách nhà nước được sử dụng cho:
a) Các nội dung quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9 và 10 của Nghị định này;
b) Thuê chuyên gia trong và ngoài nước phục vụ hoạt động khuyến nông, đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông;
c) Mua bản quyền tác giả, công nghệ mới phù hợp để chuyển giao;
d) Mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động khuyến nông;
đ) Quản lý chương trình, dự án, kế hoạch khuyến nông được trích bằng 8% từ nguồn kinh phí khuyến nông (trong đó 3% dành cho cơ quan quản lý khuyến nông và 5% dành cho tổ chức thực hiện dự án, nhiệm vụ khuyến nông);
e) Các khoản chi khác phục vụ cho hoạt động khuyến nông.
2. Việc quản lý và sử dụng kinh phí khuyến nông không thuộc ngân sách nhà nước do tổ chức, cá nhân quyết định phù hợp với quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật hiện hành.
1. Kinh phí khuyến nông trung ương được sử dụng cho những hoạt động khuyến nông do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và tổ chức thực hiện. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập dự toán, phân bổ kinh phí và quyết toán kinh phí khuyến nông trung ương hàng năm theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
2. Kinh phí khuyến nông địa phương được sử dụng cho những hoạt động khuyến nông do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã quản lý và tổ chức thực hiện theo phân cấp ngân sách, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập dự toán, phân bổ kinh phí và quyết toán kinh phí khuyến nông địa phương hàng năm theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
3. Việc thực hiện chi, thanh toán kinh phí khuyến nông trung ương và địa phương căn cứ vào chương trình, dự án, kế hoạch khuyến nông được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động khuyến nông theo các nội dung sau:
a) Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược phát triển khuyến nông, định mức kinh tế kỹ thuật về khuyến nông;
b) Xây dựng, ban hành danh mục tiến bộ kỹ thuật về giống, sản phẩm, quy trình sản xuất, giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý khuyến khích chuyển giao trong nông nghiệp;
c) Phê duyệt chương trình, dự án, kế hoạch khuyến nông trung ương và chỉ đạo tổ chức thực hiện;
d) Phân công cơ quan trực thuộc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khuyến nông, ký hợp đồng, quản lý, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, quyết toán chương trình, dự án, kế hoạch khuyến nông trung ương, chương trình, kế hoạch chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp;
đ) Quy định thành phần và phương thức hoạt động của hội đồng thẩm định, nghiệm thu chương trình, dự án, nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên;
e) Hướng dẫn các địa phương về chuyên môn, nghiệp vụ khuyến nông;
g) Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thu hút vốn và các nguồn lực phục vụ cho hoạt động khuyến nông;
h) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động khuyến nông;
i) Phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí khuyến nông trung ương và kinh phí khuyến nông địa phương;
k) Quản lý kinh phí khuyến nông trung ương theo quy định;
l) Tổng kết, đánh giá, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp trên phạm vi toàn quốc.
2. Bộ Tài chính
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bố trí kinh phí chi thường xuyên cho các hoạt động khuyến nông của Trung ương theo quy định tại Luật ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn Luật và quy định tại Nghị định này, trình cấp có thẩm quyền quyết định;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí khuyến nông trung ương và kinh phí khuyến nông địa phương.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động khuyến nông theo quy định của Chính phủ.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động khuyến nông trên phạm vi địa phương theo các nội dung sau:
1. Xây dựng và ban hành chính sách, định mức kinh tế kỹ thuật về khuyến nông phù hợp với chủ trương, định hướng phát triển của ngành và điều kiện địa phương.
2. Phê duyệt chương trình khuyến nông địa phương, phê duyệt hoặc phân cấp cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã phê duyệt kế hoạch khuyến nông địa phương và chỉ đạo tổ chức thực hiện.
3. Phân công cơ quan trực thuộc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khuyến nông và quản lý, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, quyết toán chương trình, kế hoạch khuyến nông địa phương, chương trình, kế hoạch chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp thực hiện tại địa phương.
4. Quản lý hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp thực hiện trên địa bàn.
5. Bảo đảm kinh phí thực hiện các chính sách khuyến nông và hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông tại địa phương theo các quy định tại Nghị định này.
6. Huy động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thu hút nguồn lực cho hoạt động khuyến nông của địa phương.
7. Quản lý kinh phí khuyến nông địa phương.
8. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động khuyến nông trên địa bàn.
9. Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hàng năm tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp tại địa phương.
Các chương trình, dự án, kế hoạch khuyến nông đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực và đang thực hiện thì tiếp tục thực hiện theo quy định của Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông và các văn bản hướng dẫn có liên quan cho tới khi được nghiệm thu kết thúc.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 7 năm 2018 và thay thế Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
PHỤ LỤC
(Kèm theo Nghị định số: 83/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ)
Mẫu số 01 |
Tóm tắt hoạt động khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ trong nông nghiệp của tổ chức đăng ký chủ trì dự án khuyến nông trung ương |
Mẫu số 02 |
Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký Chủ nhiệm dự án khuyến nông trung ương |
Mẫu số 03 |
Thuyết minh dự án khuyến nông trung ương |
Mẫu số 04 |
Xác nhận phối hợp thực hiện dự án khuyến nông trung ương |
Mẫu số 05 |
Xác nhận triển khai dự án khuyến nông trung ương tại địa phương |
Mẫu số 06 |
Báo cáo kết quả dự án khuyến nông trung ương |
Mẫu số 07 |
Báo cáo tổng kết dự án khuyến nông trung ương |
Mẫu số 08 |
Đề xuất nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên |
TÓM TẮT HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG, CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ TRONG NÔNG NGHIỆP CỦA TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG TRUNG ƯƠNG
1. Tên tổ chức: ................................................................................................................ Cơ quan quản lý (chủ quản của tổ chức chủ trì): ............................................................. Họ tên thủ trưởng của Tổ chức chủ trì: ............................................................................ Năm thành lập: ................................................................................................................. Địa chỉ .............................................................................................................................. Điện thoại:....................... Fax: ............................... Email:............................................... |
||
2. Chức năng, nhiệm vụ về khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ hoặc sản xuất kinh doanh nông nghiệp liên quan đến dự án ............................................................................................................................................ |
||
3. Số người tham gia Dự án |
||
TT |
Trình độ |
Tổng số |
1 |
Tiến sỹ |
|
2 |
Thạc sỹ |
|
3 |
Đại học |
|
4. Kinh nghiệm, thành tựu trong hoạt động khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ hoặc sản xuất kinh doanh nông nghiệp trong 5 năm gần nhất liên quan dự án (nêu tên, kết quả các nhiệm vụ, dự án khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ đã được nghiệm thu, áp dụng vào sản xuất; các nhiệm vụ, dự án, hoạt động sản xuất kinh doanh đang triển khai có liên quan đến dự khuyến nông án đăng ký chủ trì...) ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... |
||
5. Tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có liên quan đến dự án: - Tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi mới, mức độ công nhận. - Tiến bộ về kỹ thuật nuôi trồng cây trồng, vật nuôi, tổ chức quản lý sản xuất và mức độ công nhận. - Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật khác có liên quan đến dự án. |
||
6. Khả năng huy động các nguồn lực cho việc thực hiện dự án ........................................................................................................................................... |
|
…., ngày… tháng …năm 20… |
LÝ LỊCH KHOA HỌC CỦA CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ
CHỦ NHIỆM DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG TRUNG ƯƠNG
1. Họ và tên:........................................................................................................................ |
||||||||
2. Năm sinh:................................................................... 3. Nam/Nữ:................................. |
||||||||
4. Học hàm:................................................................... Năm được phong học hàm:........ Học vị:........................................................................... Năm đạt học vị:............................ |
||||||||
5. Chức danh:.................................................................. Chức vụ:.................................... |
||||||||
6. Địa chỉ nhà riêng:............................................................................................................. |
||||||||
7. Điện thoại: CQ:........................... NR: ....................... Mobile:......................................... 8. Fax:......................................................... E-mail:............................................................ |
||||||||
9. Cơ quan - nơi làm việc của cá nhân đăng ký chủ nhiệm Dự án: Tên Cơ quan: ..................................................................................................................... Họ tên Thủ trưởng cơ quan: .............................................................................................. Địa chỉ Cơ quan:................................................................................................................. Điện thoại:................................ Fax:............................ Email:........................................... |
||||||||
10. Quá trình đào tạo |
||||||||
Bậc đào tạo |
Nơi đào tạo |
Chuyên môn |
Năm tốt nghiệp |
|||||
Đại học |
|
|
|
|||||
Thạc sỹ |
|
|
|
|||||
Tiến sỹ |
|
|
|
|||||
Thực tập sinh khoa học |
|
|
|
|||||
11. Quá trình công tác |
||||||||
Thời gian (Từ năm.. đến năm... |
Vị trí công tác |
Cơ quan công tác |
Địa chỉ cơ quan |
|||||
|
|
|
|
|||||
12. Số công trình được áp dụng trong thực tiễn (liên quan đến nội dung dự án thực hiện - nếu có) |
||||||||
TT |
Tên công trình |
Hình thức, quy mô, địa chỉ áp dụng |
Thời gian (bắt đầu - kết thúc) |
|||||
1 |
|
|
|
|||||
2 |
|
|
|
|||||
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
|||||
13. Các đề tài, dự án, nhiệm vụ khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, sản xuất kinh doanh đã và đang chủ trì hoặc tham gia (trong 5 năm gần đây thuộc lĩnh vực dự án thực hiện - nếu có) |
||||||||
Tên đề tài, dự án, nhiệm vụ khác đã chủ trì |
Thời gian (bắt đầu - kết thúc) |
Thuộc Chương trình (nếu có) |
Tình trạng thực hiện (đã nghiệm thu, chưa nghiệm thu) |
|||||
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
|||||
14. Thành tựu hoạt động khuyến nông, chuyển giao TBKT và sản xuất kinh doanh khác (liên quan đến dự án, nếu có) |
||||||||
TT |
Hình thức và nội dung giải thưởng |
Năm tặng thưởng |
||||||
|
|
|
||||||
|
|
|
||||||
|
|
|
||||||
|
|
|
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC CHỦ TRÌ |
.....…, ngày… tháng… năm 20... |
THUYẾT MINH DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG TRUNG ƯƠNG
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
1 |
Tên dự án: |
2 |
Thời gian thực hiện: .......… năm (Từ năm 20... đến năm 20... |
3 |
Địa điểm thực hiện: (nêu các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương dự kiến triển khai dự án) |
4 |
Kinh phí …............. triệu đồng, trong đó: - Từ nguồn NSNN: …........ triệu đồng - Từ nguồn đối ứng: …........ triệu đồng - Từ nguồn khác: …........ triệu đồng |
5 |
Lĩnh vực chuyên ngành * Trồng trọt; * Chăn nuôi; * Thủy sản; * Lâm nghiệp; * Khuyến công; * Khác: …......... |
6 |
Chủ nhiệm dự án Họ và tên: .................................................................................................................. Năm sinh: ...................................................... Giới tính: Nam/Nữ Số CMTND/hộ chiếu ………Cơ quan cấp ………cấp ngày…….. tháng…… năm ….. Học hàm, học vị: ........................................................................................................ Chức vụ: ..................................................................................................................... Địa chỉ nơi cư trú: ....................................................................................................... Điện thoại: CQ: ................. NR: ....................... Di động: ........................................... Fax: ............................... Email:................................................................................. Quá trình công tác, kinh nghiệm của Chủ nhiệm dự án trong hoạt động khuyến nông hoặc hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong 5 năm trở lại đây (tóm tắt trong 1/2 trang): |
7 |
Tổ chức chủ trì dự án Tên tổ chức chủ trì dự án: .......................................................................................... Điện thoại: ............................... Fax: .......................................................................... Email:.......................................................................................................................... Website:....................................................................................................................... Địa chỉ: ........................................................................................................................ Họ và tên thủ trưởng cơ quan: ................................................................................... Số tài khoản: ............................................................................................................... Ngân hàng/Kho bạc:.................................................................................................... Năng lực và thành tựu của Tổ chức chủ trì dự án trong hoạt động khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp: (tóm tắt trong 1/2 trang): |
II. NỘI DUNG DỰ ÁN
1 |
Tính cấp thiết, cơ sở, căn cứ xây dựng dự án (Nêu tóm tắt không quá 03 trang) |
|||||
a |
Hiện trạng, chủ trương, chính sách và nhu cầu của sản xuất |
|||||
b |
Tiến bộ khoa học công nghệ, tiến bộ về quản lý dự kiến áp dụng (nguồn gốc, xuất xứ, mức độ công nhận, chủ trương của bộ, địa phương áp dụng vào sản xuất...) |
|||||
c |
Căn cứ pháp lý xây dựng dự án (văn bản pháp luật liên quan, định mức tiến bộ kỹ thuật, quyết định phê duyệt danh mục dự án đặt hàng...) |
|||||
2 |
Mục tiêu của dự án (Bám sát và cụ thể hóa theo mục tiêu đặt hàng) |
|||||
a |
Mục tiêu tổng quát: |
|||||
b |
Mục tiêu cụ thể: |
|||||
3 |
Nội dung dự án |
|||||
a |
Xây dựng mô hình trình diễn: - Số mô hình (tỉnh, thành phố), số điểm theo mô hình (xã, phường), quy mô mô hình, điểm trình diễn (diện tích, số đầu con...), số hộ tham gia... - Loại giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản và vật tư, thiết bị dự kiến áp dụng tại mô hình (nguồn gốc, xuất xứ, số lượng, yêu cầu chất lượng...). - Tiến bộ về tổ chức quản lý sản xuất dự kiến áp dụng tại mô hình (liên kết, hợp tác trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm...) - Kết quả dự kiến tại các mô hình, điểm trình diễn. - Chi tiết quy trình kỹ thuật và biện pháp tổ chức quản lý sản xuất áp dụng trong mô hình (có thể xây dựng thành các phụ lục kèm theo). |
|||||
b |
Đào tạo, tập huấn: - Nêu rõ số lượng, số lần, số lớp tập huấn cho các đối tượng nông dân tham gia thực hiện mô hình; cho các đối tượng nông dân khác ngoài mô hình để nhân rộng mô hình; nêu rõ kết quả dự kiến đạt được. |
|||||
c |
Thông tin tuyên truyền: - Nêu rõ số Hội nghị tổng kết, hội nghị tham quan đầu bờ, hội thảo, diễn đàn, tọa đàm, hoạt động tuyên truyền khác (truyền hình, đài, báo, tạp chí, tài liệu, ấn phẩm, pano,...) - Kết quả dự kiến đạt được... |
|||||
d |
Quản lý dự án - Kiểm tra, nghiệm thu, hoạt động khác... |
|||||
4 |
Phương pháp triển khai dự án |
|||||
a |
Phương pháp tổ chức thực hiện: Việc phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chính quyền, tổ chức khuyến nông địa phương, doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân khác và các hộ dân để triển khai dự án... |
|||||
b |
Phương pháp triển khai dự án (Nêu cụ thể cho từng hoạt động): - Chọn điểm, chọn hộ (nêu các tiêu chí cụ thể, phù hợp để thực hiện mô hình) - Cung cấp giống và vật tư (chủng loại, yêu cầu chất lượng, phương thức cung ứng,...) - Đào tạo, tập huấn (thời gian, nội dung, phương pháp và yêu cầu học viên, giảng viên...) - Thông tin tuyên truyền (đối tượng, cách thức, sự liên kết phối hợp...) - Quản lý, kiểm tra, giám sát... |
|||||
5 |
Tổng hợp nội dung, tiến độ, kinh phí thực hiện theo từng năm |
|||||
TT |
Nội dung |
Quy mô |
Địa điểm |
Thời gian (bắt đầu, kết thúc) |
Tổ chức, cá nhân, thực hiện |
Dự kiến kinh phí (tr.đ) |
1 |
Năm thứ nhất |
|
|
|
|
|
a |
Xây dựng mô hình |
|
|
|
|
|
|
- Công việc 1 |
|
|
|
|
|
|
- Công việc 2 |
|
|
|
|
|
b |
Đào tạo tập huấn |
|
|
|
|
|
|
- Công việc 1 |
|
|
|
|
|
|
- Công việc 2 |
|
|
|
|
|
c |
Thông tin, tuyên truyền |
|
|
|
|
|
|
- Công việc 1 |
|
|
|
|
|
|
- Công việc 2 |
|
|
|
|
|
d |
Quản lý dự án |
|
|
|
|
|
|
- Công việc 1 |
|
|
|
|
|
|
- Công việc 2 |
|
|
|
|
|
2 |
Năm thứ 2 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
3 |
Năm thứ 3 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
6 |
Tổng hợp nội dung, kinh phí thực hiện dự án theo địa phương |
|||||
|
Năm 20... |
|
|
|
|
|
TT |
Nội dung dự án |
Tỉnh/thành phố |
Cộng |
|||
A |
B |
C |
.... |
|
||
I |
Xây dựng mô hình |
|
|
|
|
|
1 |
Mô hình |
|
|
|
|
|
|
Quy mô mô hình (ha, con vật nuôi...) |
|
|
|
|
|
|
Số điểm trình diễn (cấp xã/phường) |
|
|
|
|
|
|
Kinh phí hỗ trợ giống, vật tư (triệu đồng) |
|
|
|
|
|
2 |
Tập huấn trong mô hình |
|
|
|
|
|
|
Số lớp |
|
|
|
|
|
|
Số người |
|
|
|
|
|
|
Kinh phí (triệu đồng) |
|
|
|
|
|
3 |
Tổng kết mô hình |
|
|
|
|
|
|
Số hội nghị |
|
|
|
|
|
|
Số người |
|
|
|
|
|
|
Kinh phí (triệu đồng) |
|
|
|
|
|
4 |
Cán bộ chỉ đạo |
|
|
|
|
|
|
Số người |
|
|
|
|
|
|
Kinh phí (triệu đồng) |
|
|
|
|
|
II |
Đào tạo, tập huấn nhân rộng mô hình |
|
|
|
|
|
|
Số lớp |
|
|
|
|
|
|
Số người |
|
|
|
|
|
|
Kinh phí (triệu đồng) |
|
|
|
|
|
III |
Thông tin, tuyên truyền |
|
|
|
|
|
|
Số hội nghị thăm quan mô hình |
|
|
|
|
|
|
Số hội nghị, hội thảo vùng/miền |
|
|
|
|
|
|
Kinh phí (triệu đồng) |
|
|
|
|
|
IV |
Quản lý dự án (triệu đồng) |
|
|
|
|
|
|
TỔNG KINH PHÍ (triệu đồng) |
|
|
|
|
|
III. KẾT QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN
1 |
Kết quả/sản phẩm của dự án và yêu cầu chất lượng cần đạt |
|||
Số TT |
Chỉ tiêu/ nội dung |
Số lượng |
Chất lượng |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
2 |
Tác động và lợi ích mang lại của dự án |
|||
a |
Đối với sản xuất (Nêu dự kiến những tác động của dự án đối với sản xuất, người nông dân) |
|||
b |
Đối với kinh tế - xã hội và môi trường (Nêu dự kiến những tác động của dự án đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường) |
IV. CÁC TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN THAM GIA DỰ ÁN
1 |
Các tổ chức chủ trì/ phối hợp thực hiện Dự án |
|||||
|
Tên tổ chức |
Địa chỉ |
Nhiệm vụ được giao thực hiện trong dự án |
Địa điểm triển khai |
Kinh phí (tr. đ) |
|
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
2 |
Cá nhân thực hiện dự án (Ghi các cá nhân thực hiện chính, tối đa 10 người) |
|||||
|
Họ và tên |
Cơ quan công tác |
Thời gian làm việc cho dự án (Số tháng quy đổi) |
|||
1 |
|
|
|
|||
2 |
|
|
|
|||
... |
|
|
|
|||
|
|
|
|
|
|
|
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN
Đơn vị: triệu đồng
TT |
Nguồn kinh phí |
Tổng số |
Kinh phí cho từng nội dung |
|||
Xây dựng mô hình |
Đào tạo tập huấn |
Thông tin tuyên truyền |
Quản lý dự án |
|||
|
Tổng kinh phí |
|
|
|
|
|
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
1 |
Nguồn vốn NSNN |
|
|
|
|
|
|
- Năm thứ nhất: |
|
|
|
|
|
|
- Năm thứ hai: |
|
|
|
|
|
|
- Năm thứ ba: |
|
|
|
|
|
2 |
Nguồn vốn đối ứng |
|
|
|
|
|
|
- Năm thứ nhất: |
|
|
|
|
|
|
- Năm thứ hai: |
|
|
|
|
|
|
- Năm thứ ba: |
|
|
|
|
|
3 |
Nguồn vốn khác |
|
|
|
|
|
|
- Năm thứ nhất: |
|
|
|
|
|
|
- Năm thứ hai: |
|
|
|
|
|
|
- Năm thứ ba: |
|
|
|
|
|
Tổng hợp phân bổ nội dung, kinh phí các đơn vị tham gia:
TT |
Tên đơn vị/tổ chức thực hiện |
Quy mô |
Tổng kinh phí (tr.đ) |
Trong đó |
Ghi chú |
|||
Xây dựng mô hình |
Đào tạo tập huấn |
Thông tin tuyên truyền |
Quản lý |
|
||||
1 |
Tổ chức chủ trì |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
(Có tổng hợp dự toán kinh phí dự án kèm theo)
|
...…, ngày … tháng … năm 20... |
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
MẪU BIỂU TỔNG HỢP DỰ TOÁN KINH PHÍ DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG
(Kèm theo Thuyết minh dự án)
I. XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRÌNH DIỄN
Đơn vị tính: 1.000 đồng
TT |
Nội dung |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Đơn giá |
Thành tiền |
Tổng cộng |
Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước |
Kinh phí đối ứng |
Nguồn khác |
Ghi chú |
|||||
Năm thứ nhất |
Năm thứ hai |
Năm thứ ba |
|
||||||||||||
Số lượng |
Thành tiền |
Số lượng |
Thành tiền |
Số lượng |
Thành tiền |
|
|
|
|||||||
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
1 |
Giống[1] |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Vật tư thiết yếu1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Công cán bộ chỉ đạo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Tập huấn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
Tổng kết mô hình |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. ĐÀO TẠO, TẬP HUẤN
TT |
Nội dung |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Đơn giá |
Thành tiền |
Tổng cộng |
Kinh phí hỗ trợ từ NSNN |
Kinh phí đối ứng |
Nguồn khác |
Ghi chú |
|||||
Năm thứ nhất |
Năm thứ hai |
Năm thứ ba |
|
||||||||||||
Số lượng |
Thành tiền |
Số lượng |
Thành tiền |
Số lượng |
Thành tiền |
|
|
|
|||||||
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
1 |
Thuê Hội trường, trang thiết bị |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
In ấn tài liệu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Giảng viên hướng dẫn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bồi dưỡng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đi lại |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tiền ở |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Học viên |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đi lại |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tiền ăn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tiền ở |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tài liệu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
Nước uống |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
Văn phòng phẩm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
Vật tư thực hành |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8 |
Chi khác: Khai giảng, bế giảng, in chứng chỉ, tiền y tế... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III. THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN
TT |
Nội dung |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Đơn giá |
Thành tiền |
Tổng cộng |
Kinh phí hỗ trợ từ NSNN |
Kinh phí đối ứng |
Nguồn khác |
Ghi chú |
|||||
Năm thứ nhất |
Năm thứ hai |
Năm thứ ba |
|
||||||||||||
Số lượng |
Thành tiền |
Số lượng |
Thành tiền |
Số lượng |
Thành tiền |
|
|
|
|||||||
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
1 |
Thông tin |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Tài liệu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Hội thảo đầu bờ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Hội thảo vùng miền |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
Tuyên truyền (báo đài...) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IV. QUẢN LÝ DỰ ÁN (1.000 đồng):
V. TỔNG CỘNG (I+II+III+IV):
(Số tiền viết bằng chữ: ..................................................................................................... )
CHỦ NHIỆM DỰ ÁN |
KẾ TOÁN TRƯỞNG |
THỦ TRƯỞNG TỔ CHỨC CHỦ TRÌ |
Ghi chú: Kèm theo biểu tổng hợp dự toán là các biểu dự toán chi tiết theo địa điểm, địa bàn, mô hình thực hiện với tỷ lệ hỗ trợ của NSNN khác nhau
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
XÁC NHẬN PHỐI HỢP THỰC HIỆN DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG TRUNG ƯƠNG
Kính gửi: ……............ (Tổ chức chủ trì dự án)
1. Tên Dự án và tổ chức chủ trì:
- Tên dự án: .......................................................................................................................
- Tổ chức chủ trì: ...............................................................................................................
2. Tổ chức đăng ký phối hợp thực hiện dự án:
- Tên tổ chức đăng ký phối hợp thực hiện Dự án: .............................................................
- Địa chỉ: .............................................................................................................................
- Điện thoại: ........................................................................................................................
3. Nội dung công việc đăng ký phối hợp thực hiện:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
(Nội dung công việc chi tiết và kinh phí thực hiện đã được thể hiện trong hồ sơ Dự án đăng ký).
Khi Dự án được phê duyệt, đơn vị cam kết phối hợp với tổ chức chủ trì, chủ nhiệm dự án thực hiện dự án theo mục tiêu, nội dung và sản phẩm đặt hàng của bộ.
|
…, ngày …tháng… năm 20… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
XÁC NHẬN TRIỂN KHAI
DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG TRUNG ƯƠNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG
Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Tên dự án và tổ chức chủ trì dự án:
- Tên dự án: ........................................................................................................................
- Tổ chức chủ trì: .................................................................................................................
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ….. (tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương) xác nhận ….. (Tổ chức chủ trì) triển khai dự án khuyến nông trung ương: ….. (tên dự án) trên địa bàn của .... (tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương) trong thời gian ….. (năm).
Sau khi dự án được phê duyệt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với …… (Tổ chức chủ trì) xây dựng kế hoạch và triển khai dự án trên địa bàn; phối hợp với Bộ kiểm tra, đánh giá dự án theo quy định.
Tổ chức chủ trì dự án và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh ..... đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét quyết định.
......, ngày …tháng… năm 20… |
…, ngày ….tháng... năm 20… |
CƠ QUAN CHỦ QUẢN BÁO CÁO KẾT QUẢ Tên dự án: Cơ quan chủ quản dự án:....................................... Tổ chức chủ trì dự án:............................................ Chủ nhiệm dự án:................................................... Thời gian thực hiện:................................................ ..../201... |
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
Nêu những đặc điểm, thuận lợi, khó khăn khi thực hiện dự án.
II. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
1. Mục tiêu tổng quát:
2. Mục tiêu cụ thể năm ...:
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TRIỂN KHAI
(Trình bày các nội dung hoạt động, quy mô, TBKT, công nghệ chuyển giao, phương pháp tổ chức thực hiện theo thuyết minh dự án và kế hoạch triển khai đã được phê duyệt).
1. Xây dựng mô hình trình diễn:
(Cần chi tiết phương pháp chọn điểm, chọn hộ, yêu cầu kỹ thuật giống, thiết bị, vật tư đưa vào dự án.)
2. Đào tạo, tập huấn
3. Thông tin tuyên truyền
4. Kiểm tra, giám sát đánh giá
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
(Trình bày các kết quả theo từng nội dung hoạt động, có các bảng biểu minh họa và đánh giá, nhận xét kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra).
1. Xây dựng mô hình trình diễn:
2. Đào tạo, tập huấn
3. Thông tin tuyên truyền
4. Kiểm tra, giám sát đánh giá
5. Đánh giá chung kết quả thực hiện dự án
- Những kết quả, sản phẩm chính của dự án đã đạt được.
- Những tồn tại, nguyên nhân.
- Bài học kinh nghiệm rút ra.
V. HIỆU QUẢ VÀ KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG
1. Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường
2. Khả năng mở rộng của dự án
VI. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KINH PHÍ
1. Tổng kinh phí dự án:
2. Tình hình cấp phát kinh phí:
3. Tình hình sử dụng kinh phí:
VII. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
2. Đề nghị
|
…, ngày ... tháng ... năm 20... |
CƠ QUAN CHỦ QUẢN BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG TRUNG ƯƠNG Tên dự án: Cơ quan chủ quản dự án: Bộ Nông nghiệp và PTNT Tổ chức chủ trì dự án: ................................................. Chủ nhiệm dự án: ........................................................ Thời gian thực hiện: ..................................................... ..../20.. |
MỤC LỤC BÁO CÁO
Phần I
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
1. Tên dự án: .....................................................................................................................
2. Tổ chức chủ trì:..............................................................................................................
3. Chủ nhiệm dự án: ..........................................................................................................
4. Địa điểm thực hiện dự án: .............................................................................................
5. Thời gian thực hiện dự án: .............................................................................................
6. Các đơn vị phối hợp: ......................................................................................................
7. Danh sách cán bộ tham gia thực hiện dự án:.................................................................
8. Kinh phí thực hiện ..........................................................................................................
Phần II
BÁO CÁO TÓM TẮT
(Yêu cầu của báo cáo tóm tắt: ngắn gọn và thông tin đủ để người đọc nắm được những điểm cơ bản của báo cáo; cần nêu rõ kết quả đã được trình bày trong báo cáo chính; các kết quả, hiệu quả chính, nổi bật của dự án.)
1. Sự cần thiết: ...................................................................................................................
2. Mục tiêu dự án: ..............................................................................................................
3. Tình hình triển khai (thuận lợi, khó khăn):......................................................................
4. Những kết quả chính đạt được (so sánh với mục tiêu đã đề ra): ..................................
5. Khả năng nhân rộng của dự án: .....................................................................................
6. Tồn tại, nguyên nhân:......................................................................................................
Phần III
BÁO CÁO CHI TIẾT
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
(Nêu tính cấp thiết của dự án; tình hình triển khai thực hiện dự án thời gian qua, những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện; những căn cứ pháp lý để thực hiện dự án)
II. MỤC TIÊU DỰ ÁN
(Nêu mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể theo thuyết minh đã được phê duyệt)
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TRIỂN KHAI
1. Nội dung hoạt động của dự án
(Nêu các nội dung dự án đã thực hiện)
2. Phương pháp triển khai
(Nêu các phương pháp triển khai thực hiện; tiến bộ kỹ thuật, công nghệ áp dụng; phương pháp đánh giá các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, kết quả thực hiện, hiệu quả và tính lan tỏa của dự án)
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN
(Trình bày các kết quả theo từng nội dung dự án, có bảng biểu minh họa, phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả đạt được so với yêu cầu kỹ thuật, mục tiêu đề ra hoặc các kết quả tương tự, điều kiện thực tế tại địa phương để chứng minh sự phù hợp và khả năng nhân rộng của dự án).
1. Xây dựng mô hình
2. Đào tạo, tập huấn
3. Thông tin, tuyên truyền
4. Quản lý dự án
5. Tổng hợp kết quả, sản phẩm dự án
V. HIỆU QUẢ VÀ KHẢ NĂNG MỞ RỘNG CỦA DỰ ÁN
1. Hiệu quả của dự án (Nêu hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường...)
(Phân tích bằng số liệu và so sánh)
2. Khả năng mở rộng của dự án
(Phân tích bằng số liệu đối với từng tỉnh về diện tích áp dụng, mở rộng trong thời gian triển khai dự án và triển vọng sau khi dự án kết thúc.
VI. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KINH PHÍ
(Nêu tình hình, nhận xét đánh giá việc cấp, sử dụng kinh phí và tổng hợp theo từng nội dung của dự án)
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Nội dung chi |
Kinh phí theo dự toán |
Kinh phí được cấp |
Kinh phí đã sử dụng |
Kinh phí được QT |
1. Xây dựng mô hình |
|
|
|
|
- Vật tư hỗ trợ |
|
|
|
|
- Tập huấn đối tượng xây dựng mô hình |
|
|
|
|
- Hội nghị tổng kết mô hình |
|
|
|
|
- Cán bộ chỉ đạo kỹ thuật |
|
|
|
|
2. Đào tạo, tập huấn |
|
|
|
|
3. Thông tin, tuyên truyền |
|
|
|
|
4. Quản lý dự án |
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Về công tác triển khai thực hiện dự án.
- Về các nội dung và những kết quả chính đạt được (để trả lời cho mục tiêu dự án đã hoàn thành hay chưa)
- Hiệu quả và tác động của dự án đem lại.
2. Kiến nghị
- Kiến nghị đối với cơ quan quản lý (nghiệm thu kết quả dự án);
- Kiến nghị về kỹ thuật (hoàn thiện các TBKT, tiến bộ quản lý rút ra từ triển khai dự án);
- Kiến nghị về cơ chế chính sách (để duy trì, nhân rộng kết quả dự án);
…...ngày… tháng… năm..… |
......…, ngày…tháng...năm… |
………………….................
PHỤ LỤC KÈM THEO BÁO CÁO
1. Bảng biểu số liệu theo dõi, đánh giá của dự án
2. Các tài liệu và hình ảnh minh họa kèm theo liên quan đến dự án.
TÊN ĐƠN VỊ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
ĐỀ XUẤT NHIỆM VỤ KHUYẾN NÔNG THƯỜNG XUYÊN
NĂM ….....
Kính gửi:........................……………
Căn cứ nhu cầu hoạt động khuyến nông và sản xuất nông nghiệp, … (đơn vị) đề xuất nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên năm …:
1. Yêu cầu, sự cần thiết:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
2. Đề xuất nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên:
TT |
Tên nhiệm vụ khuyến nông |
Nội dung |
Quy mô |
Kết quả dự kiến |
Kinh phí |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
…, ngày …tháng… năm 20... |
[1] Căn cứ vào báo giá tại thời điểm lập dự toán hoặc thông báo giá của cơ quan có thẩm quyền
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 83/2018/ND-CP |
Hanoi, May 24, 2018 |
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Technology Transfer dated June 19, 2017;
At the request of the Minister of Agriculture and Rural Development;
The Government hereby promulgates a Decree on agricultural extension.
Article 1. Scope and regulated entities
1. Scope
This Decree provides for methods, entities and policies on agricultural extension and agricultural technology transfer prescribed in Clause 4 Article 52 of the Law on Technology Transfer.
2. Regulated entities
This Decree applies to organizations and individuals related to agricultural extension and agricultural technology transfer in Vietnam.
3. In the cases where the agricultural extension and agricultural technology transfer activities are related to the programs, projects and international treaties to which Vietnam is a signatory or participant, such programs, projects and international treaties shall prevail.
1. “agricultural extension” means the transfer of technological advances, dissemination of knowledge and provision of professional training to farmers in order to improve capacity for and efficiency in agricultural production and trade, environmental protection and new rural development.
2. “specific methods for agricultural technology transfer” include: provision of training, demonstration models or propagation activities prescribed in Articles 6, 7 and 8 of this Decree.
3. “specific forms of agricultural technology transfer” include agricultural extension programs, projects and plans, technology transfer programs and plans approved by the competent authority in accordance with regulations of this Decree and relevant legal documents.
4. “agricultural technology transferors” mean an organization or individual that is involved in agricultural extension and agricultural technology transfer activities prescribed in Clause 1 Article 5 of this Decree.
5. “agricultural technology transferee” means an organization or individual that receives transferred technology prescribed in Clause 2 Article 5 of this Decree.
6. “agricultural extension program” means a collection of agricultural extension projects and tasks that is aimed at developing agriculture and rural areas in each period and includes: name of the program; general objectives; name of agricultural extension projects and tasks; coverage; expected results.
7. “central agricultural extension project” means a collection of agricultural extension activities that are aimed at executing a central agricultural extension program, covers a period of 01 - 05 years and includes: name of the project; contents; coverage; period; expected results.
8. “local agricultural extension plan” means a plan that is aimed at developing contents of and estimating funding for performance of agricultural extension tasks and activities to serve execution of a local agricultural extension program.
9. “demonstration model” (hereinafter referred to as “the model”) is a content of the agricultural extension program, project or plan and is aimed at using advanced technology and management methods as a model.
10. “technical and economic norms for agricultural extension” mean the criteria that are expressed in value or in kind used to carry out agricultural extension activities.
11. “public-private partnership in agricultural extension” (hereinafter referred to as “the PPP agricultural extension”) means the cooperation between the State and organizations and individuals in making investment and carrying out agricultural extension activities to serve agricultural and rural area development.
Article 3. Objectives of agricultural extension
1. Improve efficiency in production and trade by organizations and individuals involved in agriculture in order to raise income, reduce poverty, enrich, respond to ecological conditions and climate change and market through agricultural extension activities, methods and forms.
2. Contribute to agricultural economic restructuring towards commodity development, improvement in productivity and food quality and safety to meet domestic and export demands; accelerate agricultural economic restructuring process towards increase in added value and sustainable development, and in association with new rural development; improve disaster resilience; ensure national food security and socio-economic stability, and protect the environment.
3. Encourage domestic and foreign organizations and individuals to participate in agricultural technology transfer.
Article 4. Rules for agricultural extension
1. Agricultural extension comes from production and market demands and State’s orientations towards agricultural development.
2. Active and voluntary role of organizations and individuals involved in agricultural extension and their responsibilities for providing explanation are enhanced.
3. Democracy and openness are ensured. The public’s supervision and state management are carried out.
4. Agricultural extension activities, forms and methods are conformable to each area, producer and ethnic group.
5. Technological advances and technology to be transferred should be recognized or approved by a competent authority.
6. Close connection between regulatory authorities, scientific research institutions and enterprises and farmers and between farmers is established.
7. Private sector involvement in agricultural extension is encouraged and agricultural extension services are expanded to encourage domestic and foreign organizations and individuals to participate in agricultural technology transfer.
8. Priority is given to agricultural extension in disadvantaged and extremely disadvantaged areas.
9. Priority is given to women and ethnics, organizations with high percentage of women or ethnics involved in agricultural extension.
Article 5. Agricultural technology transferors and transferees
1. Agricultural technology transferors include:
a) Organizations and individuals of state agricultural extension organizations that are established by a competent authority and operate as prescribed by law;
b) Organizations and individuals involved in research, training and transfer that perform tasks related to agricultural extension and agricultural technology transfer;
c) Other organizations and individuals, including political organizations, socio-political organizations, economic organizations, socio-professional organizations and other domestic and foreign organizations and individuals involved in agricultural extension and agricultural technology transfer within the territory of Vietnam.
2. Agricultural technology transferees include:
a) Farmers, farm owners, members of artels, members of cooperatives and other agricultural producers and traders;
b) Cooperative groups, artels, cooperatives and other agricultural producers and traders;
AGRICULTURAL EXTENSION ACTIVITIES AND METHODS
Article 6. Provision of training
1. Activities
a) Provide professional training in agricultural extension, policies and laws for agricultural technology transferors specified in Clause 1 Article 5 of this Decree;
b) Provide training in production techniques, management of agricultural production and trade, and training in policies, laws, market and prevention and reduction of damages caused by natural disasters and pests for agricultural extension transferees specified in Clause 2 Article 5 of this Decree.
2. Methods
a) Offer short-term courses that focus on linking theory and practice.
b) Organize on-site classes;
c) Provide long-distance training through radio, television or agricultural extension websites;
d) Survey and learn about domestic and foreign agricultural extension models
dd) Other training methods prescribed by applicable laws.
1. Disseminated contents
a) The Party’s guidelines and State’s policies and laws on agriculture, farmers, rural areas and agricultural extension;
b) Production process, technological advances, effective production and trade models and typical individuals involved in agriculture and agricultural extension;
c) Market, agricultural product prices, agricultural materials, crop calendar, prevention and reduction of damages caused by natural disasters and pests;
d) Establishment of agricultural extension communication networks aimed at providing counseling, transferring technology and receiving information concerning production.
2. Methods
a) Mass media;
b) Agricultural extension magazines, documents and publications;
c) Agricultural extension events: conferences, seminars, competitions, fairs, exhibitions, learning tours, forums and talks;
d) Agricultural extension news and websites;
dd) Other communication methods prescribed by applicable laws.
Article 8. Developing and multiplying models
1. Activities
a) Development of models applying technological advances and technologies suitable for each area, production demand and agricultural development orientations;
b) Massive transfer of technological advances and technologies of production models and typical individuals.
2. Methods
a) Select place and participants, supply varieties, materials, equipment and others necessary for developing models;
b) Introduce technological advances and technologies of models;
c) Provide training in and guidelines for application of technological advances and technologies;
d) Organize field conferences or field seminars to assess effectiveness and capacity for application of technological advances and technologies to models;
dd) Disseminate information about models to massively transfer technological advances and technologies.
3. Prioritize development and multiplication of the following models:
a) Good agricultural practice models; certified production models; organic agriculture models; models for production along the value chain associated with product sale; agro-ecotourism models;
b) High-tech farming models;
c) Effective and sustainable agricultural production and trade management models;
d) Agricultural production models aimed at responding climate change, preventing and reducing damages caused by natural disasters and pests and protecting the environment;
dd) Production models aimed at sustainable poverty reduction in disadvantaged and extremely disadvantaged areas;
e) Other models developed according to production and market demands and local and agricultural development orientations.
Article 9. Agricultural extension consulting services and services
1. Activities
a) Policies and laws on agricultural and rural area development;
b) Cooperation in production along the value chain;
c) Transfer of technological advances and technologies, organize and manage agricultural production and trade;
d) Development of start-ups, setting up investment project, capital raising, employee recruitment and training, market promotion, brand development, product introduction and sale, agricultural insurance;
dd) Seed, agricultural material and equipment, plant protection and veterinary medicine services;
e) Provision of counseling and other services in accordance with regulations of law, producers’ demands and capacity of organizations and individuals involved in agricultural extension.
2. Methods
a) Provision of direct counseling;
b) Provision of counseling through mass media;
c) Provision of counseling through training courses, forums or seminars;
d) Provision of counseling and services under contracts.
Article 10. International cooperation in agricultural extension
1. Activities
a) Exchanges of experiences in agricultural extension and science and technology with international organizations and experts in accordance with regulations of law;
b) Improvement of capacity and skills of persons in charge of agricultural extension through international cooperation programs and foreign agricultural extension model surveying and learning programs;
c) Programs on agricultural extension cooperation and transfer of agricultural technologies from foreign countries to Vietnam and vice versa.
2. Methods
a) Under the agreements and protocols on official cooperation programs and projects (bilateral or multilateral) or PPP agreements;
b) Under the technology transfer agreements between domestic organizations and individuals and foreign organizations and individuals;
c) Other international cooperation methods prescribed by Vietnam’s laws.
Article 11. Agricultural extension forms and specific forms for agricultural technology transfer
1. Central agricultural extension forms and specific forms for central government agricultural technology transfer include:
a) Central agricultural extension programs (a period of 05-10 years);
b) Regular agricultural extension tasks (every year);
c) Other agricultural technology transfer programs and plans approved by the Minister of Agriculture and Rural Development.
2. Local agricultural extension forms and specific forms for agricultural technology transfer include:
a) Local agricultural extension programs (a period of 03-05 years);
b) Local agricultural extension plan (every year);
c) Other agricultural technology transfer programs and plans approved by the People’s Committee of the province or central-affiliated city (hereinafter referred to as “the province”)
3. The agricultural extension and agricultural technology transfer forms prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article are carried out by assigning tasks or placing orders as prescribed by applicable laws.
Section 1: CENTRAL AGRICULTURAL EXTENSION FORMS
Article 12. Central agricultural extension program
1. Bases for designing a central agricultural extension program
a) Agricultural and rural development guidelines, orientations, strategies and schemes, and key national agricultural products;
b) Domestic and foreign market demand; production demand;
c) Agricultural extension investment and investment encouragement policies and forecast about state and private sector investment in agricultural extension and agricultural technology transfer during the program execution;
d) Agricultural extension and agricultural technology transfer programs, projects and international treaties to which Vietnam is a signatory or participant.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall design and approve the central agricultural extension program that covers a period of 05-10 years in conformity with medium and long term agricultural development plans. Procedures for designing and approving the program are as follows:
a) Propose and design a central agricultural extension program by each field and national key agricultural product;
b) Send enquiries to relevant organizations and individuals;
c) Establish a central agricultural extension program consulting and appraisal council
d) Approve the central agricultural extension program;
dd) Publish the program on the web portal of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
3. The central agricultural extension program shall be adjusted as follows:
During execution of the program, according to the agricultural development guidelines and orientations and production and market demand, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall approve adjustments to the central agricultural extension program.
Article 13. Requirements for the central agricultural extension project
1. Objectives, scope and contents of the approved central agricultural extension program or occasional tasks assigned by the Ministry of Agriculture and Rural Development shall be conformed to.
2. Technological advances and technology to be transferred should be recognized or approved by a competent authority.
3. Contents of the central agricultural extension project include model development, model multiplication and project management. Models shall be also developed by the agricultural extension organization of the province or other local agricultural extension organizations that have functions and tasks related to the project.
Article 14. Criteria for registration as an organization presiding over the central agricultural extension project
1. Regarding the presiding organization:
a) A presiding organization shall be licensed to perform agricultural extension tasks and transfer agricultural technology or engage in production and trade within the scope of the project. Priority is given to the organization that has the ownership or copyright on the technological advances and technologies to be transferred by the project;
b) The presiding organization shall satisfy requirements for personnel, science and technology to execute the project;
c) The presiding organization shall not, within 2 years by the time of applying for registration as a presiding organization, preside over any central agricultural extension program whose unsatisfactory commissioning results are unsatisfactory or use the funding for the central agricultural extension project for wrong purposes and against the law.
2. Regarding the project leader:
a) The project leader is the personnel of the presiding organization and assigned to execute and take responsibility for the results of the project;
b) The project leader shall obtain at least a bachelor’s degree in the major suitable for the main content of the project; have at least 03 years' experience in agricultural extension, transfer of technological advances or production and trade in the same field and product of the project;
c) The project leader shall not, within 02 years by the time of applying for registration as a project leader, lead any central agricultural extension project whose unsatisfactory commissioning results are unsatisfactory or commit any violation that results in termination of the project;
d) Each individual shall only lead 01 central agricultural extension project at the same time.
Article 15. Compiling and approving the list of central agricultural extension projects annually executed
1. According to the approved central agricultural extension program, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall establish a consulting council to compile a list of central agricultural extension projects. The list of central agricultural extension projects includes name of the projects, objectives, contents, coverage of the project, execution period and expected results.
2. According to the council’s counsels, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall approve the list of projects before July 31 and publish it on its web portal and instruct organizations and individuals prepare applications for registration as presiding organizations.
3. Where necessary (to meet production and market demands or perform occasional tasks or prevent and take remedial actions against natural disasters and pests), the Ministry of Agriculture and Rural Development shall approve addition of some projects that are not included in the central agricultural extension program.
Article 16. Central agricultural extension project dossier
1. An application form for registration as an organization presiding over the central agricultural extension project.
2. Summary of agricultural extension and agricultural technological advances and technology transfer by the applicant (Form No. 01 enclosed herewith).
3. Profile of the applicant (Form No. 02 enclosed herewith).
4. An explanation about the central agricultural extension project (Form No. 03 enclosed herewith).
5. Written confirmation of cooperation in executing the central agricultural extension project (Form No. 04 enclosed herewith).
6. Written confirmation of executing the central agricultural extension project within an area (Form No. 05 enclosed herewith).
7. Commitment to contribution of reciprocal capital (if any).
Article 17. Receipt and verification of validity of the central agricultural extension project dossier
1. Receipt of dossiers
a) Within 30 days from the date on which the list of projects is published, the applicant for registration as an presiding organization/project leader shall prepare a project dossier prescribed in Article 16 of this Decree and submit 01 set of dossier (original) to the receiving authority (in person or by post);
b) The date of receipt is the date specified in postage stamp (in the case of submission of the dossier by post) or date stamp of the receiving authority (in the case of submission of the dossier in person).
2. Within 07 working days from the expiry date of submission of dossiers, the receiving authority shall open, inspect and verify the validity of the application for registration.
a) Participants include representatives of relevant authorities affiliated to the Ministry of Agriculture and Rural Development. Representatives of the applicants shall be invited;
b) The valid application that will be considered and assessed is the application that is prepared using the forms specified in Article 16, satisfies the criteria specified in Article 14 and is submitted within the time limit specified in Clause 1 of this Article;
c) Regarding the invalid application, the receiving authority shall notify the organization/individual in writing within 05 working days from the end of opening and inspecting the application.
d) The application opening result shall be made into a record as prescribed.
Article 18. Establishment of application assessment council, assessment criteria and grading scale
1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall establish a council in charge of assessing the application for registration as an organization presiding over the central agricultural extension project.
2. Assessment criteria and grading scale
The application for registration shall be assessed and graded (up to 100 points). To be specific:
a) Capacity for presiding: up 10 15 points;
b) Capacity for leading the project: up to 10 points;
c) Capacity of entities cooperating in executing the project: up to 10 points;
d) Contents of the project: up to 20 points;
dd) Methods for execution and feasibility of the project: up to 15 points;
e) Results, effectiveness and multiplication: up to 20 points;
g) Funding for execution: up to 10 points.
3. The application selected by the council is the one that is given the highest average point (at least 70 points). No criterion is given zero (0) point by more than 1/3 of total council members.
Article 19. Approval for the central agricultural extension project
1. Based on the selection by the council, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall consider, approve and notify results of selection of presiding organizations and project leaders.
2. The organization and individual shall submit a complete project dossier to the receiving authority (directly or by post) within 15 days from the date on which the written notice is given.
3. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall decide to approve the project and explanation for the central agricultural extension project before November 30 and assign the presiding organization and project leader to execute the project by assigning tasks or placing orders in accordance with applicable regulations.
Article 20. Inspection and assessment of the central agricultural extension project
1. Annually, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall formulate and approve the periodic or ad hoc inspection plans to inspect and assess the execution, progress, results and effectiveness of the central agricultural extension project. The inspection of each project shall be carried out at least once during its execution.
2. Before the inspection (at least 05 working days), the inspection team shall notify date and place of inspection to the presiding organization, project leader and inspection team members. The presiding organization and project leader shall prepare and submit a project execution report to the inspection team.
3. During execution of the project, the presiding organization shall inspect the project itself and submit annual or ad hoc inspection reports to the Ministry of Agriculture and Rural Development before June 15 and December 15.
Article 21. Adjustment to the central agricultural extension project
1. The central agricultural extension project is adjusted at the request of the presiding organization
a) The presiding organization shall send a written notice of any difficulties that arise during the execution specifying reasons thereof to the Ministry of Agriculture and Rural Development (in person or by post);
b) Within 15 days from the date on which the written notice is received, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall consider and decide to adjust or assign its affiliate to decide to adjust the central agricultural extension project and notify the presiding organization.
2. According to annual project inspection and commissioning results or when necessary, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall consider approving the adjustment or assign its affiliate to decide to adjust the central agricultural extension project on realistic demand and notify the presiding organization.
3. The adjustment shall be made before November 30.
Article 22. Commissioning of the central agricultural extension project
1. Annual project commissioning
a) Before December 25, the presiding organization shall submit 01 set of annual project commissioning dossier (in person or by post) to the Ministry of Agriculture and Rural Development;
b) An annual project commissioning dossier includes: an application form for commissioning; annual project execution report (Form No. 06 enclosed herewith); contract and commissioning record between the presiding organization and cooperating units; inspection record (if any); relevant documents and products (if any);
c) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assign its affiliates to commission the project before January 30.
2. Commissioning of the completed project
a) After the project is closed, the presiding organization shall submit 01 set of annual project commissioning dossier (in person or by post) to the Ministry of Agriculture and Rural Development before March 31;
b) A completed project commissioning dossier includes: an application form for commissioning; project review report (Form No. 07 enclosed herewith); annual project commissioning record; inspection record; relevant documents and products (if any);
c) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall establish a completed project commissioning council;
d) Within 15 working days from the date on which a meeting with the commissioning council is held, the presiding organization shall submit a complete commissioning dossier to the Ministry of Agriculture and Rural Development;
dd) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall approve the commissioning results before June 30 and publish them on its web portal.
Article 23. Regular agricultural extension tasks
1. Regular agricultural extension tasks that are annually performed include:
a) Dissemination: organization of agricultural extension events (forums, seminars, conferences, competitions, fairs, exhibitions); dissemination through mass media; agricultural extension news and websites; establishment of agricultural extension database; agricultural extension documents and publications;
b) Provision of training: provision of professional training for agricultural extension officials at all levels and units involved in agricultural extension; provision of training in skills in production and management for producers; design of agricultural extension learning materials; surveying and learning about domestic and foreign agricultural extension models;
c) International cooperation in agricultural extension;
d) Procurement and repair of equipment for agricultural extension;
dd) Management, inspection and assessment of efficiency in agricultural extension.
2. Regular agricultural extension tasks shall be established, appraised or approved as follows:
a) Before July 31, the organization/individual that proposes regular agricultural extension tasks for the next year (Form No. 08 enclosed herewith) shall send them to the Ministry of Agriculture and Rural Development (in person or by post);
b) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assign its affiliate to consolidate and establish agricultural extension tasks before August 31;
c) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall establish a regular agricultural extension task appraisal council;
d) According to the appraisal results, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall approve regular agricultural extension tasks before October 31.
3. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assign its affiliated agricultural extension organization to perform regular agricultural extension tasks by assigning tasks or placing orders in accordance with applicable regulations.
4. Regular agricultural extension tasks shall be inspected as follows:
The Ministry of Agriculture and Rural Development shall organize establishment of and approve regular agricultural extension tasks and assign its affiliates to perform the approved tasks.
5. Adjustment to regular agricultural extension tasks
a) The presiding organization shall send a written notice of any difficulties that arise during performance to the Ministry of Agriculture and Rural Development (in person or by post);
b) Within 15 days from the date on which the written notice is received, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall consider approving the adjustment or assign its affiliate to approve the adjustment and notify the organization/individual;
c) During performance, according to the agricultural development guidelines and orientations, production and market demand and inspection results, when necessary, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall approve the adjustment to the tasks and notify the organization/individual.
6. Regular agricultural extension tasks shall be commissioned as follows:
a) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assign its affiliates to cooperate with organizations and individuals in commissioning regular agricultural extension tasks before January 30;
b) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall establish a council to appraise regular agricultural extension task commissioning results council before April 30;
c) According to the appraisal results, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall approve regular agricultural extension task commissioning results before June 30.
Section 2: LOCAL AGRICULTURAL EXTENSION FORMS
Article 24. Local agricultural extension program
1. Bases for designing a local agricultural extension program
a) Agricultural and rural development guidelines, orientations, strategies and schemes and local key agricultural products;
b) Local natural and socio-economic conditions; market and production demand;
c) The central agricultural extension program promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development in each period.
2. Procedures for designing, appraising and approving a local agricultural extension program
a) The People’s Committee of the province shall assign a specialized authority affiliated to the local agricultural extension program designer and send enquires to relevant authorities;
b) The People’s Committee of the province shall a local agricultural extension program appraisal council;
c) According to appraisal results, the President of the People’s Committee of the province shall approve the local agricultural extension program and publish it on the web portal of the People’s Committee of the province.
3. Adjustment to the local agricultural extension program
During execution of the program, according to the local development guidelines and orientations and production and market demand, the People’s Committee of the province shall approve adjustments to the local agricultural extension program.
Article 25. Procedures for formulating, appraising and approving a local agricultural extension plan
1. Annually, according to the approved local agricultural extension program and market and production demand, the local agricultural extension organization and other organizations and individuals involved in agricultural extension shall propose and submit an agricultural extension plan and funding estimate to a local agricultural extension authority before September 30.
2. The local agricultural extension authority shall appraise contents and funding estimate and submit them to the People’s Committee at the same level.
3. The People’s Committees at all levels shall approve or assign their affiliates to approve the agricultural extension plan before November 30 and publish it as prescribed.
4. The People’s Committees at all levels shall decide to or assign their affiliates to implement the agricultural extension plan by assigning tasks or placing orders in accordance with applicable regulations.
Article 26. Management of the local agricultural extension plan
Presidents of the People’s Committees at all levels shall assign their affiliates to direct and provide guidelines for the agricultural extension plan, organize inspection, commissioning and settlement in accordance with applicable regulations.
POLICIES ON AGRICULTURAL TECHNOLOGY TRANSFER THROUGH AGRICULTURAL EXTENSION
1. Technology transferees shall be provided with up to100% of costs of documents, meal allowances, commuting allowances and accommodation allowances during agricultural extension training courses and surveys.
0}2. Technology transferors
a) Technology transferors shall be provided with up to100% of costs of documents, meal allowances, commuting allowances and accommodation allowances during agricultural extension training courses and surveys;
b) Teachers, teaching assistants, learning tour operators and class organizers shall be provided with 100% of benefits in accordance with applicable regulations;
c) Provision of training for minority ethnic and female agricultural extension officials shall be prioritized.
Article 28. Dissemination policy
1. The state budget shall provide up to 100% of costs of developing agricultural extension contents that are disseminated through mass media, releasing agricultural extension magazines, documents and publications, organizing agricultural extension events (conferences, seminars, competitions, fairs, exhibitions, forums), establishing and managing agricultural extension database and other methods for agricultural extension dissemination.
2. When attending agricultural extension events, technology transferors and transferees shall be provided with of costs of documents, meal allowances, commuting allowances and accommodation allowances in accordance with applicable regulations.
Article 29. Model development and multiplication policies
1. Model development assistance policy
a) The models in disadvantaged areas, extremely disadvantaged areas, border areas, islands and areas affected by natural disasters, pests and climate change that are published by the competent authority shall be provided with up to 100% of costs of varieties, equipment and materials necessary for model development;
b) The models in midland areas, mountainous areas and intertidal areas shall be provided with up to 70% of costs of varieties, equipment and materials necessary for model development;
c) The models in delta areas shall be provided with up to 50% of costs of varieties, equipment and materials necessary for model development;
d) Hi-tech farming models shall be provided with up to 40% of total funds for model development (applicable to all areas);
dd) Agricultural production and trade management models shall be provided with up to 100% of funds for model development but must not exceed VND 100 million per model (applicable to all areas);
e) up to 100% of costs of certification of food safety and disease safety upon development of models shall be provided (applicable to all areas).
2. Model multiplication policy
The state budget shall provide up to 100% of costs of provision of training, dissemination, organization of conferences and seminars and model learning tours.
Article 30. Agricultural extension consulting and service encouragement policy
1. Organizations and individuals involved in agricultural extension are entitled to engage in agricultural extension consulting services and services specified in Article 9 of this Decree as prescribed by applicable laws.
2. Organizations and individuals involved in agricultural extension consulting services and services are given priority over land rent and concessional loans and are entitled to exemptions and remissions of tax and fees as prescribed by applicable laws.
3. Costs of agricultural extension services and consulting services agreed upon by the parties shall be agreed upon by the parties. Revenues from agricultural extension services and consulting services shall be managed and used as prescribed by applicable laws.
Article 31. Private sector involvement in agricultural extension and agricultural technology transfer
1. Private entities that invest in agricultural extension and agricultural technology transfer are entitled to:
a) have their products honored and introduced when engaging in agricultural extension and technology transfer in a manner that proves effectives and exerts good impacts on agricultural production and trade;
b) be instructed and enabled by agricultural extension authorities when engaging in agricultural extension and agricultural technology transfer;
c) be provided with incentives for tax, fees, loans, land rent and other incentives prescribed by applicable laws.
2. Responsibilities of private entities that invest in agricultural extension and agricultural technology transfer:
a) Plant varieties, livestock breeds, transferred agricultural materials, machines and equipment to be transferred shall have their technological advances recognized or licensed to be produced, traded and used as prescribed by law;
b) Upon transfer of technological advances and technologies, it is required to provide detailed guidelines for their functions and effects;
c) Organizations and individuals shall be responsible to law and provide compensation for damages inflicted by transfer of technological advances and technologies (except for force majeure events);
d) At least 15 days before the transfer, a report shall be submitted to a local agricultural extension authority. The report includes: name of the technological advance/technology to be transferred, product licensed to be produced, traded and used, enclosed with a user manual; agricultural extension activities; date and place of transfer; transferees; commitment to responsibilities prescribed in Point c of this Clause.
3. Responsibilities of agricultural extension authorities:
a) Within 05 working days from the date on which the report is received, the agricultural extension authority shall verify its validity as prescribed in Clause 2 of this Article. In case of invalid report or non-conformity with guidelines, demands and conditions of the area, a written explanation shall be provided;
b) The agricultural extension authority shall, on its own initiative, inspect and supervise agricultural extension and agricultural technology transfer by organizations and individuals within its area.
Article 32. Sources of agricultural extension fund
1. Central agricultural extension fund is covered by:
a) Central government budget allocated to agricultural extension programs, projects and plans within the liabilities of the central government and approved by the Minister of Agriculture and Rural Development;
b) Agricultural extension consulting service and service contracts;
c) Legal sponsorship and contributions from domestic and foreign organizations and individuals;
d) Other legal revenues prescribed by law.
2. Local agricultural extension fund includes agricultural extension fund of provinces, districts and communes and is covered by:
a) Local government budget allocated to agricultural extension programs and plans within the liabilities of the local government and approved by the People’s Committees of provinces, districts and communes;
b) Agricultural extension consulting service and service contracts;
c) Legal sponsorship and contributions from domestic and foreign organizations and individuals;
d) Other legal revenues prescribed by law.
3. Funds provided for other agricultural extension organizations are covered by:
a) Capital of other agricultural extension organizations;
b) Funds partially allocated by the state budget through agricultural extension programs, projects and plans approved by the competent authority;
c) Agricultural extension consulting service and service contracts;
d) Legal sponsorship and contributions from domestic and foreign organizations and individuals;
dd) Other legal revenues prescribed by law.
Article 33. Use of agricultural extension funds
1. Agricultural extension funds covered by the state budget shall be used for:
a) activities specified in Articles 6, 7, 8, 9 and 10 of this Decree;
b) hiring domestic and foreign experts to serve agricultural extension and assess efficiency in agricultural extension;
c) purchasing copyright and new appropriate technologies;
d) procurement of equipment for agricultural extension;
dd) 8% of agricultural extension funds shall be used for management of agricultural extension programs, projects and plans (3% and 5% of funds shall be provided for agricultural extension authorities and organizations executing agricultural extension projects and performing agricultural extension tasks respectively);
e) Other expenditures on agricultural extension.
2. Agricultural extension funds not covered by the state budget shall be managed and used by organizations and individuals in accordance with regulations of this Decree and applicable regulations of law.
Article 34. Making and enacting estimate of and settling agricultural extension funds
1. The central agricultural extension fund shall be used for agricultural extension activities managed by the Ministry of Agriculture and Rural Development in each period. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall estimate, allocate and settle annual agricultural extension funds as prescribed by the Law on State Budget and guiding documents.
2. Funds of a province, district or commune for agricultural extension is managed by its People’s Committee and provided by budgets of such province, district or commune. The People’s Committee of the province shall estimate, allocate and settle annual local agricultural extension fund as prescribed by the Law on State Budget and guiding documents.
3. Payment of central and local agricultural extension funds shall be made according to the agricultural extension programs, projects and plans approved by the competent authority.
Article 35. Responsibilities of central government ministries
1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall perform state management of agricultural extension. To be specific:
a) Prepare and promulgate within its power or request a competent authority to promulgate legislative documents concerning agricultural extension, agricultural extension development policies and strategies and economic and technical norms for agricultural extension;
b) Compile and promulgate a list of technological advances in varieties, products, production process, technical measures and measures for agricultural technology transfer encouragement and management;
c) Approve central agricultural extension programs and direct implementation thereof;
d) Assign its affiliates to perform state management of agricultural extension, sign contracts, manage, inspect, supervise, commission and finalize central agricultural extension programs, projects and plans and agricultural technology transfer programs and plans;
dd) Prescribe members and methods for operation of the council in charge of appraising and commissioning regular agricultural extension programs, projects and tasks;
e) Provide professional guidelines for agricultural extension for local governments;
g) Cooperate with domestic and foreign organizations and individuals in attracting capital and resources for agricultural extension;
h) Carry out inspection and settle complaints and denunciations about agricultural extension;
i) Cooperate with the Ministry of Finance in providing guidelines for management and use of central and local agricultural extension fund;
k) Manage central agricultural extension fund as prescribed;
l) Review, assess and submit periodic reports on nationwide agricultural extension and agricultural technology transfer to the Prime Minister.
2. The Ministry of Finance shall:
a) take charge and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in regularly providing funding for recurrent expenditure on central agricultural extension activities as prescribed by the Law on State Budget, legal documents elaborating laws and regulations of this Decree and request the competent authority to approve such expenditures;
h) take charge and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in providing guidelines for management and use of central and local agricultural extension fund.
3. Ministries, ministerial agencies and Governmental agencies shall, within their power and jurisdiction, cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in performing state management of agricultural extension according to the Government’s regulations.
Article 36. Responsibilities of People’s Committees of provinces
People’s Committees of provinces shall perform state management of agricultural extension. To be specific:
1. Establish and promulgate policies and economic-technical norms for agricultural extension suitable for agricultural development guidelines and orientations and local conditions.
2. Approve local agricultural extension programs, approve or assign Departments of Agriculture and Rural Development, People’s Committees of districts and communes to approve local agricultural extension programs and direct implementation thereof.
3. Assign its affiliates to perform state management of agricultural extension, manage, inspect, supervise, commission and finalize local agricultural extension programs and agricultural technology transfer programs and plans.
4. Manage agricultural extension and agricultural technology transfer within areas.
5. Provide funding for implementing agricultural extension policies and assistance for local agricultural extension activities in accordance with regulations of this Decree.
6. Encourage foreign and domestic organizations and individuals to participate in agricultural extension.
7. Management of local agricultural extension fund.
8. Carry out inspection and settle complaints and denunciations about agricultural extension within areas.
9. Annually direct the Department of Agriculture and Rural Development to review, draw on experience of and submit reports on local agricultural extension and agricultural technology transfer.
The agricultural extension programs, projects and plans that have been approved before the effective date of this Decree and are being executed shall continue to be executed as prescribed in the Government’s Decree No. 02/2010/ND-CP dated January 08, 2010 and relevant guiding documents until they are commissioned upon their completion.
This Decree comes into force from July 10, 2018 and replaces the Government’s Decree No. 02/2010/ND-CP dated January 08, 2010.
Article 39. Responsibility for implementation
Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies and Presidents of People’s Committees of provinces are responsible for the implementation of this Decree./.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |