Chương I Nghị định 83/2018/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 83/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 24/05/2018 | Ngày hiệu lực: | 10/07/2018 |
Ngày công báo: | 08/06/2018 | Số công báo: | Từ số 685 đến số 686 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới về hoạt động tư vấn và dịch vụ khuyến nông
Đây là một trong những nội dung nổi bật tại Nghị định 83/2018/NĐ-CP quy định về khuyến nông; theo đó, nội dung hoạt động tư vấn và dịch vụ khuyến nông quy định như sau:
- Chính sách và pháp luật liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn;
- Liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm;
- Dịch vụ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp;
- Khởi nghiệp, lập dự án đầu tư, huy động vốn, tuyển dụng và đào tạo lao động, xúc tiến thị trường, xây dựng thương hiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, bảo hiểm sản xuất, kinh doanh nông nghiệp;
- Dịch vụ giống, vật tư, thiết bị nông nghiệp, bảo vệ thực vật, thú y;
- Tư vấn và dịch vụ khác phù hợp với quy định, nhu cầu của người sản xuất và năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động khuyến nông.
Đối với các hoạt động trên, phương thức thực hiện tư vấn bao gồm:
- Trực tiếp hoặc thông qua các phương tiện truyền thông;
- Thông qua đào tạo, tập huấn, diễn dàn, tọa đàm hoặc qua thỏa thuận, hợp đồng.
Nghị định 83/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/7/2018 và thay thế cho Nghị định 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định hình thức, phương thức, đối tượng, chính sách về khuyến nông và chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Luật Chuyển giao công nghệ.
2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động khuyến nông và chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp tại Việt Nam.
3. Các hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp liên quan đến các chương trình, dự án, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc tham gia ký kết thì tuân theo chương trình, dự án, điều ước quốc tế đó.
1. Khuyến nông là hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, thông tin, truyền bá kiến thức và đào tạo tay nghề cho nông dân nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới.
2. Phương thức đặc thù chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp bao gồm: đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, mô hình trình diễn, thông tin tuyên truyền được quy định chi tiết tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 của Nghị định này.
3. Hình thức đặc thù chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp được thực hiện thông qua chương trình, dự án, kế hoạch khuyến nông, chương trình, kế hoạch chuyển giao công nghệ do cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật liên quan.
4. Đối tượng thực hiện chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp là các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định này.
5. Đối tượng nhận chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp là các tổ chức, cá nhân tiếp nhận công nghệ chuyển giao quy định tại khoản 2 Điều 5 của Nghị định này.
6. Chương trình khuyến nông là tập hợp các dự án, nhiệm vụ khuyến nông để phục vụ mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn của ngành và địa phương trong từng giai đoạn, bao gồm: tên chương trình; mục tiêu khái quát; tên các dự án, nhiệm vụ khuyến nông để thực hiện chương trình; địa bàn triển khai; kết quả dự kiến.
7. Dự án khuyến nông trung ương là tập hợp các nội dung hoạt động khuyến nông để thực hiện chương trình khuyến nông trung ương, thời gian thực hiện từ 01 đến 05 năm, gồm: tên dự án; mục tiêu; nội dung hoạt động; địa bàn triển khai; thời gian thực hiện; kết quả dự kiến.
8. Kế hoạch khuyến nông địa phương là kế hoạch về nội dung và dự toán kinh phí các nhiệm vụ, hoạt động khuyến nông để thực hiện chương trình khuyến nông địa phương.
9. Mô hình trình diễn (sau đây gọi chung là mô hình) là một nội dung của chương trình, dự án, kế hoạch khuyến nông nhằm áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tiến bộ quản lý có quy mô phù hợp để làm mẫu nhân ra diện rộng.
10. Định mức kinh tế kỹ thuật khuyến nông là những chỉ tiêu biểu hiện bằng giá trị hoặc hiện vật được sử dụng để thực hiện nội dung hoạt động khuyến nông.
11. Hợp tác công tư trong hoạt động khuyến nông (sau đây gọi là khuyến nông PPP) là sự hợp tác giữa Nhà nước với các tổ chức, cá nhân cùng đầu tư, triển khai hoạt động khuyến nông phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
1. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp để tăng thu nhập, giảm nghèo, làm giàu, thích ứng với các điều kiện sinh thái, khí hậu và thị trường thông qua các nội dung, hình thức, phương thức hoạt động khuyến nông.
2. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; thúc đẩy tiến trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới; tăng cường khả năng chống chịu thiên tai; bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường.
3. Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp.
1. Xuất phát từ nhu cầu của sản xuất, thị trường và định hướng phát triển nông nghiệp của Nhà nước.
2. Phát huy vai trò chủ động, tích cực, tự nguyện và trách nhiệm giải trình của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động khuyến nông.
3. Dân chủ, công khai, có sự giám sát của cộng đồng và sự quản lý của Nhà nước.
4. Nội dung, hình thức, phương thức hoạt động khuyến nông phù hợp với từng địa bàn và nhóm đối tượng người sản xuất, cộng đồng dân tộc khác nhau.
5. Tiến bộ kỹ thuật, công nghệ chuyển giao phải được cấp có thẩm quyền công nhận hoặc chấp thuận.
6. Liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, cơ sở nghiên cứu khoa học, các doanh nghiệp với nông dân và giữa nông dân với nông dân.
7. Xã hội hóa hoạt động khuyến nông, đa dạng hóa dịch vụ khuyến nông để huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động khuyến nông.
8. Ưu tiên hoạt động khuyến nông ở địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn.
9. Ưu tiên phụ nữ, người dân tộc thiểu số; tổ chức có tỷ lệ cao về nữ hoặc người dân tộc thiểu số tham gia hoạt động khuyến nông.
1. Đối tượng chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp
a) Tổ chức, cá nhân thuộc hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước chuyên trách do cấp có thẩm quyền thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp;
c) Tổ chức, cá nhân khác bao gồm: tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội nghề nghiệp và tổ chức, cá nhân khác trong và ngoài nước có tham gia hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Đối tượng nhận chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp
a) Nông dân, chủ trang trại, tổ viên tổ hợp tác, thành viên hợp tác xã và các cá nhân khác hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp;
b) Tổ liên kết, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp và các tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
Article 1. Scope and regulated entities
1. Scope
This Decree provides for methods, entities and policies on agricultural extension and agricultural technology transfer prescribed in Clause 4 Article 52 of the Law on Technology Transfer.
2. Regulated entities
This Decree applies to organizations and individuals related to agricultural extension and agricultural technology transfer in Vietnam.
3. In the cases where the agricultural extension and agricultural technology transfer activities are related to the programs, projects and international treaties to which Vietnam is a signatory or participant, such programs, projects and international treaties shall prevail.
1. “agricultural extension” means the transfer of technological advances, dissemination of knowledge and provision of professional training to farmers in order to improve capacity for and efficiency in agricultural production and trade, environmental protection and new rural development.
2. “specific methods for agricultural technology transfer” include: provision of training, demonstration models or propagation activities prescribed in Articles 6, 7 and 8 of this Decree.
3. “specific forms of agricultural technology transfer” include agricultural extension programs, projects and plans, technology transfer programs and plans approved by the competent authority in accordance with regulations of this Decree and relevant legal documents.
4. “agricultural technology transferors” mean an organization or individual that is involved in agricultural extension and agricultural technology transfer activities prescribed in Clause 1 Article 5 of this Decree.
5. “agricultural technology transferee” means an organization or individual that receives transferred technology prescribed in Clause 2 Article 5 of this Decree.
6. “agricultural extension program” means a collection of agricultural extension projects and tasks that is aimed at developing agriculture and rural areas in each period and includes: name of the program; general objectives; name of agricultural extension projects and tasks; coverage; expected results.
7. “central agricultural extension project” means a collection of agricultural extension activities that are aimed at executing a central agricultural extension program, covers a period of 01 - 05 years and includes: name of the project; contents; coverage; period; expected results.
8. “local agricultural extension plan” means a plan that is aimed at developing contents of and estimating funding for performance of agricultural extension tasks and activities to serve execution of a local agricultural extension program.
9. “demonstration model” (hereinafter referred to as “the model”) is a content of the agricultural extension program, project or plan and is aimed at using advanced technology and management methods as a model.
10. “technical and economic norms for agricultural extension” mean the criteria that are expressed in value or in kind used to carry out agricultural extension activities.
11. “public-private partnership in agricultural extension” (hereinafter referred to as “the PPP agricultural extension”) means the cooperation between the State and organizations and individuals in making investment and carrying out agricultural extension activities to serve agricultural and rural area development.
Article 3. Objectives of agricultural extension
1. Improve efficiency in production and trade by organizations and individuals involved in agriculture in order to raise income, reduce poverty, enrich, respond to ecological conditions and climate change and market through agricultural extension activities, methods and forms.
2. Contribute to agricultural economic restructuring towards commodity development, improvement in productivity and food quality and safety to meet domestic and export demands; accelerate agricultural economic restructuring process towards increase in added value and sustainable development, and in association with new rural development; improve disaster resilience; ensure national food security and socio-economic stability, and protect the environment.
3. Encourage domestic and foreign organizations and individuals to participate in agricultural technology transfer.
Article 4. Rules for agricultural extension
1. Agricultural extension comes from production and market demands and State’s orientations towards agricultural development.
2. Active and voluntary role of organizations and individuals involved in agricultural extension and their responsibilities for providing explanation are enhanced.
3. Democracy and openness are ensured. The public’s supervision and state management are carried out.
4. Agricultural extension activities, forms and methods are conformable to each area, producer and ethnic group.
5. Technological advances and technology to be transferred should be recognized or approved by a competent authority.
6. Close connection between regulatory authorities, scientific research institutions and enterprises and farmers and between farmers is established.
7. Private sector involvement in agricultural extension is encouraged and agricultural extension services are expanded to encourage domestic and foreign organizations and individuals to participate in agricultural technology transfer.
8. Priority is given to agricultural extension in disadvantaged and extremely disadvantaged areas.
9. Priority is given to women and ethnics, organizations with high percentage of women or ethnics involved in agricultural extension.
Article 5. Agricultural technology transferors and transferees
1. Agricultural technology transferors include:
a) Organizations and individuals of state agricultural extension organizations that are established by a competent authority and operate as prescribed by law;
b) Organizations and individuals involved in research, training and transfer that perform tasks related to agricultural extension and agricultural technology transfer;
c) Other organizations and individuals, including political organizations, socio-political organizations, economic organizations, socio-professional organizations and other domestic and foreign organizations and individuals involved in agricultural extension and agricultural technology transfer within the territory of Vietnam.
2. Agricultural technology transferees include:
a) Farmers, farm owners, members of artels, members of cooperatives and other agricultural producers and traders;
b) Cooperative groups, artels, cooperatives and other agricultural producers and traders;